Back to Top
Bìa Tin Lành Chữa Bịnh
Danh mục: Gây Dựng Tâm Linh
Thư viện: Định dạng văn bản

Viết bởi Nguyễn Thiên Ý

MỤC LỤC

  1. Chương thứ nhất - NỀN TẢNG LẬP TRÊN KINH THÁNH
  2. CHƯƠNG THỨ HAI - CÁC NGUYÊN TẮC CỦA SỰ CHỮA BỊNH BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI
  3. CHƯƠNG THỨ BA - NHỮNG ĐIỀU CHỈ DẪN THỰC TẾ
  4. CHƯƠNG THỨ TƯ - NHỮNG LỜI LÀM CHỨNG CỦA KINH THÁNH
    1. TRƯỜNG HỢP CỦA GIÓP
    2. NHỮNG NGƯỜI Y-SƠ-RA-ÊN BỊ THƯƠNG VÀ CON RẮN BẰNG ĐỒNG
      (Dân 21:4-20)
    3. NA-A-MAN
      (IICác 5:1-27)
    4. Ê-XÊ-CHIA
      (IICác 20:1-21)
    5. CON TRAI QUAN THỊ VỆ
      (Giăng 4:43-54)
    6. SỰ CHỮA LÀNH BÀ GIA PHI-E-RƠ
      (Mác 1:29-31)
    7. SỰ CHỮA LÀNH CHO SỐ ĐÔNG NGƯỜI
      (Mat 8:1-34)
    8. NGƯỜI PHUNG
      (Mác 1:40-45)
    9. NGƯỜI ĐAU BẠI
      (Mác 2:1-12)
    10. KẺ BẠI Ở BÊ-TẾT-ĐA
      (Giăng 5:1-9)
    11. NGƯỜI TEO MỘT BÀN TAY
      (Mat 12:9-21)
    12. NGƯỜI ĐỜN BÀ BỊ QUỈ ÁM LÀM CHO ĐAU LIỆT
      (Lu-ca 13:10-20)
    13. ĐÂY TỚ CỦA THẦY ĐỘI
      (Mat 8:5-13)
    14. NGƯỜI GIÊ-RA-SÊ BỊ QUỈ ÁM
      (Mác 5:1-22)
    15. NGƯỜI ĐỜN BÀ RỜ ÁO CHÚA
      (Lu-ca 8:40-56)
    16. HAI NGƯỜI MÙ
      (MAT 9:27-31)
    17. NGƯỜI ĐÀN BÀ CA-NA-AN
      (MAT 15:21-28)
    18. ĐỨA TRẺ BỊ QUỈ ÁM
      (MAT 17:14-21)
    19. NGƯỜI MÙ Ở BẾT-SAI-ĐA
      (Mác 8:22-26)
    20. NGƯỜI MÙ Ở THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM
      (Giăng 9:1-41)
    21. NGƯỜI MÙ BA-TI-MÊ
      (Lu 18:35-43)
    22. CÂY VẢ BỊ KHÔ HÉO
      (Mác 11:20-25)
    23. NGƯỜI QUÈ Ở CỬA ĐẸP
      (Công 3:1-26)
    24. Ê-NÊ Ở LY-ĐA
      (Công 9:31-35)
    25. NGƯỜI QUÈ Ở THÀNH LÍT-TRƠ
      (Công 14:8-20)
    26. CHÍNH SỰ TỪNG TRẢI CHỮA BỊNH CỦA PHAO-LÔ
      (Công 14:19; IICôr 1:1-24 và IICôr 4:1-184 )
    27. CỨU CHÚA CHÚNG TA TỪNG TRẢI SỰ ĐƯỢC
      ĐỨC CHÚA TRỜI BỔ SỨC CHO THÂN THỂ NGÀI
      (Mat 4:1-11)
  5. CHƯƠNG THỨ NĂM - LỜI LÀM CHỨNG CỦA TÁC GIẢ
  6. CHƯƠNG THỨ SÁU - LÀM CHỨNG VỀ CÔNG VIỆC LẠ LÙNG CỦA CHÚA


Chương thứ nhất - NỀN TẢNG LẬP TRÊN KINH THÁNH

Người ta có hai bổn thể. Người là một loài có cả phần thể chất và phần thiêng liêng. Cả hai bổn thể ấy đã bị tổn hại vì cớ sự sa ngã của A-đam và Ê-va. Thân thể người ta có thể mắc bịnh tật, còn linh hồn thì bị tội lỗi làm cho hư hoại. Vậy, phước thay nếu chúng ta nhận thấy rằng phương lược cứu chuộc hoàn toàn gồm cả hai bổn thể, và tiên liệu cho sự sống thân thể được phục hồi và sự sống thiêng liêng được đổi mới!

Đấng Cứu Chuộc hiện đến giữa vòng loài người, giơ tay ra để cứu giúp sự cùng khổ và thiếu thốn của chúng ta, Ngài ban cho cả sự cứu rỗi và sự chữa bịnh. Ngài ban chính mình Ngài cho chúng ta như là một Đấng “cứu toàn vẹn” (Hêb 7:25); ban Đức Thánh Linh ngự trong ta để làm sự sống của thần linh ta; ban sự sống phục sanh của Ngài làm sự sống cho thân thể hay chết của ta (Rô 8:11).

Ngài bắt đầu chức vụ bằng sự chữa lành mọi người cần được chữa lành; Ngài làm xong chức vụ bằng cách thực hiện trên thập tự giá một sự đền tội đầy đủ. Rồi ở bên kia mồ mả mở rộng, Ngài bước lên trời và để lại cho các môn đồ hai sứ mạng mà họ phải làm trọn “khắp thế gian” (Mác 16:15) “luôn cho đến tận thế” (Mat 28:20). Hai sứ mạng nầy là: “Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báp têm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt. Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ nầy: lấy danh ta mà trừ quỉ; dùng tiếng mới mà nói; bắt rắn trong tay; nếu uống giống chi độc, cũng chẳng hại gì; hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành” (Mác 16:15-18).Đó là “đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (Giu 1:3). Lẽ đạo chữa bịnh đã trở nên thế nào? Tại sao lẽ đạo ấy còn chưa được dạy dỗ và thực hiện khắp cả Hội Thánh? Ân tứ chữa bệnh có biến mất theo thời đại các Sứ đồ chăng? Đức Chúa Trời có rút ân tứ ấy lại khi Ngài cất đem Phi-e-rơ, Phao-lô và Giăng về Thiên đàng chăng? Chẳng hề như vậy. Ân tứ nầy còn trong Hội Thánh trải qua bao nhiêu thế kỷ, và chỉ lần lần biến mất vì cớ trong Hội Thánh càng ngày càng có sự ham mến thế gian, sự bại hoại, sự chú trọng nghi thức và sự không tin.

Tin Lành hạnh phước về sự cứu chuộc thân thể đang chiếm lại địa vị như xưa, và Hội Thánh lần lần học tập đòi xin cho kỳ được ân tứ chữa bịnh mà đáng lẽ mình không nên bao giờ để mất. Nhưng cùng một lúc với tình hình tốt đẹp ấy, ta lại thấy phát hiện một tinh thần vô tín bảo thủ và một chủ nghĩa duy lý (rationalisme) nguội lạnh, dựa theo cổ truyền và thần học đến nỗi ta thấy cần phải “vì đạo mà tranh chiến, là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi”.

Trước hết, chúng ta phải biết chắc nền tảng của mình lập trên Kinh Thánh. Đức tin phải lập trên Lời Đức Chúa Trời luôn, và yếu tố trong “sự cầu nguyện bởi đức tin” (Gia 5:15) chính là sự tin quyết đầy đủ và vững vàng rằng sự chữa bịnh bởi đức tin đơn sơ đặt trong Đức Chúa Trời chính là một phần của Tin Lành và một lẽ đạo của Kinh Thánh.

1) Lời hứa chữa bịnh đầu tin chép trong sách Xuất Ê-díp-tô Ký (Xuất 15:25,26) “Ấy tại đó, Đức Giê-hô-va định luật lệ cùng lập pháp độ cho dân sự, và tại đó Ngài thử họ. Ngài phán rằng: Nếu ngươi chăm chỉ nghe lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mọi luật lệ Ngài, thì ta chẳng giáng cho ngươi một trong các bịnh nào mà ta đã giáng cho xứ Ê-díp-tô; vì ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi.”

Đức Chúa Trời ban lời hứa nầy ngay sau khi dân Y-sơ-ra-ên vượt qua Biển Đỏ. Vả, chúng ta biết rằng sự vượt qua Biển Đỏ làm hình bóng rõ rệt về sự cứu chuộc ta, còn cuộc hành trình của dân Y-sơ-ra-ên trải qua đồng vắng thì làm hình bóng về cuộc hành trình thiêng liêng của chúng ta từ đất lên trời. Sứ đồ Phao-lô luận rằng: “Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời” (ICôr 10:11).

Vậy, lời hứa nầy thuộc về chúng ta ở ngay chặng đầu của cuộc hành trình từ đất lên trời, và lập giao ước chữa lành tật bịnh cho chúng ta. Ngài tuyên bố rằng nếu chúng ta bước đi trong sự vâng phục, thánh khiết, và kính mến, thì sẽ được gìn giữ khỏi bịnh tật, là điều thuộc về đời sống tôi mọi cũ mà ta đã lìa bỏ đằng sau cho đến đời đời rồi. Bịnh tật thuộc về người Ê-díp-tô, chớ không thuộc về con cái Đức Chúa Trời. Chỉ khi nào, về phần thiêng liêng, chúng ta quay trở về với nước Ê-díp-tô, thì ta mới phải gặp những hoạn nạn, bịnh tật và sự nguy hiểm của nước ấy.

Vả đó không phải chỉ là lời hứa, nhưng là "luật lệ" và "pháp độ." Ăn nhịp với luật lệ thời xưa đó, Đức Chúa Jesus đã để lại cho chúng ta trong thơ Gia 5:14 một luật lệ tỏ tường về sự nhơn danh Ngài chữa bịnh. Luật lệ nầy cũng thiêng liêng và bó buộc như bất cứ luật lệ nào khác của đạo Tin Lành.

2)    Thi 105:37. "Ngài dẫn Y-sơ-ra-ên ra có cầm bạc vàng, chẳng một ai yếu mỏn trong các chi phái của Ngài." Câu này tỏ ra lời hứa trên kia thật đã được ứng nghiệm. Mặc dầu họ không làm trọn các điều kiện về phần mình trong giao ước đó, nhưng Đức Chúa Trời cũng đã giữ lời hứa của Ngài. Cũng một thể ấy, dầu có khi đức tin và sự vâng phục của chúng ta thiếu sót, nhưng nếu Đấng Christ đảm bảo cho chúng ta, và nếu đức tin ta đòi cho bằng được công ơn cùng Danh Thánh của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ thấy lời hứa ấy ứng nghiệm cho mình.

3)    Sách Gióp đoạn 1 và đoạn 2. Truyện tích của Gióp cổ nhứt trong lịch sử loài người. Nó tỏ cho ta thấy quỉ Sa-tan là nguồn gốc của tật bịnh, trong trường hợp nầy, thấy những hành động cho người ta được chữa lành. Hành động ấy là khiêm nhường tự xét mình trước ngôi thương xót của Đức Chúa Trời.

Trong phòng bịnh của Gióp, người xứ Út-xơ, ta không thấy thầy thuốc, không thấy thuốc của loài người, nhưng chỉ có con mắt ngửa trông Đức Chúa Trời báo thù cho mình. Khi ông Gióp từ bỏ sự công bình riêng cùng ý muốn báo thù, và đứng vào địa vị Đức Chúa Trời mong đưa ông đến, - tức là địa vị từ bỏ mình và khiêm nhường,  - thì ông liền được chữa lành.

4)    Thi 103:2,3 "Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, chớ quên các ân huệ của Ngài. Ấy là Ngài tha thứ các tội ác ngươi, chữa lành mọi bịnh tật ngươi". Các Thi-thiên của Đa-vít ghi chép nhiều sự đau đớn, buồn thảm. Nhưng Đức Chúa Trời – và một mình Đức Chúa Trời – luôn luôn giải cứu ông. Chúng ta không thấy bàn tay của loài người. Tác giả Thi-thiên nhìn thẳnglên Thiên đàng để được chữa bịnh cũng như để được tha tội. Vậy nên cùng một lúc, ông kêu lên rằng: "Ấy là Ngài tha thứ các tội ác ngươi, chữa lành mọi bịnh tật ngươi." Và Đức Chúa Trời chữa lành trọn vẹn, chữa lành "mọi bịnh tật" của ông. Sự chữa lành cho ông có tánh cách chung cả và mãi mãi cũng như sự tha thứ các tội lỗi ông.

Vả, rõ ràng lắm, chúng ta thấy sự tha tội là vinh hiển và toàn vẹn dường nào: "Phương Đông xa cách phương Tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu" (Thi 103:2-3). Đây cũng như trong trường hợp của Gióp, có một mối liên quan chặc chẽ giữa bịnh tật và tội lỗi, nên cả hai cần được chữa lành một lần.

5) IISử16:12, 13 "Năm thứ ba mươi chín đời A-sa trị vì, A-sa bị đau chân, đến đỗi nặng lắm; trong cơn bịnh người không tìm kiếm Đức Giê-hô-va, nhưng tìm kiếm những thầy thuốc. A-sa an giấc cùng tổ phụ người, băng hà năm thứ bốn mươi mốt đời người trị vì." A-sa là một vua, khi mới bắt đầu trị vì, thì có lòng tin cậy Đức Chúa Trời một cách đơn sơ, trọn vẹn; trong lúc ấy ông thiếu hẳn mọi phương tiện của loài người. Bởi lòng tin cậy ấy (IISử14:9-12), ông đã thắng một trận vẻ vang hơn hết trong lịch sử. Nhưng sự thông công đã làm cho ông bại hoại và khiến ông quá coi trọng cách tay xác thịt. Vậy nên tới cuộc khủng hoảng lớn lao tiếp theo (IISử 16:7, 8), thì ông liên minh với nước Sy-ri và không được Đức Chúa Trời cứu giúp nữa. Ông không chịu nghe các lời cảnh cáo của Đấng tiên tri, và để lòng tin cậy trần gian đến cực điểm. Ông lâm bịnh. Bịnh tật là một kẻ thù mạnh hơn người Ê-thi-ô-bi, nhưng ông lại cầu cứu loài người. Người không tìm kiếm Đức Giê-hô-va, nhưng tìm kiếm những thầy thuốc. Và kết quả, ta không thể thấy một bức tranh linh động hơn, nhưng cũng buồn thảm hoặc có vẻ chế giễu hơn: "A-sa an giấc cùng tổ phụ người."

6) Ê-sai 53:4,5 "Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh."

Đó là sự hiện thấy hệ trọng về Tin Lành, là Tin Lành trong Cựu Ước, là chính tấm gương chiếu hình Đấng Cứu chuộc sẽ hiện đến. Ta thấy lời mạnh mẽ hơn hết tuyên bố ban cho sự cứu chuộc hoàn toàn khỏi sự đau đớn và bịnh tật bởi sự sống và sự chết của Cứu Chúa. Chính những lời mà về sau tác giả sách Tin Lành trương dẫn theo sự dẫn dắt và soi bảo của Đức Thánh Linh (Mat 8:17), đã giải thích trước công việc Cứu Chúa chữa bịnh ở khắp cả thế gian.

Vậy, Đức Chúa Jesus Christ đã mang tội lỗi của chúng ta thể nào, thì Ngài cũng mang và cất bỏ bịnh tật của chúng ta thể ấy. Phải, Ngài cũng cất bỏ sự đau đớn của chúng ta nữa, đến nỗi nếu ở luôn trong Ngài, thì chúng ta sẽ được giải cứu khỏi cả bịnh tật lẫn sự đau đớn. Như vậy, "bởi lằn roi Ngài, chúng ta được lành bịnh." Tin Lành hạnh phước và vinh hiển biết bao! Đấng mang thay gánh nặng đáng được yêu quí và vinh hiển biết bao!

Đó, đấng tiên tri thời xưa đã xem sự hiện thấy về Đấng Cứu chuộc ngự đến, trước hết làm Thầy Thuốc đại tài, rồi chịu treo mình trên thập tự giá như một Tế lễ cao cả. Tác giả các sách Tin Lành cũng đã mô tả Ngài như vậy: Ngài là Đấng chữa lành bịnh đại tài trong ba năm, rồi làm Chiên Con chịu chết trong sáu giờ hổ nhục và hấp hối.

7)    Mat 8:16-17 "Đến chiều, người ta đem cho Đức Chúa Jêsus nhiều kẻ bị quỉ ám, Ngài lấy lời nói mà đuổi quỉ ra; cũng chữa được hết thảy những người bịnh, vậy cho được ứng nghiệm lời của Đấng tiên tri Ê-sai đã nói rằng: Chính Ngài đã lấy tật nguyền của chúng ta, và gánh bịnh hoạn của chúng ta." Sứ đồ Ma-thi-ơ trưng dẫn câu sách Ê-sai nầy như là duyên cớ khiến Ngài "chữa... hết thảy những người bịnh." Ấy không phải cốt để chứng tỏ trước mặt những kẻ thù Ngài rằng Ngài là Đức Chúa Trời, nhưng cốt để làm ứng nghiệm cái nhiệm vụ của Ngài mà sách tiên tri thuở xưa đã mô tả. Nếu không chữa bịnh như vậy, thì Ngài không trung tín với nhiệm vụ; và nếu không còn làm như vậy nữa, thì Ngài không phải là "Đức Chúa Jesus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi" (Hêb 13:8).

Chúa chữa bịnh không phải là thỉnh thoảng, nhưng là luôn luôn; không phải là đặc biệt, nhưng là cho khắp mọi người. Không khi nào Ngài đuổi ai về mà không chữa bịnh cho. "Ngài... chữa được hết thảy những người bịnh" (Ma-thi-ơ 8:16). "Ai rờ đến cũng đều được lành bịnh cả" (Mat 14:36). Ngài vẫn còn là như vậy, không hề thay đổi.

Phải lấy nhiều thì giờ lắm nếu chúng ta muốn xem xét tỉ mỉ những đoạn sách chép về quyền phép và ân điển chữa bịnh của Đấng Christ hoặc muốn thuật lại thể nào Ngài đã chữa lành người phung, người què, người đui, người bại, người yếu sức, người sốt rét và "những kẻ cần được lành bịnh" (Lu 9:11); thể nào Ngài thường liên kết tật bịnh với tội lỗi và phán lời tha tội trước khi phán lời chữa lành; thể nào Ngài đòi họ phải vận dụng đức tin để tiếp xúc với chính mình Ngài, phải nhận lấy ơn chữa lành bởi đứng dậy và vác giường đi; thể nào quyền phép chữa lành của Ngài có thể hành động ở nơi xa, không cần Ngài phải có mặt, đến nỗi cứu sống được đầy tớ của viên đội trưởng và con trai của quan thị về; thể nào Ngài thường quở trách kẻ nghi ngờ Ngài không sẵn lòng cứu chữa và bắt kẻ cứ mang tật bịnh phải chịu trách nhiệm vì cớ không tin.

Những bài học nầy và rất nhiều bài học khác đầy dẫy mỗi trang chép cuộc đời của Đức Chúa Jesus và vẫn còn tỏ cho chúng ta biết bí quyết để đòi cho kỳ được quyền phép chữa bịnh của Ngài. Chúng ta không thể hiểu tại sao có kẻ còn dám phê bình và chối bỏ những phép lạ nầy, coi đó chỉ là hình bóng về sự cứu chữa và ơn phước thiêng liêng mà thôi, chớ không chịu coi đó là thí dụ về ơn Ngài vẫn còn sẵn sàng ban cho mọi kẻ tin cậy Ngài.

Đức Chúa Jesus ở thành Na-xa-rét là như vậy đó. Nhưng quyền phép quí báu nầy đã chết với Ngài chăng?

8)    Giăng 14:12 "Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha." Đây Chúa phán hai lần: "Quả thật, quả thật." Khi Ngài phán như vậy, thì phải có một điều gì mạnh mẽ lắm, một điều gì mà loài người khỏi hồ nghi.

Vả, không cần nói cho chúng ta biết rằng lời đó có nghĩa là sau ngày lễ Ngũ Tuần, Hội Thánh sẽ có quyền phép thiêng liêng lớn lao hơn Đức Chúa Jesus đã có, và sẽ làm những công việc thiêng liêng lớn lao hơn Đức Chúa Jesus đã làm. Giúp cho một linh hồn hối cải chính là công việc lớn lao hơn chữa bịnh thân thể vì Đức Chúa Jesus phán rằng: "Kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm" và "cũng làm việc lớn hơn nữa." Ấy nghĩa là Đức Chúa Jesus làm việc nào, thì kẻ tin Ngài cũng làm việc ấy, và còn làm việc lớn hơn nữa. Thế thì chúng ta biết rằng các môn đồ của Chúa cũng chữa bịnh như Ngài đã chữa bịnh vậy.

Ngay khi Đức Chúa Jesus còn ở thế gian nầy, Ngài cũng đã sai 12 Sứ đồ đi; rồi Ngài sai 70 môn đồ đi làm tiền khu cho cả đoàn Trưởng Lão trong Hội Thánh Tin Lành. Ngài ban cho những người ấy quyền phép đầy đủ để chữa bịnh. Và khi gần lìa khỏi thế gian, thì Ngài giao cho họ hai chức vụ giảng Tin Lành và chữa bịnh bằng những lời phán rõ ràng, không sao hiểu lầm được.

9) Mác 16:15-18 "Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt. Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ nầy: lấy danh ta mà trừ quỉ; dùng tiếng mới mà nói; bắt rắn trong tay; nếu uống giống chi độc, cũng chẳng hại gì; hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành."

Đó là chức vụ Đức Chúa Jesus đã giao cho các môn đồ, là Tin Lành có hai phương diện cứu rỗi và chữa bịnh, là lời khiến họ tin quyết mọi sự hiện diện và quyền phép không hề thay đổi của Ngài. Chúng ta có quyền gì mà lại giảng phần nầy, bỏ phần kia? Chúng ta có quyền gì mà giữ lại một phần nào, không đem phân phát Chúa cho người đời đang hư mất? Chúng ta có quyền gì đến cùng người đời không tin và đòi hỏi họ phải tiếp nhận lời giảng của mình mà lại không có những dấu lạ đó cặp theo? Nếu chức vụ chúng ta không có những dấu lạ đó, thì ta có quyền gì tự chữa mình bằng cách loại bỏ nó ra ngoài Lời Đức Chúa Trời, hoặc kể nó là thuộc về thời quá khứ cũ rích rồi?

Chính là bởi những "phép lạ và điềm lạ" (Giăng 4:48) lớn lao như vậy mà Hội Thánh được thành lập "tại thành Giê-ru-sa-lem cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri cho đến cùng trái đất" (Công 1:8). Người đời không tin ngày nay cũng cần thấy những phép lạ ấy như đương thời các Sứ đồ. Trong thời đại các Sứ đồ, không phải chỉ các Sứ đồ mới thi hành quyền phép chữa bịnh đó. Phi-líp và Ê-tiên cũng đã được Chúa dùng một cách vẻ vang như Phi-e-rơ và Giăng.

Trong thơ ICôr 12:9-30, Sứ đồ Phao-lô luận rằng trong các ân tứ của Hội Thánh, thì "ơn chữa bịnh" (câu 28) được ban cho nhiều người. Nhưng bây giờ thời đại các Sứ đồ đã hết, thì ân tứ chữa bịnh có còn không? Và nếu còn, thì ai được ân tứ ấy? Bởi mạng lịnh nào ân tứ chữa bịnh sẽ được duy trì cho đến cuối cùng các thời đại, và sẽ được áp dụng cho hết thảy các thánh đồ của Đức Chúa Trời đang chịu đau đớn? Chúng ta hãy lại mở Kinh Thánh ra mà đọc.

10) Gia 5:14, 15 "Trong anh em có ai đau ốm chăng? hãy mời các trưởng lão Hội thánh đến, sau khi nhân danh Chúa xức dầu cho người bịnh đoạn, thì các trưởng lão hãy cầu nguyện cho người. Sự cầu nguyện bởi đức tin sẽ cứu kẻ bịnh, Chúa sẽ đỡ kẻ ấy dậy; nếu kẻ bịnh có phạm tội, cũng sẽ được tha."

Bây giờ chúng ta trước hết hãy xét xem ai truyền mạnglịnh nầy? Chính là Gia-cơ, người có quyền nói và đã tóm tắt các quyết nghị của Hội đồng Giê-ru-sa-lem. Tại đó, ông nói rằng: "Theo ý tôi" (Công 15:19). Chính Phao-lô đã ghi tên Gia-cơ đứng đầu hàng các "cột trụ" của Hội Thánh (Gia 2:9).

Lại nữa, hãy xét xem quyền phép nầy đã giao cho ai. Không phải là giao cho các Sứ đồ, vì các vị ấy lúc nầy đã qua đời hết; cũng không phải là giao cho những ông, bà có tài trí xuất chúng và khó đến gần; song là giao cho các trưởng lão, tức là người mà bịnh nhơn rất dễ mời tới, những người tiếp tục mãi cho đến cuối cùng các thời đại.

Lại nữa, hãy chú ý đến lúc truyền mạn glịnh nầy. Không phải là lúc đầu, nhưng là lúc cuối thời đại các Sứ đồ; không phải cho thế hệ đó, nhưng là cho thế hệ mới khởi đầu và tất cả các thế hệ tiếp theo. Vì, quả thật, các Thơ tín Tân ước không được lưu hành rộng rãi chính lúc viết ra, nhưng cốt "để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời" (ICôr 10:11).

Lại nữa, hãy xem xét tánh chất của luật lệ cặp theo, tức là "sự cầu nguyện bởi đức tin" và sự "nhơn danh Chúa xức dầu." Vả, rõ ràng lắm, đó không phải là sự xức dầu theo y khoa, vì không phải do thầy thuốc xức, mà là do một vị trưởng lão. Lẽ tự nhiên, sự xức dầu nầy cũng đúng như sự xức dầu mà chúng ta đọc ở sách Mác 16:13 và nhiều đoạn khác chép về chính các Sứ đồ chữa bịnh. Nếu giải luận cách khác, thì chỉ là ép gượng và trái với ý nghĩa rõ ràng của tục lệ mà Chúa chúng ta và các Sứ đồ đã giữ theo.

Vì đây ta không thể cắt nghĩa cách nào khác, nên ta buộc phải tin rằng sự xức dầu là một nghi lễ tôn giáo làm hình bóng về Đức Thánh Linh, vì dầu là biểu hiện của Ngài.  Hội Thánh Gờ-réc còn giữ theo nghi lễ đó. Hội Thánh Rô-ma lìa bỏ Chơn Lý, nên đã đổi sự xức dầu thành sự dọn mình thê thảm để chết. Sự xức dầu là một biểu hiệu kỳ diện về Thánh Linh sự sống chiếm lấy thân thể loài người và thở chính sanh lực của Ngài vào thân thể họ.

Lại nữa, lại nhận xét rằng ĐÂY LÀ MỘT MẠNG LỊNH

Nó không còn là một đặc ân mà thôi. Ấy là "đơn" của Đức Chúa Trời kê để chữa bịnh: không một tín đồ nào hay vâng lời Chúa mà lại bỏ qua "đơn" ấy được. Đức Chúa Trời không cho phép dùng bất cứ cách nào khác để chữa bịnh. Đó là phương lược của Đức Chúa Trời. Phương lược nầy làm cho đức tin hóa ra đơn sơ và dễ dàng biết bao! Chúng ta chỉ cần lấy lòng tin cậy của con trẻ mà vâng theo, thì Ngài sẽ làm ứng nghiệm lời hứa.

Một lần nữa, chúng ta chớ bỏ qua mối liên quan giữa tật bịnh và tội lỗi; chớ bỏ qua cái ý nghĩ rằng sự thử thách là một cách Đức Chúa Trời sửa phạt và bắt buộc ta phải tự xét mình, ăn năn và xin Ngài tha thứ; chớ bỏ qua sự tin quyết quí báu rằng ta có thể nhơn danh Đức Chúa Jesus Christ mà nài xin cho kỳ được sự tha thứ và sự chữa lành.

11) IIIGiăng 1:2 "Hỡi kẻ rất yêu dấu, tôi cầu nguyện cho anh được thạnh vượng trong mọi sự, và được khỏe mạnh phần xác anh cũng như đã được thạnh vượng về phần linh hồn anh vậy." Nếu ngoài lời làm chứng của Gia-cơ, chúng ta còn cần điều gì nữa, thì đây, Giăng, là vị Sứ đồ qua đời sau cùng và là người biết lòng của Chúa rõ ràng hơn hết, đã để lại lời cầu nguyện êm dịu nầy, do đó ta có thể nhận biết Đức Chúa Cha từ ái săn sóc sức khỏe của ta cũng bằng như săn sóc linh hồn ta. Khi chính Đức Chúa Trời vì chúng ta soi dẫn một lời cầu nguyện như vậy, thì ta chẳng nên e ngại xin ơn phước ấy cho chính mình. Nhưng trong khi xin, chúng ta chớ quên rằng phần xác phải được khỏe mạnh cùng một lúc với linh hồn được thạnh vượng.

12) Êph 5:30"Chúng ta là các chi thể của thân Ngài." Câu nầy nhìn nhận sự liên hiệp giữa thân thể chúng ta và thân thể phục sanh của Đức Chúa Jesus Christ. Sự liên hiệp nầy khiến chúng ta có quyền đòi xin cho thân thể hay chết của mình được sanh lực trọn vẹn của Ngài. Ngài đã phó sự sống vì chúng ta, và như thế là đủ rồi.

13) Rô 8:11"Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống" (hoặc dịch là: "mà bổ lại sự sống cho thân thể hay chết của anh em"). Không thể nào cho rằng câu nầy luận về sự sống lại tương lai. Sự sống lại tương lai sẽ do "tiếng của Con Đức Chúa Trời" (Giăng 5:25), chớ không do Thánh Linh. Câu nầy luận về Đức Thánh Linh hiện nay ngự trong chúng ta mà bổ lại sự sống cho ta.

Đây cũng là bổ lại sự sống cho "thân thể hay chết", chớ không phải là cho linh hồn. Ấy chẳng phải là sự chi khác, -- chỉ là sự bổ sức cho thân thể, là công việc trực tiếp của Đức Thánh Linh. Ai có Thánh Linh Đức Chúa Trời ngự trong mình, thì mới được bồi bổ thân thể như vậy. Chính Thánh Linh Đức Chúa Trời đã làm mọi phép lạ nơi Đức Chúa Jesus Christ trên mặt đất (Mat 12:28). Nếu có Thánh Linh ấy ngự trong mình, thì chúng ta cũng sẽ nếm trải các phép lạ như vậy.

14) IICôr 4:10, 11 "Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Jêsus trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi. Bởi chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Jêsus mà hằng bị nộp cho sự chết, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi."

Đây là sự từng trải của Phao-lô trong thân thể: Ông luôn luôn gặp sự hiểm nghèo, chịu tật nguyền, và đau đớn trong thân thể, chắc là vì sự bắt bớ và cả sự bạo lực nữa; ông chịu như vậy ngõ hầu quyền phép và sự sống của Đức Chúa Jesus hay chữa lành, bổ sức và nâng đỡ càng được bày tỏ trong chính thân thể ông, do đó các thánh đồ đang chịu đau đớn sẽ được thúc giục lòng mạnh mẽ. Ấy là ý nghĩa của mấy chữ: "Vì cớ anh em" (IICôr 4:15).

Sự sống của Phao-lô là một phép lạ; vậy đối với mọi người chịu đau đớn sau nầy, sự sống của ông là của cầm và đài kỷ niệm vềlời hứa Chúa ban cho ông: "Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi"IICôr 12:9). Ông nói cho ta biết rằng sự sống nầy "cứ đổi mới càng ngày càng hơn" (IICôr 14:16 – có thể dịch là "được đổi mới hằng ngày"). Quyền phép chữa lành của Đấng Christ phải tùy theo ta ở trong Ngài luôn hay không. Cũng như mọi ân tứ khác của Ngài, quyền phép ấy được đổi mới hằng ngày.

15) Rốt lại, chúng ta hãy nghe lời ngọt ngào, êm dịu nầy như một tiếng phán luôn 19 thế kỷ nay: "Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi"Hêb 13:8). Ấy chỉ là hồi thanh của tiếng phán lời tạm biệt trước kia: "Nầy ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế" (Mat  28:20). Ngài không phán: "Ta sẽ ở", - nếu vậy, thì ta nghĩ rằng có sự dứt đoạn; nhưng Ngài phán: "Ta ở." Đó là một hiện tại không hề thay đổi; là một hiện diện không hề rút mất; là sự yêu thương, thân cận và quyền phép để chữa lành và cứu rỗi, chẳng đòi công giá gì, bao giờcũng có sẵn cho đến tận thế. "Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi" (Hêb 13:8). (

Vậy, chúng ta đã lần theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh từ sách Xuất Ê-díp-tô Ký đến sách Khải-huyền. Chúng ta thấy Đức Chúa Trời ban cho dân Ngài luật lệ  và sự chữa bịnh ngay lúc họ bắt đầu cuộc hành trình vào xứ Ca-na-an; chúng ta thấy dưới đời Cựu ước, luật lệ ấy đã được tỏ rõ trong sự đau đớn của Gióp, trong các bài ca của Đa-vít, và trong sự chết buồn thảm của A-sa. Chúng ta đã xem sự hiện thấy của đấng tiên tri Ê-sai về Đấng làm ứng nghiệm bức tranh mô tả đó từng chấm, từng nét. Chúng ta đã nghe Ngài phán cho các môn đồ đang khóc lóc biết Ngài sẽ ở với họ luôn. Chúng ta đã thấy Ngài giao quyền phép chữa bịnh của Ngài vào tay họ; thấy họ giao lại quyền phép ấy cho chúng ta và Hội Thánh Đức Chúa Trời cho đến cuối cùng các thời đại.

Bây giờ chúng ta còn đòi bằng cớ nào nữa? Chúng ta còn có thể làm gì nữa ngoài ra sự tin cậy, vui thỏa, nhận lãnh và rao truyền ơn cứu rỗi lớn lao nầy cho cõi đời đang đau yếu và chìm đắm?

 

CHƯƠNG THỨ HAI - CÁC NGUYÊN TẮC CỦA SỰ CHỮA BỊNH BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI

Các giáo lý của Kinh Thánh có đặt ra một số nguyên tắc liên quan đến sự chữa lành. Chúng ta rất cần phải hiểu biết các nguyên tắc ấy, vì nếu hiểu cho phải đường, thì nó sẽ giúp ích nhiều cho đức tin sáng suốt.

1) Tật bịnh và sự đau đớn rõ ràng là do sự sa ngã và địa vị tội lỗi của loài người.

Nếu tật bịnh là một phần cấu tạo thiên nhiên của loài người, thì chúng ta có thể đối phó với tật bịnh toàn theo lập trường và phương pháp thiên nhiên. Nhưng vì tật bịnh là một phần sự rủa sả do tội lỗi, nên thuốc linh nghiệm chữa tật bịnh phải ở trong ơn Cứu chuộc lớn lao bởi Đức Chúa Jesus Christ. Bịnh tật là kết quả do sự sa ngã của A-đam, và là một bông trái của tội lỗi; điều đó chắc không một ai chối cãi được. Kinh Thánh chép rằng: "Sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội" (Rô 5:12b). Sự chết là phần lớn hơn, thì bao gồm bịnh tật, là phần nhỏ hơn.

Trong sách Phục-truyền Luật-lệ Ký, chúng ta thấy chép tật bịnh là một trong những sự rủa sả mà Đức Chúa Trời sẽ giáng xuống vì cớ tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên. Lại nữa, tật bịnh có liên quan rõ rệt với sự hành động của quỉ Sa-tan. Nó là đồ dùng trực tiếp gây nên những sự đau đớn của ông Gióp; và rõ ràng lắm, Đức Chúa Jesus qui mọi tật bịnh của thời đại Ngài cho quyền phép trực tiếp của quỉ Sa-tan. Người đàn bà đau liệt kia đã bị "quỉ Sa-tan... cầm buồc mười tám năm" (Lu 13:16). Chính là thế lực của ma quỉ đã cầm giữ và chà nát thân thể và linh hồn những người mà Đấng Christ đã buông tha. Vì tật bịnh là hiệu quả do một sức mạnh thiêng liêng, thì rõ ràng lắm, phải đối phó với nó và chống trả nó bằng một sức mạnh thiêng liêng cao siêu hơn, chớ không phải bởi sự chữa chạy theo cách thiên nhiên.

Lại nữa, nếu ta giả định rằng bịnh tật là một cách Đức Chúa Trời sửa phạt để đem vào kỷ luật thì lại càng rõ ràng lắm, muốn chữa lành tật bịnh, phải dùng các phương pháp thiêng liêng, chớ không phải nhờ những thuốc men vật chất của y khoa.

Thật là vừa tức cười, vừa luống công  vô ích, nếu cánh tay loài người dám toan dùng sức lực hoặc tài khéo thiên nhiên mà giằng bỏ cây gậy sửa phạt với tay của Đức Chúa Cha. Chỉ có một cách tránh khỏi roi đòn của Ngài, ấy là sự ăn năn mà đem tâm thần đầu phục ý chỉ Ngài, lấy sự khiêm nhường và đức tin mà tìm ơn tha thứ cứu giúp của Ngài.

Như vậy, dầu xem xét bịnh tật theo quan điểm nào, ta cũng thấy rõ ràng phải tìm phương chữa bịnh trong một mình Đức Chúa Trời và trong Tin Lành Cứu Chuộc.

2) Nếu bịnh tật là kết quả do sự sa ngã của A-đam và Ê-va, thì chúng ta có thể trông mong rằng sự Cứu chuộc sẽ gồm cả phương pháp chữa bịnh tật; và lẽ tự nhiên, chúng ta sẽ cố tìm trong Cựu ước, là thời kỳ dự bị, những lời ngụ ý nói đến một phương cứu chữa. Chúng ta không phải thất vọng đâu. Suốt cả Cựu ước, ta thấy có nguyên tắc nầy: Sự săn sóc và sự sắm sẵn của Đức Chúa Trời bao gồm những sự cần dùng về thân thể của dân Ngài luôn với những sự cần dùng thiêng liêng của họ.

Trong hết các luật lệ của Môi-se có tiên liệu rõ rệt sự chữa bịnh bởi Đức Chúa Trời. Bức tranh tiên tri mô tả Đấng Giải Cứu hầu đến đã cho ta thấy Ngài vừa là Thầy Thuốc Đại Tại, vừa là Vua vinh hiển và Cứu Chúa từ ái.

Sự chữa lành A-bi-mê-léc, Mi-ri-am, Gióp, Na-a-man và Ê-xê-chia; trường hợp của người phung; truyện tích con rắn bằng đồng; luật lệ ở Ma-ra; các ơn phước cùng các sự rủa sả trên núi Ê-banh và núi Ga-ri-xim; lời nặng nề quở trách A-sa; Thi-thiên 103; sách Ê-sai đoạn 53, - đều là những lời làm chứng rõ ràng và tỏ tường, trong Cựu ước, rằng sự Cứu chuộc thân thể là ý định của Đức Chúa Trời và là đặc ân do Ngài ban cho.

3) Rồi tới chức vụ của chính mình Đức Chúa Jesus Christ, là một điềm hệ trọng làm tỏ rõ các nguyên tắc nầy. Trong cuộc đời của Ngài trên mặt đất, chúng ta có sự hiện thấy đầy đủ về đạo Tin Lành phải là thế nào. Bởi lời nói và việc làm của Ngài, chúng ta chắc có thể nhận định tất cả phương lược cứu chuộc. Đời sống Ngài làm chứng thế nào về sự chữa lành thân thể? Kinh Thánh chép rằng: "Đức Chúa Jesus... của lễ mọi thứ tật bịnh trong dân" (Mat 4:23); lại rằng: "Ngài... cũng chữa được hết thảy những người bịnh, vậy cho được ứng nghiệm lời của Đấng tiên tri Ê-sai đã nói rằng: Chính Ngài đã lấy tật nguyền của chúng ta, và gánh bịnh hoạn của chúng ta" (Mat 8:16-17).

Vả nếu chúng ta nhớ rằng đó không phải là một việc xảy ra từng hồi từng lúc, nhưng là một phần hệ trọng trong chức vụ của Đức Chúa Jesus; rằng Ngài cứ chữa lành tật bịnh cho đến hết đời Ngài trên mặt đất; rằng Ngài chữa bịnh trong mọi cơ hội và trong rất nhiều trường hợp khác nhau; rằng Ngài chữa bịnh mà không để ai nghi ngờ ý chí kiên quyết của Ngài; rằng Ngài phán tỏ tường với người phung rằng: "Ta khứng" (Mat 8:3), và Ngài chỉ buồn rầu khi người ta e ngại không dám hoàn toàn tin cậy Ngài; nếu chúng ta nhận biết rằng trong mọi sự đó, Ngài chỉ giãi bày mục đích thật của ơn cứu chuộc lớn lao của Ngài, chỉ chứng tỏ tâm tánh và sự yêu thương không hề thay đổi của Ngài, chỉ quả quyết rằng Ngài "hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi" (Hêb 13:8), -- thì chắc hẳn ta có thể đặt đức tin của mình trên một nền tảng vững bền như "Vầng Đá của các thời đại" (Ê-sai 26:4).

4) Nhưng trung tâm của sự cứu chuộc là thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ. Chúng ta phải đến thập tự giá mà tìm kiếm nguyên tắc cốt yếu của sự chữa bịnh bởi Đức Chúa Trời, vì nó lập trên Tế lễ đền tội của Đức Chúa Jesus Christ. Chắc hẳn nguyên tắc nầy do nguyên tắc thứ nhứt mà chúng ta đã nêu lên. Nếu tật bịnh là kết quả do sự sa ngã của A-đam và Ê-va, thì nó phải bị gồm trong công ơn đền tội do Đấng Christ, vì công ơn nầy bao trùm tất cả sự rủa sả.

Lại nữa, nguyên tắc cốt yếu nầy được nêu lên rất rõ rệt trong đoạn 53 của sách tiên tri Ê-sai, mà chúng ta đã xem xét. Trong đoạn ấy có nói rằng Đấng Christ "đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta" (Ê-sai 53:4). Chữ "mang" là cùng một chữ dùng để chỉ về sự đền tội; và cũng là chữ dùng ở đoạn khác (Lê-vi Ký 16:1-34) để mô tả con dê được thả ra đồng vắng và cất đem tội ác của dâng chúng đi; cũng là chữ dùng trong chính đoạn ấy để luận về Ngài "đã mang lấy tội lỗi nhiều người" (Ê-sai 53:12). Ngài đã mang tội lỗi của chúng ta thể nào, thì cũng mang tật bịnh chúng ta thể ấy.

Sứ đồ Phi-e-rơ cũng quà quyết rằng: "Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhơn những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh" (IPhi 2:23). Trong chính thân thể Ngài, Đức Chúa Jesus đã gánh vác mọi sự mà thân thể ta đã chịu vì cớ tội lỗi; vậy, thân thể ta được buông tha. "Lằn đòn" đau đớn độc nhứt mà Ngài đã chịu – vì chữ "lằn đòn" thuộc về số ít – đã bao gồm tất cả cả sự đau đớn, khổ não của người đời cho nên chúng ta không còn cần phải gánh chịu sự đau đớn mà Ngài đã gánh chịu đầy đủ rồi. Như vậy, sự chữa bịnh cho chúng ta trở nên một quyền lợi lớn lao do ơn cứu chuộc; ta chỉ cần đòi quyền lợi ấy như một sản nghiệp do huyết Đấng Christ đổ ra trên thập tự giá đã mua được cho mình.

5) Nhưng còn có một cái gì cao quí hơn thập tự giá nữa. Ấy là sự sống lại của Đức Chúa Jesus Christ. Trong sự sống lại ấy, Tin Lành về sự Chữa Bịnh tìm được nguồn sự sống sâu xa nhứt. Sự chết của Đấng Christ tiêu diệt tội lỗi, là gốc rễ của tật bịnh. Nhưng sự sống của Đức Chúa Jesus là nguồn sức khỏe và sự sống cho thân thể chúng ta mà Ngài đã cứu chuộc. Thân thể Đấng Christ là nguồn hằng sống của tất cả sanh lực của chúng ta. Đấng từ mô tả của Giô-sép A-ri-ma-thê bước ra, có sự phục sanh tươi mới trong thân thể, chính là Đầu của dân Ngài để ban sự sống bất diệt cho họ.

Đấng Christ nhận lãnh quyền phép của sự sống vô cùng tận không phải là vì một mình Ngài mà thôi, nhưng cốt để Ngài làm Sự Sống của chúng ta. Đức Chúa Trời "đã bắt muôn vật phục dưới chơn Đấng Christ, và ban cho Đấng Christ làm đầu Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ" (Êph 1:22, 23). Chúng ta là chi thể của thân Ngài, của xác thịt Ngài và của xương cốt Ngài" (Êph 5:30 – theo nguyên văn).

Đấng đã sống lại và đã ngự lên trời là Nguồn suối sức mạnh và sự sống của chúng ta. Chúng ta ăn thịt Ngài và uống huyết Ngài; Ngài ở trong chúng ta, và ta ở trong Ngài. Ngài sống bởi Đức Chúa Cha thể nào, thì kẻ ăn Ngài cũng sống bởi Ngài thể ấy (xem Giăng 6:57). Đó là nguyên tắc lớn lao sanh động và quí báu hơn hết của sự chữa lành thân thể nhơn danh Đức Chúa Jesus. Ấy là "sự sống của Đức Chúa Jesus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi" (IICôr 4:11).

6) Do lẽ trên đây, ta thấy rằng phải có cả một sự sống mới. Sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jesus đã đào một cái vực sâu vô cùng giữa hiện tại và quá khứ của mỗi một cuộc đời đã được Ngài cứu chuộc. "Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới" (IICôr 5:17). Sự chết của Đức Chúa Jesus đã giết bổn ngã cũ của chúng ta. Đối với sự sống thân thể chúng ta, thật quả có như vậy. Không phải là khôi phục sức lực thiên nhiên cũ đâu. Cũng không phải là làm nảy nở mọi sự cấu tạo nên thân thể chúng ta có từ trước. Nhưng chính là buông bỏ hết mọi điều thuộc về sự sống cũ của chúng ta. Cặp theo sự buông bỏ nầy, có thể có sự suy xét sức lực thiên nhiên của chúng ta. Ấy là một sức lực "thắng tật bịnh" (nguyên văn là "từ sự yếu đuối mà trở nên mạnh mẽ") (Hêb 11:34); sức lực nầy không có một căn bản nào để bắt đầu nảy nở. Cũng như muôn vật thọ tạo, và cũng như sự sống lại, nó ra từ mồ mả và từ sự thất bại của tất cả hi vọng cùng "phương pháp" sẵn có từ trước.

Nguyên tắc nầy vô cùng quan hệ cho sự thực tế từng trải ơn Đức Chúa Trời chữa bịnh. Chúng ta phải thất vọng nếu cứ tìm sự chữa lành trong sự sống thiên nhiên cũ. Nhưng khi nào ta thôi tin cậy xác thịt, và chỉ ngửa trông Đấng Christ và sự sống siêu nhiên của Ngài ở trong mình để được sức mạnh cho thân thể cũng như cho thần lình, thì ta sẽ thấy rằng mình "làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho" mình (Phil 4:13).

7) Do lẽ trên đây, chúng ta thấy rằng ơn cứu chuộc thân thể mà Đấng Christ ban cho mình chẳng những chỉ là sự chữa bịnh, nhưng còn là sự sống nữa. Không phải là "ráp lại" sự sống chúng ta trên nền tảng cũ, rồi từ nay trở đi, để mặc nó chạy như một cái máy theo chiều thiên nhiên; nhưng là truyền cho ta một sự sống vào sức mạnh mới mẻ. Như vậy, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, đều có thể hoàn toàn hưởng lấy sự sống và sức mạnh nầy. Ấy chỉ là một sự sống cao quí hơn, là đổi nước sự sống trần gian thành rượu thiên thượng của Ngài (xem Giăng 2:1-25).

Thế thì chúng ta cũng phải giữ vẹn sự sống nầy bằng cách ở trong Đức Chúa Jesus Christ luôn và nhận lãnh sự sống nơi Ngài luôn. Không phải là một vật tích trữ mãi mãi, nhưng là một sự nương cậy luôn luôn, là "người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn" (IICôr 4:16), là sức mạnh chỉ truyền đến theo mực ta cần dùng và chỉ còn lại đang khi ta ở trong Ngài.

Sự sống dường ấy có một tánh chất rất thiêng liêng. Nó truyền sự thánh khiết đặc biệt vào mỗi một vẻ mặt, giọng nói, hành động và cử chỉ của thân thể. Chúng ta đang sống bởi sự sống của Đức Chúa Trời, và ta phải sống như Ngài, sống cho Ngài. Một thân thể được Đức Chúa Trời bổ sự sống như vậy, thì thêm quyền phép cho linh hồn và cho mọi công việc tín đồ làm cho Chúa. Những lời nói ra bởi sức mạnh của Đức Chúa Trời đó, những việc làm bởi sự sống của Đức Chúa Trời đó, sẽ có hiệu lực thực sự khiến người ta phải cảm biết rằng thân thể cũng như thần linh, đều chính là đền thờ của Đức Thánh Linh.

8) Đức Thánh Linh là Cán bộ hệt trong để truyền sự sống mới mẻ nầy vào trong sự sống chúng ta. Nếu không có chức vụ quí báu của Đức Thánh Linh, thì công ơn cứu chuộc của Đức Chúa Jesus không thể nào hoàn thành được. Ngày nay Cứu Chúa của tội nhơn và của bịnh nhơn không lấy thân thể hữu hình mà gặp kẻ đau, kẻ què, kẻ đui; nhưng Ngài gặp họ bởi Đức Thánh Linh. Sự tiếp xúc vẫn có tất cả quyền phép thể chất như xưa, vẫn có hiệu quả trên thân thể đang đau đớn như xưa, nhưng là một sự tiếp xúc thiêng liêng, chớ không phải sự tiếp xúc vật chất.

Chúng ta phải cảm thấy được sự hiện diện của Đức Chúa Jesus; phải nhờ Đức Thánh Linh mà sự cần dùng của ta được tiếp xúc với sự sống của Ngài. Bà Ma-ri phải học biết điều đó ngày khi Đức Chúa Jesus Christ sống lại, vì Ngài phán với bà rằng: "Chớ rờ đến ta; vì ta chưa lên cùng Cha!" (Giăng 20:17). Vậy, từ nay trở đi, bà phải biết Ngài là Đấng ngự lên trời. Và cũng theo cách đó, Sứ đồ Phao-lô nói rằng: "Dẫu chúng tôi từng theo xác thịt mà nhận biết Đấng Christ, song cũng chẳng còn nhận biết Ngài cách ấy đâu" (IICôr 5:16).

Cũng theo cách ấy, tại thành Ca-bê-na-um, khi Chúa phán về Bánh Hằng Sống – tức là nguồn chữa bịnh, – thì Ngài  thêm rằng: "Nếu các ngươi thấy Con người lên nơi Ngài vốn ở khi trước thì thể nào? Ấy là thần linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi" (Giăng 6:62, 63). Đó là duyên cớ làm cho nhiều người nhận thấy khó gặp Đấng chữa lành bịnh. Họ không biết Đức Thánh Linh, không biết Đức Chúa Trời theo phương diện thiêng liêng.

Nếu không có bầu không khí hút lấy sức nóng và ánh sáng mặt trời đến nơi chúng ta và truyền nó khắp cả trái đất, thì mặt trời ở trên các từng trời kia chẳng khác chi một tinh cầu bằng nước đá lạnh lẽo và lấp lánh. Cũng một thể ấy, sự sống và sự yêu thương của Đấng Christ chỉ thấu đến chúng ta bới Đức Thánh Linh, là Sự Sáng, là Bầu Không Khí, là Đấng Trung gian Thiên thượng đem và rải sự sống, sự sáng, sự yêu thương và sự hiện diện của Đấng Christ khắp tâm thân chúng ta.

Đức Thánh Linh là Đấng Cao cả làm cho chúng ta sống, động và có. Chính là nhờ Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Jesus đuổi quỉ mặt đất nầy; và ngày nay, "nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jesus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jesus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống" (Rô 8:11).

9) Cũng như mọi ơn phước do ơn cứu chuộc của Đấng Christ, sự sống mới nầy phải truyền đến chúng ta y như ân điển nhưng không của Đức Chúa Trời, -- không cần công việc riêng, không cần phân biệt giá trị từng người, và cũng không vị nể ai hết.

Mọi sự do Đấng Christ truyền đến thì phải truyền đến như là ân điển. Không thể có công đức riêng nào trộn lẫn với đức tin làm cho ta được xưng công bình. Cũng một thể ấy, sự chữa bịnh cho chúng ta phải hoàn toàn do Đức Chúa Trời, hoặc không do ân điển chút nào cả. Nếu Đấng Christ chữa lành, thì Ngài phải chữa lành một mình mà thôi. Nguyên tắc nầy phải giải quyết vấn đề dùng "phương pháp thiên nhiên" chung với đức tin để được chữa.

Sự thiên nhiên và sự thiêng liêng, vật trần gian và vật thiên thượng, công việc loài người và ân điển Đức Chúa Trời, không thể nào trộn lẫn; ấy cũng như anh em không thể nào cột con rùa chung với đầu máy xe lửa. Hai loại ấy không thể làm việc chung nhau. Các ân tứ của Tin Lành là ân tứ của Vua Cao cả. Chính Đức Chúa Trời có thể làm cho chúng ta những cộng việc khó khăn hơn hết. Nhưng nếu chúng ta tự mãn thì Ngài không chịu giúp ta làm công việc dễ dàng hơn hết. Vậy, một bịnh trạng tuyệt vọng mà ta giao phó cho Đức Chúa Trời thì có nhiều hy vọng hơn là một bịnh trạng mà ta tưởng mình còn có thể làm gì. Chúng ta phải liều tin cậy Đức Chúa Trời đến cực điểm.

Nếu chúng ta muốn được chữa lành bởi những "phương pháp thiên nhiên", thì hãy cố hưởng thụ tất cả kết quả tốt nhứt do tài khéo, và sự kinh nghiệm của y khoa. Nhưng nếu muốn được chữa lành bởi Danh Đức Chúa Jesus, thì phải nhờ ân điển mà thôi.

Cũng về phương diện nầy, chúng ta phải suy luận rằng: nếu sự chữa bịnh là một phần của Tin Lành, một ân tứ của Đấng Christ, thì nó phải có tánh cách không tây vị, và sẽ ban cho bất cứ người nào chịu nhận lấy. Ấy không phải là một ân tứ đặc biệt do sự tây vị và phân biệt người nầy với kẻ khác, nhưn glà một gia tài lớn và chung cho mọi người có đức tin và vâng lời đ. Ấy đúng như câu: "Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không" (Khải 22:17). Quả thật, mọi người đến nhận lãnh ân tứ chữa bịnh phải theo đúng những điều kiện đơn giản của đức tin hay vâng lời Đức Chúa Trời; song những điều kiện nầy không có tánh cách tây vị, không vị nể ai, và hễ ai tin cậy, vâng lời Đức Chúa Trời thì có thể giữ trọn được.

10) Điều kiện đơn giản để được ơn phước lớn lao nầy – cũng như để được mọi ơn phước khác của Tin Lành, -- chính là tin mà không thấy. Ân điển không có việc làm và đức tin không có mắt thấy phải đi đôi với nhau luôn luôn, vì là hai nguyên tắc "sanh đôi" của Tin Lành. Mọi người muốn nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời, thì Ngài chỉ đòi họ một điều, là phải tin cậy Lời đơn giản của Ngài. Nhưng phải là lòng tin cậy chơn thật. Phải tin cậy mà không nghi ngờ chút nào. Nếu Lời Đức Chúa Trời là chơn thật, thì nó phải chơn thật hoàn toàn và tuyệt đối.

Một hột giống rất nhỏ có thể đâm rễ đầy nhựa sống làm nứt nở những núi non và nghình đá cao ngất, nhưng mầm sống của nó phải còn nguyên vẹn. Chỉ rách nát một chút xíu, cũng đủ làm cho mần sống phải chết. Cũng một thể ấy, một chút nghi ngờ đủ tiêu diệt hết hiệu lực của đức tin; vậy nên đức tin phải bắt đầu ở chỗ đức tin tiếp nhận Lời Đức Chúa Trời một cách đơn sơ. Đức tin mà cứ chờ đợi dấu lạ và chừng cớ hiển nhiên, thì bao giờ mạnh mẽ được. Cây nào thoạt đầu đã nghiêng ngả, thì bao giờ cũng cần có trụ đỡ. Quả thật, "đức tin" dựa vào mắt thấy thì không phải là đức tin. "Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!" (Giăng 20:29).

Áp-ra-ham phải tin Đức Chúa Trời, phải nhận lấy tên mới của đức tin, là "tổ phụ của nhiều dân tộc" (Sáng 17:5), trước khi có một dấu hiệu nào chứng tỏ Đức Chúa Trời làm thành lời hứa. Vả, ông phải nhận tên ấy nhằm một lúc mà mọi tình trạng thiên nhiên trái ngược và "chế giễu" nó. Nếu ta nhận thấy cách nói trong sách Sáng-thế Ký, đoạn 17, thì thật là kỳ diệu. Trước hết Đức Chúa Trời phán với ông rằng "Ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc" (Sáng 17:4). Rồi không chịu đổi lấy tên Áp-ra-ham để chứng tỏ đức tin của mình; và trước mặt người đời chế giễu và khinh bỉ mình, ông tuyên bố rằng mình tin Đức Chúa Trời.

Rồi đối với lời phán thứ hai của Đức Chúa Trời: "Ta đã đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc" (Sáng 17:5 – nguyên văn có chữ "đã"). Đức tin đã đổi kỳ tương lai ra kỳ quá khứ, nên bây giờ Đức Chúa Trời 'gọi những sự không có như có rồi" (Rô 4:17b). Vậy, chúng ta phải tin và nhận lấy sự sống hay chữa lành của Đức Chúa Jesus cùng mọi ơn phước của Tin Lành.

11) Chúng ta có buộc phải vâng theo luật lệ chữa bịnh thân thể chăng? Đối với ta, đó là một vấn đề tùy ý lựa chọn: Ta muốn được chữa bịnh cách nào: ta tin cậy Đức Chúa Trời, hay là ngửa trông loài người? Nhờ Đức Chúa Trời chữa bịnh, đó há chẳng phải là "luật lệ" và "pháp độ" (Xuất 15:25) cho chúng ta sao? Há chẳng phải một sự vâng lời đơn giản sao? Chữa lành những thân thể mà Ngài đã cứu chuộc, há chẳng phải là đặc quyền lớn lao của Đức Chúa Trời sao? Nếu chúng ta chọn một phương pháp nào ngoài phương pháp của Ngài, thì há chẳng phải là láo xược sao? Tin Lành cứu rỗi há chẳng phải là một mạng lịnh cũng như một lời hứa sao? Con Tin Lành chữa bịnh thì há có quyền lực ngang với Tin Lành cứu rỗi sao?

Đức Chúa Trời há chẳng đã vui lòng ban bố luật lệ chỉ định phương pháp đối phó với tật bịnh tràn vào cõi đời mà Ngài dựng nên sao? Chúng ta há có quyền can thiệp vào lời hứa cao cả của Ngài về sự bổ lại sức khỏe cho minh sao? Đức Chúa Trời há chẳng đã trả giá rất lớn để cung cấp một phương chữa lành thân thể của con cái Ngài, và coi phương ấy như một phần công ơn cứu chuộc của Ngài, sao? Trong vấn đề nầy, Đức Chúa Trời há chẳng "ghen tị" để binh vực danh dự và quyền lợi của danh hiệu Con yêu dấu Ngài sao?

Ngài há chẳng đòi làm Chủ của thân thể con cái Ngài sao? Ngài há chẳng đòi cái quyền chăm nom thân thể của họ sao? Ngài há chẳng để lại cho chúng ta một "đơn" quan trọng duy nhứt để chữa bịnh sao? Há chẳng phải là Ngài không cho phép dùng phương nào khác, và nếu ta dùng phương nào khác thì chỉ có cơ làm tổn hại cho mình?

Chắc hẳn những câu hỏi nầy tự trả lời được. Chỉ còn một con đường mở cho con cái Đức Chúa Trời, là kẻ đã được Ngài ban cho sự sáng để thấy lẽ thật vinh hiển nầy: Lời Ngài là: "Phải" và: "A-men!"

12) Thứ tự của các sách Đức Chúa Trời đối xử với linh hồn và thân thể chúng ta thì đã nhứt định theo những nguyên tắc không dời đổi; và Kinh Thánh đã được biên chép để bày tỏ rõ ràng những nguyên tắc ấy cho người đi đường từ đất lên trời hiểu biết. Đức Chúa Trời làm việc từ bên trong ra bên ngoài, bắt đầu từ bổn tánh thiêng liêng của ta, rồi để cho sự sống và quyền phép Ngài tràn qua thân thể ta. Có nhiều người đến xin Đức Chúa Trời chữa bịnh cho mình, nhưng đời thiêng liêng của họ mười phần thiếu sót và trái nghịch. Trong trường hợp nầy, không phải Đức Chúa Trời luôn luôn không chịu chữa lành. Ngài bắt đầu hành động ở nơi đáy linh hồn, và khi linh hồn đã sẵn sàng nhận lấy sự sống của Ngài, thì Ngài có thể bắt đầu chữa lành thân thể.

Có sự liên lạc chắt chẽ giữa tình trạng của linh hồn và thân thể. Sứ đồ Giăng nói với Gai-út rằng: "Tôi cầu nguyện cho anh được thạnh vượng trong mọi sự, và được khỏe mạnh phần xác anh cũng như đã được thịnh vượng về phần linh hồn anh vậy" (IIIGiăng 1:2). Một đám mây tội lỗi rất nhỏ phủ trên linh hồn, ắt sẽ dủ một bóng tối trên trí óc và thần kinh cùng một áp lực trên cả thân thể. Một "hơi thở" xảo quyệt của tội ác trong linh hồn sẽ làm cho máu bị chất độc và hết thảy cơ thể bị suy yếu. Trái lại, tinh thần trong sạch, bình tĩnh, tin cậy sẽ làm cho sự sống thân thể được mạnh mẽ, và sẽ mở đường cho sự sống của Chúa hoạt động đầy đủ trong chúng ta.

Vì cớ đó, sự chữa bịnh thường được thực hiện lần lần tùy theo đời sống thiêng liêng lớn lên và đức tin nắm lấy Đấng Christ chặt chẽ hơn. Nguyên tắc của sự sống Đức Chúa Trời cũng như nguyên tắc của sự sống thiên nhiên, ấy là "trước hết có ngọn non, rồi có bông lúa, sau rốt có những hột lúa mì đầy đủ trong bông lúa." Nhiều người muốn có bông lúa đầy đủ trong khi ngọn còn non. Nếu có như vậy, thì bông lúa nặng trĩu sẽ làm cho ngọn non phải gãy gục. Chúng ta phải có sức mạnh sâu xa và bình tĩnh, thì mới nhận được ơn phước cao quí hơn. Có khi sự dự bị nầy đã hoàn thành từ trước. Khi ấy, Đức Chúa Trời có thể hành động rất mau chóng. Nhưng trong mỗi một trường hợp, Ngài biết cách ứng dụng thứ tự và phương pháp tốt nhứt để làm nảy nở toàn thân con người. Đó là mục đích cao cả cho mọi hành động của Ngài trong chúng ta.

Nếu có sự hạn chế sự chữa bịnh, thì cũng đã nhứt định theo một vào nguyên tắc; chúng ta phải nhớ rằng trong sự chữa lành thân thể hay chết, Đức Chúa Trời không hứa ban cho sự sống bất diệt đâu. Người ta thường hỏi rằng: "Nếu Đấng Christ chữa lành luôn luôn, thì sao người còn phải chết? Ấy vì đức tin chỉ có thể đi tới hết cái mực lời hứa của Đức Chúa Trời, và không có một nơi nào Ngài hứa rằng, trong thời kỳ Tân ước, chúng ta sẽ không hề chết. Ngài hứa ban cho sự sống đầy đủ, sự mạnh khỏe và sức lực đúng với mực cần dùng của thân thể ta, và cho tới khi ta làm xong chức vụ của đời mình. Nhưng có tín đồ không vào Đất Hứa nầy được vì cớ không tin và vì cớ thuộc về dòng dõi cứng cổ. Quả thật, chúng ta có sự sống phục sanh; nhưng không phải có tất cả, mà chỉ có trái đầu mùa thôi. Luận về sự sống bất diệt của chúng ta, Sứ đồ Phao-lô luận ở IICôr 5:5 rằng: "Đấng đã gây dựng chúng ta cho được sự ấy, ấy là Đức Chúa Trời, đã ban của tin của Đức Thánh Linh cho chúng ta."

Nghĩa như thế nầy: Của tin là một nắm đất lấy trong đồng ruộng mà ta đã mua thể nào thì cũngmột thể ấy, hiện nay Đức Chúa Trời, bởi Đức Thánh Linh, ban cho chúng ta sự sống mới trong thân thể, tức là "một nắm" sự sống phục sanh. Nhưng hãy nhớ rằng đó là một nắm (một chút), còn sự đầy đủ thì phải chờ đến lúc Đức Chúa Jesus Christ tái lâm. Nhưng chỉ một nắm đó cũng quí giá hơn cả "đất ruộng" của thế gian.

Sự hạn chế thứ hai có liên quan đến chừng mực và trình độ mà ta có thể trông mong nhận lãnh sự sống phục sanh nầy trong tình trạng hiện tại của mình. Chúng ta  sẽ có đủ năng lực phi thường chăng? Chúng ta có lời hứa ban đủ năng lực để làm trọn ý chỉ Đức Chúa Trời và để hầu việc Đấng Christ. Nhưng chúng ta sẽ không có sức mạnh để tỏ ra mình mạnh mẽ đây, hoặc để xài phí một cách dại dột, hoặc để dùng vào việc ích kỷ và tội lỗi.

Ở trong giới hạn của chức vụ chúng ta do Đức Chúa Trời chỉ định – và giới hạn nầy có thể rất rộng rãi, vượt quá tất cả sức lực thiên nhiên, -- chúng ta "làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho" mình (Phil 4:13). Chúng ta cũng có thể chẳng sợ hãi gì, cứ gánh chịu mọi công việc nặng nhọc, mọi cách từ bỏ mình và mọi sự khó khăn. Bất cứ Đấng Christ dắt dẫn và kêu gọi mình đi đâu, chúng ta cũng có thể chịu đựng mọi sự nguy hiểm, yếu đau, điều kiện khí hậu, cùng mọi công việc đòi hỏi nhiều sức lực và thì giờ. Chúng ta sẽ được quyền phép của Ngài che chở, và sẽ thấy rằng: "Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, hầu cho anh em hằng có đủ điều cần dùng trong mọi sự, lại còn có rời rộng nữa để làm các thứ việc lành" (IICôr 9:8).

Nhưng nếu chúng ta rờ đến đất cấm, ra khỏi vòng thiêng liêng của ý chỉ Ngài, hoặc xài phí sức lực để thỏa mãn bổn ngã và phạm tội, thì sự sống của chúng ta sẽ mất sức mạnh chẳng khác chi cánh tay của Sam-sôn, và sẽ tàn héo như dây dưa của Giô-na. Phải, trong đời sống chúng ta luôn luôn thật có như vậy. "Vì mọi vật đều là từ Ngài, bởi Ngài và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời vô cùng. A-men" (Rô 11:36).

 

CHƯƠNG THỨ BA - NHỮNG ĐIỀU CHỈ DẪN THỰC TẾ

Chúng ta xem xét lập trường của Kinh Thánh về lẽ đạo chữa bịnh bởi đức tin đến Đức Chúa Trời; bây giờ tới câu hỏi thực tế nầy: Người  hoàn toàn tin lẽ đạo nầy, thì sẽ nhận lãnh ơn phước và được chữa lành thể nào?

1) Hãy hoàn toàn tin quyết Lời Đức Chúa Trời trong vấn đề nầy.

Đó là nền tảng chắc chắn độc nhứt cho đức tin hợp nhứt với lý trí và với Kinh Thánh. Đức tin của anh em phải lập trên các nguyên tắc và lời hứa hệ trọng của Kinh Thánh; bằng không, thì đức tin không chịu nổi sự chống trả và thử thách chắc sẽ xảy đến. Anh em phải tin chắc rằng ân tứ chữa bịnh là một phần của Tin Lành và của ơn cứu chuộc do Đấng Christ, đến nỗi tất cả sự dạy dỗ và lý luận của những người tài giỏi nhứt cũng không thể lay chuyển anh em.

Trong vấn đề nầy, phần nhiều sự thất bại thực tế của đức tin là do nghi ngờ hoặc không hết lòng tin quyết Lời Đức Chúa Trời. Tôi xin phép kể truyện một cụ bà đã hoàn toàn tin lẽ thật nầy và nhận Đấng Christ làm Đấng chữa bịnh cho mình. Bà lập tức được bổ sức mạnh cả phần thần linh và phần thân thể, và lòng bà tràn ngập sự mừng rỡ và báo tin vui đó cho bạn hữu mình.

Trong số những người đó bà gặp Mục sư của mình, và nói với ông biết mình có đức tin và được ơn phước thể nào. Bà ngạc nhiên lắm, vì ông lập tức phản đối ý kiến của bà; ông cảnh cáo bà đừng có mê đạo như vậy; ông bảo bà rằng những lời hứa mà bà đã tin cậy đó không phải là cho chúng ta, chỉ riêng cho các Sứ đồ và thời đại các Sứ đồ.

Bà lắng tai nghe, hỏi han, chiều theo, rồi bỏ lòng tin cậy Chúa. Chưa đầy một tháng sau, tôi lại bà, thì thấy bà suy đồi về phần thiêng liêng đến nỗi hầu như chẳng biết mình còn tin Kinh Thánh nữa hay không.

Bà lý luận rằng nếu những lời hứa đó chỉ riêng cho các Sứ đồ, thì sao mọi lời hứa khác trong Kinh Thánh lại không chỉ riêng cho họ mà thôi? Tôi khuyên bà nên để một khoảng thì giờ xem xét sự dạy dỗ trong Lời Đức Chúa Trời. Bà bèn so sánh mọi lời hứa chữa bịnh từ sách Xuất Ê-díp-tô Ký cho tới thơ Gia-cơ, và bình tĩnh cân nhắc mỗi một vấn đề; rốt lại, lẽ thật hóa ra rõ rệt và bằng cớ của lẽ thật nổi bật lên, đến nỗi bà chỉ có thể nói rằng: "Dầu cả thế gian chối bỏ lời hứa chữa bịnh, tôi cũng biết trong Kinh Thánh có lời hứa ấy, và lời hứa ấy là thật."

Rồi bà quì gối xuống và cầu xin Chúa tha thứ cho mình vì đã yếu đuối và không tin; bà lại long trọng tuyên bố tin cậy Chúa và dâng mình cho Ngài, lại xin cho được ân tứ chữa bịnh và phép báp têm bằng Đức Thánh Linh. Từ ngày đó trở đi, bà được phục hưng và nhận được mọi ơn phước thiêng liêng đến nỗi chính ông Mục sư đã gây cho bà vấp ngã cũng bắt buộc phải thú nhận rằng đó là ngón tay của Đức Chúa Trời. Nhưng khởi điểm cho tất cả ơn phước mà bà nhận được chính là lúc bà hoàn toàn tiếp nhận và yên nghỉ trên Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời.

Nếu chúng ta tẻ tách một chút khỏi Lời Đức Chúa Trời do các tôi tớ Ngài đã biên chép, thì Ngài coi là nghiêm trọng lắm; ta có một thí dụ về lẽ ấy trong trường hợp của Môi-se. Đức Chúa Trời phán bảo ông rằng: "Phải nói cùng hòn đá" (Dân 20:8). Nhưng ông dùng phương pháp loài người, và đã giơ gậy "đập hòn đá hai lần" (Dân 20:11). Hơn nữa, sự vâng theo đúng các huấn lịnh của Đức Chúa Trời là quan hệ lắm; Ngài đã nhấn mạnh vào sự quan hệ ấy khi Ngài phán rằng: "Bởi vì hai ngươi không có tin đến ta, đặng tôn ta lên thánh trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, vì cớ đó, hai ngươi sẽ khôngđem hội chúng nầy vào xứ mà ta đã cho nó đâu. Ấy đó là nước của Mê-ri-ba tức là nơi dân Y-sơ-ra-ên cãi trả cùng Đức Giê-hô-va. Ngài tự nên thánh trước mặt dân đó" (Dân 20:12, 13).

Môi-se chịu tổn hại rất nặng nề vì đã không nghe theo huấn lịnh của Ngài; nhưng Đức Chúa Trời đã được tôn thánh trong chính đường lối Ngài.

2) Hãy hoàn toàn biết chắc rằng Đức Chúa Trời có ý muốn chữa lành cho anh em.

Phần nhiều tín đồ sẵn lòng nhìn nhận Đấng Christ có quyền phép chữa bịnh. Chính ma quỉ cũng nhìn nhận như vậy. Nếu có đức tin chơn thật, thì cũng phải tin cậy rằng Đức Chúa Trời sẵn lòng đáp lại lời cầu nguyện bởi đức tin. Nếu nghi ngờ điểm nầy một phần nào, thì sẽ làm tê liệt lời cầu xin Chúa chữa bịnh dứt khoát cho mình. Nếu còn nghi ngờ Chúa không sẵn lòng chữa bịnh cho mình, thì ta sẽ không thể có lòng trông mong vững chắc.

Chỉ mơ hồ tin cậy rằng Chúa có thể nhậm lời cầu nguyện của mình, đó không phải là đức tin dứt khoát đủ để  chiến đấu với các lực lượng của tật bịnh và sự chết. Cầu nguyện Chúa chữa bịnh mà nói rằng: "Nếu Chúa muốn", thì không phải là đòi hỏi đến nỗi quỉ Sa-tan phải buông tha ra. Sự chữa bịnh là một vấn đề mà chúng ta phải biết ý chỉ của Đức Chúa Trời rồi mới cầu xin: Ta muốn được và xin cho kỳ được ân tứ chữa bịnh vì đó là ý chỉ của Ngài. Ngài đã ban cho chúng ta một phương pháp nào do đó ta có thể biết ý chỉ của Ngài chăng? Chắc hẳn là có.

Nếu trong ơn cứu chuộc Đức Chúa Jesus đã mua ân tứ chữa bịnh cho chúng ta, thì chắc hẳn Đức Chúa Trời phải muốn chúng ta được ân tứ, vì tất cả công ơn cứu chuộc của Đấng Christ chỉ  là một cách thực hiện ý chỉ của Cha Ngài mà thôi. Nếu Đức Chúa Jesus đã hứa ban ân tứ chữa bịnh cho chúng ta, thì chắc hẳn Ngài phải muốn chúng ta nhận được ân tứ ấy; vì nếu không bởi Lời Ngài, thì chúng ta làm thế nào biết ý chỉ của Ngài được?

Hơn nữa, nếu trong Tân ước, Đấng Christ đã để lại (như cha mẹ để gia tài lại cho con cái) cho chúng ta ân tứ chữa bịnh, tức là ý muốn và chúc thơ cuối cùng của Ngài, thì ân tứ chữa bịnh chỉ là một gia tài do ý chỉ của Cứu Chúa để lại cho mọi "kẻ kế tự với Đấng Christ" (Rô 8:17), tức là mọi kẻ đã được mua chuộc bởi huyết Ngài.

Lời Đức Chúa Trời là khuôn mẫu của ý chỉ Ngài cho đến đời đời và lúc ấy đã tuyên bố không hề thay đổi rằng: Sự mong ước lớn lao hơn hết của Đức Chúa Trời, và nguyên tắc hành động ý muốn không hề biến cải của Ngài là Ngài trả cho mọi người tùy theo mực đức tin của họ, nhứt là Ngài cứu rỗi những ai tiếp nhận Đấng Christ bởi đức tin, và Ngài chữa bịnh cho mọi người chịu nhận ân tứ chữa bịnh bởi đức tin giống như vậy.

Khi người ta xin Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi cho mình, thì chẳng ai nghĩ mình sẽ nói rằng: "Nếu Chúa muốn." Vậy, chúng ta cũng chẳng nên nghi ngờ lời Ngài hứa cứu chuộc thân thể mình. Sự cứu rỗi linh hồn và sự chữa bịnh thân thể đều do Đức Chúa Trời ban cho người nào có lòng tin cậy, chẳng đòi giá cả gì.

Tôi mới gặp một trường hợp rất đáng chú ý. Cómột bà dự phần hầu việc Chúa rất quan hệ, đã được tôi cầu nguyện cho và xức dầu để chữa bịnh. Cách mấy tuần lễ sau, bà trở lại, nói rằng mình không thấy khá hơn chút nào hết. Tôi hỏi bà có hoàn toàn tin cậy Đức Chúa Trời chăng? thì bà đáp: "Có, tôi tin rằng nếu Chúa vui lòng, thì tôi đã được lành; bằng không, thì tôi đành mang bịnh tật."

Tôi giải nghĩa rằng: "Nhưng chúng ta há chẳng có thể nhờ Kinh Thánh mà tìm cho biết Chúa có vui lòng về vấn đề nầy không sao? Rồi chúng ta há chẳng có phép xin ơn chữa bịnh với một tấm lòng mong ước đầy trọn sao? Quả thật, nếu chưa có lý do tin rằng Ngài muốn ban phước cho mình, thì chúng ta há lại nên xin ơn gì của Đức Chúa Trời sao? Lời Ngài há chẳng bày tỏ ý chỉ của Ngài sao? Ngài đã hứa ban ân tứ chữa bịnh, một cách đầy đủ, nếu chúng ta còn có ý nghi ngờ Ngài vui lòng chữa bịnh, thì há chẳng phải là làm mếch lòng Ngài và chế giễu Ngài sao?"

Bà ra về, và ngay buổi sáng hôm sau, bà xin cho được như Lời Đức Chúa Trời đã hứa. Bà thưa với Chúa rằng bây giờ bà tin Ngài chẳng những có thể, nhưng cũng muốn và thật cất bỏ tật bịnh cho mình. Chưa đầy nửa giờ sau, tật bịnh đã biến mất hết một cách rõ rệt. Vả, bệnh tật của bà chính là một ung độc rất lớn ngoài da, không ai có thể tưởng tượng hoặc lầm lẫn được.

Thường lời cầu nguyện: "Ý Cha được nên" lại ẩn tất cả lòng không tin xảo quyệt. Lời cầu nguyện quí báu ấy thật bày tỏ sự yêu thương và ơn phước tuyệt vời của Đức Chúa Trời. Trong mọi sự xảy đến cho chúng ta, không có gì từ ái hơn ý Cha đó. Nhưng thường khi ta cầu xin "ý Cha" dường như là bàn tay sắt  của một bạo Chúa hung tàn, hoặc như một định mạng không chút thương xót. "ÝCha" thật khiến chúng ta nói được như ông Gióp thuở xưa rằng: "Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài" (Gióp 13:15).

3) Hãy cẩn thận lo cho mình được thỏa nguyện với Đức Chúa Trời.

Nếu bịnh tật của anh em do tội lỗi mà có, thì anh em phải lo ăn năn, xưng hết tội lỗi, và cũng phải hết sức đền bồi. Nếu bịnh tật là một cách sửa phạt để phân rẽ anh em với một tội lỗi nào, thì hãy lậptức đến chầu trước mặt Đức Chúa Trời, tự xét mình, dâng mình cho Ngài, và nài xin Ngài ban ân điển khiến mình nên thánh và giữ mình thánh sạch luôn. Tấm lòng ô uế là một nguồn tật bịnh không dứt. Trái lại, chính thần linh được nên thánh vừa lành mạnh, vừa thánh khiết luôn.

Đồng thời, chớ để quỉ Sa-tan làm tê liệt đức tin anh em bằng cách khiến mình nhớ lại mình chẳng xứng đáng chi, chẳng có đủ nhơn đức mà xin đòi ơn chữa bịnh. Chúng ta chẳng bao giờ xứng đáng được hưởng ơn thương xót nào của Đức Chúa Trời. Chỉ có một cớ viện ra là danh hiệu, công đức và sự công bình của Đấng Christ. Nhưng chúng ta có thể từ bỏ tội lỗi mà mình nhận biết, có thể ăn ở một cách đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Chúng ta có thể tự xét mình và trừ bỏ mọi sự Đức Chúa Trời đã tỏ cho mình biết là trái lẽ. Chính lúc làm như vậy, thì ta được tha thứ. "Nếu chúng ta biết xử đoán lấy mình, thì khỏi bị xét đoán" (ICôr 11:31). "Nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi đều gian ác" (IGiăng 1:9). Chớ chờ cho cảm biết mình được tha thứ, nhưng nguyện ý chí của anh em hướng hẳn về phía Đức Chúa Trời và lập tức tin rằng mình đã được Ngài tiếp nhận; rồi "hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa" (Hêb 10:22).

Nếu chúng ta cố ý phạm tội, không để ý đến sự sửa phạt mà Đức Chúa Trời định cho chúng ta phải tôn trọng và đầu phục, mà lại còn thử vận dụng đức tin cho mình hay cho kẻ khác được phước, thì thật luống công. Nhưng khi nào chúng ta chịu nhận sự sửa phạt của Ngài và lấy lòng khiêm nhường, vâng phục mà quay về với Ngài, thì Ngài có thể lấy lượng từ ái mà cất bỏ sự đau đớn, và chữa lành bịnh ta để chứng tỏ rằng Ngài yêu thương ta và tha thứ cho ta. "Sự cầu nguyện bởi đức tin sẽ cứu kẻ bịnh, Chúa sẽ đỡ kẻ ấy dậy; nếu kẻ bịnh có phạm tội, cũng sẽ được tha. Vậy, hãy xưng tội cùng nhau, và cầu nguyện cho nhau, hầu cho anh em được lành bịnh" (Gia 5:15, 16).

Có khi tật bịnh của chúng ta chỉ là chứng "sốt rét ngã nước" về tinh thần vì đã mon men đến địa phận của quỉ Sa-tan. Chúng ta không thể được chữa lành trước khi ra khỏi khu đất cấm và lại đứng trong đất thánh.

4) Anh em đã hoàn toàn tin quyết Lời và ý chỉ của Đức Chúa Trời.

Anh em đã hoàn toàn tin quyết Lời và ý chỉ của Đức Chúa Trời, đã lo cho mình được Ngài vui lòng tiếp nhận rồi, thì bây giờ hãy giao phó thân thể mình cho Ngài và đòi xin Ngài làm trọn lời hứa chữa bịnh cho mình nhơn danh Đức Chúa Jesus và bởi đức tin đơn sơ. Chớ xin cho được chữa bịnh mà thôi, nhưng phải lấy lòng khiêm nhường và cương quyết mà đòi sự chữa bịnh như một "của cầm" theo giao ước của Ngài, như một cơ nghiệp, như một đặc quyền trong sự cứu chuộc do Đấng Christ, và như một ơn mà đạo Tin Lành hiến trọn cho anh em; rồi hãy chỉ nhờ Đức Chúa Trời tiếp nhận mình để hưởng ơn Ngài đã ban cho.

Có một điểm khác nhau rõ rệt giữa sự cầu xin và sự nhận lãnh, giữa sự trông mong và sự tiếp nhận. Anh em phải nhận Đấng Christ làm Đấng chữa bịnh cho mình – không phải là một sự thí nghiệm, và có lẽ cũng không phải là một sự vị lai, nhưng là một thực sự trong hiện tại. Anh em phải tin rằng hiện nay, theo lời Ngài hứa, Ngài giơ bàn tay toàn năng rờ đến sự sống của anh em, và dùng sức mạnh của Ngài mà bổ lại nguồn sanh lực của anh em. Chớ tin rằng Ngài sẽ làm như vậy mà thôi, nhưng hãy đòi và tin rằng Ngài thật rờ đến anh em chính lúc nầy, thật bắt đầu chữa lành cho thân thể mình. Rồi hãy ra đi mà kể rằng việc ấy đã xong; hãy cảm tạ và ngợi khen Ngài vì việc ấy.

Chúng ta nên dự bị sẵn sàng để có cái hành động trọng thể ấy, tức là giao phó mình cho Đức Chúa Trời và nhận lãnh ơn phước bởi đức tin. Phải là một bước quyết định và chúng kết không thể nào tái diễn được.

Trước khi đi bước nầy, chúng ta phải cân nhắc mỗi một vấn đề một cách đầy đủ, rồi hãy coi các vấn đề ấy, như là giải quyết vĩnh viễn rồi, rồi hãy bước ra một cách long trọng quả quyết không dời đổi, trên lập trường mới , trên lời hứa của Đức Chúa Trời, và với lòng tin quyết rằng đây là một bước đời đời. Hành động nầy sẽ truyền nhiều sức lực và sự yên nghỉ  cho tấm lòng, cũng đóng cửa ngăn cản cả ngàn sự nghi ngờ, cám dỗ.

Từ lúc đó trở đi, ta phải coi sự nghi ngờ như không thành vấn đề, và cả đến ý tưởng thối lui hoặc dùng "phương pháp cũ" cũng không thể nào chịu nhận được. Lẽ tự nhiên, một người như vậy sẽ lập tức bỏ hết thuốc thang và mọi cách chữa bịnh theo y khoa. Đức Chúa Trời đã nên Vị Lương Y, và Ngài sẽ không nhường vinh hiển cho một người khác. Đức Chúa Trời đã chữa lành, và nếu dùng phương giúp đỡ nào của loài người, thì tức là nghi ngờ ơn chữa lành thực sự của Ngài.

Nếu hành động đức tin càng có thể là một sự phó thác hoàn toàn, thì sẽ càng có quyền phép. Nếu anh em còn có điều chi chữa rõ về đức tin để được chữa lành, thì hãy coi đó như một vấn đề đặc biệt cần phải dự bị và cầu nguyện. Hãy xin Đức Chúa Trời ban cho anh em đức tin đặc biệt để hành động như vậy. Hết thảy ân tứ của chúng ta có phải từ nơi Đức Chúa Trời mà đến, kể cả đức tin. Chúng ta chẳng tự mình có gì, và chính đức tin là của ta cũng chỉ là ân điển của Đấng Christ ở trong ta. Chúng ta có thể vận dụng đức tin tùy theo trách nhiệm của mình; nhưng Ngài phải truyền đức tin cho ta, và ta chỉ mặc lấy đức tin như một cái áo của Ngài ban cho. Như vậy, sự vận dụng đức tin mạnh mẽ hóa ra một khả năng đơn sơ, đầy hạnh phước.

Đức Chúa Jesus chẳng phán cùng chúng ta rằng: "Các ngươi hãy tự có đức tin lớn." Nhưng Ngài thật phán cùng ta rằng: "Hãy có đức tin của Đức Chúa Trời" (Mác 11:22 – theo nguyên văn). Đức tin của Đức Chúa Trời là hoàn toàn đầy đủ, chúng ta có thể có và dùng đức tin ấy. Chúng ta có thể nhờ Đấng Christ  ban đức tin cho mình, cũng như nhờ Ngài để được xưng công bình, được thắng sự cám dỗ và được nên thánh . Như vậy, chúng ta có thể nhẹ nhàng yên nghỉ với lòng tin chắc rằng đức tin của mình sẽ làm thỏa mãn mọi điều kiện của lời hứa, vì nó là chính đức tin của Đấng Christ.

Chúng ta chỉ nhơn danh Ngài mà đến, dâng Ngài lên làm tế lễ hoàn toàn của mình, làm cớ binh vực, đức tin, luật sư và sự công bình của mình; vậy, chính đức tin của ta bất quá là ân tứ do ân điển của Ngài ban cho, không đòi giá cả gì. Vậy, hãy đến xin cho kỳ được điều Chúa đã hứa; đoạn, hãy tin rằng mình đã nhận được điều ấy theo như Lời của Ngài.

5) Hãy hành động theo đức tin.

"Hãy đứng dậy, vác lấy giường, mà trở về nhà ngươi" (Mat 9:6). Hãy bắt đầu hành động như một người đã được chữa lành. Hãy nhơn danh Đức Chúa Jesus cậy sức của Ngài mà dám thử làm công việc tự mình không sao làm được. Nếu anh em thật tin cậy Ngài, thật có vận dụng đức tin một cách bền bỉ và can đảm, thì Ngài sẽ chẳng phụ lòng anh em. Nhưng điều quan hệ hơn hết là anh em phải cẩn thận, chớ hành động như vậy theo đức tin hoặc lời nói của người nào khác.

Chớ từ trên giường vùng dậy, hoặc giơ chơn què bước đi, vì có người nào bảo mình làm như vậy. Chắc hẳn Chúa sẽ bảo anh em làm như vậy, nhưng phải là chính lời phán của Ngài; nếu đồng đi với Ngài và tin cậy Ngài, thì anh em sẽ nhận biết tiếng Ngài. Anh em phải cầu nguyện như Phi-e-rơ rằng: "Lạy Chúa... xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa" (Mat 14:28), thì nếu Ngài muốn chữa lành anh em, chắc Ngài sẽ bỏ anh em đến, nhưng trong công việc lớn lao và trọng thể nầy, mỗi người chúng ta phải biết và thấy Chúa một cách riêng.

Chúng ta hãy nhớ lời Chúa phán với Phi-e-rơ khi ông bắt đầu chìm dưới nước: "Hỡi người  ít đức tin, sao ngươi hồ nghi làm vậy?"  Khi nào anh em bước ra để hành động theo đức tin, thì hãy cẩn thận, chớ bắt đầu chờ xem kết quả hoặc triệu chứng, hoặc để thấy mình có đứng vững hay không.

Anh em không cần biết đến các triệu chứng, chỉ cần thấy trước mặt mình có Ngài, là Đấng Toàn năng nâng đỡ mình khỏi sa ngã. Người nào đào hột giống lên để xem nó có mọc lên không, thì chẳng bao lâu sẽ làm cho nó chết khô cả rễ. Người làm ruộng lành nghề thì tin cậy luật thiên nhiên và để hột giống lặng lẽ mọc lên. Cũng một thể ấy chúng ta hãy tin cậy Đức Chúa Trời, thậm chí vui lòng thấy sự đáp lại của Ngài chôn vùi như hột giống kia, vì biết rằng "nếu chết đi, thì kết quả được nhiều" (Giăng 12:24).

6) Hãy sẵn sàng chịu những sự thử thách đức tin.

Chớ luôn luôn cho các triệu chứng bịnh tật bị cất bỏ ngay lập tức. Chớ suy nghĩ đến nó. Chỉ hãy không cần biết đến nó, và tiếp lên, đòi cho được sự thực ở phía sau mọi triệu chứng. Hãy nhớ rằng sự mạnh khỏe mà anh em đòi xin không phải là sức lực tự nhiên của mình, nhưng là "sự sống của Đức Chúa Jesus, ...được tỏ ra trong xác thịt hay chết của anh em" (IICôr 4:11). Như vậy, sự sống thiên nhiên cũ có thể bị nhiều tật nguyền vây kín; nhưng phía sau nó và chống lại nó, có sự sống đầy đủ của Đấng Christ nâng đỡ thân thể anh em. "Anh em đã chết, sự sống mình đã giấu với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời" (Côl 3:3). Nhưng "Đấng Christ là sự sống của anh em" (Côl 3:4), và ngày nay anh em còn sống trong xác thịt, thì "sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu" anh em, "và đã phó chính mình Ngài vì' anh em (Ga 2:20). Vậy, nếu anh em thường thiếu sức thiên nhiên, thì chớ lấy làm lạ. Sự chữa lành của Chúa không phải là sức thiêng nhiên, nhưng là ân điển; sự chữa lành đó do quyền phép của Chúa phục sanh mà có.

Chính "Đấng Christ là sự sống của anh em"; thân thể Đấng Christ đối với thân thể anh em cũng như là Thánh Linh Ngài đối với thần linh của anh em vậy. Vậy, nếu có những sự thử thách thì chớ lấy làm lạ. Sự thử thách đến cốt để cho anh em thấy mình cần Đấng Christ và để bắt buộc anh em phải nương cậy Ngài. Biết điều đó, tiếp sức mạnh của Ngài vào sự yếu đuối của mình, và sống bởi sức mạnh ấy từng giờ, từng phút, đó chính là phương pháp để được chữa lành trọn vẹn.

Lại nữa, các sự thử thách luôn luôn thử nghiệm và bồi bồi bổ đức tin tùy theo mực thiết thực của đức tin ấy. Đức tin phải được tỏ ra là chơn thật, ngõ hầu Đức Chúa Trời có thể đòi cho nó được ban thưởng trước mặt cả vũ trụ.

Chính là theo cách đó mà Đức Chúa Trời thêm đức tin cho chúng ta: Ngài đòi hỏi nơi đức tin những điều lớn lao hơn, và bắt buộc ta phải đòi xin cùng vận dụng nhiều ân điển hơn. "Như phụng hoàng phấp phới dỡn ổ mình" (Phục 32:11), và tung bầy con nhỏ  của nó ra ngoài vùng không khí để buộc chúng phải giương cách nhỏ ra và để tập cho chúng bay, thì cũng một thể ấy, Đức Chúa Trời thường cất bỏ hết mọi sự ta nương dựa và tin cậy để bắt buộc ta phải giơ tay và giương cách đức tin ra. Nếu không dâng Y-sác làm tế lễ, thì có lẽ không bao giờ Áp-ra-ham đạt tới bậc tin rằng: "Đức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết sống lại" (Hêb 11:19).

Nhưng bất cứ các triệu chứng là gì, chúng ta vẫn phải vững lòng tin rằng đằng sau mọi triệu chứng, Đức Chúa Trời đang hành động để khôi phục sức mạnh cho ta. "Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứu đổi mới càng ngày càng hơn" (IICôr 4:16).

7) Hãy  dùng sức khỏe và năng lực mới để hầu việc Đức Chúa Trời, và hãy cẩn thận vâng theo ý chỉ của Chúa.

Sức mạnh do Đấng Christ ban cho nầy có tánh chất rất thiêng liêng. Ấy là sự sống phục sanh của Đấng Christ ở trong chúng ta. Phải dùng sức mạnh ấy như chính mình Ngài thường dùng. Ta không thể xài phí nó để phạm tội và thỏa lòng vị kỷ; phải dâng nó cho Đức Chúa Trời như "một của lễ sống và thánh" (Rô 12:1). Nếu đem dùng cho trần gian, thì sức mạnh sẽ hao mòn, và tội lỗi luôn luôn đem theo sự sửa phạt thân thể. Chúng ta có thể trông mong cho "được khỏe mạnh phần xác... cũng như... được thạnh vượng về phần linh hồn" (Giu 1:2).

Nếu chỉ dùng sức mạnh ấy cho chính mình thì cũng chưa đủ nói cho người đời được biết. Chúng ta phải can đảm và trung tín làm chứng về Tin Lành của ơn cứu chuộc đầy trọn. Đây không phải là một đức tin mà ta có thể giữ riêng cho mình. Ấy là một ơn lớn lao và trọng thể mà Đức Chúa Trời giao phó cho ta; chúng ta là kẻ đã nhận lãnh ơn ấy, thì phải hiệp nhau lại để dùng nó làm vinh hiển Đức Chúa Trời, để làm chứng cho lẽ thật và để đồn rộng Tin Lành.

Những sự lạ lùng bày tỏ quyền phép của Đức Chúa Trời mà chúng ta mới bắt đầu xem xét đó, có lẽ là những dấu hiệu hệ trọng tỏ ra kỳ cuối cùng sắp đến: Nó báo trước sự tái lâm của Đức Chúa Jesus Christ. Những sự lạ lùng nầy đã đánh dấu thời kỳ Ngài hiện diện trên mặt đất thể nào, thì cũng cặp theo sự tái lâm của Ngài thể ấy. Nó truyền cho chúng ta phải long trọng và sốt sắng dự bị cho ngày Ngài ngự đến. Mắt chúng ta không còn nhìn vào mồ mả nữa, nhưng nhìn vào các từng trời mở ra, lòng ta đã cảm thấy sự sống phục sanh đó chuyển vận; vậy, chúng ta phải thức canh và làm việc hơn mọi người khác. Ta chớ lùi lại mà e ngại, lo lắng cho phần mình, nhưng hãy làm việc bởi quyền phép cao cả của Ngài, "bất luận gặp thời hay không gặp thời" (IITim 4:2), để nhận thấy rằng quả thật, "ai cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ Đấng Christ và đạo Tin Lành mà mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được cho đến sự sống đời đời" (Mat 10:39).

"Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Jesus chúng ta đến! Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó" (ITê 5:23-24).

CHƯƠNG THỨ TƯ - NHỮNG LỜI LÀM CHỨNG CỦA KINH THÁNH

Chúng ta không thể nào nghi ngờ giá trị những lời làm chứng của Kinh Thánh về vấn đề Đức Chúa Trời chữa bịnh. Những lời làm chứng nầy đem Tin Lành xuống tới mực cá nhơn để tiếp xúc với người đang đau đớn; và riêng sự dạy dỗ trừu tượng (không có gì hiển nhiên trước mặt người ta) không thể làm như vậy. Chúng ta hãy xem xét một vài trường hợp.

TRƯỜNG HỢP CỦA GIÓP

Đây là trường hợp cổ nhứt đã được mô tả rất tỉ mỉ trong Kinh Thánh.

1)    Bịnh tật do quỉ Sa-tan mà ra. Đức Chúa Jesus cũng dạy bảo tỏ tường rằng do quỉ Sa-tan đụng đến mà phát một vài thứ tật bịnh; và quyền phép của nó vẫn chưa bị giảm bớt.

2)    Bịnh tật của Gióp do Đức Chúa Trời cho phép. Bịnh tật ấy cốt để khiến ông dò xét lòng mình và thấy mình rất cần được nên thánh.

3)    Bịnh tật của Gióp thoạt tiên không làm cho ông nên thánh, nhưng chỉ khiến ông bày tỏ sự công bình riêng của mình một cách sâu xa hơn. Tật bịnh không luyện cho ai nên trong sạch: mặc dầu nó khiến ta thấy mình cần được thánh khiết và cần nhận lãnh sự thánh khiết đối với Đức Chúa Trời.

4)    Khi Gióp thấy và nhận tội lỗi của mình trước mặt Đức Chúa Trời, thì tật bịnh của ông được cất đi ngay. Vả, khi Đức Chúa Trời tự tỏ Ngài ra, thì Gióp thấy và nhận tội. Bấy giờ ông kêu rằng: "Bây giờ mắt tôi đã thấy Ngài: Vì vậy tôi lấy làm gớm ghê tôi, và ăn năn trong tro bụi" (Gióp 42:5-6). Rồi ông được xưng công bình trọn vẹn, và đồng thời cũng nhận được tinh thần yêu thương và tha thứ cho kẻ khác. Rồi đang khi ông cầu nguyện cho họ, thì Đức Chúa Trời cất hết tật bịnh của ông.

Khi nào ta thuận hiệp cùng Đức Chúa Trời và cầu nguyện cho kẻ khác, thì chính mình ta càng được ơn phước lớn hơn. Sự chữa lành bịnh cho Gióp đã đổi mới mọi sự, và hết thảy ơn phước của ông đã tăng lên gấp đôi. Và chắc hẳn ơn phước thiêng liêng đã thêm lên đến bậc sâu nhiệm hơn hết.

Có nhiều điều dạy dỗ chúng ta nếu ta xem xét trường hợp nầy trong tay Đức Chúa Trời cho đến khi linh hồn sẵn sàng học bài thiêng liêng và nhận lấy sự sống cùng sự bổ sức mạnh từ nơi tay Đức Chúa Trời.

NHỮNG NGƯỜI Y-SƠ-RA-ÊN BỊ THƯƠNG VÀ CON RẮN BẰNG ĐỒNG
(Dân 21:4-20)

1)    Bệnh tật nầy do tội lỗi mà ra. Họ đã lằm bằm, nên Đức Chúa Trời cho họ cớ mà lằm bằm. Than phiền, phàn nàn là một điều nghiêm trọng, vì nó có thể đem tai họa mà ta sợ, hoặc còn tệ hơn nữa. "Điều tôi kinh khủng lại xảy ra cho tôi" (Gióp 3:25).

2)    Bịnh tật nầy do quỉ Sa-tan mà ra, tức là do con rắn. Cũng một thể ấy, ngày nay nó còn chích sự sống chúng ta, và làm cho máu chúng ta độc địa. Đó là một con rắn lửa. Không phải hết thảy kẻ thù nghịch của chúng ta đều là một thấp thỏi, hèn hạ như sâu bọ trong vũng bùn. Phần đông chúng cao sang và khôn ngoan rất mực.

3)    Con rắn bằng đồng đó khiến chúng ta suy nghĩ về Đấng Christ "trở nên tội lỗi" vì chúng ta (IICôr 5:21). Ngài đã thay chúng ta mà chịu lấy nọc độc của quỉ Sa-tan, của tội lỗi và của sự chết. Ngài đã bị treo trên cây thập tự như khẩu hiệu của sự thắng trận. "Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời" (Giăng 3:14-15).

4)    Người Y-sơ-ra-ên được chữa lành vì nhìn xem con rắn bằng đồng. Con mắt nhìn xem thật có sức mạnh khôn tả xiết. Một cái nhìn hung ác làm cho linh hồn tê lạnh. Một cái nhìn thuần khiết và yêu thương làm cho linh hồn được hóa hình. Con mắt đem vật nó thấy vào tận linh hồn. Nếu nhìn xem Đức Chúa Jesus, thì sẽ được sự sống của Ngài thấu suốt toàn thân.

Đó là sự sống của thân thể. Chính sự sống ấy vẫn từ Đấng Christ phục sanh truyền vào linh (esprit), hồn (âme) và thân thể chúng ta.

NA-A-MAN
(IICác 5:1-27)

1)    Đây là một tình trạng đặc biệt. Bịnh phung là hình bóng đặc biệt về hiệu quả của tội lỗi tiêu diệt cả linh hồn và thân thể.

2)    Đầu hết, lợi khí để chữa bịnh phung nầy là một đầy tớ gái người Hê-bơ-rơ. Vì cô đã được đại dụng như vậy, nên chúng ta học biết rằng Đức Chúa Trời có thể dùng một sứ giả rất thấp hèn và một lời nói tình cờ. Quả thật, sau đó ít lâu, các đầy tớ của Na-a-man đã có lời khuyên khôn ngoan để giữ cho ông được ơn phước của Đức Chúa Trời.

3)    Rồi ta phải học bài dạy đức tin khiêm nhường và vâng phục. Ý riêng kiêu ngạo của Na-a-man phải chết đi, rồi thân thể ông mới được Đức Chúa Trời rờ đến mà chữa bịnh cho. Vậy, đối với địa vị cao quí của Na-a-man, Ê-li-sê đã tỏ một tinh thần độc lập bình tĩnh: ông chỉ bảo Na-a-man, làm một việc đơn sơ, thấp thỏi, là tắm bảy lần trong sông Giô-đanh để được sạch.

Người bịnh thường bị thương tổn sâu xa vì dường như bị lãng quên, nhưng Đức Chúa Trời thường dùng cách đó để dạy họ biết đức tin phải khiêm nhường và để khiến họ đừng suy nghĩ về mình và về kẻ khác nữa. Cũng như hết thảy tội nhơn kiêu ngạo khác, Na-a-man trước hết chối bỏ Thập tự giá, và gần mất ơn phước; khi ấy, một lời thành thật của bọn đầy tớ khiến ông tỉnh ngộ mà đi tới sông Giô-đanh.

4)    Đức tin của Na-a-man cốt tại ông đã làm đúng như lời đấng tiên tri đã bảo mình. Khi ông đi đường của Đức Chúa Trời, không dời đổi chút nào, và cứ bền đỗ đi đường ấy thì ông được chữa lành trọn vẹn. Có lẽ lần thứ nhứt, lần thứ nhì hoặc lần thứ sáu, vẫn không có dấu hiệu chữa lành chi hết; nhưng ông cứ tiến lên và rốt lại ơn phước lạ lùng đã đến: thịt ông trở nên như thịt con trẻ. Ông bèn nhìn nhận và thờ lạy một mình Đức Giê-hô-va Cao cả mà ông đã tìm được.

5)    Lời ông xin một ít đất ở nơi mình đã được chữa lành là một hình bóng kỳ diệu về "của cầm" ân tứ lớn lao hơn mà chúng ta cũng nhận được, tức là Đức Thánh Linh. Na-a-man đem về nhà mình một ít đất của xứ Ca-na-an; cũng một thể ấy, trong sự chữa lành tật bịnh cho mình, chúng ta đã nhận được "của cầm" Đức Thánh Linh, tức là một phần Thiên đàng ở trên mặt đất nầy.

6)    Diệu kỳ thay, nếu ta nhận thấy cách đấng tiên tri Ê-li-sê cho Na-a-man ra về với lòng tin cậy Đức Chúa Trời mà thôi. Khi Na-a-man hỏi về sự "quì lạy trong đền thờ Rim-môn" (IICác 5:18), thì Ê-li-sê không trả lời trực tiếp, nhưng khiến ông đối xử với Đức Chúa Trời mà thôi, và bảo ông "hãy đi bình yên" (IICác 2:19). Trong mọi sự nầy, loài người có vẻ nhỏ mọn biết bao, và Đức Chúa Trời vinh hiển biết bao!

7)    Nhưng quỉ Sa-tan luôn luôn hoạt động. Đây nó thò tay ra và thúc đẩy Ghê-ha-xi giở thủ đoạn tham tiền. Cũng một thể ấy, sự chữa bịnh giả mạo, thuật đồng bóng và các thuật giống như vậy của quỉ Sa-tan vẫn còn tìm cách "buôn" những sự thuộc về Đức Chúa Trời như là món hàng vậy. Nhưng nếu nhìn gần sát thì anh em sẽ thấy bàn tay nổi phung và mặt "trắng như tuyết" (IICác 5:27).

Ê-XÊ-CHIA
(IICác 20:1-21)

1)    Đây là một bịnh trạng tuyệt vọng. Người ta có thể lý luận rằng thuốc đã dự phần chữa lành cho Ê-xê-chia; nhưng lý luận ấy bị dẹp bỏ bởi cái thực sự rằng không thuốc nào chữa ông được vì Đức Chúa Trời đã phán ông phải chết, chớ không sống được. Vậy, loài người và phương thuốc chẳng có liên quan gì đến sự chữa cho ông lành bịnh; chính là Đức Chúa Trời đã chữa.

2)    Ông lấy lòng khiêm nhường mà quay về với Đức Chúa Trời. Ông không thử tìm kiếm sự cứu giúp nơi loài người. Ông nhìn nhận mình bất lực và giao phó mình cho sự thương xót của Chúa. Lời cầu nguyện của ông không bày tỏ lòng tin cậy lớn lao; nhưng Đức Chúa Trời nghe tiếng kêu tuyệt vọng của ông và đã giải cứu ông.

3)    Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện của Ê-xê-chia cách dứt khoát và rõ ràng, -- chính Ngài cho ông sống thêm 15 năm nữa. Ngài đáp lời Ê-sai và Ê-sai truyền lại cho Ê-xê-chia. Ông lập tức tin lời ấy, và bắt đầu ngợi khen Ngài.

4)    Sự đáp lời cầu nguyện có một dấu hiệu cặp theo tức là "Ngài bèn đem bóng đã giọi trên trắc ảnh A-cha lui lại mười độ, là mười độ đã xuống rồi" (IICác 20:11). Người ta đã đắp "một cái bánh trái vả" (IICác 20:7), nhưng trong cả hai đoạn (IICác 20 và Ê-sai 38), chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã ban ơn chữa lành trước rồi; và Đức Thánh Linh đã chép cho chúng ta học biết rằng bánh trái vả đắp theo lời của Ê-sai, chớ không theo lời "Đức Giê-hô-va phán" như khi nói về sự chữa lành ông. Hai đoạn nầy chép rất nhiều chi tiết, nhưng không hề nói đến thầy thuốc.

Đức Chúa Trời đã phán bảo chúng ta dùng dầu xức và lời cầu nguyện bởi đức tin; ta chỉ cần vâng theo lời ấy.

CON TRAI QUAN THỊ VỆ
(Giăng 4:43-54)

Phép lạ chữa bịnh nầy dường như có lời truyền phán đặc biệt về thời đại mình.

1)    Phép lạ nầy dạy chúng ta rằng ta không cần sự hiện diện cụ thể và hữu hình của Chúa để chữa lành. Ngài ở xa đứa trẻ đau yếu nầy, và chỉ phán một lời quyền phép. Lời ấy có sức toàn năng vượt qua các khoảng ngăn cách, cũng như nó vẫn còn từ Thiên đàng truyền xuống mặt đất. Anh em nói rằng: "Ôi! Ước gì Ngài có ở đây!" Không, phép lạ lớn lao nầy đã được thực hiện từ nơi xa.

2)    Phép lạ nầy do đức tin đơn sơ, chớ mắt không thấy và cũng không có dấu hiệu nào. Đức Chúa Jesus khiến quan thị vệ nầy xây bỏ mọi sự trừ ra lời phán đơn sơ của Ngài. Ngài than rằng: "Nếu các ngươi không thấy phép lạ và điềm lạ, thì các ngươi chẳng tin!" (Giăng 4:48). Rồi Ngài thử nghiệm đức tin của ông bằng một lời đơn sơ: "Hãy đi, con của ngươi sống" (Giăng 4:50). Quan thị vệ đã chịu nhận bài học gay go, đã tin lời nói "trần trụi" đó, nên con ông được lành mạnh hẳn. Ông bày tỏ đức tin bằng cách bình tĩnh trở về, không còn vật nài Chúa đến nhà mình nữa.

3)    Phép lạ nầy bắt đầu ở một lúc nhứt định và tiến triển một cách bình tĩnh và từ từ, ấy cũng như cách nhiều người ngày nay được chữa lành. "Người bèn hỏi họ con trai mình đã thấy khá nhằm giờ nào" (Giăng 4:52a). Và "họ trả lời rằng: Bữa qua hồi giờ thứ bảy, cơn rét lui khỏi" (Giăng 4:52b). Bây giờ con ông đang hồi sức. Cũng theo cách ấy, Chúa vẫn còn hành động để cứu giúp mọi người tin cậy Ngài. Đức tin có những lúc mau lẹ và những giờ chậm chạp. Chúng ta phải học tập nhận lấy cả hai cái đó: Phải để riêng ngay lúc ta tin, thì phần hệ trọng của phép lạ đã thực hiện; rồi phải cứ vững lòng tin trong khi mọi phần khác của ơn phước được thực hiện.

SỰ CHỮA LÀNH BÀ GIA PHI-E-RƠ
(Mác 1:29-31)

Đấng Christ vừa mới ở trong nhà hội; tại đó, Ngài đã trừ một con quỉ, làm cho dân chúng kinh ngạc khôn xiết. Kìa, bà gia Phi-e-rơ "đương nằm trên giường, đau rét" (Mác 1:30). Ấy là một bịnh thường; nhưng Chúa nhận thấy rõ ràng có một năng lực khác ở phía sau bịnh rét. Vì "Ngài... quở trách cơn rét" (Lu 4:39 – theo nguyên văn),  và lời quở trách đó ngụ ý rằng có một kẻ gian ác đã gây nên bịnh rét đó. Nếu chỉ là một công lệ thiên nhiên, thì phải quở trách làm chi? Nếu không có ý chí của một thân vị (une personne) nào, thì không có gì đáng quở trách. Phải, bịnh rét chỉ do bàn tay ma quỉ rờ đến, và Ngài đã quở trách chính ma quỉ.

Đoạn, bà gia Phi-e-rơ nắm lấy quyền phép chữa lành mà Ngài "nghiêng mình trên" bà để truyền cho. Ngài cầm tay bà, đỡ dậy, và bà đã đứng dậy. Bà tỏ lòng vâng phục, vì đã nắm lấy tay Ngài giơ ra, và cũng tỏ ra sự hành động vì đã đứng dậy. Vậy, chúng ta phải nắm lấy sự cứu giúp và quyền phép của Ngài.

Rồi bà dùng sức mạnh mới để hầu việc Chúa và mọi người đi theo Ngài. Đó là bằng cớ mạnh nhứt về sự chữa lành và cũng là cách tốt nhứt để dùng sự chữa lành. Vậy, chúng ta phải luôn luôn dâng sự sống mới cho Đức Chúa Trời. Đang khi hầu việc kẻ khác và quên mình đi, thì chúng ta sẽ thấy chính sức mạnh của mình được đổi mới. Đang khi ban phát sự sống của mình, thì ta cứu giữ được nó; và đang khi hầu việc kẻ khác, thì Chúa làm đầy đủ mọi sự cần dùng của ta.

Nầy đây, một cách trao đổi trách nhiệm và sự săn sóc đầy hạnh phước. Ta thấy rằng mình chỉ cần sống cho Ngài, chớ không cần làm chi khác, còn Ngài hứa "làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của ta y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jesus Christ" (Phil 4:19). Vả, đức tin khỏe là một ơn phước vật chất dồi dào hơn hết cho sự sống thân thể chúng ta; và theo như mọi người nhận biết, nó là một sự cần dùng lớn lao hơn hết của chúng ta.

SỰ CHỮA LÀNH CHO SỐ ĐÔNG NGƯỜI
(Mat 8:1-34)

Bài học mà những trường hợp chữa bịnh nầy dạy chúng ta chính là Ngài chữa bịnh cho cả mọi người. Ngài chữa bịnh cho mọi người có cần. Ngài muốn tỏ ra rằng không phải là Ngài chỉ chữa bịnh cho những người được Ngài yêu mến đặc biệt như bà gia của một Sứ đồ, nhưng Ngài chữa cho hết mọi người khốn nạn, tội lỗi và đau đớn chịu tin cậy Ngài.

Nhưng bài học cao quí và giúp ích hơn hết là cách liên quan những trường hợp chữa bịnh nầy với lời tiên tri trong sách Ê-sai đã báo tin Đấng Mê-si sẽ gánh vác bịnh hoạn, tật nguyền của chúng ta. Vậy, không phải là tình cờ mà Ngài đã chữa lành cho những bịnh nhơn nầy; sự chữa bịnh nầy không phải là một cách đặc biệt và bất thường bày tỏ quyền phép của Ngài theo tư cách Con Đức Chúa Trời. Nhưng đó là mục đích và ý định thật trong chức vị Mê-si của Ngài. Vậy, người mọi đời có thể đến cùng Ngài mà chất trên Ngài mọi gánh nặng và sự đau đớn của mình.

Những lời nầy sâu nhiệm và đầy đủ biết bao: "Chính Ngài đã lấy tật nguyền của chúng ta, và gánh bịnh hoạn của chúng ta" (Mat 8:17). "Chính Ngài!" không phải là Ngài và thầy thuốc, nhưng một mình Ngài mà thôi. "Chính Ngài!" Không phải là Ngài và chúng ta, nhưng một mình Ngài mang gánh nặng, để cho chúng ta hoàn toàn được thong thả. "Chính Ngài!" Vậy, nếu không có Ngài, thì không thể nào được chữa lành. Mọi sự bọc kín trong Ngài: ấy là sự sống của Ngài ở trong chúng ta, là chính Ngài ngự trong ta: "Chính Ngài!" lấy và gánh không phải một lần, nhưng là cho đến đời đời, không những cất bỏ, nhưng cũng còn giữ gìn và bồng ẵm. Sự chữa lành phước hạnh thay! Đấng của lễ đáng quí mến thay!

NGƯỜI PHUNG
(Mác 1:40-45)

Sự chữa lành người phung đã xảy ra sau đó ít lâu, trong một cuộc hành trình của Đấng Christ qua xứ Ga-li-lê.

1)    Lời cầu xin của người phung nầy là một mẫu mực rất hay về tâm trạng mà ta thấy trong hạng tín đồ trung bình. Người phung nầy hoàn toàn tin cậy Đấng Christ có quyền phép để chữa bịnh, nhưng biết chắc Ngài có vui lòng chữa bịnh cho mình chăng?

Vả, nếu có người bạn sắp nghi ngờ tôi một phần nào, thì tôi thích anh ấy đến cùng tôi và nói: "Tôi chắc rằng nếu anh có thể giúp tôi, nhưng tôi ít tin rằng anh sẵn lòng giúp tôi." Khi nào người ta mới nhận thấy rằng lời nói: "Tùy theo ý Đức Chúa Trời" một cách dễ dãi và thật thà, thường lại che giấu tấm lòng nghi ngờ vừa xảo quyệt, vừa chọc giận Chúa?

2)    Đấng Christ trả lời người phung nầy rất rõ rệt và mạnh mẽ; câu trả lời nầy đáng chứng tỏ rằng Ngài sẵn lòng chữa lành bịnh nhơn nào thành thật và tin cậy Ngài. Ngài trả lời rằng: "Ta khứng, hãy sạch đi" (Mác 1:41). Không có sự nói trớ, nói nước đôi, hoặc sự lưỡng lự, ra điều kiện. Ấy là một câu đáp lại cao cả, đế vương và mau lẹ; mọi người có thể nghe lời Ngài phán trong câu đáp lại ấy.

3)    Tay Đấng Christ rờ đến rất có ý nghĩa cho người phung. Từ lâu lắm mới lại có bàn tay yêu thương rờ đến hắn. Không phải là một cái rào lạnh lẽo hoặc chiếu lệ. Đấng Christ cảm động và thương xót hắn. Tấm lòng đầy yêu thương và chính sự sống của Ngài ở trong cái rờ đó. Phải, Ngài cứu giúp chúng ta không phải vì lời hứa của Ngài bắt buộc Ngài, nhưng Ngài cứu giúp với sự yêu thương đầy tràn và sự chiều nể không bờ bến.

4)    Rồi người phung được sạch phải đến cùng thầy tế lễ tại thành Giê-ru-sa-lem để nhìn nhận và làm chứng một cách thích hợp rằng mình đã được sạch. Trước khi làm chứng trước mặt các thủ lãnh tôn giáo trong nước, hắn không được phép làm chứng cho một người nào khác.

Cũng một thể ấy, chúng ta phải làm chứng về những công việc quyền phép Ngài đã làm trong mình, và phải làm chứng ở nơi Ngài muốn – có lẽ là ở nơi khó khăn hơn hết cho mình, và ở ngay trước mặt những thủ lãnh tôn giáo, vừa kiêu ngạo vừa chống nghịch mình.

Từ xứ Ga-li-lê đến thành Giê-ru-sa-lem, đường xa lắm, nhưng nếu sự làm chứng bắt buộc ta phải hi sinh lớn lao cho Ngài như vậy, thì sự yêu thương của Ngài há chẳng đáng được như vậy sao?

NGƯỜI ĐAU BẠI
(Mác 2:1-12)

1)    Đây Chúa làm tỏ rõ mối liên quan giữa tội lỗi và tật bịnh, và tự nhận là "ở thế gian có quyền tha tội" (Mác 2:10). Từ lúc đó trở đi, Ngài bị coi là kẻ lộng ngôn. Người khốn nạn nầy đến để được chữa lành, nhưng Chúa thấy một sự cần dùng sâu xa hơn cần phải làm thỏa mãn trước đã. Sự sống thiêng liêng phải đi trước sự sống thuộc thể. Vậy nên trước hết, Ngài phán lời tha thứ: "Hỡi con ta, tội lỗi ngươi đã được tha" (Mác 2:5). Chúng ta phải luôn luôn bắt đầu như vậy. Biết bao nhiêu người chỉ vì cần được chữa lành mà đã nghĩ tới sự cứu rỗi linh hồn mình!

2)    Rồi tới thân thể hắn được chữa lành. Nhưng hắn phải nhận lấy sự chữa lành nầy bằng cách vận dụng đức tin dạn dĩ và hay vâng phục; Hắn không được chữa lành đang khi nằm bẹp trên giường. Hắn phải "đứng dậy, vác giường mà đi" (Mác 2:9). Chúng ta cũng phải đứng dậy mà đi nhờ sức mạnh của Chúa.

3)    Trái với lời người ta thường đoán, hắn được chữa lành không phải bởi đức tin của những người khiêng hắn đến cùng Đức Chúa Jesus, nhưng bởi đức tin của chính mình hắn. Đức tin của họ dẫn hắn đến nơi chơn Đức Chúa Jesus, và cho hắn được nghe lời thương xót tha tội. Nhưng chính đức tin của hắn phải đòi cho được chữa lành. Và hắn phải có đức tin chơn thật, thì mới có thể đứng dậy trước đoàn dân đông đó và vác giường đi. Đức tin của kẻ khác nếu thêm vào đức tin của chúng ta, thì có thể giúp đỡ ta nhiều lắm; nhưng tấm lòng không tin chẳng nhận được phước gì từ nơi Chúa hết.  Vậy, ta dường như thấy rõ ràng rằng người nào tin cậy Đức Chúa Trời chữa bịnh phải cẩn thận, chớ chịu lấy trách nhiệm ngăn cản kẻ khác nhận lời khuyên bảo của thầy thuốc.

4)    Nơi chữa lành rất trọng thể, vì là bằng chứng về sự tha tội và dấu hiệu về quyền phép cứu rỗi của Đấng Christ. Ngài thật đã chữa lành cho người nầy hầu cho họ "biết Con người ở thế gian có quyền tha tội" (Mác 2:10). Đấng Christ luôn luôn muốn làm các phép lạ cụ thể để khiến người đời tin quyết rằng thật có Tin Lành của Ngài. Nếu Ngài không bày tỏ quyền phép đủ để thắng những tật bịnh trong đời sống chúng ta, thì ta làm thế nào mà mong cho loài người tin rằng thật có các ân tứ thiêng liêng của Ngài được? Nếu đức tin của một người nào không hề có đủ sức mạnh để làm nên một việc thật khó khăn trong đời thực tế của mình, thìn người ấy có quyền gì mà quyết chắc đạo mình là thật?

KẺ BẠI Ở BÊ-TẾT-ĐA
(Giăng 5:1-9)

1) Đây là một trường hợp chữa bịnh công khai và nhứt định trong ngày Sa-bát. Phép lạ nầy cốt dùng để bác bỏ cái ý tưởng lan rộng trong thời ấy rằng bịnh tật và sự chữa bịnh chỉ có một tánh chất trần gian; cũng cốt để tỏ cho dân chúng biết rằng sự chữa bịnh trong ngày Sa-bát vẫn là thiêng liêng đầy đủ, và sự chữa bịnh thật là một phần cốt yếu trong chức vụ thiêng liêng của Ngài. Nhiều người vẫn còn e sợ tăng phần quan trọng của thân thể một cách quá đáng; họ quên rằng hễ khi nào Đấng Christ rờ đến thân thể, thì Ngài khiến nó nên thiêng liêng và thánh khiết.

2) Bài học quan hệ thứ hai ở đây có liên quan đến những điều dại dột mà người ta nương cậy để được chữa lành. Khi Chúa nhứt định chữa cho kẻ bại nầy, thì Ngài không để ý tới Bê-tết-đa hay là "phương pháp" nào khác; nhưng Ngài chỉ phán một lời quyền phép bảo hắn nương cậy quyền phép của Đức Chúa Trời mà bước đi.

3) Cũng có một bài học cho những người đang chờ đợi, hi vọng ngày cứu giúp sẽ tới, và cứ hi vọng mà đi xuống mồ mả. Khi Đức Chúa Jesus chữa người bại nầy, thì Ngài làm tiêu tan tất cả tương lai ảo mộng của hắn, và đặt hắn trên nền tảng thực tế, vững chắc của một hành động quyết định lúc hiện tại. Cũng một thể ấy, ngày nay người ta thường còn lầm hi vọng là đức tin. Sự thử nghiệm đức tin ấy là có nó luôn luôn sống ở hiện tại và nhận lãnh ơn phước ngay bây giờ.

4) Lại có một bài học rất quan hệ khác nữa là: Nương dựa vào kẻ khác thì chỉ là dại dột vô ích. "Lạy Chúa, tôi chẳng có ai để quăng tôi xuống" (Giăng 5:7), -- câu nầy còn bày tỏ sự nương cậy mòn mỏi của hàng trăm người ngày nay. Họ mong chờ được chữa bịnh do sự giúp đỡ của kẻ khác; họ làm tê liệt tất cả sức lực và lòng tin của mình vì trông nhờ "phương pháp," hoặc nương cậy đức tin và lời cầu nguyện của kẻ khác. Nếu chúng ta chưa vì chính mình mà tin vững vàng, thì kẻ khác không giúp đỡ ta được. Nếu chúng ta nắm chặt lấy họ, thì bàn tay ta sẽ ràng buộc và ngăn trở họ chẳng khác chi người chết đuối nắm chặt lấy kẻ đến cứu, và cả hai có thể cùng chết chìm.

5) Lại nữa, Chúa hỏi người bại rằng: "Ngươi có muốn lành chăng?" (Giăng 5:6b). Lời nầy bày tỏ yếu tố của đức tin quyết định. Đức tin không phải chỉ là một sức mạnh của ý chí nhưng "trụ sở" và "khu vực" của nó chính là ý chí. Đức tin là ân tứ mạnh mẽ hơn hết mà Đức Chúa Trời ban cho loài người, và chẳng ai có thể nhận lãnh nhiều ơn phước từ nơi Đức Chúa Trời nếu không có sự lựa chọn vững chắc và quyết định. Trước hết, chúng ta rằng Chúa muốn chữa cho mình lành mạnh; rồi ta phải đòi xin cho được chữa lành, -- đòi xin với một sức mạnh và bền đỗ cuốn theo tất cả năng lực của thân thể mình.

6) Bịnh nhơn đáng thương nầy còn dạy chúng ta một bài học nữa: Chúa phán cùng hắn rằng: "Đừng phạm tội nữa, e có sự gì càng xấu xa xảy đến cho ngươi chăng" (Giăng 5:14). Không phải là luôn luôn, nhưng thường khi những sự đau đớn dai dẳng và ghê sợ chính là kết quả  trực tiếp của con đường buông lung theo tội lỗi. Nhiều người ngày nay bị tật nguyền vì đã phạm tội lúc trẻ tuổi. Vậy, phải tỏ tường nhìn biết, xưng nhận và từ bỏ mọi tội lỗi: người đã được cứu chuộc nếu muốn giữ vẹn sự sống thiêng liêng, thánh khiết mà Chúa ban cho, thì phải ăn ở trong sạch và tỉnh thức luôn.

Mỗi tấm lòng và lương tâm phải chịu trách nhiệm về chính mình, và Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ tỏ rõ trách nhiệm ấy cho mọi người muốn biết, hầu cho có thể hoàn toàn vâng theo. Nhưng không có "hòn đá thử nghiệm" nào chu đáo cho bằng sự sống chữa lành của Đấng Christ; không có sợi dây nào ràng buộc linh hồn một cách thiêng liêng hơn vào bàn thờ thánh khiết cho bằng lời phán nầy: "Ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi" (Xuất 15:26).

Phép lạ nầy không thể nào phân rẽ với bài giảng tiếp theo về "Sự sống" mà Đấng Christ đã ngự đến để ban cho chúng ta. Nó chính là một thí dụ tỏ rõ sự sống hạnh phước đó. Sự chữa lành của Đấng Christ là chính sự sống của Thần tánh Ngài truyền vào trong chúng ta, không hơn không kém; sự sống ấy bổ sức cho linh hồn cùng thân thể đau yếu của chúng ta; nó là khởi điểm của sự sống đời đời ngay trong thế gian nầy. Đó chính là điều Chúa dạy ở đây: "Con cũng ban sự sống cho kẻ Con muốn thể ấy" (Giăng 5:21); lại rằng: "Giờ đến, và đã đến rồi, khi những kẻ chết nghe tiếng của Con Đức Chúa Trời, và những kẻ nghe sẽ được sống" (Giăng 5:25).

NGƯỜI TEO MỘT BÀN TAY
(Mat 12:9-21)

Phép lạ nầy tái diện trong xứ Ga-li-lê bài học mạnh mẽ về sự chữa bịnh trong ngày Sa-bát; bài học nầy Đức Chúa Jesus đã dạy tại thành Giê-ru-sa-lem khi Ngài chữa lành người bại ở Bê-tết-đa. Cả hai phép lạ nầy càng làm tỏ rõ cái nguyên tắc lớn lao có liên quan đến sự tự do của ngày Sa-bát, sự thánh khiết của thân thể và tánh chất thiêng liêng của sự chữa lành thân thể.

Cả hai phép lạ nầy cùng dạy bài học quan hệ về sự cần phải có đức tin tự động và quyết chiến, thì mới nhận được quyền phép chữa bịnh của Đấng Christ. Bàn tay teo của người nầy cũng yếu đuối, chẳng làm gì được. Tự người nầy không có sức lực cất bàn tay lên. Nhưng hắn phải có một sự cố gắng của ý chí và một hành động mạnh mẽ; không phải là thử, nhưng là làm một cách thành thực và thật mong làm trọn được. Chính lúc hắn làm như vậy, thì một cách lặng lẽ và đầy đủ, quyền phép của Đức Chúa Trời đáp lại hành động vâng phục của hắn, cho hắn được mạnh mẽ và đắc thắng.

Như vậy, đức tin phải làm những việc mà ta tự nhiên không có sức lực để làm; đang khi đức tin tiến lên, thì sức lực mới mẻ tràn lên. Bàn chơn phải bước xuống, thậm chí phải đụng tới mặt nước lạnh, nhưng Đức Chúa Trời chẳng thất tín đâu. Nếu chỉ chờ đợi một cách thọ động, thì không có sự sống hoặc quyền phép của Đức Chúa Trời tràn đến bao giờ. Chúng ta phải đặt chơn vào đất Ca-na-an, phải giơ tay ra hái trái cây sự sống để ăn và sống đời đời. "Con nhện nắm được bàn tay nó, nên ở trong cung của các vua" (Châm 30:28 – theo nguyên văn). Biết bao tín đồ không có tay! Hoặc ngón tay họ không nắm được; ý chí của họ không có sức lực, và đức tin của họ không nắm chặt được. Hỡi những kẻ hờ hững, hãy nghe tiếng Ngài. "Hãy giơ tay ra" (Mat 12:13).

Trong những lời Đức Chúa Jesus lý luận với những người Pha-ri-si về trường hợp nầy, Ngài không để cho ai có cớ nghi ngờ quan điểm của Ngài rằng sự chữa bịnh có liên quan với ý chỉ của Đức Chúa Trời. Ngài chế giễu thành kiến của họ đối với việc Ngài chữa bịnh nhơn trong ngày Sa-bát, và dùng hai lý cớ binh vực sự chữa bịnh cho người nầy. Trước hết là lòng nhơn đạo, và bấ cứ người nào thấy con bò hoặc con chiên ngã xuống hố, cũng phải kéo nó lên; Thứ hai là chánh nghĩa: Chữa bịnh ấy là "làm lành" và "cứu người": còn không chữa bịnh ấy tức là "làm ác" và "giết người"! Sự chữa lành nầy không phải giống như làm ơn lớn và trị bịnh cho.

Tuy nhiên, những sự dạy dỗ dịu dàng, đầy lòng thương xót của Đức Chúa Jesus chỉ chọc giận những kẻ gian ác đó. Cả đến khi họ thấy quyền phép Đức Chúa Trời ủng hộ lời dạy dỗ của Ngài, thấy người kia được chữa lành ngay trước mắt mình, họ cũng vẫn đầy lòng cuồng dại, và bàn mưu để giết Ngài đi. Cũng một thể ấy, thành kiến vẫn còn làm cho người ta đui mù, không thấy lẽ thật và sự yêu thương của Đức Chúa Trời; ngày nay vì cớ lòng người ta cứng cỏi nên họ vẫn còn vì thành kiến mà chống nghịch chức vụ chữa bịnh của Đấng Christ.

NGƯỜI ĐỜN BÀ BỊ QUỈ ÁM LÀM CHO ĐAU LIỆT
(Lu-ca 13:10-20)

Đây là một trong những phép lạ Đấng Christ làm nhằm ngày Sa-bát. Nó cũng thuộc về loại phép lạ mà chúng tôi vừa mới giải luận; nó bổ túc và thêm sức cho cùng một nguyên tắc. Vậy chúng tôi xin đặt nó vào đây.

1)    Tánh chất của bịnh tật bà nầy.

Bà bị đau liệt và thân hình sai lệch không sao cứu chữa được. Bà còng gục xuống, không sao đứng thẳng được. Bà đã chịu đau đớn như vậy lâu lắm; suốt 18 năm, bà đã ở trong tình trạng đó. Vậy, người ta đã đem đến trước mặt Chúa, là Thầy Thuốc đại tài, một người mắc bịnh kinh niên, rất khó chữa.

2)    Nguyên nhơn của tật bịnh bà nầy.

Đây, ta thấy một tia sáng chói lọi, rực rỡ lạ lùng chang rọi vào bịnh trạng của bà, song cũng rọi vào tất cả vấn đề tật bịnh. Chúa tuyên bố tỏ tường rằng bịnh tật của bà không do những nguyên nhân tự nhiên, nhưng do sự hành động của một con quỉ; ấy nghĩa là thân thể bà bị "quỉ tật nguyền trói buộc." Ngài phán rằng: "Con gái của Áp-ra-ham nầy, quỉ Sa-tan đã cầm buộc mười tám năm" (Lu 13:16). Ngài không nhìn nhận đây là trường hợp Đức Chúa Trời sửa phạt, nhưng chính là bàn tay của ma quỉ đã trực tiếp hành hại của thân thể bà. Lời nầy không thể nào có ý nghĩa mập mờ, nước đôi. Kẻ nào ôm ấp, nựng nụi một con quỉ gớm ghiếc, dường như nó là một vị thiên sứ, thì phải rùng mình rởn óc khi nghe lời Chúa phán đây.

3)    Vấn đề ý chỉ của Đức Chúa Trời cũng được nêu lên rỏ rệt lạ lùng.

Trong nền luân lý của Đấng Christ, không có chữ nào cao quí hơn chữ "nên" (xem Lu 13:16 – hoặc dịch là: "phải"). Ấy là một chữ thuộc về lương tâm, luật pháp và chánh nghĩa muôn đời. Nó là một sợi dây ràng buộc cả Đức Chúa Trời và người ta. Khi Đức Chúa Trời phán: "Phải" thì không còn kêu nài chi nữa, không còn giảm bớt hoặc thay đổi nữa, nhưng chỉ phải tuyệt đối vâng theo; chữ "phải" không có nghĩa là có thể làm, có phép làm, hoặc có lẽ nên làm; nhưng nó có nghĩa là nếu không làm thì có lỗi. Với những người gian ác đặt thành kiến hèn mạt trước ý chí nhơn từ của Đức Chúa Trời và trước hạnh phước của con cái Ngài, Đấng Christ phán rằng: "Há chẳng nên mở trói cho nó trong ngày Sa-bát sao?" (Lu 13:16). Lời này đáng phải giải quyết dứt khoát vấn đề Đức Chúa Trời đối với sự chữa bịnh cho chúng ta thể nào?

4)    Nhưng còn có một nguyên tắc nữa, tức là nguyên tắc hệ trọng hơn hết, đặt điều kiện và giới hạn cho chữ "phải" cùng mọi sự khác trong trường hợp của bà nầy. Ấy là đức tin của bà. Rõ ràng lắm, Chúa gọi bà là con cái của đức tin, "con cái của Áp-ra-ham" (Lu 13:16). Đó là mấy chữ gồm cả ý nghĩa của câu nầy, nêu lên vấn đề buộc "phải" chữa lành cho bà. "Con cái của Áp-ra-ham nầy, quỉ Sa-tan đã cầm buộc 18 năm, há chẳng nên mở trói cho nó trong ngày Sa-bát sao?" (Lu 13:16).

5)    Đức Chúa Trời có muốn chữa lành mọi người chăng? Ngài muốn chữa lành mọi người có lòng tin. Mấy chữ "con gái của Áp-ra-ham" còn có nhiều ý nghĩa hơn đức tin thường, nó bày tỏ một đức tin rất mạnh mẽ giống như đức tin của Áp-ra-ham – tin mà không thấy, tin những sự khó khăn vô cùng, dường như không thể nào làm được.

Chúng ta có bằng cớ nào tỏ ra bà đã có đức tin như vậy chăng? Có, Kinh Thánh chép rằng Đức Chúa Jesus gọi bà đến cùng Ngài và phán rằng: "Hỡi đờn bà kia, ngươi đã được cứu khỏi bịnh." Chữ "gọi" ngụ ý rằng Ngài đòi bà phải đến cùng Ngài trước hết. Và muốn đến cùng Ngài, bà phải gắng sức và có đức tin phi thường như vậy, bà phải thử cố đến cùng Ngài, rồi mới được Ngài rờ tới mà chữa lành cho. Đang khi ba bước tới, thì Chúa tuyên bố công việc chữa lành đã được thực hiện: "Hỡi đờn bà kia, ngươi đã được cứu khỏi bịnh." Rồi Ngài đặt tay trên bà mà làm hoàn toàn sự chữa bịnh.

Nhưng đức tin của bà phải hành động trước; ấy cũng như Áp-ra-ham, bà đã bước đi bởi đức tin, không có gì hơn nữa. Khi ấy, công việc có thể kể là xong rồi. Đấng Christ phán: "Ngươi đã được cứu khỏi bịnh," rồi các kết quả đầy đủ bắt đầu theo sau.

 

ĐÂY TỚ CỦA THẦY ĐỘI
(Mat 8:5-13)

1)    Điều thứ nhứt tôi xin anh em chú ý ở đây, là Đức Chúa Jesus hết sức khen ngợi đức tin của một người dân ngoại, là người ít có dịp tiện biết Đức Chúa Trời và hưởng lấy sự sáng của đạo Ngài. Ông nầy có rất ít sự sáng đạo lý hoặc do đã học tập trong sự tín ngưỡng của mình, hoặc do sự hiểu biết nông cạn đạo Giu-đa mà mình đã thâu lượm được; nhưng ông biết bổn phận của mình chừng nào, thì đã trung tín chừng ấy; cũng đã tỏ lòng yêu mến Đức Chúa Trời, lòng nhơn từ đối với đạo Giu-đa mà ông đã bỏ tiền riêng xây cất nhà hội cho.

2)    Đức tin mạnh mẽ của ông đã tự tỏ ra,trước hết bằng cách nhìn nhận Đấng Christ, triệt để kiểm soát hết các lực lượng của vũ trụ, cũng như ông cai trị những người lính có kỷ luật của mình vậy; thứ hai, bằng cách nhìn nhận chỉ lời phán của Đấng Christ cũng đủ làm dứt tật bịnh trong giây lát. Ông chỉ xin một lời phán của Chúa trời đất. Ông nhận lời độc nhứt ấy như một chiếu chỉ tối cao như chiếu chỉ của Sê-sa. Ông nhìn nhận quyền phép của lời Đấng Christ phán. Lời ấy truyền khắp vũ trụ như một giấy ủy nhiệm cao cả, không ai cưỡng lại được. Dầu giấy nầy ở trong tay một đứa trẻ, nó cũng vẫn có sức toàn năng của Ngài.

Luật pháp có sức mạnh khủng khiếp biết bao! Chỉ một tiếng người thay mặt tòa tuyên án, thì dầu có tất cả của cải và thế lực, cũng không thể giữ cho tội nhơn khỏi bị tống lao. Lời Đấng Christ đã phán cũng chúng ta là một lời có quyền phép. Khi đức tin đòi xin  cho được lời ấy, thì tất cả quyền phép của địa ngục và trần gian không dám chống cự. Đây là phạm vi hành động của đức tin: Nó nhậnh lấy lời phán của Vua Thiên đàng, và dùng quyền phép lời phán ấy mà chống lại các lực lượng của bịnh tật và tội lỗi.

3)    Sự khiêm nhường của ông nầy là một phần phụ thêm tốt đẹp của đức tin ông. Ông cảm biết sâu xa rằng mình không đáng được Đấng Christ đến thăm nhà. Ít khi một người Rô-ma kiêu hãnh nhìn nhận mình không xứng đáng được ai đến thăm; nhưng ông đội nầy cảm biết mình đang đứng trước một vị cao sang hơn Hoàng đế của mình, vậy nên tâm thần ông cúi xuống, khiêm nhường, cung kính và thờ lạy Ngài.

Chúng ta có phép đến gần hơn. Chẳng những Ngài hạ cố đến nhà chúng ta, nhưng còn ngự trong lòng ta cho đến đời đời.

NGƯỜI GIÊ-RA-SÊ BỊ QUỈ ÁM
(Mác 5:1-22)

Dường như ta không có cớ gì mà nghi ngờ điều nầy: Chứng điên cuồng và bịnh loạn óc vẫn vẫn có cùng một tánh chất, cùng một nguyên nhơn như những trường hợp người bị quỉ ám đương thời Đấng Christ. Rõ ràng lắm, Chúa kể rằng những sự rối loạn trí óc nầy là do hoạt động của quỉ Sa-tan. Sức mạnh ám ảnh người nầy đủ tiêu diệt cả một bầy heo. Một tấm lòng người có thể chất chứa những lực lượng khủng khiếp biết bao! Sức mạnh của ma quỉ hành động trên thân thể người nầy kihiến hắn bẻ gãy được xiềng xích mà bàn tay loài người tra trên hắn: sức mạnh ấy gợi cho ta suy nghĩ rằng năng lực thiêng liêng có thể có ảnh hưởng đến thân thể, hoặc để làm việc thiện, hoặc để làm ác.

Hết thảy sức mạnh của thân thể điều do nguồn gốc thiêng liêng mà ra. Người khốn nạn nầy dường như cảm thấy ở trong mình có hai yếu tố! Một là ý chí của hắn vật lộn yếu ớt cho được tự do; hai là các tà ma cai trị hắn và đè bẹp ý chí của hắn. Có điềm khác lớn lao giữa người bị quỉ ám nầy và người nào tự ý đầu phục quỉ Sa-tan.

Chúa gặp người nầy và có lòng thương xót hắn rất tha thiết. Chúa coi hắn như là nạn nhơn của một sức mạnh mà hắn không chống cự nổi, vậy, Ngài truyền một lịnh, cho hắn được buông tha. Lập tức mặt mày hắn thay đổi hẳn. Người điên cuồng mà ai cũng khiếp sợ, bây giờ ngồi nơi chơn Đức Chúa Jesus, "mặc quần áo, trí khôn bình tĩnh" (Mác 5:15). Chẳng bao lâu, sức mạnh gớm ghiếc bấy lâu ám ảnh hắn đã được bày tỏ ra trong sự tiêu diệt cả một bầy heo. Chính mình hắn cứ níu chặt lấy Đấng đã giải cứu hắn, và mong ước đi theo Ngài.

Nhưng Đức Chúa Jesus biết rằng hắn cần phải đi theo khuôn phép, là xưng danh Ngài ra và hầu việc Ngài; vậy, Ngài lập tức cho hắn đi riêng để ra đồn tin lành trong gia đình và quê hương mình. Mỗi bước tiến thêm lại thêm lòng tin và sức mạnh cho hắn; chẳng bao lâu, cả xứ Đê-ca-bô-lơ rúng động vì lời chứng của hắn, đến nỗi đường đã dọn sẵn cho Chúa tới thăm và làm công việc lớn lao kết thúc bằng phép lạ cho bốn ngàn người ăn no đủ. Cũng một thể ấy chúng ta thường phải giao cho tín đồ thanh niên làm công việc táo bạo và khó khăn hơn hết, để họ có dịp tỏ lòng tin ở sức Chúa và sức mình.

Sự chữa người điên là một trong những vấn đề hệ trọng hơn hết có liên quan với đức tin. Thuốc chữa linh nghiệm hơn hết chính là quyền phép của Đấng Christ. Chắc hẳn đây là một vấn đề rất khó khăn, và trong nhiều trường hợp, có sự thử thách đức tin gay go và dai dẳng, nhưng phần nhỏ mà ta thử làm tỏ ra rằng ta có thể làm nhiều hơn bội phần với sự khôn ngoan thánh khiết và đức tin can đảm.

NGƯỜI ĐỜN BÀ RỜ ÁO CHÚA
(Lu-ca 8:40-56)

1)    Phép lạ nầy gồm trong một phép lạ khác, tức là sự kêu gọi con gái Giai-ru sống lại. Trong hai phép lạ "sanh đôi" ấy, dường như Chúa đã viết một bài học cao cả gồm hai nguyên tắc mà hai phép lạ ấy tỏ rõ tuyệt diệu: một là Đức Chúa Trời có quyền phép tuyệt đối, thậm chí để hành động ở nơi chỉ có sự chết mà thôi; hai là đức tin có quyền phép tuyệt đối để nhận lãnh mọi sự từ nơi Đức Chúa Trời.

Hai phép lạ nầy làm nổi bật hai sức toàn năng mà Đấng Christ đã ràng buộc với nhau: "Đức Chúa Trời làm mọi việc đều được" (Mat 19:26), và: "Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả" (Mác 9:23).

2)    Lời Kinh Thánh chép đã tỏ rõ bịnh của bà là tuyệt vọng và các thầy thuốc đều đã bó tay. Kinh Thánh không có ý binh vực nghề thầy thuốc, nhưng nói thẳng cho chúng ta biết rằng mọi cách chạy chữa cho bà chỉ khiến bịnh bà càng nặng hơn. Chúng ta nên chú ý điều nầy: Lu-ca vốn là thầy thuốc, đã mô tả mọi sự nầy một cách rất linh động. Sau khi Lu-ca đến cùng Chúa, thì Kinh Thánh không còn chép ông làm nghề thầy thuốc nữa, ấy cũng như không còn chép Ma-thi-ơ làm nghề thâu thuế nữa.

3)    Cách tiến triển của đức tin và sự chữa lành rất đáng chú ý. Có ba bậc.

Trước hết, bà tin rằng mình sẽ được chữa lành. Bà nói rằng: "Nếu ta chỉ rờ áo Ngài, thì cũng đã được lành" (Mat 9:21).

Thứ hai, bà đã rờ áo Ngài. Bà đã làm một việc gì. Yếu tố của người ta trong đức tin đã được bày tỏ rất linh động ở đây. Đức tin không phải chỉ là tin mà thôi, nhưng còn là tiếp xúc với Cứu Chúa hằng ngày. Phải vượt quá sự cần dùng mà ta cảm thấy trong mình; phải rờ tìm và thấy được sự cung cấp trong Ngài. Không phải chỉ là đến gần bên ngoài, cũng không phải là đến gần bằng trí óc. Hàng trăm  người lấn ép Ngài, nhưng chỉ có một người rờ đến Ngài.

Thứ ba, sau khi tin không hơn không kém và sau khi thật đến cùng Chúa, thì có sự nhận lãnh một cách tự cảm biết. Lập tức "huyết cầm lại" (Lu 8:44); bà cảm biết trong thân thể mình rằng mình đã lành hết bịnh. Không phải là bà cảm biết rồi mới tin, nhưng bà tin rồi mới cảm biết.

4)    Nhưng bà phải nhìn nhận ơn phước mà mình đã nhận được. Đấng Christ không cho phép chúng ta nắm giữ các ân tứ của Ngài mà không nhìn nhận trước mặt mọi người. Nếu ta cứ giấu kín, thì không thể hưởng và giữ các ân tứ ấy lâu dài. Ấy cũng như cây cối, các ân tứ cần phải ở nơi sáng láng. Vậy, bà phải dẹp bỏ tất cả sự e lệ tự nhiên của phụ nữ, tấm lòng nhát sợ của bà phải nói ra ơn Chúa nơi chơn Ngài, cho mọi người nghe được. Nếu e lệ và làm thinh, thì chúng ta mất phước biết bao!

5)    Bà được phước biết bao vì đã nhìn nhận như vậy! Chúa phán với bà rằng: "Hỡi con gái ta, đức tin ngươi đã chữa lành ngươi; hãy đi cho bình an" (Lu 8:48). Bà là con gái của Chúa được Ngài yên ủi chữa lành; và bây giờ Ngài cho bà về bình an. Sự bình an sâu nhiệm, thiên thượng nầy do sự tiếp xúc với Đức Chúa Trời mà được, và là phần quí báu nhứt trong cơ nghiệp mà đức tin đem đến cho chúng ta. Chẳng những sự bình an vào trong lòng bà, nhưng bà cũng ở trong sự bình an, ví như một miếng đất rộng rãi và có cây sai trái đến nỗi bà không bao giờ có thể biết giới hạn của nó, hoặc hưởng hết mọi vật quí báu của nó. Chỉ một hành động đức tin nhỏ nhẹ, mong cho thân thể được chữa lành, mà có thể đem lại tất cả ơn phước thiêng liêng sâu nhiệm như vậy chăng? Chính là như vậy, vì phần quí báu hơn hết của ơn phước mà sự chữa bịnh của Ngài ban cho chúng ta, chính là Ngài chữa lành toàn thân ta, đem ta vào địa vị liên hiệp với Đức Chúa Trời, cho ta hưởng ơn đầy đủ mà ta không bao giờ có thể biết nếu chưa được rờ Ngài một cách sanh động.

Quả thật, chúng ta sẽ nhận thấy rằng phần nhiều ơn phước thiêng liêng lớn lao, phần nhiều sự từng trải, phần nhiều sự khải thị của Đức Chúa Trời ban cho dân Ngài trong Kinh Thánh, bắt đầu ở những sự mà ta có thể gọi là ơn phước đời nầy. Áp-ra-ham trở nên cha của những kẻ tin và đã tin Đức Chúa Trời sẽ ban cho mình con trai. Đa-ni-ên thấy sự tái lâm của Đức Chúa Jesus đang khi cầu xin cho những kẻ bị lưu đày được trở về Tổ quốc. Người đờn bà Ca-na-an đã thắng trận tuyệt vời vì xin cho con mình được lành bịnh.

Cũng một thể ấy, những điều mà ta gọi là nhỏ mọn và tầm thường chính là những cái trục mà những sự từng trải thiêng liêng lớn lao hơn hết quay trên đó. Sự tin cậy Đức Chúa Trời để được hết đau đầu hoặc để được một hai chục bạc sẽ dạy ta tin cậy Ngài để được ân điển và sự thánh khiết đầy trọn của Ngài.

HAI NGƯỜI MÙ
(MAT 9:27-31)

Truyện ngắn nầy làm tỏ rõ nhiều nguyên tắc hệ trong.

1)    Riêng sự cầu nguyện không chữa lành người bịnh được.

Hai người mù nầy theo Đức Chúa Jesus từ nhà Giai-ru mà kêu lên rằng: "Xin thương chúng tôi cùng!" (Mat 9:27). Nhưng Chúa Jesus chẳng đáp lại. Có khi người ta nói với chúng ta rằng: "Tôi đã cầu nguyện 40 năm cho được chữa lành, nhưng tôi chẳng lành chi hết." Không có chi lạ, vì nếu anh em cầu xin bởi đức tin, thì không cần phải cầu nguyện lâu như vậy.

2)    Chỉ đến trước mặt Đấng Christ, cũng không chữa bịnh được.

Họ đã đến cùng Chúa, đã bước vào trong nhà nhưng vẫn không được chữa lành. Cũng một thể ấy, nhiều người đi dự cuộc nhóm họp cố thử chịu ảnh hưởng thiêng liêng, dường như tưởng rằng mọi sự đó sẽ cho mình hưởng ơn phước. Có lẽ họ cũng quả quyết đến trước mặt Ngài để xin Ngài giúp đỡ và chữa lành cho, nhưng vẫn chẳng thấy khá hơn chút nào.

3)    Duyên cớ đã được bày tỏ trong bước cuối cùng mà chúng tôi giải luận đây.

Nếu chúng ta không quả quyết tin Ngài thật làm như điều ta cầu xin, thì mọi sự trên kia chẳng ích lợi gì. Chúa hỏi họ rằng: "Hai ngươi tin ta làm được điều hai ngươi ao ước sao" (Mat 9:28). Rồi Ngài tuyên bố công lệ cao cả của đức tin nhứt định cho mỗi người chúng ta được hưởng ơn phước chừng nào: "Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy" (Mat 9:29). Rồi Ngài rờ mắt họ, cho họ được chữa lành, được sáng lại. Họ bước đi trong sự sáng chói lọi của ban ngày.

Trong việc gì cũng có một bí quyết. Có một cái lò xo hoặc một số bí mật do đó ta có thể mở tủ sắt ra. Có một cách bí mật do đó tờ giấy nầy có thể đem đến trước mặt chánh phủ. Có một bí quyết do đó những lực lượng lớn lao của cõi thiên nhiên bị trị phục và lợi dụng. Cũng có một bí quyết mở cửa Thiên đàng ra, chỉ huy tất cả lực lượng và phương tiện của ngôi Đức Chúa Trời. Ấy không phải là sự cầu nguyện tha thiết, cũng không phải là làm việc nặng nhọc; ấy chỉ là "Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy."

NGƯỜI ĐÀN BÀ CA-NA-AN
(MAT 15:21-28)

1)    Đây lại là một tấm gương đức tin khác của một người ít có sự sáng đạo lý, ít có cơ hội biết Đức Chúa Trời. Thậm chí chúng ta có thể ngờ rằng người đờn bà nầy suốt đời chưa hề nghe đọc một lời hứa nào hoặc một đoạn nào trong Kinh Thánh, và chưa hề gặp một giáo sư nào được Đức Chúa Trời soi dẫn. Bà thuộc về một dân ngoại bị Đức Chúa Trời rủa sả, và đối với bà mọi sự trái nghịch cả.

Khi bà đến cùng Đức Chúa Jesus, thì dường như Ngài cũng chống nghịch bà. Nghe lời bà cầu cứu đáng thương hại, Ngài chẳng đáp một lời nào. Khi các môn đồ yêu cầu Chúa "truyền cho đờn bà ấy về" (Mat 15:23), nghĩa là yêu cầu Chúa nhậm lời bà và cho bà về, thì Chúa trả lời dường như tuyệt đối không nhìn nhận bà có quyền hưởng ơn thương xót của Ngài. Rốt lại, khi bà sấp mình nơi chơn Ngài mà nài xin Ngài cứu giúp, thì Ngài đáp bằng những lời đầy  vẻ xẳng xớm, xô đuổi; dường như Ngài quở mắng, không cho bà đến gần Ngài nữa. Thậm chí Ngài gọi bà là chó, tức là con vật ở phương Đông làm hình bóng về một người ô uế, không đáng cho ta kết bạn. Nhưng đứng trước mọi sự đó, đức tin của bà càng mạnh mẽ hơn; và rốt lại, bà dựa vào chính lời từ chối của Chúa mà tìm ra lý luận để được ơn phước. Những sự khó khăn không thể nào làm hại đức tin chơn chánh. Trái lại, nó là thuốc bổ cho đức tin lớn lên.

2)    Khi Chúa đối xử với ta và dường như từ chối không ban ơn cho ta, thì ta thấy ý định của Ngài. Suốt cả cuộc tranh đấu đó, Ngài vẫn hiểu biết và yêu thương bà, vẫn thấy lòng tin cậy vẫn không bị từ chối. Ngài chỉ chờ đợi lòng tin cậy ấy vì biết nó sẽ chịu nổi sự thử thách, và đến cuối cùng sẽ "quí hơn vàng hay hư nát" (IPhi 1:7).

Vậy, Chúa cứ để ta sấp mình nơi chơn Ngài, và thậm chí dường như chối bỏ tiếng kêu van của ta, để đem vận dụng tất cả lòng tin cậy và sốt sắng sâu xa của ta.

Đối với người đờn bà Ca-na-an, Đức Chúa Jesus còn nhắm một mục đích nữa. Ngài đưa bà đến chỗ chết về bổn ngã, và đến chỗ cảm biết tội lỗi của mình. Rốt lại, khi bà đã chịu nhận lời Chúa đoán xét mình, chịu đứng vào địa vị một tội nhơn khốn nạn, vô giá trị, thậm chí chịu nhìn nhận mình là một con "chó", tức là tự coi mình là tội nhơn hèn mạt hơn hết, thì bà liền nhận được mọi sự. Đức tin là đi xuống và cũng là đi lên, là sự chết và cũng là sự sống.

3)    Đức tin của bà lớn lao chẳng những vì nó bền đỗ bám riết mà cầu xin lai nhai đến cùng, song cũng vì nó hồn nhiên tìm thấy trong chính lời phán của Chúa một lý cớ rất mạnh cho mình nài xin cho kỳ được ơn phước. Đức tin là một phương thức luân lý, một cách tranh luận với Đức Chúa Trời về trường hợp của mình; nó luôn luôn tìm kiếm một lẽ gì để dựa vào.

Lòng bà nầy dường như trước hết dựa vào ân điển và sự yêu thương của Chúa. Rõ ràng lắm, có một cái gì nói cho bà biết Đấng có vẻ mặt bình tĩnh, nhu mì kia không thể nào từ chối không chịu ban ơn cho mình. Nhưng bà vẫn chưa nghe lời Ngài phán một lời ban ơn nào. Chỉ một lời phán ngắn ngủi, một tiếng thì thầm, một sự nhượng bộ chút xíu, thì đủ cho bà rồi. Nhưng Ngài vẫn chỉ phán những lời xô đuổi.

Rốt lại, Chúa phán một lời dường như đóng kín cửa cho đến muôn đời. Ngài chẳng những kể bà là người dân ngoại, song còn gọi bà là con chó.

Bà vượt qua sự khó khăn ấy thể nào? Một cách lạ lùng lắm. Chính lời Chúa phán đó hóa ra một chiếc cầu cho bà vượt qua sông Giô-đanh. Một con chó chăng? Vậy là bà đã có một địa vị rồi. Một con chó chăng? Phải, thậm chí một con chó cũng có ít nhiều quyền lợi. Bà sẽ đòi cho kỳ được quyền lợi của mình. Bà chỉ xin một miếng bánh vụn thôi. Đối với Chúa, ơn mà bà xin đây chỉ là một miếng bánh vụn, vì Ngài cao cả đến nỗi những công việc lớn lao do quyền năng và lòng yêu thương đã từ ngón tay Ngài mà rớt xuống! Nhưng, ôi! Đối với bà, miếng bánh vụn ấy quí báu biết bao! Bà dường như thưa với Chúa rằng: "Lạy Chúa, tôi xin nhận miếng bánh vụn nầy. Tôi sấp mình nơi chơn Ngài, và nơi chơn con cái Ngài. Tôi không xin phần đồ ăn của họ, nhưng chỉ xin phần họ bỏ đi. Ơn tôi xin đây, không giảm mất phần họ chút nào. Tôi khiêm nhường xin ơn ấy cho tôi cùng con tôi, và chắc hẳn Chúa không thể từ chối.

4)    Không, Đức Chúa Jesus không thể từ chối.

Đầy lòng yêu thương và kinh ngạc, Ngài phán rằng: "Hỡi đờn bà kia, ngươi có đức tin lớn: việc phải xảy ra theo ý ngươi muốn" (Mat 15:28). Và phép lạ đã xảy ra. "Theo ý ngươi muốn!" Đây, chúng ta lại thấy sự quyết định và ý chí chuyên chú, không lay chuyển, là rất cần yếu cho tất cả đức tin và hành động mạnh mẽ. Cũng một ý chỉ ấy, theo phương diện tiêu cực – "Tôi chẳng cho" (Sáng 32:26; nguyên văn là: "Tôi chẳng muốn") – đã làm cho Gia-cốp thắng trận ở Phê-ni-ên mười sáu thế kỷ trước. Cả hai trường hợp xin ơn giải cứu về đời tạm đó là bức tranh vẽ đức tin toàn thắng.

ĐỨA TRẺ BỊ QUỈ ÁM
(MAT 17:14-21)

Ngày sau khi hóa hình, Đức Chúa Jesus phải đối diện với quyền phép của Sa-tan dưới hình thức quỉ ám mà hết thảy môn đồ không làm chi được. Họ thất bại vì họ thiếu đức tin, và họ thiếu đức tin vì mải tranh giành theo dục vọng riêng. Khi Đức Chúa Jesus đến cùng đoàn dân đông, thì Ngài quở trách sự không tin mà Ngài nhận thấy khắp bốn phía, rồi Ngài gọi hai cha con người kia đến trước mặt Ngài. Lúc người cha bắt đầu kể lễ bịnh trạng khó khăn, thì ông sanh ra thất vọng mà kêu lên rằng: "Nếu thầy làm được gì, xin thương xót chúng tôi và giúp cho!" (Mác 9:22). Nhưng lời đáp của Chúa mau mắn tỏ cho ông thấy rằng không cần lo về quyền phép của Đấng Christ, nhưng phải lo về đức tin của ông: -- "Nếu ngươi có thể tin; đối với người nào tin, thì mọi sự có thể được cả" (Mác 9:23 – theo nguyên văn).

Người cha nầy lập tức nhìn nhận trách nhiệm nặng nề mà lời Chúa phán đã đặt trên ông, và ông bằng lòng chịu trách nhiệm đó: -- "Lạy Chúa, tôi tin; xin Chúa giúp đỡ trong sự không tin của tôi! (nguyên văn có hai chữ "Lạy Chúa")" (Mác 9:24).

Hai lời nầy hợp lại – lời cao cả của Chúa phán với ông và lời ông thưa với Chúa, -- là một trong những sự dạy dỗ kỳ diệu hơn hết của Kinh Thánh về đức tin. Lời Chúa phán tỏ ra những khả năng của đức tin: Đức tin làm được mọi sự và sánh ngang với sức toàn năng của Đức Chúa Trời, vì ngoài đức tin ra, thì chỉ còn Đức Chúa Trời là làm được mọi sự. Quả thật, đức tin nắm lấy và sử dụng chính sức toàn năng của Đức Chúa Trời. Lời nói của người cha kia giải thích khả năng của đức tin, nghĩa là: Chúng ta có thể tin đến mực nào? Ngày nay, nhiều người chịu để đời mình tiêu hao vì tự hỏi mình có thể tin chăng? Lại có những người khác khôn ngoan hơn, như người cha nầy cố gắng giơ tay ra trước, rồi nhờ Đức Chúa Trời nâng đỡ và đưa mình đến nơi đến chốn. Nếu ông nói: "Lạy Chúa, xin Chúa giúp đỡ trong sự không tin của tôi" trước khi nói: "Lạy Chúa, tôi tin," – thì thật là vô ích. Nếu ông nói: "Lạy Chúa, tôi tin," rồi dừng ở lại đó, thì cũng vô ích như vậy, vì đức tin của ông chỉ là sức mạnh của ý chí ông mà thôi. Ông vận dụng ý chí của mình, rồi nhờ Đấng Christ ban cho sức mạnh. Đó là đức tin. Đức tin hoàn toàn do Đấng Christ mà ra, và thật đức tin của Ngài ở trong chúng ta, nhưng phải nhận lấy đức tin ấy và phải dùng nó với một bàn tay vững vàng, cương quyết.

Bây giờ quyền phép chữa bịnh tràn đến; nhưng thoạt đầu quyền phép ấy dường như chỉ làm cho bịnh trạng nặng nề hơn. Quyền phép ấy gây cho quỉ Sa-tan chống cự hăng hái đến nỗi những người đứng xem tưởng rằng đứa trẻ đã thật chết rồi. Cũng một thể ấy, khi Đức Chúa Trời bắt đầu chữa lành chúng ta, thì thường khi ta dường như lại đau nặng hơn, và người đời nói rằng ta đã tự giết hại mình. Nhưng sự chết phải đi trước sự phục hưng. Chúng ta chớ sợ, nhưng hãy tin cậy Đấng biết hết, thì mọi sự sẽ tốt lành, đẹp đẽ. Chúa nắm tay đứa trẻ, đỡ nó dậy, và tà ma lìa khỏi nó cho đến đời đời.

NGƯỜI MÙ Ở BẾT-SAI-ĐA
(Mác 8:22-26)

1)    Việc thứ nhứt Đấng Christ làm cho người mù nầy là cầm tay hắn, dẫn hắn ra ngoài thành phố; như vậy, Ngài phân rẽ hắn với đám đông cho hắn có thì giờ suy nghĩ, và dạy hắn nắm tay Ngài mà đi cùng tin cậy Ngài trong bóng tối. Cũng một thể ấy, trước hết Ngài nắm lấy chúng ta và dẫn ta ra ngoài một mình với Ngài; Ngài làm như vậy lâu lắm trước khi ta nhìn vào mặt Ngài, hoặc biết Ngài đang dắt dẫn mình.

2)    Rồi Đức Chúa Jesus bắt đầu chữa lành hắn bằng cách "xức dầu" giản dị làm dấu hiệu, và đặt tay trên mắt hắn. Kết quả là hắn được chữa lành một phần, nhưng thấy sai hình và chưa được thỏa mãn. Như vậy, Chúa dạy chúng ta rằng có khi ta tấn tới từng phần một và theo những chẳng kế tiếp nhau. Có nhiều người không bao giờ đi quá chặng thứ nhứt.

3)    Còn một chặng thứ ba, -- tức là hắn được thấy rõ ràng, trọn vẹn, kết quả ấy do một nguyên nhơn, là nhìn xem Đức Chúa Jesus. Lần đầu tiên, hắn nói: "Tôi thấy người ta" (Mác 8:24), và đang khi chỉ thấy người ta, thì hắn chẳng thấy chi rõ hết. Nhưng lần thứ hai, Chúa khiến hắn "ngó lên", thì bây giờ hắn thấy rõ ràng. Nhìn xem Đức Chúa Jesus một cái, dầu chỉ là nhìn qua bóng mập mờ cũng đủ làm cho mọi vật rõ ràng và trọn lành.

NGƯỜI MÙ Ở THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM
(Giăng 9:1-41)

1)    Trong truyện tích nầy, vấn đề tội lỗi liên quan với bịnh tật đã được soi sáng tỏ rõ hơn hết. Đấng Christ dạy các môn đồ của Ngài rằng có những tật nguyền không do tội ác đặc biệt ngoài sự phạm phép thông thường của mọi người, sự đau đớn đã do Đức Chúa Trời cho phép để Ngài có dịp tiện bày tỏ sự thương yêu và quyền phép chữa lành.

2)    Trong sự chữa lành người mù nầy, Chúa lại dùng một dấu hiệu giản dị. Ngài xức mắt hắn bằng nước miếng và đất. Chẳng ai dám nói rằng hai chất ấy có hiệu lực như vị thuốc chữa mắt đui từ lúc sanh ra. Ấy chỉ là dấu hiệu tỏ ra Ngài rờ đến hắn. Rồi Ngài sai hắn đến ao Si-lô-ê mà rửa; khi hắn "trở lại, thì được thấy rõ" (Giăng 9:7).

Cái ao nầy làm hình bóng về Đấng Christ và Đức Thánh Linh. Si-lô-ê cũng là một với Si-lô, và có nghĩa là: "Đấng chịu sai đi!"

3)    Về sau, lời làm chứng của người nầy thật là vinh hiển tột bậc. Với một cách nói châm chọc, giễu cợt sâu sắc, hắn phô bày sự mâu thuẫn giữa các thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ đến để xem sự chữa lành mắt đó, và để tìm nơi hắn một vài bằng cớ nghịch cùng Đấng Christ, vì Ngài lại chữ bịnh trong ngày Sa-bát và trái phạm ngày ấy một lần nữa.

Nhưng người quê kệch kia là một tay đối thủ xứng đáng với họ, và sự tranh luận theo sau, thật đã sâu sắc và hào hứng tột bậc. Rốt lại, họ phải dùng bạo lực và đuổi hắn ra khỏi nhà hội. Hắn thật đã chịu bắt bớ vì danh Chúa; sau đó một chút, Đức Chúa Jesus lại đến cùng hắn, tỏ cho hắn biết chơn tướng và sự vinh hiển của Ngài; bấy giờ hắn trở nên một môn đồ đầy sự sống thiêng liêng.

NGƯỜI MÙ BA-TI-MÊ
(Lu 18:35-43)

1)    Tiếng kêu của Ba-ti-mê tỏ ra một sự hiểu biết sâu xa: "Lạy Jesus, con vua Đa-vít!" Lạ lùng thay, chính dân Ngài đui mù, không nhận thấy phẩm tước của Ngài, còn người mù già cả, khốn nạn nầy lại là người thứ nhứt nhận thấy như vậy. Bởi vậy, người khôn ngoan còn là kẻ đui mù, còn kẻ đui mù thì lại vẫn thấy.

2)    Chúng ta thấy Ba-ti-mê có đức tin bền đỗ.

Hắn kêu lớn tiếng; khi dân chúng quở trách hắn, thì hắn lại càng kêu lớn hơn. Hắn quăng cái áo ngoài; cũng một thể ấy, chúng ta phải trừ bỏ mọi trở lực trên đường thiêng liêng. Hắn chỉ cầu xin một điều: đức tin sốt sắng của hắn gồm tóm hết sức lực trong một lời mà thôi: "Lạy Chúa, xin cho tôi được sáng mắt lại" (Lu 18:41). Không thể có đức tin mạnh mẽ mà lại không có sức ước muốn mạnh mẽ. Lời cầu nguyện uể oải không có động lực đủ để bay lên tới Đức Chúa Trời.

3)    Hắn được chữa lành một cách giản dị và vinh hiển. – Chúa dừng lại, kêu hắn đến, hỏi hắn và nghe hắn sốt sắng trả lời. Chúa phán một lời, thì phép lạ thực hiện ngay, hắn được sáng mắt, nhìn xem cảnh tượng đẹp đẽ, nhưng người đứng chung quanh, và chính mặt của Chúa nữa. Rồi hắn không nhìn xa hơn nữa, nhưng la lên ngợi khen Đức Chúa Trời và "đi theo Đức Chúa Jesus."

CÂY VẢ BỊ KHÔ HÉO
(Mác 11:20-25)

1)    Đây là phép lạ đoán phạt độc nhứt của Đức Chúa Jesus; phép lạ nầy dường như ít giục giã đức tin và ít yên ủi chúng ta. Nhưng Đức Chúa Jesus dùng phép lạ nầy làm dịp tiện để dạy dỗ những điều cao quí hơn hết về đức tin; quả thật, phép lạ nầy làm biểu hiệu cho các hành động sâu xa và từ ái hơn hết của ân điển Ngài. Nguyên tắc cao trọng hơn hết của Kinh Thánh là: Sự cứu rỗi do sự hủy diệt mà ra, và sự sống do sự chết mà ra.

Muốn cho người đời sống, thì phải tiêu diệt quỉ Sa-tan, tội lỗi và sự chết. Muốn cho linh hồn nên thánh, thì phải làm tàn héo sự sống thiên nhiên. Muốn cho thân thể được chữa lành, thì phải đánh một "đòn chí tử" vào gốc rễ tật bịnh phát ra. Có những vật cần đến Ngọn lửa và sự Thánh khiết của Đức Chúa Trời. Có khi chúng ta cần những điều trổi hơn sự thương xót và nhu mì; khi ấy tâm linh ta cần lưỡi gươm bén giết chết cái điều gớm ghiếc vẫn chà nát và làm tiêu hao sự sống của mình. Trong thì giờ đó, vinh hiển thay là sự thánh khiết thiêu cháy của Đức Chúa Trời hằng sống!

Đó là ý nghĩa của cây vả khô héo. Đức Chúa Jesus dường như phán cùng các môn đồ rằng: "Các ngươi sẽ làm được việc đã xảy đến cho cây vả." Phải, chúng ta có thể nói một lời bởi đức tin, thì kìa, thịt khô đi và chết. Chúng ta lại có thể nói một lời, thì cây "bịnh tật độc địa" tàn héo đi. Dầu nhánh và lá còn có thể giữ nguyên màu sắc ít lâu nữa, nhưng chúng ta biết rằng gốc rễ đã bị đòn "chí tử" rồi, và công việc tiêu diệt thật đã thực hiện.

Bí quyết của mọi sự nầy là: Hãy có đức tin của Đức Chúa Trời" (Mác 11:22 – theo nguyên văn). Đức tin của Đức Chúa Trời khác hẳn đức tin đến Đức Chúa Trời; ấy cũng như đức tin của Đấng Christ khác hẳn với đức tin của các môn đồ loay hoay mãi với đứa trẻ bị quỉ ám mà chẳng ăn thua gì. Đức Chúa Jesus có ý dạy bảo chúng ta rằng phải có đức tin như chính mình Ngài, thì mới làm được những việc thể ấy; vả chúng ta có thể có và có quyền nhận lấy đức tin ấy.

NGƯỜI QUÈ Ở CỬA ĐẸP
(Công 3:1-26)

Phép lạ thứ nhứt bởi Đức Thánh Linh mà Kinh Thánh có chép sau khi Đấng Christ ngự lên trời, thì có một đặc điểm, là nó nhìn nhận một cách hết sức mạnh mẽ rằng danh Đức Chúa Jesus là nguồn quyền phép độc nhứt và nó chối bỏ tất cả sức mạnh hoặc sự vinh hiển của loài người. Các Sứ đồ dùng danh Đức Chúa Jesus làm tiếng nói đầu tiên với người tàn tật; khi dân chúng kéo vây quanh họ; và các bậc cầm quyền đòi họ đến hầu, thì họ nhiều lần không chịu nhận mình có dự phần làm phép lạ ấy, và chỉ tôn cao đại danh cùng quyền phép của Đấng bị các bậc cầm quyền ấy đóng đinh vào Thập tự giá. Bây giờ không phải là một Chúa có mặt, nhưng là một Chúa vắng mặt, do các tôi tớ Ngài nhơn danh Ngài mà đại diện.

Lại nữa, chính đức tin do đó mà phép lạ đã thực hiện và được tiếp nhận, thì các Sứ đồ cũng được tỏ tường không chịu nhìn nhận là năng lực của mình hoặc của người què kia theo một phương diện nào; vì họ nói rõ ràng rằng: "Đức tin bởi Ngài mà ra, đã ban cho người nầy sự mạnh khỏe trọn vẹn, tại trước mặt hết thảy các ngươi" (Công 3:16). Như vậy, cả đức tin và quyền phép bất quá là chính Đức Chúa Jesus ở trong họ mà hành động và tin.

Lại nữa, các Sứ đồ cho rằng chính phép lạ đó chỉ có giá trị làm chứng cho Chúa, chỉ là dịp tiện rao truyền đạo Ngài một cách rộng rãi và hiệu nghiệm hơn. Họ không bỏ phí thì giờ mà ngạc nhiên trước phép lạ ấy. Họ cũng không để phép lạ ấy thu hút hết sức chăm chú của mình; nhưng họ bình tĩnh tiến lên làm công việc lớn lao hơn, tức là rao giảng Tin Lành.

Sự chữa lành bịnh nhơn chỉ là phần phụ thuộc vào công việc lớn lao của Tin Lành, và luôn luôn phải liên hiệp với công việc đó. Nhưng người què được chữa lành nầy là một lý cớ binh vực đạo Tin Lành không ai bắt bẻ được, và là một cái ụ nâng đỡ thành lũy của Hội Thánh mới thành lập. "Vì thấy người được chữa lành đứng bên hai người, nên chúng không có lời gì mà bẻ bác được hết" (Công 4:14). Thật đẹp đẽ thay! Chúng ta vẫn còn cần những lời làm chứng như vậy. Thế gian, người vô tín và ma quỉ không thể nào bắt bẻ những lời làm chứng như vậy. Chúng tôi đã từng thấy một người vô tín kiêu ngạo hơn hết phải hổ thẹn trước mặt một người đờn bà nghèo khổ, vì bà nầy đứng trước mặt mọi người quen biết mình mà làm chứng về Đức Chúa Trời đã chữa cho mình lành bịnh.

Ê-NÊ Ở LY-ĐA
(Công 9:31-35)

Phép lạ này do tay Phi-e-rơ làm nên, và có những đặc điểm giống như phép lạ trên đây. Trước hết, Phi-e-rơ rất cẩn thận, chỉ nhìn nhận Quyền phép và Đại danh của Đức Chúa Jesus. "Hỡi Ê-nê, Đức Chúa Jesus Christ chữa cho ngươi được lành" (Công 9:34). Phi-e-rơ đã biết mất trước mắt loài người, và phải cứ biến mất mãi mãi.

Rồi kết quả của phép lạ ấy là dẫn đưa người ta đến cùng Đức Chúa Trời: Không phải là khiến họ ngạc nhiên, nhưng là khiến họ ăn năn. "Hết thảy dân ở Ly-đa và Sa-rôn thấy vậy đều trở về cùng Chúa" (Công 9:35). Hiệu lực thật của đạo Tin Lành có quyền phép siêu nhiên bao giờ cũn g là sanh ra những kết quả thiêng liêng và cứu rỗi loài người. Đấng tiên tri Giô-ên cho chúng ta hãy rằng nhờ những dấu kỳ phép lạ ấy mà Đức Thánh Linh sẽ đổ tràn đầy trên thế gian lần chót và nhiều người sẽ tỉnh thức trước khi Đức Chúa Jesus Christ tái lâm.

NGƯỜI QUÈ Ở THÀNH LÍT-TRƠ
(Công 14:8-20)

Đây là một trường hợp chữa bịnh chép trong Kinh Thánh có ý dạy dỗ sâu xa hơn hết.

1)    Đây là một thành phố và một hội chúng hoàn toàn ngoại đạo. Họ không có thành kiến chi hết.

2)    Sứ đồ Phao-lô "giảng Tin Lành cho" họ (Công 14:15). Chắc hẳn ông nói cho họ biết công ơn chữa bịnh và cứu chuộc của Đức Chúa Jesus.

3)    Đang khi giảng, ông nhận thấy ánh sáng của đức tin và hi vọng chiếu trên mặt một thính giả yếu đuối hơn hết. Chúng ta có thể thấy như vậy trong người, vì Đức Chúa Trời ban cho ta tài tự nhiên phân biệt được những tình trạng thiêng liêng.

4)    Rõ ràng lắm, nếu Sứ đồ Phao-lô không "thấy" người què nầy "có đức tin để chữa lành được" (đúng lẽ phải dịch là "có đức tin để được chữa lành") thì ông chẳng chịu đi xa hơn. Nếu có những người không thích tiếp nhận Đấng Christ mà ta lại cố ép họ tiếp nhận Ngài, thì thật là vô ích. Không phải đức tin của Phao-lô đã chữa lành người nầy, nhưng chính là đức tin của hắn.

5)    Nhưng Phao-lô phải giúp hắn thực hiện đức tin ấy. Ông kêu lên rằng: "Ngươi hãy chờ dậy, đứng thẳng chơn lên" (Công 14:10). Không thể nào do dự và tin nửa chừng. Phải can đảm lắm mới có thể hành động táo bạo như vậy. Kìa! Người què đã đáp lại lời dạn dĩ của Phao-lô; chẳng những hắn đứng dậy, nhưng còn "nhảy một cái, rồi đi" (Công 14:10). Đức tin của hắn nhờ việc làm mà nên trọn vẹn.

6)    Không cần nói gì thêm về hiệu quả của phép lạ và tinh thần từ bỏ mình của Phao-lô. Đức Chúa Trời đã được tôn vinh và Phao-lô dùng hết sự vinh hiển cho Ngài.

CHÍNH SỰ TỪNG TRẢI CHỮA BỊNH CỦA PHAO-LÔ
(Công 14:19; IICôr 1:1-24 và IICôr 4:1-184 )

Chẳng bao lâu, vị Sứ đồ trứ danh đã có dịp tiện thử nghiệm chính đức tin của mình. Nhơn dân bị kích động trước hết thờ lạy ông, rồi sau ném đá ông. Đoàn dân náo loạn bị mấy người Giu-đa chọc cho tức giận, bèn kéo ông ra ngoài thành; họ bỏ mặc ông ở đó, kể như chết rồi, giữa một nhóm ít tín đồ. Nhưng ông có thật chết chăng? Không, "các môn đồ đương nhóm chung quanh người, thì người vùng đứng dậy và vào trong thành. Bữa sau, người đi với Ba-na-ba đến thành Đẹt-bơ" (Công 14:20). Và tại thành Đẹt-bơ, ông lại rao giảng Tin Lành. Há còn có sự gì tuyệt diệu một cách giản dị hơn; hoặc giản dị một cách tuyệt diệu hơn? Không có một lời khoe khoang thậm chí cũng không có một lời tỏ ý kinh ngạc, nhưng ông chỉ bình tĩnh tin cậy Chúa, và Ngài giải cứu ông, rồi ông cứ đi làm việc với sức mạnh của Ngài.

Trong thơ Cô-rinh-tô thứ hai, đoạn 4, ông tỏ cho chúng ta biết bí quyết sức mạnh của ông: "Chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Jesus mà hằng bị nộp cho sự chết" – tức là việc đã xảy ra ở thành Lít-trơ – "Hầu cho sự sống của Đức Chúa Jesus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi" (câu 11). Đó là bí quyết của cho ông được phục hồi sức mạnh lạ lùng tại thành Lít-trơ. Sau một chút, ông lại bày tỏ bí quyết ấy cho chúng ta: "Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn" (câu 16).

Trong đoạn 1 của thơ Cô-rinh-tô thứ hai, Sứ đồ Phao-lô còn tỏ cho ta biết một trường hợp khác ông được Chúa chữa bịnh.

Có một sự khó khăn, túng ngặt xảy đến cho ông ở xứ A-si, đến nỗi ông "mất lòng trông cậy giữ sự sống" (câu 8). Quả thật, khi ông nhìn xem mình, tình cảnh và cảm giác của mình, thì ông chỉ có thể kết luận rằng mình phải chết.

Nhưng ngay trong giờ tối tăm đó, ông có lòng tin cậy nơi sự sống phục sanh của Đấng Christ và nơi "Đức Chúa Trời là Đấng khiến kẻ chết sống lại" (câu 9). Và lòng tin cậy ấy không phải là vô ích. Đấng Christ thật đã giải cứu người ta khỏi sự chết, và Ngài vẫn còn giải cứu các Sứ đồ, nên Phao-lô tin chắc Ngài sẽ giải cứu ông cho đến cuối cùng. Ông chỉ tỏ lòng cám ơn anh em tín đồ ở Cô-rinh-tô, bởi lời cầu nguyện của họ đã giúp đỡ, yên ủi ông, đã có nhiều người có dịp tiện nhơn cớ ông mà tạ ơn và tôn vinh Đức Chúa Trời vì ân điển của Ngài ban cho.

CỨU CHÚA CHÚNG TA TỪNG TRẢI SỰ ĐƯỢC
ĐỨC CHÚA TRỜI BỔ SỨC CHO THÂN THỂ NGÀI
(Mat 4:1-11)

Chính Chúa chúng ta đã để lại cho ta bài học hệ trọng về cách sống phần thân thể, không phải nhờ sức mạnh hoặc sự viện trợ thiên nhiên, nhưng nhờ sự sống của Đức Chúa Trời. Đó chính là ý nghĩa của sự cám dỗ thứ nhứt mà Ngài đã chịu trong đồng vắng. Sự cám dỗ nầy tấn công trực tiếp vào thân thể Ngài. Thấy Ngài yếu sức và hao mòn vì kiêng ăn lâu quá, quỉ cám dỗ bèn đến cùng Ngài và đề nghị Ngài nên làm một phép để có bánh mà ăn cho lại sức.

Chúa trả lời nó rằng Ngài chịu thử thách và kiêng ăn chính vì cớ muốn tỏ ra sự sống của loài người có thể được bảo toàn mà không cần bánh, nhưng chỉ nhờ sự sống và lời phán của chính mình Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Jesus phán đây có ý nghĩa sâu xa một khi ta nhớ rằng lời ấy trưng dẫn ở sách Phục-truyền Luật-lệ Ký  và trước hết dùng cho dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán với họ rằng Ngài thử cố dạy họ cùng một bài học như vầy: "Loài người sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giê-hô-va mà ra" (Phục 8:3). Vậy, chẳng phải chỉ một mình Con người cầu sống để làm bằng cớ đặc biệt chứng tỏ quyền phép của Đức Chúa Trời; nhưng bài học nầy cũng cốt dạy loài người, và hết thảy chúng ta phải cùng Ngài học tập nhận lấy sự sống cho thân thể cũng như cho linh hồn, không phải bằng cách loại trừ bánh "song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời" (Mat 4:4). Đó chính là ý muốn Chúa bày tỏ khi Ngài phán, hai năm sau, trong nhà hội thành Ca-bê-na-um rằng: "Như cha, là Đấng hằng sống, đã sai ta đến, và ta sống bởi Cha; cũng một thể ấy, người nào ăn ta, sẽ sống bởi ta vậy" (Giăng 6:57).

Vậy, Đức Chúa Jesus học một bài trong thân thể Ngài: Ngài không chịu nhận bánh của ma quỉ, và đã vì chúng ta mà đắc thắng trong thân thể Ngài. Hai sự cám dỗ sau nhằm vào phần hồn và phần linh của Ngài, và Ngài cũng đã thắng theo cách trên. Vậy, Ngài đã trở nên "cội rễ và cuối cùng của đức tin" (Hêb 12:2) cho chúng ta.

Trên đây là một vài tấm gương vinh hiển về đức tin thuở xưa. " Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta, nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin" (Hêb 12:1-2).

"Phàm làm điều chi không bởi đức tin thì đều đó là tội lỗi" (Rô 14:23b)

CHƯƠNG THỨ NĂM - LỜI LÀM CHỨNG CỦA TÁC GIẢ

Mọi điều tôi biết về ơn chữa bịnh của Chúa và mọi điều tôi đã viết trong quyển sách nầy, thì chính Chúa đã phải dạy tôi trong đời sống tôi. Ngoài Lời của Chúa ra, tôi không được phép đọc sách vở nào khác để thảo luận vấn đề nầy. Tôi đọc lời của Chúa mãi cho tới khi đã học tập vì chính mình mà tin cậy Ngài và đã viết ra phần lớn quyển sách nầy.

Trải qua hơn 20 năm, tôi mang nhiều tật nguyền, yếu đuối trong thân thể. Năm 14 tuổi, tôi bắt đầu làm công việc bằng trí óc rất nặng nhọc trong khi học tập; đến lúc dự bị vào trường Cao đẳng thì thần kinh của tôi bị suy nhược một cách tuyệt vọng. Suốt mấy tháng trời, thầy thuốc không cho phép tôi nhìn vào một quyển sách nào. Trong khoảng thì giờ nầy, tôi rất gần sự chết, và đứng trên bờ cõi đời đời, rốt lại, tôi đã dâng mình cho Đức Chúa Trời.

Tốt nghiệp trường Cao đẳng rồi, tôi mới 21 tuổi và làm Mục sư đầy dục vọng của một nhà thờ lớn thuộc về thành phố. Tôi đi nghỉ mấy tháng. Đến lúc trở về nhà, thì dường như chỉ còn đợi chết mà thôi. Nhưng tôi lần lần lành mạnh một phần và lại làm việc suốt mấy năm, luôn luôn phải dùng thuốc chữa bịnh và thuốc phòng bịnh. Suốt mấy năm, tôi phải luôn luôn đem trong túi một lọ ammoniaque; nếu tôi liều lĩnh đi ra đường mà không có một lọ thuốc ấy, thì sẽ lên cơn động kinh. Nhiều khi tôi leo lên một nơi hơn cao, hoặc đi lên thang lầu, thì bị nghẹt thở ghê gớm, và chỉ được bình tĩnh vì nghĩ đến lọ thuốc kia là phương pháp cứu vãn cuối cùng.

Tôi còn nhớ rõ ngày tôi sang thăm Âu Châu, đánh bạo ngồi xe lửa lên đỉnh núi Ri-ghi, thuộc nước Thụy Sĩ. Rồi tôi lại leo thang lầu Campanile cao ngất xứ Florence; lúc bị nghẹt thở đến tột bậc, tôi bèn nhứt định sẽ không bao giờ liều xông vào sự hiểm nghèo như vậy nữa. Đức Chúa Trời biết khi tôi mới thi hành chức vụ Mục sư, có hàng trăm lần, đang khi giảng hoặc làm lễ an táng, tôi thiếu điều ngã gục xuống giữa bài giảng và té lăn vào mồ mả chưa lấp.

Mấy năm về sau, tôi lại bị đau nặng hai lần rất lâu; trong những ngày, tháng khủng khiếp ấy, biết bao lần dường như những "giọt" sanh mạng cuối cùng của tôi tiêu thoát mất.

Tôi hầu như luôn luôn phải tranh đấu, cố gắng để làm xong công việc; người ta coi tôi là một tay làm việc nặng nề và có nhiều kết quả; nhưng anh em tín đồ luôn luôn cho tôi là "ẻo lả" quá; tôi rất buồn bực vì mỗi lần gặp tôi, họ tỏ lòng thương xót tôi. Nếu tôi xao lãng không đi thăm viếng ai, thì anh em lại có lòng tốt chữa lỗi cho tôi mà nói rằng tôi "không được khỏe." Rốt lại, khi tôi tiếp nhận Chúa là Đấng chữa bịnh cho mình, thì tôi chỉ cầu xin Ngài khiến cho tôi khỏe mạnh, đến nỗi anh em tín đồ sẽ không bao giờ phải tỏ lòng thương xót tôi nữa; trái lại, nhờ sức mạnh và sự nâng đỡ của Đức Chúa Trời, tôi sẽ làm cho họ ngạc nhiên luôn.

Tôi tưởng Ngài đã làm ứng nghiệm lời cầu nguyện nầy, vì mấy năm sau đây, anh em tín đồ vẫn thường lấy làm lạ vì thấy công việc tôi nhơn danh Ngài mà làm được.

Thường khi đến ngày thứ tư, tôi mới hết mệt nhọc vì bài giảng bữa Chúa Nhựt; rồi vào khoảng ngày thứ năm, tôi mới sẵn sàng soạn bài giảng cho Chúa nhựt tới. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời, trong ba năm đầu sau khi được chữa lành, tôi đã giảng hơn một ngàn bài, và thường chủ tọa hơn 20 buổi nhóm họp trong một tuần lễ; vậy mà tôi không nhớ có lần nào mình đã kiệt sức.

Mấy tháng trước khi tôi tiếp nhận Đấng Christ làm Đấng chữa bịnh cho mình, có một thầy thuốc trứ danh ở Nữu Ước (New York) nằng nặc đòi nói chuyện với tôi về sức khỏe của tôi; ông bảo tôi rằng tôi chỉ còn đủ sức lực để sống vài tháng nữa. Ông đòi tôi lập tức kiếm phương gìn giữ sanh mạng hữu ích của mình. Đến mùa hè kế đó, tôi đi ở miền Suối Saratoga ít lâu; đang khi ở đó, một buổi chiều Chúa nhựt kia, tôi đi lang thang đến khu người da đen đóng trại; tại đây, có một ban nhạc đang hát Thánh ca giúp buổi rao giảng Tin Lành. Tôi yếu sức lắm, mọi sự trên đời có vẻ tối tăm, tàn héo. Thình lình tôi nghe điệp khúc:

"Nào việc chi Jesus không thể làm,
Xưa nay ai bằng Jesus;
Nào việc chi Jesus không thể làm,
Không người nào bằng Jesus."

Họ hát lại câu ấy nhiều lần, khi thì giọng trầm, khi thì giọng bổng dường như bay lên Thiên đàng:

"Nào việc chi Jesus không thể làm,
Không người nào bằng Jesus."

Khúc hát ấy rơi vào lòng tôi như một "cái bùa." Nó ếm chú tôi. Nó dường như là tiếng phán từ Thiên đàng. Nó chiếm lấy toàn thân tôi. Tôi tiếp nhận Ngài làm Chúa Chí Cao của mình, và để Ngài hành đồng trong mình. Tôi không biết mọi sự đó có ý nghĩa sâu xa dường nào! Nhưng tôi tiếp nhận Ngài trong bóng tối, và từ buổi nhóm họp quê kệch, cổ thời đó, tôi ra về, không nhớ chi hết ngoài khúc Thánh ca trên đây, nhưng được cất lên cao một cách lạ lùng cho đến đời đời.

(chú thích: Vào năm 1897 chính Mục sư A. B. Simpson đã kể lại từng trải của mình qua bài Thánh ca 284.)

Mấy tuần lễ sau, tôi cùng gia đình đi Old Orchard Beach, thuộc miền bờ biển của tiểu bang Maine. Tôi ở ngay trên bờ biển và thỉnh thoảng đi dự cuộc nhóm họp ở khu người da đen cắm trại, nhưng chỉ giảng dạy một, hai lần thôi. Cho tới lúc đó, tôi vẫn chưa giao phó mình một cách hoàn toàn cho lẽ thật hoặc sự từng trải  về ơn Đức Chúa Trời chữa bịnh.

Nhưng đồng thời, suốt mấy năm, tôi cũng rất chú ý đến ơn Đức Chúa Trời chữa bịnh. Mấy năm trước đây, tôi đã dâng mình trọn vẹn cho Chúa và đã tiếp nhận Ngài làm Đấng Công bình ngự trong tôi. Trong khoảng mấy năm đó, tôi được kích thích mạnh mẽ về một trường hợp Chúa chữ bịnh lạ lùng trong chính chi hội của tôi. Người ta mời tôi đến thăm một tín đồ thanh niên gần chết, thầy thuốc đều chê cả. Họ bảo tôi rằng thầy không nói và không ăn đã mấy ngày rồi. Thầy bị bịnh óc vừa liệt, vừa mềm, nặng muôn phần; khi thầy lành mạnh, thì ai cũng cho là rất lạ, đến nỗi người ta đăng tin vào một tờ tạp chí y khoa, coi như một kỳ quan trong y giới.

Mẹ chàng là một tín đồ sốt sắng; chàng đã hối cải từ khi còn thơ ấu; nhưng trải qua bao nhiêu năm, chàng đi làm kép hát, và mẹ sợ rằng chàng là người lạ đối với Chúa. Mẹ nài xin tôi cầu nguyện cho chàng; đang khi cầu nguyện, tôi được thúc giục không xin Chúa chữa lành cho chàng, nhưng xin Ngài cho chàng được sống đủ thì giờ để tỏ cho mẹ biết rằng chàng đã được cứu rỗi. Quì gối cầu nguyện xong, tôi đứng dậy, sửa soạn ra về, và cũng sửa soạn quên lời cầu nguyện ấy đi, thì có mấy anh tín đồ đến thăm nên tôi phải mất mấy phút giới thiệu họ với mẹ chàng.

Chính lúc đó, tôi bất ngờ đi tới giường bịnh nhơn, thì chàng thanh niên mở mắt ra và bắt đầu trò chuyện với tôi. Tôi ngạc nhiên, và bà mẹ già lại còn ngạc nhiên hơn. Tôi hỏi chàng cặn kẽ hơn, thì chàng bày tỏ bằng cớ mỹ mãn về lòng tin cậy đơn sơ của mình với Đức Chúa Jesus. Vậy, hết thảy chúng tôi tràn ngập sự ngạc nhiên và vui mừng. Từ giờ đó trở đi, chàng lành mạnh rất mau, và sống được nhiều năm nữa.

Về sau, chàng đến thăm tôi, và nói với tôi rằng chàng coi sự mình được chữa lành như một phép lạ do quyền phép của Đức Chúa Trời. Cái cảm tưởng do việc nầy cứ in sâu mãi vào lòng tôi. Sau đó ít lâu, tôi thử tiếp nhận Chúa làm Đấng chữa lành bịnh cho mình. Trong một thời gian, tôi tin cậy Ngài, Ngài nâng đỡ tôi một cách lạ lùng. Nhưng về sau, vì tôi hoàn toàn không được ai dạy bảo, và lại thêm một bác sĩ, là tín đồ sốt sắng, khuyên răn tôi rằng đó chẳng qua là nhiệt cuồng, tôi bèn bỏ địa vị đơn sơ tin cậy một mình Đức Chúa Trời. Vậy tôi lại loạng choạng và vấp chơn mất mấy năm trên đường chữa bịnh. Nhưng thỉnh thoảng nghe nói người nầy, kẻ khác được chữa bịnh, thì tôi chẳng hề dám nghi ngờ lời họ làm chứng, hoặc ngờ rằng Đức Chúa Trời không thỉnh thoảng chữa bịnh như vậy. Tuy nhiên, đối với tôi, lẽ thật về Đức Chúa Trời chữa bịnh không thật có sức mạnh thực tế hoặc hiệu nghiệm; ấy vì tôi không bao giờ có thể cảm biết rằng trong trường hợp nào cần Chúa chữa bịnh, tôi đã thấy bằng cớ rõ ràng thúc giục tôi giao phó mình cho Ngài.

Nhưng nhằm mùa hạ mà tôi đã nói đến đó, tôi nghe nhiều người làm chứng rằng mình được chữa bịnh chỉ vì lấy lòng đơn sơ tin cậy Lời Đấng Christ, cũng y như tin cậy Lời Ngài để được cứu rỗi vậy. Những lời làm chứng ấy thúc giục tôi đọc Kinh Thánh. Tôi nhứt định phải giải quyết vấn đề chữa bịnh bằng cách nầy hoặc bằng cách khác. Tôi sung sướng biết bao vì đã không đi nhờ cậy loài người. Một mình quì nơi chơn Ngài, mở Kinh Thánh ra, không có một ai giúp đỡ hoặc dắt dẫn mình, tôi sanh lòng tin quyết rằng ơn Đức Chúa Trời chữa bịnh là một phần Tin Lành vinh hiển của Đấng Christ cho thế gian đầy tội lỗi và đang đau khổ, là phước mà thập tự giá yêu quí của Ngài đã mua được cho mọi người tin và nhận Lời Ngài.

Chừng đó là đủ rồi. Nhưng tôi không thể tin như vậy, nên tôi không chịu nhận lẽ ấy cho chính mình tôi; vì tôi cảm thấy rằng tôi không dám giữ một lẽ thật nào trong Lời Đức Chúa Trời như một lý thuyết suông, hoặc dạy bảo kẻ khác điều gì mà chính mình tôi chưa thử nghiệm.

Vậy, một ngày thứ sáu kia, lối ba giờ chiều, tôi đi vào khu rừng thông lặng lẽ, tại đó tôi giơ tay mặt lên trời, nhìn thẳng vào Ngày Phán Xét (xem IICôr 5:10) và dường như thấy Đức Chúa Trời mặt đối mặt, tôi thề nguyện với Ngài ba điều lớn lao và đời đời sau đây:

1)    Vì tôi sẽ gặp Ngài trong Ngày Phán Xét, tôi xin long trọng tiếp nhận lẽ thật nầy như một phần của Lời (Đạo) Ngài và của Tin Lành Đấng Christ; nhờ ơn Đức Chúa Trời giúp đỡ, tôi sẽ không hề hỏi han gì về lẽ thật nầy trước khi gặp Ngài trong ngày Phán Xét.

2)    Vì tôi sẽ gặp Ngài trong Ngày Phán Xét, nên tôi xin tiếp nhận Đức Chúa Jesus làm sự sống của thân thể tôi, để làm đầy đủ mọi sự nhu cầu của thân thể tôi cho đến lúc công việc của đời tôi xong hết. Nhờ Ngài giúp đỡ, tôi sẽ chẳng bao giờ nghi ngờ rằng Ngài không trở nên sự sống và sức mạnh của tôi từ lúc nầy trở đi, hoặc không gìn giữ tôi trong mọi cảnh ngộ cho đến khi Ngài ngự đến trong vinh quang và cho đến khi tất cả ý chỉ của Ngài đối với tôi được hoàn toàn thực hiện.

3)    Vì tôi sẽ gặp Ngài trong Ngày Phán Xét, nên tôi xin long trọng ưng thuận dùng ơn phước nầy để làm vinh hiển Đức Chúa Trời và để giúp ích kẻ khác; ưng thuận dùng ơn phước nầy và phân phát nó trong khi hành chức tùy theo cách Ngài kêu gọi tôi hay là kẻ khác cần dùng tôi về tương lai.

Tôi đứng dậy. Mọi sự trên đây chỉ xảy ra trong giây lát, nhưng tôi biết rằng đã có một việc gì thực hiện. Mỗi một "đường tơ" của linh hồn tôi vang động vì cảm thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Tôi không biết thân thể mình có cảm thấy lành mạnh hơn hay không, -- tôi không lo tới sự cảm thấy đó. Vinh hiển thay, vì chỉ tin như vậy, và biết rằng từ nay trở đi, Đức Chúa Trời cầm giữ thân thể tôi trong tay Ngài.

Rồi tới sự thử thách đức tin. Sự thử thách thứ nhứt đã "tấn công" tôi trước khi tôi đi khỏi nơi nầy. Một tiếng xảo quyệt nói thầm với tôi rằng: "Bây giờ anh đã tiếp nhận Đức Chúa Trời làm Đấng chữa bịnh cho mình rồi, thì anh nên đi đến nhà Bác sĩ Cullis để cùng ông cầu nguyện, ắt sẽ giúp ích cho anh." Tôi nghe tiếng ấy một lúc mà không thật suy nghĩ chi hết.

Đoạn, dường như có một đòn đánh mạnh vào óc tôi, làm cho tôi loạng choạng, như một người loạn trí. Tôi ngại ngùng và kêu la rằng: "Lạy Chúa, tôi đã làm chi?" Tôi cảm thấy mình đang mắc vòng nguy hiểm ngặt nghèo. Ý tưởng nảy ra rất mau lẹ, chỉ trong giây lát. "Trước đây, thì như vậy được, nhưng người vừa mới giải quyết vấn đề nầy cho đến đời đời, và đã thưa với Đức Chúa Trời rằng ngươi sẽ không bao giờ nghi ngờ vấn đề ấy chưa giải quyết dứt khoát." Ngay lúc đó, tôi hiểu biết đức tin nghĩa là gì, và giữ đức tin đối với Đức Chúa Trời một cách cương quyết đứng đắn là một điều long trọng và oai nghiêm dường bao.

Tôi thường cảm tạ Đức Chúa Trời vì "miếng đòn" nầy. Tôi nhận thấy rằng khi ta đã giải quyết một việc gì với Đức Chúa Trời rồi, thì không thể nào bãi bỏ hoặc làm lại theo một ý nghĩa gồm có sự nghi ngờ tánh cách chung kết của cái hành động nhứt định giao phó cho Chúa. Tôi nghĩ rằng trong những ngày đầu tiên của công việc đức tin mà về sau Đức Chúa Trời kêu gọi tôi làm, tôi được giúp ích vì có lòng thánh khiết sợ nghi ngờ Đức Chúa Trời cũng như vì được vui mừng hớn hở cho sự hiện diện hoặc lời hứa của Ngài.

Câu Kinh Thánh ngắn nầy thường chói lòa như một ngọn "lửa sống" trong Kinh Thánh của tôi: "Nếu người nào lui đi, thì linh hồn ta sẽ chẳng được vui thỏa trong ngày ấy" (Hêb 10:38 theo nguyên văn). Kẻ thù ưa thích làm cho tôi nghi ngờ đôi chút về tánh cách chắc chắn và hoàn bị của sự giao ước vừa mới ký kết; nhưng, bởi lòng thương xót, Đức Chúa Trời đã giữ tôi thoát khỏi sự nghi ngờ như vậy.

Ngày hôm sau, tôi đi đến miền núi của tiểu bang New Hampshire. Sự thử thách thứ hai xảy đến nhằm ngày Chúa nhựt sau đó, tức là hai ngày sau khi tôi đòi xin Đức Chúa Trời chữa bịnh cho mình. Tôi được mời đến giảng trong một nhà thờ kia. Tôi cảm thấy Đức Thánh Linh thúc giục lòng làm chứng về một ơn đặc biệt. Nhưng tôi cố giảng một bài rất hay, do tôi tự ý lựa chọn, nhưng tôi biết chắc chắn rằng ấy không phải là ý chỉ Ngài cho thời giờ đó. Ngài muốn tôi nói cho Hội chúng biết những điều Ngài vừa mới bày tỏ cho tôi. Nhưng tôi cố gắng có những cử chỉ đúng nghi thức và đáng kính, nhưng tôi trải qua những giây phút khủng khiếp. Hai hàm răng của tôi dường như những miếng chì; và hai môi tôi hầu như không cử động được. Tôi kết luận bài giảng hết sức mau chóng, rồi chạy vội vào một cánh đồng gần đó, sấp mình trước mặt Chúa, xin Ngài tha thứ cho tôi cùng tỏ cho tôi biết ý định Ngài là gì. Ngài nhậm lời tôi một cách rất từ ái, và lại cho tôi dịp tiện để làm chứng về Ngài và tôn vinh Ngài. Đến đó, có cuộc nhóm họp trong khách sạn của tôi và người ta lại mời tôi giảng.

Lần nầy, tôi thật nói về những việc Đức Chúa Trời đã làm. Tôi không nói nhiều đâu, nhưng cố nói rất trung tín; tôi tỏ cho hội chúng biết thể nào mới đây, tôi đã thấy Đức Chúa Jesus và Tin Lành hạnh phước của Ngài một cách mới mẻ; tức là Ngài là Đấng chữa lành thân thể tôi; và tôi đã tiếp nhận Ngài cho chính mình tôi, biết rằng Ngài sẽ trung tín và đầy đủ cho tôi. Đức Chúa Trời không đòi tôi làm chứng về những cảm giác hoặc sự từng trải của mình, nhưng Ngài muốn tôi làm chứng về Đức Chúa Jesus, về sự trung tín của Ngài. Tôi dám chắc rằng Ngài kêu gọi mọi người tin cậy Ngài phải làm chứng trước khi từng trải ơn phước đầy dẫy của Ngài. Tôi tin rằng nếu tôi đợi cho tới khi cảm thấy mình được chữa lành, thì sẽ chẳng bao giờ được Chúa chữa lành.

Từ đó tới nay, tôi thấy hàng trăm tín đồ thất bại ở chính chỗ đó. Đức Chúa Trời khiến tôi giao phó mình cho Ngài và cho giao ước chữa bịnh của Ngài trước khi Ngài ban phước đầy trọn cho mình. Tôi quen biết một anh em yêu dấu trong chức vụ. Bây giờ ông được đại dụng trong sự rao giảng Tin Lành và chữa bịnh. Ông đã được Đức Chúa Trời bày tỏ quyền phép lạ lùng trong thân thể mình, rồi trở về chi hội mình, nhưng không nói một lời nào về phép lạ ấy. Ông chờ xem phép lạ ấy có bền chăng? Vài tuần lễ sau, ông đau nặng hơn trước; khi tôi lại gặp ông, thì mặt ông sầu não không sao tưởng tượng được. Tôi nói cho ông biết ông đã sai lầm thể nào, và ông lập tức nhìn nhận như vậy.

Ông bèn trở về chi hội mình, và ngợi khen Đức Chúa Trời vì công việc Ngài đã làm, sau đó ít lâu, nhà thờ của ông làm trung tâm cho một việc hạnh phước do ân điển và quyền phép chữa bịnh của Chúa, có ảnh hưởng rất xa, rất rộng. Chính mình ông cũng vui thỏa trong ơn phước đầy dẫy của Đức Chúa Jesus.

Tôi tin chắc chắn rằng lời làm chứng buổi tối Chúa nhựt đó ban phước cho tôi nhiều hơn cho mọi người khác, và tôi tin rằng nếu cầm giữ lời làm chứng ấy, thì bây giờ chắc hẳn tôi không viết những trang giấy nầy luận về "Tin Lành Chữa Bịnh."

Ngày hôm sau, tôi chịu sự thử thách thứ ba.

Gần đó có ngọn núi cao chừng một ngàn thước tây. Người ta mời tôi nhập một đoàn đi leo lên núi ấy. Tôi lập tức từ chối. Tôi há chẳng nhớ mình vẫn luôn luôn sợ lên núi cao sao? Tôi há chẳng nhớ ở nước Thụy Sĩ và miền Florence, tôi đã khủng khiếp và quyết định không bao giờ thử leo lên núi nữa sao? Tôi há chẳng biết rằng một cái thang lầu chỉ vài chục nấc cũng đủ làm cho tôi đuối sức và làm cho trái tim tôi đập lồng lên sao?

Bấy giờ ý tưởng nghiêm trọng nầy nảy ra và dò xét cả tâm hồn tôi: "Nếu ngươi sợ đi hoặc từ chối không đi, thì chính là vì ngươi không tin rằng Đức Chúa Trời đã chữa lành cho ngươi. Nếu ngươi đã tiếp nhận Ngài làm sức mạnh của mình, thì ngươi há lại nên sợ làm việc gì mà Ngài kêu gọi người làm sao?"

Tôi cảm thấy đó là ý tưởng của Đức Chúa Trời. Tôi cảm trong trường hợp nầy, sợ tức là không tin, nên tôi thưa với Đức Chúa Trời tôi sẽ cậy sức lực của Ngài mà cứ đi.

Tới đây, tôi xin nói rằng tôi không có ý khuyên chúng ta phải làm việc nầy, việc nọ để tỏ ra mình khỏe mạnh dường nào, hoặc không vì một lẽ rất cần thiết. Tôi không tin rằng Đức Chúa Trời muốn con cái Ngài leo núi hoặc đi mấy chục dặm đường chỉ vì người ta mời họ làm như vậy. Nhưng trong trường hợp nầy, -- và trong sự từng trải của mọi người đều có những trường hợp như vậy, -- tôi cần phải bước ra và đòi cho được thắng trận; vì đây là thì giờ và con đường của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ kêu gọi và tỏ cho mỗi người một cách riêng. Bất cứ lúc nào chúng ta  lùi lại vì sợ sệt, thì rất có thể Ngài sẽ kêu gọi ta làm chính cái điều cần phải làm để thắng sự sợ sệt.

Vậy, tôi đã leo núi. Thoạt đầu, dường như tôi gần đứt hơi thở. Tôi cảm thấy tất cả sự yếu đuối vốn có và sự khiếp sợ trong thân thể; tôi thấy trong mình không có sức mạnh hơn mọi khi. Nhưng đối lại với sự yếu đuối và sự đau đớn của mình, tôi cảm thấy có một sự Hiện Diện khác. Có một sức mạnh của Đức Chúa Trời giơ ra cho tôi, miễn là tôi muốn có nó, nhận lấy nó, đòi xin nó, giữ nó và cứ bền đỗ trong nó. Một bên dường như có cả khối nặng của Tử thần đè ép tôi, còn một bên thì có Sự Sống Vô cùng tận. Tùy theo tôi lùi lại hay tiến lên, sợ hãi hay tin cậy, thì tôi đã bị khối nặng đè bẹp hay là được Sự Sống cất bổng lên. Tôi dường như đi giữa hai lực lượng ấy; và tôi đụng với lực lượng nào, thì lực lượng đó chiếm lấy tôi. Con muông sói và Đấng chăn chiên đi mỗi bên tôi, nhưng Đấng chăn chiên yêu dấu không để tôi dời xa. Tôi lại gần sát bên Ngài, và mỗi bước dường như mạnh mẽ hơn; cho đến khi lên đến đỉnh núi, thì tôi dường như đã đến cổng Thiên đàng, và tất cả cõi yếu đuối, sợ sệt bị giầy xéo dưới chơn tôi. Cảm tạ Đức Chúa Trời, từ lúc đó trở đi, tôi có một trái tim mới trong lồng ngực nầy, theo ý nghĩa vật chất cũng như theo nghĩa thiêng liêng và Đấng Christ làm sự sống vinh hiển cho nó.

Mấy tuần lễ sau, tôi trở lại làm việc trong thành phố nầy; với tấm lòng sâu xa biết ơn Đức Chúa Trời và có hàng mấy trăm người làm chứng, tôi thật có thể nói rằng tôi đã được phép làm việc không ngừng cho Chúa yêu dấu, hoặc giữa mùa hạ nóng nực, hoặc giữa mùa đông giá lạnh cũng vậy. Không bao giờ tôi phải nghỉ việc lâu, nhưng luôn luôn có sự yên ủi, sức mạnh và lòng vui thỏa thêm lên. Đối với tôi, cuộc đời có ý vị, và công việc là một nguồn vui thỏa mà tôi chưa từng biết, cả trong những ngày tươi đẹp nhứt của tuổi thanh xuân.

Mấy tháng sau khi tôi được chữa lành: Chúa đã kêu gọi tôi vào một chức vụ đặc biệt, vừa làm Mục sư, vừa rao giảng Tin Lành, vừa viết sách vở. Từ đó tới nay, chức vụ ấy chiếm hết thì giờ và sức lực tôi. Tôi có thể nói thật rằng tôi đã làm việc gấp bốn lần bất cứ thời kỳ nào của đời tôi. Nhưng để lòng tôn trọng và làm vinh hiển Đấng Christ, tôi ao ước chép lời làm chứng rằng chức vụ của tôi là một nguồn thỏa mãn không dứt, ít khi là gánh nặng hoặc làm cho tôi mệt nhọc. Theo mọi phương diện, chức vụ nầy bội phần dễ dàng hơn các công việc rất nhẹ nhàng trong những năm trước.

Tuy nhiên, lúc nào tôi cũng cảm biết rằng tôi không dùng sức thiên nhiên của mình. Dầu chỉ trong một tuần lễ, tôi cũng không dám thử cố nhờ năng lực riêng mà làm công việc tôi đang gánh vác đây. Mỗi lần thở hút, tôi lại cảm thấy sâu xa rằng tôi múc sanh lực từ một nguồn siêu nhiên trực tiếp, và sanh lực ấy vừa xứng với mọi sự đòi hỏi, cần thiết của chức vụ tôi. Từ đó tới nay, mỗi ngày phải làm công việc gấp đôi, nhưng tối đến, tôi thường cảm thấy mình có sức lực gấp đôi và lại muốn bắt đầu công việc lại. Quả thật, tôi hầu như bất đắc dĩ phải để cho giấc ngủ êm dịu tạm làm ngừng cái đặc quyền vui thỏa hầu việc Chúa. Ấy cũng không phải là một sự hăng hái cực điểm, theo sau có sự mệt nhọc tai hại, vì ngày hôm sau, tôi lại vẫn vui tươi, tỉnh táo như trước.

Tôi đã nhận thấy rằng công việc của tôi dễ dàng hơn, và dường như làm tiêu hao sanh lực mình ít hơn trước. Bây giờ tôi dường như không dùng hết sự sống riêng của mình đang khi làm việc; nhưng tôi làm việc bằng một sanh lực thừa thãi do một nguồn khác cung cấp cho. Tôi tin và biết chắc rằng chính là "sự sống của Đức Chúa Jesus… được tỏ ra trong xác thịt hay chết của… tôi" (IICôr 4:11).

Kể từ ngày tôi nhận Chúa làm sức mạnh của mình, thì có một, hai lần tôi cảm thấy mình mạnh mẽ lạ lùng đến nỗi nghĩ rằng mình đã bắt đầu vui thỏa và tin cậy sức mạnh của Đức Chúa Trời ban cho. Chỉ trong giây lát, tôi cảm thấy sức mạnh ấy lìa khỏi mình, và Chúa lập tức bắt buộc tôi nhìn xem Ngài như là sức mạnh mà Ngài đã ban cho. Tôi đã thấy nhiều người bạn thân mến khác bắt buộc phải học bài học nầy, và họ phải chịu đau đớn cho đến khi học xong bài học ấy. Đây là một đời sống luôn luôn phụ thuộc vào Đấng Christ cả phần thân thể lẫn phần linh hồn.

Nếu không phải là sự sống của Đức Chúa Jesus yêu dấu truyền cho thân thể tôi, thì tôi không biết giải nghĩa mọi sự nầy và đặc ơn dường ấy; nhưng tôi tin rằng vì lòng nhơn từ cả thể, Ngài đã vui lòng tự liên hiệp với thân thể thật của loài người trăm phần trăm, có thể truyền sanh lực vào sự sống hữu cơ (vie organique) của chúng ta, và bổ sức cho ta bởi Tấm Lòng Hằng Sống của Ngài và bởi Thánh Linh Ngài ngự trong ta. Tôi đã học được nhiều điều cho hai thực sự nầy: Một là sức lực thân thể của Sam-sôn do "Thần của Đức Giê-hô-va cảm động" (Quan 14:19) mà ra; hai là Sứ đồ Phao-lô tuyên bố rằng dầu hằng ngày vì danh Đức Chúa Jesus mà bị phó vào sự chết, nhưng chính sự sống của Ngài được bày tỏ trong thân thể ông. Tôi thấy rằng "thân thể… vì Chúa, và Chúa vì thân thể" (ICôr 6:13). "Thân thể mình là chi thể của Đấng Christ" (ICôr 6:15), và "chúng ta là các chi thể của thân thể Ngài, của xác thịt Ngài và của xương Ngài" (Êph 5:3 – theo nguyên văn).

Tôi không muốn gây nên cuộc tranh luận, nhưng tôi chỉ làm chứng một cách đơn sơ và khiêm nhường. Đối với tôi, mọi sự trên đây rất thiết thực và kỳ diệu. Tôi biết "ấy là Chúa." Tôi biết nhiều anh em trong Chúa cũng đã được sự từng trải hạnh phước như vậy. Tôi chỉ muốn dâng và dùng sự từng trải nầy cho Chúa càng ngày càng hơn. Tôi biết đây là một trách nhiệm thiêng liêng và thánh khiết biết bao! Tôi rất mong mỏi các anh em yếu mệt, đuối sức và bận rộn quá chừng của tôi sẽ được nếm sự vui vẻ tuyệt vời và sức mạnh đầy đủ cho sự từng trải nầy.

Tôi muốn thêm một lời cho các anh em tôi trong chức vụ rằng tôi đã được Đức Chúa Jesus giúp đỡ phần trí óc cũng như phần thân thể. Vì phải viết và giảng nhiều, nên tôi đã dâng cây viết và miệng lưỡi cho Chúa làm chủ và xử dụng tùy ý Ngài; vậy nên Ngài đã giúp đỡ tôi đến nỗi công việc viết sách, soạn bài của tôi không bao giờ làm cho tôi phải khó nhọc. Chúa đã khiến tôi có thể suy nghĩ mau chóng hơn, làm được công việc nhiều hơn và dễ dàng hơn mọi khi trước. Thật là một công việc rất đơn sơ và thấp thỏi; dầu vậy, nó hoàn toàn là bởi Ngài mà ra, và tôi chỉ vì Ngài mà tin cậy. Tôi tin rằng dầu công việc của tôi rất đơn sơ, nhưng Chúa đã dùng nó để giúp đỡ con cái Ngài và tôn vinh danh Ngài nhiều hơn là sự sửa soạn kỹ lưỡng và làm lụng nhọc nhằn trong bao nhiêu năm mệt mỏi đã qua. Nguyện sự ngợi khen dâng trọn cho Ngài!

CHƯƠNG THỨ SÁU - LÀM CHỨNG VỀ CÔNG VIỆC LẠ LÙNG CỦA CHÚA

Tôi muốn thêm một vài lời về công việc có liên quan với ơn Chúa chữa bịnh trong thành phố này, cùng một vài trường hợp Chúa chữa bịnh mà tôi đã được biết.

Như tôi đã nói rõ trong chương trước, một trong ba lời tôi thề nguyện với Chúa về sự chữa bịnh cho chính mình tôi là: Tôi sẽ dùng lẽ thật nầy và sự từng trải của tôi về lẽ thật nầy để giúp ích cho kẻ khác, tùy theo Ngài cần dùng và dẫn dắt tôi.

Đối với tôi, lời thề nguyền nầy rất quan hệ, vì tôi rất tôn trọng và bảo vệ danh dự Mục sư đến nỗi vui lòng chết vì danh dự ấy. Tôi tự nhiên hiểu rằng nếu hoàn toàn trung tín trong vấn đề này, thì tôi sẽ phải trả giá gì; đồng thời, tôi e ngại khôn xiết cái ý nghĩ rằng mình phải cầu nguyện với bất cứ người nào khác để được ơn Chúa chữa bịnh. Tôi quá sợ rằng nếu xin Đức Chúa Trời chữa bịnh cho ai mà họ không lành, thì tôi sẽ làm cho danh Ngài bị sỉ nhục lây. Tôi hầu như hi vọng rằng chính mình sẽ không phải cầu xin Chúa chữa bịnh cho ai hết. Tôi sung sướng khôn xiết vì có mấy anh em khác đã được Đức Chúa Trời dấy lên để làm chức vụ chữa bịnh, và tôi vui lòng giúp cho "bàn tay họ mạnh mẽ thêm."

Trong thành phố nầy, tôi làm chứng về lẽ thật Chúa chữa bịnh giữa một buổi nhóm họp anh em tín đồ trong chi hội tôi, bấy giờ là nhà thờ Hội Trưởng Lão ở thành phố Nữu Ước. Lời làm chứng ấy không bị ai phản đối, hoặc họ chỉ phản đối chút ít.

Mấy tuần lễ sau, nhằm ngày làm lễ an táng Tổng thống Garfield, người ta mời tôi giảng trong một buổi nhóm họp cầu nguyện ở phố Fulton. Chúa thúc giục tôi giảng rất ngay thẳng; tôi đến phương thức cầu nguyện đúng theo Kinh Thánh để cho bịnh nhơn trực tiếp được chữa lành nhơn danh Đức Chúa Jesus. Khi tôi giảng xong, chỉ có một người nói lời đồng ý với tôi. Ấy  là vị trưởng lão già cả, nhơn hiền của chi hội Méthodiste Episcopale; bây giờ ông đã yên nghỉ trong Chúa rồi. Ông hết lòng cám ơn tôi, và nói rằng ông tin hết mọi lời tôi làm chứng đó.

Sau đó ít lâu, sự thử thách xảy đến trong chính gia đình tôi. Con gái nhỏ của tôi thình lình bị sưng yết hầu. Vợ tôi khi ấy không tin như tôi, nên đã đòi mời thầy thuốc, và rất buồn rầu khi tôi chỉ đem nó đến với Đức Chúa Trời và xin Ngài nhơn danh Đức Chúa Jesus mà chữa lành cho nó. Đêm đó, nó nằm bên cạnh một mình tôi cổ họng trắng như tuyết và sốt như nung nấu. Tôi biết rằng nếu bịnh kéo dài đến hôm sau, thì trong gia đình tôi sẽ xảy ra một cuộc khủng khiếp mà trách nhiệm nhứt định về tôi.

Tôi giơ bàn tay run rẩy xức dầu vào trán con: nó là người thứ nhứt hoặc thứ nhì mà tôi đã xức dầu, và cầu xin quyền phép của danh Chúa Jesus. Chừng nửa đêm trái tim tôi nặng trĩu. Tôi kêu xin Đức Chúa Trời giải cứu mau chóng. Đến sáng, cổ họng con tôi được lành, và vợ tôi đến thăm nó. Bà giương mắt nhìn tôi khi thấy các mụn trong cổ đã biến mất và nó có thể đứng dậy đi chơi; đó là điều tôi không bao giờ quên.

Vào thời gian đó, Chúa dắt đưa tôi đến chỗ bắt đầu công việc bởi đức tin mà tôi dâng trọn đời mình từ bấy đến nay. Ấy không phải là dạy dỗ về ơn Chúa chữa bịnh, nhưng là rao truyền Tin Lành cho vô số người bị lãng quên bằng cách tổ chức những buổi giảng công cộng. Trải qua lâu năm, trong những buổi nhóm họp ấy, tôi không nói một lời nào về ơn Chúa chữa lành thân thể, vì mục đích tối cao của chúng tôi là dẫn người ta đến cùng Đấng Christ, và không làm tổn thương họ vì những điều kém hệ trọng.

Nhưng các thực sự về Chúa chữa bịnh cho tôi và cho con gái tôi đã lặng lẽ đồn ra giữa vòng anh em tín đồ của chi hội tôi, và, từng người một, họ đến thăm tôi để hỏi về sự đó, và hỏi xem chính mình họ cũng có thể được chữa lành chăng. Tôi bảo họ rằng nếu họ tin như tôi đã tin, thì họ cũng có thể được chữa lành. Tôi cũng bảo họ về nhà đọc Lời Đức Chúa Trời, suy nghĩ, cân nhắc và cầu nguyện.

Người thứ nhứt trong vòng họ là một bà tín đồ; bà đang được nhiều người biết tiếng trong công việc Chúa, và sau làm chấp sự trong Hội Thánh. Trong 20 năm, bà đã mang bịnh đau tim. Bà bỏ chừng một tháng để cân nhắc vấn đề, rồi bà bình tĩnh nhưng nhứt quyết đến trình bịnh trạng của mình cho Đức Chúa Trời. Bà được chữa lành trong giây lát, và trải qua bao nhiêu năm, đã làm việc không mệt mỏi, và bà hầu như không biết mệt mỏi là gì. Rốt lại, bà làm xong công việc Chúa giao cho bà và bà ngủ yên trong Chúa, giữa bình an và ơn phước.

Bấy giờ hết người nầy đến người khác bắt đầu tới hỏi về ơn Chúa chữa bịnh; rốt lại buổi họp và nơi họp sáng ngày thứ sáu thành ra một chỗ và một thì giờ cho mọi người chú ý đến vấn đề đặc biệt nầy có thể tụ hội để nghe lời dạy dỗ và bổ thêm sức cho nhau bởi những lời làm chứng trao đổi. Lần lần có tới mấy trăm người đến nhóm họp: Họ thuộc về nhiều gia đình và mọi nhánh đạo Tin Lành.

Những trường hợp Chúa chữa bịnh mà tôi nhận thấy trong những năm đó, nếu viết ra thì phải hàng bao nhiêu sách. Những người được chữa thuộc về mọi giai cấp xã hội, mọi môn phái tôn giáo, mọi nghề nghiệp, và có đủ các thứ bịnh. Tôi từng thấy những kẻ làm thuật đồng bóng cũng đến; họ bị yếu mòn vì hầu việc quỉ Sa-tan, và tìm ơn Chúa giải cứu mình khỏi bịnh tật. Nhưng nếu họ không hoàn toàn từ bỏ lưới bẫy đó, thì tôi không thấy mình được tự do cầu nguyện cho họ. Tôi đã được nghe họ bày tỏ những điều buồn thảm và nhơ nhuốc của thuật đồng bóng.

Tôi đã thấy một số tín đồ Công giáo, dường như họ muốn xin xăm theo lối mê tín. Khi chúng tôi lấy lòng nhịn nhục dạy dỗ họ và dắt đem họ trở về cùng Cứu Chúa, thì thỉnh thoảng tôi cũng thấy họ được chữa lành. Tôi đã thấy nhiều người đến dâng những số tiền lớn để tôi cầu nguyện cho họ hoặc người nhà họ được lành mạnh. Nhưng tôi không bao giờ dám rờ  đến hạng bịnh nhơn ấy; tôi chỉ đưa họ đến thẳng Đấng Christ, và bảo họ rằng nếu họ mong ước được giải cứu, thì phải sấp mình nơi chơn của Đức Chúa Jesus, thật lòng ăn năn và tin cậy Ngài.

Nhiều người chỉ muốn thoát khỏi bịnh tật, nhưng lại được dẫn đưa đến Đấng Christ. Tôi không bao giờ cảm thấy rằng mình có phép cầu xin Chúa chữa lành bịnh tật, nhưng lại được cho người nào trước khi người ấy tiếp nhận Đức Chúa Jesus làm Cứu Chúa của mình. Nhưng nhiều lần tôi thấy linh hồn được cứu rỗi và thân thể được chữa lành cùng một giờ. Tôi không hề cho phép ai coi tôi là người chữa bịnh; và tôi cũng không dám tự do cầm quyền cho kẻ khác đang khi họ để lòng tin cậy một phần nào vào tôi hoặc vào lời cầu nguyện của tôi, hoặc vào điều chi khác ngoài ra công đức, các lời hứa và sự cầu thay của một mình Đấng Christ mà thôi.

Công việc quan hệ hơn hết của tôi thường là không để cho ai thấy tôi hoặc bóng của tôi nhưng tỏ cho họ thấy Đức Chúa Jesus một cách trọn vẹn. Tôi đã thấy những tín đồ rất đơn sơ và thất học thình lình được chữa lành một cách vinh hiển, và được Chúa ban cho đức tin lạ lùng hơn hết. Tôi cũng đã thấy nhiều tín đồ tài giỏi xuất chúng và có danh vọng lớn, nhưng lại không thể nào rờ tới trôn áo của Đức Chúa Jesus. Thường khi họ không thể cúi xuống đủ để rờ đến trôn áo Ngài.

Tôi đã thấy một bác sĩ trứ danh đứng dậy giữa buổi nhóm họp, đọc một bài thuộc lòng giải luận về ơn Chúa chữa bịnh. Tôi đã thấy một cô thiếu nữ thấp hèn, không đủ trí khôn để hiểu bài giải luận kia, nhưng cô đã được chữa bịnh lao nặng hơn hết ngay bên cạnh ông; lại nữa, chỉ trong giây lát, ống chơn ngắn của cô đã được chữa dài ra chừng năm phân tây. Tôi thấy ân tứ quí báu nầy của Đấng Christ đã ban sự cứu trợ và ơn phước tuyệt vời cho nhiều gia đình nghèo khổ; đã cất khỏi nhiều nữ công nhơn màng mỏi, nhọc mệt cái óc tật bịnh chẳng khác chi ách tôi mọi của nước Ê-díp-tô. Tôi cũng đã thấy ân tứ nầy vào trong nhiều gia đình trang nhã, học thức và giàu có; họ đã không hổ thẹn và chứng kiến những người chơn thật xưng danh Chúa, và họ cũng làm chứng rất cao quí về Đấng Christ làm Cứu Chúa hoàn toàn.

Tôi đã từng thấy những nhà thần đạo học lý luận hăng hái để công kích sự nhờ Chúa chữa bịnh; nhưng Chúa thường trả lời họ bằng cách chữa lành một con cái Ngài một cách họ không trả lời hoặc giải nghĩa được. Có khi tôi dẫn một nữ tín đồ đơn sơ đến cùng một người vô tín hay khoe khoang, và bảo cô thuật sự từng trải đơn sơ của mình cho ông nghe. Ông đã sững sốt, phải ngậm miệng và thường bỏ đi, có vẻ cảm động lắm.

Tôi thường thấy những phụ nữ sang trọng, say mê thế gian, bỗng chúc cảm biết sâu xa mình là người tội lỗi, và lo tìm kiếm một đời đạo đức sâu xa, chân thật. Ấy chỉ vì họ được nghe những lời làm chứng thành thực đơn sơ trong buổi nhóm họp ngày thứ sáu. Tôi đã thấy nhiều vị Mục sư, Truyền đạo yêu dấu tiếp nhận ân điển đầy đủ của Đức Chúa Jesus cho linh hồn  và thân thể mình; nhiều tôi tớ rất sốt sắng và danh tiếng của Đấng Christ lấy làm tự hào vì có Ngài làm Đấng chữa bịnh cho mình.

Nhưng tôi cũng đã nhận thấy rằng sự quí chuộng phái đạo mình hơn phái đạo khác là xiềng xích nặng nề và chặt chẽ hơn hết, và sự sợ loài người là ách tôi mọi khắc nghiệt hơn hết. Nhiều vị thầy thuốc yêu dấu có địa vị rất cao đã tiếp nhận Đức Chúa Jesus làm Đấng chữa bịnh cho mình, và khi bịnh nhơn của họ sẵn sàng, thì họ cũng giao phó bịnh nhơn cho Ngài săn sóc. Nhiều nhơn viên giúp việc Hội Thánh tận tụy hơn hết và nhiều vị Truyền đạo lưu hành trong các thành phố, đã tìm thấy lẽ thật quí báu nầy; một vài vị đã gặp sự thử thách đắng cay, là bị hiểu lầm và chống trả ngay trong nhà thờ và hội xã của mình; nhưng ở nơi nào họ khôn ngoan, thành thực và trung tín, thì đến cuối cùng, Ngài đã bịnh vực cho. Tôi đã thấy những nam, nữ tín đồ có tinh thần thiêng liêng hơn hết trong các chi hội khác nhau thường nhìn biết và tiếp nhận lẽ thật nầy. Khi Đấng Christ trở nên một Thực sự có thân vị (une Réalité personnelle) ngự trong linh hồn thì khó giữ Ngài ở ngoài thân thể được.

Về thực tế, tôi không thấy sự khó khăn lớn lao nào trong sự giải quyết vấn đề dùng thuốc. Khi nào có ai cho là thuốc có hiệu lực, hoặc không rõ ràng được Chúa thúc giục bỏ uống thuốc, thì không khi nào tôi khuyên họ bỏ. Nếu chính mình không thật có lòng tin Đấng Christ, thì bỏ thuốc không có ích gì. Khi nào có ai thật sự giao phó bịnh trạng mình cho Đấng Christ và thật tin rằng Ngài lo liệu cho bịnh trạng mình, thì theo lẽ thường, người đó không muốn một bàn tay khác rờ tới mình, hoặc xem có cần chi nữa không. Khi nào người ta không có đức tin để nhờ Chúa chữa bịnh cho mình, thì tôi không bao giờ dám ngăn trở họ tìm cách giúp đỡ tốt hơn hết.

Tôi không hề cảm thấy Chúa kêu gọi mình phải khuyên giục ai tiếp nhận ân tứ chữa bịnh của Đức Chúa Trời. Tôi thấy nên trình bày lẽ thật và để Đức Chúa Trời dắt dẫn người ta thì tốt hơn.

Thường khi tôi khuyên bảo họ rất mạnh mẽ rằng nếu họ chưa hoàn toàn quyết tin Chúa, thì chớ nên thử nhờ cậy Ngài chữa bịnh cho mình. Kết quả là tôi khiến họ nhờ cậy Chúa mạnh mẽ hơn và tỏ ra rằng mình có đức tin thật. Tôi không bao giờ cảm thấy rằng phải coi ơn Chúa chữa bịnh như là đạo Tin Lành. Ơn Chúa chữa lành bịnh chỉ là một phần đạo Tin Lành; lẽ tự nhiên, chúng ta phải làm việc chuyên cần hơn để giúp cho linh hồn người ta được cứu rỗi và được nên thánh.

Những trường hợp Chúa chữa bịnh thật là khác nhau nhiều lắm. Một trường hợp chữa bịnh kỳ diệu hơn hết trong những ngày đầu tiên là một bà đã tám năm không co duỗi khớp xương. Trong các buổi nhóm họp, bà thường chống nạng mà đứng; bà chỉ cố ngồi ké một chút thôi, chớ không ngồi suốt cả buổi giảng được. Suốt tám năm trời, bà không sao ngồi ngay ngắn được. Bà được chữa lành trong giây lát dường như bởi một cái lông chim đụng tới, và mọi người trong nhà giảng kinh ngạc khôn xiết. Một người khác được Chúa chữa lành chứng còng lưng. Rất nhiều người được chữa lành khỏi bị sưng u (tumeurs) và một ít người khác được chữa khỏi bịnh ung thư mà y khoa không chữa được. Chúng tôi từng thấy những người gãy xương mà được liền lại, không cần đến khoa giải phẩu. Nhiều người đau tim hết sức nặng, hoặc ho lao, cũng được Chúa chữa lành. Một vài người bị chứng sán khí (hernie) đến tuyệt vọng mà cũng được chữa lành.

Nếu Đấng Christ không nâng đỡ họ mà họ lại dám bước đi như vậy, thì chắc đã chết rồi. Bịnh tê liệt, bịnh mềm óc, bịnh động kinh và bịnh giựt gân đều được chữa lành một cách kỳ diệu. Nhờ lời cầu nguyện mà một ít người điên rất nguy hiểm cũng đã được chữa lành. Có tới mấy ngàn người đã được chữa lành như vậy. Không thể nào mô tả tỉ mỉ một vài trường hợp Chúa chữa bịnh. Điều làm cho chúng ta vui mừng hơn hết chính là có những kết quả hạnh phước và vinh hiển trong những cuộc đời đã dâng cho Chúa. Họ đã được cứu chuộc khỏi sự tiêu diệt như vậy và đã dâng mình hầu việc Đức Chúa Trời và để cung cấp mọi sự cần dùng cho loài người.

Có một anh em yêu dấu được chữa bịnh, hiện nay phụ trách một công cuộc truyền giáo và dẫn được hàng mấy trăm người đến cùng Đấng Christ. Một chị em khác không được ban trị sự Hội Truyền Giáo bổ dụng vì cớ mang bịnh, nhưng bây giờ đã cùng chồng sang Ấn Độ, rao truyền Đấng Christ cho những người thờ lạy hình tượng. Có người sang Nhựt, có người sang Phi Châu, có người sang Nam Mỹ, có người sang nước Anh; nhiều người đi giảng Tin Lành ở các đường phố và ngõ hẻm của thành phố nầy, hoặc làm việc sốt sắng hơn hết khắp nước Mỹ. Chúng ta hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì những ơn phước mà các anh em chị em ấy đã nhận được, và vì họ đã trở nên nguồn phước cho kẻ khác.

Trong những năm ấy, Đức Chúa Trời đã mở cửa nhà giảng chúng tôi và cho phép tôi gặp gỡ hàng mấy trăm con cái yêu dấu của Ngài, và được thấy họ ra đi, có sức mạnh và phước lành. Rất nhiều nhà giảng khác đã được thành lập tại nước Mỹ và nhiều nước khác. Rất nhiều người ở các nơi ấy đã nắm tay nhau mà cùng hát đang khi thẳng bước tới "Nhà Cha" rằng:

"Hỡi linh hồn ta, khá ngợi khen Đức Giê-hô-va!
Mọi điều gì ở trong ta hãy ca tụng danh thánh của Ngài!
Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va,
Chớ quên các ân huệ của Ngài
Ấy là Ngài tha thứ các tội ác ngươi,
Chữa lành mọi bịnh tật ngươi,
Cứu chuộc mạng sống ngươi khỏi chốn hư nát,
Lấy sự nhân từ và sự thương xót mà làm mão triều đội cho ngươi.
Ngài cho miệng ngươi được thỏa các vật ngon,
Tuổi đang thì của ngươi trở lại như của chim phụng-hoàng"
(Thi 103:1-5).