0016“Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng con, hãy suy ngẫm ngày và đêm, để cẩn thận làm theo mọi điều đã chép trong đó. Vì như thế, con mới được thịnh vượng trong con đường mình và mới thành công” (Giô-suê 1:8 BHĐ).

Có rất nhiều điều bạn có thể làm để mở khóa những món quà Kinh Thánh trao tặng, như đọc Kinh Thánh, học Kinh Thánh và học thuộc các câu Kinh Thánh. Nhưng bạn cũng cần phải suy ngẫm Lời Chúa. Thư 2Ti-mô-thê 2:7 chép, “Hãy suy nghĩ điều ta nói, vì Chúa sẽ ban cho con sự hiểu biết trong mọi việc.” Khi bạn suy ngẫm Kinh Thánh, Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn sự hiểu biết càng hơn về Lời Ngài.

Suy ngẫm nghĩa là gì? Nó đơn giản có nghĩa là suy nghĩ thật nghiêm túc về một điều gì đó. Nghĩa là bạn tập trung tâm trí của mình. Bạn đang tự hỏi làm thế nào để suy ngẫm? Nếu bạn biết cách lo lắng thì bạn đã biết cách suy ngẫm rồi vì lo lắng chẳng qua là sự suy ngẫm tiêu cực. Khi bạn lo lắng, bạn có một tư tưởng tiêu cực và cứ nghĩ mãi về nó. Càng lo lắng, tư tưởng của bạn càng tiêu cực hơn.

Khi bạn suy ngẫm Lời Chúa cũng vậy: Bạn ngẫm nghĩ mãi về một phân đoạn trong Kinh Thánh. Nhưng không giống như lo lắng, suy ngẫm Lời Chúa đem lại những kết quả tích cực.

Một phương cách để suy ngẫm Kinh Thánh là thực hiện hành động mà tôi gọi là “tuyên rao” lời ấy. Hãy đọc lớn tiếng một câu Kinh Thánh nhiều lần. Mỗi lần đọc, hãy nhấn mạnh một từ khác nhau. Thử lấy Phi-líp 4:13 làm ví dụ, “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban năng lực cho tôi.” Lần đầu đọc lớn tiếng câu Kinh Thánh này, hãy nhấn mạnh chữ “Tôi.” Lần tiếp theo nhấn mạnh chữ “làm được.” Và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nhấn mạnh từ cuối cùng. Mỗi lần đọc câu Kinh Thánh ấy, ý nghĩa của nó mang một sắc thái khác nhau.

Một công cụ khác giúp suy ngẫm Lời Chúa là dùng phương pháp bắc cầu. Bên dưới mỗi câu chuyện trong Kinh Thánh là một nguyên tắc bất di bất dịch và phương pháp bắc cầu giúp bạn tìm ra nguyên tắc ấy. Đầu tiên, bạn đọc câu chuyện và đặt câu hỏi nó có ý nghĩa gì. Rồi bạn tìm hiểu nguyên tắc bất di bất dịch dạy dỗ trong câu chuyện ấy. Rồi bạn cá nhân hóa nó bằng cách tự hỏi điều đó có ý nghĩa gì đối với bạn trong ngày hôm nay.

Kinh Thánh hứa ban nhiều phước hạnh lớn lao nếu bạn dành thời gian suy ngẫm Lời chép trong đó: “Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng con, hãy suy ngẫm ngày và đêm, để cẩn thận làm theo mọi điều đã chép trong đó. Vì như thế, con mới được thịnh vượng trong con đường mình và mới thành công” (Giô-suê 1:8).

Hãy dành thời gian để phát triển thói quen suy ngẫm Lời Chúa và bạn sẽ gặt hái được nhiều lợi ích cho cuộc đời mình.

Câu Hỏi Suy Ngẫm

  • Lo lắng và suy ngẫm Lời Chúa giống nhau thế nào? Suy ngẫm Lời Chúa đem lại những kết quả tích cực gì?
  • Hãy chọn một câu Kinh Thánh và thực hành “tuyên rao”, đọc lớn tiếng vài lần và mỗi lần đọc nhấn mạnh một chữ khác nhau. Đức Chúa Trời dạy bạn điều gì qua việc suy ngẫm một câu Kinh Thánh theo cách này?
  • Hãy chọn một câu chuyện trong Kinh Thánh, dùng “phương pháp bắc cầu” được giới thiệu trong bài tĩnh nguyện hôm nay trên Daily Hope để suy ngẫm về phân đoạn ấy. Ghi lại những gì bạn học được và chia sẻ với một người bạn.

 

 

 


To Gain Insight into God’s Word, Learn to Meditate on It

By Rick Warren -

 

“Keep this Book of the Law always on your lips; meditate on it day and night, so that you may be careful to do everything written in it. Then you will be prosperous and successful.”

Joshua 1:8 (NIV)

There are so many things you can do to unlock the gifts the Bible offers. You can read Scripture, study it, and memorize it. But you should also meditate on it. Second Timothy 2:7 says, “Reflect on what I am saying, for the Lord will give you insight into all this” (NIV). When you reflect on the Bible—when you meditate on it—God gives you more insight into his Word.

What does it mean to meditate? It simply means to think seriously about something. It means you engage your mind. Wondering how to meditate? If you know how to worry, you know how to meditate. Worry is simply negative meditation. When you worry, you take a negative thought and go over and over it in your mind. And the more you worry, the bigger your thought gets.

In meditation, you do the same thing with Scripture: You go over and over a passage of the Bible in your mind. But unlike with worry, meditating on Scripture produces positive results.

One of the ways you can meditate on Scripture is by doing what I call “pronouncing” it. Say a Bible verse aloud over and over again. Each time you say it, emphasize a different word. Take Philippians 4:13, for example: “I can do all things through Christ who strengthens me” (NKJV). The first time you say the verse, emphasize I. The next time emphasize can. And so on, until you emphasize the last word of the verse. Each time you say the verse, its meaning will be nuanced in a different way.

Another tool for meditating is a reflection bridge. Beneath every story in the Bible is a timeless principle, and the reflection bridge helps you find it. First, you read the story and ask what it meant when it first happened. Then you ask what timeless principle it’s teaching. Then you personalize it by asking what it means to you today.

The Bible promises tremendous blessings if you spend time meditating on it: “Keep this Book of the Law always on your lips; meditate on it day and night, so that you may be careful to do everything written in it. Then you will be prosperous and successful” (Joshua 1:8 NIV).

Take the time now to develop the habit of meditating on God’s Word, and you’ll reap the benefits for the rest of your life.

Talk It Over

  • How are worry and meditating on Scripture similar? What positive results come from meditating on God’s Word?
  • Choose one Scripture verse and practice “pronouncing” it, saying it aloud several times and emphasizing a different word each time. What does God teach you through meditating on a Scripture verse in that way?
  • Choose a story from the Bible. Use the “reflection bridge” process described in today’s Daily Hope to meditate on that passage. Write down your insights, or share them with a friend.