Những định nghĩa rõ ràng chính xác là dấu hiệu của lối tư duy thần học cẩn thận. Mỗi định nghĩa phải là một phản ảnh và tóm tắt chính xác cho lẽ thật Kinh Thánh có liên quan.

Khi đòi hỏi những định nghĩa tốt từ nơi học sinh, và nhất là khi thách thức một từ ngữ nào đó mà sinh viên đã dùng vì đấy chưa phải là từ chính xác nhất, tôi thường bị vặn lại thế này: “Chẳng qua là vấn đề ngữ nghĩa học thôi! Từ nào cũng hay như nhau cả thôi.” Sự bắt bẻ đó là hoàn toàn không xứng đáng. Các định nghĩa là vấn đề mang tính ngữ nghĩa rất cao, do đó, một từ này không nhất thiết hay bằng từ kia. Những định nghĩa chính xác phải được lập thành từ những từ ngữ tuyển chọn cẩn thận. Không bao giờ có thể chấp nhận được sự phát biểu luộm thuộm.

Tôi cố gắng gieo rắc hào phóng suốt tác phẩm này những định nghĩa chính xác và súc tích về nhiều giáo lý khác nhau. Trong phần này, tôi chọn đa số những định nghĩa ấy từ trong trong tác phẩm này, và liệt kê theo thứ tự abc. Sau mỗi định nghĩa, tôi ghi số chương, để bạn tìm được đề tài đó trong sách và tham khảo thêm.

Bộ Kinh Điển Thánh Kinh

Tuyển tập những sách đáp ứng được những thử nghiệm nhất định và bởi đó được xem là có thẩm quyền, và là quy tắc cho đời sống chúng ta (15).

Các Thuộc Tánh

Các phẩm chất vốn có trong một chủ thể (5).

Chalcedon

Giáo Hội Nghị (vào năm 451) đã phát biểu tuyên ngôn rõ ràng về hai bản tánh của Đấng Christ và khẳng định rõ ràng về thần tánh của Đức Thánh Linh (68).

Chủ Thuyết Montanism

Một phong trào ở vào khoảng năm 170 S.C., dạy rằng Đức Chúa Trời đang ban sự khải thị mới cho dân Ngài (68).

Constantinople, Giáo Hội Nghị (381)

Đã đưa ra tuyên ngôn khẳng định thần tánh của Đức Thánh Linh (8,68).

Của Lễ Vãn Hồi

Việc Đức Chúa Trời bỏ cơn thạnh nộ bởi việc Đấng Christ dâng của lễ hy sinh để chuộc tội (51).

Duy Nhất Thần Hình Thức (Thuyết Sabellianism, Thuyết Đức Chúa Cha Đồng Chịu Nạn Với Đức Chúa Con)

Các ngôi vị trong bản thể Đức Chúa Trời là những phương thức mà Đức Chúa Trời dùng để biểu hiện chính Ngài ra (8).

Duy Nhất Thần Động Lực Thuyết (Dưỡng Tử Thuyết)

Xem Đức Chúa Jesus là một con người đã được Đức Thánh Linh ban quyền năng đặc biệt tại lúc chịu phép báptêm (8).

Điều Kiện Thuyết hay Sự Bất Tử Có Điều Kiện

Sự hình phạt đời đời là sự tuyệt diệt hoàn toàn vào tình trạng quên lãng đời đời (92).

Đức Chúa Trời Ba Ngôi

Trong một Đức Chúa Trời hằng sống chân thật duy nhất, có ba Ngôi Vị đồng đời đời và đồng bình đẳng, có cùng bản thể nhưng khác nhau về tình trạng hiện hữu thiết yếu (8).

Đức Tin

Có sự tin quyết, tin cậy, cho một điều gì đó hay người nào đó là đúng (56).

Elohim

Danh xưng của Đức Chúa Trời, có nghĩa là Đấng mạnh mẽ, Đấng Lãnh Đạo đầy quyền uy, là Thần tối cao (7).

Giải Kinh Học (Hermeneutics)

Môn nghiên cứu về những nguyên tắc giải nghĩa (16).

Hội Thánh

Một hội của những người đã cùng được gọi chung với nhau (69).

Hội Thánh Địa Phương

Một hội chúng của những tín hữu xưng mình tin Đấng Christ, là những người đã được báptêm và là những người được tổ chức lại để làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời (72).

Hồn

Hồn có thể nói đến toàn bộ con người, hoặc đang sống hoặc sau khi chết; nó có thể nói lên phần phi vật chất của một con người với nhiều suy nghĩ và xúc cảm; và nó là tiêu điểm quan trọng của sự cứu chuộc và tăng trưởng thuộc linh (32).

Kenosis

Đấng Christ đã tự trút bỏ khỏi Ngài việc giữ và sử dụng địa vị của Ngài trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời và Ngài đã mang lấy nhân tánh để có thể chết (44).

Lập Luận từ Nhân Loại Luận về Sự Thực Hữu Của Đức Chúa Trời

Rất nhiều khía cạnh của con người, và kết hợp mọi khía cạnh đó, đòi hỏi phải có lời giải thích nào đó về nguồn gốc của chúng,và ủng hộ sự thực hữu của một hữu thể đạo đức, khôn ngoan và sống động, một hữu thể có thể đã sinh ra con người. (5).

Lập Luận Từ Vũ Trụ Luận Về Sự Thực Hữu Của Đức Chúa Trời

Vũ trụ chung quanh chúng ta là một kết quả đòi hỏi một nguyên nhân thỏa đáng để giải thích cho nó (5).

Linh

Linh không nói đến trọn con người, nhưng là phần phi vật chất với nhiều chức năng và suy nghĩ khác nhau của nó. Theo ý của Phaolô, nó giữ vai trò nổi bật đối với nếp sống thuộc linh (32).

Luận Cứ Bản Thể Luận Về Sự Thực Hữu Của Đức Chúa Trời

Vì có tồn tại ý niệm về một Đấng Hoàn Hảo Nhất,nên ý niệm đó phải đến từ Đấng Hoàn Hảo Nhất (5).

Luận Điểm Mục Đích Luận về Sự Thực Hữu Của Đức Chúa Trời

Sự cấu tạo của thế giới nầy đòi hỏi phải có ai đó đã hoạch định ra nó (5).

Mạng Lệnh Canh Tác

Con người phải đem toàn bộ cấu trúc thế gian này đặt dưới quyền tể trị của Đấng Christ, triệt hạ mọi sự chống nghịch Đức Chúa Trời (33)

Ngày Sau Rốt

Toàn bộ thời kỳ từ sự hiện ra lần thứ nhất đến sự hiện ra lần thứ hai của Đấng Christ (83).

Ordo Salutis

Một nỗ lực cố gắng sắp xếp theo trật tự luận lý (chứ không theo trật tự thời gian) cho các hoạt động liên quan đến việc ứng dụng sự cứu rỗi cho cá nhân (56).

Phần Mở Đầu

Những nhận định mở đầu (1).

Phép Báptêm Đức Thánh Linh

Việc làm của Đức Thánh Linh để đem tín đồ vào trong thân thể của Đấng Christ tại thời điểm được cứu rỗi (64).

Satan

Có nghĩa là “kẻ thù nghịch” hay “kẻ chống đối”(22-25).

Sự Ăn Năn

Một sự đổi ý thành thật, chứ không giả tạo ở bề ngoài, về một điều gì đó, và tiếp theo đó có một thay đổi nào đó (58).

Sự An Ninh Đời Đời

Công tác của Đức Chúa Trời để bảo đảm món quà sự cứu rỗi một khi đã nhận lãnh được rồi thì còn đến đời đời và không thể đánh mất (57).

Sự Bại Hoại Hoàn Toàn

Tình trạng không chút xứng đáng của con người trước mặt Đức Chúa Trời (36)

Sự Bảo Đảm

Sự nhận thức được rằng tín đồ thực sự sở hữu sự sống đời đời (57).

Sự bền đỗ

Niềm tin của phái Calvinists, cho rằng một tín hữu không thể sa ngã khỏi ân điển nhưng sẽ tiếp tục (bền đỗ, hay nhẫn nại)trong các việc lành cho đến cuối cuộc đời của người ấy (57).

Sự Bỏ Lơ Người Không Được Chọn (Preterition)

Việc bỏ mặc những người không được chọn đến sự cứu rỗi (54)

Sự Cất Lên

Việc cất Hội Thánh từ đất lên trời (83).

Sự Cáo Trách

Chức vụ của Đức Thánh Linh để nêu bằng chứng cho lẽ thật của sứ điệp Cơ đốc (56).

Sự Chọn Lựa

Sự lựa chọn đã định trước khi sáng thế của Đức Chúa Trời để chọn những người sẽ được cứu rỗi (54).

Sự Chuộc Tội Hữu Hạn hay Sự Cứu Chuộc Cá Biệt

Công hiệu sự chết của Đấng Christ để chuộc tội được giới hạn cho một nhóm người cá biệt được gọi là nhóm người được chọn (55).

Sự Cứu Rỗi Bởi Quyền Tể Trị Của Chúa

Sự dạy dỗ cho rằng muốn được cứu, một người không những phải tin cậy Chúa Jesus làm Cứu Chúa, mà còn phải tin cậy Ngài làm Chúa của đời sống mình, đầu phục (hoặc ít nhất chịu sẵn lòng đầu phục) đời sống mình cho thẩm quyền tể trị tối thượng của Ngài (58).

Sự Mặc Khải Đặc Biệt

Sự điệp của Đức Chúa Trời trong những điều được hệ thống hóa trong Kinh Thánh như đã được truyền đạt qua nhiều phương tiện khác nhau (5).

Sự Mặc Khải Tổng Quát

Toàn bộ những điều Đức Chúa Trời đã bày tỏ trong thế giới quanh ta, kể cả con người (5).

Sự Nhận Làm Con Nuôi

Việc đặt tín đồ vào trong gia đình Đức Chúa Trời với tư cách người con thành niên (52).

Sự Phân Đôi (Thuyết Nhị Phân) (Dichotomy)

Con người được xem như là một thể thống nhất gồm hai phần của những thực thể vật chất và phi vật chất (32).

Sự Soi Dẫn

Đức Chúa Trời đã giám sát các trước giả Thánh Kinh (hay mang họ theo) để họ soạn thảo và ghi lại không sai lầm sứ điệp của Ngài cho nhân loại bằng từ ngữ trong những tác phẩm nguyên thủy của họ (12).

Sự Tái Sanh

Công việc của Đức Chúa Trời để ban sự sống mới cho người nào tin Ngài (56).

Sự Thánh Khiết

Đức Chúa Trời tách biệt khỏi mọi sự bất khiết và gian ác, và Ngài hoàn toàn thanh sạch, vì vậy khác biệt với mọi người khác (6).

Sự Tiến Hóa

Tiến trình của sự tổ chức và phát triển của mọi vật từ chỗ thấp hơn, đơn giản hơn, hay tệ hơn đến chỗ cao hơn, phức tạp hơn hay tốt hơn thông qua các phương tiện tự nhiên (29).

Sự Tiền Định

Việc hoạch định từ trước cõi thời gian của Đức Chúa Trời cho số phận của con cái Ngài, tức là người được chọn (54).

Sự Vĩnh Hằng Của Đức Chúa Trời

Sự hiện hữu bất tận của Đức Chúa Trời (6).

Sự Xưng Công Bình

Công bố một phán quyết có tính ủng hộ, tuyên bố là công bình (52).

Tấm Lòng

Phần phần trung tâm và ngai của đời sống cả thuộc thể và thuộc linh, bao gồm nếp sống tâm trí, đời sống tình cảm, đời sống ý chí, nếp sống thuộc linh (32).

Tà Thuyết Bán–Pelagius

Dạy rằng con người còn giữ lại được một phần quyền tự do nhờ đó có thể cùng cộng tác với ân điển của Đức Chúa Trời (36).

Tà Thuyết Pelagius (Pelagianism)

Con người được dựng nên trung tính – không tội lỗi mà cũng không thánh – có khả năng và ý chí để tự do chọn lựa hoặc phạm tội hoặc làm lành (36,68).

Tánh xác thịt

Bày tỏ những đặc trưng của đời sống chưa được cứu hoặc bởi người ấy chưa được cứu, hoặc bởi cớ dầu tin Chúa rồi nhưng đang sống như là người chưa được cứu (67).

Thần Học Hệ Thống

Sự liên kết dữ liệu của sự mặc khải trong Thánh Kinh như một tổng thể để phô bày cách hệ thống bức tranh toàn cảnh về sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời (1).

Thần Học Thánh Kinh

Luận giải có hệ thống về tiến triển sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời theo dòng lịch sử trong Kinh Thánh (1).

Thánh Lễ

Một nghi lễ hay một biểu tượng được Đức Chúa Trời chỉ định, được cử hành trong Hội Thánh (74).

Thế Gian

Là một hệ thống có tổ chức, do Satan đứng đầu và loại Đức Chúa Trời ra ngoài; hệ thống này là kẻ thù của Ngài (25).

Thờ Phượng

Sự phục vụ Chúa cách cá nhân, tập thể, ở nơi công cộng lẫn nơi riêng tư, và phát xuất từ động cơ tôn kính và đầu phục Ngài là Đấng hoàn toàn xứng đáng (75).

Thuyết Arius (Arianism)

Dạy rằng Đức Chúa Con được sanh ra bởi Đức Chúa Cha nên bởi đó đã có một khởi điểm (8,68).

Thuyết Arminianism

Dạy rằng Ađam đã được dựng nên là vô tội,chúng ta thừa hưởng sự ô nhiễm từ nơi ông, nhưng không thừa hưởng sự phạm tội hay bản tánh tội lỗi, và con người có khả năng để làm điều lành (36,57).

Thuyết của Barth

Hệ thống thần học do Karl Barth (1886-1968)dạy. Nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài cách tối thượng qua Lời Ngài, mà tối hậu là Đấng Christ, Kinh Thánh là dấu chỉ về Đấng Christ mà có thể mắc lỗi sai (11,36).

Thuyết Hậu Thiên Hy Niên

Nước thiên đàng nước Đức Chúa Trời hiện nay đang được mở rộng trong thế giới này qua sự rao giảng Phúc Âm và thế giới cuối cùng sẽ được Cơ đốc hóa trong thời kỳ một ngàn năm, và sau đó, Đấng Christ sẽ tái lâm (78)

Thuyết Linh Hồn Thọ Tạo

Một quan điểm về sự lưu truyền phương diện phi vật chất của con người, dạy rằng Đức Chúa Trời sáng tạo linh hồn tại thời điểm thụ thai hoặc ra đời và hiệp nhất tức thì linh hồn với thể xác (31).

Thuyết Linh Hồn Thừa Thọ

Quan điểm cho rằng phần phi vật chất của con người được lưu truyền cùng với thân thể qua những tiến trình sinh sản tự nhiên (31).

Thuyết Phân Làm Ba (Trichotomy - “Cắt Làm Ba Phần ”)

Xem con người hợp bởi ba phần là thân, hồn và linh (32).

Thuyết Phiếm Thần

Thượng đế là tâm trí hay linh hồn của vũ trụ vạn vật. Thần học tiến trình nói rằng hữu thể Thượng đế thâm nhập toàn cõi vũ trụ vạn vật, tuy nhiên không bị vũ trụ vạn vật choán hết (6).

Thuyết Sáng Tạo Tiệm Tiến

Cũng là một với thuyết tiến hóa ngưỡng (threshold evolution) (29)

Thuyết Socinianism

Phủ nhận thần tánh của Đấng Christ, sự tiền định, nguyên tội, và sự hình phạt thay thế (8,36).

Thuyết Tiến Hóa Hữu Thần

Đức Chúa Trời đã chỉ đạo, sử dụng và kiểm soát những tiến trình tiến hóa tự nhiên để “sáng tạo” thế giới và mọi sự ở trong đó (29).

Thuyết Tiến Hóa Ngưỡng

Đức Chúa Trời đã can thiệp để sáng tạo ở những bước chủ yếu của lịch sử, nhưng mặt khác đã cho phép các tiến trình tiến hóa tự nhiên suốt khoảng thời gian dài của các thời kỳ địa chất (29).

Thuyết Tiền Thiên Hy Niên

Sự hiện ra lần thứ nhì của Đấng Christ sẽ dẫn tiếp đến việc thiết lập vương quốc Ngài trên trần gian trong một ngàn năm (80).

Thuyết Vô Thiên Hy Niên

Quan điểm cho rằng sẽ không có Thiên Hy Niên trước khi tận thế, và dạy về sự phát triển song song của điều thiện và ác cho đến kỳ cuối cùng (79).

Tính Không Sai Lạc

Có nghĩa là Kinh Thánh nói ra những sự thật.Sự thật có thể, và thực sự, bao gồm những đánh giá phỏng chừng, những lời trích dẫn tự do, ngôn ngữ của hiện tượng, và những bản ký thuật khác nhau về cùng một sự kiện miễn không mâu thuẫn nhau (12).

Tính Không Thể Phạm Tội

Tình trạng không có khả năng phạm tội của Đức Chúa Jesus Christ (45).

Tính Đơn Nhất

Đức Chúa Trời không phải là một hữu thể gồm nhiều phần tổng hợp lại hoặc ghép lại với nhau (6).

Tính Thay Thế

Một người nào đó thế chỗ cho người khác (51).

Tính Toàn Năng Của Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời có mọi quyền năng; có thể làm bất cứ việc gì phù hợp với bản tánh của Ngài (6).

Tính Toàn Tại

Đức Chúa Trời hiện diện ở mọi nơi mọi lúc với toàn bộ bản thể của Ngài (6).

Tính Toàn Tri

Đức Chúa Trời biết mọi sự - cả những sự có trong thực tế lẫn những điều có thể xảy ra - biết cách vừa dễ dàng vừa rõ ràng (6).

Tình Yêu Thương Của Đức Chúa Trời

Việc Đức Chúa Trời đang tìm sự tốt lành nhất và vinh hiển cao cả nhất của những sự trọn vẹn Ngài (6).

Tội Lỗi

Tội lỗi là bất cứ sự tẻ tách nào khỏi các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời; trật mục tiêu (34).

Tự Hữu Tính (aesity) của Đức Chúa Trời

Sự tự tồn tại của Ngài (6).

Toledo, Hội Đồng Tôn Giáo

Vào năm 589, tuyên bố Đức Thánh Linh đã lưu xuất từ Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con (filioque) (8).

Vương quốc của Đavít/ vương quốc của Đấng Mêsia

Vương quốc Thiên Hy Niên trên trần gian này,do Đấng Mêsia cai trị (70).

Vương quốc phổ thông

Quyền cai trị của Đức Chúa Trời trên toàn thể thế giới này (70).

Vương Quốc Thuộc Linh

Vương quốc mà mọi tín hữu được đặt vào đó trong Thời Đại Hội Thánh (70).

Vương Quốc, Hình Thức Huyền Nhiệm

Cơ đốc giáo giới trong khoảng thời gian giữa sự hiện đến lần thứ nhất và thứ nhì của Đấng Christ (70).

Yahweh

Đức Chúa Trời sống động, tự hữu (7)."