Đức Chúa Jêsus là Đấng Lạ lùng

Sách Mác đặc biệt nhấn mạnh vào quyền phép siêu nhân của Đức Chúa Jêsus, tỏ ra Ngài là Đức Chúa Trời bởi những phép lạ Ngài đã làm. Ông bỏ qua Bài Giảng trên Núi và phần nhiều bài giảng dài của Đức Chúa Jêsus. Ông tường thuật những việc Đức Chúa Jêsus làm hơn là những lời Ngài phán. Dường như ông đặc biệt chú ý đến những độc giả thuộc về dân ngoại.

Mac 1:1

Tiểu dẫn

Sách nầy mở đầu đột ngột, không một lời tiểu dẫn, và cũng không nói đến tên tác giả. Tuy nhiên, ngay từ lúc đầu và theo truyền thoại liên tục, sách nầy được kể là tác phẩm của Mác, và chứa đại cương truyện tích Đức Chúa Jêsus theo như Phi-e-rơ đã kể.

 

Mác

Mác (cũng gọi là Giăng), là con trai của bà Ma-ri; nhà bà ở thành Giê-ru-sa-lem, là nơi hội họp của các môn đồ (Cong 12:12). Ông là em họ của Ba-na-ba (Co 4:10), nên có lẽ thuộc về chi phái Lê-vi (Cong 4:36). Người ta phỏng đoán rằng ông là chàng thanh niên đã "ở truồng chạy trốn" trong đêm Đức Chúa Jêsus bị bắt (Mac 14:51-52), là lúc ông mới bắt đầu chú ý đến Ngài. Lời chép ở  IPhi 5:13 có thể có nghĩa là Phi-e-rơ đã dắt đem Mác trở lại tin Chúa.

14 năm sau, khoảng 44 S.C., Mác cùng Phao-lô và Ba-na-ba đi đến An-ti-ốt (Cong 12:25), và theo hai ông ấy trong hành trình truyền giáo đầu tiên, nhưng lại bỏ về. Rồi sau, khoảng năm 50 S.C., ông muốn theo Phao-lô trong hành trình thứ hai, nhưng Phao-lô không chịu nhận ông.Do đó mà Phao-lô và Ba-na-ba phân rẽ nhau (Cong 13:5,13  Cong 15:37-39). Bấy giờ Mác đi cùng Ba-na-ba đến đảo Chíp-rơ.

Chừng 12 năm sau, khoảng 62 S.C., Mác ở tại kinh thành La-mã với Phao-lô (Co 4:10  Phil 1:24); lại 4 hoặc 5 năm sau nữa,ngay trước khi chịu chết vì Danh Chúa, Phao-lô yêu cầu đưa Mác đến với mình (IITi 4:11).

Vậy, dường như lúc cao tuổi, Mác đã trở thành một người giúp việc gần gũi và yêu dấu của Phao-lô.

Mác ở cùng Phi-e-rơ tại Ba-by-lôn (La-mã?) Khi Phi-e-rơ viết thơ tín thứ nhứt (IPhi 5:13). Theo truyền thoại của Hội Thánh đầu tiên, thì phần lớn, Mác là đồng bạn của Phi-e-rơ, và ông viết truyện tích của Đức Chúa Jêsus theo như ông đã nghe Phi-e-rơ giảng. Phi-e-rơ là một người hoạt động, và sự trạng đó dường như phản chiếu trên bút pháp của sách Tin Lành Mác, thí dụ như chữ "tức thì" (hoặc "liền") được lặp lại luôn.

Người ta cho rằng sách Tin Lành nầy đã viết và xuất bản tại La-mã, giữa năm 60 và 70 S.C..

Papias đã nói gì về Mác?Papias, một môn đệ của sứ đồ Giăng, viết trong quyển "Giải thích các bài giảng của Chúa" rằng ông đã chuyên tâm hỏi thăm các "trưởng lão" và môn đệ của các "trưởng lão," và "trưởng lão cũng nói điều nầy: Vì Mác làm thông ngôn cho Phi-e-rơ, nên ông viết đúng mọi điều mình đã nhớ về lời phán và việc làm của Đấng Christ; tuy nhiên, ông không viết theo thứ tự. Ấy là vì ông chẳng hề nghe Chúa phán và cũng chẳng phải là một kẻ theo Ngài, nhưng về sau, như tôi đã nói, ông liên kết với Phi-e-rơ. Vả, Phi-e-rơ thuận ứng sự dạy dỗ với cơ hội, chớ không dạy dỗ dường như soạn thảo một sách chép có mạch lạc những sấm ngôn của Chúa. Cho nên Mác không lầm lẫn chút nào khi chép những sự trạng theo như ông ghi nhớ. Vì trong ý tưởng ông có một mục tiêu, -- ấy là không bỏ sót điều chi mình đã nghe, và không tuyên bố điều chi giả dối."

 

Bốn Sách Tin Lành

Viết cho ai?-- Bốn sách Tin Lành viết không phải vì mục đích thương mại, cốt để phân phát cho đại chúng, y như sách vở xuất bản ngày nay. Nguyên bổn sách Tin Lành Ma-thi-ơ chắc viết cho Hội Thánh ở Giê-ru-sa-lem. Các chi hội khác đã sao lại nguyên bổn ấy bằng tay. Người ta cho rằng Mác định viết sách cho Hội Thánh ở thành La-mã, và những bản sao sách nầy cũng được gởi cho các chi hội khác.Lu-ca viết sách Tin Lành cho một người tên là Thê-ô-phi-lơ, một nhân viên cao cấp của chánh phủ La-mã. Giăng cốt viết sách Tin Lành của mình cho Hội Thánh Ê-phê-sô.Dầu Đức Chúa Trời soi dẫn các ông nầy để viết đúng điều Ngài muốn họ viết, hầu cho cả loài người thuộc mọi thế hệ sử dụng, nhưng chắc họ cũng nghĩ tới bối cảnh,là những người trực tiếp đọc sách của mình. Bối cảnh ấy có ảnh hưởng đến việc họ lựa chọn tài liệu, và chứng minh một phần nào tại sao lại có những điểm khác nhau.

Cá tánh của tác giả.--Dầu các tác giả nghĩ tới độc giả của mình, song khi viết sách, mỗi ông cũng phản chiếu cá tánh của mình. Họ cùng kể một truyện tích, -- không phải là giải luận một triết lý khó hiểu, mà là thuật lịch sử của Một Người đã sống thể nào, làm gì và phán gì. Bất cứ nơi nào, họ cũng kể cùng một truyện tích, nhưng mỗi người kể theo lối riêng, và nêu lên các điều mình cho là hào hứng đặc biệt.Điều nầy cũng chứng minh tại sao họ có những điểm khác nhau.

"Các mâu thuẫn" trong4 sách Tin Lành.-- Ta phải ngạc nhiên vì trong tác phẩm của nhiều học giả ngày nay, họ tuyên bố một cách hoàn toàn lơ đảng rằng 4 sách Tin Lành "đầy dẫy mâu thuẫn." Nhưng khi thấy cái gọi là "mâu thuẫn" là gì, thì anh em hầu như bị cám dỗ mà không còn quí trọng một số người tự nhận là "học giả." Có một vài chi tiết khác nhau và có khác nhau chút ít khi mô tả cùng một chi tiết, -- sự kiện đó làm cho lời chứng của các tác giả càng đáng tin cậy,vì nó phá tan cái khả hữu thông đồng giữa họ với nhau.

Thời gian viết sách.--Ngày nay, người ta có khuynh hướng kể rằng sách Mác được biên trứ trước nhứt.Tuy nhiên, theo truyền thoại chung trong Hội Thánh đầu tiên, thì Ma-thi-ơ viết sách trước nhứt. Trong các bản chép tay đầu tiên, 4 sách Tin Lành thường đặt theo thứ tự hiện hữu, để tỏ ra thứ tự trứ tác y theo truyền thoại trong Hội Thánh đầu tiên. Thỉnh thoảng, sách Giăng được đặt ở hàng đầu, nhưng sách Mác không bao giờ được đặt ở hàng đầu.

Mac 1:1-8

Lời giảng của Giăng Báp-tít

Việc nầy được chép trong cả 4 sách Tin Lành. Xem lời chú giải ở dưới  Lu 3:1-20. Mở đầu sách, Mác trưng dẫn một câu Cựu Ước; bỏ qua truyện tích Đức Chúa Jêsus giáng sanh, ông lập tức ghi chép các chi tiết dồi dào trong đời sống công khai của Ngài.

Mac 1:9-11.

Đức Chúa Jêsus chịu lễ báp-têm.

Xem ở  Mac 3:13-17.

Mac 1:12-13.

Chúa chịu cám dỗ 40 ngày.

Xem ở  Mac 4:1-10.

Thời Gian Và Niên Biểu Đời Sống Công Khai Của Đức Chúa Jêsus

Nhằm năm thứ 15 đời trị vì của Sê-sa Tibère, thì Đức Chúa Jêsus chừng 30 tuổi (Lu 3:1,23). Khi Hê-rốt qua đời, thì Ngài còn thơ ấu (Mat 2:19-20). Điểm nầy ấn định vị trí của Đức Chúa Jêsus trong niên lịch La-mã, về sau thay thế bằng niên lịch Cơ đốc giáo (xem ở dưới  Lu 2:39).

Sau khi chịu lễ báp-têm ít lâu, Ngài đi thăm thành Giê-ru-sa-lem, nhằm kỳ lễ Vượt qua (Gi 2:13). Lễ Vượt qua phần nhiều nhằm tháng 4 dương lịch.

Giữa lúc Ngài chịu lễ báp-têm và lúc Ngài đi thăm thành Giê-ru-sa-lem, có các biến cố chép ở  Gi 1:29 đến  Gi 2:12, và 40 ngày cám dỗ (Mat 4:1-11).

Sự cám dỗ xảy ra ngay sau khi Ngài chịu lễ báp-têm, và kéo dài 40 ngày (Mac 1:12-13).

Sau cơn cám dỗ, Ngài lại xuất hiện ở bờ sông Giô-đanh, là nơi Giăng Báp-tít đang giảng,và Ngài ở đó liền 3 "ngày" (Gi 1:29,35,43). "Cách 3 ngày sau," Ngài tới Ca-na,và làm phép lạ biến nước thành rượu (Gi 2:1).

Rồi Ngài đi Ca-bê-na-um, "và chỉ ở tại đó ít ngày thôi" (Gi 2:12) sau đó, Ngài lên thành Giê-ru-sa-lem và dẹp sạch Đền thờ.

Như vậy, 40 ngày cám dỗ, 3 "ngày," rồi "3 ngày sau," rồi "ít ngày thôi" hợp lại thành thời gian giữa lúc Ngài chịu lễ báp-têm và lễ Vượt qua, tổng cộng chỉ tới vài ba tháng là cùng.

Thế thì lễ báp-têm đánh dấu khởi điểm đời sống công khai của Ngài, chắc đã xảy ra nhằm mùa thu, hoặc đầu mùa đông.

Còn về thời gian Ngài sống công khai,thì có ghi 3 lễ Vượt qua: khi Ngài dẹp sạch Đền thờ (Gi 2:13), khi Ngài cho 5000 người ăn no nê (Gi 6:4), và khi Ngài bị đóng đinh vào Thập tự giá (Lu 22:15).

Nếu "ngày lễ" ở  Gi 5:1 là lễ Vượt qua, theo như người ta thường giả định, thì sẽ có 4 lễ Vượt qua, và có 3 năm trọn giữa lễ Vượt qua thứ nhứt và lễ Vượt qua thứ tư. Nếu là một lễ nào khác cử hành giữa hai lễ Vượt qua, thì chỉ có 3 lễ Vượt qua và 2 năm trọn giữa lễ Vượt qua thứ nhứt và lễ Vượt qua thứ ba.

Như vậy, chức vụ công khai của Đức Chúa Jêsus đã kéo dài hoặc chừng 3 năm rưỡi, hoặc chừng 2 năm rưỡi. Phần nhiều ý kiến chấp nhận 3 năm rưỡi.

 

Bố Cuộc Đời Sống Công Khai Của Đức Chúa Jêsus

Với niên biểu có lẽ đúng


Lễ báp-têm, ở hạ lưu sông Giô-đanh. Sự cám dỗ, ở đồng vắng gần đó. Các môn đồ đầu tiên, ở hạ lưu sông Giô-đanh. Phép lạ đầu tiên tại Ca-na.

 

Năm 27 S.C..

Lễ Vượt qua: Dẹp sạch Đền thờ, tại Giê-ru-sa-lem. Phần đầu chức vụ tại xứ Giu-đê: ở hạ lưu sông Giô-đanh (8 tháng. Xem ở Giăng 3:22-36).

Tháng 12 dương lịch:

Trở về, qua xứ Sa-ma-ri. Bắt đầu chức vụ tại xứ Ga-li-lê (2 năm. Xem ở Ma-thi-ơ 4:13-25).

Năm 28 S.C..

Lễ Vượt qua (?): Thăm viếng thành Giê-ru-sa-lem (Giăng 5:1).

Mùa hạ:

Lựa chọn 12 sứ đồ.

Năm 29 S.C..

Bài Giảng trên Núi.

Tháng 2 dương lịch (?):

12 sứ đồ được sai đi. Giăng Báp-tít bị chém đầu. 12 sứ đồ trở về.

Lễ Vượt qua:

Cho 5000 người ăn no nê.

Tháng 10 dương lịch:

Thăm viếng thành Giê-ru-sa-lem (Giăng 7:2, 10).

Tháng 11 dương lịch (?):

Sự Hóa hình.

Tháng 12 dương lịch (?):

Kết liễu chức vụ tại xứ Ga-li-lê (xem ở Lu-ca 9:51).

Tháng 12 dương lịch:

Lại lên thành Giê-ru-sa-lem (Giăng 10:22). Phần cuối chức vụ tại xứ Giu-đê và chức vụ tại xứ Pê-rê (chừng 4 tháng).

Năm 30 S.C..

Lễ Vượt qua:

Chúa chịu đóng đinh vào Thập tự giá.

 

*   *   *

Chức Vụ Tại Xứ Ga-li-lê

(Mac 1:14 đến  Mac 10:1)

Chức vụ của Chúa tại xứ Ga-li-lê chiếm chừng một nửa sách Mác.

Về bố cuộc, xin xem mục biểu so sánh ở dưới  Mat 4:12.

Về mục biểu niên đại, xin xem ở dưới Mac 4:13-25.

Mac 1:14-15

Đức Chúa Jêsus bắt dầu chức vụ tại xứ Ga-li-lê

Giữa câu 13 và câu 14, nghĩa là giữa lúc Đức Chúa Jêsus chịu cám dỗ và lúc Ngài bắt đầu chức vụ tại xứ Ga-li-lê, ta phải đặt các biến cố chép ở  Gi 1:19 đến  4:54, gồm thời gian chừng 1 năm.

Các môn đồ đầu tiên, lúc Giăng làm lễ báp-têm.

Nước biến thành rượu, tại Ca-na.

Dẹp sạch Đền thờ.

Nói chuyện với Ni-cô-đem.

Giảng tại hạ lưu sông Giô-đanh, chừng 8 tháng.

Nói chuyện với người đờn bà Sa-ma-ri.

Chữa lành con trai quan thị vệ, từ thành Ca-na.

Bị chối bỏ tại Na-xa-rét (Lu 4:16-30).

(Xem niên biểu đời sống công khai của Đức Chúa Jêsus ở hai trang trước).

Đức Chúa Jêsus đã giảng ở hạ lưu sông Giô-đanh và được thành công lớn (Gi 3:22-24  Gi 4:1-3). Nhưng sự cừu địch ngày càng gia tăng của người Pha-ri-si (Gi 4:1-3) và việc Hê-rốt hạ ngục Giăng Báp-tít (Mat 4:12) gây nên hiểm họa cho Đức Chúa Jêsus nếu Ngài cứ tiếp tục giảng dạy ở miền đó. Vì Ngài phải làm một việc gì trước khi chịu chết trên Thập tự giá, nên Ngài nghĩ rằng đi xa thành Giê-ru-sa-lem hơn nữa là thượng sách; vậy,Ngài trở về xứ Ga-li-lê, là nơi sự can thiệp của kẻ khác ít hơn.

Mac 1:16-20

Kêu gọi Si-môn,Anh-rê, Gia-cơ và Giăng

Việc nầy cũng có chép ở  Mat 4:18-22 và  Lu 5:1-11. Trong 4 ông nầy, thì 3 ông đã tin Đức Chúa Jêsus một năm trước lúc Giăng làm lễ báp-têm (Gi 1:35-42). Bây giờ họ được kêu gọi làm bạn đồng hành của Chúa. Xem thêm ở dưới Ma-thi-ơ 10 và  Mac 3:13-19.

Mac 1:21-28

Người bị quỉ ám được chữa lành

Cũng có chép ở  Lu 4:21-37. Đây là phép lạ thứ nhứt của Đức Chúa Jêsus làm tại Ca-bê-na-um, theo như có chép trong Kinh Thánh, sau khi Chúa đóng trụ sở ở nơi ấy. Trước đó ít lâu, Chúa đã chữa lành con trai quan thị vệ tại Ca-bê-na-um, chỉ bởi một hành động của ý chí Ngài tại Ca-na, cách đó 15 dặm (Gi 4:46-54). Về lời chú giải tánh chất quỉ ám, xin xem ở dưới

Mac 5:1-20.

Ca-bê-na-um

Khi tới xứ Ga-li-lê (sau 8 tháng vắng mặt để thi hành phần đầu chức vụ tại xứ Giu-đê), thì Chúa ghé thành Ca-na; tại đây,gần 1 năm trước, trong nhà một người bạn hoặc bà con, Ngài đã biến nước thành rượu. Sau khi chữa lành cho con trai quan thị vệ, Ngài bèn đến thành Na-xa-rét,nhưng dân chúng chối bỏ Ngài (xem ở  Lu 4:16-30). Bấy giờ Ngài định cư tại Ca-bê-na-um, lấy đó làm trung tâm đi ra tiếp tục chức vụ giảng dạy và chữa bịnh.Có lẽ Ngài đã mướn một căn nhà. Hoặc có lẽ Ngài lấy nhà của Phi-e-rơ hoặc của Giăng làm nơi cư ngụ chính. Từ Ca-bê-na-um, Ngài du hành rất nhiều trải qua xứ Ga-li-lê, thỉnh thoảng Ngài đi lên Giê-ru-sa-lem, hoặc tới các miền ở phía Bắc xứ Ga-li-lê. Ngài đi bộ, thường có một nhóm môn đồ theo hầu, và thường cũng có những đoàn dân đông đúc theo sau.

Người ta cho rằng Ca-bê-na-um chính là đống hoang tàn ngày nay gọi là Tel Hum, cách nơi sông Giô-đanh đổ vào biển Ga-li-lê 3 dặm về phía Tây nam. Xem thêm ở dưới  Lu 7:1-10, và bản đồ ở dưới Mac 6:45-52.

Mac 1:29-31

Bà gia của Phi-e-rơ được chữa lành

Cũng có chép ở  Mac 8:14-15 và  Lu 4:38-39.Như vậy, Phi-e-rơ có vợ. Phép lạ đầu tiên của Đức Chúa Jêsus là một phước giáng trên hôn nhân. Đây, Ngài chữa lành bà gia vị sứ đồ thủ lãnh của Ngài. Thật kỳ lạ,các nhà lãnh đạo Giáo hội kia tự thấy buộc phải nhận theo một hình thức thánh khiết mà người họ tôn là "Thủ lãnh đầu tiên" không hề buộc phải vâng giữ.

Mac 1:32-34

Rất đông người được chữa lành

Cũng có chép ở  Mac 8:16-17 và  Lu 4:40-41.Việc nầy xảy ra sau lúc mặt trời lặn, vì mặt trời lặn đánh dấu hết ngày Sa-bát.Luật ngày Sa-bát rất nghiêm nhặt (xem ở  Mac 3:1-6). "Trước cửa" (câu 33), -- dường như là cửa của nhà Phi-e-rơ. Tin Chúa chữa lành người bị quỉ ám và bà gia Phi-e-rơ đã đồn ra khắp thành, nên rất đông người đem kẻ đau đến, tụ tập quanh nhà. Và Đức Chúa Jêsus chữa lành cho họ. Chính các phép lạ của Ngài đã kéo dân chúng đến đông đúc. Ánh sáng thương xót của Đức Chúa Trời đối với nhân loại đau khổ đã bắt đầu chói lọi. Thật là một ngày trọng đại tại thành Ca-bê-na-um.

Mac 1:35-37

Đi tẻ để cầu nguyện

Cũng có chép ở  Lu 4:42-43. Thật là một ngày bận rộn. Đức Chúa Jêsus đã chữa lành có tới mấy trăm người. Ngài được sử dụng quyền phép của Đức Chúa Trời, và đã dùng quyền phép ấy cốt yếu để giảm bớt sự đau đớn của loài người. Lúc nầy, Ngài đang ở cực độ của chức vụ công khai,nhưng Ngài thường lánh khỏi dân chúng, đến nơi cô tịch để tìm cách giữ cho con đường thông công giữa Ngài và Đức Chúa Trời được mở rộng và sáng sủa. Xem lời chú giải về đời sống cầu nguyện của Ngài ở dưới  Mac 11:1-13.

Mac 1:38-39

Du hành quanh xứ Ga-li-lê

Đức Chúa Jêsus du hành nhiều lần, và thỉnh thoảng trở về Ca-bê-na-um (Mat 4:23-25  Mat 9:35-38  Lu 4:44). Xứ Ga-li-lê có nhiều đại lộ quốc tế danh tiếng chạy qua, nối liền sông Ơ-phơ-rát với sông Ni-lơ.Cũng có nhiều đường nhánh. Xem bản đồ ở dưới  Mac 3:7-12.

Mac 1:40-45

Người phung được sạch

Cũng có chép ở  Mat 8:2-4 và  Lu 5:12-16. Bịnh phung là một bịnh gớm ghiếc và đáng thương. Người phung phải ở riêng. Đức Chúa Jêsus bảo người phung nầy đến trình diện với các thầy tế lễ, vì luật pháp buộc người phung đã được chữa lành và sẵn sàng trở về đời sống xã hội phải làm như vậy (Le 13:1-14:57). Ngài bảo anh ta chớ nói chi về phép lạ nầy, kẻo phong trào quần chúng tôn Đức Chúa Jêsus làm Vua sẽ không sao kiềm chế được.

Mac 2:1-12

Người bại được chữa lành

Cũng có chép ở  Mat 9:2-6 và  Lu 5:18-26. Việc nầy có lẽ xảy ra trong nhà Phi-e-rơ. Chắc Phi-e-rơ đã trực tiếp kể các chi tiết cho Mác. Chắc là nhà rộng lắm, mới chứa được đám đông dường ấy.Nhà nầy xây chung quanh một cái sân, hoặc là một dãy nhà liền nhau, xây chung quanh một sân vuông vức. Có lẽ Đức Chúa Jêsus ngự nơi hiên lợp ngói ở phía trong sân. Nhà chắc có một thang ở phía ngoài. Không thể chở người bại nằm trên giường qua những cửa có đông người chen chúc. Ý họ quyết định đến gần Đức Chúa Jêsus đã đẹp lòng Ngài. Đức Chúa Jêsus luôn luôn đẹp lòng khi thấy người ta tin Ngài có quyền phép để chữa lành. Ngày nay đức tin dường ấy chắc cũng còn đẹp lòng Ngài.

Danh tiếng Đức Chúa Jêsus lan ra khắp chốn đến nỗi người Pha-ri-si, các thầy thông giáo từ thành Giê-ru-sa-lem và khắp xứ (Lu 5:17) đã kéo đến để điều tra. Trước mắt chỉ trích và hằn hộc của chúng,Đức Chúa Jêsus quả quyết Ngài là Đức Chúa Trời bằng cách tuyên bố tha tội cho người bại, rồi Ngài làm phép lạ để chứng minh lời quả quyết đó. Đây là một phép lạ mà Đức Chúa Jêsus phán rằng Ngài làm cốt để chứng tỏ mình là Đức Chúa Trời.Phép lạ nầy có hiệu lực lạ lùng trên dân chúng, song chỉ càng chọc giận những người Pha-ri-si lòng đã đui mù.

Mac 2:13-17

Kêu gọi lê-vi(Ma-thi-ơ)

Đức Chúa Jêsus vừa mới lựa chọn 4 người đánh cá làm đồng chí của Ngài trong sự thiết lập Nước Ngài. Bây giờ Ngài tuyển thêm một người thâu thuế. Ngài bỏ qua bọn thủ lãnh tôn giáo trong nước như vậy,há chẳng kỳ lạ lắm sao? về lời chú giải Ma-thi-ơ, xin xem "Tiểu dẫn sách Ma-thi-ơ" và  Mat 10:1-42.

Mac 2:18-22

Câu hỏi về sự kiêng ăn

Cũng có tường thuật ở  Mat 9:14-17 và Lu 5:33-38. Có lẽ nhơn cơ hội Đức Chúa Jêsus dự tiệc do Ma-thi-ơ thết; điều nầy làm cho các môn đồ của Giăng Báp-tít, người Pha-ri-si, và có lẽ cả một vài môn đồ của Đức Chúa Jêsus ngạc nhiên lắm. Dự tiệc thì khác hẳn cách Giăng Báp-tít đã sống. Có thể có những lúc khủng hoảng mà sự kiêng ăn là một cách thích hợp để tỏ ra ta hạ mình, ăn năn và sốt sắng vì đạo. Trong trường hợp của Giăng Báp-tít, sự kiêng ăn có ý nghĩa đặc biệt (xem ở dưới  Mac 3:1-20). Nhưng bọn người trong tôn giáo đương thời Đức Chúa Jêsus đã kiêng ăn thái quá! Đức Chúa Jêsus không quá coi trọng sự kiêng ăn theo như họ thường thực hành (Mat 6:16-18).Môi-se, Ê-li và Đức Chúa Jêsus đều đã kiêng ăn 40 ngày, nhưng là trong một giai đoạn hết sức căng thẳng. Ba ẩn dụ về chàng rể, áo rách và bầu da cũ đựng rượu dường như có ý nghĩa rằng có những cơ hội mà sự kiêng ăn thích hợp, nhưng trong cuộc sanh hoạt thường ngày, thì nó không đúng chỗ, nhứt là nếu họ hay làm để quảng cáo cho sự thánh khiết, đạo đức của mình (Mat 6:16-18).

Mac 2:23-27

Ăn lúa mì trong ngày Sa-bát

Truyện nầy cũng có chép ở  Mat 12:1-8 và  Lu 6:1-5. Cựu Ước có những luật pháp khá nghiêm nhặt về sự giữ ngày Sa-bát,nhưng truyền thuyết của người Do-thái đã thêm nhiều sự hạn chế thái quá và phi lý đến nỗi làm mất cả ý định nguyên thủy của Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Jêsus quả quyết rằng Ngài là Chúa ngày Sa-bát, thì cũng tương đương với một lời tự nhận là Đức Chúa Trời.

Mac 3:1-6

Chữa bịnh trong ngày Sa-bát

Việc nầy cũng có chép ở  Mat 12:9-14 và  Lu 6:6-11. Sự chữa lành người teo tay trong ngày Sa-bát đã chọc giận người Pha-ri-si và phe Hê-rốt đến nỗi chúng lập mưu giết Đức Chúa Jêsus. Đối với bọn đạo đức nhà nghề, cứng lòng và bại hoại nầy, thì một việc nhân đức tầm thường trong ngày Sa-bát cũng là một trọng tội kinh khiếp. Những bọn sát nhân và bất lương có thể tàn ác hơn chăng? Hãy suy nghĩ, bọn đồng đảng của Hê-rốt, là tên trùm sát nhân, mà cũng quá câu nệ về sự giữ ngày Sa-bát! Kinh Thánh chép 7 lần Đức Chúa Jêsus chữa bịnh trong ngày Sa-bát (xem ở dưới  Gi 5:1-47).

Mac 3:7-12

Các đoàn dân đông và các phép lạ

Các đoàn dân đông đến thăm Đức Chúa Jêsus và theo Ngài, đã được thúc đẩy bởi hai lý do: Một, để được Ngài chữa cho kẻ bịnh, và hai, toàn dân trông mong Ngài là Đấng Mê-si.

Đời sống công khai của Đức Chúa Jêsus phần lớn đã diễn ra ở xứ Ga-li-lê.Kinh Thánh chép Ngài thăm viếng Giê-ru-sa-lem 5 lần; và chép Ngài đi tẻ khỏi quần chúng 3 lần: tới miền Si-đôn và Ty-rơ; tới Sê-sa-rê Phi-líp; và tới đồng vắng Ép-ra-im để chờ lúc chịu chết.

 

046

Bản đồ số 46 -- Những hàng chấm chỉ tỏ các con đường chính đương thời Đức Chúa Jêsus

 

Mac 3:13-19

Lựa chọn 12 Sứ đồ

tên của 12 Sứ đồ được chép ở 4 chỗ (xin xem dưới đây). Một vài ông có hai tên, hoặc một biệt hiệu, hay là một tên đặt cách khác. Chúng ta không biết tại sao Đức Chúa Jêsus lựa chọn 12 Sứ đồ. Trong số 12 ông, có 3 ông họp thành một nhóm thân cận với Chúa. Ngoài 12 Sứ đồ nầy,Chúa còn sai 70 môn đồ đi làm nhiệm vụ đặc biệt (câu 3, 12). Các số 3, 12, 70 hay dùng trong Kinh Thánh với ý nghĩa tượng trưng. 12 chi phái Y-sơ-ra-ên là nền tảng của quốc gia Hê-bơ-rơ. 12 Sứ đồ đã đặt nền tảng của Hội Thánh (Kh 21:12-14). Môi-se có 70 trưởng lão. Tòa công luận gồm 70 nhân viên. Những con số nầy có thể có một ý nghĩa thần bí mà chúng ta không biết.

Trong số 12 Sứ đồ, có 4 ông làm nghề đánh cá. Một ông làm nghề thâu thuế. Một ông thuộc phái cuồng tín. Chúng ta không biết mấy ông kia làm chi. Hết thảy là người Ga-li-lê, trừ Giu-đa, kẻ phản Chúa. Trong nhóm nầy, không có một ai thuộc giới đạo đức chuyên nghiệp, không có một ai quảng cáo sự tin kính của mình bằng cách phục sức. Phao-lô về sau nhập đoàn Sứ đồ, là người Pha-ri-si độc nhứt.

 

Ma-thi-ơ 10:2-4

Mác 3:16-19

Lu-ca 6:12-16:

Công vụ 1:13

1.    Si-môn

2.    Anh-rê

3.    Gia-cơ

4.    Giăng

5.    Phi-líp

6.    Ba-thê-lê-mi

7.   Thô-ma

8.    Ma-thi-ơ

9.    Gia-cơ,

    (con của A-phê)

10.  Tha-đê

11.  Si-môn,

   (người Ca-na-an)

12.  Giu-đa

       Ích-ca-ri-ốt

1.    Si-môn

2.    Gia-cơ

3.    Giăng

4.    Anh-rê

5.    Phi-líp

6.    Ba-thê-lê-mi

7.    Ma-thi-ơ

8.    Thô-ma

9.    Gia-cơ,

      (con của A-phê)

10.  Tha-đê

11.  Si-môn,

      (người Ca-na-an)

12.  Giu-đa

       Ích-ca-ri-ốt

1.    Si-môn

2.    Anh-rê

3.    Gia-cơ

4.    Giăng

5.    Phi-líp

6.    Ba-thê-lê-mi

7.    Ma-thi-ơ

8.    Thô-ma

9.    Gia-cơ,

      (con của A-phê)

10.  Si-môn

       Xê-lốt(1)

11.  Giu-đe,

     (con của Gia-cơ)

12.  Giu-đa

       Ích-ca-ri-ốt

1.    Phi-e-rơ

2.    Gia-cơ

3.    Giăng

4.    Anh-rê

5.    Phi-líp

6.    Thô-ma

7.    Ba-thê-lê-mi

8.    Ma-thi-ơ

9.    Gia-cơ,

     (con của A-phê)

10.  Si-môn Xê-lốt

11.  Giu-đe,

     (con của Gia-cơ)

12.  Ma-thia

 

Phi-e-rơ. Ông được nói đến lần đầu tiên lúc Giăng làm lễ báp-têm (Gi 1:40-42). Lúc ông gặp Đức Chúa Jêsus lần đầu tiên mà Kinh Thánh chép đây, thì Ngài đổi tên cho ông,dường như Ngài đã nhứt định chọn ông làm Sứ đồ. "Si-môn" là tên thiên nhiên của ông. Tên mới của ông là "Phi-e-rơ" (tiếng Hi-lạp),"Sê-pha" (tiếng Araméen), cả hai nghĩa là "Đá." Tên nầy được tái xác nhận 3 năm sau, lúc ông xưng Ngài là Đấng Christ (Mat 16:18).

Phi-e-rơ có vợ (Mac 8:14  Mat 1:30  Lu 4:38). Bà cùng đi với ông khi ông hành chức Sứ đồ (ICo 9:5). Ông nguyên quán ở Bết-sai-đa (Gi 1:44), và có nhà ở Ca-bê-na-um (Mac 1:29). Hoặc ông có hai nhà,hay là đã từ Bết-sai-đa dời đến ở Ca-bê-na-um.

Ông làm nghề đánh cá chung với Gia-cơ và Giăng (Lu 5:10). Rõ ràng lắm, ông là một nhà doanh nghiệp khá giả.

Ông có nghị lực, hăng hái, hay xung động,và nóng nảy. Ông sanh ra để làm lãnh tụ, và có nhiều bổn chất loài người. Ông thường là phát ngôn nhân của 12 Sứ đồ.

Tên "Đá" Đức Chúa Jêsus đặt cho ông thật đã tỏ ra tâm tánh thật của ông mà Ngài hiểu rõ lắm: Ông có sức mạnh của sự tin quyết, can đảm, dạn dĩ, mặc dầu ông đã ba lần chối Chúa và một lần "giả dối" tại An-ti-ốt (Ga 2:11-14). Ông tuyệt đối không sợ hãi trong cơn bắt bớ. Ông đã đặt nền tảng cho Hội Thánh xứ Giu-đê, và dắt dẫn Hội Thánh ấy với một sức xung kích làm cho những kẻ cầm quyền phải khủng khiếp, thất kinh.

Ông không phải là Giáo hoàng. Đấng Christ không hề ban cho ông địa vị cao cả; chính ông cũng không đòi địa vị ấy,và người khác cũng không nhìn nhận ông có địa vị ấy. Ông tự xưng là "trưởng lão như họ" (IPhi5:1), chớ không phải là "Chúa của các Giám mục."Xem thêm ở dưới "Tiểu dẫn thơ I Phi-e-rơ."

Giăng. Xem lời chú giải tiểu dẫn sách Tin Lành Giăng.

Ma-thi-ơ.Xem lời chú giải tiểu dẫn sách Tin Lành Ma-thi-ơ.

Gia-cơ.Anh của Giăng. Đức Chúa Jêsus đặt tên cho hai anh em là "Bô-a-nẹt,"-- con trai của sấm sét. Điều nầy há chẳng tỏ ra rằng có lẽ Đức Chúa Jêsus có óc hài hước vui vẻ, sao? Chúng ta không biết nhiều về Gia-cơ. Trong 12 Sứ đồ,ông là người chết đầu tiên, vì bị Hê-rốt giết (năm 44 S.C.). Tuy khác nhau và không chắc đúng, nhưng các truyền thoại đều cho là cả 12 Sứ đồ đã tuận đạo.

Có hai gia đình chung nhau làm nghề đánh cá: hai anh em Gia-cơ, Giăng, cùng Xê- bê-đê, là cha họ, và hai anh em Si-môn, Anh-rê. Họ có nuôi tôi tớ. Chắc sự làm ăn của họ khá lớn lao. Cả 4 ông đã trở thành Sứ đồ. Trong số 4 ông nầy, thì 3 ông thân cận với Đức Chúa Jêsus hơn hết. Về toàn thể, chắc 12 Sứ đồ ở bậc cao nhứt, vì Đức Chúa Jêsus biết người ta, và Ngài kén những tay ưu tú trong xứ. 3 ông nầy chắc là xuất sắc biết bao!

Anh-rê.Nguyên quán ở Bết-sai-đa. Ông và Giăng là môn đồ đầu tiên của Đức Chúa Jêsus.Ông dẫn anh mình, là Phi-e-rơ, đến cùng Đấng Christ. Theo truyền thoại, ông đã giảng ở Tiểu-Á-tế-á, Hi-lạp và xứ Sy-the (Nga).

Phi-líp.Nguyên quán ở Bết-sai-đa. Người đồng hương của Anh-rê và Phi-e-rơ. Ông đã dẫn Na-tha-na-ên đến cùng Đấng Christ. Đó là một sự tích cực thay đổi ý kiến. Theo truyền thoại, ông đã giảng ở xứ Phi-ri-gi và qua đời tại thành Hiérapolis.

Ba-thê-lê-my.Người ta cho rằng đây là biệt hiệu của Na-tha-na-ên, nguyên quán ở Ca-na, cách Na-xa-rét 3 dặm. Có lẽ do Ba-thê-lê-my giới thiệu mà Đức Chúa Jêsus đã đến dự tiệc cưới. Theo truyền thoại, thì ông đã giảng Tin Lành ở xứ Parthie.

Thô-ma.Một con sanh đôi ("Đi-đim" nghĩa là sanh đôi). Cẩn thận, hay suy nghĩ, hoài nghi, và hay buồn rầu. Theo truyền thoại, thì ông đã hầu việc Chúa ở các xứ Sy-ri, Parthie, Ba-tư và Ấn-độ.

Gia-cơ.Con của A-phê. Cũng gọi là "nhỏ" (Mac 15:40), có lẽ vì vóc giạc ông thấp nhỏ. Theo truyền thoại, thì ông đã giảng ở xứ Pa-lét-tin và Ai-cập.

Tha-đê.Người ta cho rằng Tha-đê chính là Giu-đe, con của Gia-cơ, một vài bản cảo lại gọi ông là Lê-ba-út. Theo một truyền thoại, ông đã được cử đi thăm Abgarus,vua thành Edesse, rồi đi tới các xứ Sy-ri, Ả-rập và Mê-sô-bô-ta-mi.

Si-môn,thuộc phái "Xê-lốt" (theo tiếng Hi-lạp), hoặc "người Ca-na-an (theo tiếng Araméen). Chúng ta chẳng biết chi hết về ông nầy. Phái "Xê-lốt"là một phe quốc gia nhiệt cuồng, trực tiếp đối lập với bọn thâu thuế. Đức Chúa Jêsus chọn một người thâu thuế và một người Xê-lốt, thuộc hai phái cừu địch chí tử, khiến họ trở nên anh em trong Ngài và trong công việc Ngài.

Giu-đa Ích-ca-ri-ốt.Kẻ phản Chúa. Nguyên quán ở Kê-ri-giốt, một thành thuộc xứ Giu-đê (Gie 48:24).Đây là Sứ đồ duy nhứt không phải là người xứ Ga-li-lê. Tánh nết hà tiện và gian trá. Trông mong được phần thưởng lớn khi Chúa ngự trên ngôi Đa-vít. Thất vọng khi thấy giấc mộng trần gian của mình tiêu tan. Sau khi phạm trọng tội đáng gớm ghét, hắn thắt cổ tự tử, rồi té xuống, nứt bụng, ruột đổ ra hết. Tại sao Đức Chúa Jêsus chọn hắn, -- đó là một sự bí mật của thiên cơ mà ta không sao cắt nghĩa được.

Mac 3:20-30.

Tội lỗi không thể tha thứ.

Xem ở  Mat 12:24-37.

Mac 3:31-35.

Mẹ và anh em Ngài.

Xem ở  Mat 12:46-50.

Mac 4:1-25.

Thí dụ về người gieo giống.

Xem ở  Mat 13:1-23.

Mac 4:30-34.

Hột cải.

Xem ở Mat 13:31-32.

Mac 4:26-29

Thí dụ về hột giống lớn lên

Người ta thường trông mong rằng Nước của Đấng Mê-si sẽ được thành lập, có vinh quang và hùng cường làm cho thế giới rúng động. Thí dụ nầy có nghĩa rằng Nước ấy ban đầu sẽ rất nhỏ, và mở mang rất chậm chạp, lâu lắc, êm lặng, kín giấu không ai ngờ, song cũng không ai chống cự được,và cứ tấn tới cho đến kỳ gặt hái.

Mac 4:35-41

Dẹp yên cơn bão

Cũng có chép ở  Mat 8:23-27  Lu 8:22-25. Trong chiếc thuyền chòng chành, nghiêng ngửa, các môn đồ băn khoăn và khủng khiếp, nhưng Đức Chúa Jêsus ngủ yên. Ngài cần chi phải sợ hãi? Ngài đã dự phần tạo nên sóng, gió. Chúng ta hết sức muốn biết những phương thức và quyền năng mầu nhiệm kèm theo lời Ngài phán để dẹp yên các luồng nước đang cuồng loạn!Chúa đã quở trách các môn đồ nặng nề biết bao! "Tại sao các ngươi sợ hãi?Đức tin các ngươi đâu? Trong lúc Ta ở đây, có tai họa nào xảy đến cho các ngươi được chăng?"

Mac 5:1-20

Người Giê-ra-sê bị quỉ ám

Cũng có chép ở  Mac 8:28-34  Lu 8:26-37.Ma-thi-ơ nói là hai người Ga-đa-ra. Mác và Lu-ca nói là người Giê-ra-sê. Người ta bảo rằng miền Giê-ra-sê chính là khu hoang tàn ngày nay gọi là "Kerza" (Kersa, Gergesa). Xem bản đồ ở dưới  Mac 6:45-52. Người ta cho rằng Ga-đa-ra ở quá về phía Nam, gần góc Đông nam của biển, và là một thành phố lớn hơn lấy tên đặt cho cả miền phụ cận. Giê-ra-sê là một làng đặc biệt,và biến cố nầy đã xảy ra gần đó. Nó cách cửa sông Giô-đanh chừng 5 dặm. Ngay phía Nam làng nầy có chỗ duy nhứt mà các ngọn đồi dốc gần sát mặt nước (Mat 8:32).

Ma-thi-ơ nói rằng có hai người bị quỉ ám. Mác và Lu-ca chỉ chép có 1 người, có lẽ vì người nầy điên cuồng và hung hăng hơn người kia và là phát ngôn nhân. Anh ta là một người điên nguy hiểm, dữ tợn, có sức mạnh vô biên, ở lõa lồ giữa các mồ mả và trong đồng vắng, tự đánh bầm mình và kêu la đau đớn.

Có rất nhiều quỉ ở trong 2 người nầy, cả một "quân đội," có lẽ phần nhiều chúng ở trong người hung hăng hơn.Có 2000 con heo, và có lẽ rất ít là có chừng ấy quỉ.

Chúng lập tức nhìn nhận quyền hành của Đức Chúa Jêsus.

Hãy chú ý: Bọn quỉ thích ở trong bầy heo hơn là về nơi ở của chúng. Nhưng chẳng bao lâu, chúng cũng phải về đó.

Chúng có thể cai trị 2 người kia, nhưng không thể cai trị bầy heo. Chúng không đùa bầy heo xuống biển. Hoặc heo, hoặc quỉ, đều chẳng muốn xuống biển; nhưng bầy heo bị quỉ nhập, đã hoảng hốt, và không tự chế được trên sườn đồi dốc. Một khi đã cất bước rồi, chúng không dừng lại được nữa.

Cũng hãy chú ý điều nầy: Thổ dân muốn Đức Chúa Jêsus dời khỏi xứ họ, dầu Ngài chữa lành người điên cho họ, nhưng trong hành động ấy, Ngài đã diệt mất bầy heo của họ. Họ nghĩ đến bầy heo hơn là nghĩ đến đồng bào mình. Bọn người nầy chưa chết hết đâu.

Đức Chúa Jêsus bảo người nầy hãy đi ra nói về mình đã được chữa lành (câu 19). Ngài đã truyền lịnh cho người phung chớ nói gì về việc mình được chữa lành (Mac 8:4). Ngài cũng truyền lịnh ấy cho 2 người mù (Mac 9:29) và cho nhiều người khác mà Ngài đã chữa lành tại xứ Ga-li-lê (Mac 12:16).

Lý do khác nhau như vậy là vì ở Giê-ra-sê, người ta chưa biết Ngài bao nhiêu, còn ở xứ Ga-li-lê, thì sự quảng cáo cho Ngài đã quá mức, và đã có những phong trào quần chúng toan tôn Ngài làm một Vua chánh trị.

 

Các quỉ

Kinh Thánh chép rằng một số rất đông người mà Đức Chúa Jêsus chữa lành đã "bị quỉ ám" (có bản dịch là:"bị các ma quỉ ám"). Xem  Mat 4:24  Mat 8:16  Mat 9:32  Mat 12:24,26,43  Mac 1:24,32,34  Mac 3:11,12  Lu 4:41  Lu 6:18; v.v...

Quỉ là gì? Thật có quỉ chăng? Hay là Đức Chúa Jêsus cùng các tác giả Tân Ước nói như vậy vì người ta thường tin rằng những kẻ bị đau ốm, hoạn nạn đều ở dưới quyền kiểm soát của tà linh, và Chúa cùng các tác giả ấy không chút cố gắng sữa chữa sự sai lầm của dân chúng đó?

Trong 4 sách Tin Lành có mô tả rằng các quỉ biết Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời; rằng chúng thuộc về nước của Sa-tan, trải qua những chỗ không có nước, chờ đợi sự đau đớn nơi vực sâu, và thích ở trong bầy heo hơn là đi đến chỗ dành cho chúng. Nhiều quỉ có thể ở trong một người. Chúng nói và nhìn nhận rằng chúng có cá tánh và tri giác đặc biệt, phân cách hiển nhiên với người bị chúng ám. Chúng run rẩy chờ đợi ngày phán xét. Đức Chúa Jêsus không chú ý đến chúng, song chỉ chú ý đến những người bị chúng khuấy khỏa và làm cho đau đớn.

Chỉ có một vài trường hợp tật bịnh bị gán cho quỉ ám. Trong một trường hợp, chúng làm cho một người hóa điên; một người khác bị chúng làm cho câm; một người khác bị chúng làm cho đui và câm; một người khác bị chúng làm cho nổi kinh phong. Đó là hiệu quả do quỉ ám.

Dường như có các "quỉ dữ" (Lu 7:21), "tà ma" (Mac 1:27), "thần lừa dối" (ITi 4:1),"thiên sứ đã phạm tội" (IIPhi 2:4), "quỉ sứ của ma quỉ" (Mat 25:41). Chúng được tổ chức thành "chủ quyền," "thế lực," và là "vua chúa của thế gian mờ tối nầy," là "thần dữ ở các miền trên trời," và người ta phải giao chiến với chúng luôn luôn (Mat 12:43,45  25:41  IIPhi 2:4  Eph 6:12).

Kinh Thánh ngụ ý khá rõ ràng rằng "người bị quỉ ám" không phải chỉ điên mà thôi, song còn ở vào trường hợp "cá tánh bị xâm lăng," và bất cứ phát xuất từ đâu và có bổn chất nào, quỉ cũng là những thần dữ thật nhập vào và làm khổ một số người bằng cách nầy hoặc cách khác.

Người ta tưởng rằng đang khi Đức Chúa Jêsus ở trên mặt đất, Đức Chúa Trời đã cho phép ma quỉ đặc biệt ra tay nghịch cùng Đức Chúa Jêsus, để chứng tỏ rằng quyền phép của Ngài lan đến tận thế giới vô hình. Đức Chúa Jêsus đang hủy diệt đế quốc của Bê-ên-xê-bun và các quỉ sứ nó. Chúng nghe đến Danh Ngài, hoặc ở trước mặt Ngài, thì chịu không nổi. Nếu tin Ngài, thì ta được che chở khỏi bất cứ tai họa nào mà chúng có thể gây nên.

Căn cứ vào những việc thỉnh thoảng xảy ra trên thế gian nầy, ta hầu như có thể nghĩ rằng cả đến ngày nay, người ta cũng vẫn bị quỉ ám.

Mac 5:21-43

Con gái Giai-ru được sống lại

Các Phép Lạ Của Đức Chúa Jêsus

Không kể những sự phát hiện siêu nhiên,tỉ như thiên sứ báo tin, sự giáng sanh bởi nữ đồng trinh, ngôi sao dẫn đường các bác sĩ, Đức Chúa Jêsus đi qua các đám dân cừu địch, dẹp sạch Đền thờ, hóa hình, bọn lính té sấp, màn tối tăm khi Ngài bị đóng đinh vào Thập tự giá, bức màn bị xé hai, mồ mả mở ra, cơn động đất, Đức Chúa Jêsus sống lại, các thiên sứ hiện ra, v.v., -- Kinh Thánh còn chép 35 phép lạ mà Đức Chúa Jêsus đã làm.

17 phép lạ chữa lành thân thể:

  • Con quan thị vệ được chữa lành tại Ca-bê-na-um (Gi 4:46-54).
  • Người bịnh được chữa lành tại Giê-ru-sa-lem (Gi 5:1-19).
  • Bà gia của Phi-e-rơ được chữa lành tại Ca-bê-na-um (Mat 8:14-17  Mac 1:29-31  Lu 4:38,39).
  • Một người phung (Mat 8:2-4  Mac 1:40-45  Lu 5:12-15).
  • Một người bại (Mat 9:2-8  Mac 2:3-12  Lu 5:17-26).
  • Người teo tay (Mat 12:9-14  Mac 3:1-6  Lu 6:6-11).
  • Đầy tớ của viên bách nhân đội trưởng (Mat 8:5-13  Lu 7:1-10).
  • Hai người mù (Mat 9:27-31).
  • Người câm và điếc được chữa lành (Mac 7:31-37).
  • Người mù ở Bết-sai-đa (Mac 8:22-26).
  • Người mù ở thành Giê-ru-sa-lem (Gi 9:1-41).
  • Người đờn bà mang bịnh 18 năm (Lu 13:10-17).
  • Người đờn bà mất huyết (Mat 9:20-22  Mac 5:25-34  Lu 8:43-48).
  • Người mắc bịnh thủy thũng (Lu 14:1-6).
  • Mười người phung (Lu 17:11-19).
  • Người mù tên là Ba-ti-mê (Mat 20:29-34  Mac 10:46-52  Lu 18:35-43).
  • Tai của Man-chu (Lu 22:50-51).

9 phép lạ trên các sức mạnh thiên nhiên:

  • Nước biến thành rượu tại Ca-na (Gi 2:1-11).
  • Đánh cá gần Ca-bê-na-um (Lu 5:11).
  • Dẹp yên cơn bão (Mat 8:23-27  Mac 4:35-41  Lu 8:22-25).
  • Cho 5000 người ăn no nê (Mat 14:13-21  Mac 6:34-44  Lu 9:11-17  Gi 6:1-14).
  • Đức Chúa Jêsus đi trên mặt nước (Mat 14:22-23  Mac 6:45-52  Gi 6:19).
  • Cho 4000 người ăn no nê (Mat 15:32-39  Mac 8:1-9).
  • Tiền đóng thuế (Mat 17:24-27).
  • Cây vả bị khô héo (Mat 21:18-22  Mac 1:12-14,20-26).

6 lần chữa người bị quỉ ám (xem ở dưới 5:1-20):

  • Một người bị quỉ ám ở trong nhà hội,tại Ca-bê-na-um (Mac 1:21-28  Lu 4:31-37).
  • Một người bị quỉ ám hóa câm và điếc (Mat 12:22  Lu 11:14).
  • Những người Giê-ra-sê bị quỉ ám (Mat 8:28-34  Mac 5:1-20  Lu 8:26-39).
  • Một người bị quỉ ám, hóa câm (Mat 9:32-34).
  • Con gái của người đờn bà Sy-rô-phê-ni-xi (Mat 15:21-28  Mac 7:24-30).
  • Đứa con trai bị kinh phong (Mat 17:14-21  Mac 9:14-29  Lu 9:37-43).

3 người được sống lại từ trong kẻ chết:

  • Con gái Giai-ru, tại Ca-bê-na-um (Mat 9:18-26  Mac 5:22-43  Lu 8:41-56).
  • Con trai bà góa ở Na-in (Lu 7:11-15).
  • La-xa-rơ, tại Bê-tha-ni (Gi 11:1-44).

Những phép lạ khác.

Ngoài 35 phép lạ kể rõ trên đây, Đức Chúa Jêsus còn làm vô số phép lạ khác, thuật lại như dưới đây:

  • Tại Giê-ru-sa-lem, "có nhiều người thấy phép lạ Ngài làm, thì tin Danh Ngài" (Gi 2:23).
  • "Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ...,chữa lành mọi thứ tật bịnh trong dân" (Mat 4:23  9:35).
  • Từ các xứ Sy-ri, Ga-li-lê, và Đê-ca-bô-lơ, "người ta bèn đem cho Ngài mọi người đau ốm, hay là mắc bịnh nọ tật kia, những kẻ bị quỉ ám, điên cuồng, bại xuội, thì Ngài chữa cho họ được lành cả" (Mat 4:24).
  • Ma-ri Ma-đơ-len được Ngài trừ cho 7 quỉ (Lu 8:2).
  • Tại Ca-bê-na-um, "ai nấy có người đau, bất kỳ bịnh gì, đều đem đến cùng Ngài; Ngài đặt tay lên từng người mà chữa cho họ" (4:40).
  • Gần bờ biển Ga-li-lê, "có đoàn dân rất đông đến gần Ngài, đem theo những kẻ què, đui, câm, tàn tật và nhiều kẻ đau khác, để dưới chơn Đức Chúa Jêsus, thì Ngài chữa cho họ được lành. Vậy,chúng thấy kẻ câm được nói, kẻ tàn tật được khỏi, kẻ què được đi, kẻ đui được sáng, thì lấy làm lạ lắm, đều ngợi khen Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên (Mat 15:30,31).
  • "Khi Ngài... đến xứ Ghê-nê-xa-rết,dân chúng... chạy khắp cả miền đó, khiêng những kẻ đau nằm trên giường, hễ nghe Ngài ở đâu, thì đem đến đó. Ngài đến nơi nào, hoặc làng, thành, hay là chốn nhà quê, người ta đem người đau để tại các chợ, và xin Ngài cho phép mình ít nữa,được rờ đến trôn áo Ngài: những kẻ đã rờ đều được lành bịnh cả" (Mac 6:53-56).
  • "Đức Chúa Jêsus... đi đến bờ cõi xứ Giu-đê, bên kia sông Giô-đanh. Có nhiều đoàn dân đông theo Ngài, và Ngài chữa lành các kẻ bịnh ở đó" (Mat 19:1-2).
  • "Đoàn dân rất đông từ khắp xứ Giu-đê, thành Giê-ru-sa-lem, và miền biển Ty-rơ, Si-đôn mà đến, để nghe Ngài dạy và cho được chữa lành bịnh mình. Những kẻ mắc tà ma khuấy hại cũng đều được lành. Cả đoàn dân đến kiếm cách rờ Ngài, vì từ Ngài có quyền phép ra, chữa lành hết mọi người" (Lu 6:17-19).
  • "Cả thành nhóm lại trước cửa,Ngài chữa lành nhiều kẻ đau các thứ bịnh, và đuổi nhiều quỉ" (Mac 1:32-34).
  • "Lại còn nhiều việc nữa mà Đức Chúa Jêsus đã làm; ví bằng người ta cứ từng việc mà chép hết, thì ta tưởng rằng cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép vậy" (Gi 21:25).

 

Phương pháp làm phép lạ.--

Những phép thường thực hiện bởi hành động ý chí của Đức Chúa Jêsus, hoặc bởi lời Ngài phán; thỉnh thoảng bởi Ngài rờ tới bịnh nhân, hoặc đặt tay trên họ. Một đôi lần Ngài đã dùng nước miếng.

 

Mục đích của các phép lạ.--

Các phép lạ của Đức Chúa Jêsus ngụ ý thi hành quyền Tạo-hóa." Nó thích hợp với căn nguyên lạ lùng, bổn tánh vô tội, và đạo đức trọn vẹn của Ngài." Đó là một cách Đức Chúa Trời chánh thức hóa sứ mạng của Đức Chúa Jêsus. Ngài phán rằng nếu Ngài không làm những việc mà chưa ai từng làm, thì họ chẳng có tội chi hết (Gi 15:24). Như vậy, tỏ ra rằng Ngài kể các phép lạ của Ngài là bằng cớ chứng quyết Ngài từ Đức Chúa Trời mà đến. Lại nữa, các phép lạ của Ngài là cách tự nhiên biểu thị lòng Ngài thương xót loài người đau khổ.

Mac 6:1-6

Thăm viếng thành Na-xa-rét

Cũng có chép ở  Mat 13:54-58. Đây dường như Ngài ghé thăm thành Na-xa-rét lần thứ hai sau khi bắt đầu chức vụ công khai, chừng một năm sau cuộc ghé thăm chép ở  Lu 4:16-30. Hãy chú ý rằng Đức Chúa Jêsus có 4 em trai và một vài "em gái." Lúc đó, họ chưa tin Ngài (Gi 7:5). Sau đó, họ tin Ngài, và theo ý kiến thông thường, thì hai em trai Ngài, là Gia-cơ và Giu-đe, đã trứ tác hai thư tín mang tên của họ. Con hai em trai khác là Giô-sép và Si-môn.

Mac 6:7-13.

12 Sứ đồ được sai đi.

Xem ở  Mat 10:1-42.

Mac 6:14-29.

Giăng Báp-tít bị chém đầu.

Xem ở  Lu 3:1-20.

Mac 6:30-44.

Chúa cho 5000 người ăn no nê.

Xem ở  Gi 6:1-14.

Mac 6:45-52.

Đức Chúa Jêsus đi trên đi mặt nước.

Xem  Gi 6:15-21.

 

Biển Ga-li-lê.

Dài 13 dặm, rộng 7 dặm. Thấp hơn mặt biển 680 bộ. Chung quanh có những đồi cao chừng 100 thước tây. Bờ biển rộng đổ đồng chừng nửa dặm, trừ ra ở phía Tây bắc (tại đây đồng bằng Ghê-nê-xa-rết rộng chừng 4 dặm), ở phía Bắc (tại đây sông Giô-đanh chảy vào biển), và ở phía Nam (tại đây sông Giô-danh lìa khỏi biển).Ngày nay, các ngọn đồi nầy trơ trụi, nhưng đương thời Đức Chúa Jêsus, có rừng rậm,ấy là theo lời của sử gia Josèphe. Bờ biển có người ở rất đông đúc. Có 10 thành, mỗi thành không dưới 15.000 dân. Chung quanh biển có một dãy nhà cửa hầu như không hề đứt quãng. Bờ biển phía Tây phì nhiêu cực điểm. Khí hậu về mùa đông ôn hòa. Có trồng trọt đủ thứ cây cối của nhiệt đới. Tháng nào cũng có thổ sản. Ngoài nghề nông và trồng cây trái, còn có kỹ nghệ nhuộm vải, thuộc da,đóng thuyền, đánh cá và phơi cá cho khô. Biển có nhiều cá, xuất cảng đi khắp đế quốc La-mã. Miền Bắc biển Ga-li-lê là "sân khấu" chính cho chức vụ của Đức Chúa Jêsus trên mặt đất. Đây là đất thánh đời đời, vì tại đây, Đức Chúa Trời mặc hình Người đã sống giữa người ta. Truyện tích nầy là tài liệu kỳ diệu hơn hết trong sử ký nhân loại.

 

047

Bản đồ số 47

 

Thời Gian Từ Lúc Chúa Cho 5000 Người

Ăn No Nê Tới Lúc Ngài Hóa Hình

(Mac 6:53-8:26  Mat 14:34-16:12)

Trong đời Đức Chúa Jêsus, đây là một thời gian (từ 6 đến 8 tháng) mà ta ít biết các chi tiết. Chỉ có Ma-thi-ơ và Mác chép về thời gian nầy; Mác chép đầy đủ hơn ít nhiều. Lu-ca đi thẳng từ việc Chúa cho 5000 người ăn no nê tới sự Hóa Hình (Mac 9:17,18). Giăng đi thẳng từ lúc Chúa cho 5000 người ăn no nê tới lúc Ngài viếng thăm thành Giê-ru-sa-lem trong dịp lễ Lều tạm, 6 tháng sau (Gi 6:71  Gi 7:1).

Do một vài chi tiết mà ta được biết,thì phần lớn 6 hoặc 8 tháng nầy, Chúa ở ngoài xứ Ga-li-lê, nghĩa là Ngài tới các miền Ty-rơ, Si-đôn, Đê-ca-bô-lơ và Sê-sa-rê Phi-líp, phần nhiều là dân ngoại.Đê-ca-bô-lơ là miền ở phía đông biển Ga-li-lê, chạy về phía Bắc tới thành Đa-mách. Nó ở dưới quyền cai trị của Phi-líp, là một vua nhơn đức, công bình,không có lý do đặc biệt nào để chống đối Đức Chúa Jêsus. Hê-rốt là vua xứ Ga-li-lê. Ông vừa mới giết Giăng Báp-tít, và bắt đầu nhìn Đức Chúa Jêsus bằng con mắt nghi ngờ, nhứt là sau khi nhân dân đã xây bỏ Ngài vì cớ phép lạ cho 5000 người ăn no nê (xem ở  Gi 6:1-71).

Mac 6:53-56

Các đoàn dân đông ở miền Ghê-nê-xa-rết

Cũng có chép ở  Mat 14:34-36. Ghê-nê-xa-rết là đồng bằng dọc theo bờ biển phía Nam thành Ca-bê-na-um. Dường như khi Đức Chúa Jêsus đã cho 5000 người ăn no nê, thì ngày hôm sau, Ngài giải thích cho dân chúng thành Ca-bê-na-um biết tánh chất của sứ mạng Ngài, và có nhiều người đã lìa bỏ Ngài (Gi 6:66). Bấy giờ, Ngài đi về phía Nam, tới Ghê-nê-xa-rết, tại đó có rất đông người tụ tập, và Ngài chữa lành cho họ.

Mac 7:1-23

Người Pha-ri-si và sự bị ô uế

Cũng có chép ở  Mat 15:1-20. Bọn cầm quyền tại thành Giê-ru-sa-lem đã quyết định giết Đức Chúa Jêsus. Chắc hẳn họ đã nghe về Ngài không được nhân dân xứ Ga-li-lê kính mộ như trước; họ bèn cử một phái đoàn Pha-ri-si đi thúc đẩy chiến dịch tuyên truyền, hy vọng làm cho Ngài càng bị môn đồ duồng bỏ, vì có lẽ nhiều môn đồ Ngài cũng giữ cổ phong giống như người Pha-ri-si. Sự rửa tay nói đến ở đây không phải vì mục đích vệ sinh, nhưng hoàn toàn là một nghi lễ tôn giáo không do Luật pháp truyền dạy, nhưng do các thầy thông giáo bày đặt ra. Đức Chúa Jêsus phán bảo họ rằng các nghi lễ như vậy chẳng có giá trị gì, và sự ô uế thật ở trong lòng; rồi Ngài thẳng thắn tố cáo họ dùng cổ phong phát xuất từ loài người mà làm cho Lời Đức Chúa Trời hóa ra trống rỗng. Lời Ngài phán áp dụng trực tiếp cho nhiều thói tục đã xen vào trong Hội Thánh trải qua các thế kỷ. Kỳ lạ thay, nhiều thủ lãnh Hội Thánh đã dùng mưu mẹo và tài khéo, cố làm cho các nghi thức và thói tục của họ giống như Lời Đức Chúa Trời, mặc dầu ta biết nó hoàn toàn do loài người mà ra! Họ làm tôi mọi cho cổ phong và coi nhẹ Lời Đức Chúa Trời là dường nào!

Mac 7:24-30

Người đờn bà Sy-rô-phê-ni-xi

Cũng có chép ở  Mat 15:21-28. Sách Ma-thi-ơ chép bà là "người đờn bà xứ Ca- na-an." Người Phê-ni-xi vốn là dòng giống Ca-na-an. Xứ Phê-ni-xi cách thành Ca-bê-na-um chừng 50 dặm về phía Bắc, ở ngoài lãnh thổ Do-thái, trong một miền dân ngoại; đây cũng là khu vực mà Ê-li đã được sai đến cùng người đờn bà ở thành Sa-rép-ta (IVua 17:9). Đức Chúa Jêsus thật không có ý gọi bà là "chó" (câu 27), nhưng Ngài chỉ phát biểu cái điều ở trong trí óc của môn đồ. Bà bền đỗ, khiêm cung và có đức tin, nên đã được như lời mình cầu xin. Xem ở dưới  Lu 18:1-8.

Mac 7:31-37

Chữa lành một người câm và điếc

Đức Chúa Jêsus từ miền Ty-rơ và Si-đôn trở về; Ngài đã đi tẻ ra đó ít lâu để tránh sự quảng cáo. Ngài đi về phía Đông và phía Nam, qua miền Đê-ca-bô-lơ, tới phía Đông biển Ga-li-lê. Trong trường hợp chữa bịnh nầy, Đức Chúa Jêsus đã dùng nước miếng. Người ta thường cho rằng nước miếng có hiệu lực chữa bịnh. Thường thì Ngài làm phép lạ chỉ bởi phán một lời.Lúc nầy Ngài trở lại miền mà trước đây mấy tuần lễ, họ toan tôn Ngài làm Vua. Vậy,Ngài bảo người nầy hãy làm thinh để tránh sự quảng cáo.

Mac 8:1-9

Cho 4000 người ăn no nê

Cũng có chép ở  Mat 15:19-39. Chỗ Chúa làm phép lạ nầy cũng gần nơi Ngài đã cho 5000 người ăn no nê mấy tuần lễ trước.Ma-thi-ơ thêm rằng đây là nhằm lúc Ngài đã chữa lành các đoàn dân đông. Dân xứ Ga-li-lê chắc đã hay tin Đức Chúa Jêsus đã trở về địa phận họ.

Mac 8:10-21

"Men của người Pha-ri-si"

Cũng có chép ở  Mat 16:1-12. Việc nầy xảy ra ở Đa-ma-nu-tha (câu 10).  Mat 15:39 chép là Ma-ga-đan, quê hương của Ma-ri-Ma-đơ-len, tức là một thành ở trong xứ Đa-ma-nu-tha, trên bờ trung tây của biển Ga-li-lê (xem bản đồ 47 ở dưới  Mac 6:45-52). Đức Chúa Jêsus vừa mới trở về xứ Ga-li-lê, thì bọn thù nghịch Ngài đã dùng mọi mưu chước có thể nghĩ ra để làm cho Ngài mất giá trị trước mặt dân chúng.

Họ "xin một dấu lạ." Trải qua 2 năm, Đức Chúa Jêsus đã liên tiếp chữa lành hàng bao nhiêu người mắc đủ thứ tật bịnh. Ngài cũng đã cho 5000 người, rồi 4000 người ăn no nê. Vậy mà họ vẫn còn xin một "dấu lạ" (xem ở  Mat 12:38-45). Đức Chúa Jêsus bảo họ rằng họ muốn thấy một dấu lạ ngoài mọi việc Ngài đã làm, thì chứng tỏ họ là "dòng dõi hung ác, gian dâm" (Mat 12:39), nghĩa là lòng họ đã được tạo nên cho Đức Chúa Trời; nhưng lại liên hiệp với thói tục đời nầy. Ngài cũng phiền vì môn đồ chậm hiểu ý nghĩa thiêng liêng của các phép lạ Ngài đã làm, và vì họ rõ ràng có cơ chịu ảnh hưởng chủ nghĩa duy vật của người Pha-ri-si (câu 7-12).

Mac 8:22-26

Người mù được chữa lành

Việc nầy xảy ra ở Bết-sai-đa, quê hương của Phi-e-rơ, là nơi Đức Chúa Jêsus đã làm nhiều phép lạ (Mat 11:21), và gần đó Ngài đã cho 5000 người ăn no nê. vậy nên Ngài bảo người nầy hãy tránh sự quảng cáo không cần thiết.

Mac 8:27-30.

Lời xưng nhận của Phi-e-rơ.

Xem ở  Mat 16:13-20.

Mac 8:31-33.

Chúa phán trước về Ngài chịu thương khó.

Xem ở  Mac 9:30-32.

Mac 8:34-9:1.

Giá phải trả để làm môn đồ Chúa.

Xem ở  Lu 14:25-35.

Mac 9:2-13

Đức Chúa Jêsus hóa hình

Việc nầy cũng có chép ở  Mat 17:1-13 và  Lu 9:26-36. Người ta cho rằng Đức Chúa Jêsus đã hóa hình trên núi Hẹt-môn,ít ngày trước khi Ngài dời khỏi xứ Ga-li-lê lần chót, tức là chừng 4 hoặc 6 tháng trước khi Ngài chịu chết (xem ở  Mac 9:31). Một trong những mục đích của sự Hóa hình là để làm vững đức tin của ba môn đồ thủ lãnh nơi thần tánh của Đấng Christ, ngõ hầu họ có thể đối phó với những ngày hoạn nạn gần xảy đến. Phi-e-rơ không bao giờ quên cảnh trạng đó. Nó khiến ông cảm thấy vững chắc khi ông phải hiến thân tuận đạo mấy chục năm sau (IIPhi 1:14-18). Nó cũng là một lời chứng vĩ đại, tuyệt vời, trực tiếp từ Thiên đàng, rằng Đức Chúa Jêsus là ĐẤNG mà mọi lời tiên tri Cựu Ước qui tụ và được ứng nghiệm trong Ngài.

Mac 9:14-29

Đứa con trai bị kinh phong

Cũng có chép ở  Mat 17:14-19 và  Lu 9:37-42. Đây là một trường hợp bị quỉ ám nặng nề, làm cho các môn đồ không lối trở tay. Xem ở  Mac 5:1-20.

Mac 9:30-32

Chúa lại dự ngôn về Ngài chịu thương khó

Cho tới lúc Phi-e-rơ xưng nhận Ngài là Đấng Christ, thì Đức Chúa Jêsus vẫn tránh không nói đến vấn đề Ngài sắp phải chịu chết. Lúc bắt đầu chức vụ, Ngài đã ngụ ý phán với Ni-cô-đem điều ấy (Gi 3:14).Bây giờ, gần tới lúc Ngài bị đóng đinh trên Thập tự giá, thì Ngài bắt đầu phán rõ điều ấy với họ. Họ không thể tin như vậy. Họ chắc rằng đó chỉ là một thí dụ có ý nghĩa mầu nhiệm. Hãy xem lời chú giải Ma-thi-ơ, đoạn 10. Giữa lúc Phi-e-rơ xưng nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ và lúc Ngài tới thành Giê-ru-sa-lem,thì Ngài dường như đã phán với họ 5 lần về Ngài phải chịu thương khó, theo như Kinh Thánh đã chép dưới đây: --

Lần thứ nhứt, sau khi Phi-e-rơ xưng nhận (Mat 16:21  Mac 8:31  Lu 9:22).

Lần thứ hai, sau khi Ngài hóa hình (Mat 17:9,12  Mac 9:9,12).

lần thứ ba, sau khi Ngài chữa lành đứa con trai bị kinh phong (Lu 9:44).

Lần thứ tư, khi Ngài đi qua xứ Ga-li-lê (Mat 17:22-23  Mac 9:31)

Lần thứ năm, lúc Ngài gần tới thành Giê-ru-sa-lem (Mat 20:17-19  Mac 10:32-34  Lu 18:31-34).

Mac 9:33-37.

"Ai là lớn hơn?".

Xem ở  Lu 9:46-48.

Mat 9:38-41.

Người vô danh làm việc lạ lùng.

Xem ở  Lu 9:49-50.

Mat 9:42-50.

Những cớ làm cho vấp phạm.

Một trong những cớ tích cao cả của tín đồ Đấng Christ là chúng ta phải cư xử làm sao hầu cho không một ai vì gương xấu của ta mà bị hư mất. Đức Chúa Jêsus phán điều nầy nhiều lần, trong những trường hợp khác nhau (Mat 18:7-14  Lu 17:1-10), và Ngài nhấn mạnh rằng địa ngục là một nơi khủng khiếp biết bao!

Chức Vụ Của Chúa Tại Xứ Pê-rê

(Đoạn 10; xem ở  Mac 9:51)

Mac 10:1.

Dời khỏi xứ Ga-li-lê.

Xem ở  Lu 9:51.

 

048

Bản đồ số 48

Mac 10:2-12.

Câu hỏi về sự ly hôn.

Xem ở  Mat 19:3-12.

Mac 10:13-16.

Con trẻ.

Xem ở Lu 18:15-17.

Mac 10:17-31.

Vị quan trẻ tuổi, giàu có.

Xem ở  Lu 18:18-30.

Mac 10:32-34.

Chúa lại dự ngôn về sự thương khó của Ngài.

Xem ở  Mac 9:30-32.

Mac 10:35-45.

Lời yêu cầu của Gia-cơ và Giăng.

Xem ở  Mat 20:20-28.

Mac 10:46-52.

Người mù tên là Ba-ti-mê.

Xem ở  Lu 18:35-43.

Tuần Lễ Cuối Cùng Của Đức Chúa Jêsus

(Mac 11:-16:20)

Mac 11:1-11.

Chúa ngự vào thành Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn.

Xem ở  Mat 21:1-11.

Mac 11:15-18.

Dẹp sạch Đền thờ.

Xem ở  Mat 21:12-17.

Mac 11:12-14,19-26.

Cây vả.

Xem ở  Mat 21:23-27.

Mac 11:27-33.

"Lấy quyền phép nào?".

Xem ở  Mat 21:23-27.

Mac 12:1-12.

Thí dụ về vườn nho.

Xem ở  Mat 21:33-46.

Mac 12:13-17

Nộp thuế cho Sê-sa

Cũng có chép ở  Mat 22:15-22 và  Lu 20:20-26. Đây là chúng cố gài bãy cho Đức Chúa Jêsus tuyên bố một lời để chúng có thể căn cứ vào đó mà tố cáo Ngài không trung thành với chánh phủ La-mã và nộp Ngài cho Phi-lát. Đảng Hê-rốt theo gia tộc vua Hê-rốt. Đảng Hê-rốt và người Pha-ri-si đồng mưu nêu lên một vấn đề mà chúng mâu thuẫn nhau. Với một đòn tuyệt diệu, Đức Chúa Jêsus tuyên bố phân rẽ Hội Thánh với nhà nước. Tín đồ Đấng Christ phải vâng phục chánh phủ của mình. Nhưng chánh phủ không có quyền truyền cho công dân phải theo tôn giáo nào.

Mac 12:18-27

Câu hỏi về sự sống lại

Cũng có chép ở  Mat 22:23-33 và  Lu 20:27-40. Đương thời ấy, người Sa-đu-sê thuộc phái duy vật. Họ không đông,nhưng có học thức, tiền của và thế lực. Họ không tin sự sống lại. Câu họ hỏi cốt để làm cho Đức Chúa Jêsus bị thất thế và là trường hợp buộc phải có chủ nghĩa đa phu trên Thiên đàng. Đức Chúa Jêsus lập tức giải quyết vấn đề: Ngài phán rằng trên Thiên đàng không có cưới gả. Rồi Ngài trưng dẫn Kinh Thánh để tỏ ra rằng có sự sống lại.

Mac 12:28-34

Điều răn lớn

Cũng có chép ở  Mat 22:34-40. Điều răn thứ nhứt mà Đức Chúa Jêsus ban bố ở đây, thì Ngài trưng dẫn ở  Phu 6:4-5, còn điều răn thứ hai, thì Ngài trưng dẫn ở  Le 19:18. Hãy chú ý rằng Đức Chúa Jêsus đặt Đức Chúa Trời ở hàng nhứt và người ta ở hàng nhì. Điều quan trọng hơn hết ở đời là thái độ của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Mọi sự tùy thuộc điều đó. Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời thành nhục thể. Ngài chỉ muốn một điều, là chúng ta yêu mến Ngài hơn cả chính sự sống của mình. Điều cuối mà Đức Chúa Jêsus muốn biết nơi Phi-e-rơ là: "Ngươi yêu TA chăng?", và Ngài đã hỏi ông câu đó 3 lần (Gi 21:15,16,17).

Mac 12:35-37

"Con Đa-vít"

Cũng có chép ở  Mat 22:41-46 và  Lu 20:41-44. Câu hỏi cốt nêu lên điểm nầy: Một người làm thế nào mà gọi con trai mình là Chúa được? Dầu đối với chúng ta, câu trả lời rất giản dị, nhưng lại đã khiến họ làm thinh (Mat 22:46). Đức Chúa Jêsus là một Nhà Biện chứng đại tài,có thể đối phó với sự ngụy biện của kẻ thù nghịch Ngài.

Mac 12:38-40.

Tố cáo các thầy thông giáo.

Xem ở  Mat 23:1-39.

Mac 12:41-44

Những đồng tiền của bà góa

Cũng có chép ở  Lu 21:1-4. Việc nầy xảy ra ngay sau khi Đức Chúa Jêsus tố cáo các thầy thông giáo và người Pha-ri-si một cách khủng khiếp. Đây là hành động cuối cùng của Ngài ở trong Đền thờ, sau một ngày bận rộn tranh luận kịch liệt. Ngài để thì giờ nức tiếng khen ngợi bà già góa bụa đáng yêu quí nầy đã dâng hết của cải mình có. Rồi Ngài lìa khỏi Đền thờ,không bao giờ bước vào đó nữa.

Mac 13:1-37.

Diễn giảng về ngày tái lâm của Ngài.

Xem ở  Mat 24:1-51

Mac 14:1-2

Mưu giết Đức Chúa Jêsus

Cũng có chép ở  Mat 21:1-5 và  Lu 22:1-2. Việc nầy xảy ra buổi tối thứ ba. Chừng 1 tháng trước đó, sau khi Đức Chúa Jêsus kêu La-xa-rơ từ kẻ chết sống lại, thì tòa Công luận đã quyết định dứt khoát rằng phải xử tử Đức Chúa Jêsus (Gi 11:53). Nhưng vì Đức Chúa Jêsus được dân chúng kính mộ, nên khó mà giết Ngài (Lu 22:2). Ngay ở thành Giê-ru-sa-lem,các đoàn dân đông đúc cũng đeo theo Ngài (Mac 12:37  Lu 19:48). Đêm thứ hai sau đó, cơ hội đã đến, do sự phản bội của Giu-đa Ích-ca-ri-ốt. Trong một hành động đột ngột, hắn đã nộp Đức Chúa Jêsus cho chúng lúc đêm khuya, trong khi cả thành an giấc. Chúng vội vàng xin lên án Ngài trước khi trời sáng; và đến sáng, trước khi nhân dân thức dậy, chúng đã treo Ngài trên cây Thập tự (theo ý kiến của một vài giáo sư thần học).

Mac 14:3-9

Chúa được xức dầu tại Bê-tha-ni

Cũng có chép ở  Mat 26:6-13 và  Gi 12:1-8. Việc nầy dường như thật đã xảy ra buổi tối thứ bảy, trước khi Đức Chúa Jêsus ngự vào thành Giê-ru-sa-lem một cách khải hoàn (Gi 12:2,12). Nhưng Ma-thi-ơ và Mác thuật lại việc nầy chung với âm mưu của các thầy tế lễ để làm khung cảnh cho sự đòi giá của Giu-đa . Lúc Đức Chúa Jêsus quở trách Giu-đa (Gi 12:7) dường như là lúc nó dứt khoát quyết định phản nộp Ngài. Xem thêm ở dưới 12:1-8.

Mac 14:10-11

Giu-đa đòi giá

Cũng có chép ở  Mat 26:14-16; và  Lu 22:3-6. Vai trò của nó là nộp Đức Chúa Jêsus cho chúng trong lúc không có mặt các đoàn dân đông đảo. Chúng không dám bắt Ngài tỏ tường, kẻo bị nhân dân ném đá. Giu-đa dẫn chúng đến bắt Ngài tại một nơi Ngài ẩn dật kín đáo, sau khi cả thành đã đi ngủ.

Đức Chúa Jêsus "biết từ lúc đầu"rằng Giu-đa sẽ phản nộp Ngài. Tại sao nó được lựa chọn, đó là một đường lối mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. 30 miếng bạc đáng giá chừng 1460 đồng Việt-nam, là giá bán một kẻ tôi mọi (Xu 21:32). Có lẽ Giu-đa nghĩ rằng Đức Chúa Jêsus sẽ dùng quyền phép lạ lùng của Ngài mà tự cứu thoát; hoặc có lẽ nó đã toan ép buộc Ngài phải tự tôn làm Vua. Nhưng trong con mắt Đức Chúa Trời, hành động của nó là hèn nhát, vì Đức Chúa Jêsus phán rằng thà nó chẳng hề sanh ra thì hơn (Mat 26:24).Tất cả hành động của nó đã được dự ngôn một cách lạ lùng (Xa 11:12-13)."Giê-rê-mi" (Mat 27:9-10) là lầm lỗi của người sao lại, hoặc vì cả bộ sách Tiên tri thường được gọi theo tên Giê-rê-mi.

Mac 14:12-25.

Bữa tối cuối cùng.

Xem ở  Mat 26:17-29.

Mac 14:26-31,66-77.

Phi-e-rơ chối Chúa.

Xem ở  Gi 18:15-27.

Mac 14:32-42.

Chúa hấp hối trong vườn Ghết-sê-ma-nê.

Xem ở  Lu 22:39-46.

Mac 14:43-52.

Chúa bị phản và bị bắt.

Xem ở  Gi 18:1-12.

Mac 14:53-15:20

Đức Chúa Jêsus chịu xét xử

Cũng có chép ở  Mat 26:57-27:31  Lu 22:54-23:25  Gi 18:12-19:16. Có hai cuộc xét xử: Trước tòa Công luận và trước mặt Phi-lát, quan Thống đốc La-mã. Xứ Giu-đê là chư hầu của đế quốc La-mã. Tòa Công luận không thể thi hành một bản án tử hình nếu không được quan Thống đốc La-mã ưng thuận. Trong mỗi cuộc xét xử có 3 giai đoạn, tức là 6 giai đoạn tất cả.

  1. Trước mặt An-ne (Gi 18:12-24). Khoảng nửa đêm. Cai-phe là thầy tế lễ thượng phẩm. Nhưng ông gia hắn, là An-ne, đã bị cất chức năm 16 T.C. , mà còn giữ được ảnh hưởng và quyền hành của chức vụ qua các con trai mình. Gia đình nầy đã trở nên giàu có quá mức nhờ những chòi mua bán trong Đền thờ. Trách nhiệm về sự chết của Đức Chúa Jêsus trước hết đổ trên đầu thầy tế lễ thượng phẩm của dân Hê-bơ-rơ .
  2. Trước tòa Công luận, trong nhà Cai-phe (Mat 26:57 Mac 14:53 Lu 22:54  Gi 18:24). Giữa lúc nửa đêm và lúc hừng đông.Đó là cuộc xét xử chánh yếu của chánh quyền Do-thái. Chúng không thể viện ai làm chứng để cáo tội Ngài, bèn lên án Ngài đã lộng ngôn, vì Ngài đã tự nhận là Con Đức Chúa Trời (Mac 14:61-62). Rồi đang khi chờ trời sáng, chúng chế nhạo Ngài (xem ở  Mat 27:27-31). Việc nầy xảy ra khi Phi-e-rơ chối Ngài. Cuộc xét xử nầy khai diễn ban đêm, nên theo luật của họ, thì là bất hợp pháp.
  3. Lúc trời sáng, thì tòa Công luận chánh thức phê chuẩn quyết nghị của họ lúc nửa đêm (Mat 27:1 Mac 15:1 Lu 22:26-71), để cho nó có một hình thức hợp pháp. Ngài bị kết tội "lộng ngôn." Nhưng đối với Phi-lát, sự kết tội đó chẳng nặng nề chi. Vậy, trước mặt Phi-lát, chúng âm mưu cáo Ngài dấy loạn chống chánh phủ La-mã. Lý do thật của chúng là chúng ganh tị Đức Chúa Jêsus được nhân dân kính mộ (Mat 27:18).
  4. Trước mặt Phi-lát (Mat 27:2,11-14 Mac 15:1-5 Lu 23:1-5  Gi 8:28-38), một lúc sau khi trời sáng. Đức Chúa Jêsus không đáp lại những lời tố cáo của chúng. Phi-lát ngạc nhiên. Rồi Phi-lát đưa Ngài vào phía trong dinh để hội đàm riêng, do đó ông càng tin quyết Ngài vô tội. Được biết Đức Chúa Jêsus là người Ga-li-lê, Phi-lát bèn cho đưa Ngài tới Hê-rốt, là vua có quyền tài phán trên xứ Ga-li-lê (xem ở  Mat 27:11-25).
  5. Trước mặt Hê-rốt (Lu 23:6-12). Đây là Hê-rốt đã giết Giăng Báp-tít , và cha của hắn đã giết các con trẻ thành Bết-lê-hem (xem lời chú giải ở Mat 2:19). Đức Chúa Jêsus hoàn toàn không đếm xỉa đến hắn,và tuyệt đối không chịu trả lời bất cứ câu hỏi nào của hắn. Hê-rốt chế nhạo Đức Chúa Jêsus, bận áo hoa hòe cho Ngài, rồi cho điệu trả lại.
  6. Trước mặt Phi-lát lần nữa (Mat 27:15-26 Mac 15:6-15 Lu 23:13-25  Gi 18:39-19:16). Phi-lát toan qua mặt các nhà cầm quyền mà nói với nhân dân. Nhưng đoàn người đứng chật ních công đường đã lựa chọn Ba-ra-ba. Bấy giờ Phi-lát truyền lịnh đánh đòn Đức Chúa Jêsus (xem ở Mat 27:26), và hy vọng rằng hình phạt ấy sẽ làm thỏa mãn đoàn dân đông đúc. Ông biết Đức Chúa Jêsus tự nhận là Con Đức Chúa Trời, nên càng thêm sợ hãi. Ông lại hội đàm với Ngài một lần nữa, và lại cố muốn tha Ngài. Vợ ông sai người thuật rõ chiêm bao của bà cho ông biết. Phi-lát ngạc nhiên trước sự oai nghiêm bình tĩnh của Đức Chúa Jêsus đang đội mũ triều thiên bằng gai. Nhưng trong đám đông náo loạn có tiếng cằn nhằn và hăm dọa phúc trình lên Sê-sa. Vậy, Sê-sa lên án Ngài lúc 6 giờ (Gi 19:14).

Mac 15:21-41

Chúa bị đóng đinh vào Thập tự giá

Cũng xem ở  Mat 27:32-60  Lu 23:26-49 và  Gi 19:17-30.

Nơi Chúa bị đóng đinh vào Thập tự giá

Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh vào Thập tự giá "ngoài thành" (Gi 19:17-20  He 13:17), tại một nơi gọi là "chỗ Cái Sọ" (Mat 27:33  Mac 15:22  Lu 23:33  Gi 19:17). "Cái Sọ"theo tiếng La-tinh là "Calvaire," và theo tiếng Hê-bơ-rơ là "Gô-gô-tha." Chỉ có một chỗ ở ngoài thành Giê-ru-sa-lem đã mang và còn mang danh "Đồi Sọ." Nó ở ngay ngoài vách thành phía Bắc, gần cổng Đa-mách (xem bản đồ số 49). Đây là một núi đá thấp và bằng phẳng, cao chừng 10 thước tây, ở ngay trên "động của Giê-rê-mi," và đặc biệt giống cái sọ người.

Theo truyền thoại, thì nơi Chúa bị đóng đinh vào Thập tự giá chính là "Nhà thờ Thánh mộ" ngày nay. Nơi nầy ở phía trong vách thành. Theo ý kiến được nhiều nhà khảo cổ công nhận, thì ngày nay vách thành vẫn ở đúng chỗ đương thời Đức Chúa Jêsus, và nơi Ngài bị đóng đinh vào Thập tự giá rất có thể là "Đồi Sọ".

 

049

Bản đồ số 49

Mac 15:42-47.

An táng Đức Chúa Jêsus.

Xem ở  Gi 19:38-42.

Mac 16:1-8

Các bà đi thăm phần mộ Chúa

Xem lời chú giải ở  Mat 28:1-8."Và cho Phi-e-rơ" (câu 7). Phi-e-rơ xấu hổ, đắng cay vì chối Chúa, chắc cảm thấy rằng mình bị Chúa từ bỏ; vậy nên ông có cần được điệp văn (message) đặc biệt nầy. Đức Chúa Jêsus tỏ lòng từ ái biết bao khi Ngài gởi điệp văn ấy cho ông! Vài giờ sau, Ngài đã hiện ra với Phi-e-rơ (Lu 24:34). Chúng ta chỉ có thể tưởng tượng đã có gì xảy ra trong cuộc gặp gỡ đó. Nước mắt nóng hổi, đỏ mặt vì hổ thẹn, và sự tha thứ từ ái. Cuộc gặp gỡ nầy đóng ấn cho sự tận tụy không bao giờ gián đoạn nữa. Thậm chí Phi-e-rơ đã chịu chết vì Danh Chúa. Xem thêm ở  Gi 21:15-19.

Các bà vội chạy báo tin cho các môn đồ.Phi-e-rơ và Giăng chạy tới phần mộ (Gi 20:3-10).

Mac 16:9-20

12 câu sau chót của sách Mác

Trong các bản thảo Si-na-i và Vatican không có những câu nầy, nhưng Hội Thánh đầu tiên đã công nhận nó là một phần chân chánh của sách Tin Lành Mác. Người ta cho rằng có lẽ trang cuối cùng của nguyên bổn đã thất lạc, rồi sau mới thêm vào. Sách Mác dường như không thể chấm dứt ở câu 8.

Mac 16:9-11

Chúa hiện ra với Ma-ri Ma-đơ-len

Xem  Gi 20:11-18. Và với những bà khác (Mat 28:9-10). Và với 2 môn đồ (Mac 16:12-13 xem ở  Lu 24:13-32).

Mac 16:14-18

Đức Chúa Jêsus hiện ra với 11 Sứ đồ

Cũng có chép ở  Lu 24:33-43 và  Gi 20:19-25. Xem các khúc sách nầy. Dường như trong sự hiện ra nầy, Chúa đã truyền lịnh cuối cùng phải đi khắp thế gian (câu 15-16). Tuy nhiên, cũng có lẽ đó là tóm tắt những chỉ thị cuối cùng mà Đức Chúa Jêsus lặp đi lặp lại trong 40 ngày thi hành chức vụ sau khi Ngài sống lại. Tính ra, lịnh nầy đã được ghi chép 4 lần:

Ở đây, trong dịp Chúa hiện ra lần đầu tiên với 11 Sứ đồ.

Lần nữa, khi Ngài hiện ra ở xứ Ga-li-lê (Mat 28:18-20).

Lần nữa, khi Ngài hiện ra lần cuối cùng tại Giê-ru-sa-lem (Lu 24:47).

Và trước khi Ngài ngự lên trời (Cong 1:8). Xem ở các khúc sách nầy.

Quyền năng để làm các phép lạ (câu 17-18) là chứng minh thư thiên thượng về họ được giao cho sứ mạng thành lập Hội Thánh. Xem ở Công vụ các sứ đồ, đoạn 3.

Giữa câu 18 và câu 19 có 40 ngày, trong thời gian đó Đức Chúa Jêsus hiện ra:

Với 11 Sứ đồ, 1 tuần lễ sau (Gi 20:26-31). Với 7 Sứ đồ, trên bờ biển Ga-li-lê (Gi 21:1-22).

Với 11 Sứ đồ, trong xứ Ga-li-lê, có 500 môn đồ hiện diện (?) (Mat 28:16-20).

Và với Gia-cơ (ICo 15:7). Không biết lúc nào và ở đâu. Cũng không biết là Gia-cơ nào, nhưng người ta thường đoán là Gia-cơ, em trai của Chúa; sau ông nầy trở thành thủ lãnh chánh yếu của Hội Thánh xứ Giu-đê và đã viết thơ Gia-cơ. Xem lời tiểu dẫn thơ Gia-cơ.

Rồi tới sự hiện ra cuối cùng ở thành Giê-ru-sa-lem (Lu 24:44-49  Cong 1:3-8).

Mac 16:16-20.

Đức Chúa Jêsus ngự trên trời.

Xem ở  Lu 24:44-53.

Thứ Tự Các Biến Cố Trong Buổi Sáng Phục Sanh

Không dễ dung hợp các biến cố ghi chép rải rác trong 4 sách Tin Lành về sự sống lại của Đức Chúa Jêsus thành một truyện tích liên tục, có mạch lạc. Nhiều chi tiết đã được chép tổng quát trong một vài câu. Kinh Thánh không thuật cho chúng ta mọi chi tiết theo thứ tự rõ ràng xảy ra trước sau.

Hãy nhớ rằng có nhiều nhóm môn đồ khác nhau, ở nhiều chỗ khác nhau, đến thăm phần mộ Chúa từng đoàn khác nhau, và họ đều không trông mong Đức Chúa Jêsus sống lại (xem ở dưới Giăng, đoạn 20), nhưng đã đi thăm phần mộ để hoàn tất sự xức thuốc thơm cho xác Ngài và an táng vĩnh viễn.

Vừa khi thấy phần mộ trống không và nghe thiên sứ báo tin Đức Chúa Jêsus đã sống lại, thì họ kinh hồn, thất vía.

Họ chạy đi báo tin cho các môn đồ khác,vội vàng chạy đi, chạy lại, lúc vui, lúc sợ. lúc lo, lúc kinh ngạc, lúc luống cuống.

Có nhiều điều xảy ra mà không được ghi chép trong Kinh Thánh. Còn những điều được ghi chép, thì tác giả nầy chép điều nọ, tác giả kia chép điều khác. Ông nầy dùng một câu kể lại điều ông khác mô tả tỉ mỉ. Có ông kể lại những biến cố khác nhau bằng một lời tổng quát... Không một ông nào tường thuật đầy đủ.

Có rất nhiều cách dung hợp những chi tiết đã được tường thuật. Cách dưới đây dầu chỉ là tạm thời, cũng được mọi người chấp nhận:

1.-- Lúc mới hừng đông, có hai nhóm phụ nữ, hoặc hơn nữa, từ nhà riêng ở Bê-tha-ni hoặc Giê-ru-sa-lem, có lẽ cách xa 1 hoặc 2 dặm, đã lần bước đi về phía phần mộ Chúa.

2.-- Có lẽ vào khoảng thì giờ đó, Đức Chúa Jêsus ra khỏi phần mộ, theo hầu Ngài có các thiên sứ đã lăn vầng đá và xếp vải liệm rất có thứ tự.

3.-- Đồng thời, bọn lính gác kinh khiếp và sửng sốt, chạy đi báo cho các thầy tế lễ, là kẻ đã cắt đặt chúng ở đó.

4.-- Khoảng lúc mặt trời mọc, trong khi các bà tới gần phần mộ Chúa, thì Ma-ri Ma-đơ-len chạy trước nhứt, thấy phần mộ trống rỗng, nhưng cũng chẳng thấy thiên sứ, và cũng chẳng nghe thiên sứ báo tin rằng Đức Chúa Jêsus đã sống lại (Gi 20:13,15). Bà bèn quay ra, chạy đi báo tin cho Phi-e-rơ và Giăng.

5.-- Các bà khác tới gần. Họ thấy và nghe các thiên sứ. Họ vội vàng do đường khác ra đi để báo tin cho nhóm môn đồ đông đúc nhứt.

6.-- Vào khoảng thì giờ đó, Phi-e-rơ và Giăng tới mồ mả, bước vào, thấy vải liệm bỏ không, rồi ra về. Giăng tin, còn Phi-e-rơ thì ngạc nhiên.

7.-- Đồng thời, Ma-ri Ma-đơ-len theo Phi-e-rơ và Giăng bén gót, trở lại phần mộ, đứng một mình mà khóc. Đoạn, bà thấy các thiên sứ, và Đức Chúa Jêsus hiện ra với bà.

8.-- Sau đó ít lâu, Đức Chúa Jêsus hiện ra với những bà khác trong lúc họ đi báo tin cho các môn đồ, hoặc trong lúc họ trở lại phần mộ sau khi đã báo tin cho các môn đồ.

Mọi việc trên đây đã xảy ra trong vòng gần một giờ."