0661“Ngài an ủi chúng tôi trong mọi hoạn nạn, để chúng tôi có thể dùng chính sự an ủi mà Đức Chúa Trời đã an ủi chúng tôi để an ủi những người khác trong bất cứ hoạn nạn nào họ gặp!... Nếu chúng tôi chịu hoạn nạn, ấy là để anh em được an ủi…là sự an ủi mà anh em kinh nghiệm được khi nhẫn nhục chịu đựng những đau đớn mà chúng tôi đã chịu” (IICôr 1:6-7 TTHĐ).

Chúa muốn bạn dùng sự đau khổ của mình để giúp người khác. Bất kể sai lầm, thất bại, khó khăn, thử thách, hay quyết định sai trật nào bạn đã trải qua, Chúa nói rằng, “Ta vẫn sẽ sử dụng điều đó cho việc tốt lành trong đời sống con. Và Ta muốn con dùng điều đó để giúp người khác.”

Đây được gọi là sự đau khổ cứu chuộc.

“Ngài an ủi chúng tôi trong mọi hoạn nạn, để chúng tôi có thể dùng chính sự an ủi mà Đức Chúa Trời đã an ủi chúng tôi để an ủi những người khác trong bất cứ hoạn nạn nào họ gặp!... Nếu chúng tôi chịu hoạn nạn, ấy là để anh em được an ủi…là sự an ủi mà anh em kinh nghiệm được khi nhẫn nhục chịu đựng những đau đớn mà chúng tôi đã chịu” (2Côr 1:6-7 TTHĐ).

Hãy nghĩ đến những khó khăn lớn lao nhất mà bạn đã gặp phải trong đời sống mình và những đau đớn cực độ bạn đã phải chịu đựng về thể chất hay tinh thần.

Chúa không muốn bạn lãng phí sự tổn thương đó; Chúa muốn chuộc lấy sự đau khổ của bạn. Bạn luôn có thể giúp đỡ người khác nhiều hơn qua những điểm yếu hơn là những ưu điểm của mình. Kể cho một người về những điều bạn tài giỏi sẽ không giúp gì khi họ chịu đau đớn. Nhưng chia sẻ với họ việc Chúa đã cùng bạn vượt qua nỗi đau đớn của mình như thế nào có thể thay đổi đời sống họ.

Một trong những tổn thương lớn lao nhất trong cuộc đời tôi là cái chết của đứa con trai út của tôi, con tôi đã tự tử sau 27 năm chống chọi với cơn bệnh tâm thần. Hầu như ngày nào cũng có người gọi điện cho tôi từ khắp nơi trên thế giới xin được giúp đỡ về sức khỏe tâm thần. Tôi đã không cầu xin có được mục vụ đó; tôi đã không nghĩ đó sẽ là một phần trong ước mơ của tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi sẽ lãng phí nỗi đau của mình.

Những người đến nhờ tôi giúp đỡ nghĩ là sẽ an toàn hơn khi nói chuyện với tôi vì tôi đã trải qua điều đó — và bởi vì tôi sẵn lòng nói điều đó ra.

Nỗi đau nào trong cuộc đời bạn mà bạn không muốn nói ra vì bạn nghĩ rằng đó là gánh nặng bạn phải gánh lấy một mình?

Chúa muốn sử dụng bạn ngay lúc này — không phải đến khi bạn đã được hoàn toàn hồi phục hay đã vượt qua những đau đớn của mình. Chúa muốn dùng bạn ngay cả trong những lãnh vực mà bạn cảm thấy xấu hổ và điều đó vẫn còn làm cho bạn đau đớn.

Một phần giấc mơ của Chúa cho cuộc đời bạn là để bạn giúp đỡ người khác, không những chỉ qua những ân tứ và ưu điểm của bạn nhưng cũng qua những đau đớn của bạn. Đó là điều Chúa Jêsus đã làm cho bạn.

Đây là quyền năng của Tin Lành.

CÂU HỎI SUY GẪM & ÁP DỤNG

1.    Những nỗi sợ hãi nào đã ngăn trở khiến bạn không thể chia sẻ sự đau đớn của mình ra với người khác?

2.    Tại sao bạn nghĩ rằng chia sẻ những kinh nghiệm đau thương của bạn đôi khi là một mục vụ hiệu quả hơn là chia sẻ những ân tứ và khả năng?

3.    Bạn có thể tin rằng Chúa có thể sử dụng bạn khi bạn chưa hoàn toàn vượt khỏi những đau đớn của mình không? Bạn có thể làm điều này với những tổn thương mà bạn đang trải qua ngay lúc này? Tại sao có hay tại sao không?

 

 

 


THE PURPOSE OF YOUR PAIN

By Rick Warren —

“In our trouble God has comforted us—and this, too, to help you: to show you from our personal experience how God will tenderly comfort you when you undergo these same sufferings. He will give you the strength to endure” (2 Corinthians 1:6 -7 TLB).

God expects you to use your pain to help others. Whatever mistake, failure, trouble, trial, or bad decision you’ve experienced, God says, “I’ll still use it for good in your life. And I expect you to use it to help others.”

This is called redemptive suffering.

“In our trouble God has comforted us—and this, too, to help you: to show you from our personal experience how God will tenderly comfort you when you undergo these same sufferings. He will give you the strength to endure” (2 Corinthians 1:6-7 TLB).

Think of the biggest troubles you’ve had in your life and the worst pain you’ve had to endure physically or emotionally.

God doesn’t want you to waste that hurt; he wants to redeem your suffering. You can always help people more through your weaknesses than through your strengths. Telling someone all the things you’re good at won’t help someone in pain. But sharing with them how God has walked with you through your pain could change their life.

One of the biggest hurts in my life was the death of my youngest son, who took his life after struggling with mental illness for 27 years. Almost every day somebody calls me from around the world, asking for help with mental health. I didn’t ask for that ministry; I didn’t think that would be a part of my dream. But that doesn’t mean I’m going to waste my pain.

The people that come to me for help think I must be safe because I’ve been through it—and because I’m willing to talk about it.

What pain in your life are you not talking about because you think it’s a burden you have to carry alone?

God wants to use you right now—not when you’ve fully recovered or moved past your pain. He wants to use you even in the areas that you have been embarrassed about and that still hurt.

Part of God’s dream for your life is that you help people, not just through your gifts and strengths but also through your pain. This is what Jesus has done for you.

This is the power of the Gospel.

Talk It Over

  • What fears keep you from sharing your pain with others?
  • Why do you think sharing your painful experiences is sometimes a more effective ministry than sharing your gifts and abilities?
  • Do you believe God can use you when you have not fully moved past your pain? Are you able to do this with whatever hurt you are experiencing right now? Why or why not?