Tinh Nguyen Ms Rick Warren small

 

Mỗi cuộc khủng hoảng là một cơ hội cho người lãnh đạo.

Là một mục sư, lúc nào bạn cũng phải chăm sóc con cái Chúa trong cơ khủng hoảng. Đó có thể là một cơn khủng hoảng về sức khỏe, về mối quan hệ hay nghề nghiệp. Đó thậm chí có thể là một cơn khủng hoảng do một thiên tai gây ra như lốc xoáy, bão, động đất hay lũ lụt. Trong những tình huống như vậy, con cái Chúa thường tìm đến bạn trước.

Bạn nên làm gì khi điều đó xảy ra?

Hãy bắt đầu bằng sự cầu nguyện. Xin đừng xem đó là giải pháp cuối cùng, sau khi đã thử hết mọi cách. Dù có rất nhiều điều bạn có thể thực hiện khi chăm sóc con cái Chúa trong một cuộc khủng hoảng nhưng xin hãy luôn cầu nguyện trước.

Đa-ni-ên là một hình mẫu vĩ đại cho chúng ta về một người cầu nguyện trong cơn khủng hoảng. Gần cuối cuộc đời mình, 70 năm sau khi ông và các bạn bị lưu đày sang Babylon, Đa-ni-ên đối diện với một cơn khủng hoảng niềm tin. Đa-ni-ên muốn về quê hương trước khi ông qua đời. Ông biết tiên tri Giê-rê-mi đã hứa rằng dân Y-sơ-ra-ên sẽ trở về quê hương sau 70 năm – và kỳ hạn đó đã sắp hết. Vì thế Đa-ni-ên cầu nguyện.

Lời cầu nguyện của ông là một gương mẫu tuyệt vời cho những người đang lâm vào khủng hoảng. Dưới đây là cách ông cầu nguyện:

Đa-ni-ên lắng nghe tiếng Chúa.

Bạn lắng nghe tiếng Chúa bằng cách nào? Bạn học Lời Ngài. Đó là điều Đa-ni-ên đã làm. Đầu chương 9, ta thấy ông đọc lời hứa của Đức Chúa Trời từ Giê-rê-mi về việc sẽ đưa dân Y-sơ-ra-ên trở lại Giê-ru-sa-lem.

Khi dân sự của chúng ta đang gặp khủng hoảng, chúng ta phải giúp họ tập trung vào những lời hứa của Đức Chúa Trời. Ngài ban cho chúng ta hàng ngàn hàng vạn lời hứa trong Kinh Thánh. Những lời hứa này chính là cơ sở vững chắc cho chúng ta cầu nguyện trong một cơn khủng hoảng.

Đa-ni-ên tập trung chú ý vào Chúa.

Ông thực sự làm điều đó. Đa-ni-ên 9:3 chép, “Tôi hướng mặt về Chúa là Đức Chúa Trời mà tìm kiếm.” Một trong những lý do khủng hoảng gây ra cho chúng ta quá nhiều nỗi đau là vì chúng ta thường không nhìn lên Chúa giữa lúc nguy khốn. Chúng ta thực sự cần tập trung vào Chúa trong những lúc khó khăn.

Khi bạn tìm đến gia đình, bạn bè, bạn đang tập trung vào họ. Trong mối liên hệ với Chúa cũng vậy. Nhiều người hướng về Chúa bằng cách cúi đầu, chắp tay lại. Cá nhân tôi thích nhìn lên mỗi khi cầu nguyện vì điều đó giúp tôi tập trung vào Chúa.

Khi một cơn khủng hoảng xảy ra, xin hãy dạy cho dân sự Chúa cách tập trung vào Ngài – chứ không phải hoàn cảnh của họ - và tập trung vào những gì Chúa đang làm trong đời sống họ.

Đa-ni-ên bày tỏ lòng mong ước của ông bằng cảm xúc.

Kinh Thánh cho biết Đa-ni-ên không chỉ trình dâng lời cầu xin của ông lên Chúa. Ông “khấn nguyện, nài xin Ngài.” Cảm xúc mạnh mẽ và mãnh liệt của bạn thường cho thấy tầm quan trọng của một điều nào đó đối với bạn. Hãy cho Chúa thấy lời cầu xin của bạn không chỉ là một sở thích nhất thời mà là một khát khao mạnh mẽ trong bạn.

Chữ tiếng Hê-bơ-rơ Đa-ni-ên dùng để mô tả lời cầu khẩn của ông có nghĩa là “nài xin.” Đa-ni-ên không chỉ xin Chúa cho ông trở về Giê-ru-sa-lem mà ông đang nài xin Ngài. Hãy cho con cái Chúa trong hội thánh biết rằng bày tỏ hoàn toàn chính mình trước mặt Chúa trong một cơn khủng hoảng là điều hoàn toàn bình thường. Khi một người cảm thấy không thích cầu nguyện, ấy là vì họ không cầu nguyện bằng cảm xúc. Hãy khích lệ dân sự Chúa cầu nguyện bằng cảm xúc.

Đa-ni-ên bày tỏ sự nghiêm túc.

Đầu tiên, ông kiêng ăn. Phần lớn những người trong hội thánh đều quen thuộc với kỷ luật thuộc linh này. Rồi Đa-ni-ên quấn vải sô và rắc tro lên đầu. Ngày hôm nay không ai làm thế cả, nhưng hàng trăm năm trước tại Trung Đông, đây là một hành động bày tỏ sự nghiêm túc.

Chúa Giê-xu đã phán rằng một số phép lạ chỉ có thể xảy ra nhờ kiêng ăn cầu nguyện chứ không chỉ cầu nguyện không. Kiêng ăn cho thấy sự nghiêm túc của một người liên quan đến lời khẩn cầu của người đó. Bạn thấy tầm quan trọng của điều này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong Kinh Thánh. Trong một cơn khủng hoảng, chúng ta cần giúp con cái Chúa thể hiện sự nghiêm túc của họ trước mặt Chúa.

Đa-ni-ên cảm tạ Chúa vì tình yêu và những lời hứa của Ngài.

Kinh Thánh cho biết khi bạn dâng những lời cầu xin của mình lên cho Chúa, hãy dùng sự cảm tạ mà cầu xin. Đa-ni-ên cầu nguyện rằng, ““Lạy Chúa là Đức Chúa Trời cao cả và đáng kính sợ, Đấng giữ giao ước và tình thương đối với những ai yêu mến Ngài và tuân giữ điều răn Ngài” (Đa-ni-ên 9:4). Đa-ni-ên thưa với Chúa rằng ông rất biết ơn Ngài và ông nhận biết Ngài là Đấng thành tín thực hiện những lời Ngài đã hứa.

Khi giúp con cái Chúa vượt qua một cơn khủng hoảng, chúng ta cần khích lệ họ bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Chúa Trời. Đây là khía cạnh rất dễ quên trong sự cầu nguyện nhưng lại là điều rất quan trọng vì chính Đức Chúa Trời là Đấng kêu gọi chúng ta trở thành những con người đầy lòng biết ơn – đây là điều chúng ta thấy qua cuộc đời của Đa-ni-ên. Lòng biết ơn giúp chúng ta nhìn thấy xa hơn nan đề của bản thân mình.

Đa-ni-ên khiêm nhường xưng nhận tội lỗi của ông.

Đức Chúa Trời không muốn nghe những lời phàn nàn kiêu ngạo mà muốn lắng nghe những lời xưng tội khiêm nhường. Ngài không bao giờ phản ứng với lời xưng tội bằng hình phạt. Trái lại, Ngài ban phước cho chúng ta khi chúng ta thành thật về tội lỗi mình.

“Chúng con đã phạm tội, làm điều sai quấy, ăn ở gian ác; chúng con đã phản loạn, quay lưng lại với điều răn và luật lệ Ngài” (Đa-ni-ên 9:5).

Đa-ni-ên không chỉ xưng tội chung chung. Ông đề cập cụ thể đến những điều sai trái dân Y-sơ-ra-ên đã làm. Ông biết rằng Chúa giúp đỡ chỉ vì ân điển Ngài chứ không phải vì dân sự xứng đáng được Ngài giúp.

Bạn và tín đồ trong hội thánh bạn sẽ đối mặt với đủ thứ khủng hoảng. Là một mục sư, một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm là giúp họ cầu nguyện trong suốt thời gian khủng hoảng ấy.

 


Making Prayer a Priority in a Crisis

By Pastor Rick Warren

Every crisis is a leadership opportunity.

As a pastor, you minister to people in crisis all the time. It could be a health, relational, or professional crisis. It could even be a crisis born out of a natural disaster, such as a tornado, hurricane, earthquake, or flood. In these situations, people will often turn to you first.

What should you do when they come your way?

Start with prayer. Don’t use it as a last resort, after you’ve done everything else. Even though there are a variety of actions you should take when ministering to people in a crisis, always pray first.

Daniel is a great model for how to pray during a time of crisis. Near the end of his life, 70 years after he and his friends were exiled into captivity in Babylon, Daniel faced a crisis of confidence. Daniel wanted to go home before he died. He knew the prophet Jeremiah had promised that the Israelites would return home after 70 years—and that time period was finally coming to an end. So Daniel prayed.

His prayer is a great model for believers who find themselves in a period of crisis. Here is how Daniel prayed:

Daniel listened to God.

How do you listen to God? You study his Word. That’s what Daniel did. At the beginning of chapter 9, he is reading God’s promise from Jeremiah to bring back the Israelites to Jerusalem.

When our people are in a crisis, we must help them focus on God’s promises. God gives us thousands and thousands of promises in the Bible. These promises provide a great foundation for prayer during a crisis.

Daniel focused his attention on God.

Daniel did this physically. Daniel 9:3 says, “I turned to the Lord” (NLT). One of the reasons a crisis causes us so much pain is we often take our eyes off God in the middle of it. Instead, we desperately need to focus on God during difficult times.

When you turn toward your family and friends, you focus your attention on them. The same is true in your relationship with God. Many people do this by bowing their heads and folding their hands. Personally, I like to look up when I pray because it helps me focus on God.

During a crisis, teach people how to focus on God—not their circumstances—and on what he is doing in their lives.

Daniel expressed his desires with emotion.

The Bible says that Daniel did more than just make his requests known to God. Daniel “pleaded with him.” Your passion and intensity often reveal how much something matters to you. Show God that your request is more than just a whim, that it’s a strong desire on your part.

The Hebrew word Daniel uses to describe his pleading means “begging.” Daniel wasn’t just asking God to let him go back to Jerusalem. He was begging. Teach your people that it’s okay to fully express themselves to God while in a crisis. When a person doesn’t feel like praying, it’s because they aren’t praying their feelings. Encourage your people to pray with emotion.

Daniel demonstrated his seriousness.

First, he fasted. Most of our congregations are familiar with this spiritual discipline. Then Daniel prayed wearing sackcloth and ashes. No one does this today, but for hundreds of years in the Middle East, this practice showed a person’s seriousness.

Jesus said some miracles can only happen through prayer and fasting, not by prayer alone. Fasting showed how serious a person was about the request. You see the importance of this over and over in the Bible. During a crisis, we need to help people demonstrate their seriousness before God.

Daniel thanked God for his love and promises.

The Bible says that when you give your requests to God, ask with thanksgiving. Daniel prayed: “Lord, you are great and deserve respect as the only God. You keep your promise and show mercy to those who love you and obey your commandments” (Daniel 9:4 GW). Daniel told God he was grateful for him, and he recognized the Lord’s faithfulness to fulfill his promises.

As we help people through a crisis, we need to encourage them to express their gratitude to God. It’s easy to forget this aspect of prayer, but it’s important because it’s God calls us to be grateful people—this is what we see illustrated in Daniel’s life. Thankfulness helps us see beyond our problems.

Daniel humbly confessed his sin.

God doesn’t want to hear prideful complaining, but he does listen to humble confessing. God never responds to our confession of sin with punishment. Instead, he blesses us when we’re honest about our sin.

“We have sinned, done wrong, acted wickedly, rebelled, and turned away from your commandments and laws” (Daniel 9:5 GW).

Daniel didn’t just give a general confession. He specifically mentioned what the people of Israel had done wrong. He knew that God’s help would only come because of his grace—not because the people deserved it.

You and the people you lead will face all kinds of crises. As a pastor, one of the most important things you can do is help them to pray during this time.