0686“Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì” (Lu 23:34 TTHĐ).

Tha thứ có lẽ là từ ngữ bị sử dụng sai và bị hiểu sai nhiều nhất trong nền văn hóa của chúng ta. Bạn có thể nghĩ mình biết hết tất cả về sự tha thứ, nhưng, nếu bạn giống như nhiều người khác, bạn thật sự không biết.

Đây là một bài kiểm tra giúp bạn đo lường được sự hiểu biết của mình về sự tha thứ; hãy quyết định xem mỗi câu dưới đây là đúng hay sai:

1. Một người không nên được tha thứ cho đến khi họ xin được tha.

2. Tha thứ bao gồm việc giảm nhẹ đi sự xúc phạm và sự đau đớn mà nó gây ra.

3. Tha thứ bao gồm việc khôi phục lại lòng tin cậy và tái hợp mối quan hệ.

4. Bạn chưa thật sự tha thứ cho đến khi bạn quên đi sự xúc phạm.

5. Khi bạn thấy một người nào đó bị tổn thương, bạn có bổn phận phải tha thứ cho người gây tổn thương cho người khác.

Khi bạn đọc Kinh Thánh và học biết những gì Chúa nói về sự tha thứ, bạn sẽ khám phá ra rằng tất cả năm câu đó đều sai.

Vì hầu hết mọi người không hiểu về sự tha thứ, chúng ta sẽ dành vài ngày tới đây để xem sự tha thứ thật sự là gì.

Thứ nhất, sự tha thứ thật sự là vô điều kiện. Không có điều kiện nào kèm theo cả. Bạn không làm việc để kiếm được nó. Bạn không đáng để có được nó. Bạn không mặc cả để được nó. Sự tha thứ không dựa trên lời hứa là sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Bạn ban sự tha thứ cho một người nào đó cho dù họ có xin được tha thứ hay không.

Khi Chúa Jêsus giang tay trên thập tự giá và nói rằng, “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì” không ai đã cầu xin điều đó cả (Lu 23:34 NIV). Không có ai đã nói rằng, “Chúa Jêsus ơi, xin hãy tha thứ cho tôi về những điều tôi đang làm với Chúa.” Ngài chỉ ban cho. Ngài đã chủ động.

Thứ hai, tha thứ không phải làm giảm đi mức độ nghiêm trọng của sự vi phạm. Khi một người nào đó cầu xin sự tha thứ của bạn và bạn trả lời rằng, “Không sao đâu. Thật ra nó không tổn thương gì lắm đâu,” điều đó thật ra làm giảm giá trị của sự tha thứ. Nếu sự xúc phạm đó không phải là một điều lớn lao, thì bạn không cần phải xin hay cho người khác sự tha thứ.

Tha thứ dành cho những việc lớn lao. Bạn không dùng nó cho những điều nhỏ nhặt, không đáng kể; những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống chỉ cần đến sự kiên nhẫn và chấp nhận. Những sai trái lớn trong cuộc sống mới cần sự tha thứ – và những sai trái lớn đó không nên xem nhẹ. Nếu sự xúc phạm đó là lớn lao, hãy thừa nhận. Và rồi hoặc là tha thứ, hoặc là xin được tha thứ.

Hiểu được sự tha thứ rồi thì bước đầu tiên là thực hành nó. Vì vậy, lần tới khi bạn xúc phạm một người nào đó, hay bạn là người bị xúc phạm, hãy nhớ hai điều này: Thứ nhất, sự tha thứ là vô điều kiện. Và, thứ hai, sự tha thứ không bao giờ giảm nhẹ đi hành vi sai trái.

CÂU HỎI SUY GẪM & ÁP DỤNG

1.    Có một người nào đó mà bạn đã tha thứ một cách có điều kiện – với những đòi hỏi kèm theo không? Làm thế nào để bạn tiến tới sự tha thứ vô điều kiện ngày hôm nay?

2.    Tại sao lại khó để tha thứ cho một người chưa xin được tha thứ? Làm thế nào để bạn có thể tha thứ, ngay cả khi người phạm chưa xin điều đó?

3.    Thái độ của bạn về sự tha thứ thay đổi thế nào khi bạn nghĩ đến cách Chúa Jêsus đã tha thứ bạn?

 

 

 


WHAT FORGIVENESS REALLY IS

By Rick Warren —

“Father, forgive them, for they do not know what they are doing" (Luke 23:34 NIV).

Forgiveness may be the most misused, misapplied, and misunderstood quality in our culture. You may think you know what forgiveness is all about, but, if you’re like most people, you really don’t.

Here’s a quiz to help you gauge your understanding of forgiveness; decide if each statement is true or false.

1. A person should not be forgiven until they ask for it.

2. Forgiving includes minimizing the offense and the pain caused.

3. Forgiveness includes restoring trust and reuniting a relationship.

4. You haven’t really forgiven until you’ve forgotten the offense.

5. When you see somebody hurt, it is your duty to forgive the offender.

When you read the Bible and learn what God has to say about forgiveness, you discover that all five of those statements are false.

Since most people don’t understand forgiveness, we’re going to spend the next few days looking at what forgiveness really is.

First, real forgiveness is unconditional. There are no requirements attached to it. You don’t earn it. You don’t deserve it. You don’t bargain for it. Forgiveness is not based on a promise to never do it again. You offer forgiveness to somebody whether they ask for it or not.

When Jesus stretched out his hands on the cross and said, “Father, forgive them, for they do not know what they are doing,” nobody had asked for it (Luke 23:34 NIV). Nobody had said, “Jesus, please forgive me for what we’re doing to you.” He just offered it. He took the initiative.

Second, forgiveness isn’t minimizing the seriousness of the offense. When somebody asks for your forgiveness and you say, “It’s no big deal. It really didn’t hurt,” that actually cheapens forgiveness. If the offense wasn’t a big deal, then you don’t need to ask for or offer forgiveness.

Forgiveness is for the big stuff. You don’t use it for slights that are just minor issues; life’s small slights just require patience and acceptance. It’s life’s big wrongs that require forgiveness—and those wrongs shouldn’t be minimized. If an offense was a big deal, admit that it was. And then forgive, or ask for forgiveness.

Understanding forgiveness is the first step to living it out. So the next time you’ve offended someone, or have been offended yourself, remember these two things: First, forgiveness is unconditional. And, second, forgiveness never minimizes the wrong.

Talk It Over

- Is there someone you’ve forgiven conditionally—with requirements attached? How can you move toward unconditional forgiveness today?

- Why is it so hard to offer forgiveness to someone who has not asked for it? How can you forgive, even when the offender never asks for it?

- How does your attitude about forgiveness change when you consider how Christ forgave you?