AI BIẾT SUY GẪM? 

“Tôi yêu mến luật pháp Chúa (tức là Kinh Thánh) biết bao!
Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy”
(Thi 119:97)

Andrew Bonar có nói về một người tín đồ đơn sơ ở thôn quê đã “suy gẫm” suốt bộ Kinh Thánh đến ba lần. Ấy chính là ý của trước giả câu Thi-thiên nêu trên. Không những xem mà thôi, lại còn suy gẫm nữa, đến nỗi giống như Luther “đã rung mỗi cây trong vườn Đức Chúa Trời và lượm lấy trái.”

Nguyên văn hai chữ “suy gẫm” có ý là đặt mình vào giữa một việc gì để hiểu thấu lấy sự thật. Sự suy gẫm tương quan với trí khôn cũng như cũng như sự tiêu hóa tương quan với thân thể. Nếu ăn không tiêu, thì thân thể không được ích lợi mà một ngày một gầy còm. Nếu muốn được ích lớn trong những điều thấy nghe, thì phải có sức tiêu hóa về phần trí, tức là sự “suy gẫm” vậy. Nếu muốn mua lẽ thật ta phải trả giá như lời Phao-lô gởi cho Ti-mô-thê rằng: “Hãy săn sóc chuyên lo những việc đó, hầu cho thein hạ thấy những sự tấn tới của con.” Vua Đa-vít yêu mến lời Chúa, nên mới suy gẫm; càng suy gẫm ông càng yêu mến bội phần.

(NHỮNG TIA SÁNG)