“Tất cả anh em hãy đồng tâm chí, cảm thông, yêu mến lẫn nhau, có lòng nhân từ và tâm tình khiêm nhu.” 1Phi-e-rơ 3:8

Bạn sẽ không bao giờ sống hòa thuận với vợ/chồng, bạn bè hoặc bất kỳ ai khác nếu không có sự đồng cảm. Bạn không thể ở trong một đội ngũ mà không biết chuyện gì đang xảy ra với đồng đội mình. Đó là lý do tại sao khi người ta cùng làm trong một văn phòng, họ có thể làm việc chung, nhưng họ không phải là cùng trong một đội ngũ trừ khi họ biết điều gì đang xảy ra trong đời sống nhau.

Sự đồng cảm rất quan trọng vì nó đáp ứng hai nhu cầu sâu thẳm nhất của chúng ta: nhu cầu cơ bản của việc được thấu hiểu và nhu cầu sâu sắc của việc cảm xúc của mình được xác nhận.

Vậy làm thế nào để bạn trở thành một người đồng cảm?

Chậm lại

Vì nền văn hóa của chúng ta dạy chúng ta phải nhanh lẹ nên nó dẫn đến việc chúng ta chỉ lướt qua các mối quan hệ. Điều đó có nghĩa là bạn đang đạt đến những đỉnh cao và bỏ lỡ mất tất cả các chi tiết trong đời sống của những người mà bạn quan tâm nhiều nhất. Gia-cơ 1:19 chép rằng, “Anh em phải mau nghe, chậm nói, và chậm giận.”

Đặt câu hỏi

Châm Ngôn 20:5 nói rằng, “Ý định trong lòng người như nước ở giếng sâu; Nhưng người thông sáng biết cách nào để múc nó lên.” Hầu hết mọi người đều giữ cảm xúc của họ trong lòng và không tự động chia sẻ ra việc họ hiện đang như thế nào. “Tôi cũng ổn” là câu trả lời theo quy cách, nhưng điều đó không thực sự cho bạn biết được cảm giác của họ ra sao.

Nếu bạn hỏi rằng, "Lúc này bạn như thế nào?" và người khác trả lời rằng, “Tôi vẫn ổn”, đây là cách bạn có thể biết dược nhiều hơn: Học cách hỏi hai lần. Ngưng lại và nói rằng, "Không, bạn đang thực sự như thế nào?"

Một cách khác là học cách nấn ná, nán lại. Điều đó có nghĩa là đừng sợ sự im lặng. Vào đúng thời điểm, đặt câu hỏi và đừng vội nói ngay đến điểm mình muốn nói. Chỉ cần lắng nghe và học biết.

Thể hiện cảm xúc

Kinh Thánh chép trong Rô-ma 12:15 rằng, “Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc.” Sự đồng cảm không chỉ nói rằng, "Tôi rất lấy làm tiếc vì bạn đang bị đau đớn." Nó nói rằng, "Tôi cùng đau với bạn." Bạn sẵn sàng cùng khóc với họ, và bạn sẵn sàng chung vui cùng họ.

Chỉ có một cách duy nhất để bạn trở nên đồng cảm như vậy: Giữ mối tương giao với Chúa. Điều đó có nghĩa là hãy bắt đầu một ngày của bạn bằng giờ tĩnh nguyện, thưa chuyện với Chúa trong ngày qua lời cầu nguyện, đồng thời khích lệ và được khích lệ bởi nhóm nhỏ và những người bạn trong Chúa.

“Tất cả anh em hãy đồng tâm chí, cảm thông, yêu mến lẫn nhau, có lòng nhân từ và tâm tình khiêm nhu.” 1Phi-e-rơ 3:8

CÂU HỎI SUY NGẪM & ÁP DỤNG

1.    Một người biết lắng nghe có những đặc tính nào?

2.    Bạn trả lời như thế nào khi có người hỏi rằng, "Lúc này bạn ra sao?"

3.    Vì sao bạn nghĩ rằng người ta lại sợ cái im lặng trong một mối quan hệ?

 

 


WHY EMPATHY IS ESSENTIAL FOR STRONG RELATIONSHIPS?

BY RICK WARREN —

“All of you, be like-minded, be sympathetic, love one another, be compassionate and humble.”  1 Peter 3:8 (NIV)

You’re never going to live in harmony with your spouse, your friends, or anybody else without empathy. You can’t have a team without being aware of what’s happening with your teammates. That’s why when people work together in an office, they may do work together, but they’re not a team unless they know what’s going on in each other’s lives.

Empathy is so important because it meets two of our deepest needs: the fundamental need to be understood and a deep need to have our feelings validated.

So how do you become an empathetic person?

Slow down.

Because our culture teaches us to move fast, we end up relationally skimming. That means you’re hitting the high points and missing all kinds of details in the lives of people you care about most. James 1:19 says, “You must all be quick to listen, slow to speak, and slow to get angry” (NLT).

Ask questions.

Proverbs 20:5 says, “A person’s thoughts are like water in a deep well, but someone with insight can draw them out” (GNT). Most people hold their emotions pretty close, and they don’t automatically share how they’re doing. “I’m fine” is the standard answer, but that doesn’t really tell you how they feel.

If you ask, ”How are you doing?” and the other person says, “I’m fine,” here’s how you draw out a more telling response: Learn to ask the question twice. Pause and say, “No, how are you really doing?” 

The other thing you do is learn to linger. That means don’t be afraid of silence. Be in the moment, ask the question, and don’t immediately go into your agenda. Just listen and learn.

 

Show emotions.

The Bible says in Romans 12:15, “Rejoice with those who rejoice, and weep with those who weep” (NASB). Empathy is more than saying, “I’m sorry you hurt.” It’s saying, “I hurt with you.” You’re willing to cry with them, and you’re willing to rejoice with them.

There’s only one way you’re going to be that empathetic: Stay in communion with God. That means start your day with a quiet time, talk to God in prayer throughout your day, and encourage and be encouraged by your small group and Christian friends.

“All of you, be like-minded, be sympathetic, love one another, be compassionate and humble” (1 Peter 3:8 NIV).

Talk It Over

  • What are the characteristics of a good listener?
  • How do you respond when people ask, “How are you?”
  • Why do you think people are so afraid of silence in a relationship?