1. CHÂM NGÔN (Ch 1:1-31:31)

A. LỜI TỰA

Cố thi sĩ T.S.Eliot đã hỏi: “Đâu rồi sự khôn ngoan chúng ta đã đánh mất trong tri thức?Đâu rồi tri thức chúng ta đã đánh mất trong sự thông tin?” (1).

Chúng ta đang sống trong “thời đại thông tin”, nhưng chắc chắn chúng ta không sống trong “thời đại của sự khôn ngoan.” Nhiều người là phù thủy với những chiếc máy vi tính của họ, dường như là những người không có chuyên môn khi thực hiện một thành công từ cuộc sống họ. Những máy vi tính có thể thâu trữ dữ liệu và vâng theo các hiệu lệnh, nhưng chúng không thể cho chúng ta khả năng sử dụng tri thức đó cách khôn ngoan. Điều cần có hôm nay là sự khôn ngoan.

Sách Châm ngôn nói về sự khôn ngoan tin kính, cách để có được nó và cách sử dụng. Nó nói về những ưu tiên, những nguyên tắc, không phải là kế hoạch làm giàu nhanh chóng hay những công thức cho sự thành công. Nó cho bạn biết, không phải cách để sống, nhưng là cách để khéo léo trong nghệ thuật tạo nên một đời sống đã bị đánh mất.

Khi bạn đọc, hãy để Kinh Thánh trước mặt bạn và tra cứu nhiều trích dẫn Kinh Thánh trong các chương này. Bỏ qua chúng là bỏ sót lẽ thật quan trọng nào đó. Xét cho cùng, điều Đức Chúa Trời đã viết quan trọng nhiều hơn điều tôi viết! Cũng vậy, hãy đọc những chú giải ở cuối sách. Có nhiều tài liệu hữu ích trong đó mà tôi không thể kể đến trong bài viết, tôi không muốn bạn bỏ qua.

Hơn bao giờ hết, hội thánh hết sức cần những người hiểu và thực hành những sự khéo léo liên quan đến việc gây dựng một đời sống tin kính. Nguyện bạn và tôi ở trong số đó!

Warren W.Wiersbe

B. ĐẠI CƯƠNG GỢI Ý CỦA SÁCH CHÂM NGÔN

Câu gốc: Ch 1:7

Giới thiệu: Ch 1:1-19

I.Những lời kêu gọi của sự khôn ngoan (Ch 1:20-9:18).
1.Những lời kêu gọi của sự khôn ngoan (Ch 1:20-4:27 8:1-9:18)
Lời kêu gọi thứ nhất: về sự cứu rỗi (Ch 1:20-4:27)
Lời kêu gọi thứ hai: về của cải (Ch 8:1-36)

2.Những lời kêu gọi về sự ngu xuẩn (Ch 5:1-7:27)
Lời kêu gọi thứ nhất: về sự kết an (Ch 5:1-22)
Lời kêu gọi thứ hai: về sự nghèo khó (Ch 6:1-35)
Lời kêu gọi thứ ba: về sự chết (Ch 7:1-27)

II.Những so sánh của sự khôn ngoan (Ch 10:1-15:33)

III.Những lời khuyên của sự khôn ngoan (Ch 16:1-31:31)

C. GIỚI THIỆU SÁCH CHÂM NGÔN

Betty, vợ tôi, là hoa tiêu trong gia đình chúng tôi. Hơn 40 năm, tôi đã nhờ bà vạch kế hoạch cho những hành trình chức vụ cùng những kỳ nghỉ của chúng tôi, hướng dẫn khi tôi lái xe. Bà ấy biết tôi không có một giác quan tốt về phương hướng và thậm chí nổi tiếng lạc đường dù chỉ cách nhà vài dặm. Nhưng Chúa đã ban cho bà chiếc máy ra-đa ở bên trong, và tôi đã học tin tưởng bà ấy, dù chúng tôi ở thành phố lớn, trong rừng rậm châu Phi, hay tại miền quê nước Anh.++

Tôi cần một “ra-đa thuộc linh” tương tự để hướng dẫn tôi khi tôi bắt tay vào một “hành trình nghiên cứu” một sách của Kinh Thánh. Máy ra-đa đó được cung cấp bởi Thánh Linh, Đấng hướng dẫn tôi vào lẽ thật của Đức Chúa Trời (Gi 16:13) và nếu chúng ta để Ngài giữ gìn, chúng ta khỏi đi những con đường lòng vòng vô ích. Nhưng nếu tôi bắt đầu hành trình của mình bằng cách đặt những câu hỏi cơ bản về sách tôi muốn nghiên cứu. Đức Thánh Linh sẽ thấy tôi được chuẩn bị tốt hơn cho chức vụ dạy dỗ của Ngài. Những câu hỏi tôi đặt cho mình là:

1.Chủ đề chính của sách là gì?
2.Ai đã viết sách này và sách được viết ra sao?
3.Đâu là câu gốc giúp “tiết lộ” sứ điệp của sách?
4.Sách này nói gì về Chúa Giê-xu Christ?
5.Tôi phải làm gì để nhận được nhiều nhất từ sách này?

Chúng ta hãy sẵn sáng cho cuộc hành hương của mình qua sách Châm ngọn bằng cách đặt năm câu hỏi này.

1.Chủ đề chính của sách Châm ngôn là gì?

Một từ đủ trả lời cho câu hỏi trên là: khôn ngoan. Trong sách Châm ngôn, những từ khôn ngoan và sự khôn ngoan được sử dụng ít nhất 125 lần vì mục đích của sách là để giúp chúng ta nhận được và ứng dụng sự khôn ngoan cho những quyết định và những hoạt động của đời sống hằng ngày.

Sách Châm ngôn thuộc về điều mà các học giả gọi là Văn chương về sự khôn ngoan của Kinh Thánh Cựu Ước, cũng kể đến sách Gióp và Truyền đạo (1). Tác giả của những sách này đã vật lớn với một số câu hỏi hóc búa của đời sống khi họ tìm cách hiểu những vấn đề của đời sống theo quan điểm của Đức Chúa Trời. Xét cho cùng, chỉ vì bạn là một tín đồ và bạn bước đi bằng đức tin, điều đó không có nghĩa là bạn đặt tâm trí lên kệ và ngừng suy nghĩ.Chúa mong chúng ta ứng dụng chính mình qua nhận thức sâu sắc, thực hiện sự suy nghĩ nghiêm túc khi chúng ta học Lời Ngài. Chúng ta phải yêu Chúa bằng tâm trí cũng như bằng tấm lòng và linh hồn mình (Mat 22:37).

Sự khôn ngoan là một mặt hàng quan trọng ở vùng Cận Đông cổ đại mọi vua cai trị đều có một hội đồng những người khôn ngoanđược vua hỏi ý kiến. Khi thực hiện những quyết định quan trọng, Giô-sép được xem là người khôn ngoan ở Ai Cập và Đa-ni-ên cùng ba bạn ông được tôn trọng vì sự khôn ngoan của họ trong lúc hầu việc ở Ba-by-lôn. Đức Chúa Trời muốn con cái Ngài hôm nay bước đi cách thận trọng, không như người dại dột nhưng như người khôn ngoan (Eph 5:15 NKJV). Hiểu sách Châm ngôn có thể giúp chúng ta làm điều đó. Chỉ được giáo dục và có tri thức thì chưa đủ tuy rằng sự giáo dục cũng quan trọng. Chúng ta cần sự khôn ngoan, là khả năng để sử dụng tri thức, Người khôn ngoan có năng lực nắm bắt ý nghĩa của một hoàn cảnh và hiểu điều phải làm cùng với cách để làm điều đó đúng cách, đúng lúc.

Đối với người Do Thái thời xưa, sự khôn ngoan không đơn giản chỉ là lời khuyên tốt lành hay sự hoạch định thành công. Tôi thích định nghĩa của Tấn sĩ Roy Zuck: “Sự khôn ngoan nghĩa là khéo léo và thành công trong những mối liên hệ và trách nhiệm của mình…quan sát và làm theo những nguyên tắc trật tự của Đấng Tạo Hóa trong vũ trụ luân lý.” (2). Trong định nghĩa đó, bạn tìm thấy hầu hết những yếu tố quan trọng của sự khôn ngoan theo tinh thần Kinh Thánh, loại khôn ngoan chúng ta có thể học từ sách Châm ngôn.

Sự khôn ngoan theo tinh thần Kinh Thánh bắt đầu bằng một mối liên hệ đúng đắn với Chúa. Người khôn ngoan tin rằng có một Đức Chúa Trời, rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa và là Chủ tể mọi sự, Ngài đã đặt vào sự sáng tạo của Ngài một trật tự thiêng liêng, mà nếu được vâng theo, cuối cùng sẽ dẫn đến sự thành công. Người khôn ngoan quả quyết rằng có một luật đạo đức vận hành trong thế gian này, một nguyên tắc về sự công bình thiêng liêng bảo đảm rằng cuối cùng kẻ ác bị xét đoán, và người công bình được ban thưởng. Sự khôn ngoan theo tinh thần Kinh Thánh chẳng có tí liên hệ nào với chỉ số thông minh hay học vấn của con người, vì đó là sự thông hiểu mang tính đạo đức thuộc linh. Nó không liên quan với tính cách và những giá trị khác, nó có nghĩa là nhìn thế giới qua hệ thống lẽ thật của Đức Chúa Trời.

Trong Cựu Ước, từ Hê-bơ-rơ chỉ về khôn ngoanđược dùng để mô tả người khéo léo khi làm việc bằng tay, chẳng hạn như những người thợ đã giúp xây dựng Đền Tạm và Đền Thờ của Sa-lô-môn (ISu 22:15). Sự khôn ngoan không phải là cái gì đó mang tính lý thuyết, đó là điều rất thực tế, ảnh hưởng đến mọi lãnh vực của đời sống. Nó đưa ra trật tự và mục đích cho đời sống, nó cho sự sáng suốt trong việc thực hiện những quyết định và nó cung cấp ý thức về sự hoàn thành trong đời sống vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời.

Sự khôn ngoan giữ chúng ta trong sự hài hòa với những nguyên tắc và mục đích mà Chúa đã đặt trong thế giới Ngài, hầu cho khi chúng ta vâng lời Đức Chúa Trời, mọi sự có lợi cho chúng ta chứ không nghịch với chúng ta. Điều này không có nghĩa rằng chúng ta không trải qua những thử thách và khó khăn, bởi thử thách và khó khăn là một phần thưởng của đời sống. Nhưng nó có nghĩa rằng chúng ta có khả năng đối phó với những nghịch cảnh này cách thành công, hầu cho chúng ta tăng trưởng về mặt thuộc linh và Chúa được vinh hiển.

Người khôn ngoan có sự khéo léo để đối diện với đời sống cách thành thật và can đảm, điểu khiển nó cách thành công hầu cho những mục đích của Đức Chúa Trời được thực hiện trong đời sống mình. Đó là lý do tôi gọi sách này là “Hãy khéo léo! ” vì chúng ta đang tìm cách học ở sách Châm ngôn những nguyên tắc thiêng liêng có thể khiến chúng ta trở nên khéo léo, không phải trong việc kiếm sống nhưng trong việc tạo ra một đời sống.Những trang lịch sử đầy ắp tên tuổi của những người tài năng xuất chúng, là những người đủ lanh lợi để trở nên giàu có và nổi tiếng nhưng họ lại không đủ khôn ngoan để tạo một đời sống thành công và thỏa lòng. Trước khi chết, một trong số những người giàu nhất thế giới đã nói rằng, ông muốn cho đi tất cả của cải mình để khiến một trong sáu cuộc hôn nhân của ông được thành công. Sống là một việc, nhưng tạo một đời sống hoàn toàn là một việc khác.

2. Ai viết sách Châm ngôn và được viết ra sao?

Tác giả: Trong Ch 1:1 Ch 10:1 Ch 25:1, chúng ta được biết rằng vua Sa-lô-môn là tác giả của những câu châm ngôn trong sách này. Đức Chúa Trời đã ban cho Sa-lô-môn sự khôn ngoan tuyệt vời (IVua 3:5-15) đến nỗi người ta từ đầu cùng đất đã đến để lắng nghe ông và trở về với sự kinh ngạc (IVua 4:29-34 Mat 12:42). Ông đã nói 3.000 câu châm ngôn, hầu hết không được kể đến trong sách này. Đức Thánh Linh chỉ chọn những câu châm ngôn mà dân sự Ngài sẽ hiểu và vâng theo trong mọi thời đại (3).

Nhưng những tôi tớ khác được Thánh Linh hướng dẫn, cũng có liên quan trong việc giới thiệu sách này. Các người của Ê-xê-chia (Ch 25:1) là một nhóm học giả trong thời vua Ê-xê-chia (700TC) đã sưu tầm tư liệu được chép trong các chương 25-29, và trong chương 30, 31 bạn gặp A-gu-rơ, con trai Gia-kê, cùng vua Lê-mu-ên – dù nhiều học giả nghĩ rằng Lê-mu-ên là tên gọi khác của Sa-lô-môn.Hầu hết tư liệu trong sách này đến từ vua Sa-lô-môn, vì thế nó được gọi một cách đúng đắn là “Châm ngôn của Sa-lô-môn” (Ch 1:1).

Như mọi độc giả Kinh Thánh đều biết, Sa-lô-môn khởi đầu cai trị như một người khôn ngoan nhưng kết thúc cuộc đời mình bằng cách làm những việc dại dột nhất (IVua 11:1-43 Phu 17:14-20). Để đạt được những mục tiêu chính trị và giữ cho vương quốc trong sự hòa bình, vua Sa-lô-môn đã tự liên minh với những nước khác bằng cách cưới hàng trăm phụ nữ, những công chúa ngoại đạo này dần dần đã khiến lòng ông xa cách sự trung thành với Chúa. Bi thảm thay, Sa-lô-môn thậm chí đã không làm theo những lời dạy ông viết trong sách mình!

Nhập đề:Hãy luôn làm đúng – điều này sẽ làm hài lòng một số người và làm ngạc nhiên những người khác.Mark Twain đã nói như thế, Tổng thống Harry S.Truman rất thích câu này đến nỗi ông cho viết lên khung và để trên tường phía sau bàn làm việc của ông ở văn phòng Oval Office.

Dù cho biết toàn bộ chân lý hay không, những câu nói thông minh như câu của Twain như những âm thanh ghi vào tâm trí bạn. Bạn nhận ra mình nhớ đến và trích dẫn chúng. Điều này đặc biệt đúng đối với những châm ngôn mà một số giờ đây đã quá lỗi thời, trở thành sáo rỗng. Đã có lần tôi nói với một Mục sư rằng thời gian biểu của tôi không cho phép tôi nhận lời mời ân cần của ông để chia xẻ tại nhà thờ của ông. Ông đáp: Ồ! Không mạo hiểm thì không đạt được gì. Câu châm ngôn ông trích dẫn đã lưu hành một thời gian dài. Chaucer đã trích dẫn một bản dịch của nó trong một bài thơ của ông vào năm 1385!

Hầu hết mọi chi phái, mọi dân tộc đều dự phần trong những Châm ngôn được trình bày bằng những cách giúp dễ dàng treo sự khôn ngoan của Châm ngôn trong phòng trưng bày tranh ảnh của ký ức bạn. Một châm ngôn của Ai-len nói rằng: mỗi người bệnh là một thầy thuốc. Câu châm ngôn của người Serb nói rằng Nếu giấm không phải trả tiền, nó sẽ ngọt hơn mật ong. Một châm ngôn ở đảo Crete – là một câu tôi rất ưa thích: Khi bạn muốn uống sữa, bạn đừng mua cả con bò. Nhiều thế kỷ trước, dân Rô-ma đã cười các chính trị gia cùng những người lính rụt rè và nói với nhau: Con mèo muốn ăn cá nhưng nó không muốn làm ướt chân mình.

Như một bài tập về trí tuệ, tôi thách thức bạn mở rộng bốn câu châm ngôn đó thành 4 đoạn giải thích. Nếu bạn thực hiện, bạn sẽ biết cách đánh giá đúng đắn tính khúc chiết và phong phú của những câu châm ngôn hay. Những châm ngôn là những câu nói súc tích, tóm tắt những chân lý thực tế bằng một sớ ít từ được chọn có liên quan đến khía cạnh nào đó của đời sống hằng ngày. Nhà tiểu thuyết người Tây Ban Nha Cervantes đã định nghĩa châm ngôn là một câu ngắn dựa trên một kinh nghiệm dài. Theo một quan điểm văn chương, đó không phải là một định nghĩa tồi.

Một số người nghĩ rằng từ tiếng Anh proverb (châm ngôn) xuất xứ từ chữ La-tinh proverbium nghĩa là một tập hợp từ được đưa ra hay một câu nói hỗ trợ một quan điểm. Hoặc nó có thể đến từ chữ La-tinh pro (thay cho, đại diện cho) và verba (các từ). Đó là một câu nói ngắn thay cho nhiều từ. Câu châm ngôn những tính toán ngắn tạo những tình bạn dài thoáng qua với sức mạnh hơn một bài diễn thuyết về sự tha thứ cho bạn bè. Một trong những giáo viên trung học của tôi, khi cô nghe tiếng xì xào của học sinh nói chuyện trong lớp, cô sẽ nói: Thùng rỗng kêu to nhất! Lập tức vấn đề được giải quyết.

Từ Hê-bơ-rơ mashal được dịch là châm ngôn, ví dụ, thậm chí còn có nghĩa là lời bóng gió. Nhưng ý nghĩa cơ bản của nó là một sự so sánh. Nhiều châm ngôn của Sa-lô-môn là những so sánh hoặc sự tương phản (Ch 11:22 Ch 25:25 Ch 26:6-9) và một số châm ngôn của ông trình bày những so sánh này bằng cách sử dụng từ tốt hơn (Ch 15:16-17 Ch 16:19,32 Ch 17:1 Ch 19:1)

Qua bao thế kỷ, những cách ngôn, những câu châm ngôn quen thuộc đã được sưu tầm trong các sách, nhưng không bộ sưu tầm nào quan trọng hơn sách Châm ngôn của Kinh Thánh Cựu Ước. Về một phương diện, sách Châm ngôn là một phần của Kinh Thánh, vì vậy được thần cảm bởi Thánh Linh Đức Chúa Trời (IITim Ch 3:16-17). Các câu Châm ngôn chứa đựng nhiều hơn những câu nói khôn ngoan dựa trên sự nghiên cứu, giải thích về kinh nghiệm của con người. Vì Đức Chúa Trời thần cảm sách nầy, nó là một phần của sự mặc khải thiêng liêng, liên hệ những mối quan tâm của đời sống con người với Đức Chúa Trời và cõi đời đời. Sách Châm ngôn được trích dẫn trong Kinh Thánh Tân Ước (4) và do đó có sự ứng dụng thực tiện cho đời sống Cơ-đốc nhân ngày nay.

Theo IITi 3:16-17, “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” , câu Kinh Thánh này có ích trong bốn phương diện: về lý thuyết: đó là điều đúng, về sự khiển trách: đó là những gì không đúng, về sự sửa đổi: đó là cách để làm đúng, về sự hướng dẫn trong sự công bình: đó là cách để tiếp tục làm đúng. Bạn sẽ thấy cả 4 mục đích này được thực hiện trong sách Châm ngôn. Những câu nói được thần cảm này dạy chúng ta về Đức Chúa Trời, về tội lỗi, sự sáng tạo và vô số những chủ đề dạy dỗ khác. Những châm ngôn này quở trách tội nhân về sự nói dối, lười biếng, say sưa, dâm dục và những thất bại riêng khác của họ. Nhưng sách Châm ngôn không dừng lại với sự kết tội, sách cũng cung cấp sự sửa chữa, cho chúng ta biết cách để từ bỏ tội lỗi và chỉnh đốn cách sống của mình. Nó chỉ cho chúng ta cách ăn ở khôn ngoan để không lạc lối nữa.

Bạn tôi là Tấn sĩ Bob Cook, giờ đang ở với Chúa, đã cho tôi biết rằng ông bắt đầu đọc sách Châm ngôn thường xuyên khi ông còn là một cậu bé. Có 31 chương trong sách Châm ngôn, nếu bạn đọc mỗi ngày một chương thì một tháng xong sách Câm ngôn. Cha của Bob hứa thưởng cho ông 1 đô-la mỗi khi ông trung tín đọc xong sách này, nên mỗi năm Bob có được của cải thuộc linh và kiếm được 12 đô-la chỉ bằng cách đọc sách Châm ngôn.

Những châm ngôn truyền khẩu do con người đặt ra không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau và không phải lúc nào cũng đúng, nhưng bạn có thể tin cậy sách Châm ngôn, Hãy nhìn trước khi nhảy khuyên về sự cẩn thận, còn câu Người do dự bị đánh mất cảnh cáobạn đừng bỏ lỡ cơ hội vàng. Bạn theo châm ngôn nào? Nhiều tay làm nhẹ công việc mâu thuẫn với quá nhiều đầu bếp làm hư món canh.Tuy nhiên, những Châm ngôn trong Kinh Thánh nhất quán với nhau và với toàn bộ kiểu mẫu lẽ thật thiêng liêng được trình bày trong Kinh Thánh. Hơn nữa, con cái Đức Chúa Trời có Thánh Linh hướng dẫn họ khi họ tìm kiếm sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong Lời Ngài, vì Đức Thánh Linh là Thần trí của sự khôn ngoan (Es 11:2 Eph 1:17).

Nhưng chúng ta vẫn phải trả lời cho câu hỏi quan trọng: Tại sao Sa-lô-môn sử dụng những Châm ngôn mà không phải là loại tiếp cận văn chương nào khác khi ông ghi lại những lẽ thật thiêng liêng này?Hãy nhớ rằng ngoài vua, tiên tri và thầy tế lễ, người Do Thái bình thường không có những bản sao của các sách thiêng liêng của ông, phải nhờ vào trí nhớ để có thể suy gẫm lẽ thật của Đức Chúa Trời và bàn luận nó (Phu 6:1-9). Nếu Sa-lô-môn viết một bài giảng về sự kiêu ngạo, ít người nhớ được, nên ông biết một câu Châm ngôn thay thế: “Sự kiêu ngạo đi trước sự hủy diệt, tính ngạo mạn đi trước sự sa ngã” (Ch 16:18 NIV). Chỉ có 7 từ trong tiếng Hê-bơ-rơ gốc, và thậm chí một đứa trẻ có thể thuộc lòng cả 7 từ!

Vì các Châm ngôn ngắn gọn và gợi hình, chúng dễ thuộc, nhớ và chia xẻ được. Bài diễn văn hai giờ đồng hồ của Edward Everett tại chiến trường Gettysburg được viết trong các sách sử của Mỹ, nhưng “Diễn văn về Gettysburg” trong hai phút của Abraham Lincoln được viết vào lòng của hằng triệu người. Những Cơ-đốc nhân học các câu châm ngôn chính trong sách này sẽ có sự khôn ngoan để sắp xếp và thực hiện những quyết định đúng đắn mỗi ngày. Những lẽ thật trong sách Châm ngôn đề cập đến mọi lãnh vực quan trọng của đời sống con người, chẳng hạn như kiếm được và sử dụng của cải, kết bạn và giữ bạn, xây dựng một gia đình hạnh phúc, tránh sự cám dỗ và rắc rối, kiềm chế cảm xúc của chúng ta, kỷ luật cái lưỡi và gây dựng phẩm chất tin kính.

Phân tích: Nhưng tại sao Thánh Linh không hướng dẫn các tác giả sắp xếp những Châm ngôn này theo chủ đề, để chúng ta có thể mau chóng tìm ra điều chúng ta cần? Derek Kidner nhắc nhở chúng ta rằng sách Châm Ngôn không phải là hợp tuyển thơ, nhưng là một quá trình của sự giáo dục trong đời sống của sự khôn ngoan (5). Khi chúng ta đọc từng chương sách Châm Ngôn, Thánh Linh Đức Chúa Trời có sự tự do để dạy chúng ta về nhiều chủ đề, và chúng ta không bao giờ biết từng ngày chủ đề nào mình sẽ cần nhất. Như Kinh Thánh, tự nó không được sắp xếp như một thuyết thần học theo hệ thống, thì sách Châm ngôn cũng vậy. Điều Sa-lô-môn viết giống kính vạn hoa hơn là một cửa sổ kính màu: Chúng ta không thể biết kiểu mẫu tiếp theo sẽ là gì!

Chín chương đầu của sách Châm ngôn tạo thành một đơn vị trong đó sự nhấn mạnh là về sự khôn ngoan và sự dại dột được nhân cách hóa như hai người đàn bà. (Từ Hê-bơ-rơ chỉ sự khôn ngoan được viết theo giống cái). Trong các chương 1,8 và 9, sự khôn ngoan kêu gọi mọi người theo nó và hưởng sự cứu rỗi, của cải (6) và sự sống. Trong các chương 5,6 và 7, sự dại dột kêu gọi những người đó và cho họ sự thỏa mãn tức thời, nhưng không cảnh cáo họ về những hiệu quả bi thảm của việc chối bỏ sự khôn ngoan: sự kết án, sự nghèo khó và sự chết. Các chương 10-15 tạo thành đơn vị kế tiếp và trình bày một chuỗi tương phản giữa đời sống của sự khôn ngoan và đời sống theo sự dại dột. Những chương cuối của sách (16-31) chứa đựng một sự đa dạng về các châm ngôn cho chúng ta lời khuyênvề nhiều lãnh vực quan trọng của đời sống.

Khi bạn xem xét nhập đề của Sa-lô-môn, bạn có thể hiểu Đức Chúa Trời khôn ngoan ra sao trong việc sắp xếp sách theo cách này. Sự khôn ngoan không phải là của báu trừu tượng nào đó quá xa vời đến nỗi chúng ta không thể nắm bắt được nó.

Qua Lời Ngài và bởi Thánh Linh, Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta hằng ngày đến với đời sống của sự khôn ngoan. Nếu chúng ta muốn sống cách khôn ngoan, chúng ta phải bắt đầu bằng sự giao phó cho Chúa Giê-xu Christ, Đấng là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (ICo 1:30). Sự khôn ngoan và sự dại dột đều muốn điều khiển cuộc đời chúng ta, và chúng ta phải chọn lựa!

Sau khi chúng ta đã phó mình cho Chúa và sự khôn ngoan của Ngài, chúng ta phải nhận biết rằng có những kết quả cho những quyết định chúng ta thực hiện. Những châm ngôn trong các chương 10-15 miêu tả rất sống động những tương phản tồn tại giữa đời sống khôn ngoan và dại dột, giữa đức tin và sự cô tín, vâng lời và bất tuân. Chúng ta không thể thương lượng mà mong Đức Chúa Trời chúc phước. Phần cuối cùng của sách (chương 16-31) chứa đựng những lời khuyên khác và chúng ta cần để phát triển sự sáng suốt thuộc linh và thực hiện những quyết định khôn ngoan.

3.Đâu là câu gốc giúp tiết lộ sách Châm ngôn?

Tôi đề nghị rằng Ch 1:7 là câu gốc chúng ta đang tìm: Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu (phần chính) sự tri thức. Còn kẻ ngu muội khinh bỉ sự khôn ngoan và lời khuyên dạy. Nhận định này được mở rộng trong Ch 9:10: “Kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự khôn ngoan. Sự nhìn biết Đấng Thánh đó là sự thông sáng”. Cũng xem thêm Giop 28:28 Thi 111:10.

Có ít nhất 18 lần đề cập về Sự kính sợ Chúatrong sách Châm ngôn (Ch 1:7,29 Ch 2:5 Ch 3:7 Ch 8:13 Ch 9:10 Ch 10:27 Ch 14:2,26-27 Ch 15:16,33 Ch 16:6 Ch 19:23 Ch 22:4 Ch 23:17 Ch 24:21 Ch 31:30). Nếu bạn đọc tất cả các câu này cách cẩn thận, bạn sẽ có một ý tưởng hay về ý nghĩa của nhóm từ quan trọng theo tư tưởng Kinh Thánh này.

Nếu chúng ta thật sự Kính sợ Chúa chúng ta nhận biết từ lòng mình rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa, chúng ta là những tạo vật. Ngài là Cha, chúng ta là con cái Ngài Ngài là Chủ, chúng ta là tôi tớ. Nó có nghĩa là tôn trọng Chúa vì địa vị Ngài, lắng nghe cẩn thận về điều Ngài phán và vâng lời Ngài, biết rằng sự bất tuân của chúng ta không làm đẹp lòng Ngài, phá vỡ mối thông công của chúng ta với Ngài, mời gọi sự quở phạt của Ngài. Đó không phải là sự sợ hãi khúm núm của nô lệ trước chủ nhưng là sự kính sợ tôn trọng của người con trước cha mẹ. Con cái kính sợ không phải chỉ vì cha mẹ có thể làm đau họ, nhưng cũng vì họ có thể làm đau cha mẹ. Ch 13:13 khuyên chúng ta kính sợ những điều răn của Đức Chúa Trời, gợi ý rằng cách chúng ta đối xử với Kinh Thánh là cách chúng ta đối xử với Đức Chúa Trời.

Charles Bridges hỏi: Nhưng sự kính sợ Chúa là gì?Và ông trả lời câu hỏi cách thỏa đáng: Chính sự kính trọng yêu thương mà bởi đó con cái Đức Chúa Trời cúi mình cách khiêm nhường và thận trọng trước Luật Pháp của Cha mình. Cơn thạnh nộ của Ngài quá đắng cay, tình yêu Ngài quá ngọt ngào, đến nỗi bật lên một mong muốn tha thiết làm đẹp lòng Ngài và – vì hiểm họa thiếu sót bởi sự yếu đuối và những cám dỗ của mình bật lên một sự tỉnh thức thánh và sự kính sợ mà người ấy không thể phạm tội nghịch với Ngài”.

Sáu câu đi trước câu gốc này (Ch 1:7) giải thích lý do sách Châm ngôn được viết ra để ban cho chúng ta sự khôn ngoan, sự dạy dỗ, sự thông hiểu, sự khôn khéo (than trọng), tri thức, sự suy xét, sự học biết và lời khuyên. Mọi sự tùy thuộc vào sự khôn ngoan 7 từ khác đồng nghĩa với nó theo phương diện thực tế.

Louis Goldberg nói rằng sự khôn ngoan nghĩa là phô bày tính cách của Đức Chúa Trời qua nhiều việc thực tế của đời sống (8). Sự dạy dỗ mang ý nghĩa của sự kỷ luật, sự sửa dạy của cha mẹ đưa đến việc xây dựng tính cách đưa con. Sự thông hiểu là khả năng nắm bắt lẽ thật bằng sự sâu sắc và sáng suốt. Sự khôn khéo (thận trọng) là loại hiểu biết nhìn thấy những nguyên nhân đằng sau các sự việc. Người có sự khôn khéo có thể nghĩ theo cách của họ qua những vấn đề phức tạp và thấy điều gì nằm sau chúng, và bằng cách ấy họ thực hiện những quyết định khôn ngoan về những vấn đề đó. (Theo ý nghĩa tiêu cực, từ được dịch là khôn khéo có nghĩa là xảo quyệt, nó được dùng để mô tả Sa-tan trong Sa 3:1).

Từ được dịch là Tri thức đến từ gốc Hê-bơ-rơ, mô tả kỹ năng trong việc săn bắn (Sa 25:27), ra khơi (IISu 8:18) và chơi một loại nhạc cụ (ISa 16:16). Tri thức đòi hỏi khả năng phân biệt. Từ La-tinh tương đương cho chúng ta từ tiếng Anh science (khoa học). Sự suy xét là khả năng nghĩ ra những kế hoạch khôn ngoan sau khi hiểu một vấn đề. Ý nghĩa tiêu cực là bày ra một mưu kế.

Gốc tiếng Hê-bơ-rơ về sự học biết là “giữ lại, nắm bắt, kiếm được hoặc mua”. Khi chúng ta hiểu thấu điều gì bằng tâm trí, là chúng ta đã học nó. Từ được dịch là lời khuyêncó liên hệ với động từ “lái một con thuyền.” Lời khuyên là sự hướng dẫn khôn ngoan làm thay đổi đời sống người nào đó theo phương hướng đúng đắn.

Bạn sẽ tìm thấy 8 từ này được lặp lại thường xuyên trong sách Châm ngôn khi bạn kết hợp chúng với nhau, bạn có một tóm tắt về điều Sa-lô-môn muốn nói bằng sự khôn ngoan.

4. Sách Châm ngôn nói gì về Chúa Giê-xu Christ?

Trong Chúa Giê-xu Christ đã giấu kín mọi của báu về sự khôn ngoan và tri thức (Co 2:3) và Ngài là sự khôn ngoan của chúng ta (ICo 1:24,30). Sa-lô-môn là vua khôn ngoan nhất đã từng sống, nhưng Chúa Giê-xu Christ vĩ đại hơn Sa-lô-môn về sự khôn ngoan và sự giàu có của Ngài (Mat 12:42). Chắc chắn mọi phẩm chất của sự khôn ngoan được mô tả trong Châm ngôn được nhìn thấy trong Chúa Giê-xu Christ, và đời sống trên đất của Ngài là một kiểu mẫu để dân sự Đức Chúa Trời noi theo (IGi 2:6).

Cách mô tả về sự khôn ngoan trong Ch 8:22-31 gợi ý Chúa Giê-xu là sự khôn ngoan đời đời của Đức Chúa Trời, nhưng đó không phải là sự nhấn mạnh chính của chương này.Sa-lô-môn nhân cách hóa sự khôn ngoan như đứa con vui mừng của một người cha, một người thợ tinh thông, và nhắc nhở chúng ta rằng sự khôn ngoan là một trong những thuộc tính đời đời của Đức Chúa Trời. Các luật thiên nhiên tạo nên cơ sở cho khoa học hiện đại được đặt vào vũ trụ bởi sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta thành thật nghiên cứu sự sáng tạo, dù chúng ta đi theo ngành khoa học nào, chúng ta vẫn chỉ đang suy nghĩ sau Đức Chúa Trời những tư tưởng của Ngài. Chúa Giê-xu, Ngôi Lời sáng tạo đời đời, đã hiện diện ở đó từ ban đầu (Gi 1:1-5 He 1:1-4 Co 1:15-17) (9). Người khôn ngoan học những nguyên tắc khôn ngoanđời đời của đời sống được đặt vào sự sáng tạo và tìm cách vâng theo chúng.

5. Chúng ta phải làm gì để nhận được nhiều nhất từ sách này?

Sa-lô-môn thường sử dụng nhóm từ con ta (Ch 1:8,10,15 Ch 2:1 Ch 3:1,11,21 Ch 4:10,20 Ch 5:1,20 Ch 6:1,3,20 Ch 7:1 Ch 19:27 Ch 23:15,19,26 Ch 24:13,21 Ch 27:11) gợi ý rằng sách Châm ngôn chứa đựng những lẽ thật mà những cha mẹ tin kính đầy lòng yêu thương sẽ truyền cho con cái mình (10) (ISu 29:1). Là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta cần lời khuyên yêu thương của Ngài, và Ngài ban điều đó cho chúng ta trong sách này. Vì vậy, yếu tố cần thiết đầu tiên cho sự nghiên cứu Châm ngôn có hiệu quả là đức tin trong Chúa Giê-xu Christ để bạn có thể thật lòng có Đức Chúa Trời là Cha. Bạn không thể tạo một đời sống cho đến khi bạn trước hết có sự sống, và sự sống này đến bởi đức tin trong Chúa Giê-xu Christ (Gi 3:16,36).

Điều áp dụng cho việc nghiêncứu sách Châm ngôn cũng áp dụng cho việc nghiên cứu bất cứ sách nào trong Kinh Thánh. Nếu chúng ta không được chuẩn bị về phương diện thuộc linh, chuyên tâm, kỷ luật trong sự nghiêncứu, và vâng theo điều Đức Chúa Trời bảo chúng ta, chúng ta thật sự sẽ không hiểu bao nhiêu về Lời Đức Chúa Trời.Một ý chí vâng phục là điều cần thiết (Gi 7:17). F.W.Robertson đã nói rằng: Sự vâng lời là cơ quan của tri thức thuộc linh.Đức Thánh Linh dạy những người nghiêm túc, không phải những kẻ tò mò.

Ít nhất, 12 lần trong sách Châm ngôn, bạn tìm thấy những mệnh lệnh hãy nghe hoăc lắng nghe (11) (Ch 1:8 Ch 4:1,10 Ch 5:7 Ch 7:24 Ch 8:6,32,33 Ch 19:20 Ch 22:17 Ch 23:19,22). Nhiều câu khác giải thích những phước hạnh đến với những ai vâng lời (nghe và chú ý) Lời Đức Chúa Trời (Ch 1:5,33 Ch 8:34 Ch 12:15 Ch 15:31-32). Thật ra, Sa-lô-môn cảnh cáo chúng ta đừng lắng nghe sự dạy dỗ nào dẫn chúng ta lạc lối (Ch 19:27 Thi 1:1). Điều này không có nghĩa rằng các sinh viên Cơ-đốc không thể nghiên cứu các tác phẩm cổ điển và các sách được viết bởi người không tin, nhưng họ phải cẩn thận đọc các sách đó trong ánh sáng của Kinh Thánh. Lời khuyên của Robert Murray M’Cheyne tin kính thật hữu ích. Ông viết cho một người bạn ở đại học rằng: Hãy coi chừng không khí của các tác phẩm cổ điển. Thật, chúng ta phải biết chúng nhưng chỉ như những nhà hóa học xử lý chất độc để khám phá những tính chất của chúng, chứ không phải để làm nhiễm độc máu mình bởi những chất độc đó (12).

Khi bạn nghiên cứu, hãy nhớ rằng những Châm ngôn Hê-bơ-rơ là những nhận định được khái quát hóa về điều thường đúng trong đời sống, và chúng không được xem như những lời hứa. Một người bạn yêu mến luôn luôn (Ch 17:17 NKJV), nhưng đôi khi thậm chí những người bạn thân nhất cũng có thể có những bất đồng. Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận (Ch 15:1) trong hầu hết những ví dụ, nhưng sự hiền lành như chiên của Chúa chúng ta đã không giải cứu Ngài khỏi sự nhục nhã và thương khó.Sự đảm bảo về đời sống cho những người vâng lời thường được nêu ra (Ch 3:2,22 Ch 4:10,22 Ch 8:35 Ch 9:11 Ch 10:27 Ch 12:28 Ch 13:14 Ch 14:27 Ch 19:23 Ch 21:21 Ch 22:4) và nói chung, điều này đúng. Những Cơ-đốc nhân vâng lời sẽ chăm sóc thân thể với tâm trí họ và tránh những thực tế với những việc làm gây phá hoại, nhưng một số thánh đồ tin kính đã chết rất trẻ trong khi có những người bất kính lại trường thọ! David Brainerd, nhà truyền giáo cho người da đỏ Bắc Mỹ, đã chết ở tuổi 30.Robert Murray M’Cheyne đã chết chưa đầy hai tháng sau sinh nhật thứ 30 của mình. Henry Martyn, nhà truyền giáo cho Ấn độ và Ba-tư, đã chết lúc 32 tuổi.William Whiting Barden, người phó số mạng mình cho công việc của Đức Chúa Trời chỉ mới 25 tuổi đã chết ở Ai Cập trên đường đến Trung Quốc.

Người công bình được cứu khỏi hoạn nạn, rồi kẻ hung ác đến thế vào (Ch 11:8, NIV) chắc chắn đã xảy ra cho Mạc-đô-chê (Ext Ch 7:1-10), Đa-ri-út (Da 6:1-28), nhưng hằng triệu Cơ-đốc nhân tuận đạo chứng tỏ vấn đề rằng nhận định này không phải là tuyệt đối trong đời này. Thật ra, trong Thi 73:1-28 A-sáp kết luận rằng kẻ ác được hưng thạnh đời này, nhưng người tin kính có phần thưởng của mình trong cõi vĩnh hằng. Sách Châm ngôn chẳng nói gì về đời sau, sách tập trung vào đời sống thực tại và đưa ra nguyên tắc chỉ đạo để thực hiện những quyết định khôn ngoan giúp tạo ra một đời sống thỏa lòng.

Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta tiếp nhận sự khôn ngoan của Ngài và hãy khéo léo, hầu cho chúng ta có thể tạo một đời sống sẽ làm vinh hiển Ngài. Điều quan trọng không phải là chúng ta sống bao lâu nhưng là chúng ta sống thế nào, không phải chiều dài nhưng là chiều sâu của đời sống. Kẻ dại dột lội ở chỗ nông, nhưng người khôn ngoan lao xuống nơi sâu và để Đức Chúa Trời ban cho họ điều tốt nhất của Ngài.

2. CÓ AI NGHE KHÔNG? (Ch 1:8-33 Ch 8:1-9:18))

Triết gia Hy Lạp Zeno (300 TC) đã phát biểu rằng ông chưa bao giờ mơ sẽ trở thành một vũ khí mạnh mẽ cho các bậc cha mẹ ở khắp nơi. Chắc chắn cha mẹ bạn đã trích dẫn những lời của Zeno cho bạn mỗi khi bạn nói quá nhiều như một đứa trẻ: Lý do vì sao chúng ta có hai cái tai và chỉ có một cái miệng, đó là để chúng ta có thể nghe nhiều hơn và nói ít hơn.

Nếu Hy Lạp cũng ồn ào như thế giới chúng ta ngày nay, Zeno có thể đã thay đổi suy nghĩ và bịt tai ông lại. Người Hy Lạp đã không có những nhu cầu cần thiết của đời sống mà chúng ta có, như radio , TV, nhạc rock khuyếch âm (120 đề-ci-ben) điện thoại và những cuộc gọi mời chào phiền phức, máy quay vidéo, đầu máy, cùng tất cả những thiết bị khác tràn lan đời sống hiện đại. Zeno chưa bao giờ nghe tiếng máy bay phản lực (140 đề-ci-ben) hoặc máy gặt điện (100 đề-ci-ben), ông cũng chưa từng đậu xe hơn gần một chiếc xe có gắn loa âm thanh nổi ghê gớm, phát ra những tiếng quá lớn đến nỗi chiếc xe rung động. Zeno chưa bao giờ qua đêm ở một căn phòng trọ có tường bằng giấy lụa ngăn cách ông với phòng bên cạnh nơi có một TV bị phớt lờ bởi người khách điếc hoàn toàn.

Hãy nghe nhiều va nói ít! Ôi, trò bịp bợm! Có những lúc khi mà cách duy nhất bạn có thể bảo vệ sự lành mạnh và việc nghe của mình là mở miệng ra và nói điều gì đó, thậm chí dù đó chỉ là một tiếng thét nguyên thủy.

Nhưng bi kịch lớn nhất của đời sống không phải là những người đó xâm lấn sự riêng tư của chúng ta, khiến chúng ta bực mình, làm hư hại thiết bị nghe tinh tế của chúng ta. Nhưng bi kịch lớn nhất đó là, có quá nhiều sự ồn ào đến nỗi con người không thể nghe những điều họ thật sự cần phải nghe. Đức Chúa Trời tìm cách liên lạc với họ bằng tiếng nói của sự khôn ngoan, nhưng tất cả những gì họ nghe đều là tiếng huyên náo của những sự truyền đạt lộn xộn, những tiếng nói dại dột dẫn họ đi xa dần với lẽ thật. Thậm chí không có những chiếc máy điện tử gây ồn ào ngày nay của chúng ta, hoàn cảnh tương tự cũng đã tồn tại ở Y-sơ-ra-ên cổ đại khi Sa-lô-môn viết sách Châm ngôn, vì thật sự không có gì mới dưới mặt trời. Đức Chúa Trời phán với dân Ngài trong thời của Sa-lô-môn nhưng họ không nghe.

Nếu bạn đề cập đến đại cương gợi ý của Châm ngôn, bạn sẽ thấy rằng 9 chương đầu giới thiệu hai người đàn bà. Sự khôn ngoan