0482“Khi ta biện hộ cho mình lần thứ nhất, không có ai ủng hộ ta cả; tất cả đều bỏ rơi ta. Xin Chúa đừng chấp trách họ! Nhưng Chúa đã đứng bên ta và ban năng lực cho ta để ta có thể rao truyền Tin Lành một cách chu toàn cho tất cả dân ngoại đều nghe” (IITi-mô-thê 4:16-17 TTHĐ).

Chẳng sớm thì muộn mỗi người cũng đều kinh nghiệm được sự cô đơn.

Cô đơn không được ngăn ngừa hay giải quyết bằng cái đẹp, sự giàu có, danh tiếng, hay sự thành công. Ngay cả hôn nhân cũng không che chở bạn khỏi sự cô đơn. Nhiều người kết hôn vì họ cô đơn và vài năm sau đó họ ly hôn cũng vì cùng một lý do.

Mục tiêu cuộc sống của sứ đồ Phao-lô — ngay cả đến phút cuối cùng khi ông sắp chết một mình trong đơn độc — là để cho người khác biết về Chúa Jêsus. Trong sách Ti-mô-thê thứ hai, ông nói về việc ông một mình bị đưa đến trước mặt quan tòa. Tất cả bạn bè của ông đã bỏ rơi ông. Nhưng ông vẫn tập trung vào nhu cầu thuộc linh của những người chung quanh mình, “Nhưng Chúa đã đứng bên ta và ban năng lực cho ta để ta có thể rao truyền Tin Lành một cách chu toàn cho tất cả dân ngoại đều nghe” (IITi-mô-thê 4:17 TTHĐ).

Ông tập trung vào người khác vì ông biết mọi người đều cần được nghe về tình yêu của Chúa. Ông có thể tập trung vào các khó khăn của chính mình, nhưng thay vào đó ông tìm xem mình có thể làm những gì để giúp đỡ người khác. Điều đó đã giúp ông không bị cô đơn, ngay cả khi ông ở một mình đơn độc.

Khi bạn cô đơn, đừng có một bữa tiệc tủi thân. Hãy ngừng nói rằng, “Tôi chỉ có một mình. Không ai thương tôi cả; thậm chí cũng không ai thích tôi cả.” Khi bạn làm điều đó, bạn chỉ đang tập trung vào chính mình.

Thay vào đó, hãy hướng sự tập trung của bạn về thế giới bên ngoài và xây đắp nhịp cầu gần gũi đến với những người khác. Bạn sẽ thấy được rằng có rất nhiều người cô đơn cũng đang tìm kiếm sự kết nối và các mối quan hệ.

Làm thế nào để bạn bắt được những nhịp cầu kết nối đó? Một trong những cách là đồng cảm với các nhu cầu của người khác. Và nhớ cầu xin Chúa giúp bạn có thể giao tiếp với những người khác. Hãy cầu nguyện như thế này, “Cha ơi, xin giúp con trở thành người bạn cho những ai đang cần có bạn hữu.”

Điều gì đang gây ra sự cô đơn trong cuộc sống của bạn? Những chuyển tiếp vô cùng cực đoan trong một giai đoạn nào đó của cuộc sống, sự chia cách, bị khước từ, bị loại bỏ, hay chống đối có thể dẫn đến những cảm giác cô đơn nghiêm trọng. Một thí dụ cho điều này là phần lớn những người trên thế giới đã kinh nghiệm được sự cô đơn trong đại dịch COVID-19.

Nhưng đừng để những giai đoạn khó khăn đó ngăn cản bạn tiếp cận với người khác. Hãy nhìn xa hơn khỏi những nan đề riêng của bạn và tìm ra những cách sáng tạo xây dựng mối quan hệ với người khác. Sự đồng cảm là phương thuốc chữa bệnh cô đơn.

Câu hỏi suy ngẫm & áp dụng

1.    Bạn có cô đơn trong giai đoạn của đời sống mình không? Tại sao có hay tại sao không?

2.    Trong quá khứ, bạn đã bớt cô đơn hơn bằng cách tập trung vào những người khác thay vì bản thân mình như thế nào?

3.    Xin dành một vài phút để xin Chúa giúp bạn có thể kết nối với những người khác. Xin Chúa chỉ ra cho bạn một người nào đó đang cô đơn. Hãy cam kết đến với người đó trong tuần này.

 

 

 

 


EMPATHY IS AN ANTIDOTE TO LONELINESS

By Rick Warren — 

“The first time I was brought before the judge, no one came with me. Everyone abandoned me. May it not be counted against them. But the Lord stood with me and gave me strength so that I might preach the Good News in its entirety for all the Gentiles to hear" (2 Timothy 4:16-17 NLT).

Eventually, everyone experiences loneliness.

Loneliness isn’t prevented or fixed by beauty, wealth, fame, or success. Even marriage doesn’t protect you against loneliness. Many people marry because they’re lonely and divorce a few years later for the same reason.

The apostle Paul’s life goal—even toward the very end when he was dying alone—was for other people know about Jesus. In 2 Timothy he talks about being brought alone before a judge. All his friends had abandoned him. But he kept his eyes focused on the spiritual needs of the people around him: “But the Lord stood with me and gave me strength so that I might preach the Good News in its entirety for all the Gentiles to hear” (2 Timothy 4:16-17 NLT).

He focused on others because he knew everyone needed to hear about God’s love. He could have focused on his own problems, but instead he looked at what he could do to help others. It kept him from being lonely, even when he was alone.

When you’re lonely, don’t have a pity party. Stop saying, “I’m alone. Nobody loves me; nobody even likes me.” When you do that, you’re just focusing on yourself.

Instead, turn your focus outward and build bridges to others. You’ll find there are a lot of lonely people who are also looking for connection.

How can you build bridges of connection? One way is by empathizing with other people’s needs. And remember to ask God to help you connect with others. Pray something like this: “Father, help me be a friend to people who need a friend.”

What’s causing loneliness in your life? Extreme seasons of transition, separation, rejection, or opposition can lead to devastating feelings of loneliness. For instance, much of the world experienced loneliness during the COVID-19 pandemic.

But don’t let difficult times keep you from reaching out to people. Look beyond your own problems and find creative ways to connect with others. Empathy is the antidote to loneliness.

Talk It Over

  • Are you lonely in this season of your life? Why or why not?
  • How have you become less lonely in the past by focusing on other people instead of yourself?
  • Spend a few minutes asking for God’s help to connect with other people. Ask him to show you someone who’s lonely. Commit to reaching out to that person this week.