1. VỰC DẬY DÂN SỰ ĐỨC CHÚA TRỜI (Ag 1:1-15)

Khi các nền mống của đền thờ được đặt tại Giê-ru-sa-lem năm 536, những người trẻ tuổi reo hò vui sướng trong khi những người già thì khóc than (Exo 3:8-13). Dù có thể A-ghê đã nhìn thấy đền thờ của Sa-lôn môn nguy nga như thế nào (Ag 2:3), chắc chắn ông nằm trong số những người vui mừng, vì Đức Giê-hô-va đang hành động giữa vòng dân sự Ngài.

Nhưng không lâu sau nhiệt huyết trở nên nguội lạnh và dân sự Đức Chúa Trời bắt đầu hờ hửng, nhất là khi sự bất đồng bắt đầu từ tiếng gầm gừ và nhanh chóng bùng nổ thành tiếng rống. Và tiếng rống ấy đã đánh thức các kẻ thù của dân Do Thái, sự chống nghịch của các quan chức, và khiến cho công việc phải dựng lại (Exo 4:1-6,24) và đền thờ chưa hoàn tất phải nằm đó từ 536-520, khi A-ghê và Xa-cha-ri đem sứ điệp của Đức Chúa Trời đến cho Xô-rô-ba-bên và Giê-sua. [1]

Trong sứ điệp thứ nhất nầy, tiên tri có bốn lời khiển trách đối với các lãnh đạo và dân sự và khuyến khích họ trở lại công việc và hoàn tất việc xây lại đền thờ.

1. “Hãy để Đức Chúa Trời ở vị trí cao nhất trong đời sống bạn” (Ag 1:1-4)

Câu đầu tiên trong sứ điệp thánh nầy đã đi thẳng vào tâm của vấn đề và vạch trần sự giả hình và vô tính của dân sự.

Sự biện minh. “Giờ không phải là lúc xây lại đền thờ” là lời biện minh của họ cho tình trạng xao lãng của mình.Billy Sunday gọi sự biện minh là ” dùng lý lẽ để che đậy sự dối trá”, và Benjamin Franklin đã viết, “Tôi không bao giờ thấy ai giỏi biện minh và giỏi luôn những việc khác.”

Hội Thánh đầu tiên tôi về làm mục sư đã nhóm lại trong một ngôi đền thờ tạm bợ bằng tôn, lẽ ra phải được xây sửa từ nhiều năm trước, nhưng khi có ai đó gợi ý đến chuyện xây dựng nhà thờ, thì một số người không tán thành và đưa ra nhiều lời biện minh cho ý kiến của mình. Lời biện minh mà tôi nghe nhiều nhất là, “Kinh tế đang suy thoái và nhiều cuộc đình công xảy ra, ”nhưng trong đất nước nầy, luôn có đình công! Và ai có thể đoán trước hoặc điều khiển kinh tế? Một tín đồ trong Hội Thánh đó đã nói với tôi, “Các mục sư của chúng tôi không ai ở đây lâu, nếu xây nhà thờ mà không có người lãnh đạo thì thật tai hoạ.” Nhưng Đức Chúa Trời hướng dẫn chíng ta xây một đền thờ xinh đẹp cho Ngài và Ngài giúp chúng ta thực hiện!

Dấu hiệu. Dân Do Thái cần dấu hiệu nào hơn là thời điểm của Đức Chúa Trời đã đến? Làm sao họ có thể nghi ngờ ý muốn của Đức Chúa Trời đó là họ phải xây lại đền thờ và phục hồi sự thờ phượng đúng đắn ở Giê-ru-sa-lem? Đức Chúa Trời đã cảm động vua Si-ru để phóng thích dân lưu đày và cho phép họ trở về Giê-ru-sa-lem chẳng phải vì chính mục đích đó? (IISu 36:22-23 Exo 1:1-4.)Chẳng phải vua đã rời rộng ban cho họ tiền bạc và của cải mà họ cần và chẳng phải Đức Chúa Trời nhân từ đã bảo vệ họ khi đem nhiều của cải quí báu trong suốt hành trình từ Ba-by-lôn về Giu-đa?

Dân Do Thái chắc chắn biết những lời mà tiên tri Ê-sai nói về vua Si-ru: “Nó là người chăn chiên của ta nó sẽ làm nên mọi sự ta đẹp lòng lại cũng phán về Giê-ru-sa-lem rằng: Nó sẽ được lập lại, và phán về đền thờ rằng: Nền ngươi sẽ lại lập” (Es 44:28). Ê-sai cũng đã viết, “Ấy chính ta đã dấy người lên trong sự công bình, và sẽ ban bằng mọi đường lối người. Người sẽ lập lại thành ta, và thả kẻ bị đày của ta” (Es 45:13). Bởi việc ngưng xây dựng đền thờ, dân Do Thái đang thừa nhận rằng họ không có đức tin nơi Lời Đức Chúa Trời cũng không tin rằng Đức Chúa Trời có quyền thực hiện việc đó.

Qua những yếu tố nầy, dân sự đang dựa vào gì để không vâng lời Đức Chúa Trời và không xây dựng đền thờ cho Ngài? Vì một điều, cả Ê-sai và Giê-rê-mi đã tin tri về sự phục hồi của đất nước và sự vinh quang của Y-sơ-ra-ên trước sự kinh ngạc của các dân Ngoại, nhưng biến cố tuyệt vời đó chưa xảy ra trong thời điểm nầy. (Es 2:1-5,11,35 Es 60:1-5 Gie 30:1-31:40) dân sự không hiểu rằng một số lời hứa của Đức Chúa Trời chỉ được ứng nghiệm trong những ngày sau rốt và khi hình tình ở Giu-đa trở nên xấu đi, dân sự đã nghi ngờ tính đáng tin cậy của Lời Đức Chúa Trời.

Có lẽ một số học giả đã nghiên cứu lời hứa của Giê-rê-mi về bảy mươi năm lưu đày (Gie 25:1-14) và xét thấy thời gian như được định ý chưa đến. Chỉ mới 50 mươi năm trôi quan kể từ ngày đền thờ bị phát đổ năm 586, các chuyên gia nói, vì vậy người Do Thái phải chờ thêm 20 năm nữa để lời tiên tri đó được ứng nghiệm. Và công việc bị hoãnlại 16 năm. Đền thờ được xây xong năm 515, vậy các học giả có được 70 năm như họ mong muốn!

Sự thoái thác. Dân sự rất mâu thuẩn: đây không phải là lúc xây nhà cho Đức Chúa Trời, nhưng là lúc xây nhà riêng cho họ! Và một số người đã xây dựng, không chỉ những chỗ ở bình thường, nhưng là “những dinh thự”, kiểu kiến trúc mà vua thường xây cho mình (IVua 7:3 Gie 22:14).

“Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Mat 6:33). Dân sự trong thời A-ghê không được nghe những lời hứa vĩ đại, nhưng những nguyên tắc đằng sau lời của Đấng Christ được ghi nhận thành Luật Pháp của họ.“Hãy lấy tài vật và huê lợi đầu mùa của con, mà tôn vinh Đức Giê-hô-va Vậy, các vựa lẫm con sẽ đầy dư dật, và những thùng của con sẽ tràn rượu mới” (Ch 3:9-10 Le 26:3-13 Phu 16:17 Phu 28:1-14 Phu 30:3-9).

Rõ ràng nước Do Thái đã đảo lộn trật tự ưu tiên của họ, nhưng dân sự Đức Chúa Trời ngày nay có khác gì với dân Do thái ngày xưa?

Những Hội Thánh địa phương không thể phát triển ngân quỹ cho hội truyền bá Phúc Âm thế giới vì không có tiền, và nhiều tín hữu trong Hội Thánh không tin Mat 6:33 và cũng không ưu tiên dâng hiến cho Đức Chúa Trời trước nhất. Nếu được đánh giá theo tiêu chuẩn của Thế Giới Thứ Ba, các Cơ Đốc Nhân phương Tây đang xống rất xa xỉ, nhưng sự dâng hiến của họ rất ít và tiền nợ của họ rất nhiều vì của cải của họ đang được sử dụng vào những việc thật sự không quan trọng.

Khi chúng ta đặt Đức Chúa Trời lên trên hết và dâng cho Ngài những gì đúng ra là thuộc về Ngài, chúng ta mở cửa bước vào sự giàu có thuộc linh và trở thành những quản gia tín cẩn sống vì sự vinh quang của Chủ mình. Một thế kỷ sau khi A-ghê thi hành chức vụ, tiên tri Ma-la-chi đã lên án dân sự ăn cắp của dâng phần mười và những của lễ khác của Đức Chúa Trời và vì vậy họ đã tư cướp đi những ơn phước của chính họ (Ma 3:7-12) và ngay nay lời ấy cũng cần được lưu ý.

2. “Tin những lời hứa của Đức Chúa Trời” (Ag 1:5,6,9-11)

Lời khiển trách thứ hai của A-ghê kêu gọi dân dự xét lại lối sống và việc làm của họ trước ánh sáng của giao ước Đức Chúa Trời đã lập với họ trước khi đất nước bước vào xứ Ca-na-an (Le 26:1-46 Phu 27:1-28:68). Từ được dịch là “xem xét” trong bản KJV được dịch là “cẩn thận suy xét trong bàn NIV (Ag 1:5). Đã đến lúc dân sự nghiệm khắc xét lại đời sống mình trước mặt Đức Chúa Trời.

Giao ước của Đức Chúa Trời nói rõ rằng Ngài sẽ ban phước cho họ nếu họ vâng giữ Luật Pháp Ngài và trừng phạt họ nếu họ bất tuân. “Nếu đến đỗi vậy mà các ngươi không khứng nghe ta, ta sẽ vì cớ tội phạm, thêm gấp bảy lần đặng sửa phạt các ngươi, và ta sẽ dẹp sự kiêu ngạo về năng lực các ngươi.Ta sẽ khiến trời các ngươi cứng như sắt và đất trơ như đồng năng lực mình hao mòn vô ích, đất không sanh sản huê lợi, cây cối không kết bông trái” (Le 26:18-20 Phu 28:38-40).

Thật vậy, sức lực của họ bỏ ra cách vô ích! Họ gieo rất nhiều, nhưng gặt rất ít. Khi họ ăn và uống, họ không được no đủ và thoả lòng.Quần áo của họ không đủ ấm và thu nhập của họ không đủ chi tiêu. Khi nguồn cung ứng trở nên khan hiếm, thì giá cả tăng vọt, và tiền bạc như để trong túi lủng!

Trong khi tôi không tin rằng sự dâng phần mười trong Cựu Ước là một qui định cho tín hữu trong Tân Ước (Cong 5:1-4), nhưng tôi nghĩ sự dâng phần mười là một điểm khởi đầu tốt nói đến một người quản gia tốt.Xét cho cùng, nếu người Do thái ở Cựu Ước chịu dưới luật pháp biết dâng phần mười cách vui vẻ, thì lẽ nào một người tín hữu chịu dưới ân điển lại dâng ít hơn? Nhưng sự dâng phần mười chỉ là điểm bắt đầu! Những nguyên tắc trong IICo 8:1-9:15 khuyên chúng ta dâng nhiều của lễ cho Chúa và tin rằng Ngài ban lại cho chúng ta mọi sự cần dùng (IICo 8:1-9:15).

Bởi người Do Thái trở về xứ trong sự phân phục Đức Chúa Trời, họ nghĩ Ngài sẽ ban lại cho họ những ơn phước đặc biệt vì những của lễ họ dâng, nhưng họ đã thất vọng (Ag 1:9). Thay vì ban phước, Đức Chúa Trời đã khiến đất bị hạn hán, không có một giọt sương và mưa nào rơi xuống. Đức Chúa Trời rút ơn phước Ngài khỏi những người lao động vất vả trên đồng ruộng, vườn nho và vườn cây ăn trái. Trong câu 11, A-ghê kể ra những thứ mà dân sự cần để nuôi sống mình: nước, lúa, rượu và dầu (Phu 7:13 Phu 11:14)

Một lần nữa, tiên tri đã nói rõ nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của họ: dân sự đang bận rộn xây dựng nhà riêng của mình và không có thời gian dành cho nhà của Đức Chúa Trời (Ag 1:9). Mat 6:33 cần người nhắc lại! Nếu dân sự tin những gì Đức Chúa Trời đã hứa trong các giao ước của Ngài, họ sẽ vâng lời Ngài và vui hưởng những ơn phước của Ngài.

Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn thận để không biến sự dâng hiến thành “sự đổi chác”, vì sự vâng lời của chúng ta phải là bằng chứng của tình yêu và đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Trời. Một nhà tư bản công nghiệp đã tin Chúa, R.G/ Le Tourneau từng nói, “Nếu bạn dâng để được đáp trả, thì sẽ không có sự đáp trả! ” Ông ta đã nói đúng.

Đức Chúa Trời không bao giờ lập “giao ước về sự thịnh vượng” vời Hội Thánh như Ngài đã lập với Y-sơ-ra-ên. Thật vậy, câu nói đầu tiên của Đức Chúa Trời trong Bài Giảng Trên Núi là, “Phước cho những kẻ có lòng khó khăn, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy! ” (Mat 5:3). “Phước cho các ngươi nghèo khó, vì nước Đức Chúa Trời thuộc về các ngươi! ” (Lu 6:20). Đức Chúa Trời thấy là thích hợp để ban sự giàu có cho một số người, nhưng không đảm bảo cho tất cả tín hữu đều được như vậy. Nếu chúng ta đáp ứng nhu cầu cho người người có cần, Đức Chúa Trời hứa sẽ đáp ứng những nhu cầu của chúng ta (Phi 4:10-20 IICo 9:6-10), nhưng đây không phải là sự bảo đảm cho sự giàu có về vật chất. Dù về mặt vật chất, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta bao nhiêu đi nữa, chúng ta cũng phải nói như Phao-lô, “ngó như nghèo ngặt, mà thật làm cho nhiều người được giàu có” (IICo 6:10).

3. “Tôn vinh danh của Đức Chúa Trời” (Ag 1:7-8)

Khi quân Ba-by-lôn dùng lửa phá huỷ đền thờ, những khu vực được xây bằng gỗ đã bị thiêu huỷ và điều nầy đã giúp giữ lại được phần lớn những khu vực được xây bằng đá. Đá nầy vẫn còn sử dụng được, nhưng những phần được xây bằng gỗ không còn và phải được thay thế.

Theo Exo 3:1-7:28, dân Do Thái đã mua gỗ từ Ty-rơ và Si-đôn, giống như Sa-lô-môn đã làm khi ông xây đền thờ đầu tiên (IVua 5:6-12). Giờ đây A-ghê sai những nam đinh và rừng để cưa gỗ về xây sửa lại đến thờ. Phần gỗ được cung ứng ban đầu đã đi về đâu? Phải chăng dân sự đã sử dụng cho riêng mình? Có phải một số người hãng buôn đã thu lợi từ việc bán gỗ mà vua đã cấp cho? Chúng ta không biết, nhưng chúng ta thắc mắc về số gỗ mà dân sự dùng để xây các dinh thự cho riêng họ trong khi nhà của Đức Chúa Trời thì không có gỗ để xây.

Trong suốt gần năm mươi năm chức vụ, tôi nhận thấy rằng một số Cơ Đốc Nhân có tiền của thường sắm cho mình những vật tốt nhất và dâng cho Chúa những gì còn thừa lại. Cái bàn cũ nát, những bộ quần áo sờn rách được gởi đến các hội truyền giáo. Giống như các thầy tế lễ trong thời của Ma-la-chi, chúng ta dâng cho Chùa những món quà mà chúng ta không dám đem về cho gia đình hoặc tặng cho bạn bè (Ma 1:6-8). Nhưng khi chúng ta làm như vậy, chúng ta đã phạm hai tội: (1) Chúng ta không đẹp lòng Đức Chúa Trời, và (2) chúng ta coi thường danh của Ngài. Chúa phán dạy dân sự qua A-ghê, “Hãy … xây nhà nầy, thì ta sẽ lấy nó làm vui lòng, và ta sẽ được sáng danh” (Ag 1:8). Đức Chúa Trời vui lòng vì sự hầu việc cách vâng phục của dân sự, và danh của Ngài được cả sáng khi chúng ta hy sinh cho Ngài và hầu việc Ngài. [2]

“Danh Cha được thánh” là lời đầu tiên trong Bài cẦu Nguyện Chung mà Chúa Giê-xu dạy (Mat 6:9), nhưng đó thường là điều cuối cùng chúng ta nghĩ vể khi chúng ta hâu việc Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu đã nói, “ta hằng làm sự đẹp lòng Ngài (Đức Chúa Cha)” (Gi 8:29), và đó là tấm gương cho chúng ta noi theo. “Sự sáng các người hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời” (Mat 5:16).

Chắc chắn Đức Chúa Trời không đẹp lòmg và danh Ngài không cả sáng khi dân sự bỏ quên nhà của Ngài và xây dựng nhà riêng mình. Chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời không ở trong những ngôi nhà do tay con người làm nên (Cong 7:48-50), và những ngôi nhà thờ của chúng ta không phải là nơi cư ngụ thánh của Ngài, nhưng cách chúng ta quan tâm đến những ngôi nhà thờ đó thể hiện những trật tự ưu tiên thuộc linh của chúng ta và tình yêu của chúng ta dành cho Ngài. Tiến sĩ G. Campbell Morgan nhiều năm trước đã nói điều nầy rất hay trong bài giảng của ông dựa trên nền tảng Ag 1:4:

Trong khi nhà của Đức Chúa Trời ngày nay không còn mang tính vật chất nhưng mang tính thuộc linh, nhưng vật chât vẫn là biểu tượng rất thật về thuộc linh. Khi Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở mọi nơi không quan tâm đến chỗ nhóm lại, nơi thờ phượng và cơ sở của nó, thì đó là dấu hiệu và bằng chứng cho thấy đời sống của nó đang xuống dốc. [3]

4. “Vâng theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời” (Ag 1:12-15)

Khi Đức Chúa Trời phán với chúng ta quan Lời Ngài, chỉ có một đáp ứng được chấp nhận, và đó là sự vâng phục. Chúng ta không cân nhắc những chọn lựa của mình, chúng ta không xem xét những khả năng thay thế, và chúng ta không thương thuyết những điểu khoản. Chúng ta chỉ làm những gì Đức Chúa Trời phàn bảo và để phần còn lại cho Ngài. “Đức tin không phải là tin bất chấp bằng chứng, nhưng là tin bất chấp kết quả, ” nhà truyền giáo người Anh Geoffrey Studdert Kennedy đã nói.

Những lãnh đạo và tất cả dân sự hiệp nhất trong sự vâng phục những lời chỉ bảo của Đức Chúa Trời, và họ được thúc đẩy bởi sự kính sợ Đức Chúa Trời (c.12). Xét cho cùng, Đức Chúa Trời là “Đức Giê-hô-va vạn quân”, một danh xưng được dùng mười lần trong sách ngắn nầy (c.2,9,14 Ag 2:4,7,8,9,23). Nó có nghĩa là “Đức Chúa Trời của các cơ binh”, Đức Chúa Trời là Tưởng Lãnh các cơ binh trên trời” (các tinh tú và thiên sứ” và dưới đất. [4]

Sự vâng phục luôn dẫn đến nhiều lẽ thật (Gi 7:17), và tiên tri cam đoan với họ rằng Đức Chúa Trời luôn ở cùng họ trong những nỗ lực của họ (Ag 1:13 Ag 2:4). “Đức Giê-hô-va vạn quân ở cùng chúng tôi Đức Chúa Trời Gia-cốp là nơi nương náu của chúng tôi” (Thi 46:7,11). Sự vâng lời của các lãnh đạo và dân sự là kết quả từ sự hành động của Đức Chúa Trời trong lòng họ, như người đã hành động trong lòng vua Si-ru và trong lòng những kẻ lưu đày trở về Giê-ru-sa-lem với Xô-rô-ba-bên (Exo 1:5). “Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài” (Phi 2:13).

A-ghê đã rao sứ điệp nầy vào ngày 29 tháng 8, 520, nhưng mãi đến ngày 21 tháng 9 dân sự mới bắt đầu lại việc xây dựng đền thờ. Tại sao có 3 tuần trì hoãn nầy? Vì một lý do, đó là thành thu hoạch tráu vả và trái nho, và dân sự không muốn thất thu. Hơn nữa, trước khi có thể xây dựng, ng Do Thái phải dọn dẹp những đống đổ nát ở địa điểm xây dựng, kê khai những nguồn cung ứng, và tổ chức các đội công nhân. Thật ngu dại khi cứ tiến lên mà không hoàn toàn không chuẩn bị. Cũng có thể họ đã dành thời gian xưng tội và thanh tẩy chính mình để công việc của họ sẽ làm đẹp lòng Đức Chúa Trời (Thi 51:16-19).

Hội Thánh ngày nay có thể rút ra bài học cho mình từ dân sót trong thời đại A-ghê. Chúng ta thường biện minh trong khi chúng ta phải xưng tội và vâng phục Chúa. Chúng ta nòi, “Giờ không phải lúc cho chiến dịch truyền bá Phúc Âm, ” “Giờ không phải lúc để Đức Thánh Linh đem lại sự phục hưng, ” “Giờ không phải lúc mở rộng chức vụ.” Chúng ta làm như thể chúng ta hiểu hết “Kỳ hạn và ngày giờ” mà Đức Chúa Trời đã định cho dân sự Ngài, nhưng thật chúng ta không hiểu chút gì về chúng.

Bất kỳ sự diễn giải Kinh Thánh nào làm giời hạn Đức Chúa Trời và khuyến khích dân sự làm biếng thay vì bận rộn trong chức vụ là sự diễn giải sai lạc và phải bị tẩy chay. Nếu Đức Chúa Trời phải được vui lòng và được vinh hiển trước thế gian vô tín, thì chúng ta phải nghe Lời Ngài, tin nhận, và làm theo, bất chấp hoàn cảnh có xảy ra như thế nào. Dù thế nào, Đức Chúa Trời cũng luôn ở cùng chúng ta, và “Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta?” (Ro 8:31).

2. KHÔNG TỪ BỎ CÔNG VIỆC (Ag 2:1-23)

Có một ly do để Đức Chúa Trời kéo dân sự Ngài trở lai với công việc và từ bỏ những điều khác để tiếp tục nhiệm vụ của họ. Tiến sĩ Bob Jones, Sr. thường nói rằng khả năng lớn nhất mà một người có thể có là tính đáng tin cậy nhưng những công nhân có tiềm lục thường biện minh cho mình và nói, “Lạy Chúa, con đây xin Ngài sai phái người nào đó khác đi.” Khuôn mẫu của Đức Chúa Trời về người công nhân của Ngài được nói đến trong ICo 15:52.“Làm việc là để cầu nguyện”, thánh Augustin nói, và dân sự của Đức Chúa Trời có thể làm mọi việc chính đáng để dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời (ICo 10:31).

Sự xây lại đền thở là một nhiệm vụ đặc biệt, vì nó có nghĩa là sự khôi phục nếp thờ phượng đúng của đền thờ Giê-ru-sa-lem và sự hoàn tất dự án nầy sẽ làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và là một lời chứng lớn cho các dân ngoại đang quan sát dân sót ở Giê-ru-sa-lem. A-ghê rao thêm ba sứ điệp nhỏ nữa để khích lệ những công nhân hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong mỗi sứ điệp, ông muốn họ nhìn vào sự hướng dẫn đặc biệt để biết Đức Chúa Trời muốn họ biết được điều gì.

1. “Nhìn lên: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” (Ag 2:1-9)

Khi nền của đền thờ được đặt 16 năm trước, một số người già đã nhìn lại phía sau trong đau buồn vì họ nhờ sự vinh quang và lộng lẫy của đền thờ Sa-lô-môm xây (E-xơ-ra 38-13). Có thể A-ghê là một người thuộc thế hệ già và được nhìn thấy đền thờ trước khi nó bị phá hủy, nhưng chắc chắn ông đã không khóc như những người cùng tuổi với ông. Ông đã vui mừng vì công việc được bắt đầu, và ông muốn nhìn thấy nó được hoàn tất.

Sự nản lòng (Ag 2:1-30). Không bỏ lơ sự nản lòng mà chắn chắc sẽ có khi dân sự so sánh hai đền thờ, tiên tri đã đương đầu với vấn đề đó. Ông chọn một ngày đặc biệt để rao sứ điệp của mình: Ngày 17 tháng 10, ngày cuối cùng của lễ Lều Tạm: Lễ nầy được tổ chức để ngợi khen Đức Chúa Trời về mùa màng và kỷ niệm những ngày Y-sơ-ra-ên lưu lạc trong đồng vắng (Le 23:24-43).

Nhưng điều quan trọng về ngày đó là: Vua Sa-lô-môn đã cung hiến đền thờ đầu tiên vào chính những ngày của Lễ Lều Tạm (IVua 8:2), và A-ghê muốn dân sự suy nghĩ về điều đó. Công trình được xây lại không tráng lệ như đền thờ của Sa-lô-môn, nhưng nó vẫn là nhà của Đức Chúa Trời, được xây theo kế hoạch Ngài và vì sự vinh hiển Ngài. Sự hầu việc tại bàn thờ vẫn giữ y nguyên và sự thờ phượng Đức Chúa Trời vẫn không thay đổi.Thời điểm thay đổi, nhưng chức vụ vẫn tiếp tục.

Sự khích lệ: Sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Ag 2:4-9). A-ghêkhông phủ nhận rằng đền thờ mới không là gì so với đền thờ mà Sa-lô-môn xây, nhưng điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là công việc nầy bởi tay Đức Chúa Trời và họ có thể nương nhờ Ngài giúp họ hoàn thành. “Khá can đảm” là lời A-ghê khích lệ các quan chức, thầy tế lễ, và những công nhân đang xây dựng, và lời nầy rất quan trọng đối với họ.

Trong suốt những ngày Lễ Lều Tạm, dân Do Thái được nghe đọc sách Phục Truyền Luật Lệ Ký (Phu 31:9-13), nên họ được nhắc lại ba lần Môi-se bảo Giô-suê và dân sự hãy vững lòng bền chí (Phu 31:6-7,23). Chắc chắn họ cũng nhớ lại ba lần Đức Chúa Trời đã bảo Giô-suê hãy vững lòng bền chí (Gios 1:6-7,9) và khi Vua Đa-vít giao lại cho Sa-lô-môn trách nhiệm xây cất đền thờ, ông cũng ba lần bảo con trai mình Khá vững lòng bền chí (ISu 22:13 ISu 28:10,20). “Khá can đảm” không phải là câu nói vô nghĩa nó là một phần quan trọng trong lịch sử dân Do Thái.

Bảo dân sự can đảm và làm việc là một chuyện, tạo cho họ một nền tảng vững vàng để những lời đó trở thành sự khích lệ là một chuyện khác.A-ghê cho họ biết lý do họ nên mạnh dạn và làm việc, vì Đức Giê-hô-va ở cùng họ (Ag 2:4 Ag 1:13).

Lời hứa về sự hiện diện của Đức Chúa Trời là một sự khích lệ cho cả Giô-suê (Gios 1:5,9 Gios 3:7) và Sa-lô-môn (ISu 28:20). Các tín hữu ngày nay có thể mong chờ lời hứa đó khi họ phục vụ Chúa, “Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu” (He 13:5 Phu 31:6,8).

Sự khích lệ: giao ước của Đức Chúa Trời (Ag 2:5). Lời hứa về sự hiện diện của Đức Chúa Trời với dân sự được bảo đảm bằng Lời bất biến của Ngài (câu 5), khi lều tạm được Môi-se cung hiến, sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã đầy dẫy ở đó (Xu 40:34-38), vì Đức Giê-hô-va hứa ở cùng dân sự Ngài.“Ta sẽ ở giữa dân Y-sơ-ra-ên, làm Đức Chúa Trời dân ấy. Dân ấy sẽ biết ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng nó, đã đem chúng nó ra khỏi xứ Ê-díp-tô đặng ở giữa vòng họ. Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của họ” (Xu 29:45-46). Chính Đức Thánh Linh từng dẫn dắt Môi-se và các trưởng lão lãnh đạo dân sự (Dan 11:16-17,25 Es 63:11) sẽ giúp dân Do Thái xây hoàn tất đền thờ.

Tiên tri Xa-cha-ri, người cùng làm việc với A-ghê, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tin Đức Thánh Linh giúp đỡ để làm trọn ý muốn của Đức Chúa Trời: “Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy” (Xa 4:6). Tozer có lầ đã nói, “Nếu Đức Chúa Trời cất Đức Thánh Linh ra khỏi thế giới nầy, những việc mà chúng ta đang thực hiện trong Hội Thánh cũng sẽ tiếp tục, và không ai nhận ra sự khác biệt.” Thật là một lời lên án!

Sự khích lệ: Lời hứa của Đức Chúa Trời (Ag 2:6-7,9). Với sự thông biết của một tiên tri, A-ghê đã nhìn đến thời điểm Con của Đức Chúa Trời sẽ thi hành chức vụ trên đật trong đền thờ nầy và đem vinh hiển cho Đức Chúa Trời vào khuôn viên của nó (Gi 1:14). Đền thờ của Hê-rốt đã thay thế đền thờ Xô-xô-ba-bên xây, nhưng dân Do Thái vẫn xem nó là đền thờ thứ hai. Chắc chắn sự vinh hiền mà Chúa Giê-xu đem vào đền thờ cao trọng hơn sự vinh hiển của đền tạm hay đền thờ mà Sa-lô-môn xây.

Sau đó A-ghê nhìn vào một tương lai xa hơn và thấy sự chung kết của các thời đại, khi đó Đức Chúa Trời sẽ làm các nước rung chuyển và Chúa Giê-xu sẽ trở lại (Ag 2:7). Câu Kinh Thánh nầy được trích dẫn trong He 12:26-27 và được áp dụng cho sự tái lâm của Đấng Christ trong kỳ sau rốt. Đức Chúa Trời đã làm rúng động núi Si-nai khi Ngài ban bố luật pháp (He 12:18-21 Xu 19:16-25), và Ngài sẽ làm rung chuyển các nước trước khi Ngài sai con Ngài (Mat 24:29-30). Nhưng ngày nay, dân sự của Đức Chúa Trời thuộc về một vương quốc không thể rúng động (He 12:28) và họ sẽ được chung hưởng sự vinh hiển của Đấng Christ khi Ngài thiết lập vương quốc của Ngài trên đất.

Trong truyền thống của Ngài Do Thái và Cơ Đốc Nhân, cụm từ “sự ao ước của các nước” (Ag 2:7) được diễn giải chung chung là danh xưng Cứu Chúa của Đấng Christ. Các nước trên thế giới từ trong thâm tâm luôn ao ước những điều mà chỉ một mình Đấng Christ có thể đáp ứng, dù họ có nhận ra sự khao khát thuộc linh này hay không. Charrles Wesley đã ủng hộ cách diễn giải nầy khi ông viết bài thánh ca giáng sinh, “Kìa, Thiên Binh Cùng Nhau Trổi Hát” có câu Đấng loài người bao năm đợi chờ! …

Trong bản văn tiếng Hy-ba-lai, động từ “hầu đến” là số nhiều, trong khi “ao ước” là số ít vì vậy các dịch giả đã dịch từ “ao ước” như một anh từ ghép: “những sự ao ước của các nước”, những tài sản quý giá của họ. Dân sót không có châu báu đẹp để trang hoàng đền thờ của họ, nhưng khi Đấng Mê-si-a đến cai trị, những châu báu của thế gian sẽ được đem đếncho Ngài và được sử dụng vì sự vinh hiển Ngài.

Sự vinh quang được nói đến trong Ag 2:7 là sự vinh quang mà Chúa Giê-xu đem vào thành Giê-ru-sa-lem, nhưng sự vinh quang trong câu 9 ám chỉ sự vinh quang của đền thờ ngàn năm mà sẽ có mặt trong suốt thời gian Đấng Christ cai trị thế gian (Exe 40:1 Exe 48:35 Exe 43:1-12). Es 60:1-5 và Xa 14:4 nói rằng các nước sẽ đem của cải của họ đến với Vua khi Y-sơ-ra-ên được thiết lập trong vương quốc đã được hứa.

Đức Chúa Trời không chỉ hứa về sự đến của Đấng Mê-si-a và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong các đền thờ trong tương lai, Ngài còn hứa về sự bình an (Ag 2:9). Ngày nay những ai tin nơi Chúa Giê-xu co được sự bình an với Đức Chúa Trời (Ro 5:1) vì cái chết đền tội và sự sống lại đắng thắng của Ngài (Co 1:20 Gi 20:19-21). Họ còn có thể hưởng được “sự bình an của Đức Chúa Trời” không họ đầu phục Đấng Christ và hoàn toàn tin cậy Ngài (Phi 4:6-9).

Sự khích lệ: Ơn thần hựu của Đức Chúa Trời (Ag 2:8). Cuối cùng, Đức Chúa Trời bảo đảm với họ rằng, dù nền kinh tế đang khó khăn và của cải ít ỏi, nhưng Ngài có thể ban cho họ những gì họ cần. “Bạc là của ta, vàng là của ta” (c.8). Thật ra, chính quyền có hứa cung ứng cho dân sót (Exo 1:4 Exo 3:7 Exo 6:4), nhưng sự cung ứng của họ có giới hạn. Đức Chúa Trời là chủ của mọi của cải, kể cả những châu báu trong kho tàng của vua, và Ngài có thể sử dụng nó theo ý Ngài muốn. Đức Chúa Trời hứa cung ứng mọi nhu cầu của chúng ta tuỳ theo sự giàu có Ngài trong nơi vinh hiển (Phi 4:19).

Thà rằng thất bại trong nỗ lực mà bạn biết đến cuối cùng sẽ thành công còn hơn thành công trong nỗ lực mà bạn biết cuối cùng sẽ thất bại.Một đền thờ khiêm tốn mà dân sót Do Thái đang xây sẽ không tồn tại mãi, và cả đền thờ lộng lẫy của Hê-rốt cũng sẽ bị người La-mã phá đổ, nhưng đến một ngày sẽ có một đền thờ huy hoàng mà không ai có thể phá huỷ hoặc làm ô uế. Biết được điều nầy, dân sót đng nản lòng có thể được khích lệ và hoàn tất công việc mình.

2. Nhìn vào: sự ô uế (Ag 2:10-19)

Khoảng 2 tháng sau (ngày 18 tháng 12), Đức Chúa Trời phán với A-ghê một lần nữa và ban cho ông một sứ điệp về tội lỗi. Đức Chúa Trời không thể nào ban ơn cho dân sự như cách Ngài muốn vì họ đả bị ô uế, nên trước hết họ cần phải giữ mình thánh sạch trước mặt Đức Chúa Trời. “Thánh sạch” và “không thánh sạch” là hai khái niệm rất quan trọng đối với đời sống Y-sơ-ra-ên dưới Giao Ước cũ thật vậy, đây là một trong những chủ đề chính của sách Lê-vi ký. [5] nếu một người Do Thái bị ô uế, có thể do tiếp xúc với xác chết hay vết thương hở miệng, anh ta bị cách ly với những người còn lại trong trai và phải tắm gội trước khi được phép trở về. Trong một số trường hợp, anh ta phải dâng một của lễ theo qui đinh để phục hồi mối tương giao với Đức Chúa Trời.

A-ghê đến gặp các thầy tế lễ, là những người có quyền trong lãnh vực nầy, và hỏi họ hai câu hỏi đơn giản, không phải để biết (vì chắc chắn ông ta biết luật pháp) nhưng vì lợi ích cho những người có mặt ở đó.

Câu hỏi 1: -sự thánh khiết (Ag 2:11-12). Khi một con vật được đặt trên bàn thờ làm sinh tế, thịt của nó được kể là thánh khiết tức nó thuộc về Đức Chúa Trời và được biệt riêng chỉ được sử dụng theo sự chỉ dạy của Ngài. Các thầy tế lễ và gia đình của họ được phép ăn những phần nào đó của một số của lễ, nhưng họ phải cẩn thận về cách ăn, nơi ăn và cách giải quyết phần còn thừa lại. (Le 6:8-7:38).

A-ghê hỏi “Nếu có kẻ gói thịt thánh trong chéo áo, và chéo áo mình đụng đến bánh, hoặc vật gì nấu chín, hoặc rượu, hoặc dầu, hay là đồ ăn gì, thì vật đó có nên thánh không?” Các thầy tế lễ đáp , “Không.” Tại sao? Vì bạn không thể chuyển giao sự thánh khiết theo cách đơn giản như vậy. Dù chéo áo đó là thánh khiết (được biệt riêng) để gói thịt thánh, thì sự thánh khiết đó không thể từ chéo áo truyền qua những vật khác. [6]

Câu hỏi 2: -sự ô uế (Ag 2:13). “Nếu ai bị ô uế vì thây chết đụng đến các vật ấy, thì các vật ấy có lây ô uế không?” A-ghê hỏi tiếp. Câu trả lời hiển nhiên là “Có.” A-ghê đã nêu được ý của mình: bạn không thể truyền sự ô uế từ vật nầy sang vật khác hoặc người nầy sang người khác, nhưng đối với sự thánh khiết thì không. Chính nguyên tắc nầy cũng được áp dụng trong lãnh vực sức khoẻ: bạn có thể lây bệnh cho người khoẻ và khiến người ấy bệnh, nhưng bạn không thể chia cho họ sức khoẻ của bạn.

Sự áp dụng (Ag 2:14-19). “A-ghê đang muốn dạy gì?” Chắc chắn dân sự đang muốn biết, nên ông đã nói cho họ. Những người đang xây đền thờ không thể truyền sự thánh khiết cho nó, nhưng họ có thể làm ô uế nó bởi sự ô uế của họ.Làm công việc Đức Chúa Trời là quan trọng, nhưng làm việc Ngài bằng tấm lòng thánh sạch và tận tụy cho Chúa cũng rất quan trọng. Tiên tri đã nhắc lại lịch sử gần đây của họ. Trong suốt nhiều năm, họ đã ích kỷ, họ chịu sự kỷ luật của Đức Chúa Trời (Ag 1:1-11). Dân Do Thái không giữ những điều khoản của giao ước, nên Đức Chúa Trời không ban phước cho họ vì Ngài đã hứa như vậy, và nền kinh tế của họ suy tàn. Khi lúa đang trổ ngoài đồng, Ngài giáng nấm mốc và mưa đá xuống, và sau khi lúa được thu hoạch, thì kho dự trữ đã không còn (Phu 28:22).

Tại sao Đức Chúa Trời đối với dân sự Ngài như vậy? Để họ thật lòng quay về cùng Ngài. “Mà các ngươi không trở lại cùng ta” (Ag 2:17). Họ quá quan tâm đến ngôi nhà của họ đến nỗi bỏ quên nhà của Đức Chúa Trời, trong khi việc xây lại đền thờ là nhiệm vụ mà vì nó họ đã trở về Giê-ru-sa-lem!

A-ghê đang kêu gọi dân sự ăn năn, và kèm theo lời kêu gọi đó là sự bảo đảm về ơn phước của Đức Chúa Trời (c.18-19). Ông đang nhắc dân sự về lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho Sa-lô-môn sau lễ cung hiến đền thờ.“Nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ” (IISu 7:14).

Nếu các công nhân tận tụy với Chúa khi nền đền thờ được lậ, ơn phước của Đức Chúa Trời đã đổ trên họ ngay lập tức, nhưng tận đáy lòng dân sự đã phạm tội, và tội lỗi của họ làm Đức Chúa Trời đau lòng và làm ô uế công việc của họ. “Các ngươi còn có hột giống nơi hầm vựa không?” A-ghê hỏi hội chúng (Ag 2:19) và họ hẳn đã trả lời là “không.” Lúc nầy là cuối tháng 12, và dân chúng vừa cày xong đám ruộng của họ cho vụ đông. A-ghê đang kêu gọi họ tin Đức Chúa Trời ban cho một mùa gặt bội thu. Đây là một ví dụ khác của câu Kinh Thánh Mat 6:33: Đặt những điều Đức Chúa Trời quan tâm lên trên hết và Ngài sẽ lo liệu những việc còn lại. “Từ ngày nầy, ta sẽ ban phước cho các ngươi” (Ag 2:19).

Nhiều tổ chức Hội Thánh địa phương chọn những trưởng lão đảm nhận vai trò “linh hướng” của Hội Thánh, và chức chấp sự chuyên lo những vấn đề “vật chất”. Vì mục đích của tổ chức, cách sắp xếp nầy có thể thuận tiện, nhưng sự phân chia rạch ròi giữa “vật chất” và “thuộc linh” không có trong Kinh Thánh. Việc xây dựng đền thờ mới là một nỗ lực mang tính thuộc linh giống như chiến dịch truyền giáo vậy. Một trong những cách tốt nhất để bày tỏ lòng tận hiến của chúng ta đối với Chúa là qua vật chất, như dâng tiền bạc và xây đền thờ cho Ngài. Ơn quản lý tiền bạc cũng đòi hỏi sự nên thánh giống như quản lý các chức việc “thuộc linh” của Hội Thánh.

Tội lỗi luôn ngăn trở công việc của Đức Chúa Trời và cướp khỏi chúng ta những ơn phước của Đức Chúa Trời. Chính tội lỗi của dân sự đã khiến Giê-ru-sa-lem sụp đổ và dân chúng bị bắt lưu đày, và tội lỗi của họ có thể ngăn trở việc xây lại đền thờ và làm mới dân Do Thái trong xứ của họ. “Sự công bình làm cho nước cao trọng Song tội lỗi là sự hổ thẹn cho các dân tộc” (Ch 14:34)

A-ghê bảo dân sự nhìn lại quá khứ và sau đó nhìn vào thực tại. Ho đã học được sự vinh hiển và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.

Đến đây có cái nhìn thứ ba và bài học thứ ba.

4. Nhìn về phía trước: sự đăng quang (Ag 2:20-23)

A-ghê đã khuyên dân Do Thái tiếp tục xây dựng cho hoàn tất nhà của Đức Chúa Trời. Giờ đây ông dành lời khích lệ đặc biệt cho quan trấn thủ Xô-rô-ba-bên, và lờinầy được nói ra đúng vào ngày ông rao sứ điệp thứ ba, ngày 18 tháng 12. Là một người trung tín rao giảng Lới Chúa, A-ghê luôn lắng nghe tiếng Chúa và nhạy cảm với mọi điều Chúa muốn ông nói và làm.

Xô-rô-ba-bên là cháu nội của Giê-hô-gia-kin (Giê-chô-nia, Mat 1:12 Giê-cô-nia, Gie 22:24,28), vì vậy ông thuộc dòng dõi hoàng gia của Đa-vít.Thay vì được đội vương miện và ngồi trên ngai vàng, Xô-rô-ba-bên là một quan trấn thủ bình dị của một đám dân sót lam lũ của dân tộc Do Thái, và cố gắng xây dựng cho Đức Giê-hô-va một đền thờ đơn sơ. Hình ảnh nầy khích lệ các vương tử khi phải lâm vào tình cảnh tương tự.

Vì vậy, Đức Chúa Trời ban cho A-ghê, tôi tớ Ngài, những lời đặc biệt để khích lệ quan trấn thủ ấy. Các nước xung quanh Giê-ru-sa-lem lớn mạnh hơn chăng? Hãy tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ luôn gìn giữ dân Y-sơ-ra-ên của Ngài như đã từng trong quá khứ. Chính Đức Chúa Trời giúp Môi-se đánh thắng Aicập, giúp Giô-suê chinh phục các nước ở CA-na-an, sẽ bảo vệ dân sự Ngài để những mục đích của Ngài có thể được thực hiện qua họ. Y-sơ-ra-ên sẽ chịu đựng được ho đến cuối cùng, rồi Chúa đánh bại những kẻ thù của họ và thiết lập họ trong vương quốc của Ngài.

Chúa gọi Xô-rô-ba-bên là “đầy tớ taa”, một danh hiệu độc quyền dành cho những người được chọn cách đặc biệt, và Xô-rô-ba-bên thật đã được Đức Chúa Trời chọn lựa. Đức Chúa Trời so sánh ông với chiếc nhẫn của vua. Các vua thường dùng chiếc nhẫn có khắc con dấu để làm “chữ ký” chính thức trong các văn bản (Et 3:10 Et 8:8,10), một sự bảo đảm rằng vua sẽ giữ lời hứa và thực hiện những điều khoản trong văn bản.

Tổ tiên của ông, Vua Giê-hô-gia-kin (Giê-cô-nia) đã từ bỏ Đức Chúa Trời, nhưng Xô-rô-ba-bên được Đức Chúa Trời tiếp nhận. “Đức Giê-hô-va phán: Thật như ta hằng sống, dầu Giê-cô-nia, con trai Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa, là cái ấn trên tay hữu ta, ta cũng lột ngươi đi” (Gie 22:24). Đức Chúa Trời đang kiềm sự đoán phạt Ngài và phục hồi lời hứa của Ngài rằng dòng dõi nhà Đa-vít sẽ không bị tận diệt cho đến ngày Chúa Cứu Thế được sinh ra từ đó. Đó là lý do chúng ta thấy tên của Xô-rô-ba-bên được kể trong các bảng gia phổ của Chúa Cứu Thế Giê-xu (Mat 1:12 Lu 3:27).

Sứ điệp nầy chắc chắc đã khích lệ Xô-rô-ba-bên rất nhiều để ông tiếp tục công việc mình và hoàn thành trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao phó. Ông đặc biệt đối với Đức Chúa Trời , được chôn bởi Đức Chúa Trời, là đầy tớ của Đức Chúa Trời! Ông gần gũi và thân thiết với Đức Chúa Trời như con dấu trên nhẫn của vua. Dân Y-sơ-ra-ên sẽ phảitrải qua những năm tháng gian khó và đau buồn phía trước, nhưng Đấng Mê-si-a sẹ đến, và một ngày kia, các kẻ thù của Y-sơ-ra-ên sẽ bị đánh bại và vương quốc vinh hiển sẽ được thiết lập.

Khi đọc Cựu Ước, bạn sẽ biết “lịch sử sự cứu rỗi” diễn tiến như thế nào quan từng thời đại, và luôn đưa đến sự làm trọn lời hứa về Chúa Cứu Thế. Nhiều người đóng những vai trò khác nhau trong từng giai đoạn, nhưng mỗi người đều có tầm quan trọng riêng. Áp-ra-ham lập nước, và Y-sác và Gia-cốp xây dựng nó. Giô-sép bảo vệ nó ở trong xứ A-cập và Môi-se cứu dân sự ra khỏi A-cập.Giô-suê giành lại cho họ sản nghiệm như đã được hứa, va Đa-vít thiết lập vương quốc. Dù tội lỗi, khổ đau, và thất baị, dòng dõi của Đa-vít không bao giờ chấm dứt, và cho đến một Ngài Chúa Cứu Thế Giê-xu, Con Vua Đa-vít, được sinh ra tại Bết-lê-hem.

Khi Hội Thánh Chúa kỷ niệm sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế, người ta nhớ đến Ma-ri, Giô-sép, các bác sĩ, những kẻ chăn chiên và thậm chí cả vua Hê-rốt gian ác nhưng họ ít khi nào nghĩ về Xô-rô-ba-bên, một vai diễn khiêm tốn trong toàn bộ vở diễn, nhưng là một người trung tín.

Chúng ta không thể kết thúc sách A-ghê mà không lưu ý một số bài học thiết thực cho dân sự của Đức Chúa Trời ngày hôm nay.

1. Công việc của Đức Chúa Trời được bắt đầu, được duy trì và được ủng hộ bởi Lời của Đức Chúa Trời. “Ấy vậy, các trưởng lão của dân Giu-đa bắt tay cất lại đền thờ, công việc được may mắn, y lời tiên tri của tiên tri A-ghê, và của Xa-cha-ri, con trai của Y-đô” (Exo 6:14). Khi đầy tớ của Đức Chúa Trời công bố Lời của Ngài trong quyền năng của Thánh Linh, nhiều việc sẽ bắt đầu xảy ra. “Chỉ cần nhìn lướt qua lịch sử Hội Thánh, có phải rõ ràng rằng những giai đoạn và thời đại sa sút trong kịch sử Hội Thánh luôn là những giai đoạn mà sự rao giảng giảm sút? Điều gì luôn báo hiệu sự mở màng cho cuộc Cách Mạng và Cơn Phục Hưng? Đó là sự rao giảng được khôi phục.” [7]

2. Các đầy tớ của Đức Chúa Trời phải cùng hợp sức xây dựng đền thờ cho Đức Chúa Trời. A-ghê và X-cha-ri, một già một trẻ, đều rao Lời Chúa cho dân sót Do Thái, và Đức Chúa Trời ban ơn cho sự cố gắng của hai người. Thật đáng buồn khi diễn giả và Hội Thánh tranh cạnh với nhau và thậm chí còn công khai tranh cãi, điều nầy tạo cho kẻ thù có cơ hội chống phá Phúc Âm.“Vả, chúng tôi là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời” (ICo 3:9).

3. Khi hoàn cảnh gần như ảm đạm, hãy cố lạc quan. Ngoài những lời hứa của Đức Chúa Trời, chúng ta không có một hy vọng nào. Như Vance Havner từng nói, “Đức tin thấy được những điều không thể nhìn thấy, chọn lựa những thứ không thể tiêu diệt được, và làm những việc không thể làm được.” Công việc của chúng ta ngày nay là một phần công việc của Đức Chúa Trời trong tương lai, và chúng ta muốn làm hết mình.

4. Đặt Đức Chúa Trời lên trên hết là sự đảm bảo cho ơn phước tốt nhất của Đức Chúa Trời. Tại sao công việc của phải bị bỏ dở trong khi chúng ta theo đuổi ý thích và sự sung sướng cho riêng mình? Những Cơ Đốc Nhân giàu có nào đang lãng phí sự ban cho rời rộng của Đức Chúa Trời vào những chuyện vớ vẩn và những cuộc vui chơi sẽ phải trả lời cho việc làm của mình khi Chúa trở lại. Mat 6:33 vẫn luôn là Lời Kinh Thánh và Ro 14:12 cũng vậy.

5. Ngoài quyền năng của Đức Thánh Linh, sự vất vả của chúng ta là vô ích. “Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài” (Phi 2:13). Đức Chúa Trời vẫn chứng minh quyền năng của Ngài và được vinh hiển qua những sự yếu ở thế gian nầy (ICo 1:26-31). Nếu chúng ta quá tự cao tự đại, Đức Chúa Trời không thể sử dụng chúng ta. Chính điều đó đã hủy hoại vua Ô-xia “bởi vì người được Chúa giúp đỡ cách lạ thường, cho đến trở nên cường thạnh.” (IISu 26:15).

Bây giờ, chúng ta sẽ nói đến người đồng hành với A-ghê, tiên tri trẻ tuổi Xa-cha-ri, và nghiên cứu những lời tiên tri ấn tượng của ông, Giê-ru-sa-lem, dân Do Thái và đấng Mê-si-a.

NHÌN LẠI

Cần Tuyển: Những Nam Nữ Anh Hùng

In The world’s broad field of battle,

In the bivouac of life,

Be not like dump, driven cattle!

Be a hero in the strife!

(Trong chiến trường rộng lớn của thế gian,
trong đêm tối của cuộc đời.
Đừng như con thú bị đánh đuổi,
hãy xông vào trận chiến như những anh hùng! )

 

Henry Wadsworth Longfellow đã viết những lời nầy trong bài thơ nổi tiếng của ông ta, “A psalm of Life.” Một người nào đó đã đổi lại một chút cho phù hợp với Hội Thánh ngày nay.

In The world’s broad field of battle,

In the bivouac of life,

You will find the Christian Soldier

Represented by his Wife.

(Trong chiến trường rộng lớn của thế gian,
trong đêm tối của cuộc đời.
Bạn sẽ thấy người chiến binh Cơ Đốc,
nhưng qua người vợ hiền của anh ta.)

Không phủ nhận rằng một số người đàn ông bỏ mặc vai trò anh hùng thuộc linh cho vợ họ, nhưng tôi thừa nhận mình không hoàn toàn đồng ý câu thơ chế giễu đó. Trong gần 50n ăm chức vụ ở nhiều nơi trên thế giới, tôi từng gặp nhiều người đàn ông Cơ Đốc, có vợ và con, và họ đang sống như những anh hùng để làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Anh hùng không phân biệt giới tính. Lịch sử Hội Thánh ghi lại những câu chuyện “Anh Hùng Đức Tin”, mà những nhân vật chính là cả người nam lẫn người nữ, và chúng ta sẽ không biết hết những câu chuyện của hàng triệu anh hùng ẩn danh cho đến ngày chúng ta gặp họ trên thiên đàng. Đức Chúa Trời biết họ là ai và đó là tất cả vấn đề.

Bốn thập niên trước, một sử gia người Mỹ, Arthur M.Schlesinger, xuất bản một bài tiểu luận có tực đề “The Decline of Heroes” (Sự Sa Sút của Những Anh Hùng), trong đó ông ta phê phán xã hội đường đại thiếu vắng những anh hùng, là loại người “nắm bắt lịch sử bằng cả hai tay và ghi nhớ nó, lưu ý những lời hướng dẫn của nó.” [8] Theo Schlesinger, xã hội ngày nay coi trọng “chủ nghĩa tập thể”, mà không thích chủ nghĩa cá nhân, mọi người thích hợp thành nhóm và cùng thích sự dễ chịu trong sinh hoạt tôn giáo. Như vậy không có chỗ cho những người can đảm và người có cái nhìn khác. “Những con người vĩ đại thích ứng với xã hội đồng nhất nầy ở những điểm nào?”, Ông ta hỏi [9] Nhiều người không thoải mái với những anh hùng họ tỏ ra xem thường và phân biệt.

Nhờ phương tiện truyền thông hiện đại, “những anh hùng” giả mạo, cả thế tục và thiêng liêng, có thể được chế tạo một sớm một chiều. Samuel Boorstin viết, “Hai thế kỷ trước, khi một người vĩ đại xuất hiện, người ta mong đợi ý muốn của Đức Chúa Trời trong người đó ngày nay chúng ta mong đợi người phụ trách quảng cáo của anh ta.” [10] Đáng tiếc, Hội Thánh này nay có rất nhiều anh hùng được chế tạo hàng loạt nhưng cũng có những anh hùng thật, là những người biết khiêm nhường và can đảm hầu việc Đức Chúa Trời và dân sự Ngài. Vấn đề là, chúng ta cần nhiều anh hùng hơn trong Hội Thánh ngày nay nếu chúng ta phải vượt quan những thử thách mà Đức Chúa Trời đặt ra trước mắt chúng ta.

Khi chúng ta nhìn lại các ba sách Cựu Ước mà chúng ta vừa học, chúng ta cóthể kết luận gì về những anh hùng của Đức Chúa Trời?

1. Những anh hùng của Đức Chúa Trời có muôn hình vạn trang.

Không có một khuôn mẫu nhất định. E-xơ-ra là một thầy tế lễ có học thức, ông biết Luật Pháp của Đức Chúa Trời và có thể giảng dạy nó.A-ghê là một người lớn tuổi và có suy nghĩ giống với thế hệ trẻ hơn mình, và Xa-cha-ri là người trẻ tuổi và nhận gánh năng về lời tiên tri từ Đức Chúa Trời.Xô-rô-ba-bên mang dòng máu hoàng gia, nhưng sẵn sàng làm quan trấn thủ dưới quyền của chính phủ Phe-rơ-sơ. Giê-sua, thầy tế lễ cả, sống giữa vòng dân sự và ngày đêm khích lệ họ. Và cùng sát cánh với những người nầy là rất người những người nam, người nữ tận tụy mà Kinh Thánh không nhắc tên nhưng Đức Chúa Trời biết hết, họ là những người mang gánh nặng và trung tín làm tròn bổn phận của mình, cố gắng hết mình để làm người xây dựng thay vì làm kẻ phá hoại.

Thế gian nầy cho chúng ta hình ảnh ấn tượng về những lãnh đạo thành công, nhưng không có một khuôn mẫu nào, hoặc trong lãnh vực kinh doanh, chính trị, hay Hội Thánh. Thật ra, những anh hùng của Đức Chúa Trời không nhất thiết là “những lãnh đạo” nhiều người chỉ là những môn đồ biết vâng lời. Điều quan trọng là, giống như E-xơ-ra, chúng ta có cánh tay nhân lành của Đức Chúa Trời ở trên mình, và giống như Giê-sua và Xô-rô-ba-bên, chúng ta kinh nghiệm dầu của Thánh Linh Đức Chúa Trời ban cho chúng ta quyền phép của Ngài.

Tôi được ơn hầu việc ở nhiều lãnh vực, và từ kinh nghiệm đó tôi học được điều nầy: Đức Chúa Trời đang tể tri trong việc huấn luyện và kêu gọi những đầy tớ của Ngài, và thường thì “những người cứng đầu” không phải là những người nhìn thấy Đức Chúa Trời thực hiện những việc lạ lùng nầy. Những anh hùng của Đức Chúa Trời không phải là những bản sao trên giấy than họ là những nguyên bản. Họ dám là chính mình và làm trọn công việc mà Đức Chúa Trời kêu gọi họ làm.

2. Những anh hùng của Đức Chúa Trời nhìn thấy cơ hội, nhưng cũng biết những khó khăn.

50.000 người Do Thái về Giu-đa để xây lại đền thờ biết rõ rằng cuộc sống của họ ở Giê-ru-sa-lem sẽ khó khăn hơn ở Ba-by-lôn, nhưng họ cũng biết rằng họ phải hoàn thành một nhiệm vụ. Ê-xơ-ra có thể ở alị Ba-by-lôn và mở một trường Kinh Thánh, nhưng ông đã quyết định thay đổi sự phân cấp của mình, từ “người định cư” thành “người khai hoang” và trở về Giê-ru-sa-lem. Ông có biết những trở ngại và khó khăn mà ông sẽ đối diện? Dĩ nhiên ông biết, nhưng ông thích nhìn vào những cơ hội.

Chúng ta dường như quên rằng điều giúp cho “những anh hùng đức tin” tiếp tục vững bước, như những người được liệt kê trong Hê-bơ-rơ 11, là khải tượng của họ về Đức Chúa Trời và những gì Ngài muốn họ làm. Áp-ra-ham thấy được thành của Đức Chúa Trời và vì vậy không bị Ai-cập và Sô-đôm cám dỗ như Lót đã bị (He 11:13-16). Môi-se thấy “Đấng không thể nhìn thấy” và phần thưởng mà Đức Chúa Trời dành cho người trung tín, nên ông từ bỏ của cải và địa vị ở Ai-cập và đồng hoá mình với dân sự khốn khổ của Đức Chúa Trời (He 11:24-27).

Những anh hùng của Đức Chúa Trời bị Đức Chúa Trời lôi cuốn, Ngài là ai, Ngài làm gì và Ngài muốn họ làm gì. Khi bạn nhìn vào mắt họ, bạn thấy một biểu hiện xa xăm rằng họ đã bắt gặp một khải tượng. Trong nhiều Hội Thánh ngày nay, các lãnh đạo thích giám sát sự cải đạo, và Hội Thánh là bãi đậu xe, không phải là bệ phóng. Không có khải tượng nào vì người ta đang nhìn lại đằng sau thay vì nhìn về phía trước.

3. Những anh hùng của Đức Chúa Trời tin nơi những lời hứa của Lời Ngài.

“Ấy vậy, các trưởng lão của dân Giu-đa bắt tay cất lại đền thờ, công việc được may mắn, y lời tiên tri của tiên tri A-ghê, và của Xa-cha-ri, con trai của Y-đô” (Exo 6:14). Nếu bạn thờ ơ với Lời của Đức Chúa Trời, bạn sẽ trở thành “những mơ mộng hão huyền”, thay vì phài là người của sự hiện thấy. Lượng uy tín, sự đào tạo nghề nghiệp, hay kinh nghiệm trong chức vụ không thể thay cho đức tin nơi lời hứa của Đức Chúa Trời và hành động thích hợp với chúng.

Những sứ điệp của A-ghê vực dậy những con người nản lòng để họ trở lại với công việc xây dựng đến thờ. Xa-cha-ri bảo đảm với họ về tình yêu thương mà Đức Chúa Trời dành cho họ và tương lai huy hoàng mà Ngài hoạch định cho họ. Qua các tiên tri, Đức Chúa Trời khích lệ Xô-rô-ba-bên hoàn thành công việc, và Giê-sua tiếp tục thay mặt cho dân sự trước mặt Đức Giê-hô-va.

Những anh hùng của Đức Chúa Trời dành thời gian tương giao với Ngài và suy gẫm Lời Ngài (Gios 1:8 Thi 1:1-3). Họ có thể đối mặt với kẻ thù vì họ biết và tin những lời hứa của Đức ChúaTrời.

4. Những anh hùng của Đức Chúa Trời biết cách làm việc cùng nhau.

Dù các anh hùng đôi khi là những người riêng rẽ và thậm chí lập dị, nhưng họ biết họ không thể làm việc một mình. Chức vụ bị cô lập sẽ có kết quả rất giới hạn, vì dân sự của Đức Chúa Trời thuộc về nhau, ảnh hưởng đến nhau và cần thiết cho nhau.

Sứ đồ Phao-lô có lẽ là một thần học gia và nhà truyền giáo vĩ đại nhất, nhưng ông luôn cần những người đồng công với mình. Bên cạnh ông là những người như Lu-ca, Ti-mô-thê, Ba-na-ba, Giăng Mác, Tít, Epaphroditus, Euodia và Syntyche, và một ông chủ, ngoài ra còn có 26 người được kể tên trong Rô-ma 16. Ông đã làm nổi bật sự vĩ đại trong họ và họ tiếp ông mang những gánh nặng trong chức vụ. Tất cả họ đều cần cho nhau.

E-xơ-ra là một nhà luật học có tài, một giáo sứ có ân tứ giảng dạy Luật Pháp, nhưng ông sẵn lòng làm việc bên cạnh những người không biết luật pháp. A-ghê là một người lơ`n tuổi, từng thấy đền thờ của Sa-lô-môn, và Xa-cha-ri là một người trẻ tuổi, được sinh ra ở Ba-by-lôn, nhưng họ cùng nhau hầu việc Đức Chúa Trời. Những anh hùng của Đức Chúa Trời không phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ, và kinh nghiệm và điều quan trọng là, “Tay nhân từ của Đức Chúa Trời có ở trên ban không? Dầu của Đức Chúa Trời có được xức cho đời sống và chức vụ của bạn không?

5. Những anh hùng của Đức Chúa Trời không ngại sự thay đổi.

Một người bạn đã hỏi tôi, “Anh có biết cần bao nhiêu chấp sự trong Hội Thánh để thay một bóng đèn không?” Khi tôi thừa nhận rằng mình không biết, thì anh ta nói, “Hay thay đổi đi rồi biết! ” và hai chúng tôi cùng cười.

Nhưng vấn đề thay đổi trong Hội Thánh luôn gặp khó khăn nó là một trong giải pháp cho chức vụ sau nầy của Hội Thánh chúng ta. Dĩ nhiên, một số điều (như giáo lý) không thể thay đổi, nhưng một số điều cần phải thay đổi nếu không chúng ta sẽ thấy mình biệt lập với những người mà chúng ta phải đến gần để truyền giảng.

Xa-cha-ri, người trẻ tuổi, đã dám tuyên bố rằng những ngày kiêng ăn theo truyền thống nên đổi thành những ngày yến tiệc vui mừng. Điều đó chắc chắn gây bất ngờ cho những người theo chủ nghĩa truyền thống ở Ba-by-lôn.Và ông còn đội vương miện cho thấy tế lễ! Tôi có thể tưởng tượng được những điều mà các trưởng lão Do Thái ở Giê-ru-sa-lem nói vớ nhau, “Chúng ta phải làm gì đó với tay tiên tri trẻ nầy! Đúng là không được đào tạo trường lớp nên mới gây ra chuyện như vậy.” Nhưng những gì Xa-cha-ri làm đã tôn vinh Đức Chúa Trời và ám chỉ chức Thầy Tế lễ Nhà Vua của Chúa Cứu Thế Giê-xu.

6. Những anh hùng của Đức Chúa Trời không bất ngờ trước sự chống đối, nhưng họ cũng tin Đức Chúa Trời giúp họ vượt qua.

Phao-lô viết cho các bạn ông ở Cô-rinh-tô: “Nhưng tôi sẽ ở lại thành Ê-phê-sô cho đến lễ Ngũ tuần, vì tại đó có một cái cửa lớn mở toang ra cho công việc tôi, lại có nhiều kẻ đối địch” (ICo 16:8-9). Chúng ta tưởng ông nói rằng ông phải ở lại Ê-phê-sô vì ở đó mọi chuyện đang diễn ra tốt đẹp và không có kẻ thù, nhưng ông đã nói điểu ngược lại. Những cơ hôi luôn luôn kéo theo những sự chống nghịch, nhưng những sự chống nghịch luôn có được mở ra những cơ hội khác.

Những anh hùng của Đức Chúa Trời không khăn gói ra đi khi có người chống đối họ và việc làm của họ. Đó là sự khác nhau giữa người chăn thật và kẻ chăn thuê (Gi 10:1-5). Người chăn luôn vì lợi ích của chiên, không phải vì tiền công của mình, và càng có khó khăn, anh ta sẽ càng chăm chỉ hơn. Người chăn biết chắc chó sói sẽ tấn công chiên và anh ta chuẩn bị đối đầu với nó.

Hội Thánh đầu tiên biết chắc có sự chống đối và để Đức Chúa Trời lo liệu. Điều họ quan tâm nhất không phải là sự an ninh và thoải mái của mình, nhưng chính là chức vụ của họ. Họ không cầu nguyện để thoát khỏi nhưng cầu nguyện để có thể đương đầu. “Nầy, xin Chúa xem xét sự họ ngăm dọa, và ban cho các đầy tớ Ngài rao giảng đạo Ngài một cách dạn dĩ” (Cong 4:29). Đó là cách những anh hùng của Đức Chúa Trời cầu nguyện, ngày nay chúng ta nên noi gương của họ.

7. Những anh hùng của Đức Chúa Trời quan tâm đến thế hệ mai sau.

Khi Đức Chúa Trời trách vua Ê-xê-chia vì hành động dại dột của ông và bảo ông rằng những châu báu mà ông khoe khoang sẽ bị đem qua Ba-by-lôn, vua đã đáp, “Vì trong ngày ta còn sống, sẽ được bình yên và lẽ thật” (Es 39:1-8). Một cái nhìn nông can về cuộc đời và chức vụ! Nếu như chúng ta được bình an và thoải mái, thì tại sao còn lo lắng cho những thế hệ tương lai?

Những nhân vật mà chúng ta vừa nghiên cứu rất quan tâm đến những cơ hội thuộc linh cho con cháu của họ. Họ muốn những thế hệ sau nầy có đền thờ để thờ phượng và có Lời Đức Chúa Trời để học và vâng theo. Những thế hệ trước đã bất trung với Đức Chúa Trời và Ngài phải phá huỷ đền thờ và thành của họ. Nhưng không có lý do gì để những thế hệ sau buông xuôi và để Giê-ru-sa-lem và đền thờ ằm trong đống đổ nát. “Nếu các nền bị phá đổ, người công bình sẽ làm sao?” (Thi 11:3). Họ có thể lập lại nền và xây dựng lại.

Khi thế hệ của Giô-suê và thế hệ tiếp theo đó không còn, nước Y-sơ-ra-ên đã xây lưng với Đức Chúa Trời và thờ các thần tương (Cac 2:6-15). Lịch sử xa xưa?Không, đó là thực tế trong hiện tại, vì mỗi Hội Thánh là một thế hệ. Nếu chúng ta không dạy dỗ con cháu chúng ta về Đức Chúa Trời, thì mai nầy sẽ không còn Hội Thánh nữa.

Những anh hùng của Đức Chúa Trời phải biết nhìn xa trông rộng về cuộc sống họ có thể thấy một bức tranh rộng lớn về hoạch định của Đức Chúa Trời. Họ phải nhiệt tình làm trọn bổn phận của mình “Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác” (IITi 2:2). Phao-lô - Ti-mô thê - những người trung thán và những kẻ khác: đó là 4 thế hệ! Nhưng giả sử ti-mô-thê không vâng theo lời đó, hoặc những người trung thành không thật sự trung thành, thì những kẻ khác sẽ thế nào?

8. Những anh hùng của Đức Chúa Trời rất dãn dĩ bởi họ gần gũi với Đức Chúa Trời.

Dù trong ân điển của Đức Chúa Trời, chúng có bao nhiêu tài năng và năng lực đi nữa, nếu chúng ta không dạn dĩ sử dụng chúng, thì như thể chúng ta không có chúng vậy. Bạn có thể lái xe khi hộp số của nó đang ở vị trí số không? Nó không thể di chuyển được.Bạn phải tra chìa vào khoá, đề máy, và gài số trước khi có thể lái nó đi.

Quá nhiều người sống trong tình trạng thuộc linh ở vị trí số không. Họ không dám làm gì vì họ sợ bị tổn thương, sợ làm sai, sợ làm rối mọi thứ. Thỉnh thoảng họ rồ máy chỉ để thêm can đảm, mà quên rằng việc làm đó không thể giúp gì cho họ và họ không thể đi đến đâu.

“Hãy đề cao cảnh giác, giữ vững đức tin, phải can đảm và mạnh mẽ” (ICo 16:13 trong bản dịch mới). Có những lời khuyên nhủ rất hay cho những người đang cố gắng trở thành những anh hùng. Tôi phải tin tưởng mơi việc mình làm, và cần can đảm. Một câu ngạn ngữ của người Ý nói rằng, “Thà sống một ngày như con sư tử, còn hơn sống hàng trăm ngày như con chiên”. Nhưng dân sự của Đức Chúa Trời không phải chọn lựa giữ can đảm và hiền lành chúng ta phải có cả hai tính đó và không hề có mâu thuẩn. Chẳng phải Cứu Chúa của chúng ta vừa là Sư Tử vừa là Chiên Con đó sao? (Kh 5:5-6)

Đức Chúa Trời vẫn đang tìm kiếm tất cả những người nam người nữ sẵn sàng làm “những anh hùng thánh khiết” trong thế gian tội lỗi nầy.Họ sẽ không ở trong cương vị giống E-xơ-ra, Giê-sua và Xô-rô-ba-bên, nhưng cương vị nào cũng quan trọng trong hoạch định của Đức Chúa Trời, nếu chúng ta làm theo ý muốn của Ngài.

Bạn có sẵn sàng dũng cảm vì Đức Chúa Trời?