0011COVID-19 đang lan tràn với tốc độ gần như không ai trong chúng ta có thể tưởng tượng chỉ trong 2 tháng. Nhưng trận đại dịch này cho hội thánh một cơ hội to lớn để yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh.

Các cộng đồng triết lý và tôn giáo trên khắp thế giới có cái nhìn khác nhau về sự đau ốm bệnh tật. Một số người cho đó là ảo giác. Những người khác không để ý đến nó. Một số bảo đó là ý Chúa. Còn có một số người khuyên người ốm can đảm chịu đựng.

Nhưng trong lịch sử, các Cơ Đốc nhân đối diện với bệnh tật bằng tình yêu thương, lòng thương xót và nhân hậu. Chính Chúa Giê-xu đã làm gương cho chúng ta về tâm tình đó. Ma-thi-ơ 14:14 cho chúng ta biết, “Vừa ra khỏi thuyền, Đức Chúa Jêsus thấy đoàn dân đông thì cảm thương, và chữa lành cho những người bệnh.”

Như Chúa Giê-xu đã làm gương trong việc tỏ lòng thương xót đối với những người đau ốm quanh Ngài, các mục sư cũng phải tỏ lòng thương xót đối với hội thánh mình trong những lúc như thế này. Vì cớ tính chất đặc biệt của cơn dại dịch này, chúng ta không thể lúc nào cũng ở bên cạnh những người đang chiến đấu với bệnh tật – nhưng chúng ta vẫn có thể bày tỏ lòng thương xót.

Giúp đỡ người đau ốm không phải là chuyện gì quá khó khăn. Mọi người đều có thể thực hiện 6 hành động sau, ngay cả trong lúc này, khi chúng ta bày tỏ lòng thương xót đối với những người bị ốm trong cộng đồng của chúng ta.

Ân Cần Quan Tâm

Mọi người đều có bệnh – dù có phải là COVID-19 hay không. Trước khi có thể chăm lo cho nhu cầu của họ, bạn phải biết nhu cầu đó là gì. Đức Chúa Trời đã làm mẫu cho chúng ta trong việc này. Thi Thiên 106:44 chép, “Dù vậy, Ngài vẫn nghe tiếng kêu cầu của họ, và đoái thương họ trong lúc gian truân.” Xin lưu ý, Đức Chúa Trời thấy và nghe. Khi bạn đau khổ, Đức Chúa Trời để tâm đến bạn.

Quý mục sư ơi, bạn có để ý mỗi khi những người xung quanh đau khổ không? Bạn và hội thánh bạn không thể chăm lo cho người ốm nếu không nhìn thấy những người cùng khốn xung quanh mình.

Hiện Diện

Hầu hết chúng ta đều không thích đến gần người ốm. Thật vậy, chúng ta có khuynh hướng tránh xa họ. Nhưng Đức Chúa Trời thì khác. Ê-sai 63:9 cho chúng ta biết về Đức Chúa Trời, “Mỗi khi dân Ngài bị khốn khổ thì chính Ngài cũng khốn khổ,Và thiên sứ trước mặt Ngài đã cứu họ.”

Trong khi chúng ta chỉ muốn tránh xa những người đang đau đớn thì Đức Chúa Trời đã hiện diện bên cạnh chúng ta khi chúng ta bị căn bệnh tội lỗi hành hạ. Đức Chúa Trời không sai một thiên sứ đến. Ngài không gởi thư cho chúng ta mà đích thân Ngài đã đến! Đó chính là điều Chúa muốn chúng ta làm cho những người khác trong cơn đau ốm của họ: có mặt bên cạnh họ.

Hiện giờ, việc này có khó khăn không? Không thể đích thân đến thăm nhiều người đang đau ốm? Dĩ nhiên là có. Nhưng hãy làm những gì có thể để có mặt bên những người khác như dùng công nghệ để gần gũi thăm nom họ.

Chấp nhận mọi người mà không bêu xấu họ

Chúng ta có khuynh hướng ngại ngùng vì bệnh tật – bệnh của chính mình hoặc của người khác. Bất kể một ai đó bị bệnh vì lý do gì, chúng ta cần chấp nhận họ như chính họ. Chỉ vì một ai đó mắc bệnh vì một quyết định sai lầm không có nghĩa là chúng ta được phép bỏ mặc họ.

Đức Chúa Trời đã đối đãi với chúng ta như vậy! Chúa Giê-xu đã đón nhận con người thật của chúng ta mà không đồng tình với mọi việc chúng ta đã làm. Phao-lô viết trong thư Ga-la-ti 4:14, “dù thể xác của tôi là một thử thách cho anh em, anh em cũng chẳng khinh khi hay miệt thị tôi, mà lại tiếp rước tôi như một thiên sứ của Đức Chúa Trời, như chính Đấng Christ Jêsus.” Giúp đỡ người ốm bao gồm việc loại bỏ sự ngại ngùng và vết nhơ gắn liền với sự đau ốm đó.

Khẳng định người khác.

Chỉ chấp nhận người đau ốm thôi thì chưa đủ, chúng ta cần khẳng định họ. Sự khẳng định cho chúng ta niềm hi vọng. Một trong những điều vĩ đại nhất bạn có thể làm được cho những người đau ốm là cho họ hi vọng. Người ta có thể đối diện với gần như mọi hoàn cảnh trong đời sống chỉ cần có hi vọng.

Châm Ngôn 18:14 chép, “Tinh thần của một người nâng đỡ người ấy lúc bệnh hoạn, nhưng tinh thần suy sụp thì ai vực dậy được?” Cho mọi người niềm hi vọng và giúp họ biết họ có thể vượt qua hoàn cảnh hiện tại là một liệu pháp hữu hiệu.

Giúp Ngăn Ngừa Sự Lây Lan

Hy vọng là tất cả chúng ta đều đang làm việc đó. Một trong những phương cách quan trọng nhất để chăm sóc người ốm là không để những người khác bị lây bệnh. Gần đây chắc bạn có nghe cụm từ “làm phẳng đường cong.” Khi chúng ta góp phần hạn chế sự lây lan của COVID-19 và ngăn không cho những người khác bị nhiễm bệnh, là đã đảm bảo những người cần sự giúp đỡ có được sự giúp đỡ cần thiết.

Quý mục sư ơi, chúng ta cần thực hiện những hành động này để làm gương cho hội thánh của mình. Chúng ta không thể chăm sóc người ốm nếu không quan tâm đến việc làm sao để ngăn chặn các ca nhiễm mới.

Cầu Nguyện

Cầu xin Đức Chúa Trời chữa lành những người bạn đang chăm sóc. Mọi sự chữa lành đều đến từ Chúa, bất kể Ngài dùng người nào để thực hiện việc đó. Ngài dùng các bác sĩ và thuốc men. Đôi khi Ngài cũng dùng các phép lạ.

Gia-cơ 5:16 chép, “Vậy, hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện cho nhau để anh em được lành bệnh. Lời cầu nguyện của người công chính có quyền năng và rất linh nghiệm.”

Lời cầu nguyện của chúng ta rất quan trọng. Đó không phải là một phần nhỏ bé trong quá trình chữa lành mà là sự “linh nghiệm” và là phần quan trọng nhất trong sự phục hồi của mọi người.

Hội thánh chúng ta đang có một cơ hội chưa từng xảy ra để yêu thương và chăm lo cho những người đau ốm bệnh tật. Hãy làm những gì có thể để làm theo hình mẫu Chúa Giê-xu để lại cho chúng ta trong việc chăm sóc những người đau ốm.

 

 


How to Show Compassion to the Sick

By Rick Warren

COVID-19 is spreading at rates few of us could have imagined just two months ago. Yet this pandemic gives the church a tremendous opportunity to love and care for people around us. 

Philosophical and religious communities around the world engage illness differently. Some call it an illusion. Others are indifferent toward it. Some chalk it up to God’s will. Still others urge the sick to just grit it out.

But Christians historically have engaged illness with compassion, mercy, and tenderness. Jesus himself modeled this for us. Matthew 14:14 tells us, “When Jesus got out of the boat, he saw the large crowd. He felt sorry for them and healed everyone who was sick” (CEV).

Just as Jesus modeled compassion to the sick around him, pastors must model compassion for their congregations in times like this. Because of the unique makeup of this pandemic, we can’t always be present with people struggling through this sickness—but we can still demonstrate compassion.

Helping the sick isn’t rocket science. Everyone can do these six actions, even now, as we show compassion to the sick in our communities. 

Be thoughtful.

People have illnesses—whether COVID-19 or not—all around us. Before you can care about these needs, you must be aware of them. God models this for us. Psalm 106:44 says, “God saw their misery and heard their cry” (ICB). Notice, God sees and hears. When you’re distressed, God notices.

Pastor, do you notice when other people are distressed in your life? You and your congregation can’t minister to the sick unless you open your eyes to the needs around you.

Show up.

Most of us are uncomfortable around sick people. In fact, we tend to run away from them. But God did the opposite. Isaiah 63:9 says of God: “In all their suffering he also suffered, and he personally rescued them” (NLT).

While we tend to run away from those who are hurting, God sent us his presence when we were sick with sin. God didn’t send an angel. He didn’t send a letter. He sent himself! That’s exactly what God asks us to do for others when they’re sick: show up.

Is this difficult right now, not being able to be physically present with many people who are sick? Of course, it is. But let’s do what we can to check-in with others, using technology to be as present as possible with those who are sick.

Accept people without stigmatizing them.

We tend to get embarrassed by sickness—ours and the sickness of others. Regardless of the reason why someone got sick, we need to accept them as they are. Just because someone got sick as a result of a bad decision doesn’t mean we abandon them.

God did this for us! Jesus accepted us as we are without approving of everything we’ve done. Paul writes in Galatians 4:14, “My illness must have caused you some trouble, but you didn’t hate me or turn me away because of it. You welcomed me as though I were one of God’s angels or even Christ Jesus himself” (CEV). Part of helping people who are sick is to remove the embarrassment and stigma associated with it.

Affirm others.

It’s not enough just to accept people who are sick. We need to affirm them, too. Affirmation gives us hope. One of the greatest things you can do to people who are ill is to give them hope. People can handle almost anything in life if they have hope.

Proverbs 18:14 says, “A healthy spirit conquers adversity, but what can you do when the spirit is crushed?” (The Message). It’s therapeutic to give people hope and let them know they can overcome their current situation.

Help prevent the spread.

Hopefully, we’re all doing this right now. One of the most important ways you can care for the sick is by preventing others from getting sick. You’ve likely heard the phrase “flatten the curve” lately. When we help to slow down the spread of COVID-19 and prevent others from getting it, we make sure that the people who need help get it.

Pastor, we need to model these behaviors to our congregations. We can’t care for people who are sick if we show no interest in making sure more people don’t get sick.

Pray.

Ask God to heal the people you are serving. All healing comes from God, no matter who he uses. He uses doctors and medicines. Sometimes he uses miracles, as well.

James 5:16 in the Message paraphrase says, “Make this your common practice: Confess your sins to each other and pray for each other so that you can live together whole and healed. The prayer of a person living right with God is something powerful to be reckoned with.”

Our prayer matters. It’s not a superficial part of the healing process. It’s something “to be reckoned with” and the most important part of how people get well.

Our churches have an unprecedented opportunity to love and care for people who are sick. Let’s do what we can to model Jesus’ behavior to care for the sick.