I. ĐỊNH NGHĨA QUAN ĐIỂM NẦY

Thuyết Hậu Đại Nạn dạy rằng Sự Cất Lên và Sự Tái Lâm là các phương diện của cùng một biến cố đơn duy nhất, xảy ra cuối Cơn Đại Nạn khi Đấng Christ trở lại. Hội Thánh sẽ ở trên đất trong Cơn Đại Nạn để trải qua những biến cố của thời kỳ đó.

II. NHỮNG NGƯỜI ĐỀ XƯỚNG QUAN ĐIỂM NẦY

Dầu rất nhiều tác giả đã và đang theo quan điểm nầy trong suốt lịch sử Hội Thánh, nhưng tôi đề cập ba tác phẩm có ảnh hưởng đặc biệt. Đó là The Approaching Advent of Christ, của Alexander Reese (Grand Rapids: Kregel, 1975), The Blessed Hope, của George E. Ladd (Grand Rapids, MI:Eerdmans, 1956), và The Church and the Tribulation, của Robert H. Gundry (Grand Rapids, MI: Zondervan, 1973).

III. ĐỐI CHIẾU THUYẾT TIỀN VÀ HẬU ĐẠI NẠN

Vì đây là hai quan điểm về Sự Cất Lên bị tranh luận nhiều nhất ngày nay, nên tôi muốn đối chiếu các khác biệt chính yếu của chúng.

THUYẾT TIỀN ĐẠI NẠN

1. Sự Cất Lên diễn ra trước Cơn Đại Nạn.

2. Hội Thánh kinh nghiệm Kh 3:10 trước Cơn Đại Nạn.

3. Ngày của Chúa bắt đầu bằng Cơn Đại Nạn.

4. ITêsalônica 5:2-3 xảy ra tại lúc đầu Cơn Đại Nạn.

5. 144.000 người được chuộc ngay đầu Cơn Đại Nạn.

6. Sự Cất Lên và Sự Tái Lâm cách rời nhau bảy năm.

7. Những người Ysơraên còn sống chịu đoán xét tại Sự Tái Lâm.

8. Người ngoại bang còn sống chịu đoán xét tại Sự Tái Lâm.

9. Cha mẹ của dân cư Thiên Hy Niên là người sống sót qua các đoán xét giáng trên người Do thái và ngoại bang đang sống.

10. Các tín đồ của Thời Đại Hội Thánh chịu đoán xét trên thiên đàng giữa khoảng Sự Cất Lên và Sự Tái Lâm.

IV. NHỮNG LẬP LUẬN ỦNG HỘ THUYẾT HẬU ĐẠI NẠN

A. Từ Vựng Dùng Cho Sự Tái Lâm

Nói ngắn gọn, lập luận sẽ như thế nầy: Vì các trước giả Tân Ước dùng rất nhiều từ ngữ để mô tả Sự Tái Lâm, nên nếu Sự Cất Lên và Sự Tái Lâm là các biến cố khác biệt cách nhau bảy năm, vì sao họ không dành riêng một chữ để nói đến Sự Cất Lên và một chữ khác nữa cho Sự Tái Lâm thay vì có vẻ dùng chúng thay đổi lẫn nhau?

Chẳng hạn, chữ parousia, nghĩa là “việc đi đến,”“đi đến nơi,” hoặc “sự hiện diện,” và được dùng chỉ về Sự Cất Lên trong ITe 4:15. Chữ nầy cũng được dùng mô tả sự hiện ra lần thứ nhì của Đức Chúa Jesus Christ trong Mat 24:27. Có thể rút ra hai kết luận từ bằng chứng nầy. (1)Parousia mô tả cùng một biến cố đơn, nói rằng Sự Cất Lên và Sự Tái Lâm là một biến cố duy nhất ở cuối Cơn Đại Nạn. (2) Parousia mô tả hai biến cố riêng biệt,cả hai đều đặc trưng bởi sự hiện diện của Chúa, nhưng chúng sẽ không diễn ra đồng thời. Cả hai kết luận trên đều hợp lý.

Hãy xem minh họa sau. Giả sử ông bà nội hãnh diện nói với bạn bè: “Chúng tôi đang đợi đón sự hiện diện (parousia) của đám cháu nội vào tuần tới”; rồi sau đó, khi trò chuyện, họ thêm vào “Vâng, chúng tôi mong đám cháu nội có mặt tại lễ kim hôn của chúng tôi.” Nếu nghe những câu nầy, bạn có thể rút ra một trong hai kết luận sau. (1) Các cháu nội sẽ đến thăm trong tuần tới để dự lễ kim hôn. Nói cách khác, ông bà nội đang nói về việc các cháu mình đến và lễ kỷ niệm như là một biến cố đơn, diễn ra đồng thời. Hoặc (2)Cháu nội sẽ đến thăm ông bà hai lần - một chuyến viếng thăm trong tuần tới (có lẽ là một phần trong chuyến nghỉ hè) và một chuyến đi khác sau đó để dự lễ kim hôn.

THUYẾT HẬU ĐẠI NẠN

1. Sự Cất Lên diễn ra sau Cơn Đại Nạn.

2. Hội Thánh kinh nghiệm Kh 3:10 ở cuối Cơn Đại Nạn.

3. Ngày của Chúa bắt đầu ở lúc kết thúc Cơn Đại Nạn.

4. 1 Têsalônica 5:2-3 xảy ra tại lúc gần cuối Cơn Đại Nạn.

5. 144.000 người được chuộc lúc kết thúc Cơn Đại Nạn.

6. Sự Cất Lên và Sự Tái Lâm là một biến cố đơn duy nhất.

7. Không có sự đoán xét như thế nầy.

8. Người ngoại bang còn sống chịu đoán xét sau Thiên Hy Niên.

9. Cha mẹ của dân cư Thiên Hy Niên ra từ 144.000 người Do thái.

10. Các tín đồ của Thời Đại Hội Thánh chịu đoán xét sau Sự Tái Lâm hoặc lúc kết thúc Thiên Hy Niên.

Tương tự, vì sự hiện diện (parousia) sẽ đặc trưng cho cả Sự Cất Lên lẫn Sự Tái Lâm, nên bản thân chữ nầy không cho biết đây chỉ là một biến cố đơn hay là những biến cố riêng biệt nhau. Nói cách khác, từ vựng được dùng ở đây không nhất thiết chứng minh cho thuyết Tiền hay Hậu Đại Nạn.

Từ ngữ thứ nhì được dùng chỉ về sự hiện đến của Chúa là apokalupsis, có nghĩa là “sự hiện đến - sự bày tỏ.” Chữ nầy xuất hiện trong các phân đoạn nói về Sự Cất Lên như là ICo 1:7 và IPhi 1:7; 4:13, vì khi Đấng Christ đến đón rước Hội Thánh, Ngài sẽ bày tỏ chính Ngài cho Hội Thánh.Khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy. Chữ nầy cũng xuất hiện trong những phân đoạn mô tả Ngài tái lâm trần gian lúc kết thúc Cơn Đại Nạn (IITêsalônica 1:7), vì biến cố đó cũng sẽ bày tỏ Đấng Christ cho thế gian.

Hai kết luận sau đều khả dĩ. (1) Sự Cất Lên và Sự Tái Lâm là cùng một biến cố duy nhất. Vì cả hai đều được gọi là sự hiện ra của Đấng Christ, nên chúng phải diễn ra đồng thời và là một phần của cùng một biến cố tại cuối Cơn Đại Nạn. (2) Cả Sự Cất Lên lẫn Sự Tái Lâm đều bày tỏ Đấng Christ, nhưng không diễn ra cùng lúc hoặc trong cùng những hoàn cảnh y nhau. Do đó, Sự Cất Lên và Sự Tái Lâm có thể cách biệt nhau, giống như thuyết Tiền Đại Nạn đã dạy.

Hãy lưu ý rằng kết luận thứ nhất đã dùng chữ sự hiện ra như là một chữ để liệt kê; có nghĩa bất cứ biến cố nào được nói đến trong toàn bộ các phân đoạn Kinh Thánh có dùng chữ nầy thì chúng đều được chữ này liệt kê như là cùng một biến cố đơn duy nhất. Kết luận thứ nhì xem chữ sự hiện ra là một chữ biểu trưng đặc điểm; tức là chữ nầy được dùng để biểu thị đặc điểm những biến cố khác nhau theo cùng một cách, như là một sự bày tỏ vậy.

Như vậy, ta thấy rõ hơn: từ vựng được dùng trong Tân Ước dường như không chứng minh cho cả thuyết Tiền lẫn Hậu Đại Nạn.

Chữ chủ yếu thứ ba dùng cho Sự Tái Lâm là epiphaneia, có nghĩa “sự hiển hiện, sự biểu lộ.” Tại Sự Tái Lâm, Đấng Christ sẽ hủy diệt Antichrist bằng chính sự hiển hiện của Ngài lúc Ngài đến (IITe 2:8).Chữ nầy cũng được dùng để nói đến hy vọng của tín đồ khi nhìn thấy Chúa (IITi 4:8; Tit 2:13). Chúng ta sẽ kết luận chữ nầy đang liệt kê những câu đó để nói đến cùng một biến cố đơn? Hay chúng ta có thể kết luận: chữ này đang biểu thị đặc trưng của hai biến cố khác nhau như là cả hai đều liên quan đến sự hiển hiện của Đấng Christ nhưng không diễn ra đồng thời? Câu trả lời là kết luận nào cũng được (nhưng không phải cả hai!).

Như vậy rõ ràng, từ vựng không chứng minh cho Sự Cất Lên Tiền Đại Nạn hoặc Sự Cất Lên Hậu Đại Nạn của Hội Thánh.

Vậy, tại sao lập luận nầy vẫn được sử dụng tiếp tục? Đơn giản vì phái Hậu Đại Nạn vẫn tiếp tục tin đây là sự hậu thuẫn hợp lý cho quan điểm của họ, thậm chí còn tuyên bố nó “chứng minh” quan điểm của họ (Ladd, The Blessed Hope, trang 70).

Nhưng giả định cơ bản của Hậu Đại Nạn để tiếp tục sử dụng lập luận nầy ấy là: những từ ngữ nầy là để liệt kê chứ không biểu thị đặc trưng. Đúng là từ vựng có thể làm việc được đó, nhưng cũng chắc chắn không kém ấy là: từ vựng có lẽ không làm được việc đó.

Hãy lấy trường hợp chữ “động cơ.” Xe hơi của tôi có động cơ. Máy giặt của vợ tôi có động cơ. Xe gắn máy của tôi có động cơ.Quạt lò sưởi của chúng ta có động cơ. Máy chụp hình của tôi có động cơ để tự động lên phim. Vậy có phải từ ngữ “động cơ” là một đặc điểm biểu thị đặc trưng của những máy móc rất khác nhau nầy? Hay nó là phương tiện liệt kê chúng để rồi buộc chúng ta sẽ phải kết luận mọi thứ có động cơ thì đều là cùng một đồ vật? Câu trả lời quá hiển nhiên.

Sự hiện diện, sự bày tỏ và sự hiển hiện -chúng mô tả đặc trưng những biến cố khác nhau, hay liệt kê cùng một biến cố?Phái Tiền Đại Nạn chủ trương ý thứ nhất, phái Hậu Đại Nạn kết luận ý thứ nhì.

B. Khải huyền 4-18 không nói Hội Thánh Ở Trên Thiên Đàng

Nhưng Nói Ở Trên Đất

Phái Tiền Đại Nạn nói rằng: dầu chữ “Hội Thánh” xuất hiện 19 lần trong Khải Huyền 1-3, và một lần trong đoạn 22, nhưng không xuất hiện lần nào trong đoạn 4-18, là những đoạn mô tả thời kỳ Đại Nạn.Do đó, họ kết luận: Hội Thánh không ở trên đất trong Cơn Đại Nạn, nhưng ở trên thiên đàng.

Đáp lại, phái Hậu Đại Nạn nói Hội Thánh (tức thế hệ cuối cùng của Hội Thánh) sẽ ở trên đất trong Cơn Đại Nạn, theo như Khải Huyền đoạn 4-18 vì ba nguyên nhân sau: (1) Những đoạn nầy không hề nói Hội Thánh ở trên thiên đàng, là điều mà chúng ta mong đợi Kinh Thánh phải nói nếu đúng như vậy. (2) Sự xuất hiện chữ “thánh đồ” trong đoạn 13:7,10; 16:6; 17:6;và 18:24 cho thấy Hội Thánh thật sự ở trên đất trong Cơn Đại Nạn. (3) Những phần mô tả khác về tín đồ trong Cơn Đại Nạn áp dụng thích hợp cho tín đồ của thời đại Hội Thánh, cho thấy tín đồ trong Cơn Đại Nạn sẽ là thế hệ cuối của tín đồ trong Thời Đại Hội Thánh, và họ sẽ chịu Cơn Đại Nạn. Chúng ta hãy khảo sát và phê bình từng lập luận trên cách chi tiết hơn.

(1) Hội Thánh có ở trên thiên đàng trong Cơn Đại Nạn hay không? Phái Tiền Đại Nạn đáp lại câu hỏi nầy bằng một trong hai, hoặc cả hai cách. Hầu hết đều xác định hai mươi bốn vị trưởng lão là những người đại diện cho Hội Thánh, và vì họ được thấy đang ở trên thiên đàng trong 4:4 và 5:8-10, nên Hội Thánh được đề cập đến như đang ở trên thiên đàng. Một số người nghĩ lập luận nầy đã bị vô hiệu hóa, vì câu Kinh Thánh then chốt trong câu 9-10 nói các trưởng lão đang hát về sự cứu chuộc ở ngôi thứ ba, dường như thể sự cứu chuộc không phải là kinh nghiệm của chính họ vậy (nên do đó họ không thể đại diện cho Hội Thánh, tức là hội đã được cứu chuộc). Hãy lưu ý Môise đã hát bài ca cứu chuộc (mà bản thân ông kinh nghiệm) ở ngôi thứ ba (Xu 15:3,16-17).

Phái Tiền Đại Nạn cũng nói bối cảnh các phong tục hôn nhân của người Hêbơrơ binh vực cho việc Hội Thánh đã ở trên thiên đàng rồi trước khi Đấng Christ hiện đến ở cuối Cơn Đại Nạn. Hôn lễ của người Do Thái gồm rất nhiều bước: thứ nhất là sự hứa hôn (gồm có việc chàng rể tương lai đi từ nhà cha mình đến nhà của cô dâu tương lai, nộp sính lễ, và rồi lập giao ước hôn nhân); thứ nhì, chàng rể quay trở về nhà cha mình và vẫn cứ ở cách biệt với cô dâu trong 12 tháng, trong thời gian đó, chàng rể chuẩn bị những chỗ ăn ở sinh sống cho vợ trong nhà cha mình; thứ ba, chàng rể đến đón cô dâu tại một thời điểm mà cô dâu không biết chính xác; thứ tư, chàng rể cùng với cô dâu quay trở về nhà cha của chàng rể để động phòng hoa chúc và tổ chức tiệc cưới trong bảy ngày tiếp theo (trong thời gian nầy, cô dâu vẫn ở yên trong khuê phòng của nàng).

Trong Kh 19:7-9, bữa tiệc cưới được công bố,và nếu sự so sánh các phong tục hôn lễ của người Hêbơrơ muốn nói lên ý nghĩa nào đó, thì việc công bố nầy giả định rằng hôn lễ đã xảy ra trước đó tại nhà của người cha rồi. Ngày nay, Hội Thánh được mô tả như là một nữ đồng trinh đang chờ đợi chàng rể đến (IICo 11:2); trong Khải Huyền 21, tân nương được gọi là vợ của Chiên Con, cho thấy trước đó, tân nương đã được đưa về nhà cha của chàng rể rồi.Phái Tiền Đại Nạn nói việc nầy đòi hỏi phải có một khoảng thời gian ở giữa Sự Cất Lên và Sự Tái Lâm. Cú coi như Kinh Thánh không nói đây là khoảng thời gian 7 năm, nhưng chắc chắn có phản đối thuyết Hậu Đại Nạn, vì thuyết nầy không có khoảng thời gian nào ở giữa Sự Cất Lên và sự tái lâm.

(2) Chữ “các thánh đồ” có chỉ về các thánh đồ của Thời Đại Hội Thánh không? Thật ra, sự xuất hiện chữ “các thánh đồ” trong 4-18 không chứng minh gì cả cho đến khi bạn biết các thánh đồ đó là ai. Đã có các thánh đồ (những người kính sợ Đức Chúa Trời) trong Cựu Ước (Thi 85:8); hiện nay có các thánh đồ (ICo 1:2); sẽ có các thánh đồ trong những năm Đại Nạn (Kh 13:7). Vấn đề là: Các thánh đồ của Thời Đại Hội Thánh nầy là có khác với các thánh đồ của thời kỳ Đại Nạn (thuyết Tiền Đại Nạn) hay không khác (thuyết Hậu Đại Nạn)? Cách sử dụng từ ngữ trên sẽ không giải đáp được thắc mắc nầy.

(3) Các cụm từ khác có xác định tín đồ trong Cơn Đại Nạn là một với các thánh đồ của Thời Đại Hội Thánh để cho thấy Hội Thánh sẽ phải chịu Cơn Đại Nạn không? Những cụm từ như thế bao gồm “chết trong Chúa” (14:13; cũng xem “chết trong Đấng Christ” ở ITe 4:16-18), “là những kẻ vẫn giữ các điều răn của Đức Chúa Trời” (Kh 12:17; 14:12; đối chiếu 1:9). Dùng những điểm tương tự nầy để chứng minh Hội Thánh sẽ có mặt trong Cơn Đại Nạn thì đòi hỏi sự tương tự đó phải nói đến sự giống y như nhau (một giả định chủ yếu). Mặt khác, người ta sẽ nghĩ rằng những nhóm thánh đồ khác biệt nhau (tức là thánh đồ Thời Đại Hội Thánh và thánh đồ trong Cơn Đại Nạn) được mô tả theo những cách tương tự, vì họ thảy đều là tín đồ.

Đều nầy cũng đúng cho cách dùng chữ “người được chọn.” Có người kết luận: vì kẻ được chọn được nhắc đến như là đang ở trong Cơn Đại Nạn trong Mat 24:22,24,31, nên Hội Thánh sẽ trải qua Cơn Đại Nạn.Nhưng chữ “người được chọn” muốn nói đến điều gì? Vị vua ngoại đạo Siru đã được gọi là kẻ chịu xức dầu của Đức Chúa Trời (Es 45:1). Đấng Christ cũng vậy (Thi 2:2). Ysơraên được gọi là kẻ được chọn của Đức Chúa Trời (Es 45:4), dầu dân tộc nầy bao gồm cả những người đã được chuộc lẫn người chưa được chuộc. Đấng Christ cũng là Đấng được chọn lựa của Đức Chúa Trời (41:1). Hội Thánh cũng vậy (Co 3:12). Một số các thiên sứ cũng được gọi như vậy (ITi 5:21). Mọi kẻ được chọn không phải là y như nhau, và những kẻ được chọn trong Thời Đại Nạn không nhất thiết phải cùng là một với người được chọn của Hội Thánh chỉ vì cớ đã dùng cùng một từ ngữ để nói đến hai nhóm người nầy.

C. IITe 1:5-10 Được Giải Nghĩa Đúng Nhất Là Lời Dạy Về Hậu Đại Nạn

Phái Hậu Đại Nạn hiểu phân đoạn nầy nói rằng:“Phaolô đem việc giải thoát Cơ đốc nhân khỏi sự bắt bớ đặt vào thời điểm Đấng Christ tái lâm sau Cơn Đại Nạn để đoán xét kẻ chẳng tin, trong khi theo thuyết Tiền Đại Nạn, sự giải thoát nầy sẽ xảy ra trước đó bảy năm” (Gundry, The Church and the Tribulation, trang 113). Nói cách khác, vì sự giải thoát xuất hiện tại Sự Tái Lâm, và sự giải thoát có liên hệ với Sự Cất Lên, nên Sự Cất Lên phải xảy ra cùng một thời điểm với Sự Tái Lâm.

Chúng ta hãy khảo sát những câu trả lời của thuyết Hậu Đại Nạn cho ba câu hỏi về phân đoạn nầy.

(1) Đề tài thảo luận của Phaolô trong những câu Kinh Thánh nầy là gì? Câu trả lời của phái Hậu Đại Nạn là: giải thoát Cơ đốc nhân khỏi sự bắt bớ.

(2) Sự giải thoát nầy sẽ xảy ra khi nào? Tại sự tái lâm Hậu Đại Nạn của Đấng Christ.

(3) Nhóm người nào sẽ kinh nghiệm sự giải thoát nầy? Hiển nhiên, chỉ những Cơ đốc nhân nào còn sống sót qua Cơn Đại Nạn và còn sống tại lúc Sự Cất Lên Hậu Đại Nạn.

Trước hết, hãy quan sát câu trả lời của phái Hậu Đại Nạn cho câu hỏi thứ ba. Phân đoạn nầy chỉ nói đến sự giải thoát Cơ đốc nhân đang sống ở lúc kết thúc Cơn Đại Nạn. Nếu đúng như thế, vì sao Phaolô dường như phớt lờ người Têsalônica, là những người đã chịu bắt bớ và đã qua đời rồi?Sự chết đã là phương tiện để giải thoát họ. Thực ra, vì sao ông không đề cập phương tiện giải thoát nầy, là điều mà một số những người được ông viết thư cho vẫn chưa kinh nghiệm? Chắc chắn việc cất những người còn sống lên không trung sẽ đem lại sự giải thoát khỏi cơn bắt bớ, nhưng chỉ có một tỉ lệ phần trăm tín đồ tương đối nhỏ sẽ kinh nghiệm được phương tiện giải thoát đó, vì hầu hết đều đã chết trước Sự Cất Lên. Nếu sự giải thoát là mối quan tâm chính của Phaolô ở đây, và nếu sự giải thoát đó sẽ đến tại Sự Cất Lên Hậu Đại Nạn, thì Phaolô đang đem niềm hy vọng được giải thoát đó đến cho một tập thể tín đồ rất ít người.

Khi xem xét phân đoạn nầy từ quan điểm Hậu Đại Nạn, ta phải kết luận: sự giải thoát Cơ đốc nhân được liên kết với sự đoán xét bằng ngọn lửa hừng trên người chưa tin. Điều nầy không được mô tả qua việc gặp Chúa và ở đời đời với Ngài, cũng không qua sự sống lại cho những người đã chết,như các phân đoạn Kinh Thánh khác nói về Sự Cất Lên đã mô tả. Rõ ràng, nếu kẻ thù của mình bị hình phạt, thì sẽ có sự giải thoát ra khỏi sự bắt bớ. Nhưng ý ở đây chính là: Sự Cất Lên được mô tả chỗ nào trong phân đoạn nầy đây? Phương diện đoán xét của Sự Tái Lâm được nhấn mạnh nổi bật, và dầu Sự Cất Lên là phần mở đầu Sự Tái Lâm - theo thuyết Hậu Đại Nạn, nhưng phần mở đầu đó hoàn toàn vắng mặt trong phần thảo luận nầy.

Nếu Phaolô tin rõ ràng vào Sự Cất Lên Hậu Đại Nạn, vậy tại sao ông không đề cập đến nó, bởi vì chính giây phút được cất lên -chứ không phải sự đoán xét sau đó trên kẻ thù của Đức Chúa Trời - mới là giây phút đem lại sự giải thoát. Cơ đốc nhân nào sống trong Cơn Đại Nạn (nếu thuyết Hậu Đại Nạn là đúng) thì sẽ được giải thoát khỏi sự bắt bớ ngay giây phút họ được cất lên, bất luận Đấng Christ có đoán xét kẻ thù họ tại cùng thời điểm đó hay không.

Hãy để ý một số những từ ngữ trong phân đoạn nầy nhấn mạnh việc Đức Chúa Trời đoán xét kẻ thù Ngài: “Sự đoán xét công bình”(IITe 1:5), “Sự công bình” (c.6), “báo” (c.6), “điều khổ” (c.6), “ngọn lửa hừng”(c.7), và “báo thù” (c.8). Từ vựng nầy vắng mặt cách lạ lùng trong những phân đoạn nói về Sự Cất Lên ở Gi 14:1-3, ICo 15:51-58, và ITe 4:13-18. Thực ra, có thể tìm thấy Sự Cất Lên trong phân đoạn nầy chỉ khi nào kế hoạch lai thế học của người ấy áp đặt nó vào đó. Phép chú giải kinh không tạo ra Sự Cất Lên từ phân đoạn Kinh Thánh nầy.

Vì sao cách sử dụng phân đoạn nầy của phái Hậu Đại Nạn lại lộn xộn đến như thế? Chỉ vì cớ họ đã trả lời sai câu hỏi thứ nhất.Câu hỏi ấy là: Đề tài Phaolô đang thảo luận ở đây là gì? Và phái Hậu Đại Nạn trả lời: Đó là sự giải thoát Cơ đốc nhân khỏi sự bắt bớ.

Đề tài của phân đoạn nầy không phải là sự giải thoát mà là sự minh oan. Phaolô không tập trung vào thời điểm hay phương cách để cho những tín đồ Têsalônica đang bị bắt bớ nầy được giảm bớt sự bắt bớ; trái lại,ông bảo đảm với họ rằng Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ thù Ngài và bởi đó minh oan cho những người đã chịu khổ.

Một trong những biểu hiện ngoạn mục nhất về sự đoán xét của Đức Chúa Trời sẽ diễn ra khi Đấng Christ tái lâm, lúc đó các đạo binh thế gian dàn trận tại Hamaghêđôn bị Ngài đánh bại, và là lúc mọi người đang sống đều phải ra mắt Ngài (Exe 20:33-44; Mat 25:31-46). Sự báo thù sẽ giáng trên chính những kẻ đang còn sống tại thời điểm đó. Những kẻ chối bỏ Đấng Christ mà đã qua đời rồi thì sẽ không bị đoán xét cho đến sau Thiên Hy Niên, tại Tòa Án Lớn Và Trắng. Nghĩ lại, chúng ta biết sự thật là không một người chưa được cứu nào đã thật sự bắt bớ người Têsalônica sẽ bị đoán xét tại Sự Tái Lâm, nhưng họ sẽ bị đoán xét tại Tòa Án Lớn và Trắng.

Vì sự minh oan mới chính là đề tài ở đây,nên điều đó giải thích vì sao Phaolô không nhắc đến Sự Cất Lên trong phân đoạn nầy, vì Sự Cất Lên không phải là thời điểm minh oan sự công bình của Đức Chúa Trời bằng cách đoán xét thế gian. Đây chính là thời điểm giải thoát, của hy vọng,của lúc được gặp mặt Chúa. Một số tín đồ Têsalônica đã gặp được sự giải thoát qua sự chết, thậm chí trước khi Phaolô viết thư nầy. Cuối cùng, mọi tín đồ Têsalônica đều gặp sự giải thoát theo cách đó. Kể từ thế kỷ thứ nhất, rất nhiều Cơ đốc nhân bị bắt bớ đã gặp được sự giải thoát nầy qua sự chết. Một số sẽ gặp sự giải thoát đó tại Sự Cất Lên Tiền Đại Nạn. Nhưng chỉ những tín đồ nào còn sống tại cuối Cơn Đại Nạn thì họ mới thấy sự giải thoát tại bấy giờ, không phải vì Sự Cất Lên xảy ra tại lúc bấy giờ, nhưng vì họ đã vượt qua thành công những sự đoán xét để chứng kiến kẻ thù mình bị đoán phạt.

Nhưng nếu sự minh oan tại lúc Sự Tái Lâm chỉ giáng trên một nhóm kẻ thù Đấng Christ tương đối nhỏ (hãy nghĩ xem, so với nhóm người rất đông những kẻ đã chống đối Ngài suốt bao thế kỷ), thì tại sao thời điểm minh oan đặc biệt nầy lại được nổi bật đến như thế? Đơn giản vì kỳ cuối cùng của Cơn Đại Nạn dẫn đến một đỉnh điểm cho sự dấy nghịch lâu dài của con người, mà nó sẽ bị chận đứng bởi sự can thiệp đích thân của Chúa. Không phải toàn bộ kẻ thù của Chúa sẽ bị đoán xét lúc bấy giờ, nhưng chỉ những kẻ làm hình ảnh hoàn hảo nhất của sự dấy nghịch. Dầu sự bắt bớ người Têsalônica có khủng khiếp đến đâu,dầu những bắt bớ tín đồ diễn ra từ sau đó đến nay có kinh khiếp đến đâu, những bắt bớ trong quá khứ hay trong hiện tại vẫn không sánh kịp với điều sẽ diễn ra trong thời kỳ Cơn Đại Nạn.

Hãy suy gẫm sự so sánh nầy. Các antichrist đã có mặt trong thế kỷ thứ nhất (IGi 2:18). Các antichrist đã đến rồi đi suốt các thế kỷ. Nhưng Antichrist vĩ đại kia vẫn chưa hiện ra trên diễn đàn lịch sử,và hắn sẽ là mẫu hoàn hảo nhất cho sự chống đối Đức Chúa Trời. Các antichrist khác hiện đang ở trong âm phủ chờ bị đoán xét vào cuối Thiên Hy Niên, để bị quăng vào hồ lửa đời đời. Nhưng Antichrist vĩ đại kia sẽ bị đoán xét tại Sự Tái Lâm, và khi hắn bị đoán xét, Đức Chúa Trời sẽ được minh oan trên mọi antichrist, dầu vậy sự đoán xét cụ thể cho họ sẽ diễn ra sau đó rất lâu.

Toàn bộ những kẻ bắt bớ tín đồ cũng sẽ bị đoán xét sau đó nữa. Sự đoán xét những kẻ đang còn sống tại Sự Tái Lâm sẽ minh oan sự công bình của Đức Chúa Trời đối với họ và với mọi kẻ bắt bớ đã chết trước họ.

Nếu sự chết hoặc Sự Cất Lên đem đến sự giải thoát khỏi bắt bớ cá nhân, tại sao tín đồ phải quan tâm đến sự minh oan nầy trong tương lai? Bởi vì vụ kiện những kẻ bắt bớ không thể kết thúc cho đến chừng nào Đấng Christ được minh oan và sự công bình được thắng hơn. Sự bắt bớ có thể dừng khi sự chết xảy ra, nhưng vụ kiện những kẻ bắt bớ tín đồ không thể kết thúc cho đến chừng họ bị đoán xét. Và tín đồ quan tâm không những sự giải cứu mà còn sự minh oan nữa.

Hãy để ý ví dụ của Kinh Thánh về nguyên tắc đó. Hãy nghe lời những kẻ tuận đạo trong Cơn Đại Nạn trên thiên đàng, trước khi kết thúc Cơn Đại Nạn, lớn tiếng kêu cầu cùng Đức Chúa Trời để được minh oan (Kh 6:9-11). Họ đã hỏi “Lạy Chúa là Đấng Thánh và chân thật, Chúa trì hưỡn xét đoán và chẳng vì huyết chúng tôi báo thù những kẻ ở trên đất cho đến chừng nào?”Đương nhiên, họ đã được giải thoát qua sự chết thuộc thể và hiện đang ở trên thiên đàng; thế nhưng họ vẫn quan tâm đến sự minh oan. Và Chúa đáp lời rằng họ sẽ phải chờ đợi sự minh oan đó ít lâu nữa, cho đến chừng những người khác cũng đã chịu tuận đạo trên đất.

Trong ITe 1:10 và 5:9, Phaolô đã mở rộng hi vọng và sự bảo đảm được thoát khỏi cơn thạnh nộ bởi phương tiện là Sự Cất Lên Tiền Đại Nạn. Trong IITêsalônica 1, ông bảo đảm với độc giả rằng kẻ thù của Chúa sẽ bị đoán xét.

Tóm lại, đoạn 1 không dạy rằng sự giải cứu khỏi bắt bớ sẽ bắt buộc diễn ra đồng thời với Sự Tái Lâm. Nó cũng không mô tả Sự Cất Lên, nhưng tập trung vào sự đoán xét kẻ gian ác và sự minh oan của Đấng Christ sẽ diễn ra tại Sự Tái Lâm. Sự minh oan đó đem lại sự bảo đảm cho thánh đồ thuộc mọi thời đại rằng: Sự công bình sẽ thắng hơn.