1. TỘI LỖI CỦA DÂN SỰ ĐỨC CHÚA TRỜI - PHẦN I (Ma 1:1-2:16)

Một tín hữu trong Hội Thánh trách vị chủ tọa của mình vì ông đã giảng một loạt bài về “tội lỗi của các thánh.”

Cô tranh luận: “Vậy thì tội lỗi của Cơ Đốc nhân khác với tội lỗi của những người ngoại.”

Vị chủ tọa tán đồng: “Vâng, nhưng chúng xấu xa hơn.”

Xấu xa hơn vì khi tín đồ phạm tội, họ không chỉ làm trái luật pháp của Đức Chúa Trời mà còn làm lòng Ngài tan vỡ. Khi một người tín đồ cố ý phạm tội, điều đó không chỉ đơn giản là sự không vâng lời của một tôi tớ đối với chủ, hoặc sự chống đối của thần dân với vua, mà nó là điều sỉ nhục của đứa con đối với người cha yêu dấu của mình. Tội lỗi chúng ta phạm và nghĩ trong lòng sẽ gây đau đớn cho lòng Đức Chúa Trời.

Ma-la-chi được kêu gọi thi hành một nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm. Chính ông phải có trách nhiệm tranh cãi với dân sự vì tội lỗi mà họ đã phạm nghịch cùng Đức Chúa Trời và với nhau, kêu gọi họ trở về cùng Chúa. Ma-la-chi hành động cách khôn ngoan, ông đã tiên liệu sự phản đối của dân sự nên đã đón đầu họ. Tiên tri loan báo “Đây là điều Đức Chúa Trời phán”, nhưng “các ngươi nói”, sau đó ông trả lời những than phiền của họ. Các tiên tri thời Cựu Ước là những người duy nhất trong cộng đồng nắm bắt được hiện thực theo đúng bản chất của nó, đó là điều làm họ trở nên đặc biệt. Christopher Morley đã nói: “Các tiên tri bị ném đá hai lần”, phân đoạn Mat 23:29-31 “Lần đầu trong cơn giận dữ, tiếp sau cái chết của họ với một phiến đá đẹp trong mồ mả.”

Trong chương này, chúng ta sẽ học điều Ma-la-chi viết liên quan đến ba tội lỗi của dân sự, sau đó chúng ta sẽ xem xét ba tội lỗi còn lại trong chương sau. Nhưng đừng xem Ma-la-chi như một quyển sách lâu đời, vì thật đáng buồn thay, những tội lỗi nầy vẫn còn trong Hội thánh ngày nay.

1. Nghi ngờ tình yêu của Đức Chúa Trời (Ma 1:1-5)

Giống như Na-hum (Na 1:1) và Ha-ba-cúc (Ha 1:1), Ma-la-chi gọi sứ điệp của mình là một “gánh nặng.” Các tiên tri là những người cảm nhận một cách riêng tư về “gánh nặng Lời Đức Giê-hô-va” khi Đức Chúa Trời ban cho họ cái nhìn thấu suốt lòng dân sự và những nan đề của xã hội. Không dễ dàng đối với Ma-la-chi chút nào khi phải lột bỏ vẻ bề ngoài đạo mạo của các thầy tế lễ cả và vạch trần sự giả hình của họ, hay phải lặp lại cho dân sự những điều họ phàn nàn trong bí mật nghịch cùng Đức Chúa Trời, nhưng đó là điều Đức Chúa Trời kêu gọi ông làm. Eugene Peterson viết “công việc của một tiên tri không phải làm cho sự việc dịu đi nhưng làm cho nó trở nên đúng đắn.” (Eugene Peterson, Run with the horse, Docvers Grove, III:Inter Varsity Press 1983, p.69).

Tội lỗi đầu tiên được Ma-la-chi nêu ra là sự thiếu hụt tình yêu đối với Đức Chúa Trời. Đó là tội lỗi đầu tiên Chúa Giê-xu đề cập đến khi Ngài viết về bảy Hội thánh của xứ A-si (Kh 2:4), có lẽ nó đứng hàng đầu vì thiếu hụt tình yêu với Đức Chúa Trời là cội rễ của mọi tội lỗi. Nhiều thế kỷ qua, dân Do Thái ngâm nga The Shema khi họ cầu nguyện mỗi ngày: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe. Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi” (Phu 6:4-5). Nhưng dân sự được nghe Ma-la-chi rao giảng lại nghi ngờ tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho họ, nên làm sao họ có thể yêu thương Ngài?

Tiên tri Ma-la-chi nêu ra nhiều chứng cớ về tình yêu của Đức Chúa Trời đối với Y-sơ-ra-ên, đầu tiên là lời phán rõ ràng của Đức Chúa Trời về tình yêu của Ngài (Ma 1:2). Ma-la-chi có lẽ ám chỉ điều Đức Chúa Trời phán qua Môi-se trong sách Phục truyền, đặc biệt trong Ma 7:6-11. Khi Đức Chúa Trời ban Luật pháp tại Si-nai, Ngài nhấn mạnh việc “Hãy vâng giữ Luật Pháp ta vì Ta là Đức Chúa Trời thánh khiết.” Nhưng khi Môi-se lập lại luật pháp đó cho thế hệ sau, ông nhấn mạnh với họ “Hãy vâng phục Đức Giê-hô-va vì Ngài yêu thương các ngươi và hãy yêu kính Ngài.” Cả hai điều trên vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.

Chứng cớ thứ hai về tình yêu của Đức Chúa Trời được Ma-la-chi nêu ra là sự nhân từ có chọn lựa của Đức Chúa Trời (Ma 3:2b-3). Là con đầu lòng trong gia đình, lẽ ra Ê-sau được thừa kế cả ơn phước lẫn quyền kế nghiệp, nhưng Đức Chúa Trời ban quyền thừa kế đó cho Gia-cốp, em trai người (Sa 25:21-23). Trong sự nhân từ tể trị của Ngài, Đức Chúa Trời thường sắp xếp thứ tự của con cái. A-bên là anh của Sết, Đức Chúa Trời chọn Sết (Sa 4:25-26), Ích-ma-ên là con trai đầu lòng của Áp-ra-ham, nhưng Đức Chúa Trời chọn Y-sác (Sa 17:15-22), Ma-na-se là con đầu của Giô-sép, nhưng Đức Chúa Trời ban ơn cho Ép-ra-im (Sa 48:13-22). Điều này là sự nhắc nhở cho chúng ta rằng sự ra đời của chúng ta không trọn vẹn và không được ơn phước, song bởi sự tái sinh, chúng ta được “xuống phước trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng, (Eph 1:3). Dòng dõi của Ê-sau được ban cho đất riêng nhưng Đức Chúa Trời không lập giao ước về phước lành cho dân Ê-đôm như đã lập với dòng dõi Gia-cốp.

Câu “Đức Chúa Trời yêu Gia-cốp nhưng ghét Ê-sau” cũng gây trở ngại cho một số người. Phao-lô trích dẫn câu đó trong Ro 9:10-13 để chứng tỏ ân điển có lựa chọn của Đức Chúa Trời dành cho cả dân Y-sơ-ra-ên và tất cả những người tin Chúa Cứu Thế Giê-xu để được cứu rỗi. Nhưng động từ “ghét” chắc không định nghĩa sự diễn ý tích cực về cơn giận của Đức Chúa Trời. Tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho Gia-cốp lớn đến nỗi khi so sánh thì việc làm của Gia-cốp đối với Ê-sau có vẻ đáng ghét hơn. Cũng một minh họa như vậy, Gia-cốp yêu thương Ra-chên, đến nỗi mối quan hệ của ông với Lê-a dường như là sự căm hờn (Sa 29:20,30-31 Phu 21:15-17). Khi Chúa Giê-xu bảo môn đồ Ngài “ghét” gia đình mình (Lu 14:26), Ngài cũng dùng từ “ghét” theo cách tương tự. Tình yêu của chúng ta đối với Cứu Chúa đôi lúc có thể khiến chúng ta làm những việc có vẻ đáng ghét với những người thân yêu (Mat 12:46-50).

Người nào đó đã nói với tiến sĩ Arno C.Gaebelein, một trong những Cơ Đốc nhân Hê-bơ-rơ được ân tứ ở thế hệ trước rằng “Tôi gặp phải một nan đề nghiêm trọng với Ma-la-chi trong Ma 1:3b khi Đức Chúa Trời nói “ghét Ê-sau”. Tiến sĩ Gaebelein đáp: “Tôi gặp nan đề lớn hơn trong Ma 1:3a khi Đức Chúa Trời nói “Ta yêu Gia-cốp.” Chúng ta thật không thể giải thích được tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta có thể kinh nghiệm ân sủng của Ngài khi chúng ta tin Cứu Chúa và bước đi với Ngài. Đức Giê-hô-va sẵn lòng làm “Đức Chúa Trời của Gia-cốp.”

Chứng cớ thứ 3 của Ma-la-chi về tình yêu của Đức Chúa Trời là ơn phước rõ ràng của Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên (c.4). Giống các nước khác trong khu vực, Ê-đôm cũng khốn khổ suốt thời kỳ Ba-by-lôn xâm chiếm Y-sơ-ra-ên, nhưng Đức Giê-hô-va không hứa phục hồi đất của họ như Ngài hứa với dân Do Thái. Người Ê-đôm kiêu ngạo rằng họ sẽ nhanh chóng có được đất mình trong tình trạng tốt lành, nhưng hoạch định của Đức Chúa Trời thì khác. Ngài gọi Ê-đôm là “cõi độc ác” (c.4), nhưng Ngài gọi Y-sơ-ra-ên là “đất thánh” (Xa 2:12). Câu Kinh Thánh này là chỗ duy nhất trong Kinh Thánh gọi Palestine là “đất thánh.” Ma 3:12 gọi nó là “đất vui thích”, nó cũng được gọi là “đất vinh hiển chép ở Da 11:41, hoặc gọi “đất của Đức Giê-hô-va”, Os 9:3 và “đất vui thích”, Xa 7:14).

Suy nghĩ cách Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu của Ngài đối với dân Do Thái. Trước hết, Ngài cứu dân Do Thái đang bị lưu đày ở Ba-by-lôn (Gie 29:1-32), sau đó Ngài khiến Si-ru ra chiếu chỉ cho phép dân Do Thái trở về và Giu-đa và lập lại đền thờ. Ngài ban cho họ người lãnh đạo là Giô-suê, thầy tế lễ cả cao trọng là Xô-rô-ba-bên, Nê-hê-mi, E-xơ-ra cũng như chức vụ tiên tri của A-ghê, Xa-cha-ri, Ma-la-chi. Nếu dân sự vâng theo giao ước, thì Đức Chúa Trời còn ban ơn cho họ nhiều hơn thế. Đúng vậy, họ là một tàn quân yếu đuối, nhưng Đức Giê-hô-va ở cùng họ và hứa ban ơn cho họ.

Lưu ý, danh Đức Chúa Trời dùng trong Ma 1:4 là “Đức Giê-hô-va vạn quân” (“Đức Giê-hô-va toàn năng, theo bản NIV), danh này được lặp lại 24 lần trong Ma-la-chi và gần 300 lần trong Cựu Ước. Đây là danh thuộc đội quân của Đức Chúa Trời vì “vạn quân” có gốc Hê-bơ-rơ là “tiến hành chiến tranh.” Đức Giê-hô-va là Đấng chỉ huy đạo quân trên trời, các vì sao (Es 40:26 Sa 2:1), thiên binh (Thi 103:20-21), đội quân của Y-sơ-ra-ên (Xu 12:41) và tất cả những ai tin Ngài (Thi 46:7,11).

Cuối cùng, Ma-la-chi nhắc dân Do Thái về những đặc ân lớn lao mà Đức Chúa Trời ban cho họ để làm chứng cho dân ngoại (Ma 1:5). Suốt thời trị vì của Đa-vít và Sa-lô-môn, Đức Chúa Trời bày tỏ vinh quang Ngài qua dân Y-sơ-ra-ên để dân ngoại đến từ phương xa có thể nhìn thấy những việc đang xảy ra trong Y-sơ-ra-ên. Ở mức độ khác, điều này cũng xảy ra trong thời của Giô-si-a và Ê-xê-chia. Nhưng sự hủy diệt Giê-ru-sa-lem và đền thờ khiến dân ngoại có cơ hội nhạo báng và chế giễu dân Y-sơ-ra-ên, tôn giáo và Đức Chúa Trời của họ (Thi 74:1-23 Thi 137:1-9 Gie 18:13-17 Ca 2:15-16).

Khi Đức Chúa Trời dẫn dân sót Y-sơ-ra-ên về xứ, Ngài muốn ban ơn cho họ và một lần nữa bày tỏ vinh quang Ngài qua họ, nhưng dân sự không khứng tin cậy Đức Chúa Trời và vâng phục Luật Pháp Ngài. Dù chịu thử thách, bị Ba-by-lôn tàn hại, dù họ không yên thương các nước ngoại bang chung quanh, nhưng dân Do Thái có thể bắt đầu lại, làm chứng cho dân ngoại về sự nhân từ thương xót của Đức Chúa Trời. Thay vì vậy, họ lại chìm sâu trong tội lỗi, những tội Ma-la-chi ghi lại trong sách này, và họ chỉ là một chứng nhân yếu đuối cho các nước khác. Họ đã đánh mất cơ hội làm vinh danh Đức Chúa Trời.

Nhưng chúng ta cần nhắc nhở chính mình rằng những thử thách mà chúng ta trải qua trong đời sống riêng tư hoặc trong giáo hội cũng là những cơ hội để làm vinh hiển Đức Chúa Trời trước mắt thế gian. Đó là lý do Phao-lô nhìn thấy cái chết tù tội chắc chắn đến với ông ở Rô-ma (Phi 1:12-26), và đó là cách chúng ta nên nhìn vào những thử thách Đức Chúa Trời đặt trên bước đường của chúng ta. Mỗi khó khăn là một cơ hội minh chứng cho những người khác điều Chúa có thể làm cho những người đặt niềm tin trong Ngài.

2. Sỉ nhục danh Đức Chúa Trời (Ma 1:1-5) (Ma 1:6-2:9)

Bấy giờ Ma-la-chi hướng sứ điệp của mình đặc biệt đến các thầy tế lễ (Ma 1:6 Ma 2:1,7-8), những người thay vì sống một đời sống gương mẫu lại phạm tội, làm trái Luật pháp mà họ phải vâng theo và dạy dỗ cho dân sự. Thái độ hầu việc Đức Chúa Trời của họ là điều sỉ nhục danh Ngài.

Trong phần này bạn tìm được cụm từ “danh ta” lặp lại 8 lần (Ma 1:6,11,14 Ma 2:2,5 Ma 3:16 Ma 4:2), dĩ nhiên là chỉ về bản tánh và danh xưng của Đức Chúa Trời. Các thầy tế lễ lẽ ra phải làm vinh hiển danh Chúa, nhưng họ đang làm ô danh Ngài trước mặt dân sự và Đức Giê-hô-va. Các thầy tế lễ được gọi là con cái Đức Chúa Trời, nhưng họ không làm vinh hiển Cha mình; họ được gọi là tôi tớ nhưng không tôn kính Chủ mình. Khi Ma-la-chi chạm trán với họ, các thầy tế lễ ngạo mạn hỏi rằng “Chúng tôi có khinh dể danh Ngài ở đâu?” (Ma 1:6), nên ông đã chỉ cho họ thấy.

Đầu tiên, họ dâng của lễ ô uế trên bàn thờ (Ma 1:6-14). Từ “bánh” chỉ của lễ trong luật pháp Môi-se (Le 1:1-7:38). Những con vật làm của lễ phải trọn vẹn không vết tích mới được dâng lên bàn thờ của Đức Chúa Trời và được tiếp nhận (Phu 15:19-23 Le 22:17-33). Trên hết, những của lễ này chỉ về hình bóng Chiên Con của Đức Chúa Trời sẽ chịu chết vì tội lỗi của thế gian (Gi 1:29 He 10:1-14), và nếu những của lễ không trọn vẹn, làm sao chúng ta có thể làm điển hình cho của lễ trọn vẹn là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời?

Tóm lại, các thầy tế lễ cho phép dân sự dâng lên Đức Chúa Trời những của lễ thấp kém. Nếu họ dâng những con vật có tì vít này cho người cầm quyền của họ, chắc ông ta sẽ không nhận chúng, nhưng họ lại đem những của lễ đó để dâng cho Đức Chúa Trời. Họ quên cả những điều đã được ghi chép tỏ tường trong luật pháp “Các ngươi chớ dâng một con vật nào có tì vít, vì nó sẽ không được nhậm” (Le 22:20). Điều này nói lên điều gì đối với những người tự nhận là Cơ Đốc nhân khi hàng năm có thể chi những số tiền khổng lồ cho việc quà cáp, mà chỉ bỏ vào hộp tiền dâng cho Đức Chúa Trời một vài đồng mỗi tuần?

Của lễ chúng ta dâng lên Đức Chúa Trời bày tỏ lòng chúng ta đối với Ngài, “vì chưng của cải ngươi ở đâu thì lòng ngươi cũng ở đó” (Ma 6:21). Những người xưng là yêu Chúa và công việc của Ngài có thể dễ dàng chứng minh điều đó với tập ngân phiếu của mình. Ban cho là việc nhân đức (IICo 8:1,6-9) và nếu chúng ta kinh nghiệm được lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, thì không có gì ngăn trở chúng ta dâng rời rộng cho Đức Chúa Trời, Đấng ban cho chúng ta rất nhiều. Làm sao chúng ta có thể cầu xin Đức Chúa Trời thương xót và nhậm lời cầu nguyện chúng ta nếu chúng ta không thực hiện việc ban cho (Ma 1:9).

Ma-la-chi bảo các thầy tế lễ bất tuân này rằng, tốt hơn họ nên đóng cửa đền thờ và ngưng việc dâng của lễ còn hơn tiếp tục thực hiện với sự giả hình như vậy. Chưa tin Chúa còn tốt hơn tin Chúa mà không dâng điều tốt nhất cho Ngài. Nếu khái niệm của chúng ta về Đức Chúa Trời thấp đến nỗi chúng ta nghĩ Ngài sẽ vui lòng với sự thờ phượng nửa vời không có giá trị thì chúng ta không biết Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Thật vậy, nếu Đức Chúa Trời khuyến khích chúng ta làm những việc thấp hơn bản chất tốt nhất của chúng ta thì đó là một Đức Chúa Trời chúng ta không nên thờ phượng.

Ngày sẽ đến khi các dân ngoại thờ phượng Đức Chúa Trời và tán tụng danh cao cả của Ngài (c.11). Ma-la-chi nhìn vào tương lai, đó là kỳ sứ điệp về sự cứu rỗi được tất cả các nước tiếp nhận và xa hơn nữa, ông nhìn thấy sự thành lập vương quốc trên đất vào ngày đó mọi nước sẽ “đổ về nó” (Es 2:2 Es 11:3-4,9 Es 45:22-25 Es 49:5-7). Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên Áp-ra-ham bao hàm việc dân Do Thái trở nên nguồn phước cho toàn thế giới (Sa 12:1-3). Cũng như vậy, sự kêu gọi của Ngài trên Hội Thánh bao hàm sự rao giảng Phúc Âm cho mọi dân mọi nước (Mac 16:15).

Các thầy tế lễ thậm chí cho phép dân sự lừa dối trong lời hứa của họ (Ma 1:13-14). Nếu một người hứa với Đức Chúa Trời sẽ dâng của lễ cho Ngài nhưng lại mang đến một con vật bệnh tật hoặc tì vít, thì thầy tế lễ cũng chấp nhận, dù người đó có con vật tốt hơn. Trong luật pháp Môi-se, lời thề hứa là hoàn toàn tự nguyện nhưng một khi họ đã thề, họ bị ràng buộc trong lời thề hứa đó (Le 27:1-34 Dan 30:1-17 Phu 23:21-23). Nếu quan trấn thủ không nhận của gian dối (Ma 1:8) khi một vị vua cao cả lại nhận của đó sao? (C.14). Đức Chúa Trời là vị Vua lớn và Ngài đáng được nhận của lễ tốt nhất chúng ta có thể dâng lên Ngài. Chúng ta hứa gì phải thực hiện điều đó.

Tại sao các thầy tế lễ có ý làm trái luật pháp, làm ô uế bàn thờ của Đức Chúa Trời và khích lệ dân sự thờ phượng Đức Chúa Trời bằng một thái độ lừa dối một cách thiếu suy nghĩ như vậy? Chỉ vì các thầy tế lễ cũng không dâng vật tốt nhất cho Đức Chúa Trời, thế nên làm sao có thể ra lệnh cho dân sự được? “dân thể nào thì thầy tế lễ cũng thể ấy” (Os 4:9 Gie 5:30-31), vì không có người nào có thể trổi hơn lãnh đạo của mình.

Nhưng có một lý do khác để giải thích tại sao những của lễ không xứng đáng lại được nhận? Các thầy tế lễ và gia đình của họ sống nhờ vào của lễ trên bàn thờ, các thầy tế lễ muốn lúc nào nhà họ cũng có thức ăn. Như vậy khi nền kinh tế suy sụp, thuế tăng, tiền bạc túng thiếu, và chỉ có những người Y-sơ-ra-ên tin kính mới vui dâng những của lễ đẹp lòng Đức Giê-hô-va. Nên các thầy tế lễ giải quyết bằng cách dâng của lễ thấp kém và khích lệ dân sự dâng bất cứ vật gì có thể. Một con vật bệnh dù sao cũng sẽ chết, con vật dui què thì vô dụng nên họ dùng để dâng lên cho Đức Chúa Trời! Họ quên rằng “sự vâng lời tốt hơn của tế lễ, sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực” (ISa 15:22 Thi 51:16-17 Mi 6:6-8 Mac 12:28-34).

Các thấy tế lễ sỉ nhục danh Đức Chúa Trời trong cách khác nữa; họ khinh dể đặc ân của thầy tế lễ (Ma 2:1-5). Họ khinh lờn sự kêu gọi cao cả Đức Chúa Trời ban cho họ và xem thường thánh chức phục vụ trong đền thờ. Hầu việc ở bàn thờ là công việc không phải là chức vụ, và họ lấy đó làm vui lòng chính bản thân mình mà không làm vui lòng và vinh danh Đức Chúa Trời. Đáng buồn thay, thái độ đó vẫn tồn tại trong Hội Thánh ngày nay.

Đức Chúa Trời cảnh báo rằng Ngài sẽ “rủa sả phước lành của họ” nếu họ không “lấy lòng tốt làm theo ý muốn Đức Chúa Trời” (Eph 6:6) và dâng cho Ngài điều tốt nhất. Thật vậy, mùa màng của họ bị côn trùng tàn phá (Ma 3:11 Ag 1:3-11), nhưng những điều tồi tệ hơn có thể sẽ đến. Đức Chúa Trời cảnh cáo rằng Ngài có thể rủa sả hạt giống đã gieo để nó không đâm chồi kết quả. Vì theo luật pháp, các thầy tế lễ và người Lê-vi được 1/10 hoa lợi, mùa màng bị tàn phá đồng nghĩa với việc chẳng có gì dâng trên bàn thờ cả!

Có thể từ “giống gieo” trong Ma 2:3 chỉ về con cái họ. Dân Do Thái có con cái để nối dõi là điều rất quan trọng, nhưng Đức Chúa Trời có thể khiến họ tuyệt tự. Một cách khác để nhìn nhận việc này là Đức Chúa Trời sẽ khiến con cái họ, những người đáng lẽ là nguồn phước (Thi 127:1-2), thành gánh nặng là sự rủa sả. Không có con cái là điều đau lòng nhưng càng khốn khổ hơn khi có con cái mà ngày nào cũng làm bạn đau lòng, gây ra bao nỗi phiền lụy cho gia đình.

Của lễ không được nhậm, bị bỏ ra ngoài trại và thiêu đi (Xu 29:14), nhưng Đức Chúa Trời sẽ sỉ nhục các thầy tế lễ và đặt họ chung với phần của các của lễ! Điều này có nghĩa là các thầy tế lễ bất khiết đến nỗi họ phải rời khỏi trại. Tóm lại, Đức Chúa Trời phán “các ngươi khinh dể ta, nên ta sẽ đối các ngươi như rơm rác. Các ngươi không xứng với chức vụ thầy tế lễ, thế thì sao các ngươi vẫn còn làm?”

Các thầy tế lễ khinh lờn các đặc ân dành cho họ, quên đi giao ước nhân từ Đức Giê-hô-va đã lập với họ qua A-rôn (Ma 2:4 Xu 29:1-46), Phi-nê-a, cháu của A-rôn (Dan 25:1-13). Chức thầy tế lễ là đặc ân cao trọng, được hầu việc ở bàn thờ, phục vụ trong đền thờ, dạy dỗ luật pháp cho dân sự. Nhưng các thầy tế lễ không kính sợ Đức Chúa Trời, họ xem những nghi lễ tôn giáo như những việc bình thường vì lòng họ không ngay thẳng với Đức Chúa Trời (Exe 44:23). Một nhà văn Tô Cách Lan, George MacDonald nói: “……………….chưa dịch………….” Việc các thầy tế lễ đó đang làm không phải là thánh chức, nó chỉ là lễ nghi, nghi thức tôn giáo sáo rỗng mà Đức Chúa Trời rất ghét.

Tội lỗi thứ ba: Họ quay lưng với Luật pháp của Đức Chúa Trời (Ma 2:6-9). C.6-7 mô tả những tôi tớ trọn vẹn của Đức Chúa Trời: chân thật ở môi miệng, vâng lời trong mỗi bước đi, tương giao với Đức Chúa Trời, gánh nặng đem người khác về cùng Đức Chúa Trời và khát khao chia xẻ Lời Chúa cho những người cần nghe. Nhưng các thầy tế lễ không theo khuôn mẫu đó, họ đi theo đường riêng của mình, “họ lấy mạng lịnh của Chúa dạy cho Gia-cốp, và luật pháp Chúa cho Y-sơ-ra-ên” (Phu 33:10), nhưng chính họ không vâng giữ luật pháp đó. “Những kẻ tiên tri nói tiên tri dối, các thầy tế lễ bởi đó mà cầm quyền. Dân ta đều lấy làm ưa thích khi đến cuối cùng các ngươi sẽ làm thế nào?” (Gie 5:31).

Các thầy tế lễ không vâng giữ Luật Pháp đã quá xấu xa rồi, nhưng họ còn khiến người khác cũng vấp phạm như họ (Ma 2:8). Giống như những người Pha-ri-si mà Chúa Giê-xu mô tả, các thầy tế lễ là “chất độc hại” và làm ô uế mọi thứ và mọi người họ đụng đến (Ma 23:15,25-28). Một mục sư giả hình là vũ khí đáng sợ trong tay Sa-tan. “chỉ một người có tội phá hủy được nhiều sự lành” (Tr 9:18), vì họ tỏ ra thiên vị trong cách họ áp dụng chân lý của Đức Chúa Trời (Ma 2:9), họ không vâng lời Chúa và làm hại dân sự Ngài (Le 19:15 Phu 24:17 ITi 5:21).

Qua nhiều năm, tôi tham gia trong nhiều cuộc thi, tôi đã kiểm tra 4 đặc điểm trong mỗi thí sinh: kinh nghiệm cá nhân về sự cứu rỗi qua niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, cảm nhận về sự kêu gọi từ Đức Chúa Trời, tình yêu và sự hiểu biết dành cho Lời Chúa, và sự tôn trọng cao độ đối với công việc của thánh chức. Khi chúng tôi hỏi một thí sinh không nghiêm túc về chức vụ anh ta mà xem đó như một công việc, không phải sự kêu gọi thiêng liêng, tôi sẽ từ chối người đó. Dù là một mục sư, một nhà truyền giáo, một thành viên trong ca đoàn, hay một chấp sự, đã là tôi tớ của Đức Chúa Trời thì đều là việc nghiêm túc, và xứng đáng để chúng ta phải nỗ lực hết mình cho công việc đó.

Đức Chúa Trời khiến các thầy tế lễ giả dối bị “khinh bỉ và hèn hạ trước mặt cả dân” (Ma 2:9). Các thầy tế lễ muốn được nổi tiếng, thậm chí bóp méo Luật Pháp để có nhiều người ủng hộ, nhưng dân sự không tôn trọng họ. Các lãnh đạo liêm chính có phẩm chất tốt sẽ có nhiều kẻ thù hơn, nhưng họ vẫn được dân chúng tôn trọng. Những chuyện gây xôn xao dư luận trên hệ thống truyền thông về tôn giáo gần đây ở Mỹ cho thấy rằng những người chưa được cứu trông mong các lãnh đạo giáo hội thực thi điều họ giảng dạy.

Ma 1:6-14; xem giải nghĩa Ma 1:1-5

Ma 2:1-9; xem giải nghĩa Ma 1:1-5

3. Xúc phạm giao ước của Đức Chúa Trời (Ma 2:10-16)

Sau khi đối diện với tội lỗi của các thầy tế lễ, Ma-la-chi bắt đầu quay sang dân sự, nói đến những người ly hôn với vợ mình để cưới phụ nữ ngoại bang.

Sự phản bội (Ma 2:10-11,14). Những người nam đem lòng yêu các con gái dân ngoại không còn là vấn đề mới trong xứ Do Thái. Khi dân Do Thái rời khỏi Ai Cập, có “một số người ngoại bang” cùng đi với họ (Xu 12:38), điều này cho thấy rằng một số người Do Thái đã lập gia đình với người Ê-díp-tô (Le 24:10 Dan 11:4). Dân Do Thái phạm tội trọng khi họ chung sống với phụ nữ Ma-đi-an và Ba-anh Phê-ô (Dan 25:1-18), Đức Chúa Trời đã trừng phạt họ nặng nề. E-xơ-ra (Exo 9:1-4) và Nê-hê-mi (Ne 13:23-31) đã phải tranh đấu với vấn đề này, và nó vẫn còn tồn tại trong Hội Thánh ngày nay (IICo 6:14-18).

Khi ly hôn với vợ người Do Thái, kết hôn với phụ nữ ngoại bang, các người nam Do Thái đang phạm tội nặng với Chúa. Đầu tiên đó là sự phản bội khi họ phá lời thề với Đức Chúa Trời và với vợ mình. Họ đang xúc phạm giao ước của Đức Chúa Trời và xem điều đó như không có gì xảy ra. Đức Giê-hô-va không chỉ đưa ra những yêu cầu đặc biệt cho hôn nhân trong Luật pháp của Ngài (Xu 34:11-16 Phu 7:3-4), mà còn giao ước của hôn nhân được lập trong sự sáng tạo “hết thảy chúng ta chẳng phải là có chung một cha sao?” (Ma 2:10), chỉ Đức Chúa Trời là Cha của toàn thể nhân loại, Đấng Tạo Hóa (Cong 17:28), Đức Chúa Trời đã khiến người nam và người nữ kết hợp với nhau và lập hôn nhân vì sự tốt lành của gia đình nhân loại. Nên, điều mà những người nam làm trái ngược với điều Đức Chúa Trời lập trong tự nhiên và trong giao ước của Ngài.

Sự giả hình (Ma 2:12-13). Sau khi phạm những tội đó, những người nam mang của lễ cho Đức Chúa Trời và khóc lóc trước bàn thờ (c.12,13) hầu được Ngài giúp đỡ và ban ơn. Có lẽ họ có ý rằng họ có thể phạm tội cách trắng trợn với ý định đến với Đức Chúa Trời xin tha thứ. Nhưng nếu họ thật lòng ăn năn, họ sẽ từ bỏ người vợ ngoại đạo đó và đem vợ chính thức trở về, đây là điều E-xơ-ra bảo họ làm (Exo 9:1-10:44). Những người này phạm tội thờ phượng giả tạo, lòng họ không hề thay đổi. Thay vì tha thứ cho họ, Đức Chúa Trời sẵn sàng “trừ họ khỏi trại.”

Trong nhiều vấn đề về đạo đức và luân lý, có rất nhiều điều trong xã hội được coi là hợp pháp, nhưng trong Kinh Thánh thì không. Cô dâu và chú rể phải nhớ rằng Đức Chúa Trời là nhân chứng vô hình trong ngày cưới của họ (Ma 2:14) và Ngài cũng chứng kiến những người sống với nhau mà không kết hôn. Đến một ngày sẽ có mùa gặt kinh khiếp từ những giống gieo hôm nay bởi những người khinh dể luật pháp của Đức Chúa Trời và những nguyên tắc Ngài đã lập trong tự nhiên.

Sự trinh khiết (Ma 2:15). Trong toàn bộ sách Ma-la-chi, câu này được xem là câu khó nhất khi dịch và giải nghĩa. Tôi nghĩ Gleason Archer có câu dịch tốt nhất: “Nhưng không ai đã làm vì người có phần còn lại của Thánh Linh, và người đó tìm kiếm gì? Một dòng dõi thánh! Vì vậy, hãy quan tâm đến tâm thần mình (là một tín đồ chân thật dưới giao ước) và đừng ai lừa dối vợ mình lấy lúc trẻ.” (Phần thảo luận đầy đủ câu này xem trong The Encyclopedia of Bible Difficulties của Gleason L.Archer, Grand Rapids. Zondervan xuất bản 1982, 305-6).

Ở đây Ma-la-chi khen ngợi những người chồng chung thủy, họ vâng theo Thánh Linh của Đức Chúa Trời và Lời Ngài, không giống những người cưới con gái ngoại bang để thỏa mãn tánh xác thịt, những người chồng chung thủy muốn làm cha của một đàn con sau này sẽ là dòng dõi tốt, sẽ là những người Do Thái tin kính và không thờ hình tượng. Vấn đề cơ bản không phải về sắc tộc, vì con người là con người dù họ là người Do Thái hay Ma-đi-an.Vấn đề căn bản ở đây là sự trung thành của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên và sự duy trì một dân thánh.

Đức Chúa Trời kêu gọi Y-sơ-ra-ên phải là dân rao truyền Đấng Mê-si-a cho thế gian, và mọi sự ngăn trở việc đó, sẽ chống lại hoạch định cao cà của Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời biệt riêng dân Do Thái, không phải vì họ là dân tốt hơn những dân khác, song vì Ngài phải thực hiện một công việc đặc biệt qua họ. Mọi điều phá vỡ bức tường cách biệt đó đều từ tay kẻ xấu, người cố hết sức ngăn cản sự ra đời của Đấng Mê-si-a.

Sự thù địch (Ma 2:16). “Ta ghét người nào bỏ vợ” là lời phán rõ ràng của Đức Chúa Trời, (một số người bối rối vì Đức Chúa Trời của sự yêu thương lại có thể ghét điều này điều khác, nhưng xem Ch 6:16-19 Thi 5:5 Thi 11:5 Am 5:21 Xa 8:17 Kh 2:6,15. “Những kẻ yêu mến Đức Giê-hô-va hãy ghét sự ác” (Thi 97:10 Thi 139:21-22). Những người muốn làm vui lòng Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ không làm điều Đức Chúa Trời ghét, nhưng sẽ làm mọi thứ có thể để hàn gắn hôn nhân. Đức Chúa Trời cho A-đam một vợ, không nhiều, Ngài phán rằng cả hai sẽ nên một thịt (Sa 2:21-25). Ly hôn phân rẽ sự Đức Chúa Trời kết hợp, Chúa Giê-xu răn dạy chúng ta đừng làm điều đó (Mat 19:6. Nếu Đức Chúa Trời ghét sự ly hôn, thế tại sao Ngài cho phép điều đó? Đức Chúa Trời cho phép người Do Thái bỏ vợ nếu người vợ bị trao một tờ để nhằm giữ danh tiếng cho họ đề họ có thể tái giá chứ không thể trở lại với chồng cũ (Phu 24:1-4). Chúa Giê-xu cho thấy rõ rằng sự cho phép để vợ là sự nhân nhượng và không phải là một điều răn (Mat 19:1-12), “người ta không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp” (Mac 10:9). Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng sáng lập hôn nhân, thì có thể, những người ngay lành và thánh khiết không tán đồng sự giải thích và áp dụng của lời dạy trong Tân Ước liên quan đến sự ly dị và tái hôn, và có người hài lòng trong cách họ giải quyết vấn đề! Có lẽ như tội dâm dục là nền của sự ly hôn nên phải từ bỏ (ICo 7:12-16). Nó giống như hành động bạo ngược ở nơi phải có sự dịu dàng.

Tại sao Ma-la-chi đề cập đến “áo” và “sự hung dữ”. Trong xã hội phương Tây, người nam đeo nhẫn đính hôn vào ngón tay của người nữ để cầu hôn, nhưng dân Y-sơ-ra-ên ngày xưa, người nam đặt một góc áo mình lên người nữ (Exe 16:8 Ru 3:9. Nguyên văn Phu 22:30 “chẳng ai nên lấy vợ kế của cha mình, cũng đừng dở vạt áo của cha mình”). Nếu người nam bỏ vợ mình, thay vì có áo tượng trưng tình yêu thương, anh ta có áo tượng trưng sự hung dữ. Anh ta đã phân cách điều Đức Chúa Trời nói là một;bởi sự phản bội của anh ta, anh ta đã khiến giường hôn ước nên nơi bạo ngược.

Dù nguyên văn khó và giải thích khó, nhưng bài học chính của đoạn này rất rõ. Trong hôn nhân, người nam và nữ trở nên một thịt, Đức Chúa Trời là cộng sự trong sự phối hợp đó. Qua hôn nhân, Đức Giê-hô-va tìm kiếm một dòng dõi thánh, dòng dõi đó sẽ thực hiện công việc Ngài trên đất. Hôn nhân là sự kết hợp cơ thể vật lý (“một thịt”) và có thể bị phá vỡ bởi nguyên nhân vật lý như sự chết (Ro 7:1-3), tội dâm dục (Mat 19:9) hoặc sự bỏ vợ (ICo 7:12-16). Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời là một nam và một nữ kết nối nhau trong hôn nhân và sống suốt đời bên nhau. Ly hôn vì những lý do khác ngoài những lý do được chép trong Kinh Thánh, ngay cả hợp pháp trong đời này, sẽ làm đau lòng Chúa.

Trong bản Nhân Quyền của nước Mỹ có viết gia đình là “đơn vị tự nhiên và nền tảng của xã hội.” Historian Will và Ariel Durant gọi gia đình là “nhân tố của nền văn minh xã hội”. Gia đình vững mạnh bắt đầu bởi hôn nhân vững mạnh, hai người yêu nhau sống vì nhau và vì Đức Chúa Trời. Mọi sự dưới mức đó đều ngoài ý muốn của Đức Chúa Trời.

2. TỘI LỖI CỦA DÂN SỰ ĐỨC CHÚA TRỜI – PHẦN II (Ma 2:17-4:6)

Trong khi Ma-la-chi tiếp tục rao giảng sứ điệp của mình, dân sự vẫn tiếp tục chống lại chân lý của Đức Chúa Trời. Họ đã tranh cãi với ông về tình yêu của Đức Chúa Trời (Ma 1:2), danh Ngài (câu 6) và sự dạy dỗ của Ngài về hôn nhân và sự để vợ (Ma 2:14), giờ đây họ bắt đầu tranh luận ba vấn đề khác: sự công bình của Đức Chúa Trời, sự dâng hiến cho Ngài, sự hầu việc Chúa. Những người tranh cãi với Đức Chúa Trời ít khi nhận được ôn phước từ Ngài. Khi nào miệng chúng ta ngậm lại và chúng ta đầu phục ý muốn Đức Chúa Trời thì chúng ta có thể kinh nghiệm được ơn phước của Đức Chúa Trời (Ro 3:19).

Nhưng Ma-la-chi không ngừng rao giảng, ông tiếp tục đối đầu với “tội lỗi của các thánh.”

1. Thắc mắc sự công bình của Đức Chúa Trời (Ma 2:17) (Ma 2:17-3:6)

“Các ngươi đã làm phiền Đức Giê-hô-va bởi những lời nói mình” tiên tri nói và họ trả lời lại rằng “chúng tôi có làm phiền Ngài ở đâu?” (Ma 2:17). Dĩ nhiên Đức Chúa Trời không thấy phiền lụy mệt mỏi trong ý thức vật lý vì Ngài không có thân thể (Es 40:28), song Ngài trở nên mệt mỏi vì một số việc dân sự nói và làm. Những người đạo đức giả trong Y-sơ-ra-ên làm phiền Đức Chúa Trời vì tội lỗi xấu xa của họ (Es 43:24) và dân Do Thái còn sót lại trong thời Ma-la-chi làm Đức Chúa Trời phiền lòng vì lời nói của họ.

Lời của họ đầy vẻ hoài nghi, “chúng tôi đã trở về xứ, xây lại đền thờ, khôi phục sự thờ phượng và đã trải qua những khó khăn! Sao Đức Chúa Trời không giữ lời hứa Ngài? Tất cả ơn phước Ngài đã hứa qua các tiên tri Ngài ở đâu? Đó là một vấn đề lâu đời, đó là “Tại sao người công bình chịu đau khổ còn người gian ác lại thịnh vượng.” Gióp và các bạn ông đã vật lộn với vấn đề này, và A-sáp (Thi thiên 73), Giê-rê-mi (chương 12), Ha-ba-cúc cũng vậy.

Nhưng những người Do Thái hoài nghi này đã quên những điều khoản trong giao ước và những điều kiện các tiên tri đề ra: nếu dân sự vâng giữ Luật pháp Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ ban ơn cho mọi nhu cầu của họ. Nhưng họ đã bỏ vợ, cưới con gái ngoại bang, dâng của lễ ô uế, ăn cắp của Đức Chúa Trời 1/10 hoa lợi và các của dâng, phàn nàn khi hầu việc Ngài! Đối với Đức Chúa Trời, ban ơn cho những người như vậy, có nghĩa tán thành những tội lỗi họ. Dân Do Thái không cần sự công bình, họ cần ơn phước!

Ma-la-chi nói về hai sứ giả để trả lời câu hỏi “Đức Chúa Trời của sự chánh trực ở đâu?”. “Sứ giả ta” - Giăng Báp-tít (Ma 3:1a). Như chúng ta đã học, tên Ma-la-chi có nghĩa “sứ giả ta”, và sứ giả trong câu này chúng ta biết chỉ về Giăng Báp-tít. Nhắc đến Giăng Báp-tít, Chúa Giê-xu đã nói: “Ấy vì người đó mà có chép rằng: Nầy ta sai sứ ta đến trước mặt con, đặng dọn đường sẵn cho con đi” (Mat 11:10 Mac 1:2 Lu 7:27).

Trong khi Ma-la-chi là sách tiên tri cuối cùng được viết, Giăng Báp-tít là tiên tri cuối cùng, vĩ đại nhất nói về giao ước cũ, (lưu ý giao ước cũ không kết thúc lúc Chúa Giê-xu giáng sinh trong máng cỏ chuồng chiên, nhưng lúc Chúa Giê-xu chịu chết trên thập tự. Chức vụ của Giăng xảy ra trong giai đoạn kết thúc giao ước cũ nên nói một cách chính xác, Giăng Báp-tít là tiên tri thời Cựu Ước). Giăng được ban cho một đặc ân đặc biệt đó là thi hành chức vụ trong thời kết thúc giai đoạn kết thúc giao ước cũ và mở ra giao ước mới, chính Giăng là người giới thiệu Chúa Giê-xu cho dân Y-sơ-ra-ên (Gi 1:29-31). Giống như Giê-rê-mi và Ê-xê-chi-ên, Giăng được sinh ra trong một gia đình có chức vụ tế lễ nhưng được Đức Chúa Trời kêu gọi trở nên một tiên tri. Ông cũng là một thánh tuận đạo, ông đã dâng trọn đời sống mình trong công việc Đức Chúa Trời kêu gọi ông (Mat 14:1-12).

Tiên tri Ê-sai cũng viết về chức vụ của Giăng (Es 40:3-5 Mac 1:3 Lu 3:4-6 Gi 1:23). Hình ảnh này nói về cảnh dân sự dọn đường cho một vị vua đến, ban bằng các con đường, di dời những chướng ngại vật để vị vua đó có thể dễ dàng đi qua. Giăng dọn đường cho chức vụ của Chúa Giê-xu bằng cách rao giảng Lời Đức Chúa Trời cho đoàn dân, thúc giục họ ăn năn tội lỗi, làm báp-tem cho họ, sau đó giới thiệu họ cho Chúa Giê-xu.

Nhưng điều này trả lời thế nào cho câu hỏi “Đức Chúa Trời của sự chánh trực ở đâu?” Khi Chúa Cứu Thế Giê-xu đến trần gian, chết trên thập tự, Ngài đã thỏa mãn hoàn toàn sự công bình của Đức Chúa Trời. Ngài đã trả xong hình phạt của tội lỗi trên thế gian và chứng minh sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Không ai có thể nói cách thật lòng rằng “Đức Chúa Trời không công bình.” Thập giá của Chúa Cứu Thế là bằng chứng rằng chính Đức Chúa Trời đã lập ra “luật về tội lỗi và sự chết” (Sa 2:15-17 Ro 6:23 Ro 8:2-4)cũng “uống chén đau thương của chính Ngài” (trích dẫn Dorothy Sayers) và sẵn sàng chịu chết vì tội nhân. Bởi Gô-gô-tha, Đức Chúa Trời là “công bình và Đấng xưng công bình” của tất cả những ai tin cậy Chúa Cứu Thế Giê-xu (Ro 3:26).

Sứ giả của giao ước: Chúa Cứu Thế Giê-xu (Ma 3:1b-6). Lời tiên tri đầu tiên chỉ sự đến thế gian lần thứ nhất của Đức Chúa Trời chúng ta trong ân điển và thương xót. Khi Ngài đến, Ngài sẽ chứng minh rằng Ngài là công bình bằng cách tẩy sạch dân sự Ngài và sửa phạt những tội nhân bội nghịch. Chúa Cứu Thế Giê-xu là “sứ giả của giao ước”, trong đó Ngài làm trọn tất cả những yêu cầu của giao ước trong đời sống mình, chịu những hình phạt trong sự chết của Ngài, và sống lại từ kẻ chết để mở ra một giao ước mới trong ân điển (Gie 31:31-30 Mat 26:26-30 He 8:6-13). Tất cả những giao ước trong thời Cựu Ước hợp nhất lại chỉ về Chúa Cứu Thế Giê-xu và công việc cứu rỗi tuyệt diệu của Ngài.

Sự đến không báo trước (Ma 3:3). Đấng Mê-si-a đến lần thứ hai cách thình lình không ai ngờ được, mục đích của nó sẽ là phán xét tội nhân, lập vương quốc Ngài trên đất. “Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết cả, thiên sứ trên trời hay là Con cũng vậy, song chỉ một mình Cha biết mà thôi” (Ma 24:36), “Khi người ta sẽ nói rằng: Bình hòa và an ổn, thì tai họa thình lình vụt đến, như sự đau đớn xảy đến cho người đàn bà có nghén” (ITe 5:3).

Dân sự không chuẩn bị (Ma 3:1). Câu“…mà các ngươi trông mong” cho thấy rằng dân Do Thái trong thời Ma-la-chi hy vọng “ngày Đức Giê-hô-va sẽ sớm đến mà không biết rằng đó sẽ là ngày kinh khiếp cho toàn thế gian. Những người nghe Ma-la-chi rao giảng giống những người trong thời A-mốt, tiên tri nay cũng có niềm tin sai lạc tương tự, cho rằng họ đã sẵn sàng cho “ngày của Đức Giê-hô-va.” A-mốt cảnh cáo họ “khốn thay cho các ngươi trông mong ngày của Đức Giê-hô-va! Các ngươi trông mong ngày của Đức Giê-hô-va làm gì? Ấy là ngày tối tăm, không phải là ngày ánh sáng” (Am 5:18-20).

Khi dân Do Thái còn sót lại trong ngày đó đọc lời tiên tri, họ chỉ nhận thấy lời hứa về ơn lành, nhưng không nhận ra lời cảnh báo về sự đoán phạt. Họ vui mừng trong sự tiên đoán về vị Vua sắp đến và vương quốc vinh hiển của Ngài, nhưng họ bỏ qua lời mô tả sự kinh khiếp bao trùm thế gian khi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng xuống tội nhân. (Một số bản Kinh Thánh cũ bị nhầm lẫn tương tự ở những tiêu đề của các đoạn. Nếu đoạn nào nói về ơn phước, đầu đề sẽ viết “ơn phước của Đức Chúa Trời trên hội thánh” nhưng nếu nói về sự xét đoán, đầu đề sẽ là “sự xét đoán của Đức Chúa Trời trên dân Do Thái.” Tuy vậy, Kinh Thánh chép rằng “sự phán xét sẽ khởi đầu từ nhà Đức Chúa Trời” (IPhi 4:17). Những người Y-sơ-ra-ên này không giống một số Cơ Đốc nhân ngày nay, họ nói về sự đến của Đức Giê-hô-va như thể nhìn thấy Ngài sẽ vui thích ngắm xem những tiếng tăm còn lưu lại và đắm mình trong vinh quang của họ. Đứng bên ngai xét đoán của Chúa Cứu Thế sẽ là những phút giây kinh hãi khôn cùng, dù biết rằng chúng ta được Đức Chúa Trời dành cho một chỗ ở thiên đàng.

Một nước bất khiết (Ma 3:2b-4). Ma-la-chi hỏi, “nhưng ai sẽ đương nổi ngày Ngài đến?” Và sau đó mô tả những việc Đấng Mê-si-a sẽ làm khi Ngài đến. Ngài sẽ tẩy sạch dân Do Thái, nhất là những thầy tế lễ, và đem sự xét đoán mau chóng đến với các tội nhân, những người kiêu ngạo không vâng theo luật pháp của Ngài.

Trong luật pháp Môi-se, Đức Chúa Trời cho con người ba cách và ba vật để được nên thánh sạch và được Đức Chúa Trời chấp nhận: nước, lửa và huyết. Ở đây không đề cập đến huyết vì Chúa Cứu Thế Giê-xu đã chết cho tội nhân khi Ngài đến thế gian lần thứ nhất. Nhưng Ngài sẽ tẩy rửa dân bất khiết này như một máy giặt, giặt sạch quần áo dơ bẩn. Ngài sẽ tẩy sạch chi phái Lê-vi như thợ bạc tinh luyện vàng bạc trong lò. “Trong ngày đó sẽ có một suối mở ra cho nhà Đa-vít và dân cư Giê-ru-sa-lem, vì tội lỗi và sự ô uế” (Xa 13:1).

Một khi đất nước được thanh tẩy, các thầy tế lễ được thanh tẩy thì họ có thể trở nên của lễ được Đức Chúa Trời chấp nhận (Ma 3:4) và Ngài sẽ vui lòng về họ. Các thầy tế lễ trong thời của Ma-la-chi dâng của lễ không được chấp nhận (Ma 1:7-8) và chính họ cũng là những của lễ không đẹp lòng Chúa, nhưng trong ngày đó, sứ giả của Đức Chúa Trời, Con độc sanh của Ngài sẽ khiến dân sự Ngài nên “của lễ sống” được Đức Giê-hô-va chấp nhận (Ro 12:1).

Sự đoán xét khắc nghiệt (Ma 3:5). Một loạt kẻ có tội được kể ra làm cho chúng ta nghĩ đến một số hành vi trong thời Ma-la-chi và những hành vi đó vẫn tiếp diễn trong thời kỳ sau rốt. Tất cả những hành vi đó đều trái với luật pháp của Đức Chúa Trời. Trò đồng bóng bị ngăn cấm vì nó có nghĩa là sự giao lưu với ma quỉ (Xu 22:18 Le 20:27 Phu 18:14). Sự dấy lên của ma quỉ ngày nay cho thấy rằng nhiều người không quan tâm đến lời cảnh báo của Đức Chúa Trời khi họ tham dự vào trò phù thủy và những tập tục thuộc về ma quỉ khác. Thật vậy, phép phù thủy được xem là một tôn giáo hợp pháp ở nhiều nơi.

Còn đối với kẻ tà dâm, chúng ta đã nghe sứ điệp của Ma-la-chi đối với những người bỏ vợ người Do Thái để cưới vợ ngoại bang. “Ngươi chớ phạm tội tà dâm” (Xu 20:14) vẫn y nguyên trong Kinh Thánh dù luật hôn nhân có cho phép gì đi nữa.

“Kẻ thề dối” là những người phạm tội khai ma sau khi đã thề. Khai man vi phạm điều răn thứ 3, “ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi” (c.7) và điều răn thứ 9. “Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình” (c.16). Chân lý là “chất xi-măng” kết dính xã hội lại, khi chất kết dính đó vỡ ra, thì xã hội cũng tan thành trăm mảnh. Nếu chúng ta không tin lời nói và lời hứa của nhau, thì làm sao chúng ta có thể sống và làm việc cùng nhau trong tâm trạng yên lành.

Hiếp đáp kẻ nghèo khổ, thiếu thốn là tội mà các tiên tri lên án kịch liệt, nó cũng cần bị lên án ngày nay. Đức Chúa Trời đặc biệt quan tâm đến người góa bụa, kẻ mồ côi, họ bị bóc lột, phải làm việc cực nhọc nhưng không được hưởng xứng đáng với công giá (Xu 22:22-24 Le 19:10 Phu 10:17-19 Phu 24:14-15 Phu 19:32 Phu 27:19 Thi 68:5 Es 1:17,23 Gie 7:6 Gia 5:1-8).

Một Đức Chúa Trời không hề thay đổi (Ma 3:6). Nguyên nhân của những tội lỗi trong xã hội đó là gì? Những người phạm tội không kính sợ Đức Giê-hô-va. Họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời cũng giống họ, và Ngài sẽ nhắm mắt trước tội lỗi của họ và không phạt họ vì tội làm trái luật pháp của Ngài. “Ngươi tưởng rằng ta thật y như ngươi nhưng ta sẽ trách phạt ngươi” (Thi 50:21).

Dân Do Thái chắc hẳn rất biết ơn vì Đức Chúa Trời là Đấng không hề thay đổi trong bản tánh, mục đích và lời hứa của Ngài, vì nếu Ngài thay đổi, Ngài chắc đã tiêu diệt họ vì tội lỗi họ đã phạm. Hai lần Môi-se dùng chân lý về sự không đổi thay của Đức Chúa Trời trong Lời Chúa cho dân sự (Xu 33:12-23 Dan 14:11-21). Nguyên tắc tương tự áp dụng đối với các tín đồ ngày nay, vì IGi 1:9 chép rằng Đức Chúa Trời là thành tín, công bình để tha tội cho chúng ta.” Đức Chúa Trời thành tín đối với lời hứa của Ngài và sự công bình Ngài tỏ ra khi Con độc sanh Ngài chịu chết vì tội lỗi chúng ta để chúng ta được tha thứ (Dan 23:19 Phu 4:31 Gia 1:17).

Ma-la-chi đã chứng minh sự công bình của Đức Chúa Trời. Giờ đây ông nóivề sữ bất chính của dân sự khi họ cướp của Đức Chúa Trời những điều thuộc về Ngài.

Ma 3:1-6; xem giải nghĩa Ma 2:17

2. Cướp kho của Đức Chúa Trời (Ma 3:7-12)

Nếu “dân thể nào thì thầy tế lễ cũng thể ấy” (Os 4:9), áp dụng cho những lãnh đạo thuộc linh trong dân sự, thì “cha nào con nấy” (hoặc mẹ nào con nấy) áp dụng cho những người khác. Từ thời các trưởng lão đến thời Ma-la-chi dân sự thường xuyên không vâng lời Đức Chúa Trời và Ngài phải sai các tiên tri đến kêu gọi họ ăn năn trở về cùng Chúa.

Khi dân sự nghe Ma-la-chi kêu gọi họ quay về cùng Đức Giê-hô-va, thay vì vâng theo lời kêu gọi đó, họ lại tranh luận với tôi tớ Chúa. Họ nhắc tôi nhớ đến những người trốn tránh lời kêu gọi này mà rằng “hãy định nghĩa lời lẽ của bạn”. Theo bạn “trở lại” có nghĩa gì?” Nhưng Ma-la-chi không do dự nói cho họ biết cách bắt đầu trở lại cùng Đức Chúa Trời:“Hãy đem hết thảy phần mười vào kho và dâng cho Đức Chúa Trời của lễ xứng đáng.”Họ phạm tội ăn cắp ít nhất trong ba lãnh vực khác nhau.

Họ ăn trộm của Đức Chúa Trời (Ma 3:7-8). Những nhu cầu trong cuộc sống của các thầy tế lễ và chi phái Lê-vi dựa vào của lễ và phần mười dân sự dâng trong đền thờ. Từ “phần mười” trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “10”. Phần 10 là 10% lúa mì, trái cây, súc vật hoặc tiền của một người nào đó (Le 27:30-34 Ne 13:5). Có những phòng kho biệt riêng trong đền thờ để cất giữ lúa mì, sản vật và tiền mà dân sự vâng theo luật pháp đem đến dâng cho Đức Giê-hô-va. Nếu dân sự không muốn mang những sản vật nặng nề đến đền thờ, họ có thể đổi ra tiền mặt, nhưng phải thêm 20% giá trị sản vật đó để chứng tỏ họ không phải làm lợi cá nhân và ăn cắp của Đức Chúa Trời (Le 27:31).

Sốphần mười thu được hằng năm giao cho người Lê-vi (Dan 18:21-24) và người Lê-vi giao lại 1/10 số thu được đó cho các thầy tế lễ (c.25-31). Khi một người dâng phần mười của mình cho đền thờ, người đó có thể dùng một phần trong số phần mười đó làm một bữa ăn đặc biệt cùng gia đình mình và người Lê-vi dùng chung với nhau (Phu 12:6-7,17-19). Cứ ba năm một lần, phần mười của năm đó được giao cho các lãnh đạo địa phương phân phát cho người nghèo (Phu 14:28-29).

Dâng phần mười là cách thờ phượng từ thời Áp-ra-ham xa xưa; Áp-ra-ham đã dâng phần mười cho Mên-chi-xê-đéc, nên biết rằng Mên-chi-xê-đéc là đại diện cho Đức Chúa Trời Chí cao (Sa 14:20 He 7:1-28). Gia-cốp hứa nguyện sẽ dâng phần mười cho Đức Chúa Trời (Sa 28:22) như vậy dâng phần mười xảy ra trước khi có luật pháp Môi-se. Tuy nhiên, sự dâng phần mười chính thức được kể đến trong luật pháp Môi-se như một phần trong sự thờ phượng của dân sự. Dâng phần mười và của lễ không những là cách dân sự cung ứng cho chức vụ của đền thờ mà còn là cách tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự ban cho rời rộng của Ngài trên những nhu cầu của chính họ.

Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều người Do Thái phạm hai sai lầm khi nhìn nhận sự dâng phần mười: (1) Những thầy thông giáo và cả người Pha-ri-si vâng theo luật một cách quá cẩn trọng đến nỗi họ dâng phần mười cả những cây gia vị nhỏ nhặt trong vườn nhà (Mat 25:23-24), họ nghĩ rằng sự vâng lời của họ sẽ khiến họ trở nên công bình trước mặt Đức Chúa Trời. (2) Những người không tôn trọng tôn giáo xao lãng sự dâng phần mười và bởi sự không vâng lời Chúa đã từ bỏ khái niệm đối với bàn thờ. Khi Nê-hê-mi trở lại Giê-ru-sa-lem, nhà kho của đền thờ trống rỗng, nhiều thầy tế lễ và người Lê-vi bỏ chức vụ và trởvề nhà làm ruộng hầu lo cho gia đình (Ne 13:10). Dân sự hứa nguyện dâng phần mười (Ne 10:34-39) nhưng họ không giữ lời hứa.

Vì Đức Chúa Trời tạo dựng nên mọi vật và Ngài là chủ tể của mọi vật, nên Ngài không cần những thứ mà chúng ta dâng cho Ngài (Cong 17:25). Song khi chúng ta vâng lời Chúa và dâng lễ vật như một thái độ thờ phượng với lòng biết ơn, sẽ làm đẹp lòng Ngài. Trong khi ICo 16:1-2 đưa ra tỉ lệ dâng hiến (“vì Đức Chúa Trời làm Ngài thịnh vượng”; sự dâng hiến đề cập trong ICo 16:1-3 không phải sự dâng hiến hằng tuần trong giờ nhóm của dân sự Đức Chúa Trời. Đó là sự lạc quyên đặc biệt của các tínđồ ngoại bang giúp những Cơ Đốc nhân Do Thái ở Giê-ru-sa-lem), không có quy định rõ ràng nào về sự dâng phần mười trong Hội thánh Tân Ước. Phao-lô dạy về “sự biết ơn” trong thư Cô-rinh-tô thứ nhì, chương 8-9 chắc hơn mức 10%. Nhiều Cơ Đốc nhân nhận ra rằng nếu các tín đồ thời Cựu Ước dâng phần mười của họ thì làm sao các Cơ Đốc nhân thời Tân Ước lại dâng ít hơn!

Họ ăn cắp của chính họ (Ma 3:9-11). Khi ăn cắp của Đức Chúa Trời, dân sự đã không làm trọn giao ước họ lập với Ngài, vì vậy, Đức Chúa Trời không thể làm trọn lời hứa của Ngài và chúc phước cho họ (Le 26:3). “Đức Giê-hô-va sẽ khiến phước lành ở cùng ngươi tại trong kho lúa, và trong các công việc của ngươi Ngài sẽ ban phước cho ngươi trong xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi” (Phu 28:8). Các loài côn trùng phá hại đất (“kẻ cắn nuốt”, Ma 3:11) và lúa mì, bông trái không phát triển.

Khi nào chúng ta ăn cắp của Đức Chúa Trời, tức chúng ta ăn cắp của chính mình. Trước hết, chúng ta ăn cắp những ơn phước thuộc linh đi cùng sự vâng lời và sự dâng hiến cách thành tín (IICo 9:6-15). Nhưng hơn nữa, tiền bạc thuộc về Đức Chúa Trời mà chúng ta giữ cho riêng mình thì chúng ta không thể nào giữ được nó vĩnh viễn. Nó sẽ hết nhanh khi phải nộp thuế hay chữa bệnh. “Các ngươi gieo nhiều mà gặt ít…và kẻ nào làm thuê, đựng tiền công mình trong túi lủng” (Ag 1:6). Nếu chúng ta không trông cậy Đức Chúa Trời chăm lo cho chúng ta, thì mọi điều gì chúng ta trông cậy vào đều vô ích. Người nào vui vẻ dâng phần mười và của lễ cho Đức Chúa Trời sẽ nhận thấy rằng sẽ nhận lại nhiều hơn và được ban nhiều ơn phước.

Vâng, sự dâng hiến là việc làm của đức tin nhưng Đức Chúa Trời ban thưởng cho đức tin đó trong mọi cách. Đó không phải là lý do chúng ta dâng hiến, vì nó là động cơ ích kỷ. Một nhà tư bản công nghiệp R.G.Le Tourneau nói: “Nếu bạn ban cho vì mong nó trả lại, thì nó sẽ không trả! ”Ông ấy nói đúng! Chúng ta dâng hiến vì chúng ta yêu Chúa và muốn vâng lời Ngài, và vì Ngài rất nhân từ, rộng rãi đối với chúng ta. Khi chúng ta giữ của cải trên trời, chúng sẽ trả lại lợi tức bội phần cho chúng ta đời đời.

Lời hứa trong Ma 3:10 có liên quan đến giao ước dân Y-sơ-ra-ên đã lập với Đức Chúa Trời (Phu 28:1-14), vậy, nếu họ trung tín vâng lời Chúa, Ngài sẽ thành tín giữ lời hứa của Ngài. Nhưng nguyên tắc thuộc linh đằng sau lời hứa này được lặp lại trong Lu 6:38 IICo 9:6-8, do đó các tín đồ ngày nay có thể nắm bắt được nó. Đối với một số Cơ Đốc nhân ở Mỹ, phần mười sẽ là một phần rất nhỏ, nhưng mỗi tín đồ phải hoàn toàn đầu phục trong lòng mình những điều Đức Chúa Trời muốn mình làm theo, (nhiều người đã làm chứng về ơn phước của sự dâng hiến thường xuyên. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng sau khi chúng ta đã dâng rời rộng cho Đức Chúa Trời rồi, thì phần còn lại cũng là của Ngài, vì chúng ta chỉ là người giữ những gì Đức Chúa Trời giao cho chúng ta. Dâng phần mười không có nghĩa chúng ta trọn quyền sử dụng 90% còn lại cho riêng mình).

Họ ăn cắp của người khác (Ma 3:12). Những người dân sót trở về Giu-đa sau khi bị lưu đày đã có một cơ hội tốt kinh nghiệm tin cậy Đức Chúa Trời và trở thành chứng nhân cho các nước khác rằng, Đức Chúa Trời của họ là Đức Chúa Trời Chân thần và hằng sống. Nếu dân Do Thái tin cậy Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ làm những việc lớn cho họ và họ sẽ trở nên chứng cớ cho những dân khác. Nhưng sự thật họ lại quờ quạng trong sự tin cậy Chúa đến nỗi không ai nhìn vào họ mà thấy đó là một dân tộc được chúc phước cả.

Đây là lời hứa của Đức Chúa Trời. “Nếu ngươi gìn giữ những điều răn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi và đi theo đường lối Ngài, thì Đức Giê-hô-va sẽ lập ngươi làm một dân thánh cho Ngài, y như Ngài đã thề cùng ngươi muôn dân của thế gian sẽ thấy rằng ngươi được gọi theo danh Đức Giê-hô-va và chúng nó sẽ sợ ngươi.” (Phu 28:9-10). Dân ngoại bang chắc hẳn đã đến Giê-ru-sa-lem để học biết về một Đức Chúa Trời cao cả và lạ lùng này, Đấng có thể đem một nhóm người tị nạn vào một quốc gia đầy ơn phước.

3. Khinh dể sự hầu việc Đức Chúa Trời (Ma 3:7-12) (Ma 3:13-4:6)

Đây là lời buộc tội thứ sáu và cũng là lời cuối cùng của Ma-la-chi: “Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi đã lấy lời ngang trái nghịch cùng ta” (Ma 3:13). Để kết thúc sách của mình, Ma-la-chi đưa ra 4 nhóm người khác nhau và những điều họ nói và làm.

Những người phàn nàn (Ma 3:13-15). Những người này phạm tội “lấy lời ngang trái” nghịch cùng Đức Giê-hô-va.Bởi lẽ, họ nhận thấy rằng hầu việc Chúa là công việc khó nhọc; thật vô ích khi làm tôi tớ Ngài. Các thầy tế lễ có lẽ là những người đi đầu trong số những người phàn nàn đó, nhưng những người bình thường cũng phạm tội tương tự. “Chúng tôi không được lợi ích gì?” là những lời kêu ca của họ, “mọi việc đang trở nên tồi tệ hơn.”

Tôi nghe một số tín hữu phàn nàn về hội thánh của họ bằng những câu tương tự vậy. “chúng ta không được lợi lộc gì! ”Nhưng hội thánh giống như một ngân hàng hoặc một gia đình vậy. Không hưởng được gì nếu không đóng góp vào đó. Chúng ta hầu việc Đức Chúa Trời vì đó là điều nên làm, không phải vì phần thưởng qua công việc đó, (dĩ nhiên Chúa sẽ thưởng, song đó không phải là động lực thúc đẩy chúng ta làm).

Nhưng họ còn phàn nàn thêm khi thấy dân ngoại bang xung quanh họ, những người không biết Đức Giê-hô-va lại hùng mạnh hơn dân Giu-đa! Những người hung ác được thịnh vượng trong khi dân thánh phải chịu khốn khổ. Dĩ nhiên, điều đó gây khó khăn cho dân Do Thái khi muốn chứng minh rằng họ là “dân thánh”, vì họ phạm tội không vâng lời Đức Giê-hô-va. Đức Chúa Trời chắc đã ban phước nếu họ đầu phục Ngài, nhưng họ lại muốn đi theo ý riêng và rồi phàn nàn về những việc xảy ra cho mình.

Hầu việc Đức Chúa Trời là một việc nghiêm túc, chúng ta phải “hầu việc Đức Giê-hô-va cách vui mừng” (Thi 100:2). Thật đáng buồn khi tôi tớ của Đức Chúa Trời là người lao dịch cực nhọc, chỉ làm công việc mình vì đó là chuyện phải làm, hoặc vì ích lợi do công việc đó đem lại. Phi 2:1-2 mô tả chân dung Đấng Cứu Thế của Đức Chúa Trời, là Tôi tớ lý tưởng của Ngài, và Ngài là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta noi theo.

Các tín đồ: (Ma 3:16-18). Có một nhóm tín hữu chân chính trong số những người sót lại, họ vẫn giữ lòng trung tín với Đức Giê-hô-va. Họ kính sợ Ngài, nghĩa là hết lòng tin cậy Đức Chúa Trời trong mọi sự, thờ phượng Ngài là Đức Chúa Trời quyền năng. Họ nhóm lại không phải để phàn nàn nhưng để khích lệ và gây dựng niềm tin cho nhau. Họ nói về Chúa và không ngại ngần vâng theo lời Ngài.

Nhóm người này không nhiều, có lẽ họ nghĩ rằng rất ít chuyện xảy ra vì họ nhóm lại và thờ phượng Chúa, nhưng Đức Chúa Trời đang quan tâm và ghi nhớ mọi lời họ nói. Những người lân cận của họ chế giệu, nhưng Đức Chúa Trời đẹp lòng về họ. Họ không lãng phí thời gian vì đã đầu tư vào cõi vĩnh hằng.

Đức Chúa Trời nhận họ là dân của riêng Ngài, hứa gìn giữ họ, trong cơn phán xét sau này. Khi đó mọi người sẽ thấy sự khác nhau giữa người ngay thẳng và kẻ hung ác và sự khác biệt này rất quan trọng.

Một trong những tội lỗi của các thầy tế lễ là họ không phân biệt được con đường thánh khiết và con đường tội lỗi. Đối với họ, của lễ nào cũng tốt như nhau, dù họ phải dạy cho dân sự biết “phân biệt điều chi là thánh với điều chi là tục, làm cho dân ta biết điều ô uế và điều thánh sạch khác nhau là thể nào” (Exe 44:23).

Nhiều tôi tờ trung thành của Đức Chúa Trời trở nên thất vọng chán nản vì những thời kỳ khó khăn, các buổi nhóm vắng vẻ, việc làm của họ dường như không được xem trọng. Ai không thực sự bước đi với Đức Chúa Trời cần chú ý nhiều hơn những tôi tớ trung thành. Nhưng ngày sẽ đến, Đức Chúa Trời sẽ mặc khải “cơ nghiệp riêng của Ngài” (Xu 19:5 Phu 7:6) và sau đó người trung thành sẽ nhận phần thưởng mình. Mỗi tôi tớ chán nản của Đức Chúa Trời cần đọc và suy gẫm ICo 4:1-5.

Kẻ làm sự ác: (Ma 4:1-3). Một lần nữa, Ma-la-chi quay lại chủ đề về ngày sẽ đến của Chúa, lúc đó Ngài sẽ trừng phạt những kẻ làm sự ác. Tội nhân sẽ bị thiêu trong lửa như rơm rạ, họ sẽ trở nên giống như tro dưới chân các thánh! Những tín đồ chân chính sẽ nhìn thấy ánh bình mình của ngày mới như “mặt trời của sự công bình mọc lên” (Lu 1:78-79). Sau đó Chúa Giê-xu sẽ cai trị như một vị Vua trên muôn vua, dân sự Ngài sẽ vui mừng hớn hở như bò con được tha ra khỏi chuồng.

Những người giảng đạo (Ma 4:4-6). Ma-la-chi là một sứ giả trung kiên của Đức Chúa Trời và ông kết thúc sách của mình bằng cách nhắc dân sự nhớ lại hai tiên tri trung thành khác là Môi-se và Ê-li. Luật pháp Môi-se vẫn là luật lệ của Đức Chúa Trời trên đời sống của dân Do Thái, nếu họ vâng giữ, Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho họ. Dĩ nhiên, các tín hữu ngày nay không còn sống dưới Luật pháp đó (Ro 6:15 Ga 5:1-4), nhưng họ vẫn phải làm theo những điều ngay thẳng trong luật pháp đó nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh (Ro 8:1-4).

Lời hứa trong Ma 4:5 thường được các ra-bi Do Thái đem ra bàn luận và tranh cãi, họ nói “Ê-li mà Đức Chúa Trời sẽ sai đến là ai?” Các lãnh tụ Do Thái chất vấn Giăng Báp-tít về vấn đề này (Gi 1:19-21) và Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng cũng đã hỏi Chúa Giê-xu điều đó (Mat 17:10).

Tiên tri Ê-li được đề cập ít nhất 30 lần trong Tân Ước, và 10 lần trong số đó có liên quan đến ông và Giăng Báp-tít.Nhưng Giăng Báp-tít nói rất rõ rằng ông không phải là Ê-li (Gi 1:21,25). Ông đã đến trong tâm thần, quyền phép Ê-li và khiến nhiều tấm lòng cha và con cái Y-sơ-ra-ên trở lại cùng Chúa (Lu 1:16-17). Giống như Ê-li, Giăng là một người can đảm, một người có quyền năng của Thánh Linh trong lời cầu nguyện, một người sống một mình nơi hoang mạc, một tôi tớ đem được nhiều người trở về cùng Đức Chúa Trời, nhưng ông không phải là Ê-li trở lại thế gian.

Nhưng, đối với những người tin Chúa Cứu Thế Giê-xu trong thời gian ông thi hành chức vụ trên đất, Giăng Báp-tít đã làm công việc của Ê-li trong đời sống họ, ông sửa soạn cho họ gặp Đức Chúa Trời. “Nếu các ngươi muốn hiểu biết, thì ấy là Ê-li là Đấng phải đến” (Mat 11:14). Chúa Giê-xu phán rằng: “Ê-li đã đến rồi, và người ta không nhận biết.” Các môn đồ hiểu ý Chúa Giê-xu nói rằng Giăng Báp-tít đến trong tâm thần và quyền năng của Ê-li (Mat 17:10-13).

Nhưng Ma 4:5 hứa rằng chính Ê-li sẽ đến, sự đến của ông có liên quan đến “ngày của Đức Giê-hô-va”, lúc đó những người gian ác sẽ bị thiêu như rơm rạ (c.1). Đó là lý do lời Chúa Giê-xu phán: “Thật Ê-li phải đến mà sửa lại mọi việc” (Mat 17:11). Nhiều học giả tin rằng Ê-li là một trong hai chứng nhân mà chức vụ của họ được mô tả trong Kh 11:3-12, họ cho rằng người còn lại là Môi-se). Nên lưu ý rằng, cả Ê-li và Môi-se đều hiện ra với Chúa Giê-xu trên núi hóa bình (Mat 17:3), điều này giải thích tại sao ba sứ đồ hỏi về Ê-li.

Vì “ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giê-hô-va” không đến trong thời Tân Ước, mà chúng ta tin rằng Giăng Báp-tít không phải là Ê-li như đã hứa, dù chức vụ của ông giống với Ê-li. Do đó, lời tiên tri này chưa được ứng nghiệm. Chắc chắn rằng Ê-li sẽ trở lại thế gian với tư cách là một trong hai chứng nhân (Kh 11:3-12), vì dấu này cho thấy hai người sẽ khiến chúng ta nhớ lại những phép lạ của Ê-li. Sau khi làm chứng nhân, Đức Giê-hô-va sẽ giáng cơn thạnh nộ Ngài trên đất (c.18, Kh 16:1) và ngày của Đức Giê-hô-va sẽ đến thếgian cách nhanh chóng trong cơn thạnh nộ của nó.

Dường như rất kỳ lạ khi Kinh Thánh Cựu Ước khép lại bằng từ “rủa sả”. Khi đọc gần hết Tân Ước, chúng ta bắt gặp “chẳng còn có sự nguyền rủa nữa” (Kh 22:3). Tất cả vật thọ tạo đang nóng lòng chờ đợi sự trở lại của Cứu Chúa, trông mong Ngài giải cứu mọi vật khỏi sự nô lệ của tội lỗi (Ro 8:18-23). Chúng ta cũng phải chờ đợi Ngài và trong khi chờ đợi chúng ta nên làm chứng về Ngài cho người khác. Vì khi mặt trời của sự công bình mọc lên, nó sẽ có nghĩa hoặc sự hủy diệt hoặc là sự ban ơn (Ma 4:1-2), ban ơn cho những ai tin cậy Ngài, và thiêu hủy những ai chối bỏ Ngài.

Không ai có thể tranh luận với Đức Chúa Trời cách dân Y-sơ-ra-ên đã làm khi họ nghe Ma-la-chi, vì Đức Chúa Trời luôn nói lời cuối cùng.

Đối với bạn, lời cuối cùng đó sẽ là sự cứu rỗi hay sự phán xét?

Ma 3:13-18; xem giải nghĩa Ma 13:7-12

Ma 4:1-6; xem giải nghĩa Ma 3:7-12