KINH THÁNH

Là Lời Ðức Chúa Trời

 

Không kể đến bất cứ lý thuyết nào về sự soi dẫn, hoặc lý thuyết nào về các sách Kinh Thánh nhờ đâu mà có hình thức hiện tại, hay là nguyên văn đã bị tổn sút chừng nào khi truyền qua tay các nhà xuất bản và các nhà biên chép; không kể đến vấn đề bao nhiêu phần phải giải thích theo tự nghĩa (liltéralement) và bao nhiêu phần phải giải thích theo nghĩa bóng, hoặc phần nào là lịch sử và phần nào là thi ca, -- nếu chúng ta giả định rằng Kinh Thánh đúng như hình thức hiện hữu và nghiên cứu các sách Kinh Thánh cho biết nội dung của nó, thì sẽ thấy trong đó sự duy nhất về tư tưởng tỏ ra rằng một Tâm trí duy nhất đã soi dẫn sự biên soạn toàn bộ Kinh Thánh; rằng trên mặt Kinh Thánh có in hình Tác giả; rằng Kinh Thánh là Lời Ðức Chúa Trời theo ý nghĩa vô song và đặc biệt.

Ngày nay, có một ý kiến lan khá rộng trong một vài giới trí thức rằng Kinh Thánh là một truyện tích kéo dài lâu đời về loài người cố gắng tìm kiếm Ðức Chúa Trời; là sách ghi chép những bước từng trải của loài người vươn lên tìm Ðức Chúa Trời, và lần lần cải tiến ý niệm về Ðức Chúa Trời bởi xây dựng trên bước từng trải của những thế hệ trước. Trong những đoạn (rất nhiều trong Kinh Thánh) chép rằng "Ðức Chúa Trời phán," thì theo ý kiến nầy Ðức Chúa Trời thật đã chẳng phán đâu; người ta đã phát biểu tư tưởng mình bằng ngôn ngữ tự nhận là ngôn ngữ của Ðức Chúa Trời, chớ thật ra chỉ là điều người ta tưởng về Ðức Chúa Trời. Như vậy Kinh Thánh bị hạ xuống ngang hàng với các sách khác, không còn là Sách của Ðức Chúa Trời nữa, mà là sách của loài người làm bộ là của Ðức Chúa Trời.

Chúng tôi hoàn toàn bác ý kiến ấy, -- bác mà kinh tởm nữa. Chúng tôi tin rằng Kinh Thánh không phải sách chép loài người cố gắng tìm kiếm Ðức Chúa Trời, nhưng là Sách chép Ðức Chúa Trời cố gắng tự khải thị cho loài người. Trong Kinh Thánh Ðức Chúa Trời ghi chép những cách Ngài đối xử với loài người, bày tỏ ý chỉ của Ðấng Tạo Hóa truyền cho loài người để dạy dỗ và dắt dẫn họ trên Ðường Sự Sống.

Các sách Kinh Thánh do người ta trứ tác; thậm chí không biết một số tác giả đó là ai nữa. Cũng không biết Ðức Chúa Trời đã dùng cách nào mà điều khiển các tác giả ấy viết sách. Nhưng trong Kinh Thánh có lời quả quyết rằng Ðức Chúa Trời thật đã điều khiển họ; vậy, các sách nầy chắc phải chép đúng những điều Ðức Chúa Trời muốn chép.

Có một điểm khác nhau giữa Kinh Thánh và mọi sách khác. Có lẽ các tác giả đã cầu xin Ðức Chúa Trời giúp đỡ và dắt dẫn mình; và Ðức Chúa Trời thật đã giúp đỡ, dắt dẫn họ. Vả, trên thế giới có rất nhiều sách tốt mà chắc chắn Ðức Chúa Trời đã giúp các tác giả viết ra. Dầu vậy, các tác giả thánh khiết, đạo đức hơn hết cũng chẳng dám nhận rằng chính Ðức Chúa Trời đã viết những sách ấy. Nhưng Kinh Thánh lại được nhìn nhận là do Ðức Chúa Trời biên chép. Chính Ðức Chúa Trời đã quản đốc, điều khiển sự chép Kinh Thánh, và đọc những lời chép trong các sách Kinh Thánh: các tác giả đã hoàn toàn ở dưới quyền kiểm soát của Ngài, đến nỗi lời họ viết chính là Lời Ðức Chúa Trời viết. Kinh Thánh là Lời Ðức Chúa Trời theo ý nghĩa rằng trên thế giới không còn sách nào khác là Lời Ðức Chúa Trời nữa.

Có thể rằng một vài lời trong Kinh Thánh là "hình thức cổ thời" của những ý tưởng mà ngày nay chúng ta phát biểu một cách khác; ấy vì nó được phát biểu bằng ngôn ngữ của thời xưa. Dầu vậy, Kinh Thánh chứa đúng những điều Ðức Chúa Trời muốn loài người biết, dưới đúng hình thức mà Ngài muốn chúng ta biết những điều ấy. Cho đến lúc hết thời gian, Quyển Sách Cổ và Yêu quí nầy vẫn còn là lời duy nhứt đáp lại loài người đang tìm kiếm Ðức Chúa Trời.

Kinh Thánh do nhiều tác giả viết ra trải qua mười mấy thế kỷ, nhưng vẫn là Một Sách. Chính Kinh Thánh là phép lạ tối cao trải qua các thời đại, và tự chứng cho Nguồn gốc Siêu nhân của nó.

Mỗi người đáng phải yêu mến Kinh Thánh, đáng phải thường xuyên đọc Kinh Thánh. Mỗi người đáng phải cố gắng sống theo những lời dạy dỗ của Kinh Thánh. Kinh Thánh đáng phải chiếm địa vị trọng yếu nhứt trong cuộc sanh hoạt và công việc của mỗi Hội Thánh, và trong chức vụ của mỗi vị Mục sư, Truyền đạo. Công tác duy nhứt trên tòa giảng là giản dị giãi bày và truyền dạy Lời Ðức Chúa Trời.

 

Phác họa truyện tích Kinh Thánh

Ðức Chúa Trời dựng nên người, và đặt họ trong vườn Ê-đen, ở miền Tây Nam Á Châu, gần là trung tâm địa dư của phần đất ruộng nhứt trên mặt địa cầu. Vườn nầy được chỉ rõ bằng ô vuông đen trên bản đồ số 1.

Bản đồ số 1: Trung tâm mặt đất.

 

Loài người phạm tội và sa ngã, mất địa vị Ðức Chúa Trời chỉ định cho mình. Ðức Chúa Trời bèn thiết lập một kế hoạch để rốt lại, cứu chuộc và tái tạo loài người. Ngài bèn kêu gọi Áp-ra-ham làm tổ phụ một dân tộc do đó kế hoạch nầy sẽ được thực hiện. Ðức

Bản đồ số 2: Trung tâm của đông bán cầu.

 

Chúa Trời dẫn Áp-ra-ham ra khỏi nước Ba-by-lôn, vào xứ Ca-na-an. Con cháu Áp-ra-ham di cư xuống Ê-díp-tô (Ai-cập), và tại đó, họ sanh đẻ đông đúc, thành một dân tộc.

 

Bản đồ số 3: Ba-by-lôn và Ai-cập.

 

Sau 400 năm, họ được dẫn ra khỏi nước Ê-díp-tô dưới sự chỉ huy của Môi-se, và trở về Ca-na-an, là Ðất Hứa. Tại đây, trong khoảng 4, 5 trăm năm, dưới đời trị vì của Ða-vít, Sa-lô-môn, dân tộc nầy trở thành một nước rộng lớn và hùng mạnh.

Rồi đến cuối đời trị vì của Sa-lô-môn, thì nước chia hai. Bắc phần gồm mười chi phái, gọi là nước "Y-sơ-ra-ên," đứng vững được chừng 200 năm, rồi bị quân A-si-ri bắt làm phu tù, năm 721 trước Chúa. Nam phần, gọi là "nước Giu-đa," đứng vững được hơn 100 năm nữa, và khoảng năm 600 trước Chúa, thì bị quân Ba-by-lôn bắt làm phu tù. Năm 536 trước Chúa, một phần sót lại của dân tộc bị làm phu tù đã trở về cố hương và tái lập cuộc sanh hoạt quốc gia.

 

Bản đồ số 4: Ðế quốc La-mã.

 

Sau đó ít lâu, thì Kinh Thánh Cựu Ước chấm hết. 400 năm sau, Ðức Chúa JÊSUS, là Ðấng Mê-si mà Cựu Ước dự ngôn, do Ngài loài người được cứu chuộc và tái tạo, đã hiện ra và thi hành nhiệm vụ: Ngài chịu chết vì tội lỗi loài người, rồi từ kẻ chết sống lại, và ban lịnh cho các môn đồ hãy đi rao truyền truyện tích cùng quyền phép cứu chuộc của đời Ngài khắp các nước.

Họ đem Tin Lành đi khắp bốn phương, nhất là đến Tây phương, qua Tiểu-Á-tế-á và Hi-lạp, tới kinh thành La-mã, dọc theo khu vực mà người ta gọi là "xương sống" của đế quốc La-mã, -- khi ấy, đế quốc nầy bao gồm thế giới văm minh mà ta được biết. Kinh Thánh tân Ước chấm dứt khi công cuộc cứu chuộc loài người khởi phát như vậy.

 

Các Sách Kinh Thánh Chia Làm Bảy Loại

 

Cựu Ước

17 Sách Sử ký  

5 Sách Thi ca   

17 Sách Tiên tri

Tân Ước

4 Sách Tin Lành

1 Công vụ các sứ đồ

21 Thơ tín

1 Khải huyền

 

Lịch sử:                 Sự dấy lên và suy sụp của quốc gia Hê-bơ-rơ.

Thi ca:                  Văn chương trong thời đại hoàng kim của quốc gia ấy.

Tiên tri:                 Văn chương trong những thời kỳ tối tăm của quốc gia ấy.

Tin Lành:               Người mà quốc gia ấy sản xuất.

Công vụ các Sứ đồ:    Ðời trị vì của Ngài giữa các nước bắt đầu.

Thơ tín:                 Các giáo lý và nguyên tắc sanh hoạt của Ngài truyền dạy.

Khải huyền:           Dự ngôn về đời trị vì toàn thế giới của Ngài.

 

Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ (nguyên văn):

Có đúng số sách như Cựu Ước bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt Nam, nhưng sắp đặt lại khác.

 

Luật pháp: 5 quyển

Sáng Thế Ký, Xuất Ê-díp-tô ký, Lê-vi ký, Dân số ký, Phục truyền Luật lệ Ký.

 

Tiên tri: 8 quyển

4 quyển đầu: Giô-suê, Các quan xét, Sa-mu-ên, Các Vua.

4 quyển cuối: Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, 12 tiểu tiên tri.

 

Tác phẩm: 11 quyển

3 thi ca: Thi thiên, Châm ngôn, Gióp.

5 cuốn: Nhã Ca, Ru-tơ, Ca thương, Truyền đạo, Ê-xơ-tê.

3 sách: Ða-ni-ên, E-xơ-ra -- Nê-hê-mi, Sử ký.

Bằng cách hợp hai sách Sa-mu-ên làm một, hai sách Các Vua làm một,hai sách Sử-ký làm một, sách E-xơ-ra và sách Nê-hê-mi làm một, và 12 sách tiểu tiên tri làm một, -- thì 24 quyển nầy cũng bằng 39 quyển của chúng ta. Sử gia Josèphe lại rút bớt, chỉ còn 22 quyển để cho tương hợp với bản chữ cái Hê-bơ-rơ: Ông đã hợp sách Ru-tơ với sách Các quan xét và sách Giê-rê-mi với sách Ca thương.

Năm cuốn là năm sách đặc biệt, vì hằng năm người ta đem đọc trong những ngày lễ đặc biệt:

Sách Nhã ca:     Trong ngày lễ Vượt qua, ngụ ý đến cuộc di cư khỏi nước Ê-díp-tô.

Sách Ru-tơ:       Trong ngày lễ Ngũ tuần, để ăn mừng mùa gặt.

Sách Ê-xơ-tê:    Trong ngày lễ Phu-rim, để kỷ niệm sự giải cứu khỏi tay Ha-man.

Sách Truyền đạo:      Trong ngày lễ Lều tạm, là lễ vui mừng hơn hết.

Sách Ca thương:        Ngày 9, tháng Ab (giữa tháng 3 và tháng 4), để kỷ niệm sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem.

Những nhà phiên dịch bản Septante đã sắp lại các sách Cựu Ước tùy theo các đề mục. Các nhà phiên dịch ra tiếng Anh, tiếng Việt Nam, v.v., đã theo thứ tự ấy, như chúng ta có ngày nay.

 

39 Quyển Của Cựu Ước

17 Sử ký:

5 Thi ca:

17 Tiên tri:

Sáng Thế Ký

Xuất Ê-díp-tô ký

Lê-vi ký

Dân số ký

Phục truyền Luật lệ Ký

Giô-suê

Các quan xét

Ru-tơ

I Sa-mu-ên

II Sa-mu-ên

ICác Vua

IICác Vua

ISử ký

IISử ký

E-xơ-ra

Nê-hê-mi

Ê-xơ-tê

Gióp

Thi thiên

Châm ngôn

Truyền đạo

Nhã ca

Ê-sai

Giê-rê-mi

Ca Thương

Ê-xê-chi-ên

Ða-ni-ên

Ô-sê

Giô-ên

A-mốt

Áp-đia

Giô-na

Mi-chê

Na-hum

Ha-ba-cúc

Sô-phô-ni

A-ghê

Xa-cha-ri

Ma-la-chi

27 Quyển Của Tân Ước

4 Tin Lành:

1 Công vụ:

21 thơ tín:

1 Tiên tri:

Ma-thi-ơ

Mác

Lu-ca

Giăng

Công vụ các Sứ đồ

Rô-ma

I Cô-rinh-tô

II Cô-rinh-tô

Ga-la-ti

Ê-phê-sô

Phi-líp

Cô-lô-se

I Tê-sa-lô-ni-ca

II Tê-sa-lô-ni-ca

I Ti-mô-thê

II Ti-mô-thê

Tít

Phi-lê-môn

Hê-bơ-rơ

Gia-cơ

I Phi-e-rơ

II Phi-e-rơ

I Giăng

II Giăng

III Giăng

Giu-đe

Khải huyền

           

 

 

Ðề Mục Hoặc Ý Tưởng Cốt Yếu Của Mỗi Quyển

Quyển thì có một ý tưởng chính,

Quyển thì giải luận nhiều điểm.

        Sáng Thế Ký:         Tạo lập quốc Gia Hê-bơ-rơ .

        Xuất Ê-díp-tô ký:   Giao ước với quốc gia Hê-bơ-rơ.

        Lê-vi ký:                Luật pháp của quốc gia Hê-bơ-rơ.

        Dân số ký:             Hành trình đến Ðất Hứa.

        Phục truyền Luật lệ Ký:      Luật pháp của quốc gia Hê-bơ-rơ.

        Giô-suê:                Chinh phục xứ Ca-na-an.

        Quan-xét:             300 năm đầu trong xứ.

        Ru-tơ:                   Khởi đầu gia tộc của Ðấng Mê-si.

        I Sa-mu-ên:          Tổ chức quốc gia.

        II Sa-mu-ên:         Ðời trị vì của vua Ða-vít.

        ICác Vua:              Phân chia nước.

        IICác Vua:             Lịch sử nước bị phân chia.

        ISử ký:                  Ðời trị vì của vua Ða-vít.

        IISử ký:                Lịch sử nước phía Nam.

        E-xơ-ra:                Từ chốn phu tù trở về vố hương.

        Nê-hê-mi:             Xây lại thành Giê-ru-sa-lem.

        Ê-xơ-tê:                Dân Y-sơ-ra-ên thoát khỏi bị tuyệt diệt.

        Gióp:                     Vấn đề đau khổ.

        Thi Thiên:              quyển Thánh ca của nước Y-sơ-ra-ên.

        Châm Ngôn:          Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn.

        Truyền đạo:          Sự hư không của đời sống trần gian.

        Nhã Ca:                 Tôn vinh tình phu phụ.

        Ê-sai:                    Nói tiên tri về Ðấng Mê-si.

        Giê-rê-mi:             Nỗ lực cuối cùng để cứu thành Giê-ru-sa-lem.

        Ca Thương:           Bản ai ca về sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem.

        Ê-xê-chi-ên:          "Chúng sẽ biết Ta là Ðức Chúa Trời."

        Ða-ni-ên:              Ðấng tiên tri ở kinh thành Ba-by-lôn.

        Ô-sê:                    Dân Y-sơ-ra-ên bội đạo.

        Giô-ên:                 Nói tiên tri về thời đại Ðức Thánh Linh.

        A-mốt:                  Ðến cuối cùng nhà Ða-vít sẽ trị vì thế giới.

        Áp-đia:                  Hủy diệt xứ Ê-đôm.

        Giô-na:                 Ðem sự thương xót đến thành Ni-ni-ve.

        Mi-chê:                 Thành Bết-lê-hem sẽ là nơi Ðấng Mê-si giáng sanh.

        Na-hum:               Hủy diệt thành Ni-ni-ve.

        Ha-ba-cúc:            "Người công bình sống bởi đức tin."

        Sô-phô-ni:             "Sẽ có ngôn ngữ (1) thanh sạch."

        A-ghê:                  Xây lại Ðền thờ.

        Xa-cha-ri:             Xây lại Ðền thờ.

        Ma-la-chi:              Lời giảng cuối cùng cho một dân không vâng lời.

        Ma-thi-ơ:               Ðức Chúa Jêsus là Ðấng Mê-si.

        Mác:                     Ðức Chúa Jêsus là Ðấng Lạ Lùng.

        Lu-ca:                   Ðức Chúa Jêsus là Con Người.

        Giăng:                   Ðức Chúa Jêsus là Con Ðức Chúa Trời.

        Sứ đồ:                   Sáng lập Hội Thánh.

        Rô-ma:                 Tánh chất của công ơn Ðấng Christ.

        I Cô-rinh-tô:          Những sự vô trật tự trong Hội Thánh.

        II Cô-rinh-tô:        Phao-lô binh vực chức Sứ đồ của mình.

        Ga-la-ti:                Bởi ân điển, chớ không bởi luật pháp.

        Ê-phê-sô:              Sự thống nhứt của Hội Thánh.

        Phi-líp:                  Thơ tín truyền giáo.

        Cô-lô-se:               Thần tánh của Ðức Chúa Jêsus.

        I Tê-sa-lô-ni-ca:    Sự tái lâm của Chúa.

        II Tê-sa-lô-ni-ca:   Sự tái lâm của Chúa.

        I Ti-mô-thê:          Mối lo của Hội Thánh Ê-phê-sô.

        II Ti-mô-thê:         Lời nói sau chót của Phao-lô.

        Tít:                       Các Hội Thánh ở miền Cơ-rết.

        Phi-lê-môn:           Sự hối cải của một người tôi mọi đã đào tẩu.

        Hê-bơ-rơ:              Ðấng Christ là Trung bảo cho Giao ước mới.

        Gia-cơ:                  Các việc lành.

        I Phi-e-rơ:             Gởi cho một Hội Thánh đang bị bắt bớ.

        II Phi-e-rơ:           Nói tiên tri về sự bội đạo.

        I Giăng:                 Lòng yêu thương.

        II Giăng:               Ðề phòng các giáo sư giả.

        III Giăng:              Những người giúp việc Sứ đồ Giăng bị xua đuổi.

        Giu-đe:                 Sự bội đạo rất gần.

        Khải Huyền:           Sự đắc thắng sau chót của Ðấng Christ.

-------- 

(1) Chữ "môi miếng" trong bản Việt ngữ (So 3:9) đáng nên dịch là "ngôn ngữ" (langage).

--------

Cỡ Tương Ðối Của Các Sách Kinh Thánh

Kinh Thánh có 1189 đoạn: Cựu Ước có 929, và Tân Ước có 260.

Ðoạn dài nhất là Thi Thiên 119. Ðoạn ngắn nhứt là Thi Thiên 117; đây cũng là đoạn chính giữa Kinh Thánh.

Câu dài nhứt là Ê-xơ-tê 8:9. Câu ngắn nhất là Giăng 11:35 (Lê-vi ký 11:15, theo bản Việt ngữ).

Vì các đoạn dài, ngắn không chừng, nên cỡ tương đối của các sách được chỉ tỏ bởi số trang, chớ không bởi số đoạn. Dựa theo một quyển Kinh Thánh dày 1.281 trang, bảng dưới đây bày tỏ cỡ tương đối của các sách.

 

Ðoạn

Trang

 

Ðoạn

Trang

Sáng Thế Ký

50

58

Na-hum

3

2

Xuất Ê-díp-tô ký

40

49

Ha-ba-cúc

3

3

Lê-vi ký

27

36

Sô-phô-ni

3

3

Dân số ký

36

51

A-ghê

2

2

Phục truyền Luật lệ Ký

34

48

Xa-cha-ri

14

10

Giô-suê

24

29 </span