Back to Top
Bìa 10 ĐIỀU CƠ ĐỐC NHÂN CẦN BIẾT
Danh mục: Tài Liệu Chăm Sóc Tân Tín Hữu
Thư viện: Định dạng văn bản

Viết bởi Nguyễn Thiên Ý

MỤC LỤC

  1. Lời Nói Đầu
  2. Bài 1: Chỉ Thờ Một Đức Chúa Trời
  3. Bài 2: Yêu Thương Hai Đối Tượng
  4. Bài 3: Tránh Xa Ba Tội Lỗi
  5. Bài 4: Phát Huy Bốn Thói Quen
  6. Bài 5: Năm Điều Cầu Xin Chúa
  7. Bài 6: Luôn Mặc Sáu Binh Giáp
  8. Bài 7: Nghe Bảy Lời Cảnh Báo
  9. Bài 8: Nhận Lãnh Tám Phước Hạnh
  10. Bài 9: Đơm Hoa Kết Trái Chín Múi
  11. Bài 10: Tuân Thủ Mười Điều Răn


10 Điều Cơ Đốc Nhân Cần Biết

Dù sách đặc biệt hướng về tân tín hữu nhưng nhiều ‘tín đồ lâu năm’ cũng học được nơi quyển sách này nhiều điều mới để bổ sung vào những khoảng trống trong số vốn hiểu biết của mình. Đây là một trong ba quyển sách thuộc loại căn bản. Quyển thứ hai dành cho thành viên mới của Hội Thánh và quyển thứ ba dành cho thân hữu, là các bạn mới đến dự các buổi nhóm họp ở nhà thờ.

2Timothy 3:16

Mỗi bài trong sách này gồm có bốn thành phần chính:

·         TẢN MẠN

·         THUỘC LÒNG

·         TÌM HIỂU

·         THAY ĐỔI

Phần TẢN MẠN nêu ra một câu chuyện minh họa nhằm giúp bạn nhớ lại 10 điều đã học.

Phần THUỘC LÒNG tóm lược bài học.

Phần TÌM HIỂU chính là bài học.

Và cuối cùng phần THAY ĐỔI ứng dụng bài học.

Bạn cần học thuộc lòng phần THUỘC LÒNG trong tất cả mười bài học.

Thực thi 10 Điều là việc rất quan trọng. Khi thực thi những bài học đó bạn sẽ phát hiện rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời Hằng Sống, Ngài muốn thông công mật thiết với bạn, cho nên nếu không thực thi theo các bài học bạn sẽ cảm thấy tài liệu này tẻ nhạt, không quan trọng và không có năng lực. Có nhiều áp lực ngăn cản bạn làm theo bài học. Cần có tinh thần chịu thương, chịu khó. Cần lắng nghe tiếng của Thánh Linh hướng dẫn bạn vâng phục ý muốn của Ngài.

Nên học đi, học lại nhiều lần quyển sách này thay vì tìm cách hiểu thấu đáo từng bài mỗi khi học, nhờ đó bạn sẽ thấy rằng 10 Điều này có liên quan đến nhau. Chẳng bao giờ 10 Điều này trở nên quá đơn giản hoặc nhỏ nhoi đối với bạn, và mỗi lần ôn tập bạn vẫn phát hiện hoặc nhận thức một cách mới mẻ những lẽ thật và tầm quan trọng của các bài học này.

Nguyện Cứu Chúa Giê-xu ban phước dồi dào trên bạn trong khi bạn bắt đầu một cuộc sống mới theo Ngài.

Tác giả:

Huang Sabin

Lời Nói Đầu

Bài 1: Chỉ Thờ Một Đức Chúa Trời

TẢN MẠN

Thử quan sát một chiếc nhẫn cưới – chiếc nhẫn hình tròn không mối nối, không có điểm đầu, không có điểm cuối. Tương tự như vậy Đức Chúa Trời cũng không hề có thời điểm bắt đầu hiện hữu, cũng không có thời điểm hết hiện hữu. Quyền năng, sự hiểu biết, tình yêu thương của Ngài còn mãi, không bao giờ hết. Chiếc nhẫn hình tròn có hai mặt – mặt ngoài, mặt trong. Những người thuộc về Đức Chúa Trời nằm trong phạm vi chăm sóc và yêu thương của Ngài. Những người ở bên ngoài không thờ Ngài, cũng không thuộc về Ngài. Chiếc nhẫn cưới cũng tượng trưng cho sự kiện một người vợ chỉ có một chồng. Ai thờ các thần khác thì chẳng khác gì một người vợ ngoại tình.

THUỘC LÒNG: Đức Chúa Trời là Chúa duy nhất

"Chỉ có một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong mọi người" Ê-phê-sô 4:6

TÌM HIỂU

1. Chúng ta phải thờ phượng một Đức Chúa Trời chân thần độc nhất vô nhị của Kinh Thánh.

2. Sau này, bạn sẽ biết rằng Kinh Thánh chép về Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con ( Đức Chúa Giê-xu) và Đức Thánh Linh. Nhưng không có nghĩa là có ba Đức Chúa Trời. Chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhất. Một Đức Chúa Trời nhưng lại có thể là Cha, Con và Thánh Linh nghe có vẻ mâu thuẩn. Nhiều Cơ Đốc nhân thử giải thích mâu thuẩn này nhưng chưa thỏa đáng. Chẳng một ai có thể hiểu thấu đáo vấn đề này. Không hiểu hết mọi chuyện liên quan đến Đức Chúa Trời thì cũng phải bởi vì nếu chúng ta có thể hiểu Đức Chúa Trời trọn vẹn thì chắc chúng ta là Đức Chúa Trời rồi, vì chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể hiểu trọn vẹn về Đức Chúa Trời. Nhưng mọi điều Kinh Thánh khải thị về Đức Chúa Trời đều là sự thật: Đức Chúa Trời là Đấng độc nhất. Đôi khi người theo các tôn giáo khác lầm tưởng rằng Cơ Đốc nhân tin ba vị thần. Nhưng không phải vậy: Cơ Đốc nhân chỉ tin một Đức Chúa Trời mà thôi.

3. Chúng ta không được thờ bất cứ một ‘thần’ nào khác. Nhiều giáo phái và nhiều Cơ Đốc nhân không đặt nặng vấn đề này nên các tín hữu của họ yếu đuối và gặp nhiều vấn nạn nghiêm trọng.

THAY ĐỔI

Thay đổi chính yếu: Thờ phượng

1. Liệt kê những ‘thần’ khác, hoặc hình tượng hoặc món đồ bạn thấy cần từ bỏ và hủy bỏ. Bạn hủy bỏ bằng cách nào sau đây?

Hình tượng / “thần”: __________________________________

Ngày từ bỏ / Ngày hủy bỏ: ____________________________

Cách thức hủy bỏ: __________________________________

2. Bạn phải bỏ không thực hiện những nghi thức nào của tôn giáo cũ?

□ Cúng tiền / thức ăn
□ Ăn chay
□ Đi chùa / hành hương
□ Tụng niệm
□ Cầu kinh với hình tượng 
□ Những điều khác _________________

3. Bạn cần làm gì để thờ Đức Chúa Trời chân thần độc nhất vô nhị của Kinh Thánh?
□ Nhóm họp thờ phượng
□ Đọc Kinh Thánh mỗi ngày
□ Cầu nguyện hằng ngày
□ Làm việc tốt cho người khác
□ Phục vụ tại Hội Thánh địa phương
□ Những cách khác _________________

4. Trường hợp cụ thể: Giả sử bạn vô tình ăn phải đồ cúng cho thần tượng rồi về sau bạn mới biết. Bạn lo ngại là tà ma có thể đến làm hại bạn. Xin xem 1Cô-rinh-tô 8:4-6. Làm thế nào liên hệ lẽ thật "Đức Chúa Trời là Đấng độc nhất vô nhị" với trường hợp này?

Đáp án mẫu: Đối với chúng ta là Cơ Đốc nhân thì chỉ có một Đức Chúa Trời, còn thần tượng chẳng là gì cả. Vì thế hình tượng không thể làm hại chúng ta khi chúng ta tin cậy nơi Chúa Giê-xu là Đấng đã dựng nên mọi thứ. Đấng Sáng Tạo có quyền hơn thần tượng.

5. Trường hợp cụ thể: Một bé gái thổ lộ với bạn rằng ban đêm bé sợ đi vào phòng vệ sinh vì sợ ma. Xin xem Gia-cơ 2:19. Bạn vận dụng câu Kinh Thánh này như thế nào nhằm khuyên bảo bé?

Đáp án mẫu: Ma, tà ma sợ hãi vì biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời Tối cao độc nhất. Bảo bé nói lớn tiếng: "Chỉ có một Đức Chúa Trời". Khi ma nghe như vậy ma sẽ sợ và chạy xa bé.

6. Trường hợp cụ thể: Một Cơ Đốc nhân trẻ tuổi lo sợ là ‘thần’ của tôn giáo cũ của cậu sẽ bắt cậu thờ lại ‘thần’ cũ. Xin đọc Giăng 10:28-30. Bạn vận dụng lẽ thật ‘Chỉ có một Đức Chúa Trời’ để củng cố tinh thần của cậu ta ra sao?

7. Trường hợp cụ thể: Một thuộc viên trong Hội Thánh của bạn ưa sinh sự và gây cớ cho các thuộc viên khác cãi vả nhau. Đọc Ê-phê-sô 4:3-6. Giữa sự gây rối của thuộc viên này với lẽ thật ‘chỉ có một Đức Chúa Trời’ có tương quan nào?

(Chú ý: Khi thảo luận về trường hợp cụ thể dễ đi lạc đề lắm. Luôn luôn nhớ trở về với vấn đề đang được mổ xẻ).

8. Trường hợp cụ thể: Một người Á châu nói rằng không muốn tin Chúa Giê-xu vì Cơ Đốc giáo là một tôn giáo phương Tây. Xin xem Rô-ma 3:29-30 và 10:12. Căn cứ trên sự kiện ‘chỉ có một Đức Chúa Trời’, bạn trả lời cho người đó ra sao?

(Chú ý: Nhớ căn cứ trên lời của Đức Chúa Trời mà trả lời chứ không căn cứ trên lập luận của con người).

9. Trường hợp cụ thể: Bạn tìm cách giải thích cho một người bạn rằng Chúa Giê-xu là Con Đường duy nhất dẫn đến Đức Chúa Trời nhưng người đó nhất định cho rằng tôn giáo nào cũng như nhau. Xin xem 1Ti-mô-thê 2:5-6. Đưa ra câu trả lời căn cứ trên sự kiện ‘chỉ có một Đức Chúa Trời’.

10. Trường hợp cụ thể: Một người nọ xưng là Cơ Đốc nhân chủ trương rằng nếu kiên trì với một cuộc đời công nghĩa thì mai sau bạn sẽ trở nên Đức Chúa Trời. Xin đọc Ê-sai 44:6-8, bạn có nhất trí với chủ trương đó không?

11. Trường hợp cụ thể: Con trai của bạn mắc bệnh. Bà ngoại cháu bảo bạn đi chùa cầu các ‘thần’ chữa bệnh cho con của bạn. Bà cho rằng không có hại gì cả mà biết đâu lại bớt bệnh. Xin đọc Thi Thiên 86:6-10. Bạn xử sự làm sao đây?

(Chú ý: Nhớ là câu trả lời của bạn phải căn cứ trên Thi Thiên 86:6-10).

Bài 2: Yêu Thương Hai Đối Tượng

TẢN MẠN

Quan sát kỹ cây thập tự. Hai thanh gỗ ghép chéo lại là thành cây thập tự. Thanh gỗ thẳng đứng tượng trưng cho mối tương quan giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Thanh gỗ nằm ngang tượng trưng cho mối tương quan giữa chúng ta với người khác. Chú ý là hai thanh gỗ liên kết với nhau.

Nếu mối liên hệ của chúng với Đức Chúa Trời đạt đến mức tốt thì chúng ta cũng liên hệ với người khác cách phải lẽ, đúng đắn. Nếu chúng ta liên hệ với người khác không tốt đẹp thì đó là dấu hiệu cho thấy có trục trặc trong mối liên hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời.

THUỘC LÒNG

YÊU CHÚA - YÊU NGƯỜI

 
“Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí
mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi;
và yêu người lân cận như mình”
Lu-ca 10:27

 

TÌM HIỂU

1. Cơ Đốc giáo là tôn giáo duy nhất đặt nặng tình yêu thương.

2. Không có tình yêu thương đời sống trở nên vô nghĩa. Không có tình yêu thương hôn nhân chỉ là một hợp đồng. Không có tình yêu thương mái ấm gia đình chẳng qua chỉ là một ngôi nhà. Không có tình yêu thương cha mẹ chỉ là người bảo trợ chăm sóc trẻ em.

3. Thế giới cần tình yêu thương hơn nữa, nhưng tìm đâu cho được nhiều tình yêu thương? Tìm nơi Đức Chúa Trời. Chúng ta yêu thương vì Đức Chúa Trời đã yêu thương chúng ta trước (1Giăng 4:19). Chúa Giê-xu đã chết trên thập tự giá vì chúng ta để chứng minh một lần đủ cả rằng Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta (Giăng 3:16). Sau khi nhận lãnh tình yêu thương của Đức Chúa Trời chúng ta mới có thể yêu thương Đức Chúa Trời và yêu thương người khác như chính mình.

4. Có người lẫn lộn tình yêu thương với nhục dục. Chúng ta kính yêu Đức Chúa Trời bằng một tình yêu hoàn toàn trong sạch, thánh khiết, không dính dáng gì tới nhục dục cả.

5. Khái niệm về tình yêu thương này cần được xây dựng từ Kinh Thánh, theo Kinh Thánh chớ không theo thế gian. Trong thế gian này, yêu thương chỉ là một loại cảm xúc, cảm xúc này khiến chúng ta cảm thấy phơi phới, dễ chịu. Còn theo Kinh Thánh, khi chúng ta yêu thương một người bằng tình yêu thương trong sạch thánh khiết đúng nghĩa thì đôi khi chúng ta có thể cảm thấy phơi phới dễ chịu thật, nhưng đôi khi thì không cảm thấy gì cả. Vai trò của cảm xúc không quan trọng ở đây.

6. Theo Kinh Thánh, luôn luôn có hy sinh cho đối tượng được yêu thương. Không phải chúng ta hy sinh điều mình muốn hy sinh nhưng hy sinh điều đối tượng đang cần. Chúng ta phải hy sinh điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta hy sinh và điều người lân cận chúng ta đang cần.

7. Chúng ta được lịnh là phải yêu thương Đức Chúa Trời. Đây là mạng lịnh chớ không phải một đề nghị.

8. Chúng ta cũng được lệnh phải yêu thương Đức Chúa Trời như thế nào? - Trọn lòng, linh hồn, sức lực và tâm trí. Không phải chúng ta chỉ yêu thương Đức Chúa Trời bằng tấm lòng của mình mà thôi; hoặc bằng tâm trí mà thôi. Chúng ta phải hết lòng yêu thương Ngài trong bốn phương diện: tấm lòng, linh hồn, sức lực và tâm trí. Như vậy nghĩa là yêu thương Ngài với tất cả con người của chúng ta trong mọi bình diện: cảm xúc, thuộc linh, thể xác, tâm trí.

9. Chúng ta không được phép yêu thương Đức Chúa Trời nửa vời, lưng chừng như thể chỉ phân nửa tấm lòng của chúng ta yêu thương Ngài, chỉ phân nửa sức lực chúng ta yêu thương Ngài… Chúng ta phải trọn lòng yêu thương Ngài, trọn linh hồn, tận lực, hết sức, trọn tâm trí yêu thương Ngài. Như vậy tức là chúng ta yêu thương Ngài mà không vương vấn chút nghi ngờ nào, không sót lại chút e dè nào, không san sớt lòng trung thành cho ai cả và không hòa hoãn một chút nào cả.

10. Chúng ta cũng được lịnh phải yêu thương người lân cận của mình. Đây cũng không phải là một đề nghị mà là một mạng lịnh. Một mạng lịnh chớ không phải một lời khuyến giục.

11. Kinh Thánh cũng dạy chúng ta yêu thương người lân cận như thế nào. Phải yêu thương họ như chúng ta yêu thương chính mình. Yêu thương người khác như yêu thương chính mình thì cũng tương tự như làm theo một luật vàng: “Làm cho người khác điều mình muốn người ta làm cho mình” (Ma-thi-ơ 7:12).

12. Ẩn dụ người Sa-ma-ri nhân từ (Lu-ca 10:29-37) cho chúng ta một thí dụ điển hình về người lân cận của chúng ta.

THAY ĐỔI

Thay đổi chủ chốt: Yêu thương

1. Đọc Giăng 21:15. Bạn yêu thương ai hoặc yêu thương cái gì nhất trên đời?

□ Đức Chúa Trời
□ Nghề nghiệp / Công ăn việc làm / học hành
□ Chồng / vợ
□ Xe / nhà
□ Con trai / con gái
□ Khác: _____________________________

2. Nếu yêu thương Chúa bạn phải làm gì? Xem Giăng 14:15

3. Đọc Phục Truyền Luật Lệ Ký 10-12 và 12:2-7, nghĩ về những việc bạn có thể làm để bày tỏ rằng bạn yêu thương Đức Chúa Trời trong tất cả bốn phương diện: tấm lòng, linh hồn, sức lực, tâm trí.

□ Dứt khoát cắt đứt mọi liên hệ với tôn giáo cũ
□ Chấm dứt lối sống vô đạo đức ngày trước
□ Hủy bỏ những vật thờ cúng của tôn giáo cũ
□ Dứt bỏ những tập tục theo tôn giáo cũ
□ Thờ Đức Chúa Trời theo ý của Ngài
□ Dâng hiến cho Đức Chúa Trời tiền bạc và lễ vật

4. Trường hợp cụ thể: Một Cơ Đốc nhân hỏi bạn là có được phép thắp nhang (dâng hương) trong đám tang của cha mẹ mình hay không. Xin đọc 1Các Vua 3:3 và Phục Truyền Luật Lệ Ký 12:2-7. Vua Sa-lô-môn cóhết lòng yêu mến Đức Chúa Trời không? Bạn khuyên người bạn Cơ Đốc nhân là nên thắp nhang, dâng hương hay không?

(Chú ý: Khi thảo luận chung quanh một trường hợp cụ thể nhớ đừng bàn luận lạc đề)

5. Xin đọc Thi Thiên 91:14. Lời dạy về vấn đề yêu mến Đức Chúa Trời có thể an ủi bạn như thế nào khi bạn đối diện với nguy hiểm?

6. Trường hợp cụ thể: Con trai bạn xin một chiếc xe đạp làm quà Giáng Sinh, cháu nói là tất cả các bạn của cháu đều có xe rồi (thực sự chỉ có hai bạn có xe mà thôi). Bạn biết trong trường hợp có một cậu bé nghèo đến nỗi không có tiền mua sách vở. Bạn làm cách nào để dạy con mình biết yêu thương Đức Chúa Trời và yêu thương người lân cận của cháu? (Đọc 1Giăng 3:16-18).

7. Trường hợp cụ thể: Một Cơ Đốc nhân non trẻ than thở là nếu anh ta làm theo mọi điều Kinh Thánh dạy thì anh ta chẳng bao giờ có thể giàu có được. Anh đã làm lụng hết sức nhưng chỉ đủ nuôi sống gia đình. Anh hỏi bạn là anh có thể đi làm trong ngày Chúa Nhật để kiếm thêm tiền thay vì nhóm họp với các Cơ Đốc nhân khác để thờ phượng Chúa. Đức Chúa Trời hứa như thế nào với những người yêu mến Ngài? Bạn nên khuyên bảo Cơ Đốc nhân trẻ tuổi này ra sao? (Xin xem Gia-cơ 1:9-15 trước khi bạn viết ra giấy câu trả lời).

(Chú ý: Căn cứ vào câu Kinh Thánh mà trả lời. Đừng chỉ dựa vào vốn hiểu biết chung chung của bạn)

8. Nếu không yêu mến Đức Chúa Trời thì người ta yêu mến gì? (Xin đọc 1Ti-mô-thê 3:2,4). Bạn yêu mến điều gì trong bảng liệt kê dưới đây:

□ Yêu chính mình
□ Không ưa điều thiện
□ Yêu tiền bạc
□ Yêu thích vui chơi
□ Không yêu thương cha mẹ / người khác
□ Yêu mến Đức Chúa Trời

9. Ngẫm nghĩ xem Đức Chúa Trời muốn bạn hy sinh điều gì để chứng tỏ bạn yêu mến Ngài?

□ Thời gian
□ Mối quan hệ tội lỗi
□ Tiện nghi
□ Tiền bạc
□ Tự do
□ Nổi danh
□ Địa vị
□ Tham vọng / ước mơ
□ Cơ hội tiến than
□ An ổn / an ninh
□ Khác: __________________

10. Những điều gì cản trở bạn yêu mến Đức Chúa Trời?

□ Con cái
□ Nghi hoặc về Chúa Giê-xu / Kinh Thánh 
□ Sự bắt bớ
□ Hội Thánh hâm hẩm
□ Người phối ngẫu
□ Cha mẹ
□ Lo sợ / hổ thẹn
□ Mặc cảm / kiêu ngạo
□ Bất ổn / lo nghĩ
□ Tài sản vật chất
□ Bổn phận
□ Khác: ___________________________

11. Suy nghĩ về hai việc cụ thể mà một em thiếu niên có thể thực hiện để bộc lộ lòng yêu thương của em đối với cha mẹ. Viết ra giấy hai việc tương đương mà bạn sẽ làm để bày tỏ tình yêu thương của bạn đối với Cha Thiên Thượng của mình.

12. Kể tên một vài ‘người lân cận’ mà bạn phải yêu thương (xin lưu ý là không nhất thiết phải sống sát bên nhà của bạn mới là người láng giềng của bạn). Thử nghĩ xem bạn muốn họ làm cho bạn một việc gì. Rồi hãy làm việc đó cho họ. Thử nghĩ xem bạn muốn họ cho bạn một món quà tốt đẹp nào. Rồi bạn hãy cho họ món quà đó. Bạn sẽ làm / tặng cho họ điều gì?

Tên người lân cận:
Món quà sẽ tặng cho người này:
Việc sẽ làm cho người này:

13. Trường hợp cụ thể: Giả dụ một ngày kia, trên đường từ nhà thờ về, bạn thấy một người đàn ông gần chết nằm bên vệ đường. Có vẻ như ông ta bị tai nạn xe cộ. Ông ta thuộc sắc dân mà dân tộc của chính bạn thù ghét lắm. Bạn có thể làm gì để thực thi luật vàng và để bày tỏ lòng yêu thương của bạn dành cho người đó?

14. Trường hợp cụ thể: Một tín hữu trẻ hỏi bạn rằng nếu anh ta không đóng thuế lợi tức tính trên tiền bán trái cây trong vườn của anh ta thì có sao không. Hãy cho bạn này một lời khuyên đúng theo Kinh Thánh xây dựng trên nguyên tắc ‘yêu thương người lân cận của ngươi’ như Rô-ma 13:1-10 đã giải thích.

Bài 3: Tránh Xa Ba Tội Lỗi

TẢN MẠN

Thử tưởng tượng một cái bình lủng ba lỗ ở gần đáy. Thử đổ nước vào cho đầy bình - kết quả ra sao? Dĩ nhiên nước tuôn ra hết qua ba cái lỗ đó nên khó lòng đổ nước cho đầy bình. Cái bình tượng trưng cho đời sống của chúng ta. Ba cái lỗ tượng trưng cho những tội lỗi chúng ta thường phạm trong ba lãnh vực chính. Vì cớ những tội lỗi đó mà chúng ta khó lòng sống một đời sống đầy trọn (làm trọn mọi điều Chúa dạy).

THUỘC LÒNG

 
Tội lỗi của xác thịt
Tội lỗi của mắt
Tội lỗi của sự kiêu ngạo (tấm lòng và môi miệng)

“Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian,
thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. 
Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt,
và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra”

1Giăng 2:15-16

TÌM HIỂU

1. Các câu Kinh Thánh này tập trung vào tội tham muốn. Tự thân thể xác, đôi mắt và cuộc sống không có gì là tội.  Nhưng lòng tham muốn và kiêu ngạo là tội.

2. Tội lỗi của thể xác là những tội về tình dục chẳng hạn, phóng túng trong quan hệ tình dục, thủ dâm, gian dâm, tà dâm, say sưa, hút hít, nghiện ma tuý, xì ke và lười biếng.

3. Tội lỗi của mắt là những tội như thèm muốn, ganh tị, đố kỵ, tham lam và thờ hình tượng.

4. Tội lỗi của lòng kiêu ngạo là những tội như hám quyền lực, ham muốn địa vị cao trọng, ham muốn thanh thế, tham vọng ích kỷ.  Những tội này sinh ra giận dữ, chia rẽ, vu cáo và thù ghét.

5. Những việc đó thuộc về đời này chớ không thuộc về Đức Chúa Trời.

6. Trong bài trước chúng ta học phải yêu thương Đức Chúa Trời. Giờ đây chúng ta học biết là không yêu mến thế gian, không yêu mến những điều thuộc về đời này.

7. Xưa kia trong vườn Ê-đen, Sa-tan đã dựa vào ba điều tham muốn này mà cám dỗ ông A-đam và bà Ê-va (Sáng-thế 3:6) phạm tội. Bà Ê-va thấy trái của cây đó coi bộ ăn ngon (tham muốn của thể xác), đẹp (tham muốn của mắt) và có khả năng khiến cho bà khôn ngoan (kiêu ngạo).

8. Tự thân sự tham muốn đã là tội rồi.  Nói cách khác, không phải là có hành động theo xác thịt mới là phạm tội.

9. Thử quan sát các bảng quảng cáo ngoài phố, quảng cáo trên truyền hình và trên báo chí. Lưu ý là người ta dựa vào ba lãnh vực đó (tham muốn của xác thịt, tham muốn của mắt và lòng kiêu ngạo của đời) để cám dỗ bạn.

10. Đức Chúa Trời truyền lịnh cho bạn là đừng yêu thương thế gian cũng không yêu thương mọi điều thuộc về thế gian. Nhưng Ngài không truyền cho bạn phải ghét mọi điều thuộc về thế gian, cho nên phải quân bình trong việc sử dụng những điều thuộc về thế gian để phục vụ Đức Chúa Trời và người khác.

THAY ĐỔI

Thay đổi chính:  Không tham muốn

1. Tội lỗi của xác thịt là những tội lỗi nào?  (Xem Rô-ma 13:13-14).

2. Trong số các trường hợp liệt kê dưới đây bạn thấy khó lòng chống cự sự cám dỗ nào nhất?

□ Các buổi liên hoan náo loạn
□ Ma tuý, xì ke
□ Uống rượu
□ Ăn uống vô độ
□ Vô đạo đức trong tình dục
□ Ngủ nghỉ vô độ
□ Hút thuốc
□ Điều khác: ____________________

(Chú ý: cuộc thảo luận sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ theo kinh nghiệm bản thân. Cần nhất trí là phải giữ kín cho nhau những điều riêng tư mà mỗi thành viên thổ lộ).

3. Vì sao không bao giờ thoả mãn được ‘sự tham muốn của mắt’?  (Câu trả lời trong Truyền Đạo 5:10-11).

4. Bạn xét thấy tội lỗi nào thuộc phạm vi ‘tham muốn của mắt’ bộc lộ rõ trong đời sống của bạn?

□ Muốn có những vật dụng biểu trưng cho địa vị
□ Muốn thu gom / tích luỹ / chất chứa
□ Đòi hỏi đồ dùng đắt tiền đúng mẫu mã, đúng nhãn hiệu
□ Thích phim ảnh/ những trò giải trí không lành mạnh
□ Bị lôi cuốn vào việc mua sắm / tiêu xài
□ Không ngừng thay đổi đồ dùng cho đúng mốt

5. Trường hợp cụ thể:  Anh rể của bạn rủ bạn đi đến một thành phố khác để thử làm ăn một chuyến xem sao. Anh ấy nói rồi đây sẽ không còn cơ hội kiếm tiền nữa. Bạn có nên đi với anh ấy không? (Gia-cơ 4:13-16).

6. Bạn xét thấy tội lỗi nào thuộc phạm vi ‘kiêu ngạo của đời’ có sức cám dỗ mạnh mẽ nhất?

□ Kiêu ngạo
□ Thèm muốn quyền lực và quyền chỉ huy
□ Muốn có thanh thế
□ Muốn nổi danh
□ Chạy đua vào đường chính trị
□ Phấn đấu giành địa vị cấp cao

7. Trường hợp cụ thể:  Một thuộc viên trong Hội Thánh kể cho bạn nghe là ông ta tính mua một chiếc xe hơi đắc tiền hiện đang là biểu tượng cho địa vị. Bạn hỏi lại vì sao ông ta lại mua xe khác trong khi xe ông đang dùng không trục trặc gì cả. Ông ta trả lời là ông ta mới lên chức giám đốc công ty, và các giám đốc khác đều lái xe kiểu mới này. Ông này bị cám dỗ trong phạm vi nào? Tham muốn của xác thịt, của mắt hoặc kiêu ngạo của đời?

(Chú ý:  Nhớ quay về với vấn đề đang thảo luận nếu cuộc thảo luận kéo bạn lạc xa đề).

8. Trong ngành nghề của bạn, bạn phải thường xuyên đối phó với tội lỗi nào nhiều nhất? Ghi số 1, 2, 3 theo thứ tự từ thường xuyên nhất đến thỉnh thoảng và viết ra một vài cám dỗ cụ thể mà bạn đã phải đối phó.

____ Tội lỗi của xác thịt  ________________________________

____ Tội lỗi của mắt ___________________________________

____ Tội lỗi của sự kiêu ngạo ở đời ________________________

9. Theo bạn vì sao khó chống cự tội lỗi đó?

□ Tôi phải đối phó với các tội lỗi đó mỗi ngày.
□ Tôi có điểm yếu đặc biệt.
□ Ai ai cũng làm việc đó.
□ Tôi không biết làm thế nào để nhờ cậy sức của Đấng Christ khắc phục tội lỗi này. 
□ Lý do khác: _____________________________________

10. Xin một bạn cho biết loại tội lỗi nào bạn khó phát hiện nhất. Mời họ ghi số 1, 2, 3 theo thứ tự thường dễ phát hiện đến khó phát hiện được. Và xin họ nêu ra một tội cụ thể trong mỗi phạm vi.

____ Tội lỗi của xác thịt ________________________________

____ Tội lỗi của mắt ___________________________________

____ Tội lỗi của sự kiêu ngạo ở đời _______________________

11. Bạn làm thế nào để khắc phục những ham muốn của xác thịt? (Xem Ga-la-ti 5:16-17).

12. Bạn phải nghĩ đến điều gì để chiến thắng tội lỗi? (Xem Cô-lô-se 3:1-2 và Phi-líp 4:8 để trả lời cho đúng).

13. Bạn phải biết điều gì để chiến thắng tội lỗi? (Xem Ga-la-ti 5:24, Cô-lô-se 3:3 và Rô-ma 6:1-9 để trả lời đúng theo Kinh Thánh).

14. Bạn phải biết điều gì để chống cự lại sự cám dỗ của tính khoe khoang kiêu ngạo của đời này? (Câu trả lời trong Ga-la-ti 6:14).

15. Nối câu Kinh Thánh với cách xử lý phải lẽ đối với mỗi loại tội.

Gia-cơ 4:6-7                Tránh xa ham muốn (tình dục) của tuổi trẻ

1Ti-mô-thê 6:9-11       Chống cự ma quỉ để khắc phục sự kiêu ngạo

2Ti-mô-thê 2:22           Tránh xa sự ưa thích tiền bạc / đồ vật

Bài 4: Phát Huy Bốn Thói Quen

TẢN MẠN

Một niềng xe với bốn cây căm tượng trưng cho bốn thói quen mà mỗi Cơ Đốc nhân cần phát huy. Bốn thói quen đó là: Trưởng dưỡng thuộc linh (học Kinh Thánh), Thông công với anh em cùng niềm tin, Thờ phượng Chúa và Trò chuyện với Đức Chúa Trời (cầu nguyện). Muốn cho bánh xe lăn đều thì tất cả bốn cây căm phải chắc, mạnh.

Tranh luận với nhau về vấn đề cây căm nào quan trọng nhất là chuyện không cần thiết, vô ích. Cả bốn đều quan trọng như nhau. Cả bốn đều phải chắc và mạnh như nhau.

THUỘC LÒNG

Trưởng Dưỡng Thuộc Linh (Học Kinh Thánh)
Thông Công Với Anh Em Cùng Niềm Tin
Thờ Phượng Chúa
Trò Chuyện Với Đức Chúa Trời (Cầu Nguyện)

“Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ,
sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện”
Công Vụ Các Sứ Đồ 2:42

TÌM HIỂU

1. Giáo lý của các sứ đồ có trong Kinh Thánh của chúng ta.  Do đó, ngày nay khi chúng ta học Kinh Thánh với nhau thì tức là chúng ta tiếp tục theo giáo lý của các sứ đồ.

2. Bẻ bánh không phải chỉ là đơn thuần chỉ về việc dùng bữa với nhau, mà chính yếu là chỉ về việc dự Tiệc Thánh với nhau.

3. Dự Tiệc Thánh nhằm mục đích rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài trở lại.  Đó là một phần quan trọng trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời.

4. Có thể có những nhóm, phái Cơ Đốc nhân qui định là phải chịu báp-tem trước rồi mới được phép dự Tiệc Thánh.  Bạn nên tuân theo qui định của họ và chịu báp-tem càng sớm càng tốt.

5. Bạn cần gia nhập một Hội Thánh hoặc một nhóm Cơ Đốc nhân để thường xuyên nhóm họp học Kinh Thánh, thông công, dự tiệc thánh với nhau và cầu nguyện cho nhau.

6. Bạn phải chuyên cần rèn luyện bốn thói quen đó. Có thể một vài lý do (thí dụ: thiếu thời gian) cản trở bạn thực hành bốn thói quen này. Hoặc có thể bạn phải từ bỏ một số việc (thí dụ: cơ hội kiếm thêm tiền) để hằng tuần có thể nhóm họp với các Cơ Đốc nhân khác. Bạn có thể bị cám dỗ thực hành qua loa những thói quen đó một mình tại nhà riêng. Cần chống lại sự cám dỗ đó.

7. Nếu gia đình cản trở không cho bạn đi nhà thờ để học Kinh Thánh, thông công, thờ phượng và cầu nguyện thì đừng lo âu. Tìm cách nhóm với các Cơ Đốc nhân ở một địa điểm khác để thực hành bốn thói quen đó. Ngoài ra, không nhất thiết là phải nhóm họp với các Cơ Đốc nhân khác vào ngày Chúa nhật. Có thể nhóm vào một ngày khác trong tuần. Trong Kinh Thánh không có chỗ nào qui định là phải đến nhà thờ trong ngày Chúa nhật để thờ phượng với các Cơ Đốc nhân khác. Cố gắng tìm ra những phương cách khác.

8. Dầu vậy, có thể gia đình của bạn vẫn tìm cách tống khứ bạn ra khỏi nhà khi bạn thường xuyên đi nhóm với các Cơ Đốc nhân khác. Cần cố gắng tôn trọng và vâng lời cha mẹ. Tuy nhiên, nếu họ dồn bạn vào chân tường, không cho bạn giải quyết theo một hướng nào khác và nhất quyết đuổi bạn đi, thì hãy nhớ rằng bạn đã có một gia đình mới - nhóm Cơ Đốc nhân mà bạn vẫn thờ phượng chung với họ.

THAY ĐỔI

Thay đổi chính:  Tiếp tục

1. Nghiên cứu tình hình hội thánh hoặc nhóm Cơ Đốc nhân mà bạn tính gia nhập (nếu có thể nên gia nhập hội thánh hoặc nhóm Cơ Đốc nhân đã dẫn dắt bạn về với Chúa Giê-xu). Tìm hiểu xem họ yếu hoặc mạnh trong bốn lãnh vực học Kinh Thánh, thông công, thờ phượng và cầu nguyện:

Tên Hội Thánh

Học Kinh Thánh

Thông Công

Thờ Phượng

Cầu Nguyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Điều gì cản trở bạn thực hành bốn thói quen này? Bạn có thể làm gì để vô hiệu hoá hoặc xử lý những cản trở này?

[  ] Thiếu thời gian
[  ] Không thấy nhu cầu
[  ] Ngại người lạ
[  ] Không tìm được Hội Thánh, nhóm Cơ Đốc nhân phù hợp
[  ] Xa xôi
[  ] Bị chống đối, bắt bớ
[  ] Nhút nhát, e thẹn          
[  ] Khác: ______________________________

3. Bạn cần hi sinh điều gì để có thể thường xuyên họp với nhóm Cơ Đốc nhân này? Bạn có sẵn sàng hi sinh như vậy không?

[  ] Thời gian
[  ] Tiện lợi 
[  ] Tiền bạc
[  ] An toàn / an ổn
[  ] Danh tiếng
[  ] Sự chấp nhận của gia đình/bạn bè
[  ] Mất mặt
[  ] Sự nghỉ nghơi / thư thả   
[  ] Khác: _______________________________

4. Đối với việc học Kinh Thánh, bạn nên bắt đầu đọc Phúc Âm theo thánh Mác. Nếu bạn đọc sách Mác rồi thì bạn nên hỏi ý kiến mục sư, truyền đạo hoặc tìm xem tập hướng dẫn tân tín hữu khuyên bạn nên đọc sách nào kế tiếp.

5. Đối với việc học Kinh Thánh, nên học thuộc lòng tất cả 10 Điều trong sách này.  Thuộc tất cả các câu gốc trong sách này là càng tốt hơn nữa.  Đánh dấu vào mục Thuộc Lòng mà bạn sẽ nhờ Chúa giúp đỡ để hoàn tất.

[  ] Tôi sẽ học thuộc tất cả 10 Điều trong sách này.
[  ] Tôi sẽ học thuộc tất cả các câu gốc trong sách này.
[  ] Tôi sẽ học thuộc tất cả các câu gốc và 10 Điều trong một năm.

6. Tại vài Hội Thánh, thông công có nghĩa là ca hát, ăn uống, vui đùa với các Cơ Đốc nhân khác. Tự thân những việc đó không có gì là sai quấy, nhưng không phải là mục đích chính của buổi thông công. Mục đích chính của sự thông công là gì?  (Xem Hê-bơ-rơ 10:24, 25 để trả lời chính xác).

(Chú ý:  Hễ còn nhiều khoảng trống trong bài này chứng tỏ là bạn còn yếu kém trong việc phát huy thói quen thứ nhất trong bốn thói quen đó là việc học Kinh Thánh).

7. Một số tín hữu đi thờ phượng ở nhà thờ mỗi sáng Chúa nhật. Dầu vậy, đời sống của họ đầy dẫy tội lỗi và những điều không công nghĩa. Như vậy chưa có sự thờ phượng thật.  Thờ phượng thật là gì?  (Xem câu trả lời của Phao-lô trong Rô-ma 12:1, 2).

(Chú ý:  Cố gắng giới hạn cuộc thảo luận trong phạm vi chủ đề trong khi các bạn thảo luận về những vấn đề này).

8. Trong số những điều liệt kê dưới đây có điều nào không liên quan đến lễ Bẻ bánh hoặc Tiệc Thánh?  (Xem 1Cô-rinh-tô 11:23-29).

[  ] Rao sự chết của Chúa
[  ] Trông đợi sự tái lâm của Chúa
[  ] Công nhận thân thể của Chúa (hội thánh)
[  ] Xét mình để dự Tiệc Thánh
[  ] Xét nét nhau xem ai đáng dự Tiệc Thánh
[  ] Nhớ đến sự đau đớn và sự chết của Chúa
[  ] Nhớ lại giao ước của chúng ta với Đức Chúa Trời

9. Trường hợp cụ thể: Một thanh niên tâm sự với bạn rằng anh ta không cần nhóm họp với các Cơ Đốc nhân khác để học Kinh Thánh, cầu nguyện và thờ phượng Đức Chúa Trời, rằng anh ta có thể thực hiện những việc đó một mình ở nhà. Bạn trả lời cho anh ta ra sao đây?  (Xem Công Vụ Các Sứ Đồ 2:42-47).

10. Bạn quyết định nhóm với các Cơ Đốc nhân khác để tập tành bốn thói quen - xin ghi ra ngày và giờ.

Thói Quen

Ngày Trong Tuần

Giờ

Học Kinh Thánh

 

 

Thông Công

 

 

Cầu Nguyện

 

 

Thờ Phượng Chúa

 

 

11. Bạn sẽ học về sự cầu nguyện nhiều hơn trong bài sau. Nhớ trả lời những câu hỏi trong các bài học còn lại trong sách này. Cần quyết tâm chuẩn bị bài học và đem theo nhiều điều để chia sẻ và thảo luận với các bạn khác. Trước khi đến học Kinh Thánh thảo luận với nhóm Cơ Đốc nhân, nên cố gắng trả lời các câu hỏi trong phần này.

Bài 5: Năm Điều Cầu Xin Chúa

TẢN MẠN

Thường thường Cơ Đốc nhân chắp tay khi cầu nguyện. Dĩ nhiên tư thế đó, dáng dấp đó không có gì là thần kỳ cả. Nhưng khi chắp tay như vậy, năm đôi ngón tay của bạn sẽ nhắc bạn nhớ năm điều (năm cặp) mà Chúa Giê-xu đã từng dạy các môn đồ của Ngài phải xin khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

THUỘC LÒNG

Lạy Cha và Danh của Chúa
Nước Cha và ý muốn của Chúa
Thức ăn thuộc thể và thuộc linh
Tội lỗi của mình và tội lỗi của người 
Sự cám dỗ và điều ác

“Lạy Cha chúng con ở trên trời; Danh Cha được thánh.
Nước Cha được đến, ý Cha được nên, ở đất như trời!
Xin cho chúng con hôm nay đồ ăn đủ ngày.Xin tha tội lỗi cho chúng con như 
chúng con cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con.
Xin chớ để chúng con bị cám dỗ mà cứu chúng con khỏi điều ác.
Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. A-men.”

(Ma-thi-ơ 6:9-13)

TÌM HIỂU

1. Danh Cha được tôn thánh - Có nghĩa là cầu xin cho ai ai cũng công nhận, tôn trọng, nghĩ và nói về danh Chúa là thánh khiết. Được như vậy thì họ sẽ công nhận, tôn tặng, nghĩ về, nói về Đức Chúa Trời là thánh.

2. Cầu nguyện không có gì là thần kỳ, phù phép. Lời lẽ trong bài cầu nguyện này cũng không có tính cách phù phép, cũng không có năng lực đặc biệt nào khi bạn đọc một cách chính xác rõ ràng. Nếu bạn không hiểu ý nghĩa của bài cầu nguyện, nếu bạn không hết lòng thành tâm khi cầu nguyện thì những lời lẽ đó cũng chẳng có năng lực gì, cũng chẳng có giá trị gì. Nhưng khi thành tâm hiệp ý với lời lẽ trong bài cầu nguyện thì bài cầu nguyện trở nên hết sức có ý nghĩa và năng lực.

3. Khi thành tâm cầu nguyện, bạn được gần gũi với Đức Chúa Trời hơn và bạn bắt đầu thay đổi. Thí dụ, khi bạn thành tâm cầu xin cho danh của Đức Chúa Trời được tôn thánh, bạn sẽ có thái độ sẵn lòng nghĩ về danh Chúa, nói về danh Chúa và tôn danh Chúa là thánh bằng cách sống cuộc đời thánh khiết.

4. Khi cầu xin ý của Ngài được thành tựu trên đất, bạn sẽ càng ngày càng nhận biết những điều Ngài muốn thực hiện trong đời sống của bạn, và càng ngày bạn sẽ càng tỏ ra thuận phục, bằng lòng làm theo ý muốn của Ngài hơn.

5. Khi cầu xin Đức Chúa Trời cho bạn đủ thực phẩm trong ngày hôm nay, bạn sẽ càng ngày càng biết ơn Đức Chúa Trời về những điều Ngài cung ứng cho bạn. Bạn sẽ hưởng mọi điều tốt lành về những món quà Đức Chúa Trời đã tặng cho bạn. Chú ý là bạn không cầu xin Đức Chúa Trời ban thực phẩm cho ngày mai.

6. Khi cầu nguyện xin Đức Chúa Trời tha thứ những điều sai quấy mà bạn đã phạm thì bạn sẽ càng sẵn lòng tha thứ cho người khác về những sai phạm mà họ đã gây ra cho bạn.

7. Khi cầu xin Đức Chúa Trời dẫn dắt bạn tránh xa những cám dỗ thì bạn càng cảnh giác nhiều hơn đối với những điều gian ác quanh bạn.

8. Cầu nguyện không phải là chỉ thưa chuyện với Đức Chúa Trời mà còn là lắng nghe Đức Chúa Trời nữa.  Đừng đến với Đức Chúa Trời để chỉ trình ra một bản dài dằng dặc liệt kê những điều bạn xin rồi sau khi đã trình bày mọi chuyện đó bạn bỏ đi chớ không nghe Đức Chúa Trời trả lời. Thí dụ, khi bạn cầu xin cho ý của Đức Chúa Trời được thành tựu, thì bạn cần lắng nghe Đức Chúa Trời trả lời (qua Kinh Thánh và trong lòng bạn) và cần suy nghĩ xem Đức Chúa Trời có ý muốn nào đối với bạn trong ngày hôm nay.

9. Đừng quên cầu nguyện về những điều này hằng ngày.

10. Dành riêng thời gian vào mỗi sáng, trong ngày và mỗi tối để cầu nguyện về năm điều này. Thí dụ, bạn có thể cầu nguyện về hai điều đầu tiên vào mỗi buổi sáng khi bạn còn trong chỗ ngủ. Cầu nguyện về điều thứ ba trước mỗi bữa ăn; về điều thứ tư trước khi ngủ, và về điều thứ năm trước khi bạn làm việc và tiếp xúc với người chung quanh.

11. Đừng cầu nguyện theo kiểu những người sùng đạo bề ngoài. Họ cầu nguyện cho người ta nhìn thấy.

12. Cũng đừng lặp đi lặp lại những câu vô nghĩa trong bài cầu nguyện theo kiểu những người ngoại giáo. Họ tưởng rằng cầu nguyện nhiều câu, lắm lời thì thần của họ sẽ nghe. Trái lại, bạn nên cầu nguyện với đầy đủ ý nghĩa, thành tâm ký thác ý của bạn vào mỗi lời cầu nguyện của mình.

13. Có những Cơ Đốc nhân chỉ cầu nguyện cho người bịnh hoạn, hoặc cầu xin Đức Chúa Trời giúp họ giải quyết mọi khó khăn khúc mắc trong đời mình. Và họ quên không cầu nguyện về năm điều trên cho nên đời sống thuộc linh của họ hoá ra kém cỏi. Lời cầu nguyện cho người bịnh hoặc cho những nan đề của bạn không có gì là sai quấy cả. Nhưng đừng xao lãng, bỏ qua không quan tâm cầu nguyện về năm điều trên vì Đức Chúa Trời xem đó là năm điểm cơ bản nhất mà Ngài muốn bạn cầu nguyện.

14. Nhớ là phải cầu nguyện về năm điểm đó suốt đời, ngay cả khi bạn đã trở nên một Cơ Đốc nhân lão thành.

THAY ĐỔI

Thay đổi chính: Cầu xin

1. So sánh tìm những điểm khác biệt giữa lời cầu nguyện của Cơ Đốc nhân và lời cầu nguyện trong các tôn giáo khác. Có những điểm khác biệt quan trọng nào? (Xem câu trả lời của Chúa Giê-xu trong Ma-thi-ơ 6:5-8).
(Chú ý: Muốn cho các bạn không dành quá nhiều thời gian để thảo luận một câu rồi dành quá ít thời gian cho những câu khác, hoặc không còn thời gian nữa bạn cần nhắc nhở các bạn trả lời theo Kinh Thánh và thúc giục họ tiến qua những câu kế tiếp).

2. Quyết định rồi ghi ra thời gian bạn dành riêng để cầu nguyện về những điểm này hằng ngày.

Sáng: Từ ___ giờ, đến ___ giờ
Chiều: Từ ___ giờ, đến ___ giờ
Tối: Từ ___ giờ, đến ___ giờ 

3. Suy nghĩ và quyết định về biện pháp giúp bạn nhớ cầu nguyện về những điểm này (Thí dụ: vợ chồng, con cái và những thành viên khác trong gia đình có thể thống nhất với nhau giờ cầu nguyện chung với nhau mỗi ngày. Hoặc bạn đeo một cây thập tự để nhắc nhở bạn cầu nguyện về những điểm đó).

[ ] Giao ước với chồng / vợ tôi
[ ] Thoả thuận với một người bạn
[ ] Đeo một cây thập tự / một thẻ ngăn Kinh Thánh
[ ] Định giờ cho chuông đồng hồ reo
[ ] Khác: ___________________________

4. Đức Chúa Trời là Cha của bạn vì hai lý do. Đó là những lý do nào? (Xem Ma-la-chi 2:10 và Ê-sai 63:16).

Đức Chúa Trời là Cha của chúng tôi vì cớ Ngài ___________ tôi và vì Ngài _______ tôi khỏi tội lỗi và sự chết.

5. Nếu mai kia bất ngờ bạn giàu sụ, nhưng bạn vẫn tiếp tục cầu nguyện ‘xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ dùng’, vì sao? (Xem câu trả lời trong Châm Ngôn 30:8-9).

6. “Thức ăn hằng ngày” là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, không bao gồm những thứ xa xỉ. Trong liệt kê dưới đây, bạn thử suy nghĩ xem cầu xin Đức Chúa Trời điều gì là phải lẽ? Nói cách khác, thử xét xem trong thời của bạn những thứ nào liệt kê dưới đây được xem là cần thiết tương đương với ‘thức ăn hằng ngày’, còn thứ nào không cần thiết bằng?

[ ] Giày để chạy việt dã
[ ] Điện thoại để làm ăn
[ ] Ti-vi để giải trí
[ ] Con cái đi học
[ ] Thuốc men để chữa bệnh
[ ] Xe ‘xịn’ để đi làm
[ ] Đồ chơi cho con cái
[ ] Đi nghỉ mát, đổi gió
[ ] Nước nóng để tắm
[ ] Nhà cửa riêng để ở

7. Đọc những câu Kinh Thánh dưới đây, rồi suy nghĩ xem bạn có cần sửa lại câu trả lời của câu số 6 không?

“Ấy vậy, các ngươi chớ lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì? uống gì? mặc gì?” (Ma-thi-ơ 6:31)

“Miễn là đủ ăn, đủ mặc thì phải thoả lòng” (1Ti-mô-thê 6:8)

8. Đọc Ma-thi-ơ 6:14-15. Ghi ra giấy tên của những người mà bạn đã tha thứ.

Họ - Tên

Lý do tôi tha thứ

Ngày tôi đã tha thứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Trường hợp cụ thể: Một tân tín hữu đến nói chuyện với bạn. Ông ta nói rằng phụ nữ là công cụ của ma quỉ dùng để cám dỗ nam giới phạm tội. Ông ta chỉ cho bạn xem câu Kinh Thánh trong Ma-thi-ơ 6:13 “Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ”, rồi ông nói rằng ông xin Đức Chúa Trời cất hết phụ nữ ra khỏi đời ông (ngoại trừ mẹ và các chị em ruột của mình). Bạn trả lời ra sao cho người anh em trong Chúa này? Ông ta ứng dụng Ma-thi-ơ 6:13 như thế có đúng không? (Trước khi ghi câu trả lời vào khoảng trống dưới đây xin đọc Gia-cơ 1:13-15).

10. Trường hợp cụ thể: Hai Cơ Đốc nhân trong hội thánh của bạn nhờ bạn tháo gỡ chuyện tranh chấp giữa họ. Ông này thoả thuận bán tủ lạnh cho ông kia với một giá nào đó. Một tuần sau, ông này đổi ý, không chịu bán cái tủ lạnh với giá đó nữa vì cho là bán với giá đó là quá rẻ. Cả hai ông đều lo cầu nguyện xin Đức Chúa Trời thay đổi lòng của đối phương. Cả hai đều tố cáo lẫn nhau là chưa cầu nguyện về những điểm trong bài cầu nguyện chung một cách đúng đắn và xứng hợp. Bạn có lời khuyên nào để chỉ dẫn họ biết cầu nguyện cho phải lẽ?  (Xin đọc Gia-cơ 4:3)

Bài 6: Luôn Mặc Sáu Binh Giáp

TẢN MẠN

Bộ binh giáp của Đức Chúa Trời được dùng trong cuộc chiến thuộc linh. Binh giáp này gồm sáu bộ phận dùng để bảo vệ Cơ Đốc nhân trước những đợt tấn công của ma quỉ. Điều hết sức quan trọng là bạn phải mặc binh giáp này và không bỏ quên món nào cả.

THUỘC LÒNG

  • Dây nịt Lẽ thật. (Thắt lưng bằng Chân lý)
    Áo giáp Công nghĩa. (Mặc áo giáp Công chính)
    Giày Phúc Âm hoà bình. (Mang giày Phúc Âm)
    Thuẫn Đức tin. (Dùng mộc Đức tin)
    Mão trụ Cứu rỗi. (Đội nón sắt Cứu rỗi)
    Gươm Thánh Linh. (Cầm gươm Thánh Linh)

Vậy hãy mặc toàn bộ áo giáp của Đức Chúa Trời, để anh em có thể chiến đấu lúc bị tiến công, và khi chiến cuộc đã qua, anh em là kẻ chiến thắng. Muốn được như thế anh em phải 

  • thắt lưng bằng Chân lý,
    mặc sự Công chính làm áo giáp che ngực,
    mang giày Phúc Âm hòa bình,
    luôn luôn dùng mộc Đức tin để gạt đỡ tên lửa của Sa-tan,
    đội nón sắt Cứu rỗi,

  • cầm gươm Thánh Linh là lời Đức Chúa Trời
    (Ê-phê-sô 6:13-17 – Bản Diễn Ý)

TÌM HIỂU

1. Kẻ thù của bạn trên đời này không phải là con người mà là sự xấu xa gian ác, năng lực của tội lỗi và ma quỉ. Đứng bao giờ tranh chiến chống con người, nhưng luôn luôn tranh chiến chống tội lỗi.

2. Đừng tưởng rằng chỉ khi bị ma ám, quỉ nhập thì bạn mới bị tấn công về phần thuộc linh. Về căn bản, tất cả mọi rắc rối, trắc trở, khó khăn đều có tính cách thuộc linh. Khi người ta vu oan cho bạn, khi mối nguy hiểm đe doạ bạn, khi bạn gặp thất bại, tất cả những việc đó là dấu hiệu cho thấy quyền lực của tội ác đang hoành hành tìm cách xui giục bạn phạm tội, nói và hành động thiếu lẽ thật, không công nghĩa, thiếu đức tin và không có sự bình an.

3. Dầu vậy, không có nghĩa là một khi bạn xử lý xong phương diện thuộc linh của vấn đề khó khăn là bạn tháo gỡ được toàn bộ vấn đề. Nhưng như vậy có nghĩa là bạn phải vận dụng phương cách thuộc linh để giải quyết tất cả các vấn đề của bạn. Nói cách khác bạn phải luôn luôn giải quyết những vấn đề khó bằng năng lực của Chúa (Ê-phê-sô 6:10 và 1:19). Mặc binh giáp là cách chúng ta vận dụng năng lực của Đức Chúa Trời để đánh trận thuộc linh.

4. Chú ý: Bộ binh giáp này là binh giáp của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, đó là lẽ thật của Ngài, sự công nghĩa của Ngài, sự bình an của Ngài... Đừng bao giờ dựa vào sức mạnh của chính bạn, sự thật của bạn, sự công nghĩa của bạn...

5. Bạn mặc bộ binh giáp này bằng cách cầu nguyện trong Thánh Linh, tức là cầu nguyện bởi sức mạnh, năng lực và thẩm quyền của Thánh Linh. Cầu nguyện trong lẽ thật, cầu nguyện trong sự công nghĩa... Thông thường chúng ta cảm thấy không muốn cầu nguyện. Đó là lúc chúng ta thực sự cần đến sự Ngài.

6. Dây nịt lẽ thật cột chặt bộ binh giáp lại. Không có dây nịt, những bộ phận khác lỏng lẻo. Vì vậy, đây là phần chúng ta cần trang bị đầu tiên. Cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời khiến bạn nhận biết sự thật về những điều Đấng Christ đã hoàn tất trong đời sống của bạn.

7. Thí dụ: Đấng Christ đã cho bạn lòng bình an. Nhưng có một chuyện gì đó xảy ra hoặc một người nào đó gây cho bạn tranh chấp với anh em khác. Có nguy cơ là bạn sẽ không hiệp nhất, không hoà thuận với người đó nữa. Bạn chẳng có cách nào thay đổi ý kiến của người anh em đó. Vì vậy bạn cần cầu nguyện xin Đức Chúa Trời giúp bạn duy trì sự hoà bình, vì đó là một lẽ thật mà Đức Chúa Trời dạy trong Kinh Thánh (Ê-phê-sô 4:3).

8. Thật ra, giày không phải chỉ là giày bình an, mà là giày chuẩn bị cho Phúc Âm Bình An. Phúc Âm có nghĩa là ‘tin vui, tin tốt’. Đôi giày trang bị cho bạn đem tin vui của sự bình an đến cho người khác.

9. Chúng ta không làm sao nhấn mạnh đúng mức tầm quan trọng của thuẫn đức tin. Đừng tìm cách tranh chiến chống lại sự xấu xa bằng lý luận và kế hoạch. Trái lại nên vận dụng thuẫn đức tin. Hãy đặt niềm tin vào những việc Đấng Christ đã thực hiện ở trong bạn và vào năng lực của Thánh Linh để chiến thắng sự xấu xa và tội lỗi.

10. Mão trụ cứu rỗi là lời hứa về sự cứu rỗi chung cuộc dành cho tất cả dân sự của Đức Chúa Trời trong tương lai (Ê-sai 59:17).

11. Khi Chúa Giê-xu bị cám dỗ trong nơi hoang mạc, Ngài dùng gươm của Thánh Linh (Lời của Đức Chúa Trời) để chiến thắng Sa-tan (Ma-thi-ơ 4:4).

12. Chúng ta được kêu gọi để chống cự tội lỗi và những lực lượng xấu xa trong phương diện thuộc linh mà thôi. Chúa không kêu gọi chúng ta tấn công những điều đó. Trái lại, những điều đó sẽ tấn công chúng ta! Mỗi khi chúng ta đối phó với sự cám dỗ, sự xấu xa gian ác thì chúng ta biết mình đang bị ma quỉ tấn công.

13. Khi bạn mặc lấy lẽ thật của Đức Chúa Trời, bạn cũng phải thay đổi để trở nên hoàn toàn chân thật. Khi bạn mặc lấy sự công nghĩa của Đức Chúa Trời, bạn phải sống công nghĩa. Khi bạn mặc lấy Phúc Âm của sự Bình An, thì bạn phải sống hoà bình với người khác...

THAY ĐỔI

Thay đổi chính: Đứng vững

1. Liệt kê những điều trái ngược với sáu bộ phận trong bộ binh giáp thuộc linh. Thí dụ: Trái với sự thật là lừa bịp, dối trá.

Lẽ thật, sự thật

Lừa bịp, dối trá

Công nghĩa

 

Bình an, hoà bình

 

Đức tin

 

Cứu rỗi

 

Gươm của Thánh Linh

(Lời của Đức Chúa Trời)

 

2. Suy xét về những vấn đề khó khăn mà bạn hiện đang phải đối phó trong sở làm, trong gia đình, Hội Thánh và trong xóm. Ma quỉ đang bắn ‘những mũi tên lửa’ nào vào đời sống của bạn?

Lãnh vực cuộc sống

‘Tên lửa’ tấn công

Bộ phận binh giáp để đối phó

Gia đình

 

 

Sở làm / Trường học

 

 

Láng giềng

 

 

Hội Thánh

 

 

3. Bạn có mặc toàn bộ binh giáp của Đức Chúa Trời chưa? Theo bạn thì dễ quên phần nào nhất. Đánh số các phần đó theo thứ tự dễ quên nhất đến hiếm khi quên.

___ Lẽ thật, sự thật
___ Đức tin
___ Công nghĩa
___ Cứu rỗi
___ Bình an, hoà bình
___ Lời Đức Chúa Trời (gươm Thánh Linh)

4. Ghi ra giấy tên của ba người đang chịu những sự tấn công trong phần thuộc linh và đang cần bạn cầu thay (Ê-phê-sô 6:18)

Lãnh vực cuộc sống

‘Tên lửa’ tấn công

Bộ phận binh giáp để đối phó

1

 

 

2

 

 

3

 

 

5. Sự thật, lẽ thật là bộ phận đầu tiên trong bộ binh giáp mà bạn cần mặc vào. Ma quỉ là một tên lừa bịp. Mới đây bạn đã dối trá hoặc không hoàn toàn chân thật trong những việc nào hoặc lãnh vực nào?

[ ] Gian lận trong kỳ thi / bài trắc nghiệm
[ ] Khai man với chính quyền
[ ] Dối gạt chủ
[ ] Giấu diếm sự thật
[ ] Lừa đảo bạn bè
[ ] Phỉnh gạt một thành viên trong gia đình
[ ] Nói dối trắng trợn...
[ ] Khác: ____________________________

6. Trường hợp cụ thể: Giả dụ một ngày kia bạn cảm thấy rất nản lòng vì công tác phục vụ Chúa của bạn tại Hội Thánh ít có hiệu quả, cũng không ai công nhận công lao của bạn. Vậy mà tình cờ bạn lại nghe một trong những người lãnh đạo Hội Thánh nói rằng bạn trở nên nhân vật quá nổi tiếng trong Hội Thánh rồi. Nghe vậy bạn tức giận lắm. Trong trường hợp này bạn “mặc vào” phần nào trong bộ binh giáp của Đức Chúa Trời và vận dụng ra sao? (Xem Ê-phê-sô 4:24-27).

7. Trường hợp cụ thể: Một số thuộc viên trong Hội Thánh gặp khó khăn. Bạn bị rúng động, xuống tinh thần và cạn kiệt năng lực thuộc linh. Bạn bị cám dỗ sinh ra hết sức cay đắng đối với người gây khó khăn vì cho rằng họ bất công. Trong hoàn cảnh này bạn làm sao tìm lại năng lực của Đức Chúa Trời và mặc vào mình bộ binh giáp của Đức Chúa Trời (Xem Công Vụ 4:23-31).

(Chú ý: Nếu không có đủ thời gian cho tổ thảo luận tất cả những trường hợp cụ thể này thì nên chọn trường hợp nào phù hợp với tổ mà thôi. Nhưng nhớ viết ra giấy câu trả lời cho những trường hợp cụ thể không được nêu ra thảo luận).

8. Trường hợp cụ thể: Giả sử Đức Chúa Trời kêu gọi bạn đi đến một nơi nào đó để thực hiện một công tác đòi hỏi nhiều can đảm. Bạn rất sợ hãi. Muốn khắc phục nỗi sợ hãi và đắc thắng về phần thuộc linh bạn cần làm gì? (Xem Lu-ca 22:40-46).

9. Trường hợp cụ thể: Một ngày nọ, giám đốc thăng cấp cho bạn vì ông tin tưởng nơi tính ngay thẳng của bạn. Nhưng những bạn cùng hãng ghen tị, tìm cách khiến bạn bị rắc rối với giám đốc. Thay vì vận dụng tài trí riêng của mình, bạn phải đối phó với những rắc rối này bằng những ‘vũ khí thuộc linh’ nào? (Xem Đa-ni-ên 6:4-10).

Bài 7: Nghe Bảy Lời Cảnh Báo

TẢN MẠN

Cây đèn có bảy ngọn tượng trưng cho Hội Thánh. Nếu Hội Thánh nào không chịu lắng nghe và cẩn thận làm theo điều Đức Chúa Trời cảnh báo thì Ngài sẽ dời cây đèn đi. Như vậy Hội Thánh sẽ không còn hữu dụng vì không còn chiếu ánh sáng ra cho thế gian nữa.

THUỘC LÒNG

  • Tình yêu ban đầu
    Sự khó nhọc và nhịn nhục
    Thờ hình tượng và tội lỗi trong lãnh vực tình dục
    Dung dưỡng gian ác xấu xa
    Ngủ mê thuộc linh
    Thiếu sức mạnh
    Hâm hẩm

 

Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội Thánh!

(Khải Thị 2:29)

 

 

- Lời cảnh báo thứ nhất: Ngươi hay nhịn nhục và chịu khó vì danh ta, không mệt nhọc chút nào. Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu. (Khải Thị 2:3-4)

- Lời cảnh báo thứ hai: Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Này, ma quỷ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách, các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày. Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mão triều thiên của sự sống. (Khải Thị 2:10a)

- Lời cảnh báo thứ ba: Nhưng ta có điều quở trách ngươi: Vì tại đó, ngươi có kẻ theo đạo Ba-la-am, người ấy dạy Ba-lác đặt hòn đá ngăn trở trước mặt con cái I-xơ-ra-ên, đặng dỗ chúng nó ăn thịt của cúng thần tượng và rủ ren làm điều dâm loạn. (Khải Thị 2:14-15)

- Lời cảnh báo thứ tư: Nhưng điều ta trách ngươi, ấy là ngươi còn dung cho Giê-sa-bên, người nữ ấy xưng mình là tiên tri, dạy dỗ và phỉnh phờ tôi tớ ta, đặng rủ chúng nó phạm tội tà dâm, và ăn thịt của cúng thần tượng. (Khải Thị 2:20)

- Lời cảnh báo thứ năm: Ta biết công việc ngươi; ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết. Hãy tỉnh thức, và làm cho vững sự còn lại, là sự hầu chết; vì ta không thấy công việc của ngươi là trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời ta. (Khải Thị 3:1c)

- Lời cảnh báo thứ sáu: Ta biết công việc của ngươi; này, ta đã mở trước mặt ngươi một cái cửa không ai đóng được; vì ngươi có ít năng lực, mà đã giữ đạo ta, và chẳng chối danh ta. (Khải Thị 3:8)

- Lời cảnh báo thứ bảy: Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta. (Khải Thị 3:15-16)

TÌM HIỂU

1. Hội Thánh đầu tiên đánh mất tình yêu ban đầu đối với Đức Chúa Trời và phải thực hiện trở lại những việc làm của tình yêu thương mà ban đầu Hội Thánh đã thực hiện cho Đức Chúa Trời.

2. Lời cảnh báo thứ hai và thứ sáu dành cho hai Hội Thánh không có vấn đề trong nội bộ. Dầu vậy họ cũng phải đối phó với những vấn đề khó khăn khác có nguy cơ khiến cho họ thất bại. Cả hai Hội Thánh đều bị bắt bớ. Dầu vậy họ vẫn tuân thủ lời của Đức Chúa Trời và không chối bỏ danh Ngài.

3. Hội Thánh thứ hai chịu khổ vì bị bắt bớ và sự nghèo khó. Họ cần có lòng trung tín và can đảm không khiếp sợ gì cả.

4. Hội Thánh thứ ba vướng vào sự thờ hình tượng và những sinh hoạt tình dục vô luân. Họ cần loại trừ những quan niệm và hành vi đó.

5. Hội Thánh thứ tư dung dưỡng nữ tiên tri gian ác. Họ phải trừ khử bà ta và những chủ trương bà đang phổ biến.

6. Hội Thánh thứ năm đang ngủ mê trong phần thuộc linh. Họ cần tỉnh dậy, vâng lời Đức Chúa Trời và hoàn tất những công tác mà Ngài đã giao phó cho họ.

7. Hội Thánh thứ sáu có ít năng lực. Có lẽ điều này nói đến thuộc viên của họ ít có năng lực, nên ảnh hưởng và uy tín của họ trên thành phố cũng nhỏ nhoi thôi.

8. Kém năng lực như thế nên Hội Thánh phải tuân thủ lời của Đức Chúa Trời và không được chối bỏ danh của Đấng Christ.

9. Hội Thánh thứ bảy hâm hẩm. Họ cần nhận thức được tình trạng nghèo nàn thuộc linh và lo tìm kiếm sự hưng vượng thuộc linh.

10. Cách duy trì để đèn cứ chiếu sáng là vấn đề sẽ bàn tới trong bài học sau.

THAY ĐỔI

Thay đổi chính: Ăn năn

1. Khi bạn mới tin Chúa bạn đã thể hiện một số điều nào để chứng tỏ tình yêu thương của bạn đối với Đấng Christ mà hiện nay bạn không còn thể hiện nữa?

(Chú ý: Trước khi đi học tổ nhớ cầu nguyện cho từng cá nhân sẽ đến học Kinh Thánh).

2. Theo bạn có thể nào bạn sẽ bị bắt bớ và chịu khổ vì tin Chúa Giê-xu không? Nếu có xin đọc lại Khải Thị 2:8-11. Đức Chúa Trời khích lệ bạn như thế nào qua mấy câu Kinh Thánh trên?

3. Thuộc viên trong Hội Thánh của bạn còn tham gia những sinh hoạt thờ hình tượng nào và còn có những hành vi tà dâm nào trong số những việc liệt kê dưới đây?

[ ].  Ăn của cúng thần tượng

[ ].  Coi bói, tử vi / đồng cốt

[ ].  Tham gia vào những nghi thức ngoại giáo

[ ].  Cất giữ những bùa ngãi, ếm chú

[ ].  Chung phần, nhập hội với người ngoại đạo

[ ].  Đọc, xem những tài liệu dâm đãng

[ ].  Quan hệ tình dục tiền hôn nhân

[ ].  Thông dâm, ngoại tình

[ ].  Đồng tính luyến ái

[ ].  Loạn luân

4. Tình trạng ngủ mê thuộc linh cũng dẫn đến những điều liệt kê dưới đây. Cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời bày tỏ cho bạn thấy đời sống thuộc linh của bạn có những dấu hiệu ngủ mê (Khải Thị 3:1-13).

[ ].  Không cảnh giác, tức là không biết những việc Đức Chúa Trời đang hành động trong  thế giới hiện nay và không nhận thấy những nguy cơ thuộc linh chung quanh bạn.

[ ].  Kém cỏi và thiếu năng lực.

[ ].  Xây bỏ lẽ thật của Đức Chúa Trời và nghi ngờ về lời của Ngài.

[ ].  Bỏ dở dang công việc của Đức Chúa Trời và những việc tốt đẹp từ thiện khác.

5. Giả sử bạn biết Chúa Giê-xu sẽ trở lại trong vòng một năm nữa, vậy những việc nào bạn muốn làm để bạn không lâm vào tình trạng ngủ mê thuộc linh khi Ngài trở lại.

[ ].  Tặng một người nào đó tiền bạc

[ ].  Giúp đỡ một người nào đó

[ ].  Chia sẻ Phúc Âm cho một người nào đó

[ ].  Trừ bỏ những món đồ ếm chú, bùa ngãi

[ ].  Cắt đứt một mối quan hệ nào đó

[ ].  Từ bỏ một thói quen tội lỗi

[ ].  Viết một bức thư

[ ].  Khác: __________________________________

6. Bạn có ngã lòng vì hội chúng của bạn ít người không? Đức Chúa Trời đang duy trì một ‘cánh cửa rộng mở’ nào cho bạn? (Xem Khải Thị 3:8).

(Chú ý: Tránh thảo luận lạc đề hoặc ra ngoài đề, như thế mới thảo luận được nhiều câu).

7. Tình trạng hâm hẩm thuộc linh thường xảy ra khi của cải gia tăng và khi tự phụ tự mãn. Cơ Đốc nhân hâm hẩm về phần thuộc linh, thì dù đang giàu có về phần vật chất nhưng vẫn hoá ra quá nghèo vì không có tâm tánh và mỹ đức thuộc linh để mà mặc. Họ mù thuộc linh vì không nhìn thấy tình trạng xấu hổ, trần trụi và nghèo nàn của chính mình. Cầu nguyện xin Đức Chúa Trời mở mắt thuộc linh cho bạn. Ngài đã bày tỏ cho bạn những điều gì? Trong bạn có những dấu hiệu nào chứng tỏ phần thuộc linh của bạn hâm hẩm?

.  Tôi nghèo nàn vì ________________________________

.  Tôi trần trụi vì __________________________________

.  Tôi đui mù vì __________________________________

8. Một Cơ Đốc nhân trong ngành kinh doanh bận bịu với xưởng chế tạo đến nỗi không có thì giờ sống với gia đình và bạn bè, không có thì giờ giúp đỡ người khác. Ông còn đi nhà thờ buổi sáng Chúa nhật, nhưng chỉ có thế thôi. Phần thuộc linh của ông ta bị trục trặc thuộc dạng nào? Phải chăng ông mất tình yêu ban đầu đối với Đức Chúa Trời? Phải chăng ông ngủ mê thuộc linh? Phải chăng phần thuộc linh của ông trở nên hâm hẩm? Vì sao?

.  Ông mất tình yêu ban đầu đối với Đức Chúa Trời vì:

_______________________________________________

.  Ông bị chứng ngủ mê thuộc linh vì:

_______________________________________________

.  Ông rơi vào tình trạng hâm hẩm vì:

_______________________________________________

9. Trường hợp cụ thể: Mới đây một người lãnh đạo trong Hội Thánh của bạn dạy rằng đôi bạn đã hứa hôn có thể quan hệ tình dục tiền hôn nhân. Ông cũng nói rằng đối với giới thanh niên thủ dâm không có gì là sai. Bạn nên xử trí với ông này như thế nào? (Khải Thị 2:20-23).

[ ].  Thuyết phục ông ta từ chức

[ ].  Cầu nguyện cho ông ta thôi không dạy như vậy nữa

[ ].  Vận động ngưng chức ông ta

[ ].  Thảo luận với ông ta về những vấn đề này

[ ].  Không nói gì với ông ta cả

[ ].  Áp dụng kỷ luật của Hội Thánh

[ ].  Cho ông ta cơ hội ăn năn

[ ].  Khác: _______________________________

10. Trường hợp cụ thể: Bạn là thành viên của một Hội Thánh có nhiều người khá giả. Hầu như họ không giúp đỡ người nghèo và những người ở tầng lớp thấp kém trong xã hội. Bạn có thể làm gì để giúp thay đổi Hội Thánh của bạn.

Bài 8: Nhận Lãnh Tám Phước Hạnh

TẢN MẠN

Tám giọt nước mưa tiêu biểu cho tám phước lành mà Đức Chúa Trời muốn mỗi tín hữu tiếp nhận. Mưa được xem là phước vì mưa làm cho cây cối mọc và đem lại sự sống. Mưa là dấu hiệu hết thời khô hạn.


THUỘC LÒNG

.  Phúc cho ai biết tâm linh mình nghèo khổ, vì sẽ hưởng Nước Trời.

.  Phúc cho người than khóc, vì sẽ được an ủi.

.  Phúc cho kẻ khiêm nhu, vì sẽ được đất đai.

.  Phúc cho người khao khát điều công chính, vì sẽ được thỏa mãn.

.  Phúc cho kẻ có lòng thương người, vì sẽ được Chúa thương.

.  Phúc cho tâm hồn trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời.

.  Phúc cho người hòa giải, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời.

.  Phúc cho ai chịu bắt bớ khi làm điều công chính, vì sẽ hưởng Nước Trời. Phúc cho các con khi bị người ta nhục mạ, bắt bớ và vu cáo đủ điều, chỉ vì các con theo ta. Các con nên hân hoan, mừng rỡ vì sẽ được giải thưởng lớn dành sẵn trên trời. Ngày xưa, các nhà tiên tri cũng từng bị bắt bớ, hãm hại như thế.
(Ma-thi-ơ 5:3-12)

TÌM HIỂU

1. Tám phước lành cũng được gọi là Phước Hạnh thật.

2. Đây là tám phước lành chúng ta cần tiếp nhận từ Đức Chúa Trời. Đó là những lời hứa. Chúng ta cần kêu nài Đức Chúa Trời những lời hứa này thành sự thực cho chúng ta.

3. “Phước” không có nghĩa là “vui vẻ” như một số diễn giả giải nghĩa. Vì nếu giải nghĩa kiểu đó thì phước lành thứ hai nghe thật kỳ cục: “Vui vẻ” thay cho người đang than khóc vì có người thân qua đời!” Phước có nghĩa là phước hạnh của Đức Chúa Trời thế thôi.

4. Tám phước lành đi đôi với tám đặc tính của người tin Chúa thật. Trong mỗi câu, phần thứ hai nói về phước lành còn phần thứ nhất nói về đặc tính. Tám đặc tính đó là: lòng khó khăn, than khóc, nhu mì... Nếu bạn là một người theo Chúa thật coi như bạn đã có tám đặc tính đó.

5. Một số giáo sư Kinh Thánh dạy rằng tám đặc tính đó là tám mạng lịnh chúng ta phải tuân thủ nghĩa là chúng ta phải có lòng khó khăn, phải than khóc, phải nhu mì... Thực ra thì không phải như vậy. Bằng không hoá ra Chúa Giê-xu truyền lịnh cho chúng ta phải làm sao cho bị bắt bớ à (câu 10)! Thật ra, khi người tín đồ thật vâng theo lời của Đức Chúa Trời, tuân thủ mạng lịnh và luật pháp của Đức Chúa Trời thì tự nhiên dẫn đến những hệ quả đó. Tám đặc tính nói lên tình trạng của chúng ta chớ không phải việc chúng ta cần làm.

6. Thông thường nhiều người còn hiểu lầm là phân nửa đầu của mỗi câu nói về phước hạnh bao gồm luôn tám đặc tính. Thí dụ, họ hiểu rằng chúng ta được phước vì cớ chúng ta có lòng khó khăn. Chúng ta được phước vì cớ chúng ta khóc than, vì cớ chúng ta nhu mì... Không phải vậy. Chúng ta được phước vì Nước Trời thuộc về chúng ta, chớ không phải vì chúng ta có lòng khó khăn. Than khóc trong tang chế không phải là phước hạnh, nhưng phước hạnh nằm trong sự kiện được an ủi. Nhu mì không phải là một phước hạnh, nhưng phước nằm trong sự kiện hưởng được đất... Các phước hạnh nằm trong phân nửa sau chớ không nằm trong phân nửa trước của mỗi câu.

7. Nếu Đức Chúa Trời không ban cho chúng ta tám phước hạnh đó thì không có động lực nào thôi thúc chúng ta phát huy tám đặc tính đó. Nếu Đức Chúa Trời không hứa an ủi chúng ta thì chúng ta sẽ không muốn than khóc. Nếu Đức Chúa Trời không cho chúng ta hưởng đất, thì không có động lực nào thôi thúc chúng ta nhu mì. Tám phước hạnh là động lực Đức Chúa Trời đề ra nhằm thôi thúc chúng ta phát huy tám đặc tính.

8. Lòng khó khăn, có nghĩa là chúng ta đang phá sản trong phần thuộc linh. Bất cứ việc công nghĩa nào của chúng ta thực hiện đều chẳng có giá trị gì trong quan điểm của Đức Chúa Trời. Chúng ta có lòng khó khăn khi chúng ta biết rằng chúng ta không thể cậy sự công nghĩa riêng của mình để được vào nước thiên đàng. Nhưng Đức Chúa Trời hứa rằng chúng ta sẽ vào Nước Trời.

9. Kẻ than khóc ở đây là những người khóc vì tội lỗi của chính họ và của những người chung quanh. Họ than khóc vì biết rằng họ không đạt được mức độ công nghĩa nào dù là nhỏ nhoi nhất. Đức Chúa Trời hứa họ sẽ được an ủi khi nhận được sự công nghĩa của Ngài.

10. Kẻ nhu mì là những người qui phục Đức Chúa Trời. Nhu mì liên hệ đến việc xử sự mềm mỏng, khoan dung đối với những người phạm tội vì biết rằng chính mình cũng là tội nhân. Chúng ta nhu mì vì biết rằng chính chúng ta cũng cần sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời hứa rằng chúng ta sẽ hưởng đất khi Chúa Giê-xu tái lâm để lập vương quốc của Ngài trên đất.

11. Kẻ đói khát sự công nghĩa tức là người nhận thấy trong chính đời sống và trong thế giới quanh mình chẳng có mức độ công nghĩa nào đáng kể. Đức Chúa Trời hứa là khi họ tiếp nhận sự công nghĩa vô điều kiện của Đấng Christ họ sẽ được công nghĩa trọn vẹn (Ma-thi-ơ 6:33; 7:7-11).

12. Người có lòng nhân từ đối xử với người đang mắc nợ mình một cách nhân từ, thương xót vì họ biết rằng chính mình cũng cần sự thương xót và công nghĩa của Đức Chúa Trời. Ngài hứa là họ sẽ được Ngài đối đãi cách nhân từ thương xót khi họ phạm tội.

13. Người có lòng trong sạch tiếp tục có những ưa thích và động lực trong sạch mặc dù đang sống trong một thế giới gian ác và tội lỗi. Họ có lòng trong sạch vì Đức Chúa Trời đã khiến họ trở nên trong sạch khi họ tiếp nhận sự công nghĩa của Ngài. Đức Chúa Trời hứa rằng họ sẽ nhìn thấy Ngài vì Ngài đã khiến cho họ trở nên công nghĩa đủ để được nhìn thấy Đức Chúa Trời thánh khiết.

14. Kẻ hoà giải lo việc hoà giải vì họ sống giữa một thế giới đầy chia rẽ và tranh chấp. Họ mong mỏi rằng người khác cũng sống công nghĩa nữa. Đức Chúa Trời hứa rằng họ sẽ được gọi là con của Đức Chúa Trời vì con có đặc tính của cha.

15. Kẻ bị bắt bớ không phải vì tội lỗi của họ nhưng vì sự công nghĩa mà họ đã tiếp nhận từ Đấng Christ. Đức Chúa Trời hứa rằng nước thiên đàng sẽ thuộc về họ.

16. Tám đặc tính này trái ngược với những điều thế gian dạy chúng ta phải có. Thí dụ, thế gian bảo rằng chúng ta phải giàu có; Đức Chúa Trời dạy rằng chúng ta phải có lòng khó khăn.

THAY ĐỔI

Thay đổi chính: Chiếu ra ánh sáng

1. Xin viết tiếp những câu dưới đây.

Thí dụ: Đứng trước Đức Chúa Trời, tôi sẽ nhớ tình trạng nghèo nàn của mình.

Đứng trước tội lỗi, tôi sẽ ______________

Đứng trước mọi người, tôi sẽ ______________

Đứng trước sự bất nghĩa, tôi sẽ ______________

Đứng trước những tội nhân, tôi sẽ ______________

Đứng trước một thế giới gian tà, tôi sẽ ______________

Đứng trước tình trạng chia rẽ và tranh chấp, tôi sẽ ______________

Đứng trước sự bắt bớ, tôi sẽ ______________

2. Hiện nay bạn đang ở trong hoàn cảnh nào trong tám hoàn cảnh dưới đây. Ghi số 1 đến số 8 theo thứ tự hoàn cảnh bạn thường gặp nhất đến ít gặp nhất:

_____ Tôi cảm thấy phần thuộc linh của mình nghèo nàn.

_____ Tôi khóc lóc vì cảm thấy thiếu hụt sự công nghĩa.

_____ Những người khác hạ nhục và bắt tôi phải khiêm nhường.

_____ Tôi cảm thấy đói và khát về sự công nghĩa và công bình.

_____ Tôi cần bày tỏ lòng thương xót đối với người khác.

_____ Tôi cần tấm lòng trong sạch.

_____ Tôi đối diện với tình trạng chia rẽ và tranh chấp.

_____ Tôi bị bắt bớ về sự công nghĩa.

3. Hiện nay bạn cần kêu xin ngay phước hạnh nào trong số những phước hạnh liệt kê dưới đây?

_____ Được thuộc về nước thiên đàng.

_____ Được an ủi.

_____ Được biết chắc là sẽ thừa hưởng đất.

_____ Được đầy dẫy sự công nghĩa (được công nghĩa trọn vẹn).

_____ Được thương xót.

_____ Được nhìn thấy Đức Chúa Trời.

_____ Được gọi là con Đức Chúa Trời.

_____ Được biết là sẽ vào thiên đàng.

4. Giải thích vì sao tám đặc tính lại đối lập với những điều thế gian dạy chúng ta phải có. Điều đối lập thứ nhất đã làm mẫu cho bạn. Xin làm những điều còn lại.

Thí dụ:

Đức Chúa Trời dạy rằng chúng ta phải nghèo nàn;

Thế gian bảo chúng ta phải giàu có.

Than khóc
Thế gian bảo chúng ta phải ________

Nhu mì
Thế gian bảo chúng ta phải ________

Đói khát
Thế gian bảo chúng ta phải ________

Thương xót
Thế gian bảo chúng ta phải ________

Trong sạch
Thế gian bảo chúng ta phải ________

Hoà giải
Thế gian bảo chúng ta phải ________

Bị bắt bớ
Thế gian bảo chúng ta phải ________

5. Bạn không có đặc tính nào trong số tám đặc tính này?

[ ] Lòng khó khăn
[ ] Lòng thương xót
[ ] Than khóc
[ ] Lòng trong sạch
[ ] Nhu mì
[ ] Hoà giải
[ ] Đói và khát
[ ] Bị bắt bớ vì sự công nghĩa

6. Xin đọc Ma-thi-ơ 6:33 và 7:7-11 rồi chọn câu trả lời đúng. Một người có ‘lòng khó khăn’...

[ ] Nỗ lực trở nên công nghĩa đủ để được vào thiên đàng.
[ ] Biết mình chẳng bao giờ công nghĩa đạt mức yêu cầu để vô thiên đàng.
[ ] Tiếp nhận sự công nghĩa của Chúa Giê-xu ban cho để được vô thiên đàng.
[ ] Một phần dựa vào sự công nghĩa riêng của mình, một phần cậy vào sự công nghĩa của Đấng Christ với hy vọng được vào thiên đàng.

7. Kinh Thánh chép rằng có thời kỳ than khóc, có thời kỳ vui mừng (Truyền Đạo 3:4). Nhưng vui mừng chỉ có thể đến sau khi than khóc (Ê-sai 61:3; Giăng 16:20; Lu-ca 6:21, 23, 25). Hiện nay, đời sống của bạn đang trải qua thời kỳ than khóc hoặc vui mừng? Vì sao?

[ ] Hiện nay đang than khóc vì:
_________________________________________________

[ ] Hiện nay đang vui mừng vì:
_________________________________________________

8. Xin xem phước lành thứ hai: “Phước cho người than khóc; vì sẽ được an ủi”. Bạn đang than khóc vì lãnh vực nào trong đời sống của bạn chưa công nghĩa?

[ ] Không yêu thương kẻ thù
[ ] Bóc lột người kém cỏi
[ ] Không trong sáng trong đời sống tình dục
[ ] Không quan tâm đến nỗi đau khổ của người khác
[ ] Chưa chân thật / trung thực
[ ] Chưa công bình / minh bạch
[ ] Chưa làm đúng theo lời mình nói

9. Trường hợp cụ thể: Một hôm, bạn đang chở con trai trên xe gắn máy. Bỗng nhiên, một chiếc xe hơi trờ tới lấn bạn, suýt nữa tông vào xe của bạn. Con trai bạn ngã xuống đất, bị thương nhẹ thôi. Tài xế đậu xe tại một ngôi nhà gần đó và không ngó ngàng gì tới cha con bạn. Bạn cần ứng xử ra sao để biểu lộ đức tính nhu mì?

10. Xin xem phước lành thứ tư: “Phước cho người đói khát sự công nghĩa; vì họ sẽ được no đủ”. Trong những câu nói dưới đây, câu nào có thể được coi là của bạn.

[ ] Thẳng thắn mà nói, tôi không cảm thấy đói hoặc khát sự công nghĩa.
[ ] Tôi mong mỏi có thể sống một đời sống công nghĩa mà Chúa Giê-xu đã sống.
[ ] Tôi cảm thấy rất có lỗi về tội lỗi của mình. Tôi nghĩ đó là cảm giác đói sự công nghĩa.
[ ] Tôi cảm thấy no đủ, đầy đủ bởi sự công nghĩa của Đấng Christ ở trong tôi.
[ ] Khác: ________________________________________________

11. Trường hợp cụ thể: Bạn bắt được quả tang con trai của mình lấy cắp tiền của gia đình lần thứ hai. Xin xem phước lành thứ năm: “Phước cho người thương xót vì sẽ được thương xót”. Bạn phải hành động ra sao để tỏ lòng thương xót mà không làm hư hỏng con?

12. Dấu hiệu của lòng trong sạch là gì? (Xem Thi Thiên 24:4). Bạn có cho rằng mình có dấu hiệu của lòng trong sạch không?

13. Xin xem phước lành thứ bảy: “Phước cho người làm cho người hoà thuận vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời”. Hiện nay có những ai đang xung đột, tranh chấp nhau chung quanh? Bạn làm thế nào để giải hoà?

Danh tánh

Nội dung xung đột, tranh chấp

Phương cách giải hoà

 

 

 

 

 

 

14. So với nội dung giáo huấn về những vấn đề tương tự trong các tôn giáo khác, thì tám đặc tính trong tám phước lành khác biệt như thế nào?

Cơ Đốc giáo

Các tôn giáo khác

Có lòng khó khăn

Tìm kiếm sự giàu có thuộc linh qua những việc lành của chính mình.

Than khóc

 

 

Nhu mì

 

 

Đói khát

 

 

Thương xót

 

 

Trong sạch

 

 

Hoà giải

 

 

Bị bắt bớ

 

 


15. Những người khác đã bắt bớ hoặc hạ nhục bạn như thế nào? Vì cớ những hành vi công nghĩa của bạn, họ đã nói xấu bạn ra sao?

16. Những sự bắt bớ và những lời nhục mạ đó có cản trở bạn hành xử một cách công nghĩa trong tương lai không?

[ ] Có, những điều đó có sức cản trở tôi thôi không xử sự cách công nghĩa nữa.
[ ] Không, những điều đó không thể nào cản trở được tôi tiếp tục hành xử cách công nghĩa.

Chú ý: Cơ Đốc nhân làm việc công nghĩa không phải để đạt mức độ công nghĩa xứng đáng được vào thiên đàng, nhưng vì cớ đã tiếp nhận sự công nghĩa của Đấng Christ.

17. Khi người ta nhìn thấy những việc tốt trong đức tin Cơ Đốc ở nơi bạn, người ta có tôn vinh Đức Chúa Trời như lời Chúa Giê-xu đã dạy không? (Ma-thi-ơ 5:16) Vì sao có? Vì sao không?

Bài 9: Đơm Hoa Kết Trái Chín Múi

TẢN MẠN

Thử hình dung đến một loại trái cây như trái quít hoặc trái sầu riêng có tám múi chẳng hạn. Nguyên trái tượng trưng cho tình yêu thương còn tám múi tượng trưng cho tám khía cạnh của tình yêu thương.

Trái cây là kết quả của một tiến trình phát triển dài ngày. Cũng vậy, trái Thánh Linh là kết quả của một đời sống liên tục ở trong Thánh Linh.

THUỘC LÒNG

* Yêu thương * Nhịn nhục * Trung tín *
* Vui mừng * Nhân từ * Mềm mại *
* Bình an * Hiền lành * Tiết độ *

“Nhưng trái của Thánh Linh,
ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an,
nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ:
không có luật pháp nào cấm các sự đó”.
Ga-la-ti 5:22-23

TÌM HIỂU

1. Kết trái là kết quả của một đời sống trong Thánh Linh (Ga-la-ti 5:16, 18, 25). Đừng thử tự mình tạo ra tám trái đó mà không nhờ đến Thánh Linh.

2. Bước đi trong Thánh Linh (sống trong Thánh Linh) đối ngược với đi trong xác thịt (Ga-la-ti 5:17). Đó là cách hiểu tốt nhất đối với cụm từ này. Chúng ta cảm nhận một sự giằng co, tranh chiến trong nội tâm: Một mặt xác thịt lớn tiếng mời gọi chúng ta, một mặt Thánh Linh thì thầm bên tai chúng ta. Đây là lúc chúng ta phát hiện rằng xác thịt đang tranh chấp với Thánh Linh.

3. Ga-la-ti 6:1-5 cho một thí dụ về việc đi trong Thánh Linh và sinh ra trái mềm mại. Khi một Cơ Đốc nhân phạm tội, Thánh Linh thôi thúc bạn cảnh báo người đó trong tinh thần mềm mại. Còn xác thịt của bạn sẽ bảo bạn ngậm miệng, đừng nói gì với đương sự về vấn đề đó, hoặc nếu có thì lại xẳng giọng trách cứ chứ không mềm mại gì cả.

4. Ga-la-ti 6:6-10 nêu một ví dụ nữa về vấn đề đi trong Thánh Linh và sinh ra trái Thánh Linh. Chúng ta kết trái Nhân từ khi chúng ta làm việc tốt giúp người khác, khi chúng ta cho họ những vật tốt, nhất là khi chúng ta cho những người dạy bảo chúng ta (Ga-la-ti 6:6). Nếu làm theo xác thịt thì chúng ta không muốn làm việc tốt hoặc không muốn chia sẻ điều tốt đẹp với người khác. Hoặc chúng ta nản lòng, bỏ không làm việc tốt cho ai nữa cả (Ga-la-ti 6:9).

5. Một cách suy nghĩ nữa về vấn đề đi trong Thánh Linh là làm những việc mà chúng ta biết là Thánh Linh sẽ hài lòng (Ga-la-ti 6:8).

6. Trái Thánh Linh là kết quả của sự vận hành điều động siêu nhiên của Thánh Linh, khác với khả năng thiên nhiên của con người. Thí dụ, người mẹ nào cũng biết yêu thương con cái mình. Nhưng một người mẹ Cơ Đốc, có trái yêu thương của Thánh Linh, sẽ có khả năng yêu thương con cái nhằm mưu cầu điều ích lợi cho con dù chúng nó không thích được yêu thương theo kiểu đó. Một phụ nữ Cơ Đốc có trái yêu thương siêu nhiên của Thánh Linh có thể yêu thương con cái của người khác, kể cả những em khuyết tật, chớ không phải chỉ yêu thương con của mình.

7. Có thể mô tả tình yêu thương Cơ Đốc là noi theo gương của Chúa Giê-xu trong việc hy sinh chính mình để mưu cầu lợi ích tối đa cho người thân thương của mình. Không phải chỉ yêu thương người mà chúng ta thích yêu thương, mà yêu thương cả những người mà Đức Chúa Trời bảo chúng ta phải yêu thương.

8. Niềm vui Cơ Đốc là làm vui lòng Đức Chúa Trời chớ không phải làm vui lòng mình.

9. Bình an là sự an ổn bình tĩnh nội tâm dù đang ở giữa sự tranh chấp, chia rẽ và rối ren. Sự bình an này không lệ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. Chúng ta có thể có sự bình an của Thánh Linh dù đang ở giữa tai ương.

10. Nhịn nhục là tinh thần sẵn lòng chờ Đức Chúa Trời và người thân thương của mình. Người nhịn nhục chịu chấp nhận những sự bất tiện, khó chịu và đau đớn vì cớ người thân thương của mình.

11. Trái nhân từ của Thánh Linh cho phép người Cơ Đốc xử sự nhân từ đối với những người không xứng đáng. Không phải chỉ nhân từ đối với trẻ em cô thế, nghèo khổ, và người khuyết tật. Không phải chỉ là cảm xúc thương hại của con người mà là một hành động nhằm cứu giúp những người đang cần cứu giúp.

12. Hiền lành là một thái độ sẵn sàng hết lòng làm những việc Đức Chúa Trời bảo là tốt và đem lại những điều tốt đẹp cho người mình yêu thương.

13. Người có trái trung tín của Thánh Linh là người chúng ta luôn luôn có thể tin cậy, luôn luôn có thể tin tưởng về tâm tánh Cơ Đốc trong người đó. Người trung tín không bao giờ phản bội bạn hữu. Ngay cả kẻ thù của Cơ Đốc nhân cũng có thể tin rằng người đó luôn luôn hành động có trách nhiệm và đáng tin cậy. Khi người đó nói ‘có’ hoặc ‘không’ thì luôn luôn có nghĩa là ‘có’ hoặc ‘không’.

14. Tinh thần mềm mại là kết quả của sự đầu phục dưới quyền năng và ân sủng của Đức Chúa Trời. Một con người mềm mại luôn luôn nhớ đến tình trạng yếu đuối của mình và đối xử cách mềm mỏng đối với người khác dù rằng đôi khi xác thịt thôi thúc người đó báo thù, trả đũa.

15. Tiết độ không những chỉ là tự chế, tự giữ mình trong kỷ cương, mà bao gồm cả tinh thần cảnh giác trước sự kiện Chúa sẽ tái lâm (ITê-sa-lô-ni-ca 5:6-8; Thi Thiên 4:7; 5:8).

16. Muốn hiểu rõ hơn tám trái của Thánh Linh, xin đọc những điều trái ngược với trái của Thánh Linh được liệt kê trong Ga-la-ti 5:19-21, 26.

THAY ĐỔI

Thay đổi chính: Đi theo sự dẫn dắt của Thánh Linh

1. Có một chuyện nào đó xảy ra, bạn bị giằng co giữa sự thôi thúc của Thánh Linh và sự thôi thúc của xác thịt. Xin kể lại diễn tiến của sự việc đó.

(Chú ý: Xin nói ngắn gọn và mạch lạc để các bạn khác hiểu và cũng có thời gian góp phần kể chuyện của họ nữa.)

2. Mềm mại kể tên những người lỡ phạm tội và cần bạn nhẹ nhàng nhắc nhở. Kết quả là sự thông công giữa Đức Chúa Trời và người đó được phục hồi.

- Tên:
- Cách nhắc nhở mềm mại:

3. Nhân từ: Ai là người bạn có thể biếu tặng một món quà tốt (đừng quên người dẫn dắt, dạy dỗ bạn trong phần thuộc linh)? Bạn có thể tặng người đó món quà tốt nào?

4. Sau khi giải quyết hai câu 2 và 3 về Mềm Mại và Nhân Từ, hãy cầu xin Thánh Linh hướng dẫn để bạn viết ra giấy cách thức cụ thể mà bạn sẽ thể hiện mỗi trái Thánh Linh kế tiếp.

- Tôi sẽ bày tỏ lòng yêu thương với:

(Tên của đối tượng) bằng cách:

(Chú ý: Nếu bạn không biết thể hiện trái yêu thương như thế nào xin xem 1Cô-rinh-tô 13:4-8. Mấy câu đó sẽ gợi ý cho bạn. Nhưng nhớ làm theo sự dẫn dắt của Thánh Linh).

5. Tôi sẽ thể hiện sự vui mừng trong lãnh vực:

(Chú ý: Nếu bạn không biết bạn cần vui mừng trong lãnh vực nào của cuộc sống xin đọc Phi-líp 4:4-9).

6. Tôi sẽ vận dụng sự bình an của Đức Chúa Trời khi tôi đang bị:

(Chú ý: Nếu bạn không biết cần vận dụng trái Thánh Linh này trong lãnh vực nào của cuộc sống, xin đọc Ê-phê-sô 4:1-3, 9 và La-mã 12:18-21).

7. Tôi sẽ nhịn nhục đối với _______________________ bằng cách:

(Chú ý: Nếu bạn không biết vận dụng sự nhịn nhục như thế nào thì xin nghĩ đến câu định nghĩa rất đơn sơ sau đây: “Nhịn nhục là bằng lòng đợi chờ người khác”).

8. Tôi sẽ thể hiện sự hiền lành đối với ______________ bằng cách:

(Chú ý: Hãy nghĩ đến những người thực sự cần đến sự cứu giúp của bạn dù có thể là họ không đáng hưởng sự cứu giúp của bạn).

9. Tôi sẽ thể hiện lòng trung tín trong lãnh vực:

(Chú ý: Hãy nghĩ đến những lời mà bạn đã hứa và phải giữ đúng lời hứa đối với Đức Chúa Trời lẫn đối với người ta. Nên nhớ là xác thịt trong bạn luôn luôn muốn nại ra những lý do để khỏi giữ lời hứa. Hãy nghĩ đến cách thức bạn phải trung tín).

10. Tôi sẽ vận dụng sự tiết độ trong lãnh vực:

(Chú ý: Hãy nghĩ đến sự tái lâm của Chúa Giê-xu. Thánh Linh muốn bạn phải tiết độ, tự chế trong lãnh vực nào của cuộc sống?)

Bài 10: Tuân Thủ Mười Điều Răn

TẢN MẠN

Đức Chúa Trời ghi khắc Mười Điều Răn trên hai bảng đá. Khi dân Y-sơ-ra-ên phạm tội đúc và thờ con bò bằng vàng thì ông Môi-se liệng hai bảng đá xuống đất. Hai bảng đá bị bể tượng trưng cho sự kiện họ vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta phạm tội, không những chúng ta phạm tội với Ngài, mà chúng ta còn xé bỏ giao ước đã lập với Ngài và làm cho lòng Ngài tan nát.

THUỘC LÒNG

1. Không có một thần nào khác
2. Không thờ một hình tượng nào
3. Danh của Đức Chúa Trời
4. Nghỉ ngơi trong ngày thánh
5. Hiếu kính cha mẹ
6. Không giết người
7. Không tà dâm
8. Không trộm cắp
9. Không làm chứng dối
10. Không tham lam

ĐIỀU RĂN I

 

Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.

(Xuất Ai-cập Ký 20:3)

 

ĐIỀU RĂN II

 

Ngươi chớ làm cho mình tượng,

cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia,

hoặc nơi đất thấp này, hoặc trong nước dưới đất.

(Xuất Ai-cập Ký 20:4)

 

ĐIỀU RĂN III

 

Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi,

vì Đức Giê-hô-va chẳng cầm bằng vô tội

kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi.

(Xuất Ai-cập Ký 20:7)

 

ĐIỀU RĂN IV

 

Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh.

(Xuất Ai-cập Ký 20:8)

 

ĐIỀU RĂN V

 

Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi,

hầu cho ngươi được sống lâu trên đất

mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho.

(Xuất Ai-cập Ký 20:12)

 

ĐIỀU RĂN VI

 

Ngươi chớ giết người.

(Xuất Ai Cập Ký 20:13)

 

ĐIỀU RĂN VII

 

Ngươi chớ phạm tội tà dâm.

(Xuất Ai-cập Ký 20:14)

 

ĐIỀU RĂN VIII

 

Ngươi chớ trộm cướp.

(Xuất Ai-cập Ký 20:15)

 

ĐIỀU RĂN IX

 

Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình.

(Xuất Ai-cập Ký 20:16)

 

ĐIỀU RĂN X

 

Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi,

cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò, lừa,

hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi.

 

(Xuất Ai-cập Ký 20:17)

 

 

TÌM HIỂU

1. Kinh Thánh Tân Ước lặp lại chín trong số Mười Điều Răn, và điều chỉnh lại điều răn thứ tư. Ngày Sa-bát của người Do Thái rơi nhằm ngày thứ bảy trong tuần, còn Cơ Đốc nhân thường nhóm lại thờ phượng Chúa vào Chúa nhật, là ngày thứ nhất trong tuần. Dầu vậy, thật ra, chúng ta muốn họp lại thờ phượng và nghỉ ngơi vào ngày nào trong tuần cũng được (Rô-ma 14:5; Ga-la-ti 4:10).

2. Quan trọng là tự trong thâm tâm bạn sẵn sàng tuân thủ các mạng lịnh này. Đừng như những người đạo đức giả chỉ lo phô trương cho người ta thấy họ có tuân thủ những điều răn đó ngoài môi miệng nhưng trong lòng thì luôn luôn tìm cách thoái thác để khỏi phải tuân thủ hoàn toàn các điều răn đó. Bí quyết giúp bạn hiểu Mười Điều Răn là hiểu điều răn thứ mười: Đừng tham lam. Tham lam là chuyện diễn ra trong thâm tâm của bạn, chẳng một người nào có thể nhìn thấu tánh tham lam đó ngoại trừ Đức Chúa Trời. Khi bạn vi phạm chín điều răn khác thì người ta biết ngay; nhưng họ không thể biết được khi bạn vi phạm điều răn cuối cùng. Vì vậy, khi tự trong bạn tuân thủ điều răn thứ mười thì bạn sẽ hiểu rằng sự tuân thủ Mười Điều Răn phải phát xuất từ trong lòng.

3. Đôi lúc chúng ta cần suy ngẫm kỹ lưỡng về Mười Điều Răn để bảo đảm là chúng ta không vi phạm điều răn nào cả. Thí dụ, nhiều Cơ Đốc nhân chẳng bao giờ tính chuyện ăn cắp của bạn bè, nhưng họ sẵn sàng ăn cắp của chính quyền qua việc trốn thuế. Một số người ăn cắp danh tiếng hoặc sáng kiến của người khác. Một số Cơ Đốc nhân chắc chắn sẽ không bao giờ cầm dao giết ai cả nhưng họ vẫn thù hằn và nguyền rủa người khác (1Giăng 3:15), hoặc họ phá thai. Có người không bao giờ phạm tội tà dâm, nhưng thường nhìn phái nữ với lòng thèm muốn rạo rực (Ma-thi-ơ 5:28).

4. Bạn cần lập giao ước với Đức Chúa Trời về việc tuân thủ các điều răn này, vì nhờ đó mà tình yêu thương và mối thông công của bạn với Ngài không bị gián đoạn. Nên nhớ là nếu đã tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của mình, thì đương nhiên bạn vâng theo các điều răn đó bởi vì bạn yêu mến Ngài (Phục Truyền 6:5-6). Sau khi tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa, chắc chắn bạn được cứu rỗi, chắc chắn bạn được vào thiên đàng.  Vậy đừng bao giờ nghĩ rằng phải tuân thủ các điều răn để được vào thiên đàng.

THAY ĐỔI

Thay đổi chính: Giao ước

1. Điều răn thứ nhất là không được thờ một thần nào khác. Phải thờ phượng, phục vụ và kính sợ một mình Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh mà thôi. Nếu bạn chưa nhận lễ báp-têm thì nên xin vị mục sư, truyền đạo tại Hội Thánh của bạn làm báp-têm cho bạn để bạn có cơ hội tuyên bố với thế gian rằng nay bạn là Cơ Đốc nhân, bạn không bao giờ quay trở lại với lề thói của niềm tin cũ nữa. Đừng chỉ dành cho Đức Chúa Trời một góc nhỏ trong đời sống của bạn, phải để Ngài làm trung tâm cho mọi phương diện của cuộc sống của bạn.

Bạn chưa để Chúa Giê-xu làm vua độc tôn, trong lãnh vực nào của cuộc sống bạn?

[  ] Nghề nghiệp / học vấn
[  ] Tìm bạn đời / cuộc sống hôn nhân
[  ] Con cái
[  ] Nhà cửa
[  ] Quan niệm sống
[  ] Bạn hữu
[  ] Hội Thánh          
[  ] Sống với cộng đồng / đất nước
[  ] Nội tâm / thân thể
[  ] Những lãnh vực khác _________________________

2. Theo điều răn thứ hai thì bạn không được phép thờ một hình tượng nào trong sinh hoạt cũng như trong nội tâm. Bất cứ điều quan tâm hoặc ưu thích nào đang giành địa vị trung tâm của Đức Chúa Trời trong đời sống của bạn cũng đều là thờ hình tượng. Có thể là một hình tượng do bàn tay con người chế tạo ra, cũng có thể là một hình tượng trong tâm hồn (Ê-xê-chi-ên 14:4). Trong lòng của bạn có một hình tượng nào đang ngự trị không?

(Chú ý: Nhớ là đừng miệt mài thảo luận bất cứ một câu nào. Cần thúc giục chuyển qua thảo luận câu kế tiếp).

3. Bạn cần hành động ra sao để đặt Đức Chúa Trời vào vị trí tối cao trong lòng và trong đời sống của bạn (Xem Ma-thi-ơ 19:20-22).

4. Điều răn thứ ba là đừng dùng danh của Đức Chúa Trời một cách bất kính. Xin đọc Lê-vi Ký 19:12; Ma-thi-ơ 5:33-37 và Ma-la-chi 1:6-8. Trong quá khứ bạn đã tỏ ra bất kính đối với danh của Đức Chúa Trời qua những việc nào?

[  ] Nhân danh Đức Chúa Trời mà thề dối
[  ] Không làm trọn lời hứa nguyện với Đức Chúa Trời
[  ] Thề thốt với Đức Chúa Trời “Tôi thề với Đức Chúa Trời rằng...”
[  ] Dâng cho Đức Chúa Trời những của lễ kém chất lượng thay vì chỉ dâng điều tốt nhất.

5. Điều răn thứ tư là giữ ngày Sa-bát làm ngày thánh, có nghĩa là dành riêng thời gian để cầu nguyện với Đức Chúa Trời, lắng nghe Ngài phán và nghỉ ngơi thư giãn. Bạn muốn dành ngày nào và thời gian nào trong ngày cho vấn đề này?

Ngày trong tuần

Sáng

Chiều

Tối

Chúa Nhật

 

 

 

Thứ Hai

 

 

 

Thứ Ba

 

 

 

Thứ Tư

 

 

 

Thứ Năm

 

 

 

Thứ Sáu

 

 

 

Thứ Bảy

 

 

 

6. Điều răn thứ năm là hiếu kính cha mẹ. Suy nghĩ về những cách thức chúng ta có thể hiếu kính cha mẹ: vâng lời, giúp đỡ họ trong mọi công việc, cung ứng tiền bạc, thăm viếng...  Bạn có thể làm việc gì để tỏ lòng hiếu kính cha mẹ trong tuần này?

[  ] Vâng lời trong việc ___________________________________
[  ] Giúp đỡ cha mẹ trong việc ____________________________
[  ] Cho cha mẹ ________________________________________
[  ] Thăm cha mẹ vào lúc ________________________________
[  ] Những việc khác ____________________________________

7. Điều răn thứ sáu là: Đừng giết người. Ghét một người nào đó cũng bằng là giết người rồi (1Giăng 3:5). Bạn đang ghét ai? Bạn có bằng lòng giao nộp lòng ghen ghét này cho Đức Chúa Trời không?

Tên của người bạn ghét: __________________________________

[  ] Tôi bằng lòng giao nộp lòng ghen ghét cho Đức Chúa Trời
[  ] Tôi không bằng lòng
[  ] Hiện nay tôi chưa sẵn sàng nhưng tôi sẽ để Đức Chúa Trời giục giã thôi thúc dần dần.

8. Điều răn thứ bảy là: Đừng phạm tội tà dâm. Xin đọc Ma-thi-ơ 5:27-28. Bạn có thể làm gì để giữ mình được trong sạch?

[  ] Loại bỏ một số sách / tạp chí / hình ảnh.
[  ] Học thuộc lòng các câu KT trong Thi Thiên 119:9-10
[  ] Bằng lòng ở dưới quyền kiểm tra của ____________   (tên)
[  ] Cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ và thêm năng lực hằng ngày.
[  ] Những việc khác ___________________________________

9. Điều răn thứ tám là: Đừng trộm cắp. Bạn đã lấy trộm của Đức Chúa Trời những gì?  (Xin đọc Ma-la-chi 3:10).

[  ] Một phần mười
[  ] Của lễ    
[  ] Công sức phục vụ
[  ] Thời gian
[  ] Sự vinh hiển / uy danh
[  ] Sự cảm ơn của công chúng
[  ] Sự ca ngợi và lòng tôn sùng của người khác. 
[  ] Những chuyện khác _________________________________

10. Bạn đã ăn trộm của người khác những điều gì?

[  ] Tiền bạc
[  ] Lòng trung thành
[  ] Danh tiếng
[  ] Cơ hội
[  ] Sáng kiến / tác quyền
[  ] Sự riêng tư / lòng tin cẩn
[  ] Đồ vật
[  ] Những chuyện khác ______________________

11. Bạn đã ăn cắp của ai?  Làm thế nào để bồi hoàn lại những thứ bạn đã ăn cắp?  (Xin đọc Xuất Ê-díp-tô 22:1-4)

Tên nạn nhân: ____________________________________

Thứ bị mất trộm: __________________________________

Hình thức bồi hoàn: ________________________________

12. Điều răn thứ chín là: Đừng làm chứng dối. Bạn đã nói dối với ai? Hoặc đã xử sự cách dối gạt với ai? (Lê-vi Ký 19:11)

Tên nạn nhân: ___________________________________
Trường hợp: ______________________________________
Hình thức sửa chữa đính chính / xin lỗi: ________________

13. Bạn có gạt gẫm lừa dối người hàng xóm về món đồ nào mà người đó gửi bạn trông nom giùm không? Bạn có nói dối về việc lượm được của rơi hay không? (Lê-vi Ký 6:2-5)

Tên nạn nhân: ___________________________________
Vụ lường gạt/dối trá: ______________________________
Xin lỗi / bồi hoàn: _________________________________

14. Điều răn thứ mười là: Đừng tham lam. Tham lam có nghĩa là muốn có thứ mà người khác đang sở hữu dù rằng thực sự bạn không cần đến thứ đó. Thí dụ như nhà cửa, người làm việc nhà, hoặc bất cứ những vật nào bạn thấy người ta có. Bạn đang bị cám dỗ thèm muốn điều gì?

[  ] Nhà cửa / đất đai
[  ] Chồng / vợ
[  ] Con cái
[  ] Người làm việc nhà
[  ] Tài năng / tài nghệ
[  ] Sắc đẹp / nét trẻ trung
[  ] Địa vị / chức vụ
[  ] T.V / máy thu thanh / ...
[  ] Xe cộ / phương tiện vận chuyển khác
[  ] Những thứ khác _________________________________

15. Khi bạn loại bỏ những món bùa ngãi, ếm chú và những hình tượng khi theo tín ngưỡng cũ, bạn có tham muốn, tiếc số vàng và bạc của những món đó không? (Phục Truyền 7:25).

Món đồ ếm chú bị loại bỏ: ______________________________
Giá trị của vàng, bạc nơi món đồ đó: _____________________

16. Lập giao ước với Đức Chúa Trời về việc yêu mến Ngài bằng cách tuân thủ Mười Điều Răn.

Gợi ý:

Tôi tên là _____________ xin lập giao ước với Đức Chúa Trời rằng tôi luôn luôn hết lòng tuân thủ Mười Điều Răn để duy trì mối thông công chặt chẽ với Ngài.

_________________________          ________________________

Ngày / Tháng / Năm                 Ký tên

17. Chúc mừng bạn đã học xong mười bài này! Giờ đây bạn nên giúp ít nhất một người khác học với bạn về những điều bạn đã học qua. Cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời dẫn dắt bạn đến với một người hoặc vài người mà bạn có thể giúp họ học 10 Điều này.

Tên của người / những người mà Đức Chúa Trời khiến tôi nghĩ đến.

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________