- Chuyên mục: Tĩnh Nguyện Hằng Ngày - Mục sư Rick Warren
“Hỡi người Cô-rinh-tô, chúng tôi đã nói lời thật lòng, chúng tôi đã mở rộng tấm lòng chúng tôi ra cho anh em.” IICô-rinh-tô 6:11
Bạn có muốn giúp đỡ những người đang chịu đau khổ không? Vậy thì bạn cần phải sẵn sàng chia sẻ về việc sự đau đớn của bạn đã giúp bạn có được sự chú ý như thế nào.
Đau đớn là đèn báo động cho chúng ta biết có điều gì đó không ổn và chúng ta cần phải chú ý. Bạn có thể nghĩ ra được rất nhiều thí dụ về những lúc mà đau đớn đã thu hút sự chú ý của bạn.
Sứ đồ Phao-lô đã trải qua rất nhiều sự đau đớn trong đời sống và ông đã kể ra cách cởi mở những câu chuyện về sự đau đớn của mình để giúp đỡ người khác. Khi bạn chia sẻ về sự đau đớn của chính mình để giúp đỡ người khác, hãy làm ba điều sau.
Trước tiên, hãy cởi mở thành thật về cảm xúc của mình. Bạn không thể nào che giấu cảm xúc của mình và giúp đỡ người khác cùng một lúc được. Phao-lô nói với Hội Thánh Cô-rinh-tô rằng: “Chúng tôi đã nói lời thật lòng, chúng tôi đã mở rộng tấm lòng chúng tôi ra cho anh em” (IICô-rinh-tô 6:11). Khi bạn bị đau ốm, bạn có nói với người khác rằng bạn cảm thấy mình không được khỏe lắm không? Khi bạn thất vọng hoặc nản lòng, bạn có nói ra cho người khác biết không? Nói rằng bạn “không sao hết” là câu trả lời dễ dàng, nhưng nó sẽ không bao giờ đóng góp được gì cho một mối quan hệ đích thực.
Thứ hai, hãy khiêm nhường về lỗi lầm của mình. Phao-lô nói trong Ga-la-ti 6:5, “Mỗi người sẽ phải mang lấy lỗi lầm và gánh nặng của riêng mình. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả!” Vì bạn biết là mình không hoàn hảo, nên đừng cố làm như mình hoàn hảo. Người khác không cần bạn phải hoàn hảo. Họ chỉ cần bạn chân thật.
Thứ ba, hãy thành thật về sự sợ hãi của mình. Phao-lô nói trong IICô-rinh-tô 12:20 rằng, “Vì tôi ngại rằng khi tôi đến thấy anh em không như tôi mong đợi, còn anh em cũng thấy chúng tôi không như anh em mong muốn.” Bạn đã bao giờ thành thật mở rộng lòng mình ra để chia sẻ sự sợ hãi của mình với một người nào đó, ngay cả khi điều đó khiến bạn dễ bị tổn thương chưa? Một người theo Chúa vĩ đại nhất từng sống đã thừa nhận rằng ông có những sự sợ hãi. Đó là sự thành thật cần phải có trong các mối quan hệ đích thực.
Những người đang bị tổn thương quanh bạn cần được nghe về việc bạn đã vật vã, đấu tranh như thế nào và Chúa đã giúp bạn vượt qua như thế nào — nhưng họ không cần điều đó được trang trí bằng một chiếc nơ xinh đẹp.
Tất cả chúng ta đều có những cảm xúc, lỗi lầm và sợ hãi. Đã đến lúc chúng ta chia sẻ chúng ra để đem đến lợi ích cho người khác.
CÂU HỎI SUY GẪM & ÁP DỤNG
1. Bạn đã được lợi ích như thế nào khi một người nào đó đã chia sẻ về trải nghiệm đau đớn của họ?
2. Nỗi đau đớn nào mà bạn nghĩ là quá lớn không thể chia sẻ ra được với một ai? Theo bạn nghĩ tại sao Chúa lại để bạn trải qua sự đau đớn đó?
3. Khi chia sẻ về sự đau đớn của mình ra cho người khác, bạn nghĩ rằng điều đó sẽ giúp đỡ chính bạn như thế nào?
Why You Need to Be Open About Your Pain
BY RICK WARREN —
“We have spoken frankly to you; we have opened our hearts wide.” 2 Corinthians 6:11 (GNT)
Do you want to help people who are in pain? Then you need to be willing to share how your own pain got your attention.
Pain is a warning light that tells us something is wrong and needs our attention. You could probably think of many examples of when pain got your attention.
The apostle Paul experienced a lot of pain in his life and freely told the story of his pain to help others. When you’re sharing about your own pain in order to help others, do these three things.
First, be open about your feelings. You can’t mask your feelings and help others at the same time. Paul said to the Corinthian church, “We have spoken frankly to you; we have opened our hearts wide” (2 Corinthians 6:11 GNT). When you’re sick, do you tell others you’re not feeling well? When you’re down or discouraged, do you open up to people about it? Saying you’re “fine” is the easy answer, but it will never contribute to an honest relationship.
Second, be humble about your faults. Paul says in Galatians 6:5, “Each of us must bear some faults and burdens of his own. For none of us is perfect!” (TLB) Since you know you’re not perfect, don’t try to pretend you are. People don’t need you to be perfect. They need you to be real.
Third, be honest about your fears. Paul says in 2 Corinthians 12:20, “I do admit that I have fears that when I come you’ll disappoint me and I’ll disappoint you” (The Message). Have you ever been open enough to share your fears with someone, even when it made you vulnerable? The greatest Christian who ever lived admitted he had fears. That kind of honesty is required in authentic relationships.
The hurting people around you need to hear about how you’ve struggled and how God brought you through—but they don’t need it tied up with a pretty bow.
We all have feelings, faults, and fears. It’s time we share them for the benefit of others.
Talk It Over
- How have you benefited from someone sharing about their painful experience?
- What is a pain you think is too big to share with someone? Why do you think God allowed you to go through that pain?
- How do you think it could help you to share about your pain with other people?