- Được viết bởi: Nguyễn Thiên Ý
- Chuyên mục: Thần Học Căn Bản của Charles C. Ryrie
Trong phần trước, chúng ta khảo sát chủ đề sự mặc khải tổng quát - Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài cách tổng quát cho mọi người. Nếu có thể gọi toàn bộ sự mặc khải đến từ Đức Chúa Trời là Quyển Sách Khải Thị, thì quyển 1 chứa đựng mặc khải tổng quát. Rồi đến quyển 2 gồm sự mặc khải đặc biệt, nhưng ngược lại, mặc khải đặc biệt này không nhất thiết đến với mọi người.
I. NHỮNG CON ĐƯỜNG MẶC KHẢI ĐẶC BIỆT
A. Việc Bắt Thăm.
Tuy ngày nay chúng ta không xem trọng công dụng của việc bắt thăm, nhưng việc này đôi lúc đã thực sự giúp truyền đạt ý chỉ Đức Chúa Trời cho con người (Châm 16:3, Công 1:21-26).
B. Urim và Thumim.
Bảng đeo ngực mà thầy tế lễ thượng phẩm đeo trong thời Cựu Ước là một tấm vải vuông và đẹp, được xếp đôi và mở ra trên đỉnh như cái túi. Bảng được đính mười hai viên ngọc quý ở trên có khắc tên mười chi phái Ysơraên. Urim và Thumim có lẽ là hai viên đá quý đặt trong túi và đã được dùng như lá thăm để biết ý muốn của Đức Chúa Trời (Xuất 28:30, Dân 27:21, Phục 33:8, ISamuên 28:6, Exơra 2:63).
C. Các Giấc Mơ.
Đức Chúa Trời hiển nhiên đã dùng những giấc mơ để truyền đạt rất nhiều lần trong Cựu Ước, và cũng sẽ làm như vậy nữa trong thời Chúa đến thế gian lần thứ hai (Sáng 20:3,6; Giăng 21:11,24;40-41; Giôên 2:28). Những người không tin lẫn tín hữu đều đã kinh nghiệm những giấc mơ từ Chúa ban cho (Sáng 20:3;31:24). Dầu là một kinh nghiệm thông thường, các giấc mơ đã được Chúa dùng theo cách đặc biệt này để bày tỏ chân lý.
D. Các Sự Hiện Thấy.
Trong một sự hiện thấy, trọng tâm dường như nhắm vào điều được nghe, còn những giấc mơ lại nhấn mạnh nơi điều nhìn thấy. Người nhận sự hiện thấy dường như cũng chủ động hơn (Êsai 1:1;6:1; Êxêchiên 1:3).
E. Những Sự Hiển Hiện
Trước khi Chúa Nhập Thể, các sự hiển hiện được liên kết với sự hiện ra của Thiên sứ của Đức Giêhôva, là Đấng truyền đạt sứ điệp của Đức Chúa Trời cho con người (Sáng 16:7-14; Xuất 3:2; IISamuên 24:16; Xachari 1:12).
F. Các Thiên Sứ
Đức Chúa Trời cũng dùng các thiên sứ thọ tạo để truyền sứ điệp của Ngài (Đaniên 9:20-21; Luca 2:10-11; Khải huyền 1:1). (Để ý trong Khải huyền 19:17 Chúa sẽ dùng một thiên sứ để truyền đạt cho nhưng chim trời!)
G. Các Tiên Tri.
Những tiên tri thời Cựu Ước đem sứ điệp của Chúa đến cho loài người (IISamuên 23:2; Xachari 1:1), các tiên tri thời Tân Ước cũng vậy (Êphêsô 3:5). Họ truyền phán có thẩm quyền vì đang truyền đạt Lời của Chúa. Ngày nay, một thầy giảng đạo hay giáo sư không đủ tư cách giống như một tiên tri, vì họ tuyên bố hoặc giải thích Lời của Đức Chúa Trời, là Lời đã được ban và được viết ra rồi.
H. Những Sự Kiện.
Hành động của Đức Chúa Trời trong lịch sử cũng lập thành một phương tiện khải thị. Theo Michê 6:5, sự giải cứu dân Ysơraên ra khỏi Ai cập đã bày tỏ những hành động công bình của Đức Giêhôva. Các hành động đoán xét bày tỏ Đức Chúa Trời Ngài là Đấng thế nào (Êxêchiên 25:7). Và lẽ dĩ nhiên, sự nhập thể của Đấng Christ đã giãi bày Đức Chúa Trời (Giăng 1:14). Ngày nay, không phải không cần nói rõ rằng những sự kiện này buộc phải có tính lịch sử lẫn tính sự kiện thì mới truyền thông được; vì ngày nay, một số người đặt đức tin hiện sinh lên trên đức tin lịch sử. Nói cách khác, họ đang cố tạo ra mặc khải mà không cần đến những sự kiện lịch sử. Thuật chép sử theo lối hiện sinh như thế không hề có phần nào trong khuôn khổ của những trước giả Thánh Kinh.
Nếu muốn hiểu chính xác ý nghĩa của những sự kiện, chúng không những phải có thật trong lịch sử mà còn cần được giảng giải qua sự linh cảm (hay soi dẫn) thiên thượng nữa. Ví dụ: Có rất nhiều người phải chịu đóng đinh trên thập tự; làm sao chúng ta biết sự đóng đinh một Jesus người Naxarét duy nhất đã đền trả xong cho tội lỗi của cả thế gian? Lời của mặc khải đặc biệt làm sáng tỏ và giải nghĩa chính xác cho sự khó hiểu ý nghĩa của các sự kiện.
I. Chúa Jesus Christ.
Không thể tranh cãi vào đâu được, sự nhập thể của Chúa Cứu Thế Jesus là một con đường chính yếu của sự mặc khải đặc biệt. Ngài giãi bày Đức Chúa Cha (Giăng 1:14), bày tỏ bản tánh của Đức Chúa Trời (Giăng 14:9), quyền năng của Đức Chúa Trời (Giăng 3:2), sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (Giăng 7:46), vinh hiển của Đức Chúa Trời (Giăng 1:14), sự sống của Đức Chúa Trời (IGiăng 1:1-3), và tình yêu của Đức Chúa Trời (Rôma 5:8). Chúa chúng ta đã làm mọi việc này qua cả việc làm (Giăng 2:21) lẫn lời nói của Ngài (Mathiơ 16:17).
J. Kinh Thánh
Thật ra Kinh Thánh là con đường mặc khải đặc biệt đầy đủ nhất mọi con đường của mặc khải đặc biệt, vì chứa bản kí thuật rất nhiều khía cạnh của những con đường khác. Dù chắc chắn Chúa đã ban cho những khải tượng, chiêm bao và những sứ điệp tiên tri khác nữa không ghi lại trong Kinh Thánh, nhưng chúng ta không biết những chi tiết nào về chúng. Cũng vậy, mọi điều chúng ta biét về cuộc đời của Đấng Chrít đều xuất hiện trong hiện Kinh Thánh, dù vậy, dĩ nhiên không phải mọi điều Ngài đã làm và nói đều được ghi lại trong Kinh thánh (Giăng 21:25). Nhưng Kinh Thánh không chỉ là phần ghi chép những mặc khải được ghi lại này từ Đức Chúa Trời; Kinh Thánh còn chứa thêm chân lý chưa hề được mặc khải, ví dụ như chưa hề mặc khải qua các Đấng tiên tri hoặc trong thời gian Đấng Christ sống trên đất. Như vậy, vừa là bản kí thuật các khía cạnh của sự mặc khải đặc biệt, vừa chính là sự mặc khải.
Sự mặc khải trong Kinh Thánh không những mang tính bao gồm nhưng mới chỉ một phần thôi; nó còn chính xác (Giăng 17:17), tiệm tiến (Hêbơrơ 1:1), và có mục đích nữa (IITimôthê 3:15-17). Hiện có hai cách tiếp cận tính đáng tin cậy của sự mặc khải Thánh Kinh. Người duy tín quả quyết Kinh Thánh và sự mặc khải chứa trong Kinh Thánh mang tính tự xác chứng, có nghĩa là autopistic. Tính vô ngộ của Kinh Thánh phải được tiền giả định và có thể tiền giả định như thế vì Kinh Thánh nói rằng Kinh Thánh được thần cảm và Đức Thánh Linh xác chứng. Mặt khác, người duy kinh nghiệm nhấn mạnh sự đáng tin cậy bên trong của sự mặc khải Thánh Kinh mới là đáng tin cậy, tức là axiopistic. Lời Kinh Thánh tuyên bố rằng Kinh Thánh có thẩm quyền tự nó không phải là bằng chứng về thẩm quyền của Kinh Thánh; Đúng hơn, có những chứng cớ bằng sự kiện có thật trong lịch sử hợp thành những bằng chứng đáng tin của Kinh Thánh và xác chứng tính chân thật của sứ điệp Kinh Thánh. Tôi cảm thấy cả hai phương pháp tiếp cận đều đúng, có thể và nen dùng cả hai.
II. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ĐƯƠNG ĐẠI VỀ SỰ MẶC KHẢI
Mọi quan điểm đương thời về sự mặc khải đều có rất nhièu nét đặc trưng chung. (1) Chúng có khuynh hướng chủ quan. Mặc khải được khám phá qua kinh nghiệm hoặc qua cách hiểu của người giải nghĩa về những kinh nghiệm của người khác. (2) Không có một tiêu chuẩn khách quan, nên chúng không ổn định, vì sự hiểu biết về mặc khải tùy thuộc vào quan điểm của người giải nghĩa. (3) Vì cớ (1) và (2), những quan điểm đương thời của mặc khải đều không dủ tiêu chuẩn Cơ-đốc, vì chúng đề cai tâm trí của con người hơn tài kiệu Đức Chúa Trời đã mặc khải.
A. Sự Mặc Khải Là Hoạt Động Thiên Thượng
Quan điểm này cho rằng sự mặc khải gồm những hành động quyền năng ciủa Đức Chúa Trời trong lịch sử. Dĩ nhiên, sự thật là như vậy, vì Đức Chúa Trời đã thực sự mặc khải chính Ngài qua các hành động trong lịch sử. Phái bảo thủ tin rằng những hành động như thế đã là sự kiện thật, và một số trường hợp là các phép lạ. Phái tự do phủ nhận sử tính thực tế của những hành động đó. Tuy nhiên, cả hai phái bảo thủ và tự do đều nhường lời giải thích về những hành động đó lại cho thiên tài của người giải thích. những người phủ nhận thực tạilịch sử của những hành động này thì cố gắng quả quyết rằng: tuy vậy những điều này vẫn là hành động của Đức Chúa Trời vì có những ý nghĩa quan trọng do người giải nghĩa gán cho chúng. Như vậy, sự mặc khải có lẽ chỉ là một sự kiện tâm lý trong trí người giải nghĩa.
B. Mặc Khải Là Cuộc Gặp Gỡ Cá Nhân
Trong trường phái tư tưởng nầy, mặc khải không gồm thông tin được chuyển đạt mà cốt tại cuộc gặp gỡ đích thân giữa một thân vị và một thân vị. Do đó, chỉ có thể biết Đức Chúa Trời như một chủ thể, chứ không hề như khách thể, vì là khách thể thì sẽ bắt buộc phải có những định đề về Ngài. Sự Mặc Khải không cung cấp cho chúng ta thông tin về Đức Chúa Trời, nhưng cung cấp chính Đức Chúa Trời trong một cuộc gặp gỡ riêng với một thân vị. Nhưng mặc khải về Đức Chúa Trời (những định đề) là cần thiết cho sự mặc khải của Đức Chúa Trời ( cuộc gặp gỡ). Những sự kiện là thiết yếu cho cuộc gặp gỡ. Mặc khải với tư cách cuộc gặp gỡ đã dứt mặc khải ra khỏi lịch sử ở chừng mực nào đó, và đương nhiên là nó căn cứ trên nền tảng hiện sinh. Lấy ví dụ như sau: “Trong Thánh Kinh, sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời là có tính cá nhân chứ không mang tính định đề. Nó như vậy có nghĩa: Rốt cuộc, sự mặc khải ở trong mối liên hệ, trong “cuộc đối đầu, đối chất”, trong sự tương giao, chứ không phải bằng cách truyền đạt những sự kiện…” (C.F.D.Moule, “Sự Mặc Khải,” trong Tự Điển Của Người Giảng Giải Thánh Kinh [New York: Abingdon, 1976], 4:55).
Theo truyền thống, mặc khải và Thánh Kinh không thể tách rời nhau được. Những quan điểm đương thời đã chia rẽ Thánh Kinh khỏi sự mặc khải và đem lại những hậu quả tai hại. Ngày nay, người ta không còn cần tìm sự mặc khải duy chỉ trong Thánh Kinh mà thôi, nhưng tìm qua những hành động quyền năng của Đức Chúa Trời và qua sự gặp gỡ cá nhân. Kinh nghiệm hiện sinh đã thay thế chân lý khác quan trong tư cách Lời Đức Chúa Trời.
Tóm lại, mặc khải đặc biệt như hiện được chép trong Kinh Thánh cung cấp nội dung của sứ điệp của Đức Chúa Trời cho thế giới nầy. Sự soi dẫn có liên quan đến phương thức Đức Chúa Trời đã dùng để thực sự ghi lại nội dung đó trong Thánh Kinh. Tính không thể sai lầm có liên quan đến tính chính xác của việc ghi chép đó.
Bây giờ, chúng ta quay sang những chủ đề này.