- Chuyên mục: Thánh Kinh Lược Khảo
Các sách lịch sử của Cựu Ước, từ Sáng thế ký đến Ê-xơ-tê, là truyện tích sự dấy lên và suy sụp của quốc gia Hê-bơ-rơ.
Các sách thi ca, từ Gióp đến Nhã Ca của Sa-lô-môn, đại để thuộc về hoàng kim thời đại của quốc gia Hê-bơ-rơ.
Các sách tiên tri, từ Ê-sai đến Ma-la-chi, thuộc về thời kỳ suy sụp của quốc gia Hê-bơ-rơ.
Có 17 sách tiên tri, nhưng chỉ có 16 tiên tri, vì Giê-rê-mi đã viết hai sách: Sách mang tên ông và sách Ca Thương.
Những sách nầy thường được gọi là "Đại tiên tri" và Tiểu tiên tri," kể ra như dưới:
Đại tiên tri: Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-ên.
Tiểu tiên tri: Ô-sê, Giô-ên, A-mốt, Áp-đia, Giô-na, Mi-chê, Na-hum, Ha-ba-cúc, Sô-phô-ni,A-ghê, Xa-cha-ri và Ma-la-chi.
Sự phân loại nầy căn cứ vào mực lớn,nhỏ của các sách. Ba quyển Ê-sai, Giê-rê-mi và Ê-xê-chi-ên, thì quyển nào đứng riêng cũng lớn hơn cả 12 sách Tiểu tiên tri hợp lại. Sách Đa-ni-ên gần bằng hai sách Ô-sê và Xa-cha-ri, là hai sách Tiểu tiên tri lớn nhứt hợp lại.
Phân loại theo thời gian:13 tiên tri liên quan đến sự hủy diệt quốc gia Hê-bơ-rơ; 3 tiên tri liên quan đến sự trùng hưng quốc gia ấy.
Sự hủy diệt quốc gia Hê-bơ-rơ thực hiện làm hai giai đoạn.
Nước phía Bắc sụp đổ (734-721 T.C.).Trước và trong thời kỳ nầy có: Giô-ên, Giô-na, A-mốt, Ô-sê, Ê-sai, Mi-chê.
Nước phía Nam sụp đổ (606-586 T.C.).Trong thời kỳ nầy có: Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, Đa-ni-ên, Áp-đia, Na-hum,Ha-ba-cúc, Sô-phô-ni.
Quốc gia trùng hưng năm 536-444 T.C..Trong thời kỳ nầy có: A-ghê, Xa-cha-ri và Ma-la-chi.
Phân loại theo sứ điệp: Dầu còn gồm có nhiều sứ điệp (messages) trọng đại khác nữa, song các sách Tiên tri cốt gởi như sau đây:
Cho nước Y-sơ-ra-ên: A-mốt, Ô-sê.
Cho thành Ni-ni-ve: Giô-na, Na-hum.
Cho nước Ba-by-lôn: Đa-ni-ên.
Cho những kẻ bị lưu đày tại Ba-by-lôn:Ê-xê-chi-ên.
Cho xứ Ê-đôm: Áp-đia.
Cho nước Giu-đa: Giô-ên, Ê-sai, Mi-chê,Giê-rê-mi, Ha-ba-cúc, Sô-phô-ni, A-ghê, Xa-cha-ri, Ma-la-chi.
Mỗi người đọc Kinh Thánh phải Học Thuộc Lòng tên các sách Tiên tri nầy theo thứ tự để có thể mở ra mau lẹ.
Biến cố lịch sử đòi hỏi chức vụ của các đấng tiên tri chính là sự bội đạo của 10 chi phái lúc chấm dứt đời trị vì của Sa-lô-môn (xem ở dưới I Các vua 12). Nước phía Bắc chọn lấy sự thờ lạy bò con, là đạo của Ai-cập, làm quốc giáo, coi đó là một biện pháp chánh trị để duy trì tình trạng phân chia của hai nước. Sau đó ít lâu, họ thêm sự thờ lạy tà thần Ba-anh, và đạo nầy cũng tràn xuống nước phía Nam. Các đấng tiên tri xuất hiện trong cuộc khủng hoảng nầy, là lúc dân Đức Chúa Trời lìa bỏ Ngài, đi theo sự thờ lạy hình tượng của các dân tiếp cận, Danh Đức Chúa Trời bị trí óc người ta lãng quên, và các kế hoạch của Đức Chúa Trời để sau cùng cứu chuộc thế giới sắp thành vô hiệu.
Các tiên tri và thầy tế lễ.--Các thầy tế lễ được chánh thức chỉ định để dạy đạo cho nhơn dân. Họ là một giai cấp truyền tử lưu tôn. Và thường là những kẻ gian ác nhứt trong nước. Tuy nhiên, họ vẫn là những thầy dạy đạo. Họ chẳng kêu la nghịch cùng tội lỗi của nhơn dân, nhưng lại đồng tình với chúng, và thành ra các tay thủ lãnh làm ác.Còn các tiên tri thì không phải là một giai cấp truyền tử lưu tôn. Mỗi người được Đức Chúa Trời trực tiếp kêu gọi. Họ được kêu gọi từ các chức nghiệp khác nhau: Giê-rê-mi và Ê-xê-chi-ên là thầy tế lễ; có lẽ Xa-cha-ri cũng là thầy tế lễ. Ê-sai, Đa-ni-ên và Sô-phô-ni là dòng dõi nhà vua. A-mốt làm nghề chăn chiên. Còn những tiên tri khác thì ta không biết họ vốn làm gì.
Sứ mạng và sứ điệp của các tiên tri là:
- Cố cứu nhơn dân khỏi sự thờ lạy hình tượng và tội ác.
- Không thành công, họ bèn báo cáo rằng quốc dân sẽ bị tiêu diệt.
- Nhưng không phải là hoàn toàn tiêu diệt. Một phần sót lại sẽ được cứu.
- Từ phần dân sót lại nầy sẽ phát xuất một ảnh hưởng lan tràn khắp mặt đất và dắt đem muôn dân trở về cùng Đức Giê-hô-va.
- Ảnh hưởng ấy do một Vĩ Nhân mai sau sẽ dấy lên trong gia tộc Đa-vít. Các tiên tri gọi Ngài là "Chồi." Cây của gia tộc Đa-vít vốn hùng mạnh nhứt thế giới, đã bị chặt đương thời các tiên tri để chỉ trị vì một nước nhỏ bé, bị khinh dể, và chính nước ấy lúc đó cũng không còn nữa. Thật là một dòng vua không có nước. Nhưng chính gia tộc không tiêu mất. Nó sẽ phục hồi. Từ gốc của gia tộc sẽ nẩy ra một Chồi, một Nhánh vĩ đại.
Cả thời kỳ các tiên tri đại để gồm chừng 400 năm (800-400 T.C.). Biến cố quan trọng nhứt của thời kỳ nầy là sự hủy phá thành Giê-ru-sa-lem vào lối giữa thời kỳ. Bằng cách nầy hoặc cách khác, có 7 tiên tri liên quan với biến cố nầy, hoặc thực sự, hoặc theo niên biểu: Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, Đa-ni-ên. Áp-đia, Na-hum, Ha-ba-cúc,Sô-phô-ni. Sự sụp đổ thành Giê-ru-sa-lem là thời gian các tiên tri hoạt động nhiều nhứt, vì họ gắng ngăn cản hoặc giải thích biến cố ấy. Dầu chính Đức Chúa Trời gây nên sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem, nhưng nói theo loài người, Ngài đã làm mọi sự có thể làm để cản trở tai họa ấy. Dường như Ngài thích có một cơ sở binh vực ý niệm về Đức Chúa Trời, mặc dầu cơ sở ấy bị hư hỏng hoàn toàn vì tội ác và bại hoại, hơn là không có cơ sở nào hết. Có lẽ vì đó mà Ngài cứ để cho một Giáo hội lầm lạc kia tồn tại suốt thời Trung cổ. Dẫu sao, Đức Chúa Trời cũng đã sai một đoàn Tiên tri xuất sắc đi cố gắng cứu thành Giê-ru-sa-lem.
* * *
Các Tiên Tri 2
Các tiên tri không cứu nỗi Thành Thánh đã hóa ra ô uế, bèn truyền lại đúng những lời giải thích và quả quyết của Đức Chúa Trời rằng sự suy vong của dân Ngài không có nghĩa là các kế hoạch Ngài bị hủy bỏ; rằng sau một thời gian hình phạt, sẽ có cuộc trùng hưng và một tương lai vinh hiển cho dân Đức Chúa Trời.
Sứ điệp của các Tiên tri cho xã hội.-- Sách vở kim thời giải luận các Tiên tri nhấn rất mạnh vào sứ điệp cho xã hội: Nào tố cáo sự bại hoại chánh trị, nào sự hà hiếp, nào đạo đức thúi nát của quốc dân. Tuy nhiên, điều làm cho các Tiên tri bối rối hơn hết chính là nhơn dân THžLẠY HÌNH TƯỢNG và có một quan niệm lầm lạc về Đức Chúa Trời. Chúng ta ngạc nhiên vì phần lớn các nhà văn kim thời bỏ qua điểm ấy, nhứt là trong lúc ai nấy nhìn nhận sự thực nầy: Đời sống xã hội của một nước là sản phẩm trực tiếp do tôn giáo nước ấy.
Yếu tố dự ngôn.--Các nhà học giả kim thời có khuynh hướng giảm giá trị của yếu tố dự ngôn trong Kinh Thánh. Nhưng yếu tố dự ngôn còn đó. Ý tưởng mà cả Cựu Ước bày giải nhiều hơn hết là: Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của dân tộc Hê-bơ-rơ, một ngày kia, sẽ trở thành Đức Chúa Trời của mọi dân tộc. Các thế hệ trứ giả Cựu Ước nối tiếp nhau,đã đi từ chỗ tổng quát đến chỗ riêng biệt trong khi mô tả chi tiết và cách thức thực hiện điều đó. Trong các sách Tiên tri, ta nhận thấy điểm nầy: Dầu chính họ không hiểu hết tầm quan trọng của một vài lời mình rao truyền, dầu một vài dự ngôn của họ bị che khuất bởi các biến cố lịch sử đương thời họ, nhưng cả truyện tích Đấng Christ và sự lan tràn đạo Đấng Christ khắp trái đất đã được mô tả trước, vừa tổng quát, vừa tỉ mỉ, bằng các lời lẽ không thể nào áp dụng cho sự kiện hoặc nhân vật nào khác trong lịch sử.
Sứ điệp của mỗi Tiên triđược tóm tắt như dưới đây:
Giô-ên: Sự hiện thấy về thời đại Tin Lành; Đức Giê-hô-va thâu nhóm muôn dân.
Giô-na: Ngụ ý tỏ ra Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên chú ý đến các kẻ thù nghịch dân ấy.
A-mốt: Nhà Đa-vít hiện nay bị dân Y-sơ-ra-ên chối bỏ, nhưng sẽ cai trị thế giới.
Ô-sê: Đức Giê-hô-va bị dân Y-sơ-ra-ên chối bỏ, nhưng một ngày kia, Ngài sẽ là Đức Chúa Trời của muôn dân.
Ê-sai: Đức Chúa Trời có một phần dân sót lại, và một tương lai vinh hiển được dành cho họ.
Mi-chê: Vua sẽ ngự đến Bết-lê-hem và sẽ trị vì thế giới.
Na-hum: Thành Ni-ni-ve sắp bị đoán phạt và tiêu diệt.
Sô-phô-ni: Thực hiện một sự khải thị mới, gọi bằng một danh hiệu mới.
Giê-rê-mi: Thành Giê-ru-sa-lem phạm tội, bị đoán phạt, và tương lai sẽ được vinh hiển.
Ê-xê-chi-ên: Thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ, được khôi phục, và được vinh hiển trong tương lai.
Áp-đia: Xứ Ê-đôm sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt vì thù nghịch dân Đức Chúa Trời.
Đa-ni-ên: Bốn nước, rồi tới Nước đời đời của Đức Chúa Trời gồm cả thế giới.
Ha-ba-cúc: Đến cuối cùng, dân của Đức Chúa Trời chắc sẽ toàn thắng.
A-ghê: Đền thờ thứ hai và Đền thờ tương lai nguy nga, đồ sộ hơn.
Xa-cha-ri: Vua hầu đến, dòng họ Ngài, và Nước danh tiếng vang lừng của Ngài.
Ma-la-chi: Sứ điệp cuối cùng cho dân tộc sẽ sanh ra Đấng Mê-si, nhưng hiện đang không vâng lời Đức Chúa Trời.
Khung cảnh lịch sử và niên hiệu gần đúng của các Tiên tri
Quốc gia bị phân chia, năm 933 T.C.
Nước Y-sơ-ra-ên |
Nước Giu-đa |
Các Tiên Tri |
|||
Giê-rô-bô-am |
933-911 |
Rô-bô-am |
933-916 |
||
Na-đáp |
911-910 |
A-bi-giam |
915-913 |
||
Ba-ê-sa |
910-887 |
A-sa |
912-872 |
||
A-si-ri dấy lên địa vị đế quốc bá chủ thế giới, khoảng năm 900 T.C. |
|||||
Ê-la |
887-886 |
||||
Xim-ri |
886 |
||||
Ôm-ri |
886-875 |
||||
A-háp |
875-854 |
Giô-sa-phát |
874-850 |
Ê-li |
875-850 |
A-cha-xia |
855-854 |
Giô-ram |
850-843 |
Ê-li-sê |
850-800 |
Giô-ram |
854-843 |
A-cha-xia |
834 |
||
Giê-hu |
843-816 |
A-tha-li |
843-837 |
||
Đức Chúa Trời bắt đầu "chặt" nước Y-sơ-ra-ên (II Các vua 10:32) |
|||||
Giô-a-cha |
820-804 |
Giô-ách |
843-803 |
Giô-ên (?) |
840-830 |
Giô-ách |
806-790 |
A-ma-xia |
803-775 |
||
Giê-rô-bô-am II |
790-749 |
Ô-xia |
787-735 |
Giô-na |
790-770 |
Xa-cha-ri |
748 |
Giô-tham |
749-734 |
A-mốt |
780-740 |
Sa-lum |
748 |
Ô-sê |
760-720 |
||
Ma-na-hem |
748-738 |
Ê-sai |
745-695 |
||
Phê-ca-hia |
738-736 |
||||
Phê-ca |
748-730 |
A-cha |
741-726 |
Mi-chê |
740-700 |
Dân Y-sơ-ra-ên ở phía Bắc bị bắt làm phu tù (734 T.C.) |
|||||
Ô-sê |
730-721 |
Ê-xê-chia |
726-697 |
||
Nước phía Bắc bị tiêu diệt (721 T.C.) |
|||||
Ma-na-se |
697-642 |
||||
A-môn |
641-640 |
||||
Giô-si-a |
639-608 |
Sô-phô-ni |
639-608 |
||
Giô-a-cha |
608 |
Na-hum |
630-610 |
||
Giê-hô-gia-kim |
608-597 |
Giê-rê-mi |
626-586 |
||
Đế quốc A-si-ri suy vong (607 T.C.) Đế quốc Ba-by-lôn dấy lên |
|||||
Giê-hô-gia-kin |
509 |
Ha-ba-cúc |
606-586 |
||
Sê-đê-kia |
597-586 |
Áp-đia |
585 |
||
Giê-ru-sa-lem bị chiếm và bị thiêu hủy (606-586 T.C.) Cuộc lưu đày (606-536 T.C.) |
|||||
Đa-ni-ên |
606-534 |
||||
Ê-xê-chi-ên |
592-570 |
||||
Đế quốc Ba-by-lôn suy vong (536 T.C.) Từ chốn lưu đày hồi hương (536 T.C.) |
|||||
Giê-hô-sua |
536-516 |
A-ghê |
520-516 |
||
Xô-rô-ba-bên |
536-516 |
Xa-cha-ri |
520-516 |
||
Đền thờ được xây cất lại (520-516 T.C.) |
|||||
E-xơ-ra |
547-530 |
||||
Nê-hê-mi |
444-432 |
Ma-la-chi |
450-400 |