0165“Chớ có một lời độc ác nào ra từ miệng anh em, nhưng khi đáng nói, hãy nói những lời tốt đẹp, có tính xây dựng để đem ơn phước đến cho người nghe.” (Ê-phê-sô 4:29 BHĐ).

Một chân lý quan trọng áp dụng cho tất cả mọi lãnh vực trong đời sống cũng như trong bất kỳ cuộc đối thoại nào mà chúng ta phải luôn nhớ: Đó là những điều đó không phải để nói về bạn.

Bạn nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện chỉ nói về mình, về sự tổn thương, lời phàn nàn than thở, hoặc về những khó khăn bạn đang gặp phải.  Nếu như thế cuộc trò chuyện này sẽ không đi đến đâu cả.

Một cuộc trò chuyện nên bắt đầu bằng việc đồng cảm với những nhu cầu của người đối diện. Điều gì đang làm tổn thương họ? Họ có những sở thích nào? Họ đang có điều gì lo sợ? Những khó khăn nào họ đang gặp phải?

“Chớ có một lời độc ác nào ra từ miệng anh em, nhưng khi đáng nói, hãy nói những lời tốt đẹp, có tính xây dựng để đem ơn phước đến cho người nghe.” (Ê-phê-sô 4:29 BHĐ).

Có bốn mệnh lệnh trong câu Kinh Thánh này: Chỉ nói những lời hữu ích, nói những lời nâng đỡ, xây dựng đáp ứng được nhu cầu, và làm ích lợi cho người khác. Không có bất kỳ mệnh lệnh nào trong bốn mệnh lệnh trên nói về bạn cả!

Sẽ có một thời điểm đến phiên bạn nói. Bạn sẽ có cơ hội để nói lên sự thất vọng, nỗi lo sợ, nhu cầu, hay là quan điểm của mình — nhưng đừng bắt đầu cuộc trò chuyện để nói về mình.

Đây là cách chúng ta nên bắt đầu: Khi bạn bước vào một cuộc trò chuyện, hãy nói rằng, “Bạn nói trước đi.” Sau đó đừng ngắt lời khi họ nói.  Đừng đặt câu hỏi. Đừng yêu cầu giải thích. Đừng vặn hỏi. Ghi nhớ những điều cần thiết. Nhưng hãy nhường cho họ nói trước. Điều đó tỏ ra rằng bạn ý thức được vấn đề.  Nó cho thấy rằng bạn đang chú ý. Lắng nghe bày tỏ sự quan tâm của bạn.

Một cách khác để bày tỏ sự quan tâm là: Tóm tắt lại những điều người kia vừa nói. Bạn hãy nói, “Có phải bạn muốn nói như thế này không?” Bạn diễn đạt lại những gì mình nghĩ họ đã nói để họ có thể khẳng định hoặc cải chính lại và tiếp tục cuộc đàm thoại tốt đẹp này.  Điều này cho họ người đối diện thấy rằng bạn quan tâm đến họ và lắng nghe họ và nó cũng để giúp bạn biết rằng mình đã hiểu đúng những điều họ muốn bày tỏ. Lắng nghe, tìm hiểu là cách thức để bày tỏ sự hiệp nhất tình yêu trong bất kỳ các mối quan hệ nào.

Bản tánh tự nhiên của con người là muốn người khác tập trung sự chú ý đến mình. Nhưng dấu hiệu của một người giao tiếp có trình độ là biết khiêm tốn để khiến người đối diện trở thành tâm điểm của cuộc trò chuyện và khiến cho họ biết rằng họ đang được lắng nghe đang được thông cảm.

Câu hỏi suy ngẫm & áp dụng

1.      Bạn muốn người khác đối xử với mình như thế nào trong cuộc trò chuyện? Bạn có đối xử như vậy với người đang trò chuyện với mình không?

2.      Bạn có thể nghĩ rằng mình không thể tóm lại, lập lại điều bạn nghĩ người đối diện đã nói. Tuy nhiên cũng giống như tất cả mọi phương diện khác, muốn được tiến bộ cần có thực tập.  Hãy tìm những cách bạn có thể thực tập kỹ năng của một người giao tiếp giỏi trong tuần này, và chú ý đến phản ứng của người đối diện.

3.      Bạn có thể làm cách nào để cho người khác biết rằng bạn đang chú ý đến họ khi trò chuyện mà không cần dùng đến lời nói?


 

The Conversation Isn’t About You

By Rick Warren — 

“Do not let any unwholesome talk come out of your mouths, but only what is helpful for building others up according to their needs, that it may benefit those who listen.” Ephesians 4:29 (NIV)

It’s important to remember in any conversation the same truth that applies to every other area of your life: It’s not about you.

What do you think is going to happen if you start a conversation with your agenda, your hurt, your complaint, or your problem? You’re not going to get very far!

Every conversation should start by empathizing with the needs of the other person. What are their hurts? What are their interests? What are their fears? What are their problems?

“Do not let any unwholesome talk come out of your mouths, but only what is helpful for building others up according to their needs, that it may benefit those who listen” (Ephesians 4:29 NIV).

There are four commands in this verse: Speak only what is helpful, build others up, defer to others’ needs, and benefit others. None of those commands are about you.

You’ll get your turn at some point. You’ll have your chance to speak your frustration or fear or need or opinion—but don’t start there.

Here’s how to start: When you sit down to the conversation, say, “You go first.” Then let them speak without any interruption. Don’t ask questions. Don’t ask for clarification. Don’t challenge. Take notes if necessary. But just let them speak. That shows you’re aware. That shows you’re paying attention. That shows you care.

There’s another way to show you care: Summarize what the other person said. You say, “Let me repeat back to you what I think I heard you say.” You paraphrase what you heard them saying so that they can affirm or correct you and maintain healthy communication. This shows them that you cared enough to listen and also to make sure they were understood. It’s a powerful way to show love in any relationship.

It’s human nature to want to focus on yourself. But the sign of a master communicator is having enough humility to make the other person the focus of the conversation and make them feel heard and understood.

Talk It Over

  • How do you want people to treat you when you’re having a conversation? Have you extended that same grace to others?
  • You may think you’re not good at repeating back to people what you think they said, but, like many things, good communication takes practice. Look for ways you can practice this skill this week, and notice how the person you’re paraphrasing responds.
  • What are some non-verbal ways you can communicate to people that you are focused on them during a conversation?