“Chúa đã nghe ước nguyện người khiêm tốn; Ngài khiến họ được vững lòng. Ngài lắng tai nghe họ.”  Thi Thiên 10:17

Thiên Chúa luôn đáp lại sự khiêm nhường. Thái độ đó đã cảm động Ngài đáp lời cầu nguyện của bạn.

Kinh Thánh chép rằng, “Chúa đã nghe ước nguyện người khiêm tốn; Ngài khiến họ được vững lòng. Ngài lắng tai nghe họ” (Thi Thiên 10:17 CSB).

Trong Cựu Ước, Đa-ni-ên có thái độ khiêm nhường. Mặc dù ông phải đương đầu với áp lực rất lớn trong việc tuân theo những gì văn hóa muốn và thiếu sức lực về tinh thần để tiếp tục, ông vẫn phó thác mình nơi ân điển Chúa. Thay vì dựa vào sức riêng mình để vượt qua, ông cầu nguyện rằng, “Chúng con đã phạm tội, làm điều sai quấy”. Nhưng ông không dừng lại ở đó; ông nói tiếp, “Chúng con đã ăn ở gian ác và đã phản nghịch; quay lưng lại với điều răn và luật lệ Ngài. Chúng con đã không nghe các tôi tớ Ngài . . . Lạy Chúa, sự công chính thuộc về Ngài còn sự hổ mặt thuộc về chúng con” (Đa-ni-ên 9:5-7).

Đa-ni-ên biết rằng ông cũng như những người Y-sơ-ra-ên khác không đáng được Đức Chúa Trời ban phước nên ông khiêm nhường xưng tội lỗi ra và thừa nhận sự yếu đuối của mình. Sau đó, ông cầu xin sự thương xót của Chúa, “Hỡi Chúa, con cầu xin Chúa tùy theo mọi sự công chính Ngài khiến cơn giận và thạnh nộ của Ngài xây khỏi thành Giê-ru-sa-lem . . . xin đoái nghe lời khấn nguyện nài xin của kẻ tôi tớ Ngài . . . xin chiếu sáng mặt Ngài trên đền thánh hoang tàn của Ngài” (Đa-ni-ên 9:16-17).

Chúa đã đáp lại lời cầu nguyện khiêm nhường của Đa-ni-ên như thế nào? Ngài đáp lại bằng ân điển. Đây là thông điệp Chúa dành cho Đa-ni-ên, “Hỡi Đa-ni-ên, người rất được yêu quý, hãy hiểu rõ những lời ta nói với ngươi . . . kể từ ngày đầu mà ngươi đã chuyên lòng hiểu, hạ mình ngươi xuống trước mặt Đức Chúa Trời ngươi, thì những lời ngươi đã được nghe. Vì cớ những lời ngươi mà ta đã đến” (Đa-ni-ên 10:11-12).

Khi bạn khiêm tốn xưng nhận tội lỗi mình ra với Chúa, bạn đang giao thác ý mình cho Ngài. Bạn đang thừa nhận điểm yếu của mình. Bạn đang thừa nhận với Chúa rằng Ngài là Chúa, còn bạn thì không. Đó là cách cầu nguyện mà Chúa coi trọng vì Ngài đã hứa rằng, “Ta sẽ ban phước cho người có lòng khiêm nhường và thống hối” (Ê-sai 66:2).

Nhiều người ngần ngại thừa nhận những điểm yếu và tội lỗi mình vì họ nghĩ rằng mình sẽ bị trừng phạt. Nhưng Đức Chúa Trời đã biết hết tất cả mọi tội lỗi của bạn rồi! Ngài biết mọi sai lầm bạn đã mắc phải trong suốt cuộc đời. Ngài chỉ muốn bạn xưng chúng ra. Ngài muốn bạn bày tỏ lòng khiêm nhường, và khi bạn làm như thế, Ngài sẽ không chỉ đáp lại lời cầu nguyện mà còn đáp lại bằng ân điển.

Bất cứ khi nào bạn cầu nguyện rằng, “Lạy Chúa, con cần Ngài. Con nương cậy nơi Chúa. Con không thể tự mình làm được,” Ngài nghe tiếng bạn và giúp bạn mạnh sức.

CÂU HỎI SUY GẪM & ÁP DỤNG

1.    Khi một người nào đó thừa nhận những khó khăn của họ, bạn có khuynh hướng đáp lại họ bằng sự khiêm nhường nhiều hơn hay không? Tại sao?

2.    Trong những lãnh vực nào mà bạn thấy khó có thể thừa nhận điểm yếu kém của mình? Tại sao có một số điểm yếu lại khó có thể thưa với Chúa hơn những điểm yếu khác?

3.    Bạn đã thấy được Chúa coi trọng sự khiêm nhường trong đời sống bạn hoặc trong người khác qua những cách như thế nào?

 

 


WHAT MOVES GOD TO ANSWER PRAYER?

BY RICK WARREN —

“LORD, you have heard the desire of the humble; you will strengthen their hearts. You will listen carefully.”  Psalm 10:17 (CSB)

God always responds to humility. It’s the attitude that moves him to answer your prayers.

The Bible says, “LORD, you have heard the desire of the humble; you will strengthen their hearts. You will listen carefully” (Psalm 10:17 CSB).

In the Old Testament, Daniel had the attitude of humility. Even though he faced enormous pressure to conform to cultural expectations and lacked the emotional energy to keep going, he threw himself on the grace of God. Instead of depending on his own strength to carry him through, he prayed, “We have sinned and done wrong.” But he didn’t stop there; he continued, “We have been wicked and have rebelled; we have turned away from your commands and laws. We have not listened to your servants . . . Lord, you are righteous, but this day we are covered with shame” (Daniel 9:5-7 NIV).

Daniel knew that he, along with the other Israelites, didn’t deserve God’s blessing, so he humbly confessed his sin and acknowledged his weakness. He then asked God for mercy: “Lord, in keeping with all your righteous acts, turn away your anger and your wrath from Jerusalem . . . hear the prayers and petitions of your servant . . . look with favor on your desolate sanctuary” (Daniel 9:16-17 NIV). 

How did God respond to Daniel’s humble prayer? He responded with grace. Here’s the message God had for Daniel: “Daniel, you are very precious to God, so listen carefully to what I have to say to you . . . Since the first day you began to pray for understanding and to humble yourself before your God, your request has been heard in heaven. I have come in answer to your prayer” (Daniel 10:11-12 NLT).

When you humbly confess your sin to God, you are surrendering your will to his. You are acknowledging your weakness. You are admitting to God that he is God, and you are not. That’s the kind of prayer God honors because he has promised: “I will bless those who have humble and contrite hearts” (Isaiah 66:2 NLT).

Many people hesitate to admit their weaknesses and sins because they think they’re going to get punished. But God already knows about all your sins! He knows every mistake you’ve made in your entire life. He just wants you to confess them. He wants you to show humility, and when you do, he won’t just respond to your prayer—he’ll respond with grace.

Anytime you pray, “God, I need you. I’m depending on you. I can’t do this on my own,” he hears you and strengthens you.

Talk It Over

  • When someone admits their own struggles, are you more or less likely to respond to them with humility? Why?
  • In what areas do you struggle to admit your weaknesses? Why might some weaknesses be harder to talk to God about than others?
  • In what ways have you seen God honor humility in your life or someone else’s life?