0636Ngay lúc ấy, gà gáy… ngươi sẽ chối Ta ba lần.” Rồi ông đi ra và khóc lóc đắng cay” (Mat 26:74c,75b TTHĐ).

Khi bạn trải qua sự thất bại, đôi khi bạn cảm thấy mình sẽ không bao giờ hồi phục lại được. Nhưng bạn sẽ hồi phục được. Cho dù bạn đang gặp phải thất bại về vấn đề tài chánh, hôn nhân, sự nghiệp, hay một điều nào đó, bạn đều có thể hồi phục.

Sự hồi phục bắt đầu bằng việc buồn rầu về sự thất bại của bạn. Đừng coi nhẹ nó hay coi như nó chưa từng xảy ra. Đừng vội vàng cố gắng để cảm thấy tốt hơn. Thay vào đó, hãy dành thời gian để cảm nhận sự đau đớn.

Điều này nhấn mạnh một nguyên tắc sống quan trọng: Để vượt qua một điều, bạn phải trải qua điều đó. Điều này là đúng trong rất nhiều lãnh vực của cuộc sống, nhưng điều này đặc biệt đúng đối với sự thất bại.

Buồn rầu là cách để vượt qua được thất bại. Khi bạn gặp thất bại, bạn chỉ muốn quên điều đó đi, đè nén những cảm xúc của mình xuống và nhanh chóng bước qua điều kế tiếp. Nhưng đó là một điều sai lầm. Buồn rầu là cách để bạn học những bài học của sự thất bại.

Khi bạn nuốt xuống những cảm xúc của mình thay vì lướt qua chúng, dạ dày của bạn sẽ ghi lại số điểm. Điều này cũng giống như khi lấy một lon nước có ga, lắc nó và để vào ngăn đá. Cuối cùng nó cũng sẽ nổ tung ra.

Phi-e-rơ, một trong những môn đồ của Chúa Jêsus, đã kinh nghiệm được sự buồn rầu của việc thất bại. Trong cơn khủng hoảng, ông đã chối ngay cả việc biết Chúa Jêsus, và sự thất bại đó đã dẫn đến sự buồn rầu sâu đậm.

Kinh Thánh ghi lại rằng, “Ngay lúc ấy, gà gáy… ngươi sẽ chối Ta ba lần.” Rồi ông đi ra và khóc lóc đắng cay” (Mat 26:74c,75b TTHĐ).

Hãy tưởng tượng xem Phi-e-rơ đã cảm thấy thất vọng đến thế nào. Ông đã đi cạnh Chúa Jêsus, nhìn xem Chúa giảng dạy, làm phép lạ, chữa bệnh, khiến người chết sống lại, và đem đến sự thương xót và tha thứ hết lần này đến lần khác. Thế mà, lần đầu tiên gặp thử thách về sự cam kết của mình với Chúa, ông đã chối Chúa liên tiếp ba lần.

Nhưng thay vì làm ngơ trước thất bại của mình, Phi-e-rơ đã làm điều đúng: Ông đã hạ mình và hối tiếc. Ông nhận trách nhiệm về sự thất bại của mình và buồn rầu — và đó là chìa khóa dẫn đến sự chữa lành.

Nhiều người muốn đi con đường tắt khi họ gặp phải thất bại. Họ muốn làm ngơ việc ngoại tình và xem như điều đó đã không phá vỡ gì cuộc hôn nhân của họ, vì vậy họ lại quay sang một mối quan hệ khác. Hoặc trong kinh doanh họ giả vờ coi rằng công việc của họ thất bại là do lỗi của người khác và họ bắt đầu một việc kinh doanh khác ngay ngày hôm sau. Họ không bao giờ học được bài học nào cả.

Nhưng không có con đường tắt nào cho sự buồn rầu và hồi phục từ những thất bại. Thất bại trong cuộc đời của bạn càng nhiều chừng nào thì càng phải mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Hãy để Chúa làm việc trong lòng bạn. Bạn không thể thúc ép sự chữa lành được. Sự hồi phục là một hành động bởi lòng thương xót của Chúa, và điều đó cuối cùng sẽ đến vào thời điểm của nó.

CÂU HỎI SUY GẪM & ÁP DỤNG

1.    Bạn có thể nói rằng mình biết cách buồn rầu như thế nào? Tại sao có hay tại sao không?

2.    Khi bạn đã cố gắng làm ngơ trước một thất bại thay vì buồn rầu về nó thì kết quả sẽ như thế nào?

3.    Khi bạn thất bại, bạn nên thú nhận điều đó với ai? Tại sao điều này lại quan trọng?

 

 

 


IT’S GOOD TO GRIEVE YOUR FAILURE

By Rick Warren —

“Immediately a rooster crowed, and Peter remembered the words Jesus had spoken, 'Before the rooster crows, you will deny me three times.’ And he went outside and wept bitterly” (Matthew 26:74-75 CSB).

When you experience failure, sometimes it feels like you’ll never recover. But you will. Whether you’ve experienced failure in finances, marriage, career, or something else, you can recover.

Recovery starts with grieving your failure. Don’t minimize it or pretend it didn’t happen. Don’t rush to try to feel better. Instead, take the time to feel the pain.

This highlights an important life principle: To get past it, you’ve got to go through it. That’s true in so many areas of life, but it’s particularly true with failure.

Grief is the way to go through the failure. When you fail, you just want to forget it, to stuff your emotions and quickly go to the next thing. But that’s a mistake. Grief is the way you learn failure’s lessons.

When you swallow your emotions instead of going through them, your stomach keeps score. It’s like taking a can of soda, shaking it up, and putting it in the freezer. It’s eventually going to explode!

Peter, one of Jesus’ disciples, experienced the grief of failure firsthand. In a time of crisis, he denied that he even knew Jesus, and that failure led to deep grief.

The Bible says, “Immediately a rooster crowed, and Peter remembered the words Jesus had spoken, 'Before the rooster crows, you will deny me three times.’ And he went outside and wept bitterly” (Matthew 26:74-75 CSB).

Imagine how disappointed Peter must have felt. He had walked alongside Jesus, watching him teach, do miracles, heal people, raise the dead, and offer mercy and forgiveness over and over again. Yet the first time he was put to the test about his commitment to Jesus, he denied him three times in a row.

But instead of ignoring his failure, Peter did the right thing: He was humble and regretful. He owned up to his failure and grieved—and that’s the key to healing.

Many people want to take shortcuts when they have a failure. They want to bypass the affair and pretend it didn’t shatter their marriage, so they rebound into another relationship. Or they pretend it was someone else’s fault the business failed and start another one the next day. They simply never learn the lesson.

But there is no shortcut to grieving and recovering from failure. The greater the failure in your life, the more time it’s going to take to heal. Let God work in your heart. You can’t force healing. Recovery is an act of God’s mercy, and it will come in time.

Talk It Over

  • Would you say that you know how to grieve well? Why or why not?
  • What has been the outcome when you have tried to ignore a failure rather than grieving it?
  • When you fail, to whom should you admit it? Why is this important?