“Nhưng sự khôn ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh sạch, sau lại hòa thuận, tiết độ, nhu mì, và bông trái lành, không có sự hai lòng và giả hình. Nó đầy dẫy lòng thương xót.” Gia-cơ 3:17

Lòng thương xót giống như một viên kim cương; nó có nhiều góc cạnh. Hôm nay chúng ta sẽ xem đến bảy góc cạnh của lòng thương xót. Và tôi đảm bảo rằng việc học cách trở thành một tác nhân của lòng thương xót sẽ biến đổi các mối quan hệ của bạn.

1. Thương xót có nghĩa là kiên nhẫn với những khác đời của người khác.

Kinh Thánh nói trong Gia-cơ 3:17 rằng, “Nhưng sự khôn ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh sạch, sau lại hòa thuận, tiết độ, nhu mì, và bông trái lành, không có sự hai lòng và giả hình. Nó đầy dẫy lòng thương xót.” Bạn càng trở nên khôn ngoan, bạn càng trở nên kiên nhẫn và thương xót hơn.

2. Thương xót có nghĩa là giúp đỡ bất cứ người nào quanh bạn đang bị tổn thương.

Bạn không thể yêu người lân cận như mình mà không có lòng thương xót. Châm 3:27 nói rằng: “Ðừng từ chối làm việc lành cho những người cần đến nếu có thể làm được.”

3. Thương xót có nghĩa là cho người khác cơ hội thứ hai.

Khi một người nào đó làm gây cho bạn tổn thương, bạn thường muốn trả đũa hoặc xóa sổ họ. Nhưng Kinh Thánh nói rằng: “Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, phẫn nộ, tức giận. . .  Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Ê-phê-sô 4:31-32).

4. Thương xót có nghĩa là làm điều tốt cho người làm tổn thương mình.

Lòng thương xót là cho người khác những gì họ cần đến, không phải những gì họ đáng phải nhận. Tại sao bạn nên làm điều đó? Vì đó là điều Đức Chúa Trời làm với bạn: “Hãy yêu kẻ thù mình, hãy làm ơn, hãy cho mượn, mà đừng mong trả lại . . . Hãy thương xót như Cha các ngươi là Đấng hay thương xót” (Lu-ca 6:35-36).

5. Thương xót có nghĩa là tử tế với người xúc phạm mình.

Bạn cần quan tâm đến việc đem người khác đến với Đấng Christ hơn là thắng một cuộc tranh luận. Giu-đe 1:23 nói rằng, “Hãy bày tỏ lòng thương xót với người khác, ngay cả khi ghét cả những tấm áo bị tội lỗi họ làm ô uế.”

6. Lòng thương xót có nghĩa là bắc cầu yêu thương đến với những người không được ai để ý đến.

Đây là điều mà tôi gọi là lòng thương xót có dự tính trước, vì bạn có chủ ý xây dựng tình bạn với những người không có bạn bè hoặc những người không được chấp nhận tại nơi làm việc hoặc trong xã hội.

Pha-ri-si chất vấn tại sao Chúa Giê-xu lại ăn uống với những người thâu thuế và những người không được ai quan tâm đến, Chúa Jêsus nói rằng: “'Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của lễ.' Vì ta đến không phải để gọi người công nghĩa, bèn là gọi kẻ có tội.” (Ma-thi-ơ 9:13).

7. Thương xót có nghĩa là coi trọng các mối quan hệ hơn quy tắc.

Rô-ma 13:10 nói rằng, “Sự thương yêu là làm trọn luật pháp Đức Chúa Trời.” Nếu bạn muốn thể hiện lòng thương xót, hãy đặt con người lên trên luật lệ.  Đặt nhu cầu của họ trước các thủ tục. Đặt các mối quan hệ trước các quy định. Chọn tình yêu hơn luật pháp.

CÂU HỎI SUY GẪM & ÁP DỤNG

1.    Tại sao lại dễ dàng quan tâm đến việc thắng được các cuộc tranh luận hơn là việc đem được người khác đến với Đấng Christ?

2.    Nếu lòng thương xót có nghĩa là coi trọng các mối quan hệ hơn các quy tắc, thì bạn cần thay đổi gì trong cách tương tác với các đồng nghiệp? Còn với các thành viên trong gia đình bạn thì sao?

3.    Trong tuần này, làm thế nào để bạn có thể chủ ý bày tỏ lòng thương xót ra cho những người quanh bạn đang bị tổn thương?

 

 

 


EVEN CHARACTERISTICS OF MERCY

BY RICK WARREN — 

“The wisdom from above is first of all pure. It is also peace loving, gentle at all times, and willing to yield to others. It is full of mercy.”   James 3:17 (NLT)

Mercy is like a diamond; it is multifaceted. Today we’re going to look at seven facets of mercy. And I guarantee that learning how to be an agent of mercy will transform your relationships.

1. Mercy means being patient with people’s quirks.

The Bible says in James 3:17, “The wisdom from above is first of all pure. It is also peace loving, gentle at all times, and willing to yield to others. It is full of mercy” (NLT). The wiser you become, the more patient and merciful you become.

2. Mercy means helping anyone around you who is hurting.

You cannot love your neighbor as yourself without being merciful. Proverbs 3:27 says, “Whenever you possibly can, do good to those who need it” (GNT).

3. Mercy means giving people a second chance.

When somebody hurts you, you normally want to get even or write that person off. But the Bible says, “Stop being bitter and angry and mad at others . . . Instead, be kind and merciful, and forgive others, just as God forgave you because of Christ” (Ephesians 4:31-32 CEV).

4. Mercy means doing good to those who hurt you.

Mercy is giving people what they need, not what they deserve. Why should you do that? Because that’s what God does with you: “Love your enemies, do good to them, and lend to them without expecting to get anything back . . . Be merciful, just as your Father is merciful” (Luke 6:35-36 NIV).

5. Mercy means being kind to those who offend you.

You need to be more interested in winning people to Christ than in winning an argument. Jude 1:23 says, “Show mercy to others, even though you are afraid that you might be stained by their sinful lives” (GW).

6. Mercy means building bridges of love to the unpopular.

This is what I call premeditated mercy, because you intentionally build friendships with people who don’t have friends or who are not accepted at work or in society.

When the Pharisees questioned why Jesus ate with tax collectors and other unpopular people, Jesus said, “'I want you to show mercy, not offer sacrifices.’ For I have come to call not those who think they are righteous, but those who know they are sinners” (Matthew 9:13 NLT).

7. Mercy means valuing relationships over rules.

Romans 13:10 says, “Love fulfills the requirements of God’s law” (NLT). If you want to show mercy, put people before policies. Put their needs before procedures. Put relationships before regulations. Choose love over law.

Talk It Over

  • Why is it often easier to be more interested in winning arguments than in winning people to Christ?
  • If mercy means valuing relationships over rules, what do you need to change about the way you interact with your coworkers? What about with your family members?
  • This week, how can you intentionally show mercy to people around you who are hurting?