0162“Tất cả anh em phải... cảm thông, yêu mến anh em trong Chúa, có lòng nhân từ và tâm tình khiêm nhu.” (1Phi-e-rơ 3:8 BHĐ).

Những lời, những câu được nói ra trong một cuộc trò chuyện không quan trọng bằng những cảm xúc mà họ muốn bày tỏ ra. Có đôi lúc một người đang nói về một điều nhưng cảm xúc của họ lại khác hẳn.

Nếu bạn muốn trở thành một người biết lắng nghe, thì bạn cần phải đọc thấy được những câu nói của người khác, ngay cả khi mình rất dễ bị xúc phạm vì những điều họ đang nói. Những người bị tổn thương hay có khuynh hướng gây tổn thương người khác, và lời nói là một vũ khí hữu hiệu để gây tổn thương.

Thông thường một người có phản ứng hùng hổ, công kích hoặc bực tức, phản kháng là vì họ có nỗi sợ hãi, bất an, hoặc nãn lòng thất vọng.

Vì thế một khi bạn nhận biết được những cảm xúc mà người kia đang trải qua thì việc tập trung lắng nghe những gì họ thật sự đang cố gắng diễn đạt sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Thật khó mà thông cảm hơn khi trong đầu óc chúng ta cho rằng những điều bất nhã, hằn học người khác nói ra chỉ vì họ là người hung dữ, cay nghiệt.

Không phải lúc nào lời nói cũng cho chúng ta thấy rõ toàn bộ vấn đề. Đôi khi bạn phải hiểu được lý do, nguyên nhân làm cho họ bực mình. Bạn phải thấy được, cảm nhận những gì người đó đang phải trải qua bạn mới hiểu được tại sao vấn đề này lại quan trọng, lại có thể khiến người đó có phản ứng nóng giận, bực tức đau lòng như vậy.  Bạn cần phải lắng nghe những lời phàn nàn, trách móc và hiểu rằng đôi khi những điều đó không liên quan chút gì đến bạn.

Học lắng nghe trong tình yêu thương có nghĩa là nhìn xuyên thấu được thấy được cảm xúc tâm trạng của người khác qua những lời nói mà người đó nói qua.  

“Tất cả anh em phải… cảm thông, yêu mến anh em trong Chúa, có lòng nhân từ và tâm tình khiêm nhu.” (1Phi-e-rơ 3:8 BHĐ).

Khi bạn khiêm tốn, trí óc bạn sẽ cởi mở đón nhận những ý tưởng mới. Khi bạn yêu thương và cảm thông, bạn không còn nghĩ đến việc trả đủa. Khi một người căm giận với bạn, bạn không bực tức phiền lòng vì cơn giận của họ nhưng tìm hiểu xem, “Họ đang sợ hãi điều gì? Họ đang lo lắng về điều gì? Điều gì đã gây cho họ tổn thương?”

Không phải lúc nào bạn cũng biết rõ về người khác để có thể tìm ra nguyên nhân khiến học lo âu, căng thẳng, buồn bã. Có thể bạn cũng không thể biết được cảm xúc thật bên trong của họ là gì. Khi điều đó xảy ra, bạn chỉ có thể chấp nhận rằng ắt hẳn phải có lý do chính đáng nào đó mới khiển cư xử một cách bất nhã, bất lịch sự, thiếu tử tế như vậy. Bạn nên chọn cách đối xử khiêm nhường và ân cần, nhân hậu hơn là tranh dành phần thắng trong khi đàm thoại.

Ngay cả đang khi đối diện với những lời lẽ nóng nảy, cay nghiệt, một người biết lắng nghe là người luôn chọn cách đối đáp lại bằng tình yêu thương.

Câu hỏi suy gẫm & áp dụng

1.      Sự khác nhau giữa thông cảm (sympathy) và đồng cảm (empathy) là gì?  Giữa thông cảm và đồng cảm điều nào khó hơn?

2.      Để có thể thấy được cảm xúc của một người chỉ qua những câu họ nói, người lắng nghe phải có những đặc điểm nào? Bạn cần trau dồi những đặc điểm nào để trở thành người biết lắng nghe?

3.      Cho rằng một người chỉ vô tình làm chứ không có dụng tâm xấu xa sẽ giúp chúng ta trong mối quan hệ với người khác như thế nào?

 


 

 

 

Look Beyond The Words To The Feelings

By Rick Warren — 

“Sympathize with each other. Love each other as brothers and sisters. Be tenderhearted, and keep a humble attitude” (1 Peter 3:8 NLT).

What people say in a conversation is not nearly as important as what they are feeling. Many times, someone is saying one thing and feeling another.

If you’re going to be a great listener, then you need to look past people’s words, even when what they’re saying is offensive. Hurt people hurt people, and words are an effective weapon.

When people lash out or get defensive, it’s often because they’re afraid, insecure, or frustrated.

And you know what? Once you recognize people may be feeling those things, it’s much easier to focus on listening to what they’re really trying to say. It’s much harder to be sympathetic when you think people are saying something unkind because they’re just spiteful or mean.

Words don’t always give you the whole picture. You sometimes have to look for the open nerve. You have to look at what someone has experienced. You have to ask why this issue may be a big deal to the person. You listen for the pain, understanding that sometimes the pain doesn’t have anything to do with you. Some pain is so deep it clouds every interaction someone has. The words may just be a mask for pain.

Learning to listen in love means looking past the things people are saying to what they might be feeling.

“Sympathize with each other. Love each other as brothers and sisters. Be tenderhearted, and keep a humble attitude” (1 Peter 3:8 NLT).

When you’re humble, you’re open to new ideas. When you’re loving and sympathetic, you don’t bite back. If people get angry with you, you know to look past their anger and ask, “What are they afraid of? What are they anxious or fearful about? What has hurt them?”

You won’t always know people well enough to figure out exactly what’s pressing on their nerves. You may not be able to figure out what’s going on with their emotions. When that happens, you just have to give them the benefit of the doubt. You have to choose humility and kindness over getting the last word. You have to give people grace instead of getting even or making your point.

Even when faced with harsh words, a great listener always chooses love.

Talk It Over

  • What’s the difference between sympathy and empathy? Is it more difficult to feel sympathy or empathy for someone?
  • In order to be able to look past someone’s words to their feelings, what characteristics of a great listener will you have to cultivate in your life?
  • What does it mean to give someone the benefit of the doubt?