0363“Nếu một người trong anh em có điều gì phàn nàn với người khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau; như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy” (Cô-lô-se 3:13 TTHĐ).

Có người nào đã từng gây tổn thương nặng nề cho bạn hay cho một người bạn yêu thương hay không? Và có thể bạn đã nghĩ rằng: “Tôi biết điều Cơ đốc nhân cần phải làm là tha thứ, vì vậy tôi sẽ tha thứ. Tôi sẽ tha thứ cho người đó lập tức ngay sau khi họ xin lỗi tôi.”

Nhưng ở đây có có một vấn đề phải suy nghĩ: Bạn vẫn đang còn giữ trong lòng sự tổn thương đó. Sự thật ở đây có thể là người đó sẽ không bao giờ đến để xin bạn tha thứ. Có thể người đó sẽ không bao giờ nói lời xin lỗi. Có thể người đó không hề để ý đến hoặc thậm chí có thể còn không nhận ra mình đã làm điều gì sai. Cuối cùng chỉ có bạn là người cứ hậm hực, bực tức về điều mà người kia đã quên mất từ lâu rồi. Và cơn bực tức này sẽ làm nhức nhối, hao mòn con người bạn.

Đừng bao giờ ôm giữ lấy sự tổn thương. Điều đó chỉ dẫn tới bực tức, phẫn uất và sự bực tức này sẽ chỉ dày vò bạn mà thôi.  Tức giận cũng giống uống thuốc độc nhưng lại hy vọng rằng nó sẽ làm hại người khác. Điều này sẽ không đem đến một kết quả nào cả.

Nhưng sự tức giận này có một liều thuốc giải: đó là sự tha thứ.

Cuộc đời Chúa Jêsus đã cho thấy một tấm gương về sự tha thứ ngay cả trong những hoàn cảnh tột cùng, cực hạn nhất. Khi đang bị treo trên thập tự giá, Ngài đã nói về những kẻ hành quyết mình rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì” (Lu-ca 23:34 TTHĐ).

Khi bạn phải tranh chiến, cố gắng để có thể tha thứ cho một người nào đó, hãy nhớ đến món quà lớn lao là sự tha thứ của Đức Chúa Trời — sự tha thứ mà Chúa Jêsus đã ban cho trên thập tự giá và giờ đây cũng được đem đến cho bạn nữa.

Cô-lô-se 3:13 tóm tắt lại điều đó như sau: “Nếu một người trong anh em có điều gì phàn nàn với người khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau; như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy” (TTHĐ). Bạn có thể viết câu này xuống và mang theo suốt ngày với bạn hoặc học thuộc lòng nó. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để dùng đến.

Từ Hy Lạp đã được dịch ra ở đây là “sẵn sàng bỏ qua” mang ý nghĩa “chịu đựng, dung thứ, bỏ qua.” Nói một cách khác là có lòng khoan dung người khác.

Chúa Jêsus dạy rằng: “Phước cho những người có lòng thương xót, Vì sẽ được thương xót” (Ma-thi-ơ 5:7 TTHĐ). Tôi muốn bạn có được ơn phước của Chúa ban trong cuộc sống mình. Một cách để bạn nhận được ơn phước đó là có lòng thương xót.

Khi đối mặt với những đau đớn, bạn có sự lựa chọn: Bạn có thể ôm giữ lấy điều đó và bị hủy phá bởi sự phẫn uất, oán hận hoặc bạn có thể sống trong tự do của sự tha thứ. Hãy chọn lấy sự tha thứ.

Câu hỏi suy ngẫm & áp dụng

1.    Những tổn thương nào mà bạn vẫn còn ôm giữ lấy? Khi giữ lấy trong lòng, những tác động tiêu cực nào nó đã gây ra trong cuộc sống bạn?

2.    Bạn có sẵn sàng để buông bỏ nỗi đau mà bạn vẫn đang ôm giữ đó không? Hãy dành thì giờ cầu nguyện, tha thứ cho người đã làm tổn thương bạn — hoặc cầu xin Chúa giúp bạn có thể sẵn sàng tha thứ.

3.    Bạn đã kinh nghiệm được sự tự do của việc tha thứ khi nào — khi bạn tha thứ cho một người hay được một người khác tha thứ?


 

 

 

 

LET GO OF YOUR HURT

By Rick Warren — 

“Make allowance for each other’s faults, and forgive anyone who offends you. Remember, the Lord forgave you, so you must forgive others” (Colossians 3:13 NLT).

Has someone ever done a crazy, hurtful thing to you or to someone you love? And maybe you’ve thought, “I know the Christian thing to do is to forgive, so I will. I will forgive him as soon as he gives me an apology.”

But that mindset has a problem: You’re still holding on to the hurt. Truth is, that person may never ask you for forgiveness. He may never say he’s sorry. He may not care, or he may not even realize what he’s done. So you end up stewing over something that the other person has long ago forgotten. And it’s eating you up inside!

Never hold on to a hurt. It only leads to resentment, and resentment tears you up. Resentment is like drinking poison and then hoping it will harm someone else. It doesn’t work.

But resentment does have an antidote: forgiveness.

Jesus served as a clear example of forgiveness—even in the most extreme circumstances. As he hung on the cross, he said of his executioners: “Father, forgive them, for they do not know what they are doing” (Luke 23:34 NIV).

When you struggle to forgive someone, remember the great gift of God’s forgiveness—the forgiveness that Jesus offered on the cross and offers to you, too.

Colossians 3:13 sums it up well: “Make allowance for each other’s faults, and forgive anyone who offends you. Remember, the Lord forgave you, so you must forgive others” (NLT). (You might even write this verse down, carry it with you throughout the day, and memorize it. You’ll have plenty of chances to use it!)

The Greek word that is translated as “make allowance” carried the meaning “to bear with, to endure, to be tolerant.” In other words, cut people some slack.

Jesus said, “Blessed are the merciful, for they will be shown mercy” (Matthew 5:7 NIV). I want God’s blessing in your life. One way you receive that is by being merciful.

When faced with a hurt, you have a choice: You can hold on to it and be destroyed by resentment, or you can live in the freedom of forgiveness. Choose to forgive today.

Talk It Over

  • What hurt are you still holding on to? By holding on to it, what negative impact has it had in your life?
  • Are you ready to let go of the hurt you’ve been holding on to? Spend some time in prayer, forgiving the person who hurt you—or asking God to help make you more willing to forgive.
  • When have you experienced the freedom of forgiveness—either when you’ve forgiven someone or someone has forgiven you?