- Được viết bởi: Mục sư Olsen
- Chuyên mục: Thần Đạo Học của Olsen
CHƯƠNG 1 - LỜI MỞ ĐƯỜNG
I. GIỚI THUYẾT THẦN HỌC
THẦN HỌC luận về vị cách và công việc của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Chữ thần là chữ Hán, thường dùng để xưng hô những vị thuộc linh có quyền ban phước hay giáng họa cho loài người. Trong thần học chữ ấy dùng để xưng hô Đức Chúa Trời. Chữ học cũng là chữ Hán, nghĩa đen là bắt chước theo lời thầy hay sách dậy về luyện tập thông thạo. Vậy, hai chữ thần học đây có nghĩa là học khoa về vị cách và công việc của Đức Chúa Trời, cùng là giãi bày sự quan hệ Đức Chúa Trời đối với cả vũ trụ này.
II. TÔN CHỈ THẦN HỌC
Tôn chỉ của thần học đại khái bao hàm bốn vấn đề rất quan hệ. tức là (1) Đức Chúa Trời thực hữu không? (2) Đức Chúa Trời có phán báo không? (3) Đức Chúa Trời đã phán bảo những gì? (4) Từ xưa đến nayngười ta đã hiểu ý nghĩa các lời phán bảo ấy thể nào, và đã đạt đến mục đích các lời ấy làm sao? Tôn chỉ của thần học là giải quyết các vấn đề nền tảng ấy cho rõ ràng hiệp lẽ, hầu cho nhân đó người ta nhận biết Đức Chúa Trời, tín phục đạo Ngài, đạt đến mục đích vĩnh phước mà Ngài đã dự định cho họ. Thần học chuyên chú khảo cứu, sưu tầm các nguồn gốc của thần đạo, để am tường các thực sự về Đức Chúa Trời và tương quan Ngài đối với muôn vật ; đoạn tập họp các thực sự ấy kết tinh thành một thống hệ thần học, có lý sự nhứt trí và thứ tự hẳn hòi.
Thần học chẳng những là một môn triết lý, nhưng cũng là một khoa học thực nghiệm. Khá biết khoa học chân chánh, chỉ phát kiến những sự vốn tiên hữu mà thôi, chớ chẳng phải là một môn sáng tạo gì đâu. Chính thần học cũng vậy. chẳng hề sáng tạo lẽ thật nào, bên chỉ phát kiến các lẽ thật đã thực hữu từ trước vô cùng, mà nay được khải thị trong cõi thiên nhiên và Kinh Thánh. Có kẻ luận về Kha luân bổ, nhà phát kiến trứ danh, tả thế nào ông ấy sốt sắng tin chắc rằng Mỹ châu đại lục hẳn phải có, đến đỗi nếu ông không phát kiến ra đại lục ấy, chạécđã sáng tạo một đại lục như thể. Nhưng nhà thần đạo chanúnghư thé, changúngù tài sáng tạo lẽ thật gì, cũng chẳngtheo lối ảo tượng mà ức đạt đạo giáo nào bèn là theo lối khách quan mà tín nhận việc đã có vin, lấy các thực sự đã khải thị và người ta có thể kinh nghiệm mà suy luậnra lẽ đạo cốt để giải quyết bốn vấn đề quan hệ vừa kể ra ở trên. Nếu ông Kha luân bố không phát kiến Mỹ châu, thì đức tin của ông không có đối tượng thực tế chỉ là một đức tin hư ảo huyễn hoặc đó thôi. Nhưng ông quả đã phát kiến Mỹ châu, đại lục ấy thật có như ông đã tin, nên đức tin của ông không phải là hư ảo đâu, bèn là một đức tin kinh nghiệm chắc chắn vậy.
Đức tin của nhà thần đạo cũng thế, vì vin lầy ở nơi các lẽ thật thực tế do Đức Chúa Trời tỏ ra, và bởi vô số tín đồ kinh nghiệm nên không phải là đức tin hư ảo huyễn hoặc, bên là đức tin chơn xác khách quan mà vận dụng vậy. Cả thực sự lẫn các mối tương quan của thần đạo đều biệt lập thực hữu ở ngoài sự suy luận diễn dịch của óc nhà thần học. Nhà ấy chỉ nhờ tài suy luận và óc diễn dịch được soi sáng bởi Thánh Linh mà nhận biết các thực sự và tương quan đó, rồi đem ra giải nghĩa cả hai, chỉ tỏ các thực sự đó có tương quan thế nào, dùng dây gì mà liên lạc lẽ nầy với lẽkia, khiến nó kết thành một hệ thống thần đạo có lý sự và trật tự hoàn toàn. Một đống gạch bừa bãi, hay là mớ gỗ ngổn ngang kia, chang phải là nhà cửa; đầu, mình và tay, nhơn đã bị nhà giải phẫu kia phân đoạn ra cũng chẳng gọi được là người sống đâu. Cũng vậy các thực sự rời rạc linh tinh, quả không thành khoa học, miễn trước hết phải nhận thức thực sự, rồi sau phai phát kiến chỗ tương quan các thực sự ấy mới gọi là khoa học được. Thần học khảo cứu cho biết các thực sự về Ba Ngôi Đức Chúa Trời, về loài người, về tội lỗi vềsự cứu chuộc. Về đời nầy và về đời sau, như các điều ấy được khải thị trong cõi thiên nhiên và trong Kinh Thánh, rồi tìm tòi cho ra cái mối tương quan giữa các thực sự ấy, nó tiếp xúc nhau thể nào, để sắp đặt ra một hệ thống thần đạo vậy. Thần học thật tư tưởng lại ý tưởng của Đức Chúa Trời, rồi bày tỏ các ý tưởng ấy ra theo thứ tự của Ngài đã dự chỉ cho.
III. THẦN HỌC RẤT CẦN YẾU
Thần học vốn một khoa học rất cần yếu, vì năm cớ kể ra như sau đây :
1. Cần yếu vì ngộ tài. Ngộ tài loài người tự nhiên muốn theo thứ tự mà sắp đặt mọi sự hiểu biết để thành những thống hệ đặc biệt. Nhờ ngộ tài loài người nghĩ rằng: "Nếu quả Đức Chúa Trời thực hữu, chắc phải có đạo dạy về Ngài." Lại hỏi:"Bằng có, thì đạo ấy dạy thể nào? Điều gì trước sau? Sự chi quan hệ hay không quan hệ? Như người kia lần thứ nhứt mới nghe giảng Tin lành, thường hỏi rằng:"Đức Chúa Trời là ai ? Ngài từ đâu mà có? Loài người được dựng nên bởi ai? Ai sanh ma quỉ ? v.v.Tại sao người ta hỏi như vậy? Há chẳng phải vì ngộ tài loài người luôn luôn muốn theo thứ tự mà sắp đặt mọi sự hiểu biết về đạo Đức Chúa Trời hay sao? Bằng chẳng sắp đặt sự hiểu biết về đạo của Đức Chúa Trời như thế, e cho ngộ tài không nhận biết nổi chăng. Lại nếu chúng ta đáp các câu hỏi ấy cách lộn xộn, chắc người hỏi không những không hiểu gì, lại còn chê và bỏ qua đi nữa. Nhược bằng giải đạo ấy cho thứ tự, minh bạch và túc lý, thiết tưởng họ sẽ chịu nghe và đem lòng tín nhận nữa cũng nên. Thế thì hẳn ngộ tài loài người chứng rằng thần học rất cần yếu.
2. Cần yếu cho tín đồ. Tín đồ nhờ sự học hiểu lẽ thật của đạo Đức Chúa Trời mà linh lực được khải phát và tiến bộ trên đường đạo đức. Hễ tín đồ nào hiểu rõ các lẽ đạo trọng nhứt của Tin lành, ấy là tín đồ nhiệt thành thuộc linh và đạo đức hơn hết. Có nhà thần đạo luận rằng, "Đạo đức là bông trái của cây đạo Đức Chúa Trời." Nói cách khác, thì hẳn không thể nào làm một tín đồ thật nếu không biết ít nữa là các lẽ sơ học của Tin lành, như về tội lỗi, về Đấng Cứu rỗi. về đức tin đến Đấng ấy. Những lẽ thật ấy là sơ học của thần đạo vậy. Kinh thánh chép rằng: Côl 1:10. "Hầu cho anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa, đẹp lòng Ngài mọi đường, kết quả mọi việc lành, càng thêm lên trong sự nhận biểt Đức Chúa Trời." IIPhi 3:18. "Nhưng hãy lớn lên trong ân điển và tri thức của Chúa và Cứu chúa chúng ta là Jêsus Christ."
3. Cần yếu cho nhà truyền đạo. Nhà truyền đạo có trách nhiệm giảng dạy lẽ thật Đức Chúa Trời cách rõ ràng không sai lầm. Nhờ sự giảng dạy như thế nhà truvền đạo mới có thể khiến thính giả cảm động, chịu ăn năn trở lại cùng Đức Chúa Trời. Nếu nhà truyền đạo giãi bày lẽ đậo cách lộn xộn không đầu không đuôi, làm cho lẽ nầy với lẽ kia mâu thuẫn nhau, như trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thì chỉ hoài công, theo bóng bắt gió đó thôi. Muốn thoát khỏi giảng dạy như thế, nhà truyền đạo cần phải kê cứu thần học.
Vả lại, nhà truyền đạo không những phải có ân tứ khiến cho người ngoại công nhận Chúa, mà lại cũng cần phải có tài khiến cho thính giả chịu bồ ý kiến sai lầm mà theo ý kiến chân chánh của lẽ thật. Nhưng nếu chính người không rõ lẽ thật trước đã, thì làm sao có thể khiến cho ai khác tín nhận noi theo được? Dường ấy chẳng những sẽ làm cho thính giả càng thêm lộn xộn thôi đâu, mà hơn nữa, càng dắt họ vào sâu trong đường xiên vạy đó vậy. Người truyền đạo có trọng trách về sự phải giảng Tin lành cho đúng đắn, bởi chính Chúa đã giao trách nhiệm ấy cho. Bằng giảng sai lầm ắt phải mắc tội trọng với Ngài, gây cho kẻ nghe bị trầm luân, khiến cho chức vụ mình phải hư hoại (xem Êph 6:17 , IITim 2:2, 15). Người truyền đạo phải siêng năng kê cứu thần học, mới mong khỏi mang tội trọng ấy, và mới có thế làm chức vụ mình mỹ mãn được. Trong việc nghiên cứu thần đạo, trước hết cần kê cứu qua từng lẽ một rồi sau phải đem lẽ nầy sánh với lẽ kia, để hiểu rõ mọi lẽ ấy quan liên với nhau là thể nào; nhứt là phải tìm cho ra cái mối quan hệ của mọi lẽ đạo đối với tôn chỉ của thần học là Chúa Jêsus Christ là thế nào. Như vậy, người truyền đạo mới có hi vọng "đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật" (IITim 2:15).
4. Cần yếu cho Hội Thánh. Hội Thánh phải "giữ lấy mẫu mực của các sự dạy dỗ có ích" (IITim 1:13) ; cũng phải cứ làm "trụ và nền của lẽ thật" (ITim 3:15), mới có thể thoát khỏi sự lầm lạc mà tấn bộ trong ân điển và sự hiểu biết Đức Chúa Trời được. Hội Thánh mà đã hiểu lầm lẽ thật của đạo Đức Chúa Trời rồi, thì chắc cũng phải sai lạc hoặc về sự tổ chức, hoặc về cách thức thờ phượng, hoặc có khi cũng xui cho hành vi cử chỉ của tín giáo hóa ra bại hoại lầm nữa. Duy sự học hiểu chánh đạo mới có thể cứu Hội thánh khỏi sa vào hầm hố sai lạc ấy được thôi.
Vả lại thuộc viên Hội thánh là cái lợi khí Chúa thường dùng đè làm chứng đạo Ngài cho kẻ ngoại đặng dắt họ vào đường chánh đáng. Đường ấy tức là chánh đạo. Nhưng nếu tín đồ không biết đâu là đường chánh, thì làm sao đắt kẻ khác vào đó được?
Nhà thần học A. H. Strong luận rằng: "Sự thấu hiểu lẽ thật của đạo Christ không những là cứu Hội thánh khỏi tà giáo, lại còn thúc giục Hội thánh chuyên tâm đến việc cứu rỗi người ta nữa." Nhà khác luận rằng:"Bài tín điều giống như bộ xương sống. Tuy người ta không cần đeo bộ xương ấy ở trước ngực, thì vẫn rất cần yếu cho mỗi người phải có một bộ. Bằng không, thân thể chắc phải hóa ra một cây thịt mềm sụn vậy thôi. Lại nữa, xương sống cũng cần phải ngay thẳng ; nếu không thì người ta ắt phải bị cong khom." Thế thì, nếu muốn Hội thánh có khí lực mạnh mẽ, ngay thẳng, thiêng liêng, thì phải chuyên tâm khảo học thần đạo, đến đổi hiểu biết những lẽ thật làm nền tảng cho đức tin của mình một cách chắc chắn.
Trong Kinh Thánh Đức Chúa Trời thường khuyên dạy ta hãy nghiên cứu thần học, bảo rằng phải dò xem Kinh thánh mới mong biết Christ (Gi 5:39) ; phải đối chiếu lẽ thật nầy với lẽ thật kia, cho ăn hiệp rập ràng :
ICô 2:13. "Chúng ta cũng giảng những sự ẩy, chẳng phải bằng lời của sự khôn ngoan loài người đâu, bèn bằng lời của Thánh Linh dạy, lấy lời thuộc linh mà giải nghĩa sự thuộc linh."
Phải gom lại hết cả mọi lẽ thật của sự khải thị ở nơi Christ Jêsus :
Côl 1:27 "Đức Chúa Trời cũng vui lòng tỏ cho họ biết sự giàu của vinh hiển về lẽ mầu nhiệm đó ở giữa dân ngoại bang là thể nào, tức là Christ ở trong anh em, là sự trông cậy về vinh hiển."
Phải giảng dạy các lẽ thàt ấy, không nên thêm bớt gì cả: IITim 4:2 "Hãy giảng đạo, cố nài bất luận gặp thời hay không gặp thời, dùng đủ thứ nhẫn nại, dạy dỗ mà thuyết phục, bẻ trách, khuyên răn."
Kinh thánh gọi nhà truyền đạo là một văn sĩ đã học thần đạo về nước trời (Ma 13:52). Các mục sư của Hội thánh vừa làm mục sư vừa làm giáo sư (Êph 4:11), phải có tài khéo dạy dỗ (ITim 3:2 "lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật" (IITim 2:15). Cũng phải "hằng giữ đạo thật y như đã nghe dạy, hầu cho có thể theo đạo lành mà khuyên dỗ người ta và bác lại kẻ chống trả" (Tít 1:9).
CHƯƠNG 2 - LUẬN VỀ NGUỒN-GỐC CỦA THẦN-HỌC
Nói cách tổng quát, thì Thần học chỉ có một nguồn, ấy là chính Đức Chúa Trời. Nhưng vì ngộ tài loài người hẹp hòi quá, thật lẩy làm khó hiếu thấu Đấng Tạo hóa vô lượng vô biên. Phạm vị và bổn tánh Ngài vượt quá mọi lý tưởng của loài người, đến đỗi tự nhiên không sao dò xét Ngài được bao giờ; phải được chính Đức Chúa Trời tự tỏ mình Ngài ra, mới có hi vọng cho loài người biết đến ít nhiều. Cảm tạ danh thánh của Ngài! Ngài quả đã tự tỏ mình ra bởi hai cách. Thứ nhứt là Đức Chúa Trời bày lỏ mình Ngài ra trong cõi thiên nhiên, tức trời đất muôn vật. Thứ hai là Đức Chúa Trời bày tỏ mình Ngài ra trong Kinh thánh. Thần học nhờ hai bộ sách rất hay ấy mà suy tầm đến nguồn gốc chơn chánh của đạo Đức Chúa Trời. Thần đạo thường gọi hai bộ ấy là thiên nhiên thần học, và Thánh Kinh thần học (khải thị thần học cũng được).
I. THIÊN NHIÊN THẦN-HỌC
Vũ trụ vốn một nguồn gốc của thần đạo, vì Kinh thánh quyết dạy rằng Đức Chúa Trời đã bày tỏ mình Ngài trong cõi thiên nhiên. Trong cõi thiên nhiên có hai bằng chứng minh giải vị cách và công tác Đức Chúa Trời, gọi là ngoại chứng và nội chứng. Trời đất muôn vật, luân thứ và các công lệ của cả vũ trụ đều minh chứng về sự khôn ngoan, quyền năng, sự công nghĩa, sự vinh hiển tối cao của Đấng Tạo hóa, giãi bày các đức tánh vô thỉ vô chung của Ngài, ấy là ngoại chứng (Thi 19: ; Công 14:17 ; Rô 1:20).
Lại nữa, trong lòng mọi người cũng có một bằng chứng quả quyết rằng có một Đấng cao cả cầm quyền trên hết. Linh trí, lý tánh và lương tâm đều đồng thinh chứng rằng như loài người cao hơn loài vật bao nhiêu, thì Đấng ấy hẳn cũng cao hơn loài người bấy nhiêu. Cũng có tiếng nhỏ nhỏ trong mình dạy luôn rằng mình được địa vị quan hệ ở giữa thần linh giới và sanh vật giới hầu cho về một nầy thì có thể giao thông với thượng giới, còn về một kia lại có tài giao thiệp với hạ giới. Bằng cớ ấy gọi là nội chứng.
II. THÁNH KINH THẦN HỌC
Kinh thánh là cái nguồn trọng nhứt của đạo Đức Chúa Trời, dạy rõ rằng nếu chỉ nhờ cậy cõi thiên nhiên để hiểu biết Bức Chúa Trời thì không đủ. Bằng chẳng có sự khải thị của Kinh thánh để bồi bổ cho thiếu thốn, ắt người đời không thế biết được mọi lẽ cần yếu để được cứu rỗi (Công 17:23 ; Êph 3:9). Vì cớ ấy Bức Chúa Trời phụ thêm cho sự khải thị thiên nhiên một sự khải thị mới nữa, để minh giải bản tánh, tình yêu thương và lòng nhơn từ của Ngài mà coi thiên nhiên chỉ bày tỏ ra cách mờ mờ vậy thôi. Đức Chúa Trời ban bố sự khải thị nầy cách siêu nhiên, dùng những người đặc biệt và mặc cảm họ, khiến trước thuật lại sự ban bố ấy, và tập thành một bộ sách gọi là Kinh thánh. Bộ sách ấy là nguồn gốc trọng nhứt về thần học ta đây, có giá trị Tuyệt đối có linh lực vô song.
III. KHOA HỌC ĐỐI VỚI KHẢI THỊ THẦN HỌC
Cả sự khải thị thiên nhiên và sự khải thị siêu nhiên (Kinh thánh) đều bởi Đức Chúa Trời duy nhứt mà ra. Bởi vậy cho nên hai điều ấy phù hiệp nhau một cách rất tự nhiên. Thể mà, có kẻ dám cả gan quyết rằng khoa học phản đối với thần học của Kinh thánh. Tại sao vậy? Ấy chẳng qua vì họ học chưa thấu lý, nên nỗi khoa học vẫn còn có chỗ sai lầm. Kỳ thực, chẳng có khoa học thực nghiệm nào phản đối với Kinh Thánh bao giờ, chỉ vì khoa học do cõi thiên nhiên không được trọn vẹn bằng thần học của Kinh Thánh nên dường như có chỗ bất đồng đó thôi.
Vả, cái ngộ điểm của khoa học đối với khải thị thần học là chỗ nầy: Các nhà khoa hoàn cảnh quyết nhờ ngộ tài và lý tưởng mình để giải quyết thần học. Hễ khi nào họ gặp điều gì ngội tài không hiểu, dường như phản đối với lý tưởng mình thì họ không thừa nhận. Họ quên rằng khoa học và triết lý thuộc trần, không thể giải quyết cạn lẽ thần đạo thuộc thiên được. Thế thì, thần học chơn chánh không thế lấy khoa học làm nguồn gốc, bèn chỉ thị phải nhờ sự khải thị ở trong Kinh Thánh làm thước ngọc khuôn vàng của mọi sự giải quyết về lẽ đạo Đức Chúa Trời mà thôi. Còn khoa học xác thực đến đâu đi nữa cũng chẳng qua là "con đòi" của thần học, để giúp đỡ cho loài người hiểu rõ thêm các lẽ đạo bày ra trong Kinh Thánh đó thôi.
IV. NHỮNG NGUỒN LẦM LẠC CỦA THẦN HỌC
Có ba nguồn khác mà lắm người không vin lấy để suy cứu thần học. Ba nguồn ấy vốt rất sai lầm, lý thuyết do đó mà ra không thể minh giải được về Đức Chúa Trời. Ba nguồn ấy là:
1. TÁNH LÝ THUYẾT
Nhiều nhà tánh lý học đều chỉ muốn cậy tánh lý và ngộ tài để suy xét ra các lẽ mầu nhiệm của thần học. Sự ấy nguy hiểm lắm, bởi tánh lý của loài người tuy có chỗ dùng đúng mà cũng có chỗ rất sai lầm.
a) Sự dùng tánh lý đúng.—Lẽ đạo của Kinh Thánh vốn cao xa mầu nhiệm, tánh lý loài người không đủ khôn ngoan hiểu hết được. Tuy vậy, sự dạy dỗ của Kinh Thánh chằng phản đối tánh lý đâu, trái lại, Kinh Thánh cần phải cảm xúc tánh lý của người nào muốn học lời lẽ của nó, thì người ấy mới có hi vọng đạt đến bực thông hiểu đạo Đức Chúa Trời được. Tổng quát có chừng năm cách dùng tánh lý đúng:
(1) Nhờ tánh lý mà ta suy biết thị phi, nhơn quả, cũng biết thấu nguồn khôn ngoan Đức Chúa Trời bày tỏ trong cõi thiên nhiên.
(2) Bởi tánh lý người ta có thể suy xét rằng ở ngoài các lẽ thiên nhiên, loài người còn rất cần có một sự khải thị khác để bày tỏ đạo Đức Chúa Trời ra cho.
(3) Cũng nhờ tánh lý mà người ta có tài tra xét đoán định các bằng chứng của mọi lẽ đạo tự xưng là sự khải thị của Đức Chúa Trời giả hay thật.
(4) Lại nhờ tánh lý loài người có thể quyết định công nhận sự khải thị chơn chánh ấy.
(5) Cũng nhờ tánh lý người ta có tài đem sự khải thị đó ra mà suy luận cho đúng ý. Ấy vậy, tánh lý rất quan hệ đối với sự thấu hiểu và sự công nhận sự khải thị của Kinh Thánh, hai đàng chẳng có sự phản đối gì cả, miễn là không dùng tánh lý cách sai lầm thì thôi.
b) Sự dùng tánh lý sai lầm.—Nhiều nhà tánh lý học đều cho tánh lý là nguồn của thần đạo. Như họ phê bình Kinh Thánh thật hay giả, thì lấy tánh lý làm chuẩn đích; hễ điều gì hiệp với lý luận thì họ tín nhận; còn điều nào không hiệp, thì chối bỏ. Vả, bỏ ra các điều của Kinh Thánh mà tánh lý không hiểu được, tức là bỏ ra mọi sự siêu việt, mọi phép lạ dấu kỳ chép ở trong đến đỗi bỏ hẳn cả sự khải thị của Đức Chúa Trời nữa. Nói tóm lại, họ sai lầm vì bốn cớ:
(1) Họ lẫn lộn tánh lý với tài năng suy luận.
(2) Họ quên rằng loài người đã phạm tội, khiến cho tánh lý ra tối tăm; nếu không nhờ Đức Chúa Trời soi sáng cho, ắt không thể hiểu nguyên do của thần đạo được.
(3) Họ không biết rằng tánh lý vốn thuộc trong vòng thọ tạo, nên tài hiểu biết đạo thuộc linh cũng hữu hạn, cần phải nhờ Đấng Tạo hóa giúp đỡ mới có thể thấu rõ nổi sự mầu nhiệm về đạo của Ngài.
(4) Tánh lý loài người vì bị nọc độc của tội nên hay lầm lạc. Ví bằng chỉ nhờ luận lý để giải nghĩa Kinh Thánh, ắt không bao lâu sẽ trở nên tà đạo đi mất. Phao lô chép rằng: (Xem ICô 2:14-16)
2. DI TRUYỀN THUYẾT
a) Tiêu chuẩn thật và giả của thần đạo.—Nghiên cứu lịch sử thần học, thì biết xưa nay Hội Thánh phổ thông từng khảo cứu và suy luận thể nào về thần đạo. Giáo hội Cải chánh và cả Hội Thánh chơn chánh xưa nay đều vin lấy Christ làm nguồn của lẽ thật; còn lẽ thật ấy đã được chép trong Kinh Thánh một cách rất hoàn toàn. Vì vậy cho nên Giáo hội Cải chánh lấy Kinh Thánh làm tiêu chuẩn của thần học.
Trái lại, Giáo hội La mã thì khác hẳn, chẳng nhận Christ là nguồn có một không hai của thần đạo, cũng không lấy Kinh Thánh làm tiêu chuẩn của sự tín ngưỡng, dám cả gan tự xưng Giáo hội là nguồn, và giáo hoàng là tiêu chuẩn của thần đạo. Tuy hội ấy công nhận Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời, thì cũng quyết rằng từng hồi từng lúc dđvẫn con phải nhờ giáo hoàng và những Công nghị hội mà ban bố thêm cho Giáo hội những sự khải thị mới. Thế thì, Giáo hội La mã coi cái nguồn của thần đạo không những là chỉ ở nơi Kinh Thánh, mà cũng còn do lời truyền khẩu của giáo hội và các chỉ dụ của giáo hoàng nữa kia.
Tại sao họ chủ trương lý thuyết sai lầm đó? Vì Giáo hội La mã quyết rằng Hội Thánh sanh ra Kinh Thánh, chớ chẳng phải Kinh Thánh sanh ra Hội Thánh. Trước khi chưa có Kinh Thánh đã có Hội Thánh rồi, nên Hội Thánh cũng có quyền thêm những lẽ thật cho thần đạo. Thế thì Giáo hội La mã sai lầm lắm, bởi Kinh Thánh tuy có sau Hội Thánh, mà lẽ thật của Kinh Thánh vẫn có trước muôn đời ở nơi chính Đức Chúa Trời, rồi sau Hội Thánh nhờ lẽ thật ấy bày tỏ ra mà được gây dựng. Câu Giáo hội La mã hay viện chứng cho ý kiến của mình là "Hội Thánh... trụ và nền của lẽ thật" (ITim 3:15). Nhưng Giáo hội La mã giải nghĩa câu ấy rất sai lầm. Theo nguyên ý của cả Kinh Thánh, thì Đức Chúa Trời dùng lẽ thật để gây dựng Hội Thánh, chớ chẳng phải là Hội Thánh gây dựng lẽ thật bao giờ. Vậy, nếu nói, Hội Thánh giữ gìn và nâng đỡ lẽ thật ở trong thế gian như cây trụ chống đỡ cái nhà kia thì đúng; còn nếu nói rằng Hội Thánh gây dựng lẽ thật thì sai lầm lắm; bởi vì nguồn gốc của lẽ thật chỉ ở nơi Christ mà thôi. Xin lược kể đại ý của di truyền thuyết như sau đây.
b) Phát huy di truyền thuyết.—Thuyết nầy chủ trương rằng:
(1) Cần phải mượn sự di truyền để bổ các khuyết điểm của Kinh Thánh. Vì Kinh Thánh có nhiều lẽ nói chưa được cạn lý, nên cần phải nhờ lời truyền khẩu của Hội Thánh để giải cho rõ hơn.
(2) Cần phải mượn sự di truyền để quyết định về chánh giáo của Kinh Thánh. Nhơn vì trong Kinh Thánh có lẽ đạo không được rõ ràng lắm, nên hễ muốn tránh khỏi sự nghi hoặc tranh biện, thì cần nhờ lời truyền khẩu để suy cứu và đoán định chánh nghĩa của lẽ ấy.
(3) Cần phải có sự di truyền để gây uy tín Giáo hội, vì mạng lịnh của giáo hoàng và Giáo hội đều đáng tôn như mạng lịnh của Trời, đồng đẳng với Kinh Thánh, buộc tất cả nhơn loại phải tuân phục.
(4) Cần phải mượn truyền khẩu để trói buộc sự tự do của lương tâm người ta. Bởi giáo hội La mã so thứ dân xem Kinh Thánh mà giải nghĩa khác với ý kiến của các phẩm trật, nên nghiêm cấm không cho họ xem, bắt buộc giáo đồ phải cúi đầu vâng phục các chỉ dụ của giáo hoàng luôn với các lời truyền khẩu xưa nay; vì theo thuyết nầy, chỉ dụ của giáo hoàng và lời truyền khẩu hẳn có thần quyền bằng lời Kinh Thánh vậy.
c) Ngộ điểm của di truyền thuyết.—Xét qua bốn đại ý về di truyền thuyết như trên thì thấy nguồn gốc nầy về thần đạo sai lầm, như mấy lẽ kể qua dưới đây:
(1) Nếu Kinh Thánh thật có khuyết điểm, cần cho loài người phải bổ chính, thì làm sao biết được những khuyết điểm ấy là đâu mà hòng bổ chính, vì Kinh Thánh không nói đến kia mà? Lại khi loài người đã bổ chính Kinh Thánh rồi, thì làm sao dám biết chắc chỗ bổ chính đó là đúng? Nỡ nào Đấng Toàn Năng vô cùng ban bố cho loài người một sự khải thị bất toàn, không đủ lẽ cho tín đồ tín dụng mà lại phải nhờ đến người bất toàn để bổ chính khuyết điểm của sự khải thị ấy? Dám lớn tiếng quyết rằng, tuy Kinh Thánh không bày ra hết cả mọi sự mầu nhiệm về Đức Chúa Trời, thì cũng đã bày ra đủ mọi lẽ cần dùng cho sự cứu rỗi ta, chẳng cần nhờ lời truyền khẩu nào, hoặc chỉ dụ nào của giáo hoàng bất toàn kia để thêm mảy may gì cho sự khải thị ấy đâu.
(2) Lời truyền khẩu của Giáo hội La mã có nhiều sự phản đối với Kinh Thánh, đến đỗi nếu nhận lời truyền khẩu là phải, thì phải nhận Kinh Thánh là quấy. Lời Chúa phán trng Ma-thi-ơ 15:3-9 rất là đúng với lý thuyết của họ.
(3) Lời truyền khẩu còn có cái tệ giống nhau mà khác nhau, khác nhau mà giống nhau rất nguy hiểm. Nếu lấy đạo Christ mà chứng nghiệm thì dễ thấy La mã giáo có nhiều lẽ không giống với đạo Christ, thậm chí những chỗ giống nhau cũng có điều khác, và những chỗ khác nhau lại rất giống nhau, đến đỗi ta phải đoán định rằng đạo Christ và đạo La mã thật giống nhau mà khác, khác nhau mà giống, làm cho phải quấy lẫn lộn, tà chánh khôn phân, khiến cho loài người rất dễ bị cái họa hột châu mắt cá, không biết dường nào mà theo.
3. THẦN BÍ THUYẾT
Thần bí thuyết chơn thật vẫn có giúp ích tín đồ hiểu Kinh Thánh, cũng chứng nghiệm được sự chơn chánh của Kinh Thánh nữa; dầu vậy, nó chẳng phải là nguồn gốc của thần đạo đâu. Cái chủ nghĩa của thần bí luận chủ trương về sự cảm xúc của Thánh Linh ở trong lòng. Ngài ngự vào lòng tín đồ, chiếu linh quang cho, hầu khiến họ có thể hiểu sự khải thị trong Kinh Thánh, chớ chẳng hề ban bố sự khải thị mới nào, Ngài chỉ soi sáng vào lời lẽ Ngài đã bày tỏ ra rồi mà thôi. Đó là ý kiến của thần bí luận chơn chánh.
Nhưng cũng có một phái thần bí luận khác chủ trương lẽ đạo rất sai lầm, quyết rằng Đức Chúa Trời thường nhờ sự cảm xúc lòng mà ban bố sự khải thị mới. Họ quyết dạy như thế chẳng qua vì lầm tưởng mọi sự cảm xúc ở trong lòng đều là tiếng phán của Đức Chúa Trời, lẫn lộn sự cảm thụ của linh tánh với sự mặc cảm của Thánh Linh. Chủ trương như thế kết quả cho mọi thứ cảm xúc bề trong đều trở nên nguồn gốc của thần đạo, lần lần dắt người vào tà giáo vạn sự hữu thần nguy lắm vậy.
CHƯƠNG 3 - LUẬN VỀ SỰ HẠN CHẾ THẦN HỌC
Ta đã thấy thần học có hai nguồn gốc chơn chánh là cõi thiên nhiên và Kinh Thánh. Tuy thần học giải luận về Đức Chúa Trời cách tường tận minh bạch, thì cũng không thể nào giải bày đến cũng tột hết mọi sự mầu nhiệm về Ngài và về sự tương quan Ngài với vũ trụ đâu. Bài trên ta vừa giải tỏ những nguồn của thần đạo rồi; đây xin giải tỏ những chỗ thần đạo bị hạn chế.
I. HẠN CHẾ VÌ TÀI TRÍ LOÀI NGƯỜI YẾU ÐUỐI
Trí lực của loài người vốn hẹp hòi yếu đuối, khó hiểu thấu công vụ và đức tánh của Đấng Toàn năng. Thật đúng như lời của Sô pha nói cùng Gióp (Gióp 11:7,8; Rô-ma 11:33).
Các lẽ đạo như về thần tánh, nhơn tánh của Christ, sự dự định và chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời, sự tự chủ của loài người, đều có ý nghĩa mầu nhiệm cao xa mà ngộ tài ta không sao hiểu rõ, lý tánh ta không sao giải tỏ được. Tỷ như một tay em bé kia không thể cầm được cả hai trái cam một lần thể nào, thì lý tánh ta cũng khó hiểu thấu hết cả lẽ đạo huyền diệu của Đức Chúa Trời thể ấy. Kìa, còn nhiều lẽ mầu nhiệm trong cõi thiên nhiên mà các nhà khoa học trứ danh cũng không cắt nghĩa nổi, huống chi đạo Đức Chúa Trời mầu nhiệm vô cùng lắm kia vậy thay!
II. HẠN CHẾ VÌ KHOA HỌC RẤT BẤT TOÀN
Loài người thật ít biết lắm về khoa học, nào bác vật học, hay tâm lý học đều vẫn còn nhiều khuyết điểm, khiến cho sự hiểu biết đạo Đức Chúa Trời cũng nhơn đó mà bị hạn chế. Không những là lý tánh loài người có chỗ sai lầm mà thôi, lại chính hiện trạng của muôn vật cũng đã bị hư hỏng bởi tội lỗi loài người, nên nếu căn cứ vào đó lấy làm rất khó hiểu thấu được các lẽ thật. Có thể nói rằng loài người bị bịnh loạn thị (astigmatisme) thuộc linh, thấy một lẽ thật dường như là hai. Đối với tầm con mắt của chúng ta, chúng ta chỉ thấy được lẽ đạo Đức Chúa Trời và loài người, chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời và sự tự chủ của loài người, thần tánh và nhơn tánh của Christ, sự thiên nhiên và sự siêu nhiên đều biệt lập tuyệt đối chớ chẳng có sự liên quan gì nhau cả. Nhưng kỳ thật, các lẽ đạo ấy đều song hành tương đối, mỗi đôi chỉ tỏ ra hai mặt của một lẽ mà thôi; sở dĩ ta không hiểu được như thế là vì ngộ tài ta bị tật bịnh. Có thế ví lẽ thật trọn vẹn giống như một cái vòng. Đức Chúa Trời là trung tâm điểm của vòng ấy; chính Ngài thấy rõ mọi bề trong vòng đó, hiểu thấu hết các lẽ thật mầu nhiệm, không một lẽ nào mà chẳng minh bạch cho Ngài. Còn chúng ta đứng ở ngoài vòng mà ngó vào, chỉ thấy được một bên, chỉ hiểu thấu một mặt về lẽ đạo đó mà thôi.
III. HẠN CHẾ VÌ TIẾNG NÓI LOÀI NGƯỜI BẤT TOÀN
Phàm là nhà khoa học đều nhìn nhận rằng có nhiều ý nghĩa mầu nhiệm, tiếng nói người ta không sao thuật lại được, viết mực không thể tả ra được, phương chi yếu lý của đạo Đức Chúa Trời, vẫn có nhiều ý tưởng siêu việt, vượt qua cái khuôn khổ của ngôn ngữ loài người. Kinh Thánh có nhiều câu chứng quyết rằng dùng tiếng nói của trần giới mà giãi bày lẽ thật thuộc linh giới là điều rất khó khăn. Phao lô chứng rằng:(xem ICô 2:13; IICô 3:6; IICô 12:4)
Tiếng Hy lạp tuy là tiếng toàn vẹn hơn hết các thứ tiếng khác, thì cũng vẫn còn có nhiều khuyết điểm. Nên các trước giả Tân ước cần phải thêm ý nghĩa mới cho những danh từ cũ. Giả như chữ logos (đạo), agapé (sự thương yêu), harmalia (tội lỗi), v.v... Từ đó đến nay đạo Đức Chúa Trời truyền đến dân tộc nào, các giáo sĩ cũng phải học đòi các trước giả Kinh Thánh, đành thêm ý nghĩa mới cho những danh từ tầm thường của thổ âm, hoặc có khi cũng phải đặt thêm chữ mới, làm lợi khí để giãi bày lẽ đạo mầu nhiệm của Đức Chúa Trời cho họ. Vậy mà, dầu làm thế nào đi nữa, tiếng chữ của loài người vẫn cứ bất toàn không thế mười phần thuyết minh lẽ đạo sâu nhiệm của Đức Chúa Trời được.
IV. HẠN CHẾ VÌ TA CHƯA HIỂU THẤU LỜI KINH THÁNH
Lời Kinh Thánh là thuộc linh; còn chúng ta là thuộc nhục thể, bị tội lỗi dính dấp, hạn chế ta khó hiểu thấu các sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Ta cần hiệp ý đồng thinh với Đa vít mà cầu xin (xem Thi 119:18). Cần phải được Chúa mở tâm trí ta ra như Ngài mở tâm trí của hai người đi đường đến Em ma út xưa kia vậy (Lu 24:32, 55).
V. HẠN CHẾ VÌ CÓ NHIỀU ÐIỀU KINH THÁNH KHÔNG NÓI ÐẾN
Có nhiều điều can thiệp đến đạo Đức Chúa Trời, tuy là mầu nhiệm khó hiểu, mà Kinh Thánh chẳng nói đến. Giả như đời sống và sự chết của bà Ma ri, hình dung vóc giạc của Chúa Jesus, căng nguyên của tội lỗi, cảnh trạng của đời sau. Cũng chẳng nói đến bao nhiêu các vấn đề xã hội, như là vấn đề nô lệ, sự gian trá, sự áp chế của chánh phủ La mã, người giàu hà hiếp kẻ nghèo. Chúa Jesus tuy là Đức Chúa Trời và sự thông biết mọi sự, thì cũng nói rất ít về sự phản loạn của thiên sứ ác, về vường Ê đen, về ông A đam, bà Ê va, sự sa ngã. Nếu có nói đến, thì cũng chỉ một vài lời vắn tắt mà thôi. Khi có người hỏi Chúa: "Lạy Chúa, có phải chỉ ít kẻ được cứu chăng?" thì Chúa không trực tiếp đáp câu hỏi ấy, nhưng khuyên rằng: "Hãy gắng sức vào cửa hẹp, vì ta nói cùng các ngươi, nhiều người sẽ tìm cách vào mà không vào được" (Lu 13:23-30". Vấn đề quan hệ không phải là, có phải nhiều người được cứu không? Bèn là, tôi có được cứu hay chăng? Kinh Thánh chẳng hề làm thỏa tánh tọc mạch của ai đâu, bèn chỉ dạy cho ta hiểu điều cần yếu cho sự cứu rỗi ta đó thôi.
VI. HẠN CHẾ VÌ TÀI LỰC CỦA LINH TRÍ LOÀI NGƯỜI BỊ TỘI LỖI LÀM THIẾU KÉM
Từ khi tổ tiên ta phạm tội, lương tâm bị cứng cỏi, đạo đức bại hoại, tâm hồn ra tối tăm, tình yêu thương thiếu mất, khiến cho bản năng phân biệt phải quấy, nhận biết thật giả càng ngày càng suy kém, đến đỗi lấy làm khó nhận biết được đạo thuộc linh. Hễ muốn hiểu biết lẽ đạo Đức Chúa Trời rất cần phải có lòng thánh khiết, bởi vì mỗi điểm ô uế, hoặc trong cá nhân tín đồ, hoặc trong Hội Thánh, đều làm cho tài lực của linh trí bị sút kém, trở ngại ta trong sự nghiên cứu thần đạo đến chỗ hoàn toàn thấu đáo vậy.
TỔNG LUẬN
Thế thì, vì sự nghiên cứu thần đạo có hạn chế đặc biệt dường ấy, nên chưa dám nói là đã được một hệ thống thần đạo hoàn bị, để bày tỏ mọi lẽ đạo Đức Chúa Trời cách rõ rệt trọn vẹn đâu. Kìa, chỉ xét qua cũng rất dễ thấy còn có rất nhiều điều chúng ta chưa sao hiểu thấu được, nhiều thực sự lý tánh không sao minh giải nổi. Cũng có nhiều lẽ thật lý tánh xem dường như tương phản, rất khó tìm ra mối tương quan của lẽ nầy với lẽ kia. Thế nhưng, dầu lẽ đạo nào hiện nay lý tánh ta không sức hiểu nổi, thì lạ thay đức tin ta vẫn vui tin nhận, vì biết chắc rằng hễ đạo nào không có sự mầu nhiệm vượt qua trí hiểu loài người, thì không đáng gọi là đạo Đức Chúa Trời được. Còn điều hiện nay ta không thể rõ, chắc tương lai Chúa sẽ làm cho rõ ràng như chánh ngọ chẳng sai. Quả như Phao lô nói trong ICô 13:9-12.
CHƯƠNG 4 - LUẬN VỀ SỰ PHÂN LOẠI THẦN HỌC
Thần học tuy vẫn là một khoa học mà thực được chia ra bốn loại, tức là Kinh Thánh thần học, Lịch sử thần học, Hệ thống thần học, và Thực dụng thần học.
I. THÁNH KINH THẦN HỌC
Mục đích của Thánh Kinh thần học là kê cứu Kinh Thánh đặng tập thành từng loại từng mục các lẽ đạo có quan hệ với thần học. Học khoa nầy chỉ lấy Kinh Thánh làm mẫu mực dạy về các lẽ đạo cần yếu; cũng theo thứ tự của các sách trong Kinh Thánh mà giải nghĩa thần đạo từng lẽ một, chỉ tỏ ra sự phát triển và tấn bộ của thần đạo từ Sáng thế Ký đến Khải huyền. Học khoa nầy ngoài Kinh Thánh chẳng nhờ nguồn nào khác để minh giải đạo Đức Chúa Trời được.
II. LỊCH SỬ THẦN HỌC
Lịch sử thần học ký thuật lịch sử của lẽ đạo Đức Chúa Trời trải qua các thế kỷ, từ đời các sứ đồ cho đến bây giờ; cũng bày tỏ ra lẽ đạo ấy được mở mang thế nào, các Giáo hội tín nhận, dạy dỗ, và tuyên bố ra làm sao. Cũng thuật lại lẽ đạo mà Hội Thánh tín ngưỡng trải qua các thế kỷ kết quả thế nào trong Giáo hội, xã hội, và đời sống cá nhân tín đồ.
Vả, từ ban đầu Giáo hội chưa có chia các lẽ thần đạo của Kinh Thánh ra từng loại từng mục, nhưng về sau Giáo hội tấn bộ bao nhiêu, thì sự hiểu biết thấu lẽ đạo cũng mở mang bấy nhiêu, nên mới kết quả các bài tín điều của Giáo hội phổ thông như bài tín điều của các sứ đồ, bài tín điều Nicée và bài tín điều Athanase. Khoa nầy thường chia ra làm hai, là lịch sử Giáo hội và lịch sử lẽ đạo. Nói cho rõ hơn, hễ lịch sử thần học luận về sự kết quả của đạo Đức Chúa Trời trong Giáo hội, xã hội, và đời sống cá nhân tín đồ, thì gọi là lịch sử Giáo hội. Còn hễ luận về sự mở mang lẽ đạo, sự chia ra từng loại từng mục như hiện có trong các bài tín điều, thì gọi là lịch sử của lẽ đạo.
III. THỰC DỤNG THẦN HỌC
Thực dụng thần học luận về cách thức phải ứng dụng lẽ thật của thần học cho mình, cho Giáo hội, và cho xã hội, hầu hưởng được hạnh phước. Nói cách khác, học khoa nầy dạy về sự thực hành lẽ đạo Đức Chúa Trời; cũng gồm cả truyền đạo học và giáo mục mục nữa, vì hai môn ấy luận về cách nào phải giải nghĩa và giảng dạy lẽ đạo Đức Chúa Trời cho Giáo hội và cho cá nhân tín đồ, hầu khiến họ noi theo.
VI. HỆ THỐNG THẦN HỌC
Hệ thống thần học (théologie systématique) sưu tập cả các tài liệu của Thánh Kinh thần học, thiên nhiên thần học, và lịch sử thần học rồi sắp đặt mọi sự, sự nào theo mục loại nấy, để cho ta nhờ đó mà học biết Đức Chúa Trời, về sự vị cách và công cụ Ngài, cùng về sự tương quan giữa Ngài với loài người và vũ trụ, hầu cho tập thành một hệ thống thần học. Tuy có lợi dụng lịch sử thần học mà kê cứu lẽ đạo, thì cũng đừng quên rằng môn ấy chẳng phải là nguồn gốc của lẽ đạo đâu; chỉ quyết định duy có Kinh Thánh là nguồn gốc có một không hai về lẽ đạo Đức Chúa Trời mà thôi. Cái vấn đề quan hệ cho khoa nầy chẳng phải là Giáo hội đã tín nhận lẽ đạo nầy kia thế nào, bèn là lẽ thật của Kinh Thánh dạy bảo làm sao.
Hệ thống thần học luận đến mười đề, tức là: 1) Kinh Thánh, 2) Đức Chúa Trời, 3) Loài người, 4) Tội lỗi, 5) Đấng Christ, 6) Sự cứu rỗi, 7) Thánh Linh, 8) Thiên sứ, 9) Giáo hội, và 10) Lai thế.