“Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến.” Ê-phê-sô 4:29

Đôi khi lời nói của chúng ta giống như một chiếc búa tạ. Chúng ta đập nó xuống không nghĩ ngợi gì cả, rồi đột nhiên nhìn chung quanh và thấy một mớ quan hệ đổ nát quanh mình. Khi bạn nói những lời thiếu suy nghĩ và hủy hoại người khác, các mối quan hệ của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Nhưng Chúa muốn bạn dùng lời nói của mình để gây dựng người khác. Ê-phê-sô 4:29 nói rằng, “Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến.”

Một lý do khiến chúng ta không có được hiệu quả trong việc sử dụng lời nói là vì chúng ta không nhận ra rằng môi miệng và lời nói của mình là những công cụ đắc lực Chúa ban cho. Chúng ta nói ra mà không cần suy nghĩ.  Và người khác sẽ nhớ lấy những lời đó.

Có thể bạn vẫn còn nhớ đến một số điều mà người khác đã nói với bạn một cách bất cẩn - ngay cả lúc bạn còn học tiểu học. Đó là sức mạnh của lời nói. Vì vậy, khi dùng đến lời nói, hãy coi chúng như một dụng cụ có sức mãnh liệt và phải vô cùng cẩn thận.

Một lần nọ, tôi vào gara và lấy quyển hướng dẫn sử dụng máy cưa điện. Khi đọc hướng dẫn này, tôi rất ấn tượng về sự liên quan giữa cách sử dụng một dụng cụ bằng điện và những từ ngữ mà chúng ta chọn nói ra. Lời chỉ dẫn nói rằng:

1. Hãy hiểu biết dụng cụ điện của bạn.

2. Luôn đóng khóa an toàn.

3. Hãy cẩn thận khi có trẻ em ở gần.

4. Cất các dụng cụ đi khi không dùng đến.

5. Đừng trườn người hay với tay.

6. Đừng bao giờ sử dụng khi bầu khí quyển bị nhiễu loạn, không ổn định.

Làm thế nào bạn có thể dùng môi miệng của mình cách cẩn thận hơn để gây dựng các mối quan hệ chứ không phải để hủy hoại người khác?

1. Ngưng bào chữa. Hãy ngừng nói rằng, “Thật ra tôi không có ý nói như vậy” hoặc “Tôi thường làm như vậy trước khi uống ly cà phê đầu tiên trong ngày”. Hãy nhận biết rằng những gì bạn nói sẽ ảnh hưởng đến những người chung quanh mình.

2. Nói ít. Chúng ta thường gặp rắc rối vì không biết lúc nào mình nên ngừng nói. Nếu đó là một dụng cụ điện thì bạn không cần phải dùng nó nhiều đến thế, phải không?

3. Nghe nhiều. Nếu bạn nghe nhiều hơn, bạn có thể hiểu được nhu cầu của người khác tốt hơn.

4. Bắt đầu gây dựng. Hãy để suy nghĩ đầu tiên của bạn là, “Người này đang cần gì?” “Làm thế nào tôi có thể dùng một lời khích lệ để gây dựng anh ấy?” “Tôi có thể nói gì để tạo nên một sự khác biệt trong đời sống cô ấy?”

Hãy cân nhắc đến việc đem vấn đề này vào lời cầu nguyện buổi sáng của bạn: “Hỡi Đức Giê-hô-va là hòn đá con và Đấng cứu chuộc con, nguyện lời nói của miệng con, sự suy gẫm của lòng con được đẹp ý Ngài” (Thi Thiên 19:14).

CÂU HỎI SUY GẪM & ÁP DỤNG

1.    Tại sao chúng ta cần đặc biệt cẩn thận với lời nói của mình khi đang ở trong “bầu không khí không ổn định”?

2.    Điều cụ thể nào mà bạn có thể thực hành trong các mối quan hệ của mình để giúp bạn nói ít và nghe nhiều hơn?

3.    Những câu Kinh Thánh nào bạn có thể học thuộc để giúp bạn nói lên lẽ thật và khích lệ đời sống của người khác?

 

 


USE YOUR WORDS TO BUILD OTHERS UP

BY RICK WARREN —

“Do not let any unwholesome talk come out of your mouths, but only what is helpful for building others up according to their needs, that it may benefit those who listen.”  Ephesians 4:29 (NIV)

Sometimes our words are like a sledgehammer. We swing away without thinking, and suddenly we look around and realize a pile of relational rubble surrounds us. When you thoughtlessly sling your words around and tear people down, your relationships are going to suffer.

But God wants you to use your words to build others up. Ephesians 4:29 says, “Do not let any unwholesome talk come out of your mouths, but only what is helpful for building others up according to their needs, that it may benefit those who listen” (NIV).

One reason we’re not effective with our words is we don’t realize how our mouths and words are powerful, God-given tools. We say things without thinking. And people remember them.

Maybe you can still remember certain things people said to you in a careless way—even as far back as grade school. That’s how powerful words are. So when it comes to the words you say, think of them as a power tool and be extremely careful.

One time I went into my garage and grabbed a manual for a power saw. As I was reading through the directions, I was struck by how the use of a power tool relates to the words we choose to say. The directions said:

1. Know your power tool.

2. Keep guards in place.

3. Be careful around children.

4. Store idle tools when not in use.

5. Don’t overreach.

6. Never use in a volatile atmosphere.

How can you use your mouth more carefully, so you are using it to build relationships and not to tear people down?

1. Stop excusing. Stop saying, “I didn’t really mean to say that” or “That’s just how I am before my first cup of coffee.” Realize that what you say impacts everybody around you.

2. Talk less. We often get in trouble because we just don’t know when to stop talking. If it’s a power tool, you shouldn’t have to use it as much, right?

3. Listen more. If you listen more, you can better understand people’s needs.

4. Start building. Let your first thoughts be, “What does this person need?” “How can I use a word of encouragement to build him up?” “What can I say to make a difference in her life?”

Consider making this part of your morning prayers: “May the words of my mouth and the meditation of my heart be pleasing in your sight, LORD, my Rock and my Redeemer” (Psalm 19:14 NIV).

Talk It Over

  • Why do we need to be especially careful with our words when we’re in an “volatile atmosphere”?
  • What is something specific you can practice doing in your relationships that will help you talk less and listen more?
  • What Scripture verses can you memorize that will help you speak truth and encouragement into others’ lives?