TOSCANE

Sau đời Sylvester tai La mã, có hai dòng họ tranh chiến với nhau để giành đoạt chức vị Giáo hoàng. Một bên là dòng Crescentius, còn bên kia là đề đốc bá tước Toscane. Phe Toscane chiến thắng chiếm được quyền công cử Giáo hoàng. Họ bèn tiến cử ông Benoir VIII (1012-1024) lên ngôi vị này. Từ đó về sau như đã trở thành một tiền lệ là ngôi vị cao nhất của La mã Giáo hội đã do dòng Toscane nắm giữ. Toscane về sau cũng đã dùng sức mạnh mà che chắn bênh vực cho Benoir IX, một kẻ gian tà đã bị trục xuất trước đó, được lấy lại chiếc ghế Giáo hoàng. Thế là đột nhiên có 3 phe phái: Benoir IX lập trụ sở ông ta ở Latran, Gregory VI lập tòa mình ở Santa-Maria-Maggiore, còn Sylvester thì cứ nắm chặt địa vị mình ở Đại giáo đường Phi-e-rơ và điện Vatican.

Bởi tình trạng thối nát tranh danh đoạt lợi rối bời giữa các phe phái bên trong Giáo hội như vậy, nên hoàng đế nước Đức lúc bấy giờ là Henry III đã quyết ra tay tháo gở. Năm 1046, ông triệu tập Giáo hội nghị ở Sutri, cách La mã 35 cây số, do Gregory VI chủ tọa. Hội nghị này cách chức Benoir IX và Sylvester III; còn Gregory VI cũng từ chức và tự nhận mình không xứng đáng bởi đã dùng tiền hối lộ mua chuộc để có được chức ấy! Bất ngờ một kẻ vô danh là Sudger, Giám mục tại Bamberg làm cách nào đó mà đoạt được chức Giáo hoàng, lấy hiệu là Clement II. Tự nhiên sự thể này đánh dấu sự cáo chung của thời kỳ dòng họ Toscane thao túng cầm nắm giáo quyền trải trên hai thập niên vậy.