“Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ.” Ga-la-ti 6:2

Nếu bạn cho phép, sự đau đớn sẽ làm cho tình yêu của bạn đối với Chúa và với người khác được sâu đậm và trưởng thành hơn vì sự đau khổ giúp bạn trở nên nhạy cảm với những nỗi đau khổ xung quanh mình. Đau khổ có thể biến những người ích kỷ nhất thành những người biết cảm thông.

Khi con trai chúng tôi qua đời, vợ chồng tôi biết rằng gần một phần ba các cuộc hôn nhân có con cái qua đời đều sẽ tan vỡ vì mọi người buồn rầu, thương tiếc theo những cách khác nhau và các cặp vợ chồng thường không biết làm thế nào để cùng nhau giải quyết. Nhưng Kay và tôi đã trở nên gần gũi hơn sau cái chết của Matthew. Bây giờ tôi yêu vợ mình nhiều hơn so với khi tôi gặp cô ấy 50 năm trước đây. Tôi hỏi Kay: “Theo em, tại sao chúng ta lại hạnh phúc khi chúng ta khác nhau rất nhiều về mọi phương diện?” Cô ấy nói với tôi rằng: “Vì ngay cả trong lúc đau buồn mất mát, chúng ta vẫn cố để làm cho mối quan hệ của mình được bền vững hơn và chúng ta đã khoan dung với nhau.”

Đau đớn sẽ đem bạn đến gần người khác hơn nếu bạn thành thật với Chúa, thành thật với mình và thành thật với người khác. Một trong những cách quan trọng nhất bạn có thể trải nghiệm điều này là trong nhóm nhỏ của bạn hoặc một nhóm bạn bè những người khuyến khích bạn bước đi với Chúa.

Trong một nhóm nhỏ, khi bạn mạo hiểm và chia sẻ khi đang chịu đau đớn, mức độ tương giao sẽ được sâu đậm nhất.

Có bốn cấp độ tương giao trong một nhóm nhỏ. Có sự tương giao về chia sẻ, nơi bạn nói về thể thao hoặc những gì đang xảy ra với gia đình bạn. Đó là mức độ thấp nhất, nhưng không có gì sai khi chia sẻ tương giao. Nhưng mức độ tương giao sâu đậm hơn là cùng nhau học Lời Chúa. Sau đó, khi bạn cùng phục vụ với nhau, điều đó càng làm cho mối thông công của bạn càng sâu đậm hơn.

Nhưng mức độ tương giao sâu đậm nhất là điều mà Kinh Thánh gọi là “thông công trong sự thương khó của Ngài” (Phi-líp 3:10), khi bạn cùng chịu khổ với nhau như một gia đình của Đức Chúa Trời. Ga-la-ti 6:2 nói rằng, “Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ.”

Luật pháp của Đấng Christ là gì? Đó là: Yêu người lân cận như chính mình. Mối thông công sâu sắc nhất, chân thật nhất thể hiện khi người ta đang đau khổ — khi bạn làm điều này cho người khác và người khác làm điều đó cho bạn.

Khi bạn cởi mở về sự đau đớn của mình và hòa mình vào nỗi đau của người khác, thì bạn sẽ hiểu được mối liên hệ và tương giao thật là như thế nào.

CÂU HỎI SUY GẪM & ÁP DỤNG

1.    Đôi khi điều gì khiến cho bạn không thể chia sẻ sự đau đớn của mình ra cho người khác?

2.    Theo bạn nghĩ tại sao Chúa lại tạo dựng nên chúng ta để chia sẻ nỗi đau khổ với nhau?

3.    Ai đang mang một gánh nặng trong lúc này mà bạn có thể giúp gánh hộ? Hoặc, nếu bạn đang đau khổ ngay lúc này, ai là người có thể giúp mang lấy gánh nặng cho bạn?

 

 

 


SUFFERING CAN DEEPEN YOUR FELLOWSHIP

BY RICK WARREN —  

“Help carry one another’s burdens, and in this way you will obey the law of Christ.”  Galatians 6:2 (GNT)

If you allow it to, pain will deepen and mature your love for God and others because suffering helps you become sensitive to the suffering around you. Pain can turn the most self-centered people into sympathetic people.

When our son died, my wife and I knew that nearly a third of marriages where a child has died end up falling apart because people grieve in different ways and couples often don’t know how to handle it together. But Kay and I have grown closer since Matthew’s death. I’m more in love with my wife now than I was when I met her 50 years ago. I asked Kay, “Why do you think we made it when we are so different in every way?” She told me, “Because, even in our grief, we intentionally worked at strengthening our relationship, and we gave each other grace.”

Pain will draw you closer to other people if you’ll be honest with God, honest with yourself, and honest with others. One of the most significant ways you can experience this is with your small group or the group of friends who encourage you in your walk with God.

In a small group, when you take a risk and share when you’re in pain, it takes the level of fellowship to the deepest level.

There are four levels of fellowship in a small group. There’s the fellowship of sharing, where you talk about sports or what’s going on with your family. That’s the shallowest level, but there’s nothing wrong with sharing fellowship. But a deeper level of fellowship is studying God’s Word together. Then, when you serve together, that takes your fellowship even deeper.

But the deepest level of fellowship is what the Bible calls “the fellowship of his sufferings” (Philippians 3:10 CSB), when you suffer together as God’s family. Galatians 6:2 says, “Help carry one another’s burdens, and in this way you will obey the law of Christ” (GNT).

What is the law of Christ? It’s this: Love your neighbor as yourself. The deepest, truest fellowship is showing up when people are in pain—when you do this for others and others do it for you.

When you are open about your pain and you enter into other people’s pain, then you will understand what real connection and fellowship are all about.

Talk It Over

  • What sometimes keeps you from sharing your pain with others?
  • Why do you think God created us to share in each other’s suffering?
  • Who is bearing a burden right now that you could help carry? Or, if you're suffering right now, who could help you carry your burden?