Thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ

Sự đoán phạt các nước lân cận

Sự khôi phục Y-sơ-ra-ên

"Các ngươi sẽ biết rằng Ta là Đức Giê-hô-va"

Ê-xê-chi-ên là một tiên tri trong thời kỳ bị lưu đày. Ông bị đem qua Ba-by-lôn năm 597 T.C., tức là 11 năm trước khi thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy.

Y-sơ-ra-ên đã bị quân A-si-ri bắt làm phu tù 120 năm trước:

734 T.C.. Xứ Ga-li-lê và miền Bắc, miền Đông Y-sơ-ra-ên, bởi tay Tiếc-la-Phi-lê-se.

721 T.C. Xứ Sa-ma-ri là phần sót lại của Y-sơ-ra-ên, bởi tay Sa-gôn.

701 T.C. 200.000 dân Giu-đa, bởi tay San-chê-ríp.

Cuộc lưu đày của dân Giu-đa qua Ba-by-lôn đã thực hiện như sau đây:

606 T.C. Một số phu tù bị đem qua Ba-by-lôn, kể cả Đa-ni-ên.

597 T.C. Thêm phu tù bị bắt qua Ba-by-lôn, kể cả Ê-xê-chi-ên.

586 T.C. Giê-ru-sa-lem bị thiêu hủy.

Cuộc lưu đày nầy kéo dài 70 năm (606-536 T.C.). Ê-xê-chi-ên ở Ba-by-lôn từ năm 597 T.C. tới rất ít là năm 570 T.C.. Như vậy, ông đã chịu phần nửa đầu của thời kỳ lưu đày.

 

Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-ên

Khi Ê-xê-chi-ên tới Ba-by-lôn, thì Đa-ni-ên đã ở đó 9 năm rồi, và đã được danh tiếng lớn. Đa-ni-ên ở trong triều đình, còn Ê-xê-chi-ên ở trong xứ. Có lẽ hai ông thường gặp nhau.

 

Ê-xê-chi-ên và Giê-rê-mi

Cả hai ông là thầy tế lễ. Giê-rê-mi cao tuổi hơn. Có lẽ Ê-xê-chi-ên là môn đệ của Giê-rê-mi. Khi Ê-xê-chi-ên bị bắt đi khỏi thành Giê-ru-sa-lem, thì Giê-rê-mi đã làm xong quá nửa chức vụ.Ê-xê-chi-ên giảng giữa vòng các phu tù những điều mà Giê- rê-mi giảng tại Giê-ru-sa-lem, ấy là dân Giu-đa chắc chắn bị hình phạt vì cớ tội lỗi của họ.

 

Ê-xê-chi-ên và Giăng

Một vài sự hiện thấy của Ê-xê-chi-ên dường như kéo dài tới sách Khải Huyền: Chê- ru-bin (Exe 1:1-28  Kh 4:1-11) Gót và Ma-gót (Exe 38:1-23  Kh 20:1-15) ăn cuốn sách (Exe 3:1-27  Kh 10:1-11) thành Giê-ru-sa-lem mới (Exe 40:1-48:35  Kh 21:1-22) sông nước sự sống (Exe 47:1-22  Kh 22:1-21).

 

"Các ngươi sẽ biết rằng Ta là Đức Giê-hô-va"

Đây là một lời cốt yếu trong sách Ê-xê-chi-ên. Chúng ta đếm được 62 lần chép lời nầy:  Exe 6:7,10,13,14  Exe 7:4,9,27  Exe 11:10,12  Exe 12:15,16,20  Exe 13:9,14,21  Exe 14:8  Exe 15:7  Exe 16:62  Exe 17:21,24  Exe 20:21,20,28,38,42,44  Exe 21:5  Exe 22:16,22  Exe 23:49  Exe 24:24,27  Exe 25:5,7,11,17  Exe 26:6  Exe 28:22,23,24,26  Exe 29:6,9,16,21  Exe 30:8,19,25,26  Exe 32:15  Exe 33:29  Exe 34:27,30  Exe 35:4,9,12,15  Exe 36:1,23,36,38  Exe 37:13,14,28  Exe 38:16,23  Exe 39:6,7,22,23,28.

Sứ mạng của Ê-xê-chi-ên dường như là giải thích và chứng minh hành động của Đức Chúa Trời khi Ngài khiến hoặc cho phép dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày. Ấy vì họ đã phạm những sự gớm ghiếc không tả xiết, tức là những sự gớm ghiếc đã gây cho nhiều dân tộc khác bị tuyệt diệt.Nhưng đối với dân Y-sơ-ra-ên, chỉ là sự sửa phạt. Vì bị sửa phạt, họ sẽ Biết Rằng Giê-Hô-Va Là Đức Chúa Trời. Và họ thật đã biết. Cuộc lưu đày tại Ba-by-lôn Cứu Chữa dân Do-thái khỏi sự thờ lạy hình tượng. Cho tới lúc đó, dầu có chi đi nữa, họ cũng vẫn thờ lạy hình tượng. Nhưng từ ngày đó tới ngày nay, dầu dân Do-thái phạm tội chi khác, họ cũng không phạm tội thờ lạy hình tượng nữa.

 

Niên biểu của sách Ê-xê-chi-ên

Then chốt của sách nầy là sự hủy phá thành Giê-ru-sa-lem, xảy ra năm 586 T.C.. Các lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên có từ 6 năm trước đó, và kéo dài 16 năm sau đó, tổng cộng là 22 năm. Trước khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ, bằng cách nầy hoặc cách khác, Ê-xê-chi-ên luôn luôn dự ngôn rằng chắc nó sẽ sụp đổ (đoạn 1-24). Sau đó, ông nói tiên tri về các quốc gia thờ lạy hình tượng ở tiếp cận nước Y-sơ-ra-ên sẽ bị lật đổ (đoạn 25-32), về nước Y-sơ-ra-ên sẽ được khôi phục và được vinh hiển trong tương lai (đoạn 33-48).

Trừ một vài trường hợp không quan trọng, các sự hiện thấy của ông đều theo thứ tự niên đại. Các năm thì tính từ lúc Giê-hô-gia-kin bị bắt làm phu tù, tức là năm 597 T.C.. Người ta cho rằng "Năm thứ 30" (Exe 1:1), tương đương với "năm thứ 5" của thời kỳ Giê-hô-gia-kin bị lưu đày, chính là năm Ê-xê-chi-ên được 30 tuổi (tuổi người Lê-vi bắt đầu thi hành chức vụ --  Dan 4:3, -- Đức Chúa Jêsus và Giăng Báp-tít cũng bắt đầu chức vụ năm 30 tuổi). Hoặc cũng có thể là năm thứ 30 của nền độc lập Ba-by-lôn, thoát khỏi quyền bá chủ của A-si-ri, do Nabopolasar giành được năm 625 T.C..

Niên hiệu các sự hiện thấy của Ê-xê-chi-ên là như sau đây:

Đoạn 1:2

Năm thứ 5

Tháng 4  (tháng 7 dương lịch)

Ngày 5

592 T.C.

Đoạn 8:1

Năm thứ 6

Tháng 6  (tháng 9 dương lịch)

Ngày 5

591 T.C.

Đoạn 20:1

Năm thứ 7

Tháng 5  (tháng 8 dương lịch)

Ngày 10

590 T.C.

Đoạn 24:1

Năm thứ 9

Tháng 10  (tháng 1 dương lịch)

Ngày 10

587 T.C.

Cuộc vây hãm thành Giê-ru-sa-lem bắt đầu năm thứ 9, tháng 10, ngày 10

Đoạn 26:1

Năm thứ 11

Tháng 5 (?)   (tháng 8 dương lịch)

Ngày 1

586 T.C.

Đoạn 29:1

Năm thứ 10

Tháng 10  (tháng 1 dương lịch)

Ngày 12

586 T.C.

Đoạn 29:17

Năm thứ 27

Tháng 1 (tháng 4 dương lịch)

Ngày 1

570 T.C.

Đoạn 30:20

Năm thứ 11

Tháng 1 (tháng 4 dương lịch)

Ngày 7

586 T.C.

Đoạn 31:1

Năm thứ 11

Tháng 3 (tháng 6 dương lịch)

Ngày 1

586 T.C.

Thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ năm thứ 11, tháng 4, ngày 9

Đoạn 32:1

Năm thứ 12

Tháng 12 (tháng 3 dương lịch)

Ngày 1

584 T.C.

Đoạn 32:17

Năm thứ 12

Tháng 12 (?) (tháng 3 dương lịch)

Ngày 15

584 T.C.

Đoạn 33:21

Năm thứ 12

Tháng 10 (tháng 1 dương lịch)

Ngày 5

584 T.C.

Đoạn 40:1

Năm thứ 25

Tháng 1 (?) (tháng 4 dương lịch)

Ngày 10

572 T.C.

Niên hiệu các sự hiện thấy của Ê-xê-chi-ên là như sau đây:

Đoạn 1:2

Năm thứ 5

Tháng 4  (tháng 7 dương lịch)

Ngày 5

592 T.C.

Đoạn 8:1

Năm thứ 6

Tháng 6  (tháng 9 dương lịch)

Ngày 5

591 T.C.

Đoạn 20:1

Năm thứ 7

Tháng 5  (tháng 8 dương lịch)

Ngày 10

590 T.C.

Đoạn 24:1

Năm thứ 9

Tháng 10  (tháng 1 dương lịch)

Ngày 10

587 T.C.

Cuộc vây hãm thành Giê-ru-sa-lem bắt đầu năm thứ 9, tháng 10, ngày 10

Đoạn 26:1

Năm thứ 11

Tháng 5 (?)   (tháng 8 dương lịch)

Ngày 1

586 T.C.

Đoạn 29:1

Năm thứ 10

Tháng 10  (tháng 1 dương lịch)

Ngày 12

586 T.C.

Đoạn 29:17

Năm thứ 27

Tháng 1 (tháng 4 dương lịch)

Ngày 1

570 T.C.

Đoạn 30:20

Năm thứ 11

Tháng 1 (tháng 4 dương lịch)

Ngày 7

586 T.C.

Đoạn 31:1

Năm thứ 11

Tháng 3 (tháng 6 dương lịch)

Ngày 1

586 T.C.

Thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ năm thứ 11, tháng 4, ngày 9

Đoạn 32:1

Năm thứ 12

Tháng 12 (tháng 3 dương lịch)

Ngày 1

584 T.C.

Đoạn 32:17

Năm thứ 12

Tháng 12 (?) (tháng 3 dương lịch)

Ngày 15

584 T.C.

Đoạn 33:21

Năm thứ 12

Tháng 10 (tháng 1 dương lịch)

Ngày 5

584 T.C.

Đoạn 40:1

Năm thứ 25

Tháng 1 (?) (tháng 4 dương lịch)

Ngày 10

572 T.C.

 

 

Vì Ê-xê-chi-ên rất cẩn thận ghi niên hiệu các sự hiện thấy của ông, thậm chí ghi đúng cả ngày nữa, nên ta phỏng đoán rằng mọi biến cố chép sau một niên hiệu nhứt định đều thuộc về niên hiệu ấy,cho tới chỗ ghi một niên hiệu mới.

Exe 1:1-3

Nơi ở và niên hiệu của Ê-xê-chi-ên

Ông bị bắt đi làm phu tù cùng với vua Giê-hô-gia-kin năm 597 T.C. (ông nói về sự trạng ấy rằng: Chúng ta bị bắt làm phu tù --  Exe 32:21  Exe 40:1). Ông có vợ (Exe 24:15-18) và có nhà riêng (8:1).Ông sống giữa đám phu tù, trên bờ sông Kê-ba, là con kinh lớn cho tàu chạy,tách khỏi sông Ơ-phơ-rát phía trên Ba-by-lôn và chạy qua thành Nippur mà đổ vào sông Ti-gơ-rơ. Nippur cách Ba-by-lôn 50 dặm về phía Đông nam,chính là Ca-lách, một trong những thành mà Nim-rốt đã xây cất sau nạn nước lụt ít lâu (Exe 10:11). Tên A-bíp dường như là thị trấn Ê-xê-chi-ên cư ngụ (Exe 3:15,24).Người ta cho rằng tên A-bíp ở gần Nippur. Trong miền nầy có một làng tên là "Kilfil," là chữ "Ê-xê-chi-ên" trong tiếng Ả-rập;theo truyền thoại, thì ông ở đây và cũng được an táng tại đây. Cách đó chừng 40 dặm, có thành Fara, là nơi, theo truyền thoại, Nô-ê đã cư ngụ. Có lẽ vì đó mà Ê-xê-chi-ên đã nhắc đến tên Nô-ê (Exe 14:14,20). Còn Eridu, vị trí của vườn Ê-đen theo truyền thoại, thì chỉ cách xa 100 dặm. Có lẽ vì đó mà Ê-xê-chi-ên thường nhắc đến vườn Ê-đen (Exe 28:13  Exe 31:8,9,16,18  Exe 36:35).

"Con người": Đức Chúa Trời kêu Ê-xê-chi-ên bằng danh hiệu ấy 90 lần. Trong sách  Da 7:13, danh hiệu ấy dùng chỉ về Đấng Mê-si. Đó là phẩm tước mà Đức Chúa Jêsus thường dùng để chỉ về Ngài (xem ở dưới  Gi 1:14).

Sự hiện thấy và hành động tượng trưng là đặc điểm của sách Ê-xê-chi-ên. Một vài hành động tượng trưng của ông có kèm theo những sự đau đớn, buồn thảm, cay đắng nặng nề nhứt cho bổn thân ông. Ông phải câm một thời gian lâu (Exe 3:26  24:27  33:22); phải nằm nghiêng một bề suốt hơn một năm (Exe 4:5) phải ăn thực phẩm kinh tởm (Exe 4:15) và vợ ông mà ông hết sức thương mến đã bị cất đi thình lình (Exe 24:16-18).

Exe 1:4-28

 Sự hiện thấy của Ê-xê-chi-ên về Đức Chúa Trời

Những "vật sống" được xác định là "chê-ru-bin" (Exe 10:20). Mỗi vật sống đứng giữa một cạnh của một hình vuông, sè cánh ra đụng tới các góc của hình vuông. Mỗi chê-ru- bin có bốn mặt: mặt người từ hình vuông nhìn ra phía ngoài; bên hữu là mặt sư tử; bên tả là mặt bò; phía sau có mặt chim ưng nhìn vào trung tâm hình vuông. Có bốn cái "bánh xe quay chóng" to lớn (Exe 10:6), mỗi bánh xe ở bên cạnh một chê-ru-bin. Các bánh xe hình như bằng lục ngọc thạch, và vành bánh xe đầy những mắt. Bốn vật sống nầy chuyển vận từ nơi nọ đến nơi kia như chớp nhoáng, phát ra tiếng động như đại dương gầm thét.

Bên trên các vật sống có "một vòng khung giống như thủy tinh" (câu 22). Trên vòng khung có cái ngai bằng bích ngọc. Trên ngai "có hình như Người" (câu 26), mặc ánh sáng ngời và có cái móng bao bọc. Khung của cảnh trạng nầy là đám mây bảo vĩ đại và những chớp lửa quay mau. Đức Chúa Trời đã hiện ra với Ê-xê-chi-ên dưới hình trạng ấy. Mọi sự nầy có nghĩa chỉ về Ngài vinh hiển, quyền oai, toàn tri, toàn năng, tối cao,oai nghiêm và chí thánh.

Chê-ru-bin đã canh giữ con đường đến cây sự sống (Sa 3:24). Hình chê-ru- bin được đặt trên hòm giao ước (Xu 25:18-20) và thêu trên  bức màn của Đền tạm (Xu 26:31). Hình chê-ru-bin được tái tạo trong Đền thờ (IVua 6:23,29  IISu 3:14). Không cần suy nghĩ rằng những thần tượng hình bò tót có cánh và mặt người, hoặc có đầu chim ưng, đã gợi cho Ê-xê-chi-ên sự hiện thấy về những vật sống hỗn hợp nầy. Là thầy tế lễ, ông đã thấy các chê-ru-bin trong Đền thờ. Từ lúc ban đầu, các chê-ru-bin liên quan với ý tưởng trong Kinh Thánh về tư cách thiên sứ hầu việc Đức Chúa Trời. Trong sách Kh 4:6,7  Kh 5:6  Kh 6:1,6  Kh 7:11  Kh 14:3  Kh 15:7  Kh 19:4, các chê-ru-bin đều liên quan mật thiết với số phận của Hội Thánh đang được tỏ ra.

Chê-ru-bin là gì? Người ta thường nghĩ rằng chê-ru-bin là một ban thiên sứ thể hiện các đức tánh của muôn loài có sanh khí và liên hiệp với Đức Chúa Trời trong khi Ngài tể trị vũ trụ. Có người kể chê-ru-bin là tượng trưng cho nhơn loại được cứu chuộc, bày tỏ các quyền năng của thân thể phục sanh. Xem thêm ở  Exe 4:6.

Exe 2:1-3:27

 Sứ mạng của Ê-xê-chi-ên

Ngay lúc đầu, Đức Chúa Trời cảnh cáo Ê-xê-chi-ên rằng ông được kêu gọi sống một đời chịu khó nhọc và bắt bớ. Sứ điệp mà ông phải giảng thì Ngài trao cho ông dưới hình thức một quyển sách, và Ngài truyền bảo ông phải ăn sách ấy cũng như Giăng vậy (Kh 10:9). Sách ngọt ngào trong miệng ông, dường như có nghĩa rằng ông thấy vui mừng vì được làm sứ giả của Đức Chúa Trời, mặc dầu ông phải rao truyền một sứ điệp khổ nạn. Ăn quyển sách, hoặc ăn thật hay chỉ ăn trong sự hiện thấy, thì có nghĩa là hoàn toàn tiêu hóa nội dung quyển sách đến nỗi sứ điệp của nó trở thành một phần của chính mình ông. Ở  Exe 3:17-21, Đức Chúa Trời dường như đặt trên vai Ê-xê-chi-ên cái trách nhiệm về số phận của dân tộc ông; ông có trung tín truyền giảng sứ điệp của Đức Chúa Trời, thì mới tránh khỏi trách nhiệm. Ông cũng được cảnh cáo rằng thỉnh thoảng Đức Chúa Trời sẽ bắt ông làm thinh (Exe 3:26  Exe 24:27  Exe 33:22),cốt để khiến ông cẩn thận, chỉ nói theo như Ngài truyền bảo, chớ không tỏ bày ý tưởng riêng của mình.

Exe 4:1-7:27

 Tượng trưng cuộc vây hãm thành Giê-ru-sa-lem

Đoàn phu tù đang hy vọng sớm được trở về Giê-ru-sa-lem; nhưng đây, trong bài giảng đầu tiên, ông linh động cảnh cáo họ rằng thành Giê-ru-sa-lem sắp bị phá hủy, chẳng bao lâu sẽ có những phu tù khác nhập bọn với họ, và thời kỳ lưu đày của họ sẽ kéo dài rất ít là 40 năm. Có lẽ 40 năm là con số chẵn, chỉ tỏ một thế hệ. Lúc nầy (592 T.C.), một số phu tù đã ở đó 14 năm. 6 năm sau, thành Giê-ru-sa-lem bị thiêu hủy. Và kể từ ngày ấy,cuộc lưu đày còn kéo dài 50 năm nữa (586-536 T.C.).

Về số 390 năm tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên (Exe 4:5), thì bản Septante dịch là 190 năm, tức là suýt soát khoảng từ 721 đến 536 T.C.. Nếu đúng là 390 năm, thì 200 năm thêm vào sẽ kéo dài thời gian tới thời kỳ đế quốc Hy-lạp của A-lịch-sơn đại đế, trong khi chinh phục các xứ, vua nầy đã tỏ ra rất trọng vọng hết thảy người Do-thái. Có người nghĩ rằng 430 năm (390+40) là thời gian kiều ngụ tại Ai-cập (Xu 12:40), cốt để tượng trưng cho một cuộc lưu đày thứ hai, giống như vậy.

Để làm dấu hiệu về nạn đói kém,Ê-xê-chi-ên đã ăn một thứ bánh kinh tởm làm bằng ngũ cốc, mỗi ngày ăn chừng 280 gờ-ram, và uống chừng một lít nước; bánh ấy nướng bằng phân bò (thường dùng làm nhiên liệu). Suốt cả thời kỳ vây hãm Giê-ru- sa-lem, ông nằm nghiêng một bên,hoặc luôn luôn hoặc một phần lớn mỗi ngày; nằm như vậy và ăn uống như thời đói kém đó, thì bực bội lắm.

Exe 5:1-17

 Khi cuộc vây hãm đã dứt,để tượng trưng thêm cho số phận dân chúng Giê- ru-sa-lem, Đức Chúa Trời truyền lịnh cho Ê-xê-chi-ên cắt tóc, cạo râu, đốt một phần, đánh một phần bằng gươm,còn thì rải ra theo gió bốn phương.

Exe 6:1-7:27

 Một bản ai ca về đất Y-sơ-ra-ên bị hủy phá và hoang vu; ý chính là bởi sự sửa phạt kinh khủng nầy,dân Do-thái sẽ biết Giê-hô-va là Đức Chúa Trời.

Exe 8:1-11:25

 Trong sự hiện thấy, Ê-xê-chi-ên về thăm Giê-ru-sa-lem

Nhằm tháng 9, năm 591 T.C., tức là 1 năm, 2 tháng sau khi ông được kêu gọi, vào khoảng ông đã chấm dứt cuộc tượng trưng vây hãm thành Giê-ru-sa-lem. Trong trạng thái xuất thần nhập hóa (extase),ông được chở về thành Giê-ru-sa-lem, tại đó Đức Chúa Trời chỉ cho ông thấy những cuộc thờ lạy hình tượng gớm ghiếc cử hành ngay trong Đền thờ. "Hình tượng sự ghen tương" (Exe 8:3) có lẽ là tà thần Astarte (thần Vệ nữ của người Sy-ri). Sự thờ lạy thú vật lén lút (Exe 8:10) có lẽ là bắt chước người Ai-cập. Dẫn đầu sự thờ lạy nầy là Gia-a-xa-nia (câu 11), con trai Sa-phan, thủ lãnh cuộc cải cách dưới đời trị vì của Giô-si-a (IIVua 22:8). Anh em của hắn,tên là A-hi-cam và Ghê-ma-ria, vốn là thiết hữu của Giê-rê-mi (Gie 26:24  Gie 36:10,25) ngay khi chính Giê-rê-mi kêu la gớm ghiếc hành động phạm thánh (sacrilège)đó. Tham-mu (Exe 8:14) là tà thần Adonis của người Ba-by-lôn, chồng của thần vệ nữ Sy-ri; sự thờ lạy nó cử hành với những cuộc say sưa, phóng túng, vô đạo. Như vậy, dầu hết lời cảnh cáo nầy đến lời cảnh cáo khác, hết sự hình phạt nầy,đến sự hình phạt khác, nước Giu-đa (xưa kia hùng mạnh, nhưng bây giờ đã gần tiêu diệt) vẫn cứ sa ngã càng ngày càng thấp trong vòng thờ lạy hình tượng nhơ nhuốc. Đó là một mùi hôi thúi mà mũi Đức Chúa Trời không chịu được nữa.

Exe 9:1-11

 Sự hiện thấy về cuộc tàn sát những kẻ thờ lạy hình tượng ở Giê-ru-sa-lem, trừ ra những kẻ trung tín có mang dấu của vị thiên sứ kiêm thư ký (câu 3, 4).

Exe 10:1-22

 Các chê-ru-bin ở đoạn 1 lại hiện ra, chỉ huy cuộc hủy phá và tàn sát thành Giê-ru-sa-lem.

Exe 11:1-25

 Sự hiện thấy về những kẻ phu tù được khôi phục trong tương lai sau khi bị hạ xuống, được tẩy sạch và được chữa khỏi thờ lạy hình tượng (câu 10, 12).

Làm xong sứ mạng rồi, Ê-xê-chi-ên được xe chê-ru-bin chở về nhà ở nơi bị lưu đày, rồi ông thuật lại mọi sự cho các trưởng lão nghe (Exe 8:1  Exe 11:25).

Exe 12:1-28

 Ê-xê-chi-ên dọn đồ đạc trong nhà

Đây là một hành động tượng trưng khác để càng nhấn mạnh rằng nhân dân thành Giê-ru-sa-lem sắp bị bắt làm phu tù. Nó chứa một lời tiên tri tỉ mỉ lạ lùng về số phận Sê-đê-kia: Ông bí mật chạy trốn,bị bắt và đem qua Ba-by-lôn mà không thấy chi hết (câu 10, 12, 13). 5 năm sau,việc xảy ra đúng như lời Ê-xê-chi-ên đã nói: Sê-đê-kia toan bí mật thoát thân,nhưng bị bắt, bị móc mắt, và bị đem qua Ba-by-lôn (Gie 52:7-11).

Exe 13:1-23

 Các tiên tri giả

Có rất nhiều tiên tri giả tại Giê-ru-sa-lem và ở giữa vòng các phu tù (xem Giê-rê-mi 23 và 29). Chúng đem hy vọng giả dối phỉnh gạt nhân dân, chẳng khác chi xây tường mà chẳng có vữa."Gối" (câu 18) và "khăn" (câu 21) chắc đã dùng trong một thứ nghi lễ yêu thuật.

Exe 14:1-23

 Những kẻ cầu hỏi giả hình

Đáp lại phái đoàn của những kẻ say mến hình tượng, Đức Chúa Trời không dùng lời, nhưng Ngài tiêu diệt Y-sơ-ra-ên đang thờ hình tượng một cách mau lẹ và kinh khiếp. Ngài không vì cớ một số ít người trung tín mà dung tha nó nữa. Có lẽ vì cớ Đa-ni-ên (câu 14), nên cho tới lúc nầy, Nê-bu-cát-nết-sa còn dung tha Giê-ru-sa-lem.

Exe 15:1-8

 Thí dụ về cây nho

Không thể lấy trái, hoặc lấy gỗ, chỉ dùng làm củi thôi. Cũng một thể ấy, Giê-ru-sa-lem không dùng làm chi được nữa,chỉ để thiêu hủy đi.

Exe 16:1-63

 Thí dụ về người vợ ngoại tình

Đoạn nầy mô tả dân Y-sơ-ra-ên thờ lạy hình tượng rất linh động. Đây dùng hình bóng một tân phụ được chồng yêu dấu,phong làm hoàng hậu, ban cho lụa là, da hải cẩu và mọi vật tốt đẹp. Nhưng rồi nàng mãi dâm với mỗi người đờn ông đi qua, chẳng những không lấy tiền, song còn trả tiền cho các bạn tình của mình nữa. Thậm chí làm cho Sô-đôm và Sa-ma-ri phải hổ thẹn. hãy chú ý, ngay trong cảnh trạng nầy, vẫn có lời hứa lập giao ước đời đời (câu 60-63).

Exe 17:1-24

 Thí dụ về hai con chim ưng

Con chim ưng thứ nhứt là vua Ba-by-lôn."Nhành non rất cao" (câu 4) là vua Giê-hô-gia-kin đã bị bắt qua Ba-by-lôn (IIVua 24:11-16) 6 năm trước khi phán thí dụ nầy. "Giống của đất ấy" (câu 5, 13) được đem trồng (câu 5) là Sê-đê-kia (IIVua 24:17). Còn chim ưng thứ hai (câu 7) là vua Ai-cập mà Sê-đê-kia nương cậy. Vì cớ phản bội,Sê-đê-kia sẽ bị đem qua Ba-by-lôn, bị hình phạt và chết ở đó (câu 13-21). Việc nầy xảy ra 5 năm sau, đúng như Ê-xê-chi-ên đã nói tiên tri từ trước (Exe 12:10-16). "Chồi non" (câu 22-24) mà Đức Chúa Trời trồng về sau,trong nhà vua Đa-vít được khôi phục, đã được ứng nghiệm trong Đấng Mê-si.

Exe 18:1-32

 "Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết"

Trong các sách tiên tri, dân nói rất nhiều rằng sự lưu đày của họ là do tội lỗi chồng chất của những thế hệ trước.Thế hệ bị lưu đày bỏ qua cái thực sự rằng họ "ăn ở càng xấu hơn tổ phụ mình" (Gie 7:26), và bây giờ cố đổ lỗi cho ông cha. Đại ý của đoạn nầy là Đức Chúa Trời phán xét mỗi người tùy theo hành vi riêng của họ; hơn nữa, hạnh kiểm sau chót của một người sẽ định đoạt địa vị thật của người ấy trước mặt Đức Chúa Trời (câu 21-24). Đó là một lời thiết tha kêu gọi kẻ ác hãy ăn năn (câu 30-32).

Exe 19:1-14

 Bản ai ca về ngôi của Đa-vít sụp đổ

Dùng hình bóng của một sư tử cái. Nhà Đa-vít xưa kia cao đại và hùng cường, bây giờ bị lật đổ. Sư tử con thứ nhứt là Giô-a-cha (Sa-lum) bị bắt qua Ai-cập (IIVua 23:31-34). Sư tử con thứ hai (câu 5) là Giê-hô-gia-kin hoặc Sê-đê-kia, cả hai đã bị bắt qua Ba-by-lôn (IIVua 24:8-25:7).

Exe 20:1-44

 Nhắc lại dân Y-sơ-ra-ên thờ lạy hình tượng

Hết thế hệ nầy tới thế hệ khác, họ đã dầm mình trong sự thờ lạy hình tượng dơ bẩn. Hãy chú ý lời tiên tri về sự khôi phục (xem ở dưới đoạn 37).

Exe 21:1-37

 Bài ca về thanh gươm

Thanh gươm sắp rút ra khỏi vỏ để đánh Giê-ru-sa-lem và Am-môn. "Phía Nam" (câu 2) là xứ Giu-đa.Nê-bu-cát-nết-sa được hình dung là đang lưỡng lự, không biết nên tiến đánh nơi nào trước, Giê-ru-sa-lem hay là Am-môn (câu 26). Ông đã chọn Giê-ru-sa-lem, và tấn công Am-môn 5 năm sau. "Cho đến chừng nào Đấng đáng được sẽ đến"(câu 32), nghĩa là sự lật đổ ngôi vua Sê-đê-kia sẽ kết liễu nước của Đa-vít cho đến khi Đấng Mê-si hiện ra (Exe 34:23-24  Exe 37:24  Gie 23:5,6).

Exe 22:1-31

 Các tội lỗi của Giê-ru-sa-lem

Nhiều lần Ê-xê-chi-ên kê khai rõ ràng các tội lỗi của Giê-ru-sa-lem: Tự làm ô uế bởi hình tượng, đổ huyết, ăn nuốt linh hồn, ức hiếp trẻ mồ côi cha và đờn bà góa, khinh cha mẹ, phạm ngày yên nghỉ, cho vay nặng lãi (lời), vu cáo. trộm cắp, tà dâm hỗn loạn; còn các quan trưởng, thầy tế lễ và tiên tri thì ví như muông sói, tham lam, lợi lộc, bất nghĩa.

Exe 23:1-49

 Ô-hô-la và Ô-hô-li-ba

Hai chị em dâm đãng không hề chán. Đây là một thí dụ về tội thờ hình tượng của dân Y-sơ-ra-ên. Ô-hô-la là Sa-ma-ri,còn Ô-hô-li-ba là Giê-ru-sa-lem. Cả hai đã phạm tội tà dâm cho tới lúc già nua.Cả hai bị tiêu diệt bởi các tình nhơn bất chánh của chúng. Nhiều lần tình vợ chồng được dùng để diễn tả mối liên quan giữa Đức Chúa Trời và dân Ngài (xem ở dưới đoạn 16). Tội ngoại tình hỗn loạn chắc đã lan tràn rất rộng (Exe 16:32  Exe 18:6,11,15  Exe 22:11  Exe 23:43  Gie 5:7,8  Gie 7:9  Gie 9:2  Gie 23:10,14  Gie 29:23).

Exe 24:1-27

 Cái nồi sôi sục sục

Tượng trưng cho sự hủy phá thành Giê-ru-sa-lem nay đã gần rồi. Thịt lấy từ trong nồi đang sôi ra chỉ về các phu tù. Ten rét dính trên nồi chỉ về sự đổ máu và việc vô đạo ở trong thành. Nồi trống rỗng lại đặt trên lửa chỉ về thành bị đốt cháy.

Vợ Ê-xê-chi-ên qua đời (câu 15-24).Việc nầy xảy ra đúng ngày Giê-ru-sa-lem bắt đầu bị vây hãm (câu 1, 18  IIVua 25:1). Đó là một dấu hiệu xé lòng đoàn phu tù, tỏ ra rằng thành Giê-ru-sa-lem yêu dấu của họ, là sự kiêu hãnh và vinh quang của nước họ, bấy giờ bị cất đi khỏi họ. Đó là một điều mà họ không tin rằng có thể xảy ra. Ê-xê-chi-ên bắt buộc phải im lặng cho tới ba năm sau, khi được tin thành ấy đã bị thiêu hủy (câu 27  Exe 33:21,22).

Exe 25:1-17

 Am-môn, Mô-áp, Ê-đôm,Phi-li-tin

Bốn nước nầy là láng giềng gần nhứt của nước Giu-đa ở các phía Đông, Nam và Tây. Ấy là các nước thù nghịch, lấy làm khoái trá khi nước Giu-đa bị quân Ba-by-lôn tàn diệt. Ở đây, Ê-xê-chi-ên dự ngôn cho chúng cùng một số phận như vậy, y như Giê-rê-mi đã dự ngôn (Gie 27:1-7). Nê-bu-cát-nết-sa khắc phục người Phi-li-tin khi chiếm lấy nước Giu-đa,và bốn năm sau, đã xâm lăng Am-môn, Mô-áp và Ê-đôm.

Exe 26:1-28:26

 Thành Ty-rơ, các sự hiện thấy trong năm 586 T.C.

Những sự hiện thấy về số phận thành Ty-rơ nầy đã được ban cho Ê-xê-chi-ên cùng một năm thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ,nghĩa là năm thứ 11 (Exe 26:1). Không có ghi tháng, nhưng là sau khi Giê-ru-sa-lem "trở nên hoang vu" (Exe 26:2), nhằm tháng 4 (Gie 52:5,6) và đang khi thành Ty-rơ chưa bị Nê-bu-cát-nết-sa tiến đánh (Exe 26:7 -- "sẽ đem").

Exe 26:1-20

 Một lời tiên tri về thành Ty-rơ bị Nê-bu-cát-nết-sa vây hãm và bị hoang vu vĩnh viễn.

Năm sau (585 T.C.), Nê-bu-cát-nết-sa vây hãm Ty-rơ. Ông mất 13 năm mới chiếm được thành nầy (585-573 T.C.).

Ty-rơ ở cách Na-xa-rét 60 dặm về phía Tây bắc, thật ra là hai thành, một ở trên hòn đảo, còn một ở trên đại lục,trong một đồng bằng phì nhiêu và có nhiều sông ngòi, ở chơn phía Tây của dãy núi Li-ban, cách cửa sông Leontes 5 dặm về phía Nam. Ty-rơ là một cường quốc hàng hải của thế giới thượng cổ, lên tới tuyệt điểm từ thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ thứ 6 T.C.; nó có thuộc địa ở duyên hải Bắc, Tây Phi-châu, ở Tây-ban-nha, ở Anh quốc, và kiểm soát nền thương mại Địa-trung-hải; hàng hóa của mọi nước đi qua hải cảng của nó. Thành nầy nổi tiếng vì sự huy hoàng và giàu có kinh khủng. Vì bị Nê-bu-cát-nết-sa khắc phục, nó không còn là một cường quốc độc lập nữa. Về sau, nó bị khắc phục bởi quân Ba-tư, rồi bởi A-lịch-sơn đại đế (năm 332 T.C.). Vua nầy đã chiếm nó bằng cách đắp một con đê rộng nửa dặm, từ đại lục tới hòn đảo. Nó không hề khôi phục được vinh quang thời xưa, và trải bao nhiêu thế kỷ, chỉ còn là "vầng đá sạch láng,... làm một chỗ người ta phơi lưới" (Exe 26:4,5,14). Lạ lùng thay, đã ứng nghiệm lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên rằng nó "không có dân ở nữa" (Exe 26:14,20 Exe 27:36  Exe 28:29)!

Exe 27:1-36

 Ty-rơ, nữ chúa Địa-trung-hải, được mô tả bằng hình bóng một chiếc tàu oai hùng, đẹp đẽ vô song, chở hàng hóa và bửu vật của các nước, nhưng sắp chìm.

Exe 28:1-19.

 Lật đổ vua kiêu hãnh của thành Ty-rơ; ngự ngai trên hòn đảo không ai tới gần và chiếm được, vua nầy vẫn chế giễu mọi sự hăm dọa cảnh an ninh của mình.

Exe 28:20-24.

 Lật đổ thành Si-đôn, ở cách Ty-rơ 20 dặm về phía Bắc. Nó bị Nê- bu-cát-nết-sa chiếm cùng một lúc với thành Ty-rơ.

Exe 28:25-26

Nước Y-sơ-ra-ên được khôi phục sau khi các nước lân cận nghịch thù nó đã biến mất.

Exe 29:1-32:32

 Ai-cập, sáu sự hiện thấy

Dự ngôn Nê-bu-cát-nết-sa sẽ xâm lăng Ai-cập, và Ai-cập sẽ trở thành một nước kém cỏi suốt cả tương lai.

Nê-bu-cát-nết-sa xâm lăng và cướp phá Ai-cập năm 572 và 568 T.C.. Ai-cập không bao giờ khôi phục được vinh quang thời xưa, và từ đó đến nay, chỉ đóng một vai thấp kém trong lịch sử thế giới. Thật đã ứng nghiệm lời Ê-xê-chi-ên nói tiên tri rằng nó "sẽ là một nước yếu hèn hơn hết các nước" (Exe 29:15).

Exe 29:1-16.

 Tháng giêng dương lịch, năm 586 T.C.. 6 tháng trước khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ. 15 năm trước khi Nê-bu-cát-nết-sa xâm lăng Ai-cập. Trong sự hiện thấy nầy, Ai-cập được hình dung là một con cá sấu, cũng như Ty-rơ đã được hình dung là một chiếc tàu ở đoạn 27.Con cá sấu, vua sông Ni-lơ, là một thần của Ai-cập. "40 năm" Ai-cập làm phu tù và bị hoang vu (câu 11, 12). Ấy là gần 40 năm, từ lúc Nê-bu-cát-nết-sa khắc phục Ai-cập cho tới khi đế quốc Ba-tư dấy lên (536 T.C.)và cho phép mọi dân bị bắt làm phu tù được trở về cố hương.

Exe 29:17-30:19.

 Tháng tư dương lịch, năm 570 T.C.; 16 năm sau khi thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ.

Sự hiện thấy nầy được ban cho Ê-xê-chi-ên lâu năm sau 5 sự hiện thấy kia và gần lúc Nê-bu-cát-nết-sa tiến vào Ai-cập; nhưng nó được đặt vào đây cho vấn đề được thống nhứt. "Chưa được tiền công nào... cho đạo binh mình" (Exe 29:18). Nê-bu-cát-nết-sa, tôi tớ mà Đức Chúa Trời dùng để hình phạt các dân, đã vây hãm thành Ty-rơ suốt 13 năm (585-573 T.C.). So với thời gian vây hãm, thì chiến lợi phẩm đã làm cho họ thất vọng, vì rất nhiều người dân đã đem của cải trốn mất. Nhưng bây giờ tại Ai-cập,ông sẽ được đền bù (câu 20). "Trong đất Ê-díp-tô sẽ không có vua nữa" (Exe 30:13), nghĩa là không có người bổn xứ cầm quyền cai trị quan trọng.

Exe 30:20-26.

 Tháng 4 dương lịch năm 586 T.C., 3 tháng trước khi thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ. "Đã bẻ" (câu 21)có lẽ chỉ về đạo quân của Pha-ra-ôn bị thất trận (Gie 37:5-9).

Exe 31:1-18

 Tháng 6 dương lịch, năm 586 T.C.. 1 tháng trước khi thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ. Ai-cập được cảnh cáo hãy chú ý đến số phận của A-si-ri, vốn hùng cường hơn Ai-cập, nhưng đã suy vong vì tay quân Ba-by-lôn.

Exe 32:1-16.

 Tháng 3 dương lịch, năm 584 T.C.. 1 năm, 8 tháng trước khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ. Một bức tranh mô tả Ai-cập và các đồng bạn của nó ở cõi chết.

Exe 33:1-20

 Sự công bình của Đức Chúa Trời

Lặp lại và thêm vào ý tưởng đã giải tỏ ở  3:17-21 và  18:5-29.

Exe 33:21-33

 Hay tin thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ

Một năm rưỡi sau khi thành nầy sụp đổ (xem niên biểu ở dưới  Exe 1:1-3). Ê-xê-chi-ên đã im lặng từ ngày cuộc vây hãm bắt đầu, tức là một khoảng 3 năm (Exe 24:1,26,27  Exe 33:22). Những sự hiện thấy từ đoạn 26 đến đoạn 31 (mà phần nhiều đã được ban cho ông trong khoảng 3 năm nầy và đều nghịch cùng Ty-rơ và Ai-cập), chắc đã được viết ra, chớ không phải nói ra. sau khi nhận được tin ấy, lời nói đầu tiên của Ê-xê-chi-ên là số ít người gian ác còn sót lại tại nước Giu-đa sẽ bị tuyệt diệt (câu 23-29). 5 năm sau,Nê-bu-cát-nết-sa bắt thêm 745 phu tù (Gie 52:30).

Rồi tới một lời chú thích rằng Ê-xê-chi-ên được đoàn phu tù quí chuộng (câu 30-33), vì lời giảng của ông hấp dẫn họ; nhưng họ vẫn chẳng ăn năn.

Exe 34:1-31

 Một lời tố cáo những kẻ chăn dân Y-sơ-ra-ên

Đây trực tiếp đổ trách nhiệm về dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày cho các vua và thầy tế lễ tham lam, tàn ác, đã đục khoét dân chúng cùng làm cho họ lầm lạc. Đối với bối cảnh, Ê-xê-chi-ên được sự hiện thấy về Đấng chăn dân Đức Chúa Trời trong tương lai, tức là Đấng Mê-si hầu đến,phát xuất từ Đa-vít (câu 15, 23, 24). Dưới sự chăn dắt của Ngài, họ sẽ không bao giờ phải đau khổ nữa, và sẽ có "cơn mưa của phước lành" (câu 26).

Exe 35:1-15

 Số phận của Ê-đôm

Nhân dân Giu-đa và Y-sơ-ra-ên lúc nầy đã bị bắt đi, người Ê-đôm bèn nghĩ rằng đây là một cơ hội để chiếm lấy xứ sở của họ (câu 10  Exe 36:2,5). Nhưng 3 năm sau, Ê-đôm cũng chung số phận. Xem dưới sách Áp-đia.

Exe 36:1-38

 Đất Y-sơ-ra-ên sẽ lại có người ở

Dầu lúc nầy nó hoang vu, nhưng một ngày kia, sẽ nên giống như vườn Ê-đen (câu 35), có người Giu-đa và người Y-sơ-ra-ên ở đông đúc (câu 10, 31). Ấy không phải vì cớ họ, nhưng để Danh Đức Chúa Trời được vinh hiển (câu 23, 32).

Exe 37:1-28

 Sự hiện thấy về hài cốt

Đây là lời dự ngôn về sự phục sanh quốc gia của dân Y-sơ-ra-ên đang bị tản lạc, về họ trở lại cố hương, về Giu-đa và Y-sơ-ra-ên sẽ lại thống nhất dưới đời trị vì của một Vua vĩnh viễn, gọi là "Đa-vít" (câu 24-26). Đây là lời tiên tri rõ ràng rằng dân Giu-đa sẽ hối cải, quay về với Đấng Christ, như Phao-lô đã nói tiên tri ở  Ro 11:15,25,26.

Sự hiện thấy liên quan đến "cả nhà Y-sơ-ra-ên" (câu 11-22), cả Giu-đa và Y-sơ-ra- ên. Sách E-xơ-ra và sách Nê-hê-mi thuật lại các phu tù Giu-đa hồi hương, nhưng không nói chi hết đến các phu tù Y-sơ-ra-ên hồi hương. Tuy nhiên, những người hồi hương đều gọi là "Y-sơ-ra-ên: (Exo 9:1  Exo 10:5  Ne 9:2  11:3). Ông Geikie nói rằng phần dân Y-sơ-ra-ên còn sót đã từ A-si-ri trở về và định cư tại xứ Ga-li-lê. Nhưng ta không thể nói rằng trong lịch sử quá khứ có gì làm ứng nghiệm lời tiên tri nầy tới một mức vừa phải. Sự ứng nghiệm còn ở tương lai.

Người ta không đồng ý kiến về điểm nầy:Phải giải thích những lời nầy đúng nghĩa đen và ứng dụng cho dân Do-thái tới mức nào, và phần nào có thể làm "hình bóng" cho giao ước Đấng Christ về đại cương (câu 26-28). Không phải luôn luôn dễ phân biệt rõ ràng cái gì phải hiểu theo nghĩa đen và cái gì phải hiểu theo nghĩa bóng. Thí dụ, cuộc đại chiến của Gót và Ma-gót ở đoạn 38, 39, sẽ xảy ra sau nầy, thì dường như không thể đánh thực sự bằng "những cung và tên, những giáo và sào" (Exe 39:9)."Đa-vít" (Exe 37:24) không phải thật là Đa-vít, mà là Đấng Mê-si. Danh từ "Y-sơ-ra-ên" trong Tân Ước dầu thường dùng cho người Do-thái, song thỉnh thoảng cũng áp dụng cho tín đồ Đấng Christ (Ga 6:16), và cũng có tỏ ra rằng người dân ngoại được bao hàm trong ý nghĩa ấy (Ga 3:7-9,29  Ro 2:28-29  Ro 4:13-16  Phi 3:3). Như vậy, sự hiện thấy về xứ sở lại có dân ở, về quốc gia được phục hưng và vinh quang nầy dầu có nghĩa đen rõ rệt là thích ứng lắm, song theo một phương diện, cũng có thể là bức tranh tượng trưng cho trái đất được đổi mới; ấy cũng như sách Khải Huyền dùng một thành đẹp đẽ trên đất làm hình bóng mô tả Thiên đàng vậy (Kh 21:1-22). các lời tiên tri trong Kinh Thánh về tương lai thường được mô tả bằng những danh từ thông dụng đương lúc ấy. Chúng tôi nghĩ trong những khúc sách giống như khúc sách nầy, có cả nghĩa đen và nghĩa bóng;ấy cũng như những sách Ma-thi-ơ, đoạn 24, một vài lời của Đức Chúa Jêsus dường như chỉ về cả sự phá hủy thành Giê-ru-sa-lem và lúc tận thế, biến cố nầy làm hình bóng cho biến cố kia.

Đấng Mê-si là trung tâm các sự hiện thấy của Ê-xê-chi-ên về tương lai dân Y-sơ-ra- ên. Ông gọi Ngài là "Vua" (Exe 34:23,24  Exe 37:24,25  Exe 44:3  Exe 45:7  Exe 46:16,17,18  Exe 48:21).

Exe 38:1-39:29

 Gót và Ma-gốc

Gót là vua của xứ Ma-gốc.  Sa 10:2, Ma-gốc, Mê-siếc, Tu-banh và Gô- me được kê khai là con của Gia-phết, và đã sáng lập nhóm quốc gia ở phương Bắc. Ở  Exe 27:13, Mê-siếc và Tu-banh được ghi là kẻ bán tôi mọi cho thành Ty- rơ; và  Exe 32:26 ghi chúng là những dân chuyên làm giặc cướp thời xưa. Có người tưởng rằng Rô-sơ nghĩa là nước Nga; người khác lại cho là không biết đúng chỉ về ai. Có người tưởng rằng Mê-siếc nghĩa là Mạc-tư-khoa (thủ đô nước Nga), hoặc Moscovie, một tên của nước Nga thời xưa, hoặc một dân tộc gọi là Moschi mà các bi văn A-si-ri có ghi là ở miền núi Caucase. Lại có người cho rằng Tu-banh là Tobolsk, một đô thị ở Tây-bá-lợi-á, hoặc một dân tộc gọi là Tibareni, ở bờ Đông-nam của Hắc-hải. Có người cho rằng Gô-me là dân Cimmériens từ phương Bắc tràn vào miền núi Caucase đương thời đế quốc A-si-ri và chiếm nhiều nơi thuộc Tiểu-Á-tế-á, nhưng rồi bị đánh lui. Còn Tô-ga-ma thì người ta cho là xứ 1c-mê-ni. Bất cứ các dân tộc nầy thật là ai, Ê-xê-chi-ên cũng nói rằng họ "ở phía cực Bắc" (Exe 38:6,15  Exe 39:2), và ta biết khá chắc chắn rằng ông có ý nói đến những dân tộc ở bên kia dãy núi Caucase. Nhìn qua bản đồ,ta cũng thấy rõ rằng trong trí óc ông nghĩ đến phần thế giới ngày nay gọi là nước Nga. Các dân tộc nầy vốn dã man, và trong cổ văn, họ được gọi chung là người Sy-the (Co 3:11). Vào khoảng Ê-xê-chi-ên sanh ra, miền Tây-nam Á-châu bị những đoàn quân Sy-the đông đảo từ phương Bắc tràn vào và khủng bố (xem "Cuộc xâm lăng của người Sy-the" ở dưới Giê-rê-mi 4). Những đồng bạn cao tuổi hơn Ê-xê-chi-ên còn nhớ rõ những nỗi khủng khiếp do chúng gây nên.

Trong hai đoạn nầy, Ê-xê-chi-ên dự ngôn một cuộc xâm lăng khác của người Sy-the, hung bạo hơn bội phần: Chúng liên minh với các dân tộc ở Đông-phương (Exe 38:5) mà tràn vào Đất Thánh, đánh dân Y-sơ-ra-ên mới được khôi phục. Biến cố nầy xảy ra "trong những năm sau rốt" (Exe 38:8), hình như đương thời kỳ của Đấng Mê-si. Nhờ Đức Chúa Trời giúp đỡ dân Ngài, chúng sẽ bị thảm bại đến nỗi khí giới của chúng đủ dùng làm củi trong 7 năm (Exe 39:9), và phải mất 7 tháng mới chôn hết tử thi của chúng (Exe 39:14).

Có người giải thích lời dự ngôn nầy theo nghĩa đen là cuộc tấn công hùng hậu cuối cùng của các dân ngoại vào dân Do-thái, trong thời kỳ sau rốt. Người khác lại cho đó là hình bóng tiên tri về sự đắc thắng cuối cùng của Nước Đức Chúa Trời trên các lực lượng của tội ác.

Trong sách Khải Huyền, những chữ "Gót" và "Ma-gốc"(1) dùng để chỉ về mọi nước dự phần cuộc tấn công hung hăng cuối cùng của quỉ Sa-tan vào dân Đức Chúa Trời (Kh 20:7-10).

Exe 40:1-48:35

 Đền thờ được xây lại

Tháng 4 dương lịch, năm 572 T.C.. Vào khoảng Lễ Vượt Qua. 14 năm sau khi thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ. Ê-xê-chi-ên trở về thăm Giê-ru-sa-lem lần thứ hai trong sự hiện thấy; lần thứ nhứt xảy ra 19 năm trước (Exe 8:1-13), để thi hành sứ mạng tuyên án hủy diệt thành ấy. Lần nầy cốt để chỉ rõ sự trùng tu Giê-ru-sa-lem, phần lớn xác định các chi tiết của Đền thờ.

Sự hiện thấy nầy chẳng được ứng nghiệm khi dân Do-thái từ Ba-by-lôn trở về cố hương. Rõ ràng lắm, nó dự ngôn về thời kỳ Đấng Mê-si.

Có người giải thích sự hiện thấy nầy theo nghĩa đen rằng: Một ngày kia, 12 chi phái lại sẽ ở trong xứ, sẽ được phân chia xứ đúng như có tỏ đây, và Đền thờ sẽ được xây cất lại đúng như mọi đặc điểm minh xác đây, cũng sẽ có dâng thú vật làm của lễ thật. Họ gọi Đền thờ nầy là "Đền thờ của thời kỳ 1000 năm hòa bình."

Người khác lại giải thích theo nghĩa bóng, cho là một tỉ dụ nói trước về cả kỷ nguyên đạo Đấng Christ, dưới hình bóng một quốc gia được phục sanh, trùng hưng và vinh hiển.

Dầu có nhiều sự đổi khác, nhưng về đại thể, Đền thờ trong sự hiện thấy của Ê-xê- chi-ên, với những hành lang, cách sắp đặt và bày biện, theo đúng kiểu mẫu tổng quát của Đền thờ do Sa-lô-môn xây cất.

Đức Chúa Trời "sẽ ở đời đời"trong Đền thờ nầy (Exe 43:7). Lời lẽ nầy hầu như không thể xác định là một Đền thờ thật bằng vật chất. Nó chắc phải chỉ bóng về một cái gì, vì trong sách  Gi 4:21-24, Đức Chúa Jêsus đã bãi bỏ sự thờ phượng trong Đền thờ, và ở trên trời,sẽ chẳng có Đền thờ (Kh 21:22).

Các của lễ (Exe 45:9-46:24). ta tự hỏi tại sao phải có các của lễ dưới đời trị vì của "Vua"? Thơ Hê-bơ-rơ tuyên bố rõ rằng các của lễ ấy đã được ứng nghiệm và bị bãi bỏ bởi sự chết của Đấng Christ một lần đủ cả. Những người nghĩ Đền thờ nầy thật là một "Đền thờ của thời kỳ 1000 năm hòa bình" thì cho rằng dân Do-thái sẽ cứ dâng các sanh tế nầy trong khi chưa hối cải, hoặc các của lễ cốt để kỷ niệm sự chết của Đấng Christ.

Dòng sông ban sự sống (Exe 47:1-12). Đây là một trong những khúc vĩ đại nhứt của sách Ê-xê-chi-ên. Giô-ên và Xa-cha-ri cũng nói đến giòng sông nầy (Gio 3:18  Xa 14:8). Dường như đây mô tả "sông nước sự sống" ở Thiên đàng (Kh 22:1-2). Bất cứ dòng nước nầy có thể ứng dụng theo nghĩa bóng hoặc nghĩa đen thể nào, nhưng về đại cương, không cần phải gò bó chút chi, ta chắc cũng có thể coi nó là một bức tranh kỳ diệu mô tả các ảnh hưởng tốt lành của Đấng Christ phát xuất từ Giê-ru-sa-lem, thành một dòng sông càng ngày càng sâu rộng, lan ra khắp thế giới, ban phước cho muôn dân bởi hiệu lực truyền sự sống, mãi tới đời đời vô cùng trên Thiên đàng.

 

   

   Cửa phía Đông của Đền thờ phải đóng luôn, chỉ mở cho Vua mà thôi (Exe 44:1-3).

Đan

A-se

     Khu thánh dành cho Thành, Đền thờ, có thầy tế lễ và người Lê-vi, sẽ ở gần trung tâm của xứ và tứ phía có đất đai của Vua (Exe 45:1-8).

Nép-ta-li

Ma-na-se

Ép-ra-im

Ru-bên

Giu-đa

     Biên giới của xứ và vị trí của các chi phái (Exe Exe 47:13-48:29). Xứ không rộng lớn bằng nước của Đa-vít. Về đại cương, nó là phần nửa phía Nam của bờ phía Đông Địa-trung-hải, chừng 40 dặm từ Bắc tới Nam, và đổ đồng chừng 100 dặm từ Đông tới Tây. Các chi phái không được sắp đặt như hồi nguyên thủy, nhưng như có tỏ ra ở đây.

Đền thờ

Vua                 Vua

Thành

Bên-gia-min

Si-mê-ôn

Y-sa-ca

Sa-bu-lôn

Gát

Thành (Exe 48:30-35) rộng chừng 20 cây số vuông. Một phần giống như thành Giê-ru-sa- lem mới (Khải Huyền 21). Đây là nơi ở của Đức Chúa Trời (câu 35).