0004 

Chủ nghĩa luật pháp là kẻ giết chết niềm vui trong chức vụ. Nó hủy phá niềm vui tự nhiên đến từ việc phục vụ người khác trong chức vụ hơn bất kỳ điều gì khác tôi từng thấy. Tôi đã thấy nhiều chức vụ bị hủy hoại bởi chủ nghĩa luật pháp hơn bất kỳ điều gì khác.

Chủ nghĩa luật pháp là gì? Chủ nghĩa luật pháp là khi chúng ta thay thế mối liên hệ với Chúa Cứu Thế bằng những lễ nghi và luật lệ. Đó là một cái bẫy tinh vi khiến bạn mất tập trung vào những gì Chúa đã làm cho bạn và dần dần chỉ tập trung vào những gì bạn làm cho Chúa.

Trong Phi-líp chương 3, Phao-lô cho chúng ta biết rõ rằng ông đã từng theo chủ nghĩa luật pháp. Qua đó, ông chỉ ra năm phương diện của một người theo chủ nghĩa luật pháp – những phương diện vẫn ám ảnh nhiều người trong chúng ta ngày nay.

Chủ nghĩa luật pháp là đặt lòng tin cậy vào các nghi lễ. Phao-lô cho biết, “Tôi được cắt bì ngày thứ tám.” (Phi 3:5a). Một Cơ Đốc nhân ngày nay có thể nói rằng, “Tôi chịu báp-têm,” hay “Tôi đi nhà thờ,” hoặc “Tôi dự tiệc thánh.” Tất cả những điều đó đều tốt nhưng không nhờ đó mà được Đức Chúa Trời chấp thuận.

Chủ nghĩa luật pháp là đặt lòng tin cậy vào chủng tộc. Phao-lô nói, “[Tôi] thuộc dòng dõi Y-sơ-ra-ên, bộ tộc Bên-gia-min.” (Phi 3:5b). Tôi thuộc dòng dõi hoàng gia đấy! Giống như ngày nay người ta nói rằng họ có mối liên hệ với Chúa vì chú của họ là giáo sĩ hay mẹ họ là một tín hữu. Không phải đâu. Mỗi người phải tự mình quyết định theo Chúa Giê-xu.

Chủ nghĩa luật pháp là đặt lòng tin cậy nơi tôn giáo. Phao-lô nói, “[Tôi] là người Hê-bơ-rơ, con của người Hê-bơ-rơ.” (Phi 3:5c) Một số Cơ Đốc nhân ngày nay cũng nói như vậy. Họ chỉ về hệ phái của mình mỗi khi được hỏi về mối liên hệ với Chúa. Khi chúng ta lên thiên đàng, Đức Chúa Trời sẽ không hỏi chúng ta thuộc hệ phái nào – Ngài sẽ hỏi chúng ta đáp ứng thế nào với Con Ngài, là Chúa Giê-xu.

Chủ nghĩa luật pháp là đặt lòng tin cậy nơi các luật lệ. Phao-lô còn nói, “Về luật pháp, tôi là một người Pha-ri-si” (Phi 3:6a). Người Pha-ri-si là những người ưu tú về thuộc linh. Họ biến Mười Điều Răn thành 613 điều! Mười điều không đủ với họ. Họ sẽ không ăn quả trứng được đẻ trong ngày Sa-bát vì con gà mái đã phải “làm việc” khi đẻ quả trứng đó. Họ sẽ không đuổi một con muỗi cắn họ vào ngày Sa-bát vì như thế bị coi là làm việc. Khi lưu ý đến hoàn cảnh xuất thân là một người Pha-ri-si, Phao-lô có ý nói rằng, “Quý vị muốn nói về luật lệ sao? Tôi là người giữ luật đây!”

Chủ nghĩa luật pháp là đặt lòng tin cậy vào danh tiếng. Cuối cùng, Phao-lô cho biết thêm, “Về lòng sốt sắng, tôi là kẻ bắt bớ Hội Thánh; về sự công bình theo luật pháp thì tôi không chỗ trách được” (Phi 3:6b). Nói cách khác, Phao-lô muốn nói rằng ông là một siêu sao nghiêm giữ luật pháp! Ngày nay chúng ta có thể khoe khoang về số người nhóm lại trong hội thánh chúng ta, thời gian cầu nguyện, số người chúng ta dắt về Chúa trong tuần rồi. Kết quả cuối cùng cũng chỉ có một – những điều đó sẽ không làm Chúa hài lòng với chúng ta hơn chút nào.

Những điều đó không có gì sai cả. Vấn đề là khi chúng ta nghĩ chúng giúp chúng ta thêm điểm trước mặt Chúa – không có đâu. Ngài yêu chúng ta vô điều kiện. Nếu bạn bắt đầu tin cậy những điều đó, bạn sẽ đánh mất niềm vui và chức vụ của bạn khi đó sẽ sụp đổ.

Giải pháp cho chủ nghĩa luật pháp là ân điển. Ân điển nghĩa là chúng ta không phải tìm cách để có được tình yêu của Chúa, chúng ta không phải cố gắng làm cho Ngài cười. Đức Chúa Trời luôn mỉm cười với chúng ta. Vì tôi xứng đáng chăng? Không hề. Vì tôi tuân thủ các luật lệ nào đó chăng? Không hề. Đó là vì tôi được bao phủ bởi huyết của Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Vấn đề của nhiều người chúng ta trong chức vụ là chúng ta thay đổi một cách tinh vi từ chỗ chú tâm đến những điều Chúa làm cho chúng ta sang những điều chúng ta làm cho Ngài trong chức vụ. Điều đó rất nguy hiểm – cực kỳ nguy hiểm. Đức Chúa Trời sẽ không yêu bạn hơn hay bớt yêu bạn đi chút nào bất kể bạn phục vụ Ngài như thế nào. Điều bạn có được qua chức vụ là niềm vui. Bạn không làm để được chấp thuận. Đức Chúa Trời công nhận bạn, nhưng không phải vì những gì bạn làm. Ngài chấp nhận bạn vì cớ những gì Đấng Christ đã hoàn tất. Đó là ân điển.

Đời sống Cơ Đốc không phải là một nghi lễ và không liên quan đến luật lệ - đó là một mối liên hệ. Tôn giáo dựa trên biểu hiện nhưng Cơ Đốc giáo dựa trên một Con Người, là Chúa Cứu Thế Giê-xu. Xin đừng bao giờ quên điều đó nếu không chức vụ của bạn sẽ chấm dứt. Và bạn sẽ đánh mất niềm vui. Không có điều gì đáng buồn cho bằng một người yếm thế trong chức vụ.

 

 


Is Legalism Killing Your Joy In Ministry?

By Pastor Rick Warren

Legalism is a ministry killjoy. It destroys the natural joy that comes from serving others in ministry like nothing else I’ve seen. I’ve seen more ministries ruined by legalism than anything else.

What is legalism? Legalism happens when we substitute our rules and rituals for our relationship with Christ. It’s a subtle trap that takes the focus off of what God has done for you and slowly turns it to what you have done for God.

In Philippians 3, Paul tells us flat out that he’s tried legalism. In the process, he points out five different ways he had been a legalist – ways that still haunt many of us today.

Legalism is putting your trust in rituals. Paul says, “I was circumcised eight days after I was born according to the Jewish law.” (Phil. 3:5a) Today, a Christian might say, “I was baptized,” or “I joined the church,” or “I took communion.” All of those are good, but they don’t earn God’s approval.

Legalism is putting your trust in a race. Paul says, “Of the people of Israel, I was of the tribe of Benjamin.” (Phil. 3:5b) I’ve got the royal pedigree here. It’s like people today who say they have a relationship with God because their uncle was a missionary or their mom was a believer. It doesn’t work that way. Everyone has to make his or her own decision to follow Jesus.

Legalism is putting your trust in a religion. Paul says, “I’m a Hebrew of Hebrews.” (Phil. 3:5c) Some Christians today say the same thing. They point to their denomination when asked about their relationship with God. When we get to heaven, God won’t ask us what denomination we are – he’ll ask us how we responded to his Son, Jesus.

Legalism is putting your trust in rules. Paul also says, “In regard to the law, I was a Pharisee.” (Phil. 3:6a) The Pharisees were the spiritually elite. They turned the Ten Commandments into 613! Ten just wasn’t enough for them. They would not eat an egg that had been laid on the Sabbath because the hen had to “work” by laying it. They would not scratch a mosquito bite on the Sabbath because that was considered work. By bringing attention to his background as a Pharisee, Paul is saying, “You want to talk about rules? I kept the rules!”

Legalism is putting your trust in reputation. Finally, Paul adds, “As for zeal, and as for legalistic righteousness, I was faultless.” (Phil. 3:6b) In other words, Paul was saying he was a superstar legalist! Today we might brag on how many people attend our church, how long we pray, or how many people we led to Christ last week. The end result is the same – they won’t make God any happier with us.

Nothing is wrong with any of these. The problem comes when we think they give us points with God – they don’t. He loves us unconditionally. If you start trusting in these things, you’re going to lose your joy and your ministry will crumble.

The antidote to legalism is grace. Grace means we don’t have to earn God’s love, and we don’t have to earn his smile. God is always smiling at us. Because I deserve it? Not a chance. Because I keep certain rules and regulations? Not a chance. It’s because I’m covered with the blood of Jesus Christ.

The problem for many of us in ministry is we subtly shift our perspective from what God has done for us to what we are doing for God in ministry. That’s dangerous – very dangerous. God won’t love you any more or any less no matter how you serve him. What you get out of service is joy. You don’t get approval. God approves of you, but it’s not because of what you do. He approves of you because of what Christ did for you already. That’s grace.

The Christian life is not a ritual and it’s not about rules – it’s a relationship. Religion is based upon performance, but Christianity is based on a person, Jesus Christ. Don’t ever forget that or your ministry is finished. And you’ll lose your joy. Nothing is sadder than a cynical person in ministry.