1. THỨC CANH NGÀY ĐỨC GIÊ-HÔ-VA (Gio 1:1-2:27)

Nếu có báo chí trong thời của Giô-sên, đầu trang báo có lẽ được viết như sau:

CHÂU CHẤU TRÀN VÀO TRONG XỨ! DÂN SỰ ĐỐI DIỆN VỚI CƠN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TRẦM TRỌNG. CƠN HẠN HÁN TRIỀN MIÊN;

Một nhà truyền giáo hoặc một thầy truyền đạo khôn ngoan sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều người bằng cách đưa ra những vấn đề mà họ đang quan tâm nhất. Trong trường hợp này, dân Giu-đa đang bàn tán về cơn khủng hoảng kinh tế nên Đức Chúa Trời chỉ dẫn Giô-ên dùng biến cố đó làm nền tảng cho sứ điệp của ông. Dân sự không nhận ra, nhưng họ đang chờ đợi Đức Giê-hô-va mở ra trước mắt chính họ và tiên tri Giô-ên giải nghĩa điều đó cho họ.

Tên “Giô-ên” có nghĩa “Giê-hô-va là Đức Chúa Trời”. Giống như tất cả các tiên tri thật khác, Giô-ên nhận được mạng lịnh kêu gọi dân sự quay về thờ lạy Đức Chúa Trời chân thần, và ông đã thi hành nhiệm mạng đó bằng lời rao giảng “Lời Đức Giê-hô-va“ (Gio 1:1 Gie 1:2 Exe 1:3 Os 1:1 Mi 1:1 So 1:1 Ag 1:1 Xa 1:1 Ma 1:1). Nhiệm vụ của các thầy tế lễ là dạy Luật pháp cho dân sự, trách nhiệm của các tiên tri chính là kêu gọi dân sự trở về cùng Đức Chúa Trời khi họ xa cách Luật Pháp Ngài. Các tiên tri cũng giải nghĩa các biến cố lịch sử trong ánh sáng của Lời Đức Chúa Trời để giúp dân sự hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời trên đời sống họ. Các tiên tri cũng là người tiên báo những mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho dân sự.

Giô-ên muốn dân Giu-đa hiểu điều Đức Chúa Trời đang phán với họ qua nạn dịch và cơn hạn hán. Trong thời đại của chúng ta, các nước trên thế giới đang trải qua nhiều cơn hạn hán, đói kém, dịch bệnh khủng khiếp, động đất bất ngờ, lũ lụt hoành hành và “những thiên tai” khác, tất cả những sự đó đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của quốc gia và toàn cầu; nhưng chỉ rất ít người băn khoăn “Đức Chúa Trời muốn nói gì với chúng ta qua những điều đó?”Giô-ên viết sách này nhằm giúp dân sự hiểu được điều Đức Chúa Trời đang phán với họ qua những biến cố nghiêm trọng này.

Khi xem tóm tắt sách Giô-ên, bạn có thể thấy tiên tri Giô-ên loan báo “ngày Đức Giê-hô-va” và lồng vào đó ba sự kiện: dịch châu chấu, sự xâm chiếm của dân A-sy-ri trong tương lai và xét đoán mà Đức Chúa Trời sẽ giáng trên toàn thể nhân loại. Trong chương này, chúng tôi muốn tập trung vào hai áp dụng đầu tiên của “ngày Đức Giê-hô-va”:

1.Ngày Đức-Giê-Hô-Va Đến Gần (Gio 1:1-20)

Khi gặp khủng hoảng, bạn sẽ nghe những lời giải thích về những việc sắp đến và những lời khuyên giải bạn nên làm gì. Những người lạc quan sẽ cho là “cơn khủng hoảng này sẽ kết thúc. Hãy can đảm lên! ”. Còn những người bi quan sẽ than khóc “rồi nó sẽ càng tồi tệ hơn và không có lối thoát! Chúng ta chết mất”. Những người hoang mang sẽ nhìn thấy kẻ thù ẩn núp sau mỗi gốc cây, và những kẻ nhạo báng sẽ hỏi thăm tin tức, thông báo rồi nhún vai mà nói rằng “nó làm thay đổi gì nào?”. Nhưng Giô-ên là người theo chủ nghĩa hiện thực, ông nhìn cuộc sống từ quan điểm của Lời Chúa. Ông chân thành quan tâm đến 5 nhóm người và cho họ biết bốn lời nhắc nhở đến từ Đức Chúa Trời.

Người già và những cư dân: “Hãy nghe điều này” (Gio 1:2-4). Giô-ên gọi người già (1) trước hết có lẽ vì hai lý do: họ là những người từng trải và có thể nhận thức được điều ông đang nói, và họ là những người được kính trọng trong xứ mình. Với sự ủng hộ của họ, Giô-ên không chỉ là tiếng khóc than trong đồng vắng. Họ đồng ý với tiên tri Giô-ên rằng đất nước đang đối diện với một thảm họa đáng ghi nhớ mà họ chưa từng thấy từ trước đến nay. Dân sự sẽ nhắc nó với con cái, cháu chắt họ ở những thế hệ tiếp theo.

Giô-ên dùng bốn từ khác nhau để mô tả nạn dịch (c.4 Gio 2:25) và ông gợi ý bốn từ đó đại diện cho bốn giai đoạn trong quá trình sống của châu chấu. Tuy nhiên, các từ đó có thể mang ý nghĩa về những đàn châu chấu liên tiếp nhau tràn vào trong xứ, mỗi đàn phá hủy những gì đàn trước còn để lại. Một đàn châu chấu có thể phá trụi hoa màu với tốc độ khủng khiếp, không có gì ngăn chặn được chúng (Xu 10:1-20).

Kẻ say sưa: “Hãy thức dậy và khóc lóc” (Gio 1:5-7). Ngoài việc chú ý đến sự không thành thật của một số người khi thờ phượng (Gio 2:12-13), Giô-ên còn kể say sưa là tội duy nhất trong sách mình. Nhưng, đó là một tội nghiêm trọng mà các tiên tri thường kết tội (Os 7:5 Am 4:1). Có lẽ say sưa tiêu biểu cho những người vô tư lự trong xứ, điều duy nhất họ quan tâm là sự yêu thích tội lỗi.

Những người này có lý do để khóc lóc vì không có rượu và nếu có mùa tới thì cũng không còn cho đến mùa tới. Vì châu chấu và hạn hán, “rượu mới đã cạn…cây nho khô héo” (Gio 1:10,12). Chú ý rằng bánh mì và rượu là lương thực chủ yếu trong bữa ăn của người Do Thái, thế nên cả những người không nghiện rượu cũng chịu ảnh hưởng bởi sự mất mát này.

Giô-ên so sánh bầy châu chấu tràn vào xứ và những con sư tử đói nhe hàm răng nhọn hoắc (c.6 Gio 2:2,11). Chúng tấn công phá hoại cây nho và cây vả, hai sản phẩm thiết yếu cho đời sống của người Do Thái. Có vườn nho và những cây vả riêng là biểu tượng cho sự thành công và mãn nguyện đối với dân cư vùng phía đông (Gio 2:22 Es 36:16 Am 4:9 Thi 105:31). Chú ý cách Giô-ên sử dụng đại từ sở hữu “ta” (“cây nho ta”, “cây vả ta”) khi ông nói về đất và hoa màu của nó, vì tất cả đều thuộc về Đức Chúa Trời, và Ngài có quyền trên nó bất cứ khi nào Ngài muốn.

Nông dân: “Hổ thẹn và than khóc” (Gio 1:8-12). Giô-ên kể tên một số loại hoa màu bị phá hủy: lúa mì (lúa mì và lúa mạch), rượu mới, dầu, hoa trái từ cây lựu, cây chà là và cây táo. Từ mùa này sang mùa khác châu chấu ăn hết những sản vật, và hạn hán làm cho đất không còn sinh sản thêm gì nữa. Trong câu 18-20, Giô-ên kể đến những đàn gia súc và đồng cỏ. Người nông dân chỉ còn biết rên rỉ, than vãn như một cô gái đã đính hôn khóc vì hôn phu của mình đã qua đời. Dưòng như tất cả đều vô vọng.

Các thầy tế lễ: “Định sự kiêng ăn! ” (Gio 1:13-20). Không những dân sự trong cơn khốn khó, mà đền thờ cũng vậy. Không ai có thể đem dâng của lễ xứng đáng vì không có lương thực, rượu hay gia súc dùng cho việc đó. Giô-ên kêu gọi các thầy tế lễ than khóc và cầu nguyện, gồm cả những người “ban đêm đứng tại nhà Ngài” (Thi 134:1) (2).

Người Do Thái buộc phải giữ luật lệ duy nhất, một kỳ kiêng ăn, và đó là vào ngày lễ cứu chuộc hằng năm (Le 16:29,31). Nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể kêu gọi kiêng ăn bất cứ khi nào dân sự gặp tình trạng khẩn cấp và cần phải hạ mình tìm kiếm mặt Đức Giê-hô-va (Cac 20:26 IISu 20:3 Exo 8:21 Ne 9:1-3 Gie 36:9). Đây là tình trạng khẩn cấp như vậy. “Nịt lưng” (Gio 1:13), có nghĩa “thắt bao gai” (Gie 4:8 Gie 6:26). Đến lúc dân sự phải hạ mình và cầu nguyện (IISu 7:14).

Trong Gio 1:15-18, chúng ta bắt gặp lời than vãn của dân sự và trong Gio 1:19-20 là lời cầu nguyện của tiên tri Giô-ên khi ông biện hộ cho dân sự. Lời ai oán đó là minh họa sống động cho hoàn cảnh bi thảm của đất, mùa màng, bầy chiên và đàn gia súc; vì “ngày Đức Giê-hô-va” đã đến trong xứ. Sự tiên đoán sắp tới là sự tấn công của châu chấu và những ảnh hưởng tàn khốc của cơn hạn hán, nhưng sau đó Giô-ên dùng một cụm từ để mô tả sự kinh khiếp của “ngày Đức Giê-hô-va” khi các nước sẽ chịu xét đoán. Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo, và không có ơn phước của Ngài, thiên nhiên không thể sinh sản ra nhưng điều chúng ta cần dùng cho cuộc sống (Thi 65:1-13 Thi 104:10-18,21 Thi 145:15). Chúng ta không được xem thường lời cầu nguyện “xin cho chúng con hôm nay đồ ăn đủ dùng” vì duy chỉ Đức Chúa Trời có thể gìn giữ, duy trì sự sống (Cong 17:25,28).

“Kìa, súc vật rên siếc! ” (Gio 1:18). Điều này nhắc chúng ta rằng muôn vật đều “than thở và chịu khó nhọc” vì cảnh nô lệ cho tội lỗi trên thế gian (Ro 8:18-22 Sa 3:17-19). Vật thọ tạo mong chờ đến ngày Đấng Sáng Tạo sẽ trở lại trên đất và giải phóng nó khỏi gông cùm của tội lỗi, và sau đó “đồng vắng vấ đất khô hạn sẽ vui vẻ…nơi sa mạc sẽ mừng rỡ và trổ hoa như bông hồng” (Es 35:1).

Dân sự hạ mình và than khóc thôi chưa đủ, họ còn phải cầu nguyện. Đây là điều Đức Chúa Trời yêu cầu trong giao ước của Ngài và dân sự (ISu 6:26-27 ISu 7:12-15 Phu 28:23-24). Giô-ên không cầu xin Đức Chúa Trời điều gì, ông chỉ nói với Ngài về nỗi đau khổ mà đất, gia súc và dân sự gánh chịu, ông biết rằng Đức Chúa Trời sẽ làm điều phải lẽ. “Lửa” (Gio 1:20) chỉ cơn hạn hán đã làm cho đất trở nên giống như bị thiêu đốt.

Chúng ta thường trôi nổi từ ngày này sang ngày khác, xem những phước lành của Chúa như những điều đương nhiên được nhận hưởng, cho đến khi Đức Chúa Trời giáng thiên tai trên chúng ta và nhắc nhở rằng chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Ngài. Khi nước trở nên khan hiếm và thức ăn không có đủ, và khi giá cả của những vật dụng cần thiết cho nhu cầu hàng ngày cứ leo thang, chúng ta mới nhận ra sự nghèo nàn của nền văn minh nhân loại và xã hội băng hoại cùa mình. Đột nhiên, nhu cầu trở nên xa xỉ và là gánh nặng cho đời sống.

Đức Chúa Trời không sai một đạo quân hùng mạnh để buộc dân Giu-đa qui hàng. Ngài chỉ cần một đàn côn trùng bé nhỏ, chúng vẫn làm xong phần việc của mình. Đôi lúc Ngài dùng những con vi khuẩn mà mắt thường không thấy được. Ngài là Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Chúa Trời của cả đội quân trên trời và dưới đất. Ngài là “Đấng Toàn Năng” (câu 15), không ai có thể chống nổi cánh tay quyền năng của Ngài (3).

2. Ngày Đức-Giê-Hô-Va sắp đến (Gio 2:1-27)

Lúc bấy giờ Giô-ên được dân sự chú ý, ông bắt đầu bảo dân sự đừng chăm xem những đàn châu chấu nữa mà hãy ngước nhìn sự ứng nghiệm của điều mà dịch châu chấu biểu thị: sự xâm chiếm của quân đội bạo tàn đến từ phương bắc (câu 20). Nếu Giô-ên không được sự tác động khác trong tâm trí về điều gì chúng ta không được biết, chắc ông có thể ám chỉ cuộc xâm chiếm của dân A-sy-ri, suốt thời trị vì của vua Ê-xê-chia năm 701 TC (Es 36:1-37:38). Đức Chúa Trời cho dân A-sy-ri tàn phá trong xứ, nhưng bằng cách lạ thường, Ngài sẽ cứu Giê-ru-sa-lem khỏi bị chiếm lấy (4). Tiên tri Giô-ên cho dân sự ba lời chỉ dẫn thật đúng lúc.

“Hãy thổi kèn! ” (Gio 2:1-11). Đây là một cuộc chiến thật sự, nên Giô-ên ra lệnh cho những người lính canh thổi kèn cảnh báo dân sự. Dân Do Thái dùng kèn để kêu gọi những cuộc hội họp, loan báo những sự kiện đặc biệt đánh dấu các kỳ lễ tôn giáo và cảnh báo dân sự rằng chiến tranh đã chính thức diễn ra (Dan 10:1-36 Gie 4:5 Gie 6:1 Os 5:8). Trong trường hợp này, họ thổi kèn để loan báo chiến tranh và kêu gọi sự kiêng ăn (Gio 2:15). Vũ khí của họ dùng chống lại kẻ thù xâm lược sẽ là sự ăn năn và lời cầu nguyện, Đức Chúa Trời sẽ tranh đấu cho họ.

Hai lần trong phân đoạn này, Giô-ên cho chúng ta biết rằng cuộc xâm chiếm này là “ngày Đức Giê-hô-va” (c.1,11), có nghĩa giai đoạn đặc biệt đó Đức Chúa Trời đã hoạch định và sẽ chỉ đạo. “Đức Giê-hô-va làm cho vang tiếng ra trước mặt cơ binh Ngài” (c.11). Chính Đức Chúa Trời sai châu chấu tràn vào xứ và chính Ngài sẽ cho dân A-sy-ri xâm chiếm xứ (Es 7:17-25 Es 8:7). Ngài cho phép họ phá hủy xứ Giu-đa như những đàn châu chấu đã phá hại, dân A-sy-ri không chỉ ngược đãi họ mà còn giết hại dân sự. “Hỡi A-sy-ri, là cái roi của sự thạnh nộ ta! Cái gậy cầm trong tay nó là sự tức giận của ta vậy! Ta sẽ sai nó nghịch cùng một nước chẳng tin kính…để cướp lấy, bóc lột và giày đạp chúng nó như bùn ngoài đường” (Es 10:5-6).

Trong bài tường thuật sống động về quân xâm lược, Giô-ên nhìn thấy họ đến trong đám dân lớn “như ánh sáng sớm mai giãn ra trên núi” (Gio 2:2). Một lần nữa, Giô-ên sử dụng hình ảnh châu chấu để mô tả những tên lính, châu chấu tàn phá mọi vật chúng ăn được trước mắt chúng thể nào, thì quân đội sẽ dùng “chính sách scorched carth polrcy (???) phá hại các thành và đất nước thể ấy (Es 36:10 Es 37:11-13,18). Châu chấu trông giống như hình dạng ngựa, nhưng A-sy-ri sẽ cưỡi trên ngựa thật và thâu tóm nướcGiu-đa. (5)

Tiên tri Giô-ên cho chúng ta biết rõ hơn rằng Đức Chúa Trời sẽ chỉ đạo cuộc xâm chiếm này, đây là cơ binh của Ngài, ứng nghiệm với Kinh Thánh (Gio 2:11). Đức Chúa Trời có thể dùng cả những nước ngoại bang để hoàn tất mục đích của Ngài trên đất (Es 10:5-7 Gie 25:9). Sự rối loạn kinh khiếp của vũ trụ được mô tả trong Gio 2:10 là cách Giô-ên loan báo rằng Đức Chúa Trời điều hành mọi việc, vì những dấu hiệu này đi cùng với “ngày Đức Giê-hô-va” (Gio 3:15 So 1:14).

“Hãy xé lòng các ngươi” (Gio 2:12-17). Một lần nữa, Giô-ên kêu gọi dân sự nhóm họp thành một hội đồng trọng thể để họ ăn năn tội lỗi mình và tìm cầu sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Dân sự không biết bao giờ xảy ra cuộc xâm lược này, vì vấn đề quan trọng đối với họ lúc này là trở về cùng Đức Chúa Trời. Nhưng họ phải thành tâm. Tham gia các buổi lễ tôn giáo, xé áo, khóc than là chuyện dễ dàng, nhưng hạ mình xưng tội và dâng cho Đức Chúa Trời một tấm lòng ăn năn thực sự là chuyện khác (Mat 15:8-9). “Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời ấy là tâm thần đau thương.Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (Thi 51:17).

Một điều khích lệ chúng ta ăn năn và quay về cùng Đức Chúa Trời là bản tánh yêu thương của Ngài. Biết rằng Ngài là Đấng nhân từ, hay thương xót, chậm giận và giàu ơn” (Gio 2:13), chắc sẽ thúc giục chúng ta tìm kiếm mặt Ngài. Sự mô tả về bản tánh của Đức Chúa Trời nhắc chúng ta nhớ sự kiện Môi-se gặp Đức Chúa Trời tại núi Si-nai, khi ông biện minh cho dân Y-sơ-ra-ên tội lỗi xấu xa (Xu 34:6-7). Bạn tìm thấy sự lặp lại của việc này trong Dan 14:18 (cảnh khác khi Môi-se nói giúp cho dân sự với Đức Chúa Trời), Ne 9:17 Thi 86:15 Thi 103:8 Thi 148:8 Gion 4:2.Một Đức Chúa Trời nhân từ như vậy “sẽ chẳng xây lòng đổi ý” (Gio 2:14) (6). Chú ý sự quan tâm của Giô-ên là dân sự một lần nữa sẽ có của lễ dâng cho Đức Chúa Trời, chứ không chỉ có lương thực cho nhu cầu hằng ngày.

Nhưng tất cả dân sự phải nhóm lại và trở về cùng Chúa (c.15-17) bao gồm cả người già và trẻ em, vú nuôi đến thầy tế lễ và ngay cả những người mới lập gia đình, theo luật, họ không phải làm việc gì trong suốt một năm đầu tiên sau ngày cưới, thậm chí cũng được miễn đánh giặc (Phu 24:5). Tiên tri dạy họ cả những lời cầu nguyện (Gio 2:17) điều đó tượng trưng cho hai lý do Đức Chúa Trời giải cứu họ.

Thứ nhất: Giao ước của dân Y-sơ-ra-ên ban cho họ đặc ân làm cơ nghiệp của Đức Chúa Trời và thứ hai, sự vinh quang của danh Đức Chúa Trời trước các nước khác. Môi-se dùng những lời tranh luận như vậy khi ông dẫn dắt dân sự (Xu 32:11-13 Xu 33:12-23).

Dân Do Thái thật là tài sản và cơ nghiệp của Đức Chúa Trời (Xu 15:17 Xu 19:5-6 Thi 94:5 Gie 2:7 Gie 12:7-9). Ngài ban cho dân Y-sơ-ra-ên luật pháp Ngài, giao ước và cho họ đền thờ cùng các thầy tế lễ, vùng đất biệt riêng, lời hứa rằng từ họ cả thế gian sẽ được phước (Sa 12:1-3 Ro 9:1-5). Lời của Đức Chúa Trời và ân điển của Cứu Chúa đến từ dân Y-sơ-ra-ên (Gi 4:22).

Dân Y-sơ-ra-ên được kêu gọi làm chứng nhân cho các nước khác biết rằng Đức Chúa Trời của họ là Đức Chúa Trời chân thật duy nhất. Làm sao Đức Chúa Trời có thể được vinh hiển nếu dân Ngài bị tiêu diệt, để dân ngoại bang có cơ hội hoan hỉ hỏi nhau rằng “Đức Chúa Trời của họ ở đâu?” (Thi 79:10 Thi 115:2 Mi 7:10). Dân sự phải chọn lựa giữa việc được phục hồi địa vị (cư xử phải lẽ với Đức Chúa Trời)hoặc bị khiển trách (tước đoạt sự vinh quang của Đức Chúa Trời).

Tin lời hứa của Ngài (Gio 2:18-27). Bấy giờ Giô-ên nhìn xa hơn sự xâm chiếm đến thời kỳ Đức Chúa Trời chữa lành đất Ngài và lại chúc phước cho dân sự Ngài. Ngài đã thổi bầy châu chấu xuống Biển Chết và Địa Trung Hải thể nào (biển phía đông và phía tây) thì Ngài sẽ đuổi quân xâm lược ra khỏi đất thể ấy. Trong một đêm, Đức Chúa Trời tiêu diệt 185000 quân A-sy-ri, vua A-sy-ri là San-chê-ríp bại trận phải lui quân (Es 37:36-38). Xác chết chắc hẳn đã gây ra mùi hôi thối trước khi chúng được đem đi thiêu.

Một số học giả Thánh Kinh cho rằng Thi thiên 126 phát sinh từ biến cố này, nó mô tả sự giải thoát bất ngờ và đột ngột đã làm các quốc gia lân bang ngỡ ngàng (sự trở về của dân Giu-đa từ Ba-by-lôn không đột ngột và không bất ngờ) “Đức Giê-hô-va đã làm cho chúng tôi những việc lớn, nhơn đó chúng tôi vui mừng” (Thi 126:3), được lặp lại trong Gio 2:21 “hãy nức lòng vui vẻ và mừng rỡ, vì Đức Giê-hô-va đã làm những việc lớn”. Cả Gio 2:23-27 và Thi 126:5-6 đều mô tả sự phục hồi của đất đai đã bị tàn phá và sự trở lại của những mùa gặt. Điều này ứng nghiệm lời Ê-sai hứa với vua Ê-xê-chia (Es 37:30).

Nếu không có mưa đầu mùa (tháng 3-4), và mưa cuối mùa (tháng 10-11), thì đất không thể sinh ra mùa vụ, và cách Đức Chúa Trời phạt dân Ngài là không đổ mưa xuống (Phu 11:13-17). Nhưng Đức Chúa Trời hứa ban cho vụ mùa bội thu, mùa gặt sẽ thu được nhiều hơn mức dân sự bị mất trong những năm dịch châu chấu và hạn hán. “Ta sẽ đền bù cho các ngươi về mấy năm đã bị cắn phá bởi cào cào…” (Gio 2:25) là lời hứa cho những ai trở về với Đức Chúa Trời cách thật lòng và bằng trái tim tan vỡ. “Bạn không thể quay ngược thời gian mình lại” Charles Spurgeon đã nói “nhưng có một cách lạ lùng và tuyệt diệu mà qua đó Đức Chúa Trời ban lại cho bạn những ơn phước bị lãng phí, những bông trái chưa chín của những năm bạn than khóc… Đáng tiếc rằng chúng chắc hẳn bị cào cào ăn hết vì sự ngốc nghếch và sự thờ ơ của bạn, nhưng nếu chúng đã như vậy, đừng tuyệt vọng” (7).

Và tại sao Đức Chúa Trời sẽ làm điều đó với dân sự bất xứng của Ngài? Để họ ngợi khen danh Ngài và không bao giờ bị các nước ngoại bang nhạo báng nữa. “Các ngươi sẽ biết rằng ta ở giữa Y-sơ-ra-ên, biết rằng ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, và chẳng có ai khác, dân ta sẽ không hề bị xấu hổ nữa” (c.27) (8).

Từ trước đến nay đất của chúng ta luôn cần cứu chữa, Chúng bị ô nhiễm bởi huyết vô tội đổ trên chúng và lợi dụng cả tài nguyên và con người. Chúng ta có thể xác tín lời hứa của Đức Chúa Trời trong IISu 7:14 vì chúng ta là “dân sự của Ngài.”

2. MONG CHỜ NGÀY ĐỨC GIÊ-HÔ-VA (Gio 2:28-3:21)

Sứ điệp Giô-ên truyền cho dân Giu-đa (và cho tất cả chúng ta) đang dần đến hồi kết thúc. Ông đã mô tả “ngày Đức Giê-hô-va” đến gần qua hình ảnh nạn dịch châu chấu khủng khiếp xảy ra. Điều này dẫn đến “ngày Đức Giê-hô-va” sắp tới, sự xâm lược của đội quân phương bắc xắp xảy ra. Tất cả phần còn lại ông dành mô tả “ngày sau cùng của Đức Giê-hô-va”, khi đó Đức Chúa Trời sẽ phán xét các nước trên đất “vì ngày của Đức Giê-hô-va đã đến gần trên hết thảy các nước” (Ap 1:15).

Giô-ên mô tả chuỗi sự kiện liên quan đến “ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giê-hô-va” (Gio 2:31). Điều gì sẽ xảy ra trước ngày đó, trong ngày đó và sau ngày đó.

1. Trước ngày đó: Đức Thánh Linh được đổ xuống (Gio 2:28-32)

Trong Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ, năm câu Kinh Thánh này và đoạn 4 trong Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ là đoạn 3 trong bản Kinh Thánh tiếng Anh. Các học giả người Do Thái sắp xếp Kinh Thánh Cựu Ước chắc đã nghĩ rằng phân đoạn này rất quan trọng nên có thể đủ làm thành một đoạn riêng. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta có một quyển Kinh Thánh đầy đủ, phân đoạn quan trọng này phải được nghiên cứu trong ngữ cảnh của người Do Thái, và cả trong ngữ cảnh của Hội Thánh thời Tân Ước.

Ngữ cảnh Do Thái Từ “sau đó” trong Gio 2:28 chỉ những sự kiện được mô tả trong Gio 2:18-27 khi Đức Chúa Trời chữa lành cho đất nước sau thời gian bị người A-sy-ri xâm chiếm. Nhưng không nhất thiết có nghĩa “ngay sau đó”, vì nhiều thế kỷ trôi qua trước khi Đức Thánh Linh được đổ xuống. Khi Phi-e-rơ trích dẫn câu này trong bài giảng vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Đức Thánh Linh hướng dẫn ông giải thích “sau đó” có nghĩa “những ngày sau rốt” (Cong 2:17).

“Những ngày sau rốt” bắt đầu bằng chức vụ của Chúa Cứu Thế Giê-xu trên đất (He 1:2) và sẽ kết thúc bằng “ngày Đức Giê-hô-va”, đó là giai đoạn phán xét cả thế gian, và còn được gọi là “sự hoạn nạn” (Mat 24:21,29) và “kỳ tai hại của Gia-cốp” (Gie 30:1). Nhiều người nghiên cứu các sách tiên tri nghĩ rằng thời kỳ đặc biệt này được nói một cách chi tiết trong Kh 6:1-19:21 và đỉnh điểm là sự trở lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu trên đất để cứu dân Y-sơ-ra-ên và lập vương quốc của Ngài (Es 2:2-5 So 1:12-14 Kh 19:11-20:6) (1).

Giô-ên hứa rằng trước “ngày Đức Giê-hô-va” sẽ có sự đổ đầy Đức Thánh Linh đi kèm với những dấu lạ trên trời và dưới đất. Suốt thời Cựu Ước, Đức Thánh Linh chỉ được ban cho một số người đặc biệt, họ có nhiệm vụ đặc biệt nào đó, như Môi-se và các tiên tri (Dan 11:17), các quan xét (Cac 3:10 Cac 6:34 Cac 11:29) và những người vĩ đại như Đa-vít (ISa 16:13). Nhưng lời hứa của Đức Chúa Trời phán qua Giô-ên tuyên bố rằng Thánh Linh sẽ đến trên mọi người, gồm cả nam lẫn nữ, già và trẻ, ngưòi Do Thái cũng như người ngoại bang. “Bấy giờ ai cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va thì sẽ được cứu” (Gio 2:32 Cong 2:39).

Trong ngữ cảnh Hội Thánh thời Tân Ước Trong chương 2 của sách Công Vụ Các Sứ Đồ, Phi-e-rơ không nói lời tiên tri của Giô-ên đang được ứng nghiệm, ông nói Đức Thánh Linh mà Giô-ên viết bây giờ đã đến và ban quyền phép cho các tín đồ để họ ngợi khen Đức Chúa Trời bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, và những người Do Thái đến Giê-ru-sa-lem từ các xứ khác trong đế quốc La Mã có thể hiểu lời họ (Cong 2:5-12). Trong sách tiên tri của mình, Giô-ên có hứa “Ta sẽ tỏ những sự lạ ra trong các từng trời và trên đất: tức là máu, lửa, và những trụ khói. Mặt trời đổi ra tối tăm, mặt trăng ra máu…” (Gio 2:30-31), nhưng không ghi nhận nào cho rằng bất cứ điều nào trong số những điều kể trên xảy ra vào ngày Lễ Ngũ tuần. Phép lạ được đám đông chú ý là phép lạ nói tiếng ngoại quốc, không phải là những dấu hiệu nổi bật trong tự nhiên (2).

Hơn nữa, lời hứa của Giô-ên nói cho nhiều người nghe hơn của Phi-e-rơ trong ngày Lễ Ngũ tuần. Thính giả của Phi-e-rơ bao gồm những người Do Thái hoặc những người ngoại bang mới theo đạo Do Thái (Cong 2:22,11,29). Những người ngoại bang không được hưởng ân phúc của Thánh Linh cho đến khi Cọt-nây, gia đình, bè bạn ông được biến đổi (Cong 10:1-11:30), Phi-e-rơ dùng lời tiên tri Giô-ên để loan báo rằng Đức Thánh Linh được hứa trước nay đã đến và đây là lý do các tín đồ, cả nam lẫn nữ (Cong 1:14) đang ngợi khen Đức Chúa Trời trong tâm trạng say sưa.Phi-e-rơ trả lời cho sự kết tội các tín đồ đang say rượu (Cong 2:13-16) và ủng hộ lời biện minh từ Kinh Thánh (3).

Khi sự đó đến với dân Y-sơ-ra-ên, “những ngày sau rốt” sẽ liên quan đến cả sự khổ não và sự tán dương (Es 2:15 Mi 4:1-5) thời kỳ đắc thắng và vinh hiển theo sau kỳ hoạn nạn. Đến mức Hội Thánh bị ảnh hưởng, “những ngày sau rốt” liên quan đến “kỳ hiểm họa” của Sa-tan, phe phản nghịch trên thế gian và sự bội đạo trong hội thánh (ITi 4:1-5 IITi 3:1-8 IIPhi 3:1-9 IGi 2:18-23 Giu 1:18-19). Nhiều Cơ-đốc nhân tin rằng suốt “những ngày sau rốt” đó Đức Chúa Trời sẽ ban Thánh Linh Ngài, nhiều tội nhân sẽ trở về cùng Chúa Cứu Thế Giê-xu trước khi ngày kinh khiếp của Đức Giê-hô-va bắt đầu.

Thật vậy, Hội Thánh ngày nay đang cần được ban ân tứ Thánh Linh của Đức Chúa Trời.Nếu không nhờ Đức Thánh Linh, tín đồ không thể có quyền phép làm chứng cho Chúa (Cong 1:8), không thể hiểu Kinh Thánh (Gi 16:13), không thể làm sáng danh Chúa (Gi 16:14), không thể cầu nguyện theo ý Đức Chúa Trời (Ro 8:26-27) và không thể tăng trưởng bản tính Cơ-đốc (Ga 5:22-23). Chúng ta cần cầu xin cho sự phục hưng, cho Đức Thánh Linh hành động sâu nhiệm hơn trong dân sự Ngài, dẫn đến sự xưng nhận tội lỗi, ăn năn, tha thứ và hiệp một.

2. Trong ngáy đó: Sự đoán phạt giáng xuống dân sự (Gio 3:1-16)

Cụm từ “đem phu từ…trở về” (Gio 3:1) nghĩa là “thay đổi vận mệnh” hoặc “phục hồi vận mệnh”. Vì sự đoán phát được giáng xuống trong “ngày Đức Giê-hô-va” nên hoàn cảnh của dân Y-sơ-ra-ên trên thế giới sẽ thay đổi đáng kể, và Đức Chúa Trời sẽ đối xử công bằng với các nước trên thế gian vì cách họ đối đãi dân Y-sơ-ra-ên của Ngài. Giô-ên đưa ra ba lời tuyên bố quan trọng:

“Các nước, chuẩn bị chịu phán xét” (Gio 3:1-8). Trận chiến dữ dội sẽ diễn ra ở trũng Giô-sa-phát (c.2,12), một địa điểm chưa được Kinh Thánh đề cập ở phần nào khác. Trong câu 14, nó được gọi là “trũng đoán định” ám chỉ sự định đoạt của Đức Chúa Trời (nguyên chỉ) để sửa phạt dân sự (4). Vì tên gọi Giô-sa-phát có nghĩa là “quan xét Đức Giê-hô-va”, tên gọi Giô-sa-phát chắc có lẽ là cách tượng trưng, nhưng một số người nghiên cứu Kinh Thánh cho là nó ám chỉ “the Plain of Esdraelon, nơi xảy ra cuộc chiến Hạt-ma-ghê-đôn (Kh 16:16).

Giô-ên liệt kê một số tội lỗi mà dân ngoại bang đã phạm nghịch cùng người Do Thái: làm dân Do Thái tản lạc khắp các nước, bán họ làm nô lệ, đối xử họ như một món hàng hóa, cướp đất đai màu mỡ của họ, lấy những gì thuộc về Đức Chúa Trời và dâng cho các thần khác. Dĩ nhiên, dân Do Thái phải chịu nhiều đoán phạt vì họ bội ước với Đức Chúa Trời, nhưng các dân ngoại đã đi quá mức cho phép. Giê-rê-mi nói với dân Ba-by-lôn rằng “Hỡi kẻ cướp sản nghiệm ta, vì các ngươi vui mừng hớn hở, vì các ngươi buông lung như bò cái tơ đạp lúa, reo hí như ngựa mập mạnh” (Gie 50:11).

Nên chú ý Đức Chúa Trời chỉ dân Do Thái là “dân ta” và đất họ là “đất ta”. Sự giàu có là “bạc vàng ta”. Dù cho dân Do Thái không vâng giữ giao ước và cũng không làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, Ngài vẫn không lìa bỏ họ.Ngaỳ khi họ từ chối Đấng Mê-si-a, Đức Chúa Trời vẫn thương xót họ. Ngài dành riêng họ ra thành một nước và sẽ có một ngày Ngài đến giúp đỡ họ và đánh bại kẻ thù họ.

“Các nước khá sắm sửa sự đánh giặc” (Gio 3:9-15). Phân đoạn này mô tả cái gọi chung là “trận chiến của Hạt-ma-ghê-đôn”, lúc đó đội quân của các nước họp lại nghịch cùng Đức Giê-hô-va và Đấng chịu xức dầu của Ngài (Thi 2:1-3) và hợp sức tiêu diệt thành Giê-ru-sa-lem (Gio 3:16 Xa 12:1-14:21). Giô-ên so sánh trận chiến này với mùa gặt lúa mì và nho, khi Đức Chúa Trời đánh bại kẻ thù dễ dàng như nông dân cầm cái kiềm hoặc hái nho, ép làm rượu (Gio 3:13). Bạn có thể tìm thấy hình ảnh tương tự trong Kh 14:14-20, khi Đức Chúa Trời thu hoạch “mùa gặt và mùa hái nho trên đất”, và ép kẻ thù như ép nho vậy.

Dấu hiệu chiến tranh từ Đức Chúa Trời sẽ đi cùng với trận chiến này (Gio 3:15 Gio 2:10,30-31). Những dấu hiệu mà Chúa Giê-xu đã đề cập trong bài giảng ở núi Ô-li-ve (Mat 24:29-31 Mac 13:19-27 Lu 21:25-28). Chúa Giê-xu phán dạy rằng những dấu hiệu này sẽ dọn đường cho chính Ngài đến thế gian đánh bại kẻ thù của dân Y-sơ-ra-ên, thanh tẩy dân sự Ngài và thành lập vương quốc của Ngài (Xa 12:1-14:21 Kh 19:11).

Gio 3:10 yêu cầu các nước nhắm mục đích vào cuộc chiến, thậm chí biến cả dụng cụ lao động thành vũ khí; nhưng Es 2:4 Mi 4:3 mô tả khác: “họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm” (Es 2:4). Nhưng Ê-sai và Mi-chê đang mô tả vương quốc ở tương lai, lúc đó dân chúng không còn sống trong chiến tranh nữa và vũ khí không còn cần thiết; trong khi Giô-ên đang mô tả cuộc chiến xảy ra trên vương quốc hòa bình đó.

“Các nước, sửa soạn sự đánh bại! ” (Gio 3:16). Tên gọi “Hạt-ma-ghê-đôn” chỉ được nhắc trong Kh 16:16, chỉ về (???)…. nơi xảy ra nhiều cuộc chiến trong thời Cựu Ước. Kh 16:13-16 cho chúng ta biết rằng Sa-tan, thông qua sức mạnh ma quỉ của nó, nhóm họp các kẻ thù từ các nước chống nghịch lại Đức Chúa Trời tại Giê-ru-sa-lem. Nhưng cuộc xâm chiếm đó sẽ thất bại, vì Chúa Giê-xu sẽ trở lại trong đại quyền và tàn sát kẻ thù, biến toàn bộ “cuộc chiến” thành bữa ăn cho các loài thú ăn xác chết trên đất (Kh 19:17-19).

Giống như một con sư tử hung hạo, Đức Chúa Trời sẽ “gầm thét từ Si-ôn” và đánh bại kẻ thù (Am 1:2 Os 11:10-11). Khi một con cừu trở thành con sư tử, các nước sẽ phải run rẩy sợ hãi (Kh 5:5). Các nước lạc mất của thế gian sẽ bị tiêu diệt khi Đức Chúa Trời cất tiếng phán xét, nhưng đối với dân sự Ngài, Đức Chúa Trời sẽ là chốn nương dựa và là đồn lũy cho họ. “Hỡi dân ta, hãy đến vào buồng và đóng cửa lại. Hãy ẩn mình một lát, cho đến chừng nào cơn giận đã qua…vì nầy, Đức Giê-hô-va ra từ nơi Ngài, đặng phạt dân cư trên đất vì tội ác họ” (Es 26:20-21) (5).

Có một câu châm ngôn Do Thái rằng “…….”, không có dân nào chịu đựng khổ sở dưới tay bằng hữu mình nhiều hơn dân Do Thái. Pha-ra-ôn cố lấn át dân Do Thái, nhưng chính quân đội của ông bị Đức Chúa Trời lấn át (Xu 14:1-15:27). Ba-la-am rủa sả dân Do Thái, nhưng Đức Chúa Trời biến rủa sả thành ơn phước (Dan 22:25 Phu 23:5 Ne 13:2). Dân A-sy-ri và Ba-by-lôn đánh bại dân Do Thái và bắt họ đi lưu đày, nhưng cả hai cường quốc đó giờ không còn nữa, trong khi nước Do Thái còn đến ngày nay. Ha-man cố hủy diệt dân Do Thái, nhưng ông và các con ông kết thúc cuộc đời trên mộc hình. Nê-bu-cát-nết-sa bỏ ba người Do Thái vào lò lửa, và chỉ nhận thấy được Đức Chúa Trời của họ luôn ở cùng và giải cứu họ (Da 3:1-30).

Bạn của tôi, Dr Jacob Gartenhaus (?), truyền giáo cho dân tộc Do Thái, thường nói rằng ”Chúng ta, dân Do Thái, là dân không bị thấm nước, không bị thiêu cháy, Đức Chúa Trời ban ơn cho chúng ta để không ai có thể rủa sả chúng ta được và chúng ta sẽ ở đây chờ đợi kẻ thù mình bị tiêu diệt.” Đức Chúa Trời biết các nước khác đã đối xử với dân Y-sơ-ra-ên thể nào, đến một ngày Ngài sẽ định tội các nước đó. Trong khi chờ đợi, các tín hữu phải cầu nguyện cho sự hòa bình của Giê-ru-sa-lem (Thi 122:6)và dùng lời yêu thương làm chứng cho họ biết rằng Chúa Giê-xu quả thật là Đức Chúa Trời và là Đấng Mê-si của họ.

3. Sau ngày đó: Ơn phước được ban xuống (Gio 3:17-21)

Mọi thứ sẽ thay đổi khi một vị Vua mới sẽ lên ngôi và bắt đầu thời trị vì của mình! Giô-ên hứa một thành thánh khiết, một đất nước được hồi sinh, một dân tộc được thanh tẩy, và một Vua nhân từ.

Một thành thánh khiết (Gio 3:17). Khi Sa-lô-môn dâng hiến đền thờ, vinh quang của Đức Giê-hô-va giáng xuống đầy dẫy đền thờ (IVua 8:10-11 IISu 5:11-14). Núi Si-ôn, nơi thành Giê-ru-sa-lem được xây dựng và có đền thờ, là một nơi rất đặc biệt đối với người Do Thái vì nó là nơi Đức Chúa Trời chọn cho chính Ngài (Thi 48:1-14 Thi 87:1-7 Thi 132:13). Khi dân Ba-by-lôn tiêu diệt đền thờ, dân Do Thái đã cầu nguyện để đền thờ được phục hồi và vinh quang của Đức Chúa Trời lại giáng trên đó “Vì Đức Chúa Trời sẽ cứu Si-ôn, và xây lại thành Giu-đa; dân sự sẽ ở đó, được nó làm của” (Thi 69:35).

Ngày nay, dân Do Thái không có đền thờ trên núi Si-ôn, nhưng thánh đường Hồi giáo ở đó. Tuy vậy, Đức Chúa Trời hứa rằng Ngài sẽ lập lại Si-ôn và ngự ở đó trong vinh quang Ngài, “vì Đức Giê-hô-va yên ủi Si-ôn, Ngài đã yên ủi mọi nơi đổ nát của nó. Ngài đã khiến đồng vắng nên như vườn Ê-đen, nơi sa mạc nên như vườn Đức Giê-hô-va, giữa vườn ấy có sự vui vẻ, mừng rỡ, tạ ơn, và tiếng hát ca” (Es 51:3). Các tiên tri liệu trước ngày vui lớn đó khi “sự buồn bực than vãn sẽ tránh đi (câu 11) và Đức Chúa Trời lại ngự giữa dân sự Ngài (Es 12:1-6 Es 33:20-24 Es 35:1-10 Es 52:1-15 Gie 31:1-40 Mi 4:1-14 Xa 1:1-21).

Giê-ru-sa-lem được gọi là “thành thánh”, ít nhất 8 lần trong Kinh Thánh (Ne 11:1,18 Es 48:2 Es 52:1 Da 9:24 Mat 4:5 Mat 27:53 Kh 11:2) và ngày nay chúng ta cũng gọi nơi đó là “thành thánh”. Giống như mọi thành phố khác trên thế giới, Giê-ru-sa-lem là nơi cư trú của những tội nhân, họ làm những việc tội lỗi. Nhưng ngày đến Giê-ru-sa-lem sẽ được thanh tẩy (Xa 13:1) và thật sự là một thành thánh dâng lên cho Đức Giê-hô-va (Es 4:1-6).

Một đất nước hồi sinh (Gio 3:18-19). Qua nhiều thế kỷ, nước Y-sơ-ra-ên bị tàn phá bởi chiến tranh, đói kém, hạn hán và những cuộc tấn công của côn trùng phá hại như Giô-ên đã viết trong những đoạn đầu của sách, nhưng ngày đến, đất đó sẽ giống như vườn Ê-đen xinh đẹp và đơm hoa kết trái, “Ngài sẽ khiến đồng vắng nên như vườn Ê-đen, nơi sa mạc nên như vườn Đức Giê-hô-va” (Es 51:3).

Trong đoạn đầu sách tiên tri Giô-ên, dân sự đang than khóc vì không có đồ ăn, nhưng điều đó sẽ không còn khi Đức Chúa Trời phục hồi dân Ngài và đất nước Y-sơ-ra-ên. Nó không chỉ là “xứ đượm sữa và mật” mà còn có rượu và nước dư dật như giếng tốt. Đất Y-sơ-ra-ên luôn phụ thuộc vào mưa đầu mùa và mưa cuối mùa vì nhu cầu về nước, nhưng Đức Chúa Trời sẽ cho họ dòng suối và con sông tưới ướt đất.

Giê-ru-sa-lem là thành phố cổ duy nhất không được xây dựng gần sông lớn. Rô-ma và Tiber, Ni-ni-ve được xây gần Ty-rơ và Ba-by-lôn trên sông Ơ-phơ-rát, thành Ê-díp-tô rộng lớn được xây gần sông Ni-lơ. Nhưng trong vương quốc đó, Giê-ru-sa-lem sẽ có sông bắt nguồn từ đền thờ của Đức Chúa Trời. “Xảy ra trong ngày đó, nước sống sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem, phân nửa chảy ra biển đông (biển Chết), phân nửa chảy về biển tây (Địa Trung Hải), trong mùa hạ và mùa đông đều có” (Xa 14:8). Bạn tìm thấy con sông này và phước lành đặc biệt của nó được mô tả trong Ê-xê-chi-ên chương 47.

Ngược lại với nước Y-sơ-ra-ên, các nước nghịch cùng nó như Ê-díp-tô và Ê-đôm sẽ trở nên hoang vu, đó là hình phạt vì cách đối xử của chúng với dân Do Thái. Điều này có nghĩa Ê-díp-tô và Ê-đôm sẽ phải phụ thuộc vào Y-sơ-ra-ên về nhu cầu cơ bản như thức ăn và nước sinh hoạt.

Một dân tộc được thanh tẩy (Gio 3:20-21a). Có nên chăng một đất nước được hồi sinh lại bị ô nhiễm bởi dân sự tội lỗi? Dân sự của Đức Chúa Trời phải được thanh tẩy trước khi bước vào vương quốc đã được hứa. Đức Chúa Trời hứa thanh tẩy tội lỗi dân sự, tha thứ cho họ, phục hồi địa vị của họ. “Trong ngày đó sẽ có một suối chảy ra cho nhà Đa-vít và dân cư Giê-ru-sa-lem, vì tội lỗi và sự ô uế” (Xa 13:1).

Tiên tri Ê-xê-chi-ên mô tả về sự thanh tẩy này “Ta sẽ thâu lấy các ngươi khỏi giữa các dân; ta sẽ nhóm các ngươi lại từ mọi nước và đem về trong đất riêng của các ngươi. Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi, và các ngươi sẽ trở nên sạch, ta sẽ làm sạch hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt. Ta sẽ đặt thần ta trong các ngươi và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lịnh ta và làm theo” (Exe 36:24-27).

Dưới luật pháp thời Cựu Ước, người Do Thái có thể làm sạch những thứ dơ bẩn bằng cách dùng nước rửa hoặc huyết. Các thầy tế lễ được tắm sạch bằng nước và được rảy huyết lên khi họ làm lễ nhậm chức (Le 8:1-9:24) và người bị bệnh phung được chữa lành cũng như vậy, được tắm sạch bằng nước, rảy huyết lên (Le 14:1-57). Các thầy tế lễ phải rửa tay chân và giữ lễ thánh sạch khi phục vụ trong Đền tạm (Xu 30:17-21). Mọi vật chi bị dơ bẩn, nó phải được làm cho sạch bằng “nước tẩy uế” (Dan 9:1-23). Xa-cha-ri dùng chân lý Cựu Ước này để dạy về sự thanh tẩy vĩnh cửu từ bên trong sẽ đến khi dân sự nhận biết Đấng Mê-si và tin cậy nơi Ngài (Xa 12:10). Họ sẽ trải nghiệm sự tái sinh và trở nên một dân mới cho Đức Giê-hô-va.

Một Vua nhân từ (Gio 3:21b). Giô-ên kết thúc bằng một câu thật tuyệt vời “Đức Giê-hô-va ngự trong Si-ôn”. Tiên tri Ê-xê-chi-ên nhìn thấy vinh hiển của Đức Chúa Trời ra từ đền thờ sắp bị tận diệt đó (Exe 8:4 Exe 9:3 Exe 10:4,18 Exe 11:23)và sau đó ông thấy sự vinh hiển đó trở lại đền thờ trong một nước được phục hồi (Exe 43:1-5). Ông thấy Giê-ru-sa-lem mới được ban cho một tên mới “Đức Giê-hô-va ở đó” (Giê-hô-va Shammah), (Exe 48:30-35)

Sách tiên tri Giô-ên bắt đầu bằng một thảm kịch, sự tấn công của châu chấu, nhưng kết thúc trong sự đắc thắng, thời trị vì của Vua trên muôn vua, Chúa trên muôn chúa. Chúa Giê-xu nói với môn đồ Ngài rằng: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến kỳ muôn vật đổi mới, là khi con người sẽ ngự trên ngôi vinh hiển của Ngài, thì các ngươi là kẻ đã theo ta, cũng sẽ ngồi trên 12 ngôi mà xét đoán 12 chi phái Y-sơ-ra-ên” (Mat 19:28).

Có lẽ chúng ta không bao giờ bỏ qua sự diệu kỳ của nước vinh hiển của Ngài! “Từ nay nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta, là Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời” (Kh 11:15). “Nước Cha được đến! ” (Mat 6:10), “Lạy Đức Chúa Giê-xu, xin hãy đến! ” (Kh 22:20).