0604“Anh em hãy tiếp nhận các tín hữu còn yếu đức tin, đừng chỉ trích họ” (Rô-ma 14:1 KTHĐ).

Hiệp một không phải là đồng nhất. Khi Chúa nói Ngài muốn những môn đồ của Chúa hiệp một, điều đó không có nghĩa là Chúa muốn tất cả chúng ta phải giống nhau. Nếu Chúa đã muốn như thế, thì Ngài đã dựng nên tất cả chúng ta giống như nhau rồi!

Vì lợi ích của sự hiệp một, chúng ta không bao giờ được để những sự dị biệt trong Hội Thánh chia rẽ chúng ta. Chúng ta nên khen ngợi những khác biệt đó trong khi đặt sự tập trung mình vào điều quan trọng nhất: học yêu thương nhau như Chúa đã yêu chúng ta và hoàn thành những mục đích của Chúa cho mỗi chúng ta trong Hội Thánh Ngài.

Nhưng còn tất cả những sự dị biệt với các thành viên của Hội Thánh làm cho bạn khó chịu thì sao? Làm thế nào bạn có thể hiệp một với một người nào đó cứ gây cho bạn bực bội, khó chịu?

“Anh em hãy tiếp nhận các tín hữu còn yếu đức tin, đừng chỉ trích họ” (Rô-ma 14:1 KTHĐ).

Trong Hội Thánh — hay ở bất kỳ nơi nào — hãy mau nghe và chậm nóng giận khi bạn có một sự bất đồng. Tại sao vậy? Bởi vì hầu hết mọi người đều có khuynh hướng nhìn vào việc còn bao lâu một người mới có thể hoàn thành hơn là nhận biết được rằng họ đã làm được những gì rồi.

Nếu bạn biết được rằng điều một người đã khắc phục được nhiều đến mức nào thì trong cuộc sống, có lẽ bạn sẽ cùng vui với họ thay vì chỉ trích tình trạng hiện tại của họ.

Khi bạn có xung đột với một người nào đó mà bạn không biết về bối cảnh của họ, đừng bác bỏ hay đoán xét về cách xử sự của họ vì bạn không hiểu được. Đừng nghĩ rằng, “Người này có vấn đề?” Thay vào đó, hãy hỏi rằng, “Điều gì đã xảy đến cho họ?”

Cách xử sự của một người có thể được hình thành bởi những chấn thương tâm lý hay những cơn khủng hoảng. Người bị tổn thương sẽ gây tổn thương cho người khác. Khi bạn thấy một người nào đang gây tổn thương người khác, nếu bạn tìm hiểu kỹ càng thì bạn sẽ thấy được rằng người đó cũng đang bị tổn thương.

Những người bạn nghĩ rằng xứng đáng với lòng tốt của bạn nhất là những người cần nhiều liều lượng của tình yêu thương nhất. Để đạt được sự hiệp một, hãy đem đến sự đồng cảm và lòng trắc ẩn thay vì sự xét đoán.

Khi bạn khẳng định giá trị của một người nào đó và câu chuyện mà Chúa đang viết qua cuộc đời họ, bạn không chỉ thay đổi đời sống của một người. Bạn có thể biến đổi cả một cộng đồng!

CÂU HỎI SUY GẪM & ÁP DỤNG

1.    Khi một người nào đó trong Hội Thánh có ý kiến khác với bạn, bạn thường có khuynh hướng phản ứng như thế nào?

2.    Những đặc tính nào mà Chúa Jêsus đã làm gương khi Ngài đối diện với xung đột, ngay cả giữa những người gần gũi với Ngài nhất?

3.    Khi bạn bất đồng ý kiến với một người nào đó trong Hội Thánh, bạn có thể nói gì để cho thấy rằng bạn muốn hiểu rõ hơn về họ và quan điểm của họ?

 

 

 


HOW TO SHOW GRACE IN DISAGREEMENT

By Rick Warren —

“Welcome with open arms fellow believers who don't see things the way you do" (Romans 14:1 The Message).

Unity is not uniformity. When God says he wants his followers to be united, it doesn’t mean he wants us all to be alike. If he had wanted that, he would have created us all the same!

For unity’s sake, we must never let differences in the church divide us. We should celebrate those differences while staying focused on what matters most: learning to love each other as Christ has loved us and fulfilling God’s purposes for each of us in his church.

But what about all those differences in church members who annoy you? How can you be unified with someone who irritates you to no end?

“Welcome with open arms fellow believers who don’t see things the way you do. And don’t jump all over them every time they do or say something you don’t agree with—even when it seems that they are strong on opinions but weak in the faith department. Remember, they have their own history to deal with. Treat them gently” (Romans 14:1 The Message).

In church—or anywhere—be quick to listen and slow to anger when you have a disagreement. Why? Because most people tend to look at how far a person has to go rather than recognizing how far they’ve already come.

If you knew how much someone had already overcome in life, you’d probably be rejoicing with them instead of criticizing them for where they are now.

When you have conflict with someone whose background you don’t know, don’t dismiss them or judge them for behavior that you don’t understand. Stop thinking, “What is wrong with this person?” Instead, ask, “What happened to them?”

Someone’s behavior might be shaped by trauma or crisis. Hurt people hurt people. When you find someone who’s hurting other people, if you dig deep enough, you’ll find that they also have been hurt.

The people that you think deserve your kindness the least are those who need the most massive doses of love. To achieve unity, offer empathy and compassion instead of judgement.

When you affirm someone’s worth and the story God is writing through their life, you don’t just change that one person’s life. You can transform a whole community!

Talk It Over

  • How do you tend to react when someone in your church has a different opinion than yours?
  • What characteristics did Jesus model when he faced conflict, even among those who were closest to him?
  • When you disagree with someone in your church, what can you say to show that you want to better understand them and their position?