- Được viết bởi: Mục sư Olsen
- Chuyên mục: Thần Đạo Học của Olsen
THÁNH LINH HỌC
LỜI MỞ ĐƯỜNG
Đức Chúa Trời có ba Ngôi đặc biệt hiệp nhứt trong một thể. Ngôi thứ nhứt là Cha, Ngôi thứ hai là Con, và Ngôi thứ ba là Thánh Linh. Trong đời Cựu Ước Cha dọn đường cho công việc cứu rỗi; trong đời Tân Ước, Christ giáng sanh làm xong công việc ấy; còn trong đời hiện tại Thánh Linh đem ứng dụng sự cứu rỗi ấy cho loài người, cảm hóa và cứu rỗi tội nhơn,hành động trong đời sống tín đồ, khiến họ nên thánh, gây dựng Hội Thánh, cai trị công việc của Đức Chúa Trời, dọn đường cho sự tái lâm của Christ, và lần lần đưa muôn vật đến sự thành tựu ý chỉ của Đức Chúa Trời đã định. Dẫu vị trí của Thánh Linh ở trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời là quan hệ dường ấy, thì cũng còn có lắm tín đồ chưa từng hiểu gì về đạo Ngài, hay là nếu có biết một vài lẽ thật về Ngài đi nữa, thì vẫn còn lờ mờ lắm, lại có chỗ sai lầm nữa là khác. Như đối với đạo dạy về Cha và Con, chúng ta đã nhờ Kinh Thánh làm nguồn gốc mà nghiên cứu thế nào, thì cũng một thể ấy đạo dạy về Kinh Thánh chúng ta chỉ có Kinh Thánh làm giáo sư duy nhứt để dạy cho mà thôi.
CHƯƠNG 1: LUẬN VỀ NGÔI RIÊNG CỦA THÁNH LINH
I. THÁNH LINH CÓ NGÔI RIÊNG
THÁNH LINH vốn đồng một thể với Đức Chúa Trời mà chia làm ngôi riêng, được đồng quyền, đồng cách, đồng vinh với Ngài; ấy là lẽ đạo Kinh Thánh dạy, Hội Thánh tín nhận và lòng tín đồ đã thực nghiệm. Trong vòng những luận giả hay hồ nghi về ngôi riêng của Thánh Linh có kẻ chủ trương những ý kiến sai lầm như sau đây:
1. Thánh Linh là sự sống của Đức Chúa Trời: Có kẻ luận rằng người ta sống nhờ có hơi thở ra hít vào. Kinh Thánh thường ví dụ Thánh Linh như gió, như hơi nên Thánh Linh há chẳng chỉ về sự sống của Đức Chúa Trời sao? Xin đáp: Thánh Linh quả là sự sống của Đức Chúa Trời, nhưng là sự sống thành vị vậy.
2. Thánh Linh là tâm linh của Đức Chúa Trời: Kẻ khác lại coi Thánh Linh chẳng qua là tâm linh của Đức Chúa Trời có quan hệ với Ngài như tâm linh ở trong loài người quan hệ với bản ngã người vậy. Họ viện lấy các câu trong Cựu ước thường gọi Thánh Linh bằng “Thần” của Đức Chúa Trời (như Thi 139:7; Xa 4:6; Sáng 1:2; Ês 42:1), mà đoán rằng có lẽ Ngài như lương năng thần linh của ta chớ không có ngôi riêng chăng? Đáp: Ngoài cóc câu gọi Thánh Linh bằng “Thần” của Đức Chúa Trời, cũng có nhiều câu khác mô tả “Thần” ấy làm những việc mà chỉ một Đấng có ngôi bản ngã mới có thể làm được thôi.
3. Thánh Linh là tánh lý của Đức Chúa Trời ban cho loài người: Cũng có người luận rằng, Thánh Linh là tánh lý của Đức Chúa Trời ban cho loài người. Họ nói Đức Chúa Trời sau khi tạo thành loài người, bèn hà sanh khí vào lỗ mũi (Sáng 2:7), thì họ trở nên người sống có tánh lý và lương năng. Nên chi Kinh Thánh luận về Thánh Linh cảm động loài người, há chẳng phải là việc do lương năng và tâm tý của loài người, sao? (Xem Gióp 32:8; Thi 16:7; Châm 20:27). Theo ý kiến nầy thì Thánh Linh trong loài người, chẳng qua là lòng dạy dỗ, sự khôn ngoan thiên nhiên sự linh cảm do các lương năng mình mà ra vậy.
Đáp: Thánh Linh chẳng phải là tánh lý của loài người, cũng chẳng phải là sự khôn ngoan thiên nhiên, hay là linh cảm do lương năng mình mà ra đâu; nhưng Thánh Linh là tánh lý thành vị của Đức Chúa Trời, có quyền soi sáng tánh lý của loài người, ban cho họ sự khôn ngoan thông sáng, và cảm động mọi người.
II. BẰNG CHỨNG THÁNH LINH CÓ NGÔI RIÊNG
Những thực sự kể sau đây minh chứng rằng Thánh Linh quả có ngôi riêng.
1. DÙNG NHỮNG DANH TỪ THUỘC NGÔI RIÊNG MÀ XƯNG HÔ NGÀI
a) Dùng nhân xưng đại từ mà xưng hô Ngài: Trong Giăng 14:16: Chúa Jesus ngầm chứng rằng Thánh Linh có ngôi riêng, bởi vì Ngài đã dùng nhân xưng đại danh từ mà xưng hô Thánh Linh. (Xem Gi 14:16,17; 15:26; 16:7-14. Trong bản Việt ngữ dùng chữ “Ngài” làm nhân xưng đại danh từ). Theo tiếng Hi-lạp chữ “Linh” là pneuma, nghĩa đen là “hơi” hay là “gió”, và thuộc giống trung tín (neutre). Dầu vậy, trong Gi 16:14 Chúa Jesus dùng chỉ thị đại danh từ của ngữ dịch là “Ngài”, để xưng hô Thánh Linh. Tiếng Hi-lạp chẳng hề dùng các thứ đại danh từ ấy mà chỉ thị vật phi nhân cách bao giờ, duy dùng để xưng hô những vị có vị cách riêng đó thôi. Thế thì, chúng ta nhờ văn pháp Hi-lạp mà dám quyết rằng Thánh Linh có ngôi riêng vậy.
b) Danh từ Paraclétos: Trong Gi 16:7 Chúa Jesus gọi Thánh Linh bằng danh từ Paraclétos, Việt ngữ dịch là “Đấng Yên ủi”. Ngài phán: “Ta đi là ích lợi cho các ngươi, vì nếu ta không đi, thì Đấng Yên ủi không đến cùng các ngươi: song nếu ta đi, thì ta sẽ sai Ngài đến.”
Danh từ Paraclétos thuộc giống dương, nghĩa đen là “Đấng Yên ủi”, “Trạng sư”, “Đấng Biện hộ”, “Đấng đến bên cạnh để giúp đỡ”. Dầu trong tiếng Hi-lạp chữ Paraclétos là động từ hình dung từ (adjectif verbal), thì cũng chẳng có thể chỉ về hoặc một cảm lực nào, hoặc một ảnh hưởng trừu tượng nào vô nhân cách đó đâu, bèn chắc chỉ về một Đấng có vị cách đặc biệt mới hợp nghi vậy.
Theo nghĩa rộng của danh từ ấy, Thánh Linh yên ủi ta như mẹ yên ủi con dại mình (Ês 66:13), binh vực duyên cớ Đức Chúa Trời trong lòng ta, cũng biện hộ duyên cớ ta trước mặt Đức Chúa Trời. Ngài dạy dỗ ta (Gi 16:14), dẫn dắt ta (Gi 16:13), và soi sáng cho ta (ICô 2:10-13). Nhưng nếu Ngài chẳng có vị cách, thì thế nào Ngài yên ủi ta, biện hộ ta, dạy dỗ ta, dẫn dắt ta, và soi sáng cho ta được? Vả lại, trong IGi 2:1 chính Christ cũng được xưng bằng Paraclétos (Việt ngữ dịch: Đấng biện hộ); mà nếu Christ có ngôi riêng (ấy là điều chẳng có ai dám hồ nghi), thì cố nhiên Thánh Linh cũng phải có như thế, vì cả hai đều được xưng hô cùng một danh từ Paraclétos vậy.
2. CÓ NHỮNG TƯ CÁCH THUỘC NGÔI RIÊNG
Có câu Kinh Thánh tỏ rằng Thánh Linh có những tư cách thuộc ngôi riêng như:
a) Có sự hiểu biết: ICô 2:10-13; ICô 12:8
b) Có tình yêu thương: Rô 15:30
c) Có ý dục: ICô 12:11
Ba tư cách minh chứng rằng Thánh Linh chắc có ngôi riêng; bởi vì vật phi nhân cách không thế nào hiểu biết gì, yêu thương ai, hay là muốn làm việc chi cả.
3. LÀM VIỆC THUỘC VỀ NGÔI RIÊNG
Kinh Thánh mô tả Thánh Linh làm những việc mà một Đấng có ngôi bản ngã mới có thể làm được.
a) Ngài dò thấu: ICô 2:10
b) Ngài phán: Công 13:2; Công 21:11; Khải 2:7
c) Ngài cầu thay: Rô 8:26
d) Ngài làm chứng: Gi 15:26
e) Ngài dạy dỗ: Gi 14:26
f) Ngài nghiêm cấm: Công 16:6
g) Ngài biểu làm việc: Công 13:2
h) Ngài sai khiến: Công 13:4
i) Ngài thiết lập chức viên của Hội Thánh: Công 20:28
j) Ngài cảm thông với tín đồ: IICô 13:14
k) Ngài làm phép lạ: Công 8:39; Công 10:38
l) Ngài phân phát các ân tứ thuộc linh: ICô 12:8-11
Đấng làm được các việc kể ra như trên không thể nào gọi bằng một cảm lực, hoặc một ảnh hưởng hay là một quyền năng phi nhân cách được, bèn buộc phải gọi là Đấng có ngôi riêng mới hữu lý vậy.
4. CÓ THỂ BỊ NGƯỜI TA BẠC ĐÃI
Thánh Linh cũng có thể bị người ta bạc đãi cũng như họ đã bạc đãi kẻ có ngôi riêng vậy. Kinh Thánh dạy rằng:
a) Người ta bội nghịch Ngài: Ês 63:10. Cũng xem Công 7:51
b) Người ta làm buồn Ngài: Cũng xem câu ở trên. Êph 4:30
c) Người ta khinh lờn Ngài: Hê 10:29
d) Người ta nói dối với Ngài: Công 5:3
Đấng nào có thể bị người ta bội nghịch, làm buồn rầu, khinh lờn, và nói dối với nữa, quả là Đấng có ngôi riêng, vì vật phi nhân cách không thể nào cảm xúc các sự bạc đãi ấy đâu, duy có một ngôi bản ngã mới có thể cảm xúc các điều đó mà buồn phiền được thôi.
5. ĐƯỢC PHÂN BIỆT VỚI CHA VÀ CON
Ta thấy Thánh Linh được phân biệt với Cha và Con, nhưng vẫn hợp tác với hai Ngôi ấy đặng cùng làm nên một việc, tức là sức dầu cho Christ làm chức vụ Ngài. Trong việc quan hệ ấy Con cầu nguyện, Cha ưng thuận, còn Thánh Linh thì ấn chứng cho. Vậy nếu ta nhận Cha và Con có ngôi riêng cố nhiên là phải nhận Thánh Linh cũng có ngôi riêng nữa mới hữu lý vậy. Ma 3:16,17
Chương 2 - LUẬN VỀ THÁNH LINH CÓ THẦN TÁNH
I. THÁNH LINH CÓ THẦN TÁNH
THÁNH LINH là Đức Chúa Trời, có thần tánh cũng như Cha và Con, đồng quyền, đồng cách, đồng vinh với hai Ngôi ấy. (Xin xem chương luận về Ba Ngôi Đức Chúa Trời.) Nói đại khái, Kinh Thánh theo các phương diện mà bày tỏ lẽ thật ấy.
A. THÁNH LINH CÓ NHỮNG THẦN ĐỨC THẦN CÁCH
Kinh Thánh tỏ ra Thánh Linh có những thần đức thần cách như sau đây:
a) Hằng sống: Rô 8:2
b) Chơn thật: Gi 16:13
c) Yêu thương: Rô 15:30
d) Thánh khiết: Êph 4:30. (nghĩa là chớ làm buồn Linh thánh của Đức Chúa Trời vậy).
e) Hằng hữu: Hê 9:14
f) Vô sở bất năng: Lu 1:35
Sự đầu thai của Christ bởi quyền năng của Thánh Linh, là việc siêu việt, vượt quá lực lượng và tài năng của loài người, duy do Đấng vô sở bất năng mà được nên vậy.
g) Vô sở bất tri: Gi 14:26; Gi 16:12-13; ICô 2:10
h) Vô sở bất tại: Thi 139:7-10
Đấng có các thần đức thần cách ấy há chẳng phải là Đức Chúa Trời sao?
B. NGÀI LÀM CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Kinh Thánh cũng dạy rằng Thánh Linh hay làm những việc chỉ một mình Đức Chúa Trời có thể làm được.
a) Ngài làm việc tạo hóa: Gióp 33:4; Thi 104:30
b) Ngài ban sự sống: Sáng 2:7; Gi 6:63; Rô 8:2
c) Ngài dự ngôn: IISa 23:2,3; IIPhi 1:21
d) Ngài khiến cho người ta được tái sanh: Gi 3:3-8; Tít 3:5
e) Ngài khiến cho thân thể hay chết lại sống: Rô 8:11
Các việc ấy, thảy là công việc do đại quyền đại năng của Đức Chúa Trời mà được nên. Mà nếu Thánh Linh cũng làm những việc ấy, thì há chẳng chứng rằng Ngài quả là Đức Chúa Trời sao?
C. DANH NGÀI ĐƯỢC XƯNG HÔ BÌNH ĐẲNG VỚI DANH CỦA CHA VÀ CON
Nhiều đoạn của các sách Tân ước cùng dùng danh hiệu của Ba Ngôi một cách bình đẳng với nhau, ám chỉ rằng danh Thánh Linh đồng quyền đồng giá với danh hai Ngôi Cha và Con. Sau đây xin viện ra ba đoạn sách quan hệ hơn hết.
a) Chúa truyền mạng lịnh cho Sứ đồ, thì dùng danh hiệu của Ba Ngôi cách bình đẳng với nhau: Ma 28:19
b) Lời chúc phước của Phao-lô cũng ngầm chứng Thánh Linh bình đẳng với hai Ngôi Cha và Con: IICô 13:14
c) Trong ICô 12 Phao-lô luận về sự cai trị Hội Thánh thì cũng ám chỉ Thánh Linh bình đẳng với hai Ngôi kia: ICô 12:4-6. Cũng xem Êph 4:4-6 và Rô 15:30
Vậy trong việc rao giảng Tin Lành và làm báp têm, trong sự chúc phước cho tín đồ, và cuộc cai trị Hội Thánh, thì Thánh Linh đều bình đẳng với Cha mà thi hành. Thực sự ấy há chẳng chứng rằng Ngài có thần tánh ư?
D. TÂN ƯỚC NHẬN THÁNH LINH LÀ GIÊ-HÔ-VA CỦA CỰU ƯỚC
Các trước giả của Tân ước thường viện dẫn những đoạn sách của Cựu ước đã ký thuật lời phán và công việc của Giê-hô-va, mà gọi là lời phán và việc làm của Thánh Linh.
a) Lời Giê-hô-va phán cùng tiên tri Ê-sai (Ês 6:8-10), Phao-lô gọi là lời của Thánh Linh phán. Công 28:25-27
b) Lời Giê-hô-va hứa ghi tạc luật pháp Ngài vào lòng Y-sơ-ra-ên (Giê 31:31-34), trước giả thơ Hê-bơ-rơ gọi là lời hứa của Thánh Linh: Hê 10:15-17
c) Y-sơ-ra-ên phản loạn và oán trách Giê-hô-va tại đồng vắng (Xuất 16:7; Thi 95:8-11), trước giả thơ Hê-bơ-rơ gọi họ là phản loạn và oán trách Thánh Linh: Hê 3:7-9
d) Trong Sáng 1:27 nói rằng Đức Chúa Trời dựng nên loài người; nhưng trong Gióp 33:4 lại gọi Đấng Tạo hóa là Thần của Đức Chúa Trời: Gióp 33:4
Ấy vậy nếu Tân ước gọi Giê-hô-va của Cựu ước bằng Thánh Linh, kể lời phán và việc làm của Ngài là Thánh Linh, ấy há chẳng phải vì chính Thánh Linh là Đức Chúa Trời sao?
E. NGƯỜI TA CÓ THỂ LỘNG NGÔN CÙNG THÁNH LINH:
Trong Tin Lành Mác Chúa Jesus phán rằng: Mác 3:28 (Cũng xem Lu 12:31)
Nếu ta coi Thánh Linh chẳng qua là một thần quyền, một lương năng của Đức Chúa Trời, mà chối Ngài thành vị, thì câu vừa viện dẫn ở trên đây dường như dạy rằng lộng ngôn với một lương năng của Đức Chúa Trời là tội nặng hơn lộng ngôn với chính Đức Chúa Trời; bởi chưng theo lời Chúa phán thì mọi thứ lộng ngôn sẽ được tha, hoặc lộng ngôn với Cha hay với Con cũng vậy, duy sự lộng ngôn với Thánh Linh thì không được tha đó thôi. Mà luận như thế há chẳng vô lý đó lắm sao? Chúng ta dám chắc rằng Thánh Linh quả thành vị, vì người ta chỉ có thể phạm tội với Đấng có vị cách; lại Đấng ấy cũng phải có thần tánh, vì người ta chỉ có thể mắc tội nặng dường ấy với Đức Chúa Trời đó thôi.
F. THÁNH LINH ĐƯỢC XƯNG BẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ CHÚA.
Tân ước cũng có câu trực tiếp xưng Thánh Linh bằng Đức Chúa Trời và bằng Chúa.
a) Xưng bằng Đức Chúa Trời: Công 5:3,4
Câu minh chứng rằng nói dối cùng Thánh Linh, ấy là nói dối cùng Đức Chúa Trời, bởi Thánh Linh ấy là Đức Chúa Trời vậy.
b) Xưng bằng Chúa: IICô 3:17,18
TỔNG ĐOÁN
Thế thì, nhờ sáu điều vừa luận qua đó, ta hiểu rõ rằng Kinh Thánh bày tỏ Thánh Linh quả có thần tánh, thần quyền, thần cách; Ngài cũng đồng thể, đồng cán, đồng vinh với Đức Chúa Trời. Như thần linh ở trong ai là chính bản ngã của người ấy thể nào, thì Thánh Linh của Đức Chúa Trời là chính Đức Chúa Trời cũng thể ấy. Trải qua các đời Hội Thánh đã tín nhận đạo về Thánh Linh có thần tánh, dùng nào là bài tín điều, nào là bài thánh ca, nào là lời cầu nguyện để chứng thực cho đạo ấy. Sự từng trải riêng của cá nhơn tín đồ đã thừa nhận lẽ thật ấy, cũng thường cảm xúc trong tâm linh. Ngài chắc phân vị đặc biệt với Cha và Con, vì nhờ Ngài họ hưởng được các ân tứ và hạnh phước do công lao của Christ mà ra vậy.
Chương 3 - LUẬN VỀ CÁC DANH HIỆU CỦA THÁNH LINH
I. CÁC DANH HIỆU BÀY TỎ SỰ QUAN HỆ
Trong các danh hiệu của Thánh Linh có danh hiệu tỏ ra thế nào Ngài quan hệ với Cha và Con.
1. QUAN HỆ VỚI CHA
Có chừng bảy danh hiệu bày tỏ sự quan hệ của Thánh Linh với Cha:
a) Linh của Đức Chúa Trời: Ma 3:16
b) Thần (Linh) của Giê-hô-va: Ês 11:2; Ês 61:1.
c) Linh của Chúa: Lu 4:18; Công 5:9; Công 8:39
Trong Lu 4:18 danh “Chúa” chắc chỉ về Cha; nhưng trong Công 5:9 và 8:39 danh ấy có lẽ chỉ về Con chăng.
d) Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta: ICô 6:11
e) Linh của Đức Chúa Trời hằng sống: IICô 3:3.
f) Linh của Cha các ngươi: Ma 10:20
g) Điều cha đã hứa: Công 1:4
Các danh hiệu ấy minh chứng rằng Thánh Linh có quan hệ rất mật thiết với Cha; như tâm linh ở trong loài người quan hệ mật thiết với bản ngã người thể nào, thì Thánh Linh ở trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời cũng quan hệ mật thiết với Cha thể ấy.
2. QUAN HỆ VỚI CON.
Có bốn danh hiệu bày tỏ sự quan hệ của Thánh Linh với Con:
a) Thánh Linh của Christ: Rô 8:9
b) Thánh Linh của Jesus Christ: Phil 1:19; Công 16:7
c) Thánh Linh của Con Ngài: Ga. 4:6. (Nguyên văn Hi-lạp chẳng có chữ “Thánh” trong các câu ấy, chỉ dùng chữ “Linh” mà thôi.)
d) Đấng Yên ủi khác: Các danh hiệu ấy tỏ ra Thánh Linh có quan hệ cách thân thiết với Con cũng như với Cha, và dạy ràng Ngài từ Cha và Con mà lưu xuất vậy.
II. CÁC DANH HIỆU BÀY TỎ THẦN TÁNH
Tuy đã đem bằng cớ chứng rằng Thánh Linh có thần tánh rồi, nhưng đây ta lại kể lại bốn danh hiệu chứng thực thêm cho lẽ đạo ấy.
1. Một Thánh Linh: Êph 4:4
2. Bảy Linh: Khải 1:4; Khải 3:1
3. Chúa là Thánh Linh: IICô 3:17,18
4. Thánh Linh đời đời: Hê 9:14
Danh hiệu thứ nhứt ám chỉ về Thánh Linh đồng một thể yếu với Ba Ngôi Đức Chúa Trời; danh hiệu thứ hai ngầm chứng rằng Ngài có đức tánh trọn vẹn vô cùng; danh hiệu thứ ba chú trọng về chức vụ Ngài đối với chúng ta, tức là làm Chúa dẫn dắt và cai trị ta vậy; còn danh hiệu thứ tư thì lại tỏ ra Ngài là Đấng hằng hữu cũng như Đức Chúa Trời vậy.
III. CÁC DANH HIỆU BÀY TỎ ÐỨC TÁNH
Có hai danh hiệu bày tỏ đức tánh chủ yếu của Thánh Linh, ấy là:
1. Thánh Linh: Ma 1:18; Ma 28:19; Lu 11:13
2. Đấng Thánh: IGi 2:20
Chữ thánh trong hai danh hiệu nầy chú trọng về quan niệm thánh khiết, chứng rằng đức tánh đầu nhứt của Thánh Linh là sự thánh khiết; mà tâm đức ấy cũng là tâm đức đứng đầu hàng trong các đức tánh của Đức Chúa Trời nữa.
IV. CÁC DANH HIỆU BÀY TỎ CÁC ÂN TỨ DO THÁNH LINH BAN CHO
Trong Kinh Thánh Thánh Linh được xưng nhiều danh hiệu để biểu dương các ân tứ Ngài hay ban cho tín đồ và Hội Thánh. Sau đây xin kể lại những danh hiệu quan hệ hơn hết, rồi tỏ ra ý nghĩa.
1. CÁC DANH HIỆU
a) Thánh Linh của sự sống: Rô 8:2
b) Thần Linh của sự thánh khiết: Rô 1:4
c) Tâm linh của sự khôn ngoan: Êph 1:17; Ês 11:2
d) Linh của lẽ thật: Gi 14:17; Gi 16:13
e) Thánh Linh ân điển: Hê 10:29; Xa 12:10
f) Tâm linh của phận làm con: Rô 8:15
g) Tâm linh mạnh mẽ, yêu thương, dè giữ: II Ti. 1:7. (Danh từ “tâm linh” nguyên văn: linh – trong phần b, f, và Giê-hô-va có lẽ chỉ về Thánh Linh; nhưng cũng có kẻ tưởng rằng chỉ về tâm linh của tín đồ đã được Thánh Linh soi sáng.)
2. YẾU NGHĨA CÁC DANH HIỆU ẤY.
Vả, các danh hiệu khác nhau như thế có ý dạy ra điều gì? Thiết tưởng đại khái muốn dạy chúng ta hai điều: Thứ nhứt là muốn dạy ta hiểu thấu vị cách, đức tánh và công việc của Thánh Linh. Thật vậy, dầu ngoài các đức danh hiệu đó chẳng có một lời nào khác giải nghĩa về đạo Thánh Linh, thì chúng ta nhờ đó cũng đủ hiểu thấu mọi lẽ chủ yếu về đạo của Ngài.
Thứ hai, yếu nghĩa của các danh hiệu ấy trái hẳn với địa vị thiên nhiên của chúng ta, nhắc nhở cho ta sự yếu đuối thiếu thốn thuộc linh của ta là lớn lao dường nào. Cũng ngầm chứng rằng Thánh Linh có đủ quyền đủ ơn ban cho chúng ta mọi sự cần dùng để bổ chính các chỗ thiếu kém, đến đỗi được dư dật mọi bề; bởi nếu xét cho kỹ các danh hiệu bày ra đó, thì thấy thảy đều là quan hệ với mọi khuyết điểm của linh tánh ta; vả lại nếu tín đồ có từng trải ít nhiều công việc của Thánh Linh, thì cũng chỉ theo ý nghĩa của những danh hiệu ấy mà họ được từng trải đó vậy.
Chương 4 - LUẬN VỀ CÁC TIÊU HIỆU CỦA THÁNH LINH
I. CHIM BÒ CÂU
Kinh Cựu ước và Tân ước đều thường dùng chim bò câu làm tiêu hiệu chỉ về Thánh Linh. Truyện tích về Chúa Jesus chịu báp têm tại sông Giô đanh chứng minh rằng chim bò câu quả làm hình bóng về Thánh Linh; vì lúc ấy “Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bò câu, đậu trên Ngài.” (Ma 3:16; Mác 1:10; Lu 3:22; Gi 1:32). Nói đại khái, thì Kinh Thánh theo bảy phương diện mà miêu tả đặc tánh của chim bò câu, thảy đều làm hình bóng chỉ về đức tánh của Thánh Linh cả.
1. Yêu thương: Đại ý của những câu viện dẫn ra dưới đây là Thánh Linh có tình yêu thương, đem đổ sự yêu thương ấy cho chúng ta, khiến cho kết quả tình yêu thương ở trong chúng ta vậy. Nhã 5:2; Rô 5:5; Rô 15:30; Ga 5:22.
2. Trong sạch: Trong Lê vi Ký chim bò câu thuộc hạng sanh vật tinh sạch, có chép dùng làm sinh tế. Đức tánh đệ nhứt của Thánh Linh là sự thánh khiết, vì Ngài được xưng là Đấng thánh vậy. Nhã 5:2; Nhã 6:9. (Chữ “toàn hảo” có nghĩa là trong sạch, chẳng có tì vít dơ bẩn nào cả.)
3. Bình an: Sáng 8:8-12 ta thấy truyện tích về Nô-ê ở trong tàu thả một chim bò câu ra, chứng rằng nó không ưa thích sự hỗn độn ồn ào của nước lụt, và vì chẳng tìm được chỗ đáp chơn, nên nó trở vào nơi bình an trong tàu. Thi 55:6; Ga 5:22. Cũng xem Nhã 2:12
Thánh Linh là nguồn gốc của sự bình an, ban cho chúng ta sự bình an của Đức Chúa Trời, cất khỏi lòng ta mọi sự bối rối sợ hãi, đem sự bình an bởi thập tự giá của Christ mà ứng dụng trong ta. Ngoài công việc của Thánh Linh chẳng ai có thể kinh nghiệm sự bình an thật bao giờ.
4. Nhu mì khiêm tốn: Tánh tình của Thánh Linh là nhu mì, khiêm tốn, cũng như tánh tình của chim bò câu; hễ ai nhận lãnh Ngài, cũng nhận lãnh luôn tánh tình của Ngài, trở nên người nhu mì khiêm tốn thật. Nhã 2:14
Câu ấy ám chỉ về bộ khiêm tốn nhũn nhặn của tình nương mà trước giả gọi là “chim bò câu” đó. Gi 16:13,14. Cũng xem Ês 42:1,2; Ga 5:22
5. Thuần lương: “Thuần” là đơn sơ, “lương” là hiền lành. Chim bò câu không có mật xanh, là tượng trưng về sự giận hờn. Thánh Linh thật có tành tình thuần lương. Người ta có thể làm cho Ngài buồn rầu, nhưng không thể khiến cho Ngài giận hờn. Nên Phao-lô khuyên rằng: “Chớ làm buồn Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì trong Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc.” Ma 10:16
6. Đẹp đẽ: Thánh Linh có duyên thuộc linh; hễ Ngài ngự trong lòng ta, thì đem cả sự đẹp đẽ của Christ mà trao cho ta, khiến cho ta trở nên kẻ có duyên thuộc linh cũng như chính Ngài đã có vậy. Thi 68:13; Nhã 1:15; Nhã 2:14.
7. Âu yếm dịu dàng: Ês 38:14. “Tôi… gù như chim bò câu.” Ês 59:11. “Chúng ta… rầm rì như chim bò câu.”
Hai câu ám chỉ về tánh của chim bò câu là âu yếm, dịu dàng, dễ cảm, dễ khiến cho buồn rầu. Có kẻ luận rằng, chim bò câu chỉ về thân phận người mẹ (maternieté) ở trong Đức Chúa Trời (Sáng 1:2); Ngài rất âu yếm, dễ cảm xúc, và đãi ta cách dịu dàng như một người mẹ đối với con dại mình vậy. Chim bò câu lại ưa chuộng ổ của nó (Ês 60:8), dễ cảm giác sự đổi thay của thì tiết (Giê 8:7); vào mùa hè thì nó đến ở nơi nầy, qua mùa đông thì nó lại bay đi nơi khác. Thánh Linh cũng vậy, Ngài ưa chuộng cư trú trong lòng ta, dùng làm nơi ở của Ngài. Nhưng nếu lòng ấy nguội lạnh, thì khiến cho Ngài dễ cảm buồn rầu, phải lìa bỏ ra đi; khi nào lòng ấy nóng nảy lại đối với Ngài thì Ngài mới chịu trở lại mà cư trú tại đó như cũ.
II. NƯỚC
Trong Kinh Thánh nước thường dùng làm tiêu hiệu chỉ về hai điều, tức là Lời Đức Chúa Trời, và Thánh Linh.
1. Chỉ về Lời Đức Chúa Trời: Khi nước làm tiêu hiệu về Lời Đức Chúa Trời, thì thường chỉ hình bóng về sự tẩy uế. Có câu chứng rằng: Thi 119:9; Gi 15:3; Gi 17:17,19; Êph 5:26
2. Chỉ về Thánh Linh: Khi nước làm tiêu hiệu về Thánh Linh, thì chỉ hình bóng về sự giải khát, sự thỏa mãn, về sự đầy đủ thuộc linh do Ngài ban cho. Có câu chứng: Thi 72:6; Ês 41:18; Ês 44:3; Gi 4:14; Gi 7:37-39; Khải 21:6; Khải 22:17
Vả, Kinh Thánh gọi nước nầy là: từ vầng đá phun ra: Thi 105:41; ICô 10:4; ở trong giếng múc ra: Gi 4:14; từ trên trời mà xuống: Công 2:33; từ trong Lời Đức Chúa Trời mà ra: Ês 55:10,11. Nước nầy lại như suối văng ra mãi: Gi 4:14; như “nước chảy tràn ngoài thùng chứa”: Dân 24:7; như cơn mưa tội lỗi: Giôen 2:28,29; Mal 3:10; Công 2:33; như con sông chảy ra: Êxê 47; và sự sương móc nhỏ xuống cách êm dịu: Phục 33:28; Châm 3:20. Thánh Linh cũng vậy, Ngài nhơn sự đau khổ và sự chết của Christ trên thập tự giá mà được ban xuống, từ Cha và Con mà lưu ra, ở trên trời giáng lâm, cư trú trong khắp cả Hội Thánh. Trong kẻ nhận lãnh Ngài, thì Ngài như suối văng ra, như nước trong thùng đầy tràn, như cơn mưa to, như con sông chảy mãi yên lặng và dồi dào, như sương móc hằng nhỏ trong lòng cách êm dịu, làm cho tươi thắm linh hồn, khiến cho tâm địa đơm bông kết trái đẹp lòng Ngài mọi bề (Ga 5:22-25).
III. LỬA
Lửa cũng như nước, thường làm tiêu hiệu chỉ về hai điều, là Lời Đức Chúa Trời, và Thánh Linh.
1. Chỉ về Lời Đức Chúa Trời: Khi lửa làm tiêu hiệu về Lời Đức Chúa Trời, thì chỉ bóng về Lời ấy hay soi xét và tẩy uế trong lòng. Có câu chép rằng: “Lời ta há chẳng như lửa, như búa đập vỡ đá sao?”
2. Chỉ về Thánh Linh: Khi lửa làm tiêu hiệu về Thánh Linh thì thường chỉ bóng về ba điều, tức là:
a) Sự hiện diện của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời nhờ Thánh Linh mà hiện diện ở giữa dân sự Ngài để dạy dỗ, dẫn dắt và ban phước cho họ. Xuất 3:2-6. Cũng xem Xuất 13:21,22; ICác 18:38; Ês 63:9-14; Công 2:3
b) Quyền năng của Đức Chúa Trời: Bao giờ quyền năng của Đức Chúa Trời được tỏ ra cho loài người cũng bởi Thánh Linh làm Cơ quan, cốt để khải thị lẽ thật mới (như tại bụi gai cháy), hoặc để sai khiến đầy tớ Ngài (như lúc Ngài gọi Ghêđêôn), hoặc để dẫn dắt dân Ngài trong chốn khốn khổ của thế gian (như trụ lửa dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên xưa trong đồng vắng), hoặc để gây dựng Hội Thánh và làm cho càng được kiên cố (như nhằm ngày lễ Ngũ tuần) vậy. (Xem các câu dẫn ở trên).
c) Sự luyện lọc của Đức Chúa Trời: Thánh Linh thật như một lò lửa hực để luyện lọc mọi sự bất khiết, trừ khử mọi điều không xứng hợp với đức thánh khiết của Ngài. Có câu chứng: Ês 4:4; Ês 6:6,7; Mal 3:3; Mal 3:11; Hê 12:29
Có nhà thần đạo luận về sự tiêu hiệu nầy mà rằng: “Tượng trưng lửa không phải chú trọng về ý đốt cháy tiêu tàn đâu, bèn là chú trọng về ý lực lượng của Thánh Linh chẳng khác gì điện lực mầu nhiệm kia, vốn một năng lực rất lớn thông lưu khắp mọi nơi, dụng công, soi sáng, trang hoàng, và làm đủ thứ phép lạ dấu kỳ… Trong cõi thiên nhiên lửa là cơ quan hay luyện lọc cho trong sạch. Mà lửa làm việc tẩy uế trong thiên nhiên giới thể nào, thì Thánh Linh cũng làm một việc đó trong thần linh giới thể ấy.”
IV. GIÓ
Tiêu hiệu gió chỉ bóng về sanh mạng và động lực; nhứt là ám chỉ về hai phương diện của công việc Thánh Linh làm ở trong loài người. Hai phương diện ấy là:
1. Sanh bởi Thánh Linh: Kinh Thánh dạy rõ loài người được tạo thành bởi việc của Thánh Linh. Lại minh giải rằng tội nhơn được tái sanh cũng bởi quyền năng của Thánh Linh hành động trong lòng kẻ tín nhận Jesus Christ làm Cứu Chúa của mình. Có câu chứng: Sáng 2:7; Êxê 37:5-10; Gi 3:3-8; Tít 3:5
2. Báp têm bằng Thánh Linh: Tiêu hiệu gió cũng chỉ bóng về tín đồ chịu báp têm trong Thánh Linh, để nhận lãnh sự sống mới, hầu cho nhờ sự sống ấy mà ăn ở theo một đời sống công nghĩa bình an và vui vẻ trong Thánh Linh vậy. Có câu chứng: Ma 3:11; Công 1:5
Có nhà thần đạo luận về tiêu hiệu nầy mà rằng: “Tiêu hiệu gió ám thị quan niệm về sự bành trướng khắp nơi, về sự sống, sự hoạt động. Khắp chốn đều có không khí, nó tiếp xúc mọi nơi, thấm suốt mọi việc, và nâng đỡ mọi vật. Gió là không khí day động; nếu nhẹ thì gọi là gió hiu hiu mát mẻ; nếu mạnh thì gọi là bão tố. Nhờ các luồng gió thổi qua đây đó, mà mặt đất nầy hưởng được vệ sanh và không khí trong sạch. Cũng một thể ấy Thánh Linh là nguồn gốc của sự sống thuộc thể, thuộc linh, ban cho cả thân thể lẫn tâm linh được vệ sanh, khương kiện và hạnh phước muôn mối.”
V. RƯỢU
Khi rượu làm tiêu hiệu về Thánh Linh, thì thường chỉ bóng về sự phấn hưng, hoan hỉ thuộc linh do Ngài ban cho. Nên tóm một lời, thì rượu làm hình bóng chỉ về Thánh Linh là nguồn của các sự vui vẻ hớn hở của tín đồ. Có câu chứng: Thi 104:15; Châm 31:6; Ês 55:1; Lu 5:37-39
Trong câu ấy rượu chắc chỉ bóng về Thánh Linh, và bầu cũ chỉ về tấm lòng chưa được tái sanh; vì lòng ấy không thể nào nhận lãnh được Thánh Linh; phải được tái sanh trước đã, mới lãnh được. Công 2:13; Êph 5:18. Cũng xem Gi 2:1-11
Có nhà thần đạo luận về tiêu hiệu nầy rằng: “Theo Êph 5:18 có hai nguồn của sự phấn hưng, ấy là sự say sưa và Đức Chúa Trời, say sưa rượu hay là đầy dẫy Thánh Linh. Ông Augustin gọi Sa-tan là con khỉ của Đức Chúa Trời, bởi vì nó hay giả mạo công việc của Ngài. Bản tánh của loài người cần được sự phấn hưng. Chắc nguyên Đức Chúa Trời định cho Thánh Linh phải làm nguồn phấn hưng của loài người; nhưng Sa-tan chế tạo rượu men để thay thế cho sự phấn hưng của Ngài, đến đỗi ăn cắp danh hiệu của lẽ thật, là eaudevie (nước hằng sống), mà đặt tên cho vật uống đó, cốt để che đậy sự giả ngụy của nó.”
VI. DẦU
Danh Mê-si trong tiếng Hê-bơ-rơ, và danh Christ trong tiếng Hi-lạp đều có nghĩa đen là “Đấng chịu xức dầu” (Ês 61:1-3; Lu 4:14-18), ngầm chứng rằng Christ được xức dầu bằng Thánh Linh đặng thi hành chức vụ của Ngài. Muốn biết nghĩa bóng của tiêu hiệu dầu chỉ về Thánh Linh thể nào, thì hãy xem ISa 16:13. Câu ấy rằng “Samuel lấy sừng dầu, xức cho người ở giữa các anh người. Từ ngày đó về sau, Thần của Giê-hô-va cảm động Đa-vít.” Câu ấy ám chứng rằng kẻ được xức dầu bằng Thánh Linh thì thừa nhận bốn điều:
1. Các ân tứ để hầu việc Đức Chúa Trời: Các ân tứ để hầu việc Đức Chúa Trời đều do Thánh Linh ban cho cả. Có câu chứng: Ês 61:1; Công 10:38; ICô 12:7-11
2. Các mỹ đức để ăn ở trong đời mới: Nhờ Thánh Linh mà tín đồ nhận lãnh những mỹ đức đặng ăn ở theo một đời mới xứng hiệp với đạo Christ. Có câu chứng: Thi 23:5; Ga 5:22,23
3. Sự chữa bịnh: Sự chữa bịnh của thân thể ta cũng là do quyền phép của Thánh Linh mà được nên. Có câu chứng: Ês 1:6; Gia 5:14
4. Sự khải thị và sự soi sáng cho: Sự khải thị lẽ thật của Đức Chúa Trời cho các tiên tri và sứ đồ xưa là do Thánh Linh mà ra; sự soi sáng tâm trí của các tín đồ để hiểu thấu lẽ thật ấy cũng là việc của Thánh Linh nữa. Có câu chứng: Gi 16:12-15; ICô 2:9-16; IGi 2:20,27. Cũng xem Êph 1:17,18.
Chương 5 - LUẬN VỀ CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH
I. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH TRONG THỜI ÐẠI CỰU ƯỚC
Kinh Thánh thường gọi công việc tạo hóa là việc do cả Ba Ngôi Đức Chúa Trời mà được nên. Đây xin tỏ ra phận sự của Thánh Linh trong cuộc ấy. Tấn sĩ Kuyper, nhà thần đạo Hòa lan, luận về vấn đề nầy mà rằng: “Công việc đặc biệt của Thánh Linh trong cuộc tạo hóa là điều khiển muôn vật đạt đến chủ đích của nó, tức là sự làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời”. Nói cách khác, công việc riêng của Thánh Linh là ban cho vũ trụ có luân thứ trật tự, bảo tồn sanh mạng của muôn vật, và khiến cho nó đạt đến bực thành toàn. Công việc ấy chia ra làm năm phần:
1. Ban cho vũ trụ có luân thứ trật tự: Sáng 1:2 chép “Thần Giê-hô-va vận hành (nguyên văn: ấp) trên mặt nước.” Trong câu ấy Kinh Thánh giới thiệu Thánh Linh cho ta lần đầu tiên, chỉ thị Ngài vận hành (ấp) trên cõi hỗn độn của vũ trụ nầy, chẳng khác gì gà mẹ kia đương lo ấp trứng trong ổ, cốt để từ trong sự hỗn độn ấy mà làm ra một vũ trụ có trật tự, có sự sống, sự đẹp đẽ trọn vẹn. Cái kết quả của sự vận hành ấy là trước hết có sự sáng soi vào cõi tội, rồi lần lần có vật nầy vật nọ, loài nầy loài kia trang điểm thời đất muôn vật, theo công lệ mà được luân thứ trật tự rất diệu kỳ không xiết kể, đến đỗi Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thì cũng chứng rằng thảy đều “thật rất tốt lành” (Sáng 1:31). Thế thì, công việc sắp đặt muôn vật trong vũ trụ có trật tự và có hình thể đẹp đẽ là việc của Thánh Linh vậy.
2. Dựng nên và trang điểm các từng trời: Khoa học dạy rằng ở ngoài thái dương hệ có vô số tinh tú rất lớn thành những thống hệ muôn phần lớn hơn thái dương hệ kia. Muôn trùng thế giới ở ngoài thế giới ta, ví thử của các tinh tú, sự xây đi vận lại của cả vũ trụ, các công lệ diệu kỳ của muôn vật, thảy đều là công cuộc của Thánh Linh làm ra cả. Có câu chứng: Gióp 26:12; Thi 33:6. Cũng xem Ês 40:12,13
3. Đổi thay thời tiết: Hai câu dẫn ra dưới đây hiệp lại mà minh chứng rằng Thánh Linh cai trị các thời tiết. Bốn mùa đều là bởi Ngài sắp đặt; khí hậu lạnh làm cho cỏ khô, gió mạnh làm cho hoa rụng, đều là do hơi thở Ngài mà ra; khí hậu êm dịu, gió nhẹ nhàng, và mưa mát mẻ, cũng đều là bởi Thánh Linh mà đến cả, cốt để làm cho mặt đất đổi mới, sanh sản và kết quả cho mọi sanh vật được hạnh phước vui vẻ vậy. Ês 40:7; Thi 104:30
4. Bảo tồn thực vật và thú vật: So sánh câu 30 với câu 10-14 của Thi 104, thì rõ việc bảo tồn thực vật và thú vật trên mặt đất cũng đêu là việc của Thánh Linh cả. Như xưa quyền năng của Thánh Linh khiến cho vũ trụ hỗn độn trở nên một cõi có trật tự, thì nay cũng nhờ quyền năng Ngài hằng vận hành trong cõi thiên nhiên mà cõi ấy được tồn tại mãi, và sự sống của muôn vật không hề tiêu mất. Thi 104:30; Thi 104:10-14
5. Ban sự sống cho loài người: Truyện tích về cuộc tạo hóa chép trong Sáng 2, ký thuật từng điều một công việc lạ lùng ấy, tỏ ra loài người nhờ sanh khí của Đức Chúa Trời mà trở nên một loài có linh tánh. Ngoài hơi thở của Đức Chúa Trời (Thánh Linh) loài người chỉ thuộc thể mà thôi. Nhưng nhờ hơi thở ấy, người bèn trở nên loài thuộc linh, có tự tri tự giác, có bản ngã phân biệt phải quấy, có lương năng giao thông cùng Đức Chúa Trời được. Nói một lời, loài người được gọi là người thật chỉ tại vì Thánh Linh đem linh khí của Đức Chúa Trời mà khiến cho phần thuộc thể của người trở nên một loài sanh linh vậy. Cũng chỉ nhờ công việc của Thánh Linh mà loài người được các đức tánh cao thượng, được quyền ăn ở xứng hiệp với đạo Christ, và được làm người trọn vẹn đẹp lòng Đức Chúa Trời luôn. Sáng 2:7; Gióp 33:4. Cũng xem Gal. 5:22,23; Êph 5:18.
II. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH ÐỐI VỚI CHRIST
Thời đại Cựu ước thường kể là bắt đầu từ nơi sự sa ngã của nguyên tổ ta và chạy suốt đến lễ Ngũ tuần. Vậy, trong khoảng thời gian ấy Thánh Linh làm công việc gì và thể nào? Sau đây xin lần lượt đáp câu hỏi ấy.
1. PHÂN BIỆT CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH TRONG HAI THỜI ĐẠI CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC
Phân biệt công việc của Thánh Linh làm trong thời đại Cựu ước với công việc Ngài làm trong thời đại Tân ước thật khó lắm. Dầu ta khảo cứu các đoạn sách trong Kinh Thánh luận về vấn đề ấy, thì cũng chưa đủ sự lý mà dám quyết đoán là thể nầy hay là thể kia. Có nhiều nhà gọi sự khác nhau đó vốn tại chữ “trên” và chữ “trong”. Nghĩa là trong thời đại Cựu ước Thánh Linh đến đậu trên người ta. Nhưng sự phân biệt ấy không đúng đắn gì; bởi vì trong đời Cựu ước Thánh Linh cũng đến ngự trong người ta, và trong đời Tân ước Ngài cũng đến đậu trên người ta. Những câu kể ra đây chứng cho: Sáng 41:38; Xuất 31:3; Dân 27:18; Đa 5:11; Lu 24:49; Công 1:8.
Dầu vậy, hễ ai so sánh hai thời đại ấy cho kỹ, thì cũng thấy công việc của Thánh Linh trong thời nầy có chỗ bất đồng với thời kia. Vậy, chỗ bất đồng đó là đâu? Thiết tưởng là tại Hội Thánh. Trong đời Cựu ước, ở ngoài hình bóng và tượng trưng, thì chẳng nói đến Hội Thánh, chẳng có thân thể của Christ làm đền thờ cho Thánh Linh, như đã có trong Tân ước. Trong đời Cựu ước, những cá nhơn được lựa chọn cách đặc biệt, rồi hưởng được ơn của Thánh Linh để hầu việc Đức Chúa Trời cũng đặc biệt. Còn trong Tân ước, Thánh Linh hành động ở trong toàn thể Hội Thánh, là thân thể của Christ, mà ban cho cá nhơn, là chi thể của thân ấy, hưởng được cả ơn Ngài đã ban cho toàn thể đó. Vậy, nói tóm lại, hai câu ấy có lẽ đại khái tỏ ra chỗ bất đồng trong công việc của Thánh Linh ở vào thời đại Tân Cựu ước vậy. Cũng như Phao-lô chép: ICô 12:13.
2. CÁCH THỂ THÁNH LINH LÀM VIỆC TRONG ĐỜI CỰU ƯỚC
Thật trong thời đại Cựu ước người ta chưa hiểu thấu Đức Chúa Trời là Ba Ngôi hiệp một. Song các tiên tri cũng luận về công việc của Thánh Linh một cách rõ ràng, đến đỗi trong đời ấy cũng có kẻ hiểu sơ sơ rằng thể yếu của Đức Chúa Trời dầu là một mà lại là phân vị, có Đấng gọi là Thần Đức Chúa Trời, dầu Đấng ấy là Đức Chúa Trời, mà cũng là khác với Đức Chúa Trời nữa. Về cách thể Thánh Linh làm việc trong thời đại Cựu ước, các tiên tri chứng rằng:
a) Thánh Linh mặc mình bằng người ta: Trong Quan 6:34 có câu: “Thần của Giê-hô-va cảm hóa Ghêđêôn.” Trong nguyên văn Hê-bơ-rơ nghĩa đen chữ “cảm hóa” là Thần của Giê-hô-va mặc vào mình bằng Ghêđêôn, như mặc cái áo mình vậy. Thánh Linh ngự vào Ghêđêôn, để hành động trong người, dùng người làm khí cụ đặng giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi dân Mađian.
b) Thánh Linh mặc người ta bằng mình: Trong ISử 12:18 có câu: “Khi ấy có Amasai làm đầu trong ba mươi người ấy, được Thánh Linh cảm động…”. Trong nguyên văn Hê-bơ-rơ, nghĩa đen chữ “cảm động” là Thánh Linh mặc lấy Amasai bằng Ngài. Ấy là Thánh Linh lấy chính mình Ngài mà bao phủ lấy Amasai, giấu kín người trong quyền năng của Ngài, hầu cho khi người làm việc, thì người ta không thấy người, bèn chỉ thấy quyền năng của Thánh Linh hành động ở trên người đó thôi.
c) Cảm động người ta rất mạnh: Quan 14:6 có câu: “Thần của Giê-hô-va cảm động Samsôn rất mạnh, tuy tay chẳng cầm vật chi, song người xé con sư tử đó như xé con dê con vậy.” Cũng xem Quan 15:14; ISa 10:10; 16:13. Trong nguyên văn Hê-bơ-rơ câu “Thần của Giê-hô-va cảm động”, nghĩa đen là Thần của Giê-hô-va bắt ép. Ấy là Thánh Linh đến trên các người ấy cách mạnh, bắt buộc họ phải làm việc theo ý Ngài muốn. Samsôn chịu Thánh Linh bắt buộc phải giết sư tử; Saulơ cũng chịu Thánh Linh buộc phải nhóm họp với các tiên tri mà dự ngôn; còn Đa-vít lại chịu Thánh Linh cảm thúc để làm vua của Y-sơ-ra-ên. Xem xét việc của ba người ấy làm thì khác nhau xa lắm: giết sư tử, nói tiên tri, và cai trị nước, thật không giống nhau gì cả. Dầu vậy, các việc ấy đều do sự vận động bởi quyền năng của Thánh Linh ở trên ba người ấy mà được nên cả.
d) Thánh Linh ngự trong người ta: Trong Sáng 41:38 có câu: “Pharaon phán cùng quần thần rằng: “Chúng ta há dễ tìm một người như người nầy, có Thần của Đức Chúa Trời sao?” Dân 27:18 cũng có câu: “Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: “Hãy chọn lấy Giô-suê con trai của Nun, người có Thần cảm động.” Ý nghĩa của hai câu ấy là Giô-sép và Giô-suê đều có Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trong họ, nên mới làm chức vụ quan trọng mà Ngài đã giao cho họ làm. Vì Thánh Linh ngự trong Giô-sép, nên Pharaon cho người là thông minh trí huệ (Sáng 41:39), cai trị nhà vua được. Khi cần chọn người thế vị Môi-se, thì chọn Giô-suê, bởi vì ông được Thánh Linh cảm động, có tài cai trị và dẫn dắt Y-sơ-ra-ên được. Thánh Linh lựa chọn và dưỡng dục hai người ấy, ban cho họ có sự thông minh trí huệ, oai nghiêm, đức hạnh mọi bề. Hễ không có ơn của Thánh Linh, cũng chẳng làm việc gì xứng đáng được.
e) Thánh Linh ban cho đặc ân cho người ta: Trong Xuất 31:1-7 có câu: “Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: “Nầy, ta đã kêu tên Bếtsalêen… Ta đã làm cho người đầy dẫy Thần của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan, sự thông sáng, và sự hiểu biết, để làm mọi thứ nghề thợ.” Thánh Linh ban đặc ân cho Bếtsalêen và Ôhôliap đặng làm công việc xây cất nhà trại tại đồng vắng. Nên cả công việc tinh xảo mỹ diệu ấy đều do sự khôn ngoan thông sáng của Thánh Linh ban cho hai người thợ ấy.
TỔNG KẾT
Tóm lại, Cựu ước bày tỏ Thánh Linh thành vị và có thần tánh, hiệp tác vơi Đức Chúa Trời trong cuộc tạo hóa (Sáng 1:2; Gióp 33:4), cảm động tội nhơn (Sáng 6:3), ban khôn sáng cho loài người (Gióp 32:8; Châm 20:27), khiến cho họ có tài khéo léo (Xuất 31:2-5), ban sức mạnh cho (Quan 14:6), ban cho đầy tớ Đức Chúa Trời đủ ơn để làm những chức vụ khác nhau (Xuất 28:3; 35:21,31; Dân 11:25-29; ISa 15:17; IISa 23:2), giúp đỡ kẻ sa ngã trở lại với Đức Chúa Trời (Thi 51:11), có quan hệ với cả sự thành kỉnh, công nghĩa, vâng lời, ăn năn, cầu nguyện của người ta, mà ban phước dư dật cho kẻ nào có lòng kỉnh kiền, ăn ở công nghĩa hay vâng lời, thật tình ăn năn, và cầu khẩn Đức Chúa Trời thương xót (Ês 11:2; 32:15-17; 44:3-6; Êxê 36:26,27; Xa 12:10); cũng can dự công việc làm của đầy tớ Ngài, ban cho họ quyền năng và thông sáng đặng làm xong mọi việc (Xa 4:6; Sáng 41:38,39).
III. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH ÐỐI VỚI KINH THÁNH
Đối với Christ, Thánh Linh làm trọn một chức vụ đặc biệt, xin lược luận như sau đây:
1. DỰ NGÔN VỀ CHRIST PHẢI ĐẾN
Theo Phi-e-rơ các tiên tri nhờ Thánh Linh ở trong họ mà dự ngôn về sự khổ nạn của Christ và sự vinh hiển sẽ kế theo sau. IPhi 1:10-12
2. KHIẾN CHO CHRIST ĐƯỢC ĐẦU THAI VÀ SANH RA BỞI NỮ ĐỒNG TRINH
Kinh Thánh dạy rõ lắm Christ nhờ Thánh Linh mà được đầu thai trong lòng Nữ đồng trinh và sanh ra làm người, có nhơn tánh không bị tì vết của sự hủ bại nguyên tổ lưu truyền cho các hậu tự, nhưng được một nhơn tánh tinh khiết trọn vẹn. Có câu chứng: Ma 1:20; Lu 1:35
3. THÁNH LINH XỨC DẦU CHO CHRIST LÀM CHỨC VỤ
Khi Chúa Jesus được 30 tuổi thì khởi hành chức vụ Ngài. Nhưng trước hết Ngài nhờ Đức Chúa Trời xức cho Ngài bằng Thánh Linh đặng làm trọn chức vụ ấy ở trong quyền năng của Thánh Linh. Có câu chứng: Ma 3:16,17. Cũng xem Mác 1:9-11; Lu 3:21,22; Gi 1:31-34; sánh Ês 61:1-3 với Lu 4:16-22
4. THÁNH LINH Ở VỚI CHRIST LÚC NGÀI CHỊU CÁM DỖ TRONG ĐỒNG VẮNG
Khi Christ vừa chịu báp têm bằng nước, và Thánh Linh đã đậu ở trên Ngài, thì liền chịu Thánh Linh đưa mình ra đồng vắng để chịu ma quỉ cám dỗ. Ma 4:1. (cũng xem câu 2-11; Lu 4:1-13).
Trong cơn cám dỗ ấy Christ nhờ quyền năng của Thánh Linh mà chiến đấu với Sa-tan và đắc thắng mọi bề. Trong việc ấy Chúa làm gương cho chúng ta, bởi vì ở ngoài quyền năng Thánh Linh chúng ta chẳng có thể thằng được các mưu chước cám dỗ của nó bao giờ.
5. CHRIST CẬY THÁNH LINH MÀ GIẢNG DẠY VÀ CHỮA BỊNH
Chức dịch giảng dạy và chữa bịnh, thì Christ cũng nhờ Thánh Linh mà làm trọn vẹn. Có câu chứng: Ma 12:28; Lu 4:16-22. Cũng xem Công 10:38
6. CHRIST NHỜ THÁNH LINH MÀ CHỊU CHẾT
Christ cũng nhờ Thánh Linh cách mầu nhiệm mà dâng mình cho Đức Chúa Trời làm sinh tế chịu chết chuộc tội ở trên thập tự giá. Hê 9:14;
7. CHRIST CŨNG NHỜ THÁNH LINH MÀ ĐƯỢC SỐNG LẠI
Thánh Linh cũng có can dự cuộc sống lại của Christ nữa, vì có câu chứng: Rô 1:4. Cũng xem Rô 8:11
8. KHI SỐNG LẠI RỒI CHRIST CŨNG CẬY THÁNH LINH MÀ RĂN DẠY
Từ khi Christ sống lại cho đến khi thăng thiên, Ngài vẫn có dạy dỗ và răn bảo môn đồ nhiều điều. Sự răn dạy ấy cũng thuận phục theo Thánh Linh cả. Công 1:2
9. THÁNH LINH TỪ CHRIST BAN XUỐNG NHẰM NGÀY LỄ NGŨ TUẦN
Christ đã hứa ban Thánh Linh cho các môn đồ Ngài. Đến ngày lẽ Ngũ tuần lời hứa ấy được ứng nghiệm. Từ đó về sau Christ vui lòng ban cho mọi tín đồ được đầy dẫy Thánh Linh cũng như đã ban cho các sứ đồ xưa kia vậy. Có câu chứng: Gi 15:26; Công 2:23. Cũng xem Êph 4:8; Thi 68:18
10. THÁNH LINH LÀM ĐẠI BIỂU CỦA CHRIST
Con là đại biểu của Cha; Thánh Linh là đại biểu của Con. Ngài chịu Con sai đến đặng lấy lẽ thật của Con mà dạy dỗ cho chúng ta, ứng dụng cho chúng ta. Có câu chứng: Gi 14:16; Gi 16:13,14
11. THÁNH LINH HIỆP TÁC VỚI CHRIST MÀ CẦU THAY CHO TA
Christ ở bên hữu Đức Chúa Trời mà cầu thay cho ta; Thánh Linh ở trong lòng ta mà cầu thay cho ta. Ngài cũng giúp đỡ cho ta biết ý chỉ của Đức Chúa Trời, hầu cho sự cầu nguyện của ta được xứng đáng cho Đức Chúa Trời nhậm. Có câu chứng: Rô 8:26,27,34;
12. THÁNH LINH CẦU CHÚA MAU TÁI LÂM
Thánh Linh đồng tam hiệp ý với tân phụ của Chúa mà cầu xin Chúa mau tái lâm. Có câu chép: Khải 22:17
13. THÁNH LINH SẼ CAN DỰ CUỘC TRỊ VÌ CỦA CHRIST
Nước Thiên hy niên của Christ cũng chẳng thực hiện cho đến khi Thánh Linh được tỏ ra cách mới, khiến cho trái đất nầy đổi mới. Có câu chứng: Ês 32:15-20
IV. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH ÐỐI TRONG THỜI ÐẠI TÂN ƯỚC
Một công việc quan hệ hơn hết của Thánh Linh là sự trước thuật Kinh Thánh. Tuy có chừng 37 người làm việc biên chép Lời của Chúa, thì cũng chỉ có một Đại Trước giả đứng sau lưng họ, cai trị, dẫn dắt và hà hơi vào họ trong khi họ biên chép, hầu cho lời họ chép đó khỏi bị một ngộ điểm nào cả. Vấn đề nầy đã luận qua rõ ràng trong quyển luận về Kinh Thánh rồi, đây chỉ xin nhắc lại ba phần quan hệ nhứt trong công việc của Thánh Linh đối với Kinh Thánh.
1. THÁNH LINH KHẢI THỊ LẼ THẬT
Các lẽ thật mà trải các đời chẳng ai biết, cũng chẳng ai có thể tự biết được, thì Thánh Linh đã khải thị cho các tiên tri và các sứ đồ, và nhờ họ biên thuật vào sách gọi là Kinh Thánh. Có câu chứng: Êph 3:2-5. Cũng xem Sáng 3:16; Xuất 20:1-12; IIPhi 1:20; Khải 1:1-12.
2. THÁNH LINH HÀ HƠI VÀO KINH THÁNH.
Thánh Linh không những khải thị lẽ thật mới cho các trước giả Kinh Thánh, mà lại hà hơi vào họ và các lời họ chép, đến đỗi các lời ấy chẳng có một lời nào sai lầm cả; nào là lẽ thật cũ hay là lẽ thật mới mà họ chép ra đó, thảy đều được ký thuật rất đúng đắn và chánh đáng cả. Có câu chứng: IISa 23:1,2; Gi 14:26; IITi 3:16
3. THÁNH LINH SOI SÁNG CHO
Thánh Linh cũng soi sáng cho tâm trí và lòng dạ của tín đồ có thể hiểu thấu các lẽ thật đã khải thị và hà hơi vào đó. Vì dầu Thánh Linh đã khải thị và hà hơi vào các lẽ thật ấy rồi, thì vẫn còn nhiều chỗ tâm trí ta tự nhiên không hiểu nổi; cần phải nhờ sự soi sáng siêu nhiên của Thánh Linh, mới mong hiểu được. Có câu chứng: ICô 2:10-12; Êph1:17,18
4. THÁNH LINH GIẢI NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG KINH THÁNH CHO TA.
Thánh Linh cũng là Đấng giải nghĩa và ứng dụng lời Kinh Thánh cho ta, hầu cho ta nhờ đó mà hưởng được hạnh phước. Xem lại câu viện dẫn ở trên. Cũng xem Gi 16:14; ICô 2:9-14.
V. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH TRONG THỜI ĐẠI TÂN ƯỚC
Công việc Thánh Linh trong thời đại Tân ước có thể chia ra theo ba phương diện, là công việc Ngài đối với Hội Thánh, đối với tín đồ, và đối với thế gian. Sau đây xin lược luận qua ba phần ấy.
1. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH ĐỐI VỚI HỘI THÁNH
Trong phần luận về sự phân biệt công việc của Thánh Linh trong đời Cựu ước với công việc Ngài trong đời Tân ước, thì ta đã gọi đến vấn đề nầy rồi, tỏ ra công việc quan hệ nhứt trong thời đại nầy là việc sáng lập và gây dựng Hội Thánh. Nay xin theo bảy phương diện mà luận qua vấn đề nầy cho rõ hơn, chỉ tỏ công việc của Thánh Linh ở trong Hội Thánh là thể nào.
a) Thánh Linh sanh Hội Thánh nhằm ngày lễ Ngũ tuần: Việc thứ nhứt của Thánh Linh làm đối với Hội Thánh là sanh hội ấy ra nhằm ngày lễ Ngũ tuần, khiến cho các cá nhơn tín đồ trở nên một đoàn thể có sanh hoạt thuộc linh, có chính Christ phục sanh làm Đầu. Trước lễ Ngũ tuần các môn đồ vốn chỉ là những đơn vị kẻ nầy người kia đều biệt lập; nhưng khi Thánh Linh giáng trên họ, bèn biến cải họ trở nên một đoàn thể có cơ năng sanh hoạt thuộc linh, và mọi kẻ trong họ đều làm chi thể lẫn nhau. Đoàn thể ấy Kinh Thánh gọi là Hội Thánh của Đức Chúa Trời hằng sống. Có câu chứng: Công 2:1-4; Êph 1:22,23. Cũng xem ICô 12:12-27
b) Thánh Linh ngự trong Hội Thánh làm đền thờ: Khi Thánh Linh sáng lập Hội Thánh, thì gây dựng luôn một đền thờ mới, gọi là đền thờ của Đức Chúa Trời có cả Ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Linh ngự vào. Trong đền thờ ấy tín đồ hằng ngày nhờ Thánh Linh mà dâng lên cho Đức Chúa Trời những tế lễ bằng sự ngợi khen, cầu nguyện, và nói tiên tri (tức là giảng dạy). Có câu chứng: ICô 6:19,20; IICô 6:16; Êph 2:19-22
Trong đền thờ nầy, nào việc thờ phượng, nào việc cầu nguyện, nào việc nói tiên tri (giảng dạy), thảy đều do sự cảm động của Thánh Linh mà được nên cả (Gi 4:24; Giu-đe c.20; Gi 15:26,27; Lu 24:48,49; ICô 2:1-5).
c) Thánh Linh ban các ân tứ cho Hội Thánh để hầu việc Đức Chúa Trời: Thánh Linh là Linh của sự sống, ban cho các thuộc viên Hội Thánh được sống. Bằng không, thì họ đều vẫn còn “chết vì sự vi phạm và tội lỗi” của họ. Ngài cũng ban cho Hội Thánh các ân tứ để hầu việc Đức Chúa Trời và ăn ở cách đẹp lòng Ngài. Mọi hoa quả thuộc linh sanh ra trong Hội Thánh đều là do quyền năng và ân điển của Thánh Linh vận động trong hội ấy mà ra. Ngoài ân điển của Ngài ban cho, Hội Thánh chẳng có một ân tứ nào, một hoa quả nào gọi là xứng đáng cả. Có câu chứng: Rô 12:6-8; ICô 12:4-11. Cũng xem câu 28-31; Ga 5:22,23
d) Thánh Linh ban Kinh Thánh cho Hội Thánh: Thánh Linh cũng ban Kinh Thánh cho Hội Thánh, để tỏ ra lẽ thật của Đức Chúa Trời. (Xem phần IV luận về công việc của Thánh Linh đối với Kinh Thánh).
e) Thánh Linh soi sáng và dẫn dắt Hội Thánh vào mọi lẽ thật: Thánh Linh là Đấng soi sáng cho Hội Thánh hiểu thấu cả lẽ thật của Đức Chúa Trời. Nhờ Ngài mà Hội Thánh không thiếu một lẽ thật quan hệ nào cả; cũng nhờ Ngài mà Hội Thánh có những người có ơn giải nghĩa và ứng dụng các lẽ thật ấy cách đúng đắn; lại cũng nhờ Ngài mà Hội Thánh có ơn tịch tà qui chánh, phân biệt khúc trực, có quyền kháng cự trừ khử kẻ dạy tà giáo. Có câu chứng: Gi 16:13; IGi 2:20,27; ICô 12:9,10. Cũng xem IGi 4:1-3
f) Thánh Linh cai trị và dẫn dắt Hội Thánh: từ ngày lễ Ngũ tuần, Thánh Linh làm chức vụ cai trị, dẫn dắt Hội Thánh. Thánh Linh là Đại biểu của Christ ở trên đất, cầm quyền cao cả trong Hội Thánh. Ngài cai trị, coi sóc đến đỗi việc nhỏ mọn hơn hết Ngài cũng không bỏ qua. Ngài sắp đặt mọi sự cho được thích hiệp trọn vẹn với kế hoạch của Đức Chúa Trời đã dự định cho Hội Thánh, bắt mọi việc phải phục tùng Đầu Hội Thánh là Jesus Christ. Ngài sẽ giữ chức ấy cho đến khi Christ tái lâm mới thôi. Có câu chứng: Công 13:1-3; công 15:28. Cũng xem Công 20:28; ICô 12:8-11.
Kê cứu Kinh Thánh về vấn đề nầy, thì thấy Thánh Linh cai trị và dẫn dắt Hội Thánh trong bốn công cuộc nầy:
(1) Sự giảng dạy: Sự giảng dạy trong Hội Thánh nhờ Thánh Linh cai trị, ban cho người truyền đạo được quyền bính, khiến cho lời giảng có hiệu lực cảm động và thuyết phục kẻ nghe. Xem IPhi 1:12; ICô 2:1-5; ITê 1:5,6; Công 10:14.
(2) Sự cầu nguyện: Nhờ Thánh Linh dạy dỗ Hội Thánh rõ ý muốn của Đức Chúa Trời về sự cầu nguyện, thì mới mong sự cầu nguyện đó được xứng đáng và linh nghiệm ở trước mặt Đức Chúa Trời. Thánh Linh cũng hiệp tác với tín đồ mà cầu nguyện ở trong lòng ta, đem các sự mong ước ta không nói ra được mà dâng lên cho Đức Chúa Trời. Xem Giu c.20; Êph 2:18; 6:18; Rô 8:26,27; Ma 18:19.
(3) Sự hát ngợi khen: Một phần quan hệ trong cuộc thờ phượng Đức Chúa Trời là sự hát ngợi khen. Nếu không nhờ Thánh Linh cảm động và dẫn dắt trong việc ấy, thì cũng chỉ luống công vô ích đó thôi. Vậy nên ta khá cầu được đầy dẫy Thánh Linh mà “dùng thi thiên, thánh ca và ngâm khúc thuộc linh mà đối đáp nhau; và hãy hát xướng đờn ca trong lòng cho Chúa”. Xem Êph 5:18,19; Côl 3:16; Hê 13:15; ICô 14:15.
(4) Sự bố đạo bào ngoại: Thánh Linh là Đấng thúc giục Hội Thánh đem Tin Lành giảng khắp mọi phương xa; Ngài cũng cai trị cuộc ấy, ban quyền năng cho kẻ lãnh trách nhiệm truyền bá đạo ở cõi bào ngoại ấy. Xem Công 1:8; 16:8.
Kê cứu lịch sử của công cuộc truyền đạo lúc đầu tiên, thì thấy mọi việc can thiệp đến, dầu lớn hay nhỏ, đều do Thánh Linh mà khởi hành, chỉ dẫn và cai trị cả. Ngài (a) lựa chọn người truyền đạo: Công 13:2; (b) sai khiến họ đi giảng xứ nầy xứ kia: Công 13:4; (c) ban cho họ quyền năng nói được: Công 13:9; (d) nâng đỡ họ trong lúc bị bắt bớ: Công 13:50-52; (e) ấn chứng cho chức vụ họ ở giữa dân ngoại bang: Công 15:8; (f) dạy dỗ họ về các nan đề can thiệp phương pháp và chánh sách phải theo trong việc truyền đạo: Công 15:28; (g) ngăn trở họ đi đến xứ xa mà Chúa chưa mở cửa cho: Công 16:6,7.
g) Thánh Linh làm hoàn thành Hội Thánh: cũng nhờ công việc của Thánh Linh mà Hội Thánh được hoàn thành. Ngài kêu gọi ra khỏi thế gian một dân thuộc riêng về danh Chúa, cứu rỗi dân ấy, khiến họ được tái sanh và nên thánh. Khi số dân ấy đã được trọn rồi, thì Ngài sẽ đem họ về cùng Chúa, để ở với Ngài cho đến đời đời vô cùng. Xem Công 15:14-18; Khải 21:2-4.
2. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH ĐỐI VỚI TÍN ĐỒ.
Nói đại khái, thì công việc của Thánh Linh đối với Hội Thánh và công việc của Ngài đối với cá nhơn tín đồ thực ra cũng chỉ một việc đó thôi. Bởi vì Hội Thánh tức là một nhóm của những cá nhơn tín đồ; nên việc gì Ngài làm cho toàn thể, cũng làm cho cá thể vậy. Tuy thế, trong phần nầy xin luận tường tận hơn về việc Ngài làm cho cá nhơn tín đồ.
a) Ngài tái sanh tín đồ: Tín đồ nhờ quyền năng của Thánh Linh mà được tái sanh, trở nên kẻ thuộc về nước Đức Chúa Trời. Vì “ấy là Linh làm cho sống, thịt chẳng ích chi.” Như Chúa Jesus được sanh bởi quyền năng của Thánh Linh thể nào, thì mọi con cái của Đức Chúa Trời cũng phải sanh bởi quyền năng ấy, mới mong được kế thừa nước Đức Chúa Trời vậy. Có câu chứng: Gi 3:3-5; Tít 3:5
b) Ngài khiến cho tín đồ nên thánh: Sau khi Ngài đã tái sanh tín đồ, khiến cho người trở nên con cái Đức Chúa Trời rồi, thì lại làm cho tín đồ nên thánh. Việc nên thánh được nên tuy trong giây phút, mà lại cũng trải qua cả đời sống mình mới thành công trọn vẹn. Trong chương luận về sự nên thánh, mới giải nghĩa vấn đề nầy tường tận hơn. Có câu chứng: ICô 6:11
c) Ngài ngự trong tín đồ: Thánh Linh cũng ngự trong tín đồ, dùng người làm đền thờ của Ngài. Người nào dầu bất toàn đến đâu đi nữa, nếu thật đã tin Chúa, thì hẳn có Thánh Linh ở trong mình ít nhiều… Bằng chẳng vậy, thì người ấy chưa được tái sanh. Có câu chứng: ICô 6:19. Cũng xem 3:16; Rô 8:9; ICô 12:3
Song khá lưu tâm đến điều nầy: nhận Thánh Linh để được tái sanh, và nhận Thánh Linh để được nên thánh thì khác nhau, như tỏ ra trong quyển luận về sự cứu rỗi vậy.
d) Ngài ấn chứng cho tín đồ: Sau khi đã tin Chúa, thì Thánh Linh ấn chứng cho tín đồ được biết chắc chắn mình là con của Đức Chúa Trời. Ngài là Linh của phận làm con, chứng thực trong lòng rằng mình đã vượt khỏi sự chết mà đến sự sống rồi. Việc ấn chứng nầy can thiệp với lòng dạ và lương tâm ban cho cả hai điều được an lạc vì tội lỗi mình đã được đền bồi, và Đức Chúa Trời đã vui lòng nhận mình làm con của Ngài rồi. Có câu chứng: Êph1:13,14; Êph 4:30
Sự ấn chứng làm tiêu hiệu chỉ về hai điều quan hệ, tức là: quyền sở hữu, và sự giống như Thánh Linh ở trong ta làm chứng rằng ta thuộc về Đức Chúa Trời. Cũng nhờ sự hành động Ngài trong ta, mà ta lần lần trở nên giống như con Đức Chúa Trời. Xem Rô 8:14,16; Ga 4:6; IITi 2:19-21
e) Ngài ban cho tín đồ được đầy dẫy Ngài: Khi tín đồ bước vào đường nên thánh, thì chịu báp têm bằng Thánh Linh; cũng được đầy dẫy Thánh Linh nữa. Song việc chịu báp têm bằng Thánh Linh thì một lần đủ cả; còn sự được đầy dẫy Thánh Linh thì tín đồ có thể tùy theo cơ hội và sự cần dùng mà từng trải nhiều lần. Các sứ đồ từng trải chỉ một lễ Ngũ tuần, nhưng về sau lắm phen được đầy dẫy Thánh Linh nữa. Mỗi khi gặp cơ hội cần yếu, thì câu Thánh Linh đầy dẫy, mới dám bước ra mà làm việc của Chúa. Có câu chứng: Công 2:4; Công 4:31; Êph 5:18
f) Ngài ban quyền năng cho tín đồ thắng hơn tội: Tín đồ tự mình không thắng hơn tội lỗi được. Dầu hết sức chiến đấu với tội lỗi, cũng chỉ thất bại mà thôi. Ấy là sự dạy dỗ của Rô 7. Nhưng nhờ quyền năng của Thánh Linh ngự vào lòng, thì tín đồ mới thắng hơn thù nghịch ấy được. Rồi sau đó, nhờ quyền năng của Thánh Linh ở trong mình, tín đồ lại sanh các thứ bông trái tốt lành, làm đẹp lòng Đức Chúa Trời mọi đường. Có câu chứng: Rô 7:24,25; Rô 8:2; Ga 5:22
g) Ngài dẫn dắt đời sống tín đồ: Thánh Linh dẫn dắt tín đồ, chỉ dạy họ mọi việc phải làm, mọi sự phải biết, đến đỗi chẳng có một việc nhỏ mọn nào trong đời tín đồ mà Ngài không can dự đến. Cũng nhờ Ngài dẫn dắt mà tín đồ thoát khỏi sự buông lung theo tư dục xác thịt. Có câu chứng: Rô 8:14; Ga 5:16,25. Cũng xem Công 8:27-29; 16:6,7; 13:2-4
h) Ngài xức dầu cho tín đồ: Thánh Linh cũng xức dầu cho tín đồ. Sự xức dầu chỉ về ba điều:
(1)Xức dầu để thọ giáo: Đạo Đức Chúa Trời là đạo thuộc linh. Phải có giáo sư thuộc linh dạy dỗ, và kẻ học phải có tài trí thuộc linh mới hiểu nổi. Giáo sư ấy là Thánh Linh. Ngài nhờ sự xức dầu thuộc linh ấy mà ban cho tín đồ tài trí thuộc linh để người có thể hiểu thấu đạo thuộc linh đó được. Hễ ai muốn cậy tài trí thiên nhiên để thông hiểu đạo Chúa, thì chẳng hiểu được gì cả; trái lại càng kê cứu bao nhiêu, lại càng tối tăm bấy nhiêu đó thôi. Có câu chứng: IGi 2:27. Cũng xem ICô 2:9-14; IGi 2:20; Gi 14:26; 16:13.
(2)Xức dầu để hầu việc Đức Chúa Trời: Christ hằng nhờ cậy quyền năng của Thánh Linh để làm trọn chức vụ mình. Có câu chứng rằng: Lu 4:18,19; Công 10:38
Hễ ai muốn hầu việc Đức Chúa Trời cho may mắn cũng cần nhờ Thánh Linh xức dầu cho mình bằng quyền năng của Ngài, mới mong được như nguyện vậy.
(3)Xức dầu để dâng mình cho Chúa: Đời xưa có ba hạng người được xức dầu để làm chức vụ mình, ấy là tiên tri, thầy tế lễ, và vua. Nhờ lễ nghi ấy họ được biệt riêng ra cho Chúa, được ân tứ hành chức, và được mùi thơm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Dầu của lễ nghi ấy chỉ về Thánh Linh. Ngày nay tín đồ cũng nhờ Thánh Linh xức dầu cho, cốt để biệt riêng ra cho Chúa, để được ân tứ hầu việc Ngài, để hành vi cử chỉ mình được như mùi thơm đẹp lòng Đức Chúa Trời vậy. Có câu dạy rằng: IICô 1:21,22. Cũng xem Thi 133:1,2; IGi 2:20,27
3. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH ĐỐI VỚI THẾ GIAN
Thánh Linh chẳng những là có công việc quan hệ đối với Hội Thánh và cá nhơn tín đồ thôi đâu; Ngài cũng có chức nhiệm đối với thế gian nữa. Đại khái việc ấy chia ra làm hai nhiệm vụ:
a) Làm chứng cho Christ: Chức vụ quan hệ nhứt của Thánh Linh đối với thế gian là làm chứng cho thế gian về Christ và công việc cứu chuộc Ngài đã làm xong cho tội nhơn ở trên thập tự giá. Thánh Linh nhờ tín đồ và lời Kinh Thánh mà làm trọn chức vụ ấy. Ngoài ra hai cơ quan ấy lời Kinh Thánh và lời chứng của tín đồ e có lẽ không có ai được cứu chăng. Có câu chứng: Gi 15:26; Công 5:32; Gi 15:27
b) Thuyết phục tội nhơn: Thánh Linh cũng dùng quyền năng mình và lời chứng về Christ mà thuyết phục tội nhơn. Chúa Jesus có phán: “Khi Ngài đến sẽ thuyết phục thế gian về tội lỗi, về sự công nghĩa, và về sự xét đoán: về tội lỗi, vì họ không tin ta; về sự công nghĩa, vì ta đi đến cùng Cha…; về sự xét đoán, vì vua chúa thế gian nầy đã bị xét đoán” (Gi 16:8-11). Theo câu ấy tỏ ra ba điều rất quan hệ mà Thánh Linh chứng quyết cho thế gian để thuyết phục họ: (1) tội không tin Christ; (2) Christ vốn công nghĩa tuyệt đối, mọi lời Ngài phán và mọi sự tự xưng của Ngài đều là chơn thật cả; (3) quyền năng của Sa-tan đã bị thất bại rồi.
Nói cách khác, Thánh Linh đến để bắt phục thế gian nhận đại tội mình, là sự chối bỏ Chúa; để khiến thế gian công nhận sự công nghĩa do sự chết và sự sống lại của Ngài mà ra; để chứng quyết cho mọi người rõ tội lỗi họ đã bị án rồi, quyền phép của Sa-tan đã bị diệt ở trên thập tự giá rồi, nó chẳng còn có thể cầm giữ ai ở trong vòng nô lệ của nó nữa. Nói một lời, Thánh Linh đã đến để làm chứng cho thế gian về tội thuộc về loài người, về sự công nghĩa thuộc về Christ, và về sự xét đoán can thiệp đến Sa-tan vậy. Nếu không có Thánh Linh làm việc thuyết phục ấy, quả chẳng có người nào được cứu rỗi bao giờ.