0002

I Cô-rinh-tô 15:56

Tối nay tôi không muốn chúng ta nghiên cứu sâu về Kinh Thánh. Tôi chỉ muốn chúng ta cùng học với nhau một vài điều thực tiễn về Phương Cách để Tự Thúc Đẩy Bản Thân trong Chức Vụ. Cụ thể, tôi sẽ cởi mở chia sẻ với các bạn cách tôi tự thúc đẩy bản thân trong chức vụ. Nhiều người hỏi tôi về việc này lắm, tôi không tìm cách thúc đẩy người khác mà chỉ tìm cách tự thúc đẩy bản thân. Nếu tôi nhiệt tình, lòng nhiệt tình đó sẽ “lây” cho người khác. Đối với bất kỳ lãnh vực nào trong chức vụ cũng vậy. Dù bạn là thành viên nhóm Care Caller hay Life Networker hay Salt and Light, dù bạn là giáo viên trường Chúa Nhật hay trưởng nhóm nhỏ - bất cứ lĩnh vực nào. Bổn phận của bạn không nhất thiết phải là thúc đẩy người khác. Nhưng nếu bạn nhiệt tình, người ta sẽ “nhiễm” sự nhiệt tình đó của bạn. Họ sẽ nắm bắt được khải tượng của bạn.

I Cô-rinh-tô 15:58, “Hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.” Xin khoanh tròn chữ “dư dật.” Tôi phải thừa nhận rằng trong đời sống có những lúc tôi không hầu việc Chúa cách dư dật. Nhưng mục tiêu là mỗi lần các bạn hướng dẫn học Kinh Thánh, mỗi lần các bạn tham gia vào lĩnh vực mục vụ của mình, bất kể đó là gì, các bạn tận lực với công việc đó, dù đó là việc dẫn chỗ, tiếp tân, phục vụ trong một “bàn tiệc” nào đó vào mỗi sáng Chúa Nhật – hãy hầu việc Chúa cách dư dật vì biết rằng công khó của bạn trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu. Trong bản Good News, câu này chép, “Vì biết rằng không một điều gì anh em làm cho Chúa lại vô giá trị cả đâu.” Chúa Giê-xu phán, “Nếu các con cho người khác một chén nước lã vì danh Ta, các con sẽ chẳng thiệt đâu.” Vì thế, khi chúng ta viết thông báo, việc đó có giá trị. Khi chúng ta đếm tiền dâng, việc đó cũng có giá trị. Khi sắp xếp thẻ Hoan Nghênh, việc đó cũng quan trọng. Dù là gì, không có sự hầu việc Chúa nào là không có giá trị. Hãy nghĩ đến một nhiệm vụ bạn phải làm trong tuần này hay là vài tuần tới đây trước khi tôi đưa ra những gợi ý sau. Điều đó sẽ giúp ích cho bạn.

Vì các bạn là MUỐI, tất cả chúng ta đều có những nhiệm vụ khác nhau để thực hiện trong tuần tới hay là vài tuần tới đây. Có thể đó là việc chuẩn bị bài học Trường Chúa Nhật, gọi điện cho vài người, kêu gọi người tham gia nhóm nhỏ của bạn, tổng duyệt phần âm nhạc cho buổi nhóm Chúa Nhật, chuẩn bị cho một lớp học hay bất cứ điều gì, các bạn đều có một nhiệm vụ cần làm. Bạn biết đó là việc tốt và biết rằng mình sẽ vui khi hoàn thành công việc và những người khác trông cậy vào bạn, nhưng có khi nào bạn thấy khó lòng giữ được nhiệt tình trong công việc ấy không? “Mình biết mình phải nhấc điện thoại lên gọi cho mọi người trong nhóm, nhưng sao mình thấy chẳng có hứng thú gì cả?” Tối nay, tôi muốn chia sẻ mười tám đề xuất về phương cách tôi dùng để tự thúc đẩy chính mình. Trung bình mỗi tuần tôi phải chuẩn bị hai đến ba bài trình bày mới – các bài giảng, bài học Kinh Thánh, bài nói chuyện, Khích Lệ Người Lãnh Đạo, nói chuyện trên các diễn đàn khác nữa. Hai đến ba bài thuyết trình mới. Tôi làm việc đó 48 tuần một năm suốt cả cuộc đời mình. Nghĩ đến điều đó thôi cũng đủ khiến tôi rùng mình. Tôi không đủ sức sáng tạo đến như vậy. Và thưa các bạn, quả là một gánh nặng thực sự khi phải nghĩ ra những điều vừa tươi mới, vừa mạnh mẽ vừa thực tiễn vừa hài hước vừa hữu dụng đối với đời sống mọi người! Thật lòng mà nói, nhiều khi tôi thà xem the Rams còn hơn. Tôi xin chia sẻ với quý vị cách tôi tự thúc đẩy chính mình. Không có gì phức tạp cả. Đây chỉ là kinh nghiệm của riêng tôi. Mười tám điều tôi dùng để tự động viên chính mình.

1.      GHI KẾ HOẠCH RA GIẤY

Đó là điều đầu tiên bạn phải làm. Ghi ra điều bạn phải hoàn thành. Hãy định hình nó. Dawson Trotman đã nói, “Những tư tưởng tự nhiên sẽ trở nên mạch lạc khi được truyền tải qua môi miệng và những ngón tay.” Nếu tôi có thể nói ra và ghi xuống những ý tưởng của mình, nó sẽ trở nên rõ ràng. Nếu không ghi ra được, ý tưởng ấy còn mơ hồ. Nhiều người trong chúng ta cứ ôm mối lo hão rằng không biết mình có làm được không. Rất nhiều lần, chính việc ghi ra đem lại niềm tin và thư thả cho tâm trí, giúp bạn tập trung.

2.      CHIA NHỮNG NHIỆM VỤ LỚN THÀNH CÁC BƯỚC NHỎ VỪA ĐỦ ĐỂ KHÔNG THỂ VIỆN CỚ CHO THÁI ĐỘ CHẦN CHỪ.

Khi biết sắp tới có việc phải làm, chẳng hạn, tôi biết ngày 18 tháng 11 này chúng ta sẽ có buổi dâng hiến quan trọng cho việc xây dựng. Tôi đã ghi ra các bước cụ thể cần thực hiện từ bây giờ cho đến khi hoàn thành việc đó. Hãy ghi ra. Khi tôi soạn một bài giảng, tôi nghĩ trong bụng, “Mình phải làm gì? Mình phải tìm những câu Kinh Thánh, nghiên cứu chúng, tìm ví dụ minh họa, suy ngẫm thật kỹ những câu trích, sắp xếp cách trình bày.” Hãy suy nghĩ kỹ tất cả các bước. Những bài giảng không tự động sắp xếp theo trình tự đâu. Bạn phải làm theo một trình tự hợp lý. Khi thành lập hội thánh này: để thành lập một hội thánh, bạn phải làm gì? Tôi chưa từng làm thế trước đây. Tôi làm một xấp thẻ cao chừng một inch và bắt đầu ghi ra những việc cần làm. “Mình cần thuê một cơ sở,” tôi ghi điều đó lên một tấm thẻ. “Mình cần trang bị phòng dành cho trẻ em,” tôi ghi lên một tấm thẻ khác. “Mình cần in thông báo.” “Mình cần mua tấm bảng thông báo.” “Mình cần một vài trang thiết bị.” Mình cần một ít dụng cụ học sinh.” “Trước đó, mình cần một cái logo.” “Mình phải làm hợp đồng với trường trung học.” “Mình phải kiếm vài hộp đựng tiền dâng” …soạn một bài giảng … viết vài bản nhạc …Tìm một ai đó chỉ huy ban nhạc … thuê một vài người chăm trẻ.” Rất nhanh, tôi có một “xấp” những việc cần làm. Tiếp đến, tôi đặt tất cả lên bàn, sắp xếp lại theo thứ tự. Việc nào cần làm trước? Có khoảng một trăm tấm thẻ ghi toàn bộ những việc tôi phải làm để thành lập một hội thánh. Sau đó, tôi quay lại và ghi ngày tháng vào từng tấm thẻ. Tôi lui lại. Chúng ta thành lập vào Chúa Nhật Phục Sinh ngày 5 tháng 4 năm 1980. Trên tấm thẻ ghi, “Giảng luận,” tôi đề “ngày 5 tháng 4.”  Rồi tôi phải lùi lại từ lúc chuẩn bị bài giảng. Sẽ dùng loạt bài nào? Lùi lại cho đến khi tôi phát hiện ra rằng tôi thực sự cần ở đây từ bốn tháng trước. Thường thì các bạn sẽ nhận ra điều đó. Khi ấy, tôi dán chúng lên một tấm áp phích lớn. Sau đó, tôi viết lại chúng và làm biểu đồ lượng giá. Tôi làm một biểu đồ cho thấy đây là những việc tôi sẽ thực hiện. Tôi chia nó thành từng bước chắc chắn. Làm thế nào để ăn thịt một con voi? Cắn mỗi lần một miếng. Làm thế nào để thành lập một hội thánh? Từng bước một. Hãy chia nhỏ nhiệm vụ.

3.       XÁC ĐỊNH CÁCH TÔI MUỐN BẮT ĐẦU

Hãy tự hỏi việc gì cần làm trước. Giả sử bạn là một mục sư không chuyên và bạn nghĩ, “Mình thực sự cần phải liên lạc với mọi người trong nhóm. Mình cần gọi cho họ.” Hãy chia việc đó thành các bước nhỏ: Lập danh sách tất cả những người tôi cần gọi để mời vào nhóm nhỏ. Xin số điện thoại của họ. Nhấc điện thoại lên. Hãy chia thành các bước nhỏ.

4.      LẬP BẢNG KIỂM TRA ĐÁNH DẤU ĐỂ KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ

Ý tôi muốn nói ở đây là đặt ra một số hạn chót, ghi ngày tháng cho từng nhiệm vụ.

5.      NHẬN BIẾT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “KHÔNG THỂ” VÀ “KHÔNG MUỐN.”

Hãy thành thật với bản thân. “Tôi không làm được” – Được, bạn làm được. Chỉ cần thành thật thừa nhận: bạn không muốn làm. Đôi khi bạn phải nghiêm khắc với bản thân. Robert Schuller không phải người đầu tiên nói rằng, “Không có thành công nào đạt được một cách dễ dàng.” Mà là Ben Franklin, trong quyển Poor Richard’s Almanac. Không có sự thành công nào đạt được một cách dễ dàng. Cần nhiều thời gian, nỗ lực, và đôi khi bạn phải ép bản thân mình rằng, “Mình phải làm việc này dù có muốn hay không.” Hầu hết những người thành công trên thế giới, hầu hết những thành tựu đạt được trên thế giới đều được thực hiện bởi những người không thích việc họ đang làm. Bí quyết thành công chỉ gói gọn trong một câu: Những người thành công đã phát triển thói quen làm những việc mà những người thất bại không thích làm. Vì chúng ta đang sống trong một xã hội vô cùng đề cao cảm xúc, bảo rằng, “Sống cho thoải mái.”

6.      TỰ NHẮC NHỞ CHÍNH MÌNH VỀ NHỮNG LỢI ÍCH CÓ ĐƯỢC NHỜ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Tự củng cố bản thân. Rất nhiều lần tôi tự làm như vậy khi chuẩn bị một sứ điệp. Tôi đã trải qua một tuần thật dài và khó khăn, tâm trí tôi không tập trung và tôi tự nhắc nhở chính mình, “Mình sẽ cảm thấy thế nào khi hoàn thành việc này?...Mình sẽ cảm thấy thế nào? Làm xong rồi mình sẽ được gì? Kết quả là gì? Phần thưởng là gì? Chúa Giê-xu đã làm như vậy. Trong Hê-bơ-rơ, Thánh Kinh cho biết Chúa Giê-xu chịu đựng thập tự giá vì Ngài trông đợi niềm vui nhận được sau đó. Ngài nhìn ra xa hơn thập tự giá để thấy kết quả của nó. Nhiều lần, đa phần những gì chúng ta làm trong chức vụ khá là trần tục. Chẳng có gì ly kỳ trong đó. Chẳng có gì ly kỳ trong việc chuẩn bị và dọn dẹp sân khấu. Nhưng bạn làm việc đó vì kết quả nhận được.

7.      TÔI SẼ THỰC HIỆN MỘT PHẦN NHỎ CỦA NHIỆM VỤ ẤY NGAY BÂY GIỜ

Nói cách khác, hãy bắt tay vào việc. Hãy bắt tay vào làm một phần nhỏ của nhiệm vụ. Đừng dừng lại. Tôi luôn tự chơi với chính mình một trò chơi tôi gọi là Trò Chơi Năm Phút. Khi có một chủ đề hay một nhiệm vụ quan trọng cần làm, tôi tự nhủ, “Mình không muốn làm việc này nhưng sẽ thử làm trong năm phút.” Tôi bắt tay vào việc và rồi cứ thế thực hiện, việc đó chẳng đáng sợ đến vậy. Một khi tên lửa đã phóng thì chuyện còn lại sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bao nhiêu dự án các bạn đang để trong nhà rồi một ngày kia, bạn lôi ra làm và tự nhủ, “Sao mình lại đợi đến 6 tháng mới bắt đầu làm việc này? Chỉ tốn nhiều nhất có 25 phút thế mà mình cứ 'ngâm dấm’ nó ở đó.” Hãy thực hiện nó chừng năm phút. Tôi đã viết ba quyển sách. Những quyển sách rất khó viết. Tôi tự nhủ, “Mình sẽ làm chừng năm phút thôi.” Mỗi khi viết một quyển sách, tôi thường ngồi xuống và lấy một tập giấy trắng, nhét vào máy đánh chữ, xoay nó và viết, “Quyển sách mới của tôi, tác giả Rick Warren,” lấy tờ giấy ra và đặt xuống. Đôi khi tôi chỉ làm có vậy. Tôi đứng lên đi nhưng tôi đã bắt đầu viết rồi. Hãy làm từng chút và bắt tay vào làm chừng năm phút thôi.

8.      HÃY LẠC QUAN

Tôi nhận thấy đây là một điều vô cùng quan trọng để hoàn thành phần lớn các hoạt động, dự án và chương trình. Lạc quan tạo ra năng lượng. Người nói, “Tôi có thể” và người nói, “Tôi không thể,” đều đúng về bản thân mình. Không biết bao nhiều lần tôi đến hội thánh – các mục sư cũng có lúc vô cùng mệt mỏi. Không phải lúc nào các mục sư cũng có những ngày thực sự tốt lành. Tôi đến hội thánh với tâm trạng, “Mình không thể vượt qua nổi chuyện này.” Nhưng tôi vẫn bước vào và tự nhủ, “Chuyện này dễ ợt! Trong Đấng Christ. Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban năng lực cho tôi. …Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va chắc sẽ được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng, chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi.”

Sự lạc quan. Hãy tự nhủ bản thân, “Mình có thể làm được.” Hãy dùng Phi-líp 4:13 để tự nhắc nhở bản thân.

9.      THIẾT LẬP MỘT MÔI TRƯỜNG ĐỂ HOẠT ĐỘNG

Đối với một số các bạn là những người phải làm công tác chuẩn bị mỗi tuần cho chức vụ của mình, chẳng hạn như bạn là một giáo viên Trường Chúa Nhật và phải chuẩn bị bài học, hay những người khác có nhiệm vụ chuẩn bị mỗi tuần, bạn cần tạo khu vực nghiên cứu ngay trong nhà, nơi bạn để các công cụ hỗ trợ. Bạn không thể chỉ cố gắng ngồi lại ngay bàn ăn. Bạn cần một môi trường, nơi bạn có thể tập trung vào công việc sắp tới. Tôi có nơi nghiên cứu cả ở nhà lẫn ở nhà thờ. Kay, vợ tôi cũng có chỗ nghiên cứu riêng của bà ấy, nên chúng tôi không phải tranh giành nữa. Chúng tôi có hai cái bàn làm việc kê trong cùng một phòng. Tôi dọn sạch mọi thứ khác trên bàn vì không muốn bị phân tâm. Một số các bạn có bàn làm việc và dùng bàn của mình như một cái tủ hồ sơ vì “Tôi sợ quên.” Đó là vấn đề. Các bạn không quên. Các bạn ngồi xuống để chuẩn bị tĩnh nguyện thì bất ngờ nhìn thấy gì đó và nghĩ, “Mình phải gọi mấy cuộc…Mình phải thực hành công thức đó … Mình phải làm xong việc kia…” Bạn bị phân tâm. Thành công đến từ chỗ tập trung vào từng việc một. Tập trung. Hãy dọn sạch bàn làm việc của bạn. Không thấy thì sẽ không nhớ. Bạn bảo, “tôi sợ quên.” Vậy việc bạn cần làm là lập bản danh sách những việc Cần Làm và mỗi lần chỉ nhìn một việc mà thôi. Nhưng hãy cất hết hồ sơ, làm một cuốn sổ tay – ghi những việc bạn cần làm mỗi ngày. Mỗi ngày bạn lôi nó ra nhìn qua rồi cất vào lại. Các bạn không dùng bàn làm việc của mình làm tủ đựng hồ sơ. Nó sẽ khiến bạn mất tập trung và không thể tập trung vào nhiệm vụ sắp tới.

10.  TRÁNH XA NHỮNG NƠI HAY NHỮNG TÌNH HUỐNG CÓ THỂ CÁM DỖ TÔI XAO LÃNG VIỆC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ.

Việc này tùy mỗi người. Như ở nhà tôi, chỗ gây xao lãng thực sự là chiếc bàn ăn trong bếp vì trên chiếc bàn đó có tờ báo. Vì khi ngồi trên chiếc bàn đó, tôi có thể nhìn ra cửa sổ và thấy toàn bộ Laguna Niguel. Một cảnh quan rất đẹp. Tôi đang có công trình nghiên cứu ở nhà. Tôi dành khoảng 16 tiếng nghiên cứu mỗi khi soạn một bài giảng. Tôi dành 30-35 giờ mỗi tuần chỉ để nghiên cứu. Sau mỗi hai hay ba tiếng tôi cần thư giản một chút. Nếu có ra ngoài, tôi sẽ không đi vào nhà bếp vì ở đó có thức ăn, khung cảnh và tạp chí. Nếu tình cờ tôi vào đó, đó là một sự cám dỗ rất lớn. Hãy tìm hiểu để tránh những nơi hoặc những tình huống khiến bạn xao lãng. Đó là lý do tôi không soạn bài ở văn phòng. Các bức tường ở đó khá mỏng và tôi có thể nghe thấy mọi người đang vui vẻ bên ngoài còn tôi giống như con thú bị nhốt. Tôi muốn vui chơi! Tôi không muốn ngồi đây soạn bài. Tôi muốn ra ngoài chơi với mọi người. Vì vậy, tôi phải soạn bài ở nhà để khỏi ra ngoài tán gẫu với tất cả những người tôi yêu mến tại văn phòng. Và họ cũng đánh giá cao điều đó! Nhờ vậy họ cũng làm xong việc của mình.

11.  NHẬN BIẾT TRẠNG THÁI NĂNG LƯỢNG CỦA BẢN THÂN VÀ TẬN DỤNG KHOẢNG THỜI GIAN BẠN TẬP TRUNG NHẤT.

Một số người trong các bạn chỉ tập trung vào buổi sáng. Một số người tập trung vào buổi tối. Bạn có thấy rằng vào một thời điểm nào đó trong ngày bạn thông minh sáng dạ hơn những lúc khác? Bạn tỉnh táo hơn, nhiều năng lượng hơn. Có những thời điểm bạn thường đạt trạng thái tốt nhất. Những người duy nhất lúc nào cũng ở trạng thái tốt nhất là những người tầm thường. Chẳng có người nào như thế cả. Các bạn cần biết khi nào cơ thể mình “sung” nhất để đừng phí phạm vào những việc thứ yếu. Nếu thời gian sung sức nhất của bạn là từ 10-12 giờ trưa, xin đừng đọc thư điện tử vào lúc đó. Hãy để dành những việc đó vào cuối ngày, hay nếu vào buổi sáng bạn thấy không ổn lắm thì hãy đọc thư. Khi nào bạn thấy sung sức nhất, hãy dành khoảng thời gian đó để làm việc và chuẩn bị bài.

12.  DÙNG SỰ HÀO HỨNG CÓ ĐƯỢC TỪ TIN VUI ĐỂ LÀM THÊM VIỆC

Tôi làm như vậy hoài. Người nào đó kể tôi nghe một điều tuyệt vời vừa xảy ra và giống như Đức Chúa Trời tiêm cho tôi một mũi adrenaline vậy. Tự nhiên, tôi thấy khỏe người ra và tôi cố gắng dùng niềm hứng khởi ấy để làm việc.

13.  NHẬN BIẾT TÍNH DO DỰ ĐANG GÂY RA TÌNH TRẠNG TRÌ TRỆ

Phần lớn sự trì hoãn không phải là trì hoãn mà là do dự. Tôi không thể quyết định được. Tôi không thể quyết định nên làm gì tiếp theo, hay đại loại như vậy. Rất nhiều mục sư phải đối phó với việc này. Đối với nhiều mục sư, sự tranh chiến hàng tuần họ phải đối diện là “Tuần tới mình phải nói về đề tài gì đây?” Đôi khi, họ mất hai ba ngày chỉ để lo lắng về việc “Mình giảng gì đây?” Đó là một trong những lý do tôi thường giảng theo loạt bài. Tôi chỉ phải quyết định việc đó chừng sáu hay bảy lần một năm. “Trong sáu tuần tới đây, chúng ta sẽ học về nền văn hóa.” Vậy là đã có quyết định. Như thế, tôi không phải dành toàn bộ sức lực để nghĩ xem mình sẽ nói gì. Giờ tôi dành sức lực để tìm hiểu, Đức Chúa Trời nói gì về việc đó? Hãy cố gắng kéo dài khoảng cách giữa các lần phải đưa ra quyết định. Xác định các tùy chọn và chọn một.

14.  DÙNG NHỮNG VẬT NHẮC NHỞ TRỰC QUAN

Tôi thích dùng Post-It Notes để nhắc nhở bản thân những việc cần làm. Tôi sưu tầm những câu slogan phê phán tính do dự. Tôi xin đọc một vài câu:

Ngày mai đã là quá muộn.

Giải quyết phần tệ nhất trước.

Có làm mới thành công.

Ngày mai nghĩa là không bao giờ.

Hãy khiến ngày hôm nay trở nên ý nghĩa.

Làm hay hơn nói.

Chỉ trong hai ngày, ngày mai sẽ thành quá khứ.

Dù sao cũng hãy cứ làm.

Hãy tập thói quen Làm Ngay.

Hãy bắt tay vào thực hiện.

Làm thôi, đừng Làm Biếng.

Sao phải đợi?

Nếu không phải hôm nay thì bao giờ?

Bạn không tìm thời gian mà dành thời gian.

Hãy làm thôi!

Nếu phải làm một việc gì đó, hãy làm ngay đi.

Làm thì làm, không thì vứt.

Chỉ có kẻ bất tài mới hay trì hoãn

Thời gian cần thiết để hoàn thành công việc là món quà duy nhất tôi có thể tự tặng cho mình.

Bắt đầu làm là đã làm được một nửa.

Làm tiếp hoặc tránh sang bên cho người khác làm.

Những người thắng cuộc không bao giờ chờ đợi

Chọn hôm nay để tận dụng hôm nay.

15.  CHO BẢN THÂN QUYỀN PHẠM SAI LẦM

Tôi cho bản thân quyền phạm sai lầm trong bất cứ dự án nào đang thực hiện. Xin đừng đòi hỏi sự hoàn hảo. Sự cầu toàn sinh ra sự trì hoãn. Sự cầu toàn làm chúng ta tê liệt. Chúng ta nghĩ rằng, “Nếu không thể làm tốt việc này, mình sẽ không làm … Làm thì phải làm cho tốt còn không thì chẳng đáng để làm.” Không đâu, nếu đó là việc đáng làm, hãy làm – dù có làm tốt hay không. Trên thế gian này gần như không có điều gì là hoàn hảo cả.

16.  NẾU KHÔNG ĐẶT MỤC TIÊU, TÔI CHẲNG CÓ ĐỘNG LỰC ĐỂ HOÀN THÀNH

Vì chẳng có động cơ nào cả.

17.  CHỌN MỘT CỘNG SỰ

Nếu có một nhiệm vụ lớn cần làm, hãy luôn tìm một cộng sự. Hãy nhờ một người nào đó giúp bạn thực hiện nhiệm vụ. Kinh Thánh chép trong Truyền Đạo, “Hai người hơn một…một sợi dây bện ba tao thật khó đứt.” Nếu có một nhiệm vụ quan trọng và hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, chắc hẳn bạn sẽ chần chừ do dự. Nhưng nếu có một người bạn và có thể bảo họ, “Chúng ta sẽ gặp nhau và cùng làm việc này,” rất có thể các bạn sẽ làm xong nhiệm vụ.

18.  ĐỌC NHỮNG QUYỂN SÁCH GIÚP CẢI THIỆN CÁC KỸ NĂNG

Nếu tôi nhận thấy bản thân không có động lực để thực hiện một chức vụ tôi được kêu gọi để làm, tôi sẽ đọc một quyển sách về lĩnh vực đó. Nếu bạn thấy khó trong việc tuyển người cho mục vụ của mình, hãy tìm đọc một quyển sách nói về việc tuyển dụng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giao phó trách nhiệm, hãy đọc sách. Nếu gặp khó khăn trong việc hướng dẫn học Kinh Thánh, hãy đọc sách viết về cách nói chuyện trước đám đông. Hãy thực hiện những việc này để trau dồi các kỹ năng của bạn, Truyền Đạo 10:10 dạy chúng ta như vậy. Không có gì phức tạp hay sâu sắc cả, nhưng đây là những việc tôi thường làm để thúc đẩy bản thân. Mong là chúng sẽ có ích cho các bạn.


 

MOTIVATING YOURSELF FOR MINISTRY

1 Corinthians 15:56

Rick Warren

Tonight I don’t want to give you some in-depth Bible study.  I want us to look at some real practical things on How to Stay Motivated in the Ministry.  Specifically, I’m just going to open my heart up to you and share with you how I stay motivated in ministry.  I get asked that a lot.  I don’t try to motivate other people.  I only worry about motivating me.  If I’m motivated it will be contagious.  This is true in any area of ministry.  Whether you’re a Care Caller or Life Networker or Salt and Light, or Sunday School teacher or small group leader – whatever.  Your duty is not necessarily to motivate others.  But if you stay motivated, people will catch your enthusiasm.  They will catch your vision.  1 Corinthians 15:58 “Always give yourself fully to the work of theLord because you know that your labor is not in vain.”  Circle “fully”.  I have to admit there have been times in my life I have not given myself fully to the work of the Lord.  But the goal is that every time you lead a Bible study, every time you participate in your area of ministry whatever it is, that you give yourself fully to that task whether it is ushering, greeting, working at one of the different ministry tables on Sunday morning, whatever – give yourself fully to the work of the Lord because you know that your labor for the Lord is not in vain.  In the Good News it says, “Since you know that nothing you do in the Lord’s service is ever without value.”  Jesus said “If you give a cup of cold water in My name, that counts.”  So when we stuff bulletins, that matters.  When we count offerings, that matters.  When they sort blue cards, that matters.  Whatever it is, nothing in the Lord’s service is ever without value.  Think of a ministry task that you’ve got to do this week or the next couple of weeks before I give you these suggestions.  That will help you out.  All of us, because you’re here at SALT, have different ministry assignments to do in the next week or the next couple of weeks.  Maybe it’s prepare a Sunday School lesson, make phone calls to people, recruit people to your small group, rehearse music for Sunday, make preparations for a class, whatever it is, you’ve got some ministry task to do.  You know it would be a good thing and you know you’ll be glad when you did it and you know other people are counting on you, but do you ever find yourself having a hard time just getting motivated to do it?  “I know I ought to pick up the phone and call everybody in my group, but how do I motivate myself to do that?” Tonight I want to share with you eighteen suggestions on how I motivate myself.  I, on the average, have to prepare two to three new presentations a week – sermons, Bible studies, talks, Leadership Lifters, speaking at other places too.  Two to three new different preparations a week.  I do that about 48 weeks a year for the rest of my life.  The very thought of that sends shivers up my spine.  I’m just not that creative.  And have to continually come up with stuff that is fresh and powerful and practical and witty and useful in people’s lives, that’s a burden, folks!  Frankly, sometimes, I’d rather just watch the Rams.  Let me share with you how I motivate myself.  This isn’t anything deep.  This is just from my own life.  Eighteen things I do to keep myself motivated.

1.  PUT MY PLANS ON PAPER

That’s the first thing you ought to do.  Write out what you want to accomplish.  Spell it out.  Dawson Trotman said, ”Thoughts disentangle themselves when they pass through the lips and the fingertips.”  If I can say it and I can write it down, then it’s clear.  If I haven’t written it down, then it’s vague. 

A lot of us go around with anxiety which is this free-floating, vague fear that I’m not getting it all accomplished.  Just the very fact of putting it down, a lot of times, gives credence and relief to your mind and you’re able to focus on it. 

 

2.  BREAK BIG TASKS INTO SMALL ENOUGH STEPS SO THAT I HAVE NO EXCUSE FOR NOT STARTING.

When I know I’ve got something coming up, for instance I know on November 18th we’re going to have a big one-day offering for the building.  I’ve already written down the specific steps, I’ve got to take between now and then to get that done.  Write it down.  When I’m preparing a sermon, I think, “What do I have to do?  I’ve got to collect the verses, study the verses, look for illustrations, think through quotes, organize the presentation.”  Think through all the steps.  Sermons don’t just fall out automatically.  There are some logical things you have to go through.  When we started this church: to start a church, what do you do?  I’d never done that before.  I got a stack of cards, about an inch worth, and started writing down what do I need to do?  “I need to rent a building,” I wrote on one card.  “I need to get some nursery equipment,” I wrote that on a card.  “I need to print a bulletin.”  “I need to buy the bulletin I’m going to print it on.”  “I need to get some stationary.”  “I need to have a logo before I can get the stationary.”  “I’ve got to get a contract on a high school building.”  “I’ve got to get some offering baskets …  Write a sermon … Some music … Somebody to lead the music … Rent some nursery workers.”  Soon I had a stack of things I needed to do.  Then I laid them all out on the table.  Put them in order.  What comes first?  About a hundred cards of all the things I had to do tostart a church.  Afterwards, I went back and wrote a date on each one of them.  I backed it up.  We would start on Easter Sunday, April 5, 1980.  The card that said, “Preach the sermon”, I wrote “April 5th”.  Then I had to start backing it up from when am I going to plan the sermon.  What is the series going to be?  Backing it up until I found out I really needed to be here four months earlier than I was.  You typically find that.  When I got that, I taped them to a big piece of butcher paper.  Then I rewrote them and made what’s called a perk chart.  I made a chart that said this is what I’m going to do.  I broke it down into steps.  Inch by inch, anything is a cinch.  How do you eat an elephant?  One bite at a time.  How do you start a church?  One step at a time.  Break the tasks down.

3.  DECIDE HOW I WANT TO START

Ask yourself what needs to be done first.  Let’s say you’re a lay pastor and you think, “I really ought to have more contact with the people in my group.  I need to call them.”  Break it down:  Make a list of all the people I want to call and invite to the group.  Collect the phone numbers, put them together.  Pick up the phone.  Break it down into steps.

4.  ESTABLISH CHECK POINTS TO CHECK MY PROGRESS

This is what I was mean about setting some deadlines, write a date on each of the tasks.

5.  KNOW THE DIFFERENCE BETWEEN “I CAN’T” AND “I DON’T WANT TO.”

Be honest with yourself.  “I can’t do that” – Yes, you can.  Just be honest: you don’t want to.  Sometimes you’ve got to get tough.  It wasn’t Robert Schuller who first said, “There’s no gain without pain.”  It was Ben Franklin.  In Poor Richard’s Almanac.  There is no gain without pain.  It takes time and effort and sometimes you just have to get tough with yourself and say, “I’m going to do this whether I feel like it or not.”  Most of the people who succeed in the world, most of what’s done in the world is done by people who don’t feel like doing what they’re doing.  Secret of success in one sentence: Successful people have developed the habit of doing things unsuccessful people don’t feel like doing.  Because we’re in a very feeling society that says, “Live for comfort.”

6.  REMIND MYSELF OF THE BENEFITS OF COMPLETING THE JOB

Reinforcement.  A lot of times I do this when I’m preparing a message.  I’ve had a real long week and it’s tough and my mind jut isn’t there and I remind myself, “How am I going tofeel after I finish this?  … How am I going to feel?  What’s it going to accomplish?  What’s the payoff?  What’s the reward?” 

Jesus did this.  The Bible says in Hebrews, that Jesus endured the cross because He looked to the joy beyond it.  He looked beyond the cross and saw the result of it.  Many times, much of what we do in ministry is pretty much mundane.  There’s no thrill in it.  There’s no thrill in setting up and taking down.  But you do it because of the results. 

 

7.  I DO A SMALL PART OF IT RIGHT NOW.

In other words, Get started.  Do a small part of it right now.  Don’t stall.  I play a game with myself all the time that I call The Five-Minute Game.  When I have a big topic or task I need to do, I just say, “I don’t want to do this, but I’ll give it five minutes.”  I set down and after I get going in it, it’s not that big of deal.  Once you’ve got the rocket off the launch pad, it gets so much easier.  How many projects do you still have setting around your house and one day you did it and you think, “Why did I wait six months for that?  That took me at the most, 25 minutes.  But it was setting there all that time.”  Give it five minutes.  I’ve written three books.  Books are overwhelming.  I say, “I’ll give it five minutes.”  Every book that I’ve ever written, I sat down and took a blank sheet of paper, stuck it in the typewriter, rolled it through and wrote, “My next Book, by Rick Warren”, pulled it out and set it down.  Sometimes that’s all I’ve done.  I get up and walk away but I’ve started on it.  Take it a bite at a time and give it five minutes.

8.  BE OPTIMISTIC.

I have found this to be so important in accomplishing large amounts of activities and projects and programs.  Optimism creates energy.  The person who says, "I can” and the person who says, “I can’t” are both right.  I can’t tell you how many times I’ve come into church – pastors get tired too and pastors don’t always have real good days.  I’ve come into church saying and knowing, “There’s no way I’m going to make it through this.”  But I walk in saying, “This is a snap!  In Christ.  I can do all things through Christ who strengthens me. … They that wait upon the Lord shall renew their strength.  They shall mount up with wings as eagles, run and not be weary, walk and not faint.” 

Optimism.  Tell yourself, “I can do this.” &