Kinh điển Cựu Ước

Nguyên văn chữ "Canon"(Kinh điển) nghĩa là "cây gậy" hoặc "thước đo." Người ta dùng chữ nầy để đặt tên cho bộ sách đã được thừa nhận là Lời Đức Chúa Trời,chân thực, nguyên bổn, được soi dẫn và có thẩm quyền. Do đó, bộ sách nầy được phận biệt với mọi sách khác và làm "qui luật" của đức tin.

Từ đầu lịch sử, Đức Chúa Trời đã bắt đầu cấu tạo Quyển Sách dùng làm môi giới khải thị chính mình Ngài cho loài người:

Mười Điều răn ghi chép trên bảng đá (Phu 10:4,5).

Luật pháp Môi-se chép thành một quyển sách, đã được đặt trong hòm giao ước (Phu 31:24-26).

Đã sao lại quyển sách luật pháp ấy (Phu 17:18).

Giô-suê chép thêm vào sách nầy (Gios 24:26).

Sa-mu-ên viết một quyển sách, và để trước mặt Đức Chúa Trời (ISa 10:25).

400 năm sau, Sách nầy được nhiều người biết rõ (IIVua 22:8-20).

Các đấng tiên tri đã việt một quyển sách (Gie 36:32  Xa 1:4,7-12).

E-xơ-ra đọc sách nầy của Đức Chúa Trời cho dân chúng nghe (Exo 7:6  Ne 8:5).

Đương thời Đức Chúa Jêsus, Sách nầy được gọi là "Lời Kinh Thánh," và thường xuyên được đọc cùng dạy dỗ công khai trong các nhà hội. Nói chung, dân chúng kể Sách nầy là "Lời Đức Chúa Trời." Chính Đức Chúa Jêsus đồng quan niệm ấy; và luôn luôn gọi nó là "Lời Đức Chúa Trời."

Trong Tân Ước có chừng 300 lần trưng dẫn "Kinh Thánh" nầy: Tân Ước không trưng dẫn một sách nào khác ngoài "Kinh Thánh" nầy, trừ ra lời của Hê-nóc trong thơ Giu-đe. Nhiều câu trưng dẫn đó rút ở bản Septante của Cựu Ước, 1 bản thông dụng đương thời Tân Ước. Dầu bản Septante có chứa các "Ngụy kinh," nhưng Tân Ước không hề trưng dẫn một câu nào của các "Ngụy kinh" đó. Ấy là bằng cớ tỏ ra rằng hoặc Đức Chúa Jêsus, hoặc các Sứ đồ, đều không nhìn nhận "Ngụy kinh" là một phần của "Kinh Thánh."

"Kinh Thánh" nầy gồm có 39 quyển, hợp thành Cựu Ước của chúng ta, mặc dầu sự sắp đặt có khác. Kinh Thánh được phân loại ra: "luật pháp" (5 sách), "các Tiên tri" (8 sách), và "các Tác phẩm" (11 sách). Ba loại nầy gồm có:

Luật pháp:

Sáng thế ký, Xuất Ê-díp-tô ký, Lê-vi ký, Dân số ký, Phục-truyền Luật- lệ Ký.

Các tiên tri:

Giô-suê, Các quan xét, Sa-mu-ên, Các-vua, Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi- ên, Mười Hai Tiểu Tiên tri.

Các Tác phẩm:

Thi Thiên, Châm Ngôn, Gióp, Nhã Ca, Ru-tơ, Ca Thương, Truyền đạo, Ê-xơ-tê,Đa-ni-ên, E-xơ-ra -- Nê-hê-mi, Sử-ký.

Như vậy, hợp hai sách Sa-mu-ên làm 1,hai sách Các-vua làm 1, hai sách Sử-ký làm một, E-xơ-ra và Nê-hê-mi làm một, 12 sách Tiểu Tiên tri làm một (12 sách nầy chép chung một cuốn) thì 24 sách nầy vừa đúng 39 quyển của Cựu Ước mà chúng ta có ngày nay.

Chúng ta không biết đúng khi nào bộ sách nầy hoàn bị và được biệt riêng ra làm Lời Đức Chúa Trời mà ai nấy dứt khoát thừa nhận. Theo truyền thoại của dân Do-thái, thì E-xơ-ra đã làm công việc ấy. Chúng tôi tin rằng kể từ Môi-se trở đi, khi các sách nầy vừa viết ra, thì liền được nhìn nhận là Lời Đức Chúa Trời soi dẫn, và được đặt trong Đền tạm hoặc Đền thờ, chung với bộ Tác phẩm Thánh càng ngày càng nhiều thêm. Người ta đã sao lại tùy theo nhu cầu. Trong cuộc lưu đày tại Ba-by-lôn, những bản sao đã bị phân tán, và nhiều bản bị tiêu hủy. Sau khi dân Do-thái từ chốn lưu đày hồi hương, chính E-xơ-ra đã thâu thập lại những bản phân tán, sắp đặt theo thứ tự,và lại đặt toàn bộ trong Đền thờ như trước. Người ta đã sao bản của Đền thờ thành nhiều bản khác để gởi cho các nhà hội tản mác bốn phương sử dụng.

Sử gia Josèphe kể rằng: Kinh điển Cựu Ước được minh định từ thời Hoàng đế 1t-ta- xét-xe (tức là đương thời E-xơ-ra). Dưới đây là chính lời của Josèphe:

"Chúng ta chỉ có 22 sách, gồm chứa lịch sử của mọi thời đại; chúng ta tin rằng những sách nầy do Đức Chúa Trời mà có. Trong số đó, 5 quyển do Môi-se trứ tác, nội dung là các luật pháp của ông soạn thảo và các truyền thoại về căn nguyên loài người cho tới lúc ông qua đời.Từ lúc Môi-se qua đời cho tới thời trị vì của 1t-ta-xét-xe, thì các tiên tri tiếp theo Môi-se đã viết lịch sử của những biến cố xảy ra đương thời họ trong 13 quyển sách. 4 quyển còn lại thì gồm các thánh ca ngợi khen Đức Chúa Trời và các qui tắc hành vi của đời người. Từ thời 1t-ta-xét-xe đến thời đại chúng ta, quả thật, biến cố nào cũng đã được ghi chép; song những ký văn mới đây xét ra không đáng có thẩm quyền ngang hàng với những ký văn trước đó, vì cớ các tiên tri không được kế tiếp chánh xác. Có bằng cớ thực tế minh chứng tinh thần theo đó chúng ta đối xử với Kinh Thánh; ấy vì dầu một thời gian lâu dài đã trôi qua, nhưng không một ai cả gan thêm, bớt, hoặc đổi một vần, một chữ nào. Mỗi người Do-thái ngay từ lúc sanh ra, đã có thiên năng kể Kinh Thánh nầy là sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời,cùng làm theo Kinh Thánh nầy và vui vẻ liều mạng sống vì Kinh Thánh nầy nếu cần."

Giá trị của lời làm chứng nầy chẳng phải là nhỏ. Josèphe sanh năm 37 S.C., tại Giê-ru-sa-lem, thuộc dòng thầy tế lễ quí tộc. Ông có học vấn uyên thâm về cả văn hóa Do-thái và văn hóa Hy-lạp.Ông là tổng trấn xứ Ga-li-lê, chỉ huy quân đội trong các cuộc chiến tranh chống đế quốc La-mã, và có mặt khi thành Giê-ru-sa-lem bị hủy phá. Ông bị bắt qua La-mã, tại đó ông chuyên khảo cứu văn chương. Ông đã viết 4 quyển sách:"Các cuộc chiến tranh của Do-thái," -- "Các thời kỳ thượng cổ của dân Do-thái," -- "Chống Apion" (đoạn trưng dẫn trên kia trích ở sách nầy), -- và "Tự truyện" của ông.

Những lời trên đây của Josèphelàm chứng chắc chắn, mạnh mẽ về dân tộc Do-thái đương thời Đức Chúa Jêsus tin rằng những sách nào hợp thành bản Kinh Thánh Hê- bơ-rơ, và toàn bộ ấy đã hoàn thành và được ấn định 400 năm trước thời Đức Chúa Jêsus.

Về "22" quyển sách mà Josèpheghi nhắc đó, Ru-tơ khi thì viết riêng một cuốn, khi thì chung với Các quan xét,còn Ca thương khi thì viết riêng một cuốn, khi thì chung với Giê-rê-mi. Như vậy,tổng số các cuốn thường khi rút từ 24 xuống còn 22, để cho bằng số chữ cái của vần Hê-bơ-rơ.

Còn về sự sắp đặt những sách nầy, thì các dịch giả bản Septante đã tái phân loại tùy theo đề mục; các nhà phiên dịch ra tiếng La-tinh và tiếng Anh cũng theo cách tái phân loại nầy. Dầu các sách Cựu Ước của chúng ta khác về thứ tự, nhưng về nội dung, thì giống in như bản Kinh Thánh Hê-bơ-rơ. Mãi sau khi hoàn thành "Kinh Thánh" Cơ-đốc-giáo (Tân Ước), thì "Kinh Thánh" Hê-bơ-rơ mới đổi tên và gọi là "Cựu Ước" để phân biệt hai bộ "Kinh Thánh" nầy.