0284“Vì Đấng Christ đã chịu khổ trong thể xác, thì anh em cũng hãy lấy tư tưởng ấy làm vũ khí; vì người nào đã chịu khổ trong thể xác thì đã đoạn tuyệt với tội lỗi (IPhi 4:1 BHĐ).

Khi bạn đang đau đớn, ai là người bạn nghĩ đến nhiều nhất? Đó chính là bạn!

Bản chất của bạn chỉ chú tâm đến bản thân mình vì bạn chỉ là người phàm trần. Khi bạn đau khổ, bạn muốn được an ủi. Khi bạn đau ốm, bạn muốn được chăm sóc. Khi bạn đang buồn bã, bạn muốn được ôm ấp, vỗ về. Sự đau đớn khiến bạn trở nên vị kỷ chỉ nghĩ đến mình trước hết.

Nhưng Chúa lại nói rằng nếu bạn muốn học được cách yêu thương như Chúa, bạn phải cố gắng để nhìn thấy được những nỗi đau của người khác ngay cả khi bạn đang chịu đau đớn nhất.

Chúa Jêsus là tấm gương tuyệt vời nhất cho chúng ta về điều này. Khi Chúa đang bị treo trên thập tự, Ngài phải chịu những đau đớn tột độ về thể xác, tình cảm và tâm linh. Chúa đang gánh lấy tất cả tội lỗi của thế gian! Nhưng trong những giây phút hấp hối đó, Chúa vẫn đế ý quan tâm đến nỗi đau của người khác. Chúa cầu nguyện, “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì” (Lu-ca 23:34 BHĐ). Và Chúa nói với người tử tội bên cạnh Ngài, “Hôm nay con sẽ ở với Ta trong Thiên đàng!” (Lu-ca 23:43 KTHĐ). Chúa cũng chuẩn bị để có người chăm sóc cho mẹ mình. Chúa đã không suy nghĩ về bản thân mình ngay cả khi Ngài đang đau đớn tột cùng.

Lời Chúa dạy hãy có cùng một tâm tình như Chúa Jêsus (Phi-líp 2:5). Điều đó có nghĩa là, khi bạn đang bị đau đớn, bạn nên nhìn xung quanh để xem có ai khác cũng đang bị đau đớn không. Bạn nên nghĩ đến những người khác, ngay cả khi bạn cần phải tự chăm sóc cho chính mình.

Đó là một điều khó. Làm thế nào để bạn nhìn đến nỗi đau của người khác khi bạn đang phải chịu đau đớn?

Vì Đấng Christ đã chịu khổ trong thể xác, thì anh em cũng hãy lấy tư tưởng ấy làm vũ khí; vì người nào đã chịu khổ trong thể xác thì đã đoạn tuyệt với tội lỗi” (IPhi 4:1 BHĐ).

Nhờ ân điển của Chúa, bạn không còn quá tập trung vào nỗi đau của chính mình nữa. Và khi bạn làm được điều này, tội lỗi sẽ mất đi sức mạnh của nó và bạn càng trở nên giống Chúa Jêsus hơn.

Tôi không thể đếm được bao nhiêu người đã được vợ chồng tôi giúp đỡ kể từ khi con trai của chúng tôi là Matthew qua đời cách đây vài năm vì căn bệnh trầm cảm. Những người đang phải vật lộn chiến đấu với căn bệnh tâm thần và những người đang đau khổ vì mất mát con cái đến với với chúng tôi vì họ cần sự khích lệ và niềm hy vọng. Nhờ ân điển của Chúa, chúng tôi đã có thể giúp đỡ được những người khác đang đau khổ, ngay cả khi chúng tôi đang phải mang lấy nỗi đau đớn tột cùng của chính mình. Bởi vì điều này, Chúa đã cho chúng tôi thấy được mục đích trong sự đau đớn của mình và giúp được nhiều người bước đi trên con đường được chữa lành.

Chúa cũng có thể sử dụng nỗi đau của bạn để giúp đỡ những người khác đang vật lộn với nỗi đau tương tự.

Câu hỏi suy ngẫm & áp dụng

1.      Theo bạn nghĩ Chúa có thể dùng kinh nghiệm đau đớn nào trong cuộc đời bạn để giúp đỡ những người đang trải qua điều tương tự?

2.      Một số cách thiết thực nào bạn có thể tự chăm sóc mình mà cũng sẽ giúp bạn chăm sóc người khác tốt hơn?

3.      Theo bạn tại sao giúp đỡ người khác lại là sự chữa lành cho bản thân mình?


 

 

 

You Heal From Pain By Helping Others

By Rick Warren —

“Since Christ suffered and underwent pain, you must have the same attitude he did; you must be ready to suffer, too. For remember, when your body suffers, sin loses its power.”

1 Peter 4:1 (TLB)

When you’re in pain, who’s the person you’re thinking of the most? You!

It’s your nature to be self-centered—because you’re human. When you’re suffering, you want to be comforted. When you’re sick, you want to be cared for. When you’re sad, you want to be held. Pain makes you self-centered.

But God says, if you’re going to learn how to love like he does, you’ve got to try to see other people’s pain, even when you’re in pain.

Jesus is our greatest example of this. When he was hanging on the cross, he was in enormous physical, emotional, and spiritual pain. He was carrying all the sin of the world! But in his dying moments, he noticed the pain of other people. He prayed, “Father forgive them. They don’t know what they’re doing” (Luke 23:34 GW). And he said to the guy next to him, “Today you will be with me in paradise” (Luke 23:43 GW). He also made sure his mother would be cared for. He wasn’t thinking about himself, even when he was in agony.

God’s Word says to have the same attitude as Jesus (Philippians 2:5). That means, when you’re in pain, you should look around and see who else is in pain. You should think of others, even as you care for yourself.

That’s a hard one. How do you look at the pain of others when you’re in pain?

“Since Christ suffered and underwent pain, you must have the same attitude he did; you must be ready to suffer, too. For remember, when your body suffers, sin loses its power” (1 Peter 4:1 TLB).

With God’s grace, you can look past your own pain. And when you do, sin loses its power and you become more like Jesus.

I can’t tell you how many people my wife and I have been able to help since our son Matthew died several years ago. People who struggle with mental illness and the grief of losing a child came out of the woodwork because they needed encouragement and hope. With God’s grace, we’ve been able to help others who are in pain, even as we carry our own deep hurt. Because of this, God has given us purpose in our pain and helped many people to move forward in healing.

God can use your pain, too, to help others struggling with the same pain.

Talk It Over

  • What painful experience in your life do you think God could use to help others who are going through the same thing?
  • What are some practical ways you can take care of yourself that will help you better care for others as well?
  • Why do you think it’s healing to help other people?