MỤC LỤC
GHI CHÚ: Để nghiên cứu kỹ về những ngày sau rốt và sự đến của Chúa, xin xem Chương 6, Lễ Thôi Kèn trong phần C10.
Có nhiều quan điểm xung đột nhau giữa vòng các Cơ đốc nhân về vấn đề làm thế nào để giải thích những câu Kinh Thánh về sự kết thúc thời đại Hội Thánh và những sự kiện tiếp theo sau đó.
Việc nghiên cứu vấn đề này được gọi là "Lai thế học" xuất phát từ tiếng Hy Lạp là "eschatos ", tiếng Anh dịch là "ngày sau rốt", "thời kỳ cuối cùng".
Trong tin lành Giăng, có năm lần Chúa Jêsus dùng từ này để nói đến sự sống lại của những người chết công bình: "... Ta sẽ làm cho họ sống lại nơi ngày sau rốt " (Giăng 6:39, 40, 44, 54; 11:24). Theo văn mạch, từ "sechatos" ám chỉ lần hiện đến thứ hai của Ngài trên đất này "... lúc tiếng kèn chót. .. kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa " (ICôr 15:52). "Vì. .. chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống. .. những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết " (ITê 4:16).
Bản Kinh Thánh Diên Ý dịch Công 2:16, 17 là hay nhất: "Đây là sự khởi đầu những gì mà tiên tri Giôên đã nói. .. Đức Chúa Trời phán: Sẽ xảy đến trong những ngày sau rốt, ta sẽ đổ linh ta trên mọi xác thịt. ..".
Phierơ nói rằng những lời tiên tri của Giôên về "eschatos" là sự khởi đầu để được ứng nghiệm khi Thánh Linh đổ ra trên phòng cao sau khi Chúa bị đóng đinh năm mươi ngày.
Theo nghĩa rộng, "những ngày sau rốt" được bắt đầu từ ngày lễ Ngũ tuần, nhằm năm ba mươi ba sau công nguyên. Phần lớn mọi người đều tin rằng "những ngày sau rốt" này sẽ kết thúc khi Chúa Jêsus trở lại trái đất này.
Những câu Kinh Thánh sau đây bày tỏ hầu hết (chín) sự kiện liên quan đến những ngày sau rốt.
Trước hết chúng ta hãy chú ý đến "cái kèn". Ngày lễ cuối cùng mà dân Ysơraên tổ chức hàng năm là vào cuối mùa gặt (Lễ lều tạm) được bắt đầu bằng việc thổi kèn (Lê 23:24; Dân 29:1).
Lễ này là một hình ảnh tiên tri mô tả những ngày sau rốt của thời đại Hội Thánh. Ở đây có một số điều sẽ xảy ra:
"Vì sẽ có tiếng kèn lớn và tiếng của vị thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống, bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết " (ITê 4:15, 16). "Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ ra cho anh em: Chúng ta sẽ không chết hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót: vì kèn sẽ thổi và. ..
"những kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát ", và. ..
"và chúng ta đều được biến hóa "
(ICôr 15:51, 52). "Vị thiên sứ thứ bảy thổi kèn, có những tiếng lớn vang ra trên trời rằng: ..."
"Từ nay nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời " (Khải 11:15).
"Các dân tộc vốn giận dữ "...
"nhưng cơn thạnh nộ của Ngài đã đến ".
"giờ đã tới là giờ phán xét kẻ chết ".
"thưởng cho tôi tớ Chúa là các Đấng tiên tri, thưởng cho các thánh và các người kính sợ Chúa, thưởng cho kẻ nhỏ cùng kẻ lớn " và. ..
"hủy phá những kẻ đã hủy phá thế gian" (11:18).
Chín điều trên là những sự kiện chính xảy ra trong lúc kết thúc thời đại Hội Thánh và xuất hiện thời đại vương quôc một ngàn năm.
Có nhiều bản Kinh Thánh tiếng Anh đã để phần lớn mục ghi chú của họ nghiên cứu về lai thế học (như bản Scotfield và bản Dakes).
Khi nghiên cứu Tân Ước, bạn có thấy sự tò mò của các môn đồ Chúa Jêsus về thời kỳ tận thế: "Ngài đương ngồi trên núi Ôlive, môn đồ tới cùng Ngài mà nói rằng: Xin Chúa phán cho chúng tôi biết lúc nào các sự đó xảy ra? và có điềm gì chỉ về sự Chúa đến và tận thế? " (Mat 24:3).
Phần quan trọng nhất trong lời đáp của Chúa Jêsus về câu hỏi này được tìm thấy trong 24:14: "Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến ".
Từ "các dân tộc" theo tiếng Hy Lạp là "ethnos" - nghĩa là "những giống dân phi Do Thái" (Dân ngoại). Các dịch giả người Anh dịch từ "ethnos" này theo các nghĩa sau: dân ngoại, người ngoại, quôc gia, dân tôc, giông dân. Ngày nay ở các nước phương Tây, người ta dùng từ "ethnos" với ý nghĩa là "các giống dân".
Rất ít nhà bình luận nhấn mạnh rằng ngày tận thế phụ thuộc vào việc Phúc âm được rao giảng khắp các giống dân.
Chúa Jêsus đã hành động rất đúng khi Ngài cố chuyển sự quan tâm của các môn đồ từ vấn đề "hấp dẫn này sang hâp dân khác " sang những "nhu cầu trong hiện tại". Trong Công Vụ đoạn một, chúng ta đọc thây Chúa Jêsus đã chuẩn bị môt công việc trước mắt cho các sứ đô (đó là truyền giáo cho cả thế giới).
Ngài đang dạy dỗ họ về việc nhận lãnh quyền năng Thánh Linh. Phản ứng của họ như thế nào? Cũng giống như hầu hết những người lãnh đạo Hội Thánh, họ đã hỏi về ngày tận thế. Họ quan tâm rất ít đến trách nhiệm hiện tại.
Xin xem Công 1:6: "Vậy những người nhóm tại đó thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa có phải trong lúc nầy Chúa sẽ lập lại nước Ysơraên chăng? ".
"Ngài đáp rằng: Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyết định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết. Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất " (câu 7,8).
Lời đáp của Ngài là sự quở trách nhẹ nhàng cho sự tò mò xác thịt của họ về tương lai và sự thờ ơ của họ về chương trình hiện tại của Đức Chúa Trời dành cho thời đại Hội Thánh. "... các ngươi chẳng nên biết về kỳ hạn và ngày giờ ".
Công việc nghiêm túc đặt ra trước mặt họ. Họ phải "... làm chứng (tiếng Hy Lạp là "người tuận đạo") cho Ngài đến cùng trái đất ". Rõ ràng Chúa Jêsus quan tâm đến sự cứu rỗi cho những người hư mất hiện giờ hơn là khuyến khích sự tò mò xác thịt của họ về tương lai (ngày tận thế).
Chúa Jêsus không muốn những người lãnh đạo Hội Thánh nhấn mạnh hoặc quan tâm thái quá để cố phát họa những chi tiết về ngày sau rốt. Tốt hơn hết là bạn nên biết "... việc của Cha " (Lu 2:44), nỗ lực "... rao giảng tin lành ở nơi nào danh Đấng Christ chưa được truyền đến " (Rô 15:20).
Có nhiều quan điểm đối chọi nhau. Quan điểm "tiên tri " hoặc "trong lịch sử thời đó" cho rằng toàn bộ những lời tiên của sách Khải Huyền liên quan đến thời đại của sứ đồ Giăng mà thôi.
Những người theo quan điểm này cho rằng những điều Giăng thấy và ghi lại trong sách Khải Huyền đã được ứng nghiệm rồi và do đó không có gì liên hệ đến thời đại hiện nay cả. Những học giả "tự do" (hầu hết đều không tin những phép lạ được ghi lại trong Kinh Thánh) đều tán đồng quan điểm này.
Quan điểm lịch sử hoặc "suốt cả lịch sử" cho rằng những khải tượng trong sách Khải Huyền như là sự nhìn thấy trước về lịch sử từ thời của Giăng cho đến khi kết thúc thời đại Hội Thánh. Hầu hết những Nhà Cải Chánh đều ủng hộ quan điểm này.
Trong số này, một số người tin rằng mỗi một Hội Thánh trong bảy Hội Thánh ở đoạn hai, ba của sách Khải Huyền đại diện cho lời tiên tri theo tiên trình của bảy giai đoạn từ thời của Giăng cho đến khi kết thúc thời đại Hội Thánh.
Chẳng hạn những gì chúng ta đọc về Hội Thánh thứ nhất trong bảy Hội Thánh (tức là Hội Thánh Êphêsô) là bày tỏ tình trạng của Hội Thánh trong những năm cuối của cuộc đời Giăng, tức là vào cuối thế kỷ thứ nhất.
Những gì viết về Hội Thánh cuối cùng (Laođixê) là bày tỏ tình trạng của Hội Thánh trong giai đoạn cuối của thời đại Hội Thánh trước khi Chúa Jêsus trở lại. Những Hội Thánh khác đại diện cho những giai đoạn còn lại từ thời kỳ Êphêsô (Hội Thánh đầu tiên) cho đến Laođixê (Hội Thánh cuối cùng).
Dưới đây là một số ví dụ về cách giải thích của tác giả theo quan điểm này:
"Bảy bức thư này được viết cho các Hội Thánh ở Châu Á vào cuối thế kỷ thứ nhất... ngày nay là phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ.
Các bức thơ này được gởi cho bảy Hội Thánh. Đó là những thành phố thật và Hội Thánh thật.
Dĩ nhiên vào thời đó có nhiều Hội Thánh Cơ Đốc tại những thành phố như Rôma, Côrinhtô, Côlôse...
Trong sự quan phòng của Đức Chúa Trời, bảy Hội Thánh này cho chúng ta một bức tranh thu nhỏ về tất cả các Hội Thánh của mọi thời đại, và do đó bảy Hội Thánh này có tính chất đại diện. Vì vậy những vấn đề mà bảy Hội Thánh này gặp phải cũng là những nan đề của các Hội Thánh ngày nay ở những mức độ khác nhau. Từ những bức thư này, chúng ta có thể học tập được những phâm chât gì không làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và những gì Đấng Christ muốn chữa lành cho họ.
Một số người cũng thấy môt phâm chât có tính tiên tri trong những Hội Thánh này chẳng hạn trong sách tiên tri này đã tiên đoán những đặc điểm nổi bật nhất của Hội Thánh trên đất trải qua nhiều kỷ nguyên cho đến khi Chúa trở lại. Từ bây giờ, chúng ta có thể nhìn lại các kỷ nguyên đó như sau:
* Êphêsô - Hội Thánh thời các sứ đồ (30 SC - 100 SC).
* Symiệcnơ - Hội Thánh bị băt bớ (313 SC - 590 SC).
* Bẹtgăm - Hội Thánh quốc giáo (313 SC - 590 SC).
* Thiatirơ - Hội Thánh thời kỳ các giáo hoàng (590 SC - 1517 SC).
* Sạtđe - Hội Thánh cải chánh (1517 SC - 1730 SC).
* Philađenphi - Hội Thánh truyền giáo (1730 SC đến khi được cất lên).
* Laođixê - Hội Thánh bội đạo (1900 SC cho đến khi Chúa trở lại).
Đấng Christ đã viết thư cho bảy Hội Thánh địa phương bởi vì mỗi Hội Thánh là một thân thể tự trị. Một Hội Thánh địa phương có thể được gắn liền với một hội đoàn, một giáo phái hay một hội lớn, nhưng Đức Chúa Trời có trách nhiệm lãnh đạo để dạy dỗ Hội Thánh của Ngài".
Bí quyết để nghiên cứu mỗi bức thư là phải nhận ra được vấn đề chính của mỗi Hội Thánh mà Chúa nói đến và sau đó xem mọi vấn đề trong bức thư đó (như hình dáng của Đấng Christ, lời khuyên, lời hứa cho người đắc thắng) có liên quan đến vấn đề chính đó như thế nào.
Quan điểm có tính chất kịch thơ hoặc "vượt trên lịch sử" xem sự mô tả tiên tri có kịch tính này là nói đến sự đắc thắng thật sự của Đức Chúa Trời trên các thế lực gian ác. Và chăng có liên quan gì đến tương lai hoặc lịch sử. Nó giống như "một vở kịch" nói về sự đắc thắng cuối cùng của điều thiện đối với điều ác.
Trong Khải Huyền đoạn 20, thời kỳ một ngàn năm bình an được nói đến sáu lần.
Chính quan điểm về thời kỳ một ngàn năm bình an này đã gây ra nhiều xung đột khi người ta nói đến những điều sau rốt hay những ngày sau rốt. Họ tập trung giải thích về sự cai trị một ngàn năm của Đấng Christ, thời kỳ thiên niên kỷ (20:1-15).
Có phải Đấng Christ sẽ tái lâm trước một ngàn năm bình an (quan điểm tiền thiên niên kỷ)? Hay sau một ngàn năm (hậu thiên niên kỷ)? Hay là ngàn năm bình an chỉ có nghĩa bóng mà không có nghĩa đen (quan điểm không tin thiên niên kỷ)?
Những nhà giải kinh bảo thủ được chia thành bốn nhóm sau:
* Hậu ngàn năm bình an.
* Không tin vào thuyết ngàn năm bình an.
*Tiên ngàn năm bình an có tính thiên định và
* Tiên ngàn năm bình an mang tính lịch sử.
Tất cả bốn nhóm người này đều là những người giải kinh theo nghĩa đen nếu họ được phép dịch nghĩa từ "nghĩa đen" có nghĩa là "giải thích từ theo cách thông thường và đúng đắn của họ". Ngay cả trong những người giải thích bảo thủ này cũng có sự phân rẽ giữa những người khắc khe và ôn hòa.
Một quan điểm rất phổ biến trong đầu thế kỷ hai mươi là thuyết sau một ngàn năm. Nhóm này tin chắc rằng bởi quyền năng của Thánh Linh Hội Thánh sẽ tăng trưởng cho đến khi nó đem lại tình trạng ngàn năm bình an trên đất này.
Một quan điểm khác được nhiều học giả Kinh Thánh mộ đạo chấp nhận gọi là thuyết không tin một ngàn năm bình an. Nhóm này tin rằng những lời tiên tri cho dân Ysơraên sẽ được ứng nghiệm trong Hội Thánh. Nếu những lời tiên tri này được ứng nghiệm như vậy thì không cần có một ngàn năm bình an trên đất.
Có nhiều quan điểm khác nhau vê tiên một ngàn năm.
1) Tiền Môt Ngàn Năm Bình An Có Tính Thiên Định. Thuyết này đưa ra lời giải thích hoàn toàn theo nghĩa đen, đặc biệt về dân Ysơraên, về Hội Thánh và về tương lai.
Theo quan điểm này, dân Ysơraên và Hội Thánh là hai dân tộc riêng biệt, không nên lẫn lộn hoặc ghép chung vào, vì Đức Chúa Trời có hai chương trình: Một cho dân Ysơraên, một cho Hội Thánh.
Chương trình đôc thân của Đức Chúa Trời cho dân Ysơraên đã bị gián đoạn khi dân này từ chối Đấng Christ. Do đó Đức Chúa Trời đã chuyển sang Hội Thánh để hoàn thành mục đích cứu chuộc của Ngài. Điều này sẽ được hoàn tất vào thời kỳ một ngàn năm bình an.
Sau đó Đức Chúa Trời sẽ lập lại chương trình đôc thần của Ngài với dân Ysơraên thông qua việc dân tộc này cai trị các dân tộc khác trên đất từ chê đô dân chủ theo dòng Đavít được khôi phục lại sở xứ Palestine.
Sẽ có một ngôi vua theo nghĩa đen, sự khôi phục đền thờ theo nghĩa đen, sự khôi phục chức thây tế lễ theo Cựu Ước theo nghĩa đen, và lập lại hệ thống dâng hiến của lễ theo nghĩa đen. Tất cả những lời hứa của Cựu Ước sẽ được thực hiện theo nghĩa đen.
Quan điểm này phân chia Kinh Thánh theo tâng lớp dân tộc (dân Ysơraên và Hội Thánh). Quan điểm này cho rằng không có một đoạn Kinh Thánh lại đồng thời được ứng dụng cho cả hai dân tộc này.
Sự cất lên trước cơn đại nạn hình thành từ quan niệm này của họ về Hội Thánh - theo quan điểm của họ về giao ước của Ápraham và Đavít, thì Hội Thánh không thể ở trên đất khi những mục đích trên đất của Đức Chúa Trời bắt đầu trở lại để khôi phục sự cai trị của Đấng Christ trên đất theo nghĩa đen.
2) Sự Cất Lên Trước Cơn Đại Nạn. Quan điểm này là thiên định được đâm rê trong nguyên tăc giải kinh mà phân chia Hôi Thánh ra khỏi kế hoạch cứu chuộc tổng thể của Đức Chúa Trời. Hội Thánh phải được cất ra khỏi thế gian trước "cơn đại nạn" bởi vì điêu đó không có phần trong Vương quốc.
Vương quốc sẽ được khôi phục lại tình trạng ban đâu bởi những dân sót Ysơraên còn sống sót trong cơn đại nạn.
Hội Thánh được đem ra khỏi thế gian qua việc được cất lên. Giai đoạn bảy năm đại nạn được chia làm hai phần, mỗi phần ba năm rưỡi.
Trong suốt ba năm rưỡi đầu, dân Ysơraên lập giao ước với Anti Christ, và cuối cùng Anti Christ đã hủy giao ước.
Ba năm rưỡi sau bắt đầu khi Satan ban quyền năng cho Anti Christ, và "thời kỳ khủng hoảng của nhà Giacốp" sẽ đổ xuống trên thế gian.
Trong suốt bảy năm đại nạn này, tin lành về Vương quốc (theo người đề xuất thuyết này cho rằng tin lành về Vương quốc khác với tin lành về ân điển) được rao giảng ra. Một trăm bốn mươi bốn ngàn (144.000) dân sót Ysơraên được chọn, sống xót trong cơn đại nạn sẽ trở thành vương quốc này, và sau bảy năm đại nạn đó, Đấng Christ sẽ quay lại với số người này.
Sự cai trị một ngàn năm chắc chắn là của người Do Thái, đó là sự lập lại kế hoạch của Đức Chúa Trời cho dân Ysơraên. Đó là sự ứng nghiệm những lời tiên tri trong Cựu Ước theo nghĩa đen. Đấng Christ sẽ ngồi trên ngôi cụ thể và tất cả các dân tộc sẽ phục Ysơraên.
Một số người nói rằng Hội Thánh sẽ quay lại trái đất này vào lúc bắt đầu thời kỳ một ngàn năm và sống trên đất trong suốt thời kỳ đó. Nhưng một số khác lại nói rằng Hội Thánh sẽ ở trong thành phố thánh, bay lượn bên trên trái đất (giống như một vệ tinh). Đền thờ sẽ được xây lại và các của lễ sẽ được tái lập. Mối liên hệ giữa hệ thống của lễ này với sự chết của Đấng Christ có tính chất "tưởng niệm" chứ không có tính chất "dự phòng trước".
Đối với những nhà theo thuyết thiên định thì "hy vọng phước hạnh" của họ có vẻ như là Đấng Christ sẽ cất Hội Thánh "trong ngoặc kép" lên để Ngài có thể cai trị qua dân Ysơraên chứ không qua Hội Thánh.
(Hội Thánh ở "trong ngoặc kép" là vì theo quan điểm này, Hội Thánh là một hiện tượng tạm thời chỉ tồn tại trong giai đoạn giữa ngày Lễ Ngũ Tuần và thời kỳ một ngàn năm bình an).
Theo quan điểm này, Hội Thánh theo tổ chức trên đất này là Hội Thánh bội đạo. Các nhà theo thuyết thiên định đã phân biệt giữa "Hội Thánh thật" và "Cơ đốc giáo, Hội Thánh theo tổ chức". "Hội Thánh thật" chỉ bao gồm những người được cứu đã tái sanh. Do đó chỉ có một sô ít người trong số những người xưng là Cơ Đốc Nhân. Vì vây "Hội Thánh thật" là một từ ngữ mô tả mối quan hệ của tín đồ với Đấng Christ, chứ không phải là từ ngữ chỉ cơ cấu tổ chức.
3) Thuyết tiên một ngàn năm bình an theo lịch sử là thuyết nằm giữa thuyết không tin một ngàn năm bình an và thuyết thiên định.
Thuyết này tìm cách kết hợp những quan điểm tiên tri của sách Khải Huyền . Chẳng hạn con thú trong Khải Huyền đoạn 13 trước hết là nói đến Hoàng đế La mã nhưng sau cùng, trong thời kỳ sau rốt, là nói đến Anti Christ.
Trong Khải Huyền đoạn 19 theo cách nói hình bóng có tính tiên tri, đã mô tả sự hiện đến lần thứ hai của Đấng Christ để hủy diệt sự gian ác của Satan hiện thân trong La mã và Anti Christ.
Điêu này được minh họa như là một cuộc chiến đẫm máu nhưng vũ khí duy nhất là lời nói từ miệng Đấng Mêsia đắc thăng (19:15). Thời kỳ một ngàn năm bình an là giai đoạn hoàn thành sự cai trị của Đức Chúa Trời (Vương quốc của Đức Chúa Trời).
Những quan điểm then chốt cần xem xét khi nghiên cứu những vấn đề sau rốt là: Sự hiện đến lần thứ hai của Đấng Christ, thời kỳ một ngàn năm bình an, sự cất lên, cơn đại nạn và Tòa án trắng.
Đây không phải là bức tranh hoàn chỉnh mô tả về các quan điểm khác nhau cũng không phải là mục đích ấn định cho người nghiên cứu Kinh Thánh. Tốt nhất là nên để điều sau cho việc nghiên cứu, cầu nguyện và Thánh Linh.
Vì có nhiều quan điểm tông hợp như vậy nên mỗi học giả giữ một quan điểm nào đó về ngày tận thế. Lịch sử đã chứng minh môt điêu rằng: Không có ai đúng khi đưa ra những lời tiên đoán về những sự kiện của "thời kỳ sau rốt" hoặc về những gì Kinh Thánh muốn nói về "ngày sau rốt".
Có ba điều mà chúng ta biết chắc:
Nếu chúng ta trung tín làm theo những gì Ngài bảo chúng ta làm trong suốt thời kỳ Hội Thánh thì cuối cùng chúng ta sẽ nhận được sự khen ngợi:
"... Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm, ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều, hãy đến hưởng sự vui mừng của Chúa ngươi " (Mat 25:23).
Nếu chúng ta cứ "trông đợi" Ngài, chúng ta sẽ gặp Ngài: "... Ngài sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài " (Hêb 9:28). ĐỪNG trông đợi Anti Christ, hãy trông đợi Đấng Christ.
Đức Chúa Trời đang tiến hành mọi việc theo ý chỉ và mục đích của Ngài vào đúng thời kỳ của Ngài. Khi Ngài săn sàng thực hiện những gì được nói đến trong sách Khải Huyền về thời kỳ sau rốt thì Ngài không cần phải tham khảo "biểu đồ những lời tiên tri" của chúng ta.
Sự chung cuộc sẽ bắt đầu khi thiên sứ tuyên bố rằng: "Không còn thì giờ nào nữa " (Khải 10:6).
"Vị thiên sứ thứ bảy thổi loa, có những tiếng lớn vang ra trên trời rằng: Từ nay nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời. Các dân tộc vốn giận dữ, nhưng cơn thạnh nộ của Ngài đã đến; giờ đã tới là giờ phán xét kẻ chết, thưởng cho tôi tớ Chúa là đấng tiên tri, thưởng cho các thánh và các người kính sợ danh Chúa, thưởng cho kẻ nhỏ cùng kẻ lớn, và hủy phá những kẻ đã hủy phá thế gian " (11:15, 18).
"Chúng ta hãy hớn hở vui mừng. .. vì lễ cưới Chiên con đã tới và vợ Ngài đã sửa soạn. .. Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới chiên con " (19:7, 9).
Quan điểm "tiên một ngàn năm bình an" - thay thế Hội Thánh bằng dân Ysơraên và khôi phục đền thờ Do Thái, chức vụ tế lễ của người Lêvi và của tê lễ là những con thú, đang gây nên một sự rối loạn.
Đức Chúa Trời đã thề rằng Chúa Jêsus sẽ thay đổi chức thây tế lễ từ bang Lêvi sang bang Mênchixêđéc, ĐỜI ĐỜI.
"Chức tế lễ đã thay đổi thì luật pháp cũng cần phải thay đổi " (Hêb 7:12). "Và nầy là lời làm chứng cho Ngài (Đấng Christ) rằng: Con làm thầy tế lễ đời đời theo ban Mênchixêđéc " (7:17; Thi 110:4).
"Nhưng Ngài vì hằng có đời đời, nên giữ lấy chức tế lễ không hề thay đổi " (Hêb 7:24).
"Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy " (7:25).
Của sinh tê có tính chất "tưởng niệm" không thể là của lễ có thể thay thế được.
"Vì không như những thầy tế lễ thượng phẩm khác, cần phải hằng ngày dâng tế lễ, trước vì tội mình, sau vì tội dân. Ngài làm việc đó một lần thì đủ cả, mà dâng chính mình Ngài làm tế lễ " (7:27).
Giao ước mới đã thay thế giao ước cũ bằng những lời hứa tốt hơn, một chức thây tế lễ tốt hơn và một của tê lễ tốt hơn.
"Gọi ước đó là mới thì đã xưng ước trước là cũ, và điều chi đã cũ đã già, thì gần tiêu mất đi " (8:13).
"Vậy thì Chúa đã bỏ điều trước đặng lập điều sau " (10:9).
Những câu Kinh Thánh này rõ ràng đã bác bỏ ý kiến của một số nhà theo "thuyết tiên một ngàn năm có tính thiên định".
Dường như có điều chắc chắn là chúng ta sẽ không bao giờ thấy đền thờ Do Thái và các của tê lễ nữa. Chúa Jêsus đã nói trước về sự kết thúc của đền thờ và sự hủy phá của nó (Lu 21:6). Đền thờ được khôi phục để làm gì? "... Đấng rất cao không ở trong nhà bởi tay người ta làm ra. .." (Công 7:48; 17:24).
"Nếu chúng ta chịu thử thách nổi thì sẽ cùng Ngài đồng trị. .." (IITi 2:12).
"... Ngài đã. .. lấy huyết mình mà chuộc cho Đức Chúa Trời những người thuộc về mọi chi phái, mọi tiếng, mọi dân tộc, mọi nước và Ngài đã làm cho những người ấy nên nước và thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời chúng ta, những người ấy sẽ trị vì trên mặt đất " (Khải 5:9, 10).
Những người đồng trị với Đấng Christ được gọi là thầy tế lễ nhà vua. Những thầy tế lễ nhà vua này là những người sẵn sàng chịu khổ vì Đấng Christ từ mọi chi phái, mọi thứ tiếng và mọi dân tộc (tiếng Hy Lạp là ethnos nghĩa là những giống dân phi Do Thái).
Mười hai sứ đồ của Chiên Con có một mối quan hệ đặc biệt với mười hai chi phái của dân Ysơraên: "... Khi Con người sẽ ngự trên ngôi vinh hiển của Ngài thì các ngươi là kẻ đã theo ta cũng sẽ ngồi trên mười hai ngôi mà xét đoán mười hai chi phái Ysơraên " (Mat 19:28).
Tuy nhiên về các dân tộc người ngoại thì đặc quyền được cai trị và chức thây tế lễ sẽ được ban cho những người có đủ phâm chât của mọi dân tộc.
"Kẻ đắc thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài " (Khải 3:21).
Câu Kinh Thánh trên được viết cho những người ở Laođixê: "... Gởi cho bảy Hội Thánh ở Châu Á là. .. Laođixê " (1:11).
Hội Thánh này là một Hội Thánh lớn của dân ngoại ở Châu Á, nhưng nếu họ đắc thắng, Chúa hứa dành cho họ một chỗ trên ngôi của Ngài.
Điều này cho chúng ta một ý tưởng không chắc chắn rằng một nhóm người có mối quan hệ về địa lý và chính trị được gọi là Ysơraên sẽ cai trị thế giới này. Dân Do Thái và dân ngoại bang ở trong sự hiệp nhât đúng đắn với Đấng Christ sẽ có phần trong ngôi của Ngài. Họ sẽ là những thầy tế lễ nhà vua (theo ban Mênchixêđéc).
Vấn đề "làm con nuôi" và "quyền làm con" có ích lợi gì? Sứ đồ Phaolô đã có ý gì khi ông viết rằng: "... Anh em đã nhận lấy linh của SỰ LÀM CON NUÔI. ..", "... chúng ta. .. cũng than thở trong lòng đang khi trông đợi SỰ LÀM CON NUÔI " (Rô 8:15, 23), "... Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên CON NUÔI của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ. .." (Êph 1:5). Phải chăng sứ đồ Phaolô đã nhận được một sự măc khải về một điều gì đó mà ngày nay chúng ta không biết gì hoặc biết rất ít"?
Được hầu việc Chúa ở những xứ được chép trong Kinh Thánh với một người anh em được sinh ra ở Ysơraên, đã giúp tôi hiểu một số hình ảnh về phong tục mà Phaolô đã đưa ra khi ông viết về sự làm con nuôi này.
Các dân tộc sinh ra ở phương Đông không bị khó hiểu về những điều Kinh Thánh đề cập đến như người phương Tây, vì họ hiểu được phép ẩn dụ và ngôn ngữ của Kinh Thánh.
Vì người phương Tây không biết các phong tục và tập quán của những xứ trong Kinh Thánh nên họ đã bỏ qua những lẽ thật đầy quyền năng trong từ "CON NUÔI" này.
Từ "con nuôi" theo tiếng Hy Lạp là "huiothesia", có nghĩa là "được đặt vào địa vị làm con". Điều này không ám chỉ đến một trẻ em mồ côi hoặc những người có lòng hảo tâm muốn "nuôi" một cô nhi.
Từ "huiothesia" này được áp dụng cho những người trẻ đã đạt đến tuổi trưởng thành. "Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhơn, cho kẻ hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và điều dữ " (Hêb 5:14).
Ở những xứ trong Kinh Thánh, khi một thanh niên đã đến tuổi trưởng thành và tỏ ra có khả năng gánh vác trách nhiệm thì sẽ đến một ngày, người bố sẽ tổ chức một buổi lễ công khai "đặt cậu ấy vào địa vị làm con ".
Những người hàng xóm, bạn bè và các trưởng lão trong làng đều được mời đến chứng kiến sự kiện này vì điều này có một ý nghĩa lớn lao trong đời sống của người thanh niên đó. Sau buổi lễ LÀM CON đó, mọi sự đều thay đổi đôi với câu.
Cậu bé này luôn được xem là dòng dõi của người bố ngay từ khi cậu được mang thai trong bụng mẹ. Nhưng khi đã đủ tuổi, đã trưởng thành, và vào lúc mà người bố cho rằng cậu đã sẵn sàng thì cậu thanh niên trưởng thành ấy sẽ được "đặt vào địa vị làm con ".
Ở các nước phương Tây, khi một cậu bé được sinh ra, người bố sẽ đến nhà bảo sanh và tự hào nói rằng: "Đây là con trai tôi!".
Vấn đề là ngữ nghĩa học - tức là vấn đề ngôn ngữ. Trong tiếng Anh chúng ta chỉ có một từ để chỉ "con trai". Trong tiếng Hy Lạp có ba từ:
Nói đến đứa con trai nhỏ (baby son).
Nói đến một đứa con trai đang trưởng thành nhưng chưa đủ lớn để gánh vác trách nhiệm. Trong tiếng Anh, chúng ta gọi là đứa trẻ "child".
Nói đến một người đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm, đã trải qua buổi lễ "làm con" rồi.
Do đó chúng ta có thể tóm tắt quan niệm này như sau: Thứ nhất là Teknion nghĩa là con nhỏ. Thứ hai là Teknon nghĩa là thanh niên mới lớn. Thứ ba là Huios nghĩa là một người con trai (đã qua lễ làm con).
Ở các xứ trong Kinh Thánh, một đứa trẻ không thể được gọi là "huios" (con trai). Từ "huios" (con trai) chỉ được dùng sau buổi lễ LÀM CON.
Phaolô có ý nói đến điều này khi ông viết cho người Galati rằng:
"Vả, tôi nói rằng người kế tự dù (đã được định đoạt từ trước) là chủ của mọi vật, mà đương còn thơ ấu, thì chẳng khác gì kẻ tôi mọi, phải ở dưới quyền kẻ bảo hộ và kẻ coi giữ, cho đến kỳ người cha đã định " (ý nói đến lễ làm con) (Ga 4:1, 2).
Đây là bức tranh về Cơ đốc nhân là những người phải trải qua tiến trình trưởng thành trước khi được đặt vào địa vị làm con của Đức Chúa Trời.
Sự xưng nghĩa chỉ là bước khởi đầu của sự cứu chuộc vĩ đại cho chúng ta. "Nhưng hễ ai đã nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép (quyền, hoặc uy quyền, hoặc đặc ân) để trở nên con cái của Đức Chúa Trời. .." (Giăng 1:12).
Trong câu này từ "quyền phép" là một từ quan trọng được dịch là "uy quyền" vì theo tiếng Hy Lạp là "exousia".
Đây là từ nói về đặc quyền hay quyền, hoặc sự cho phép. Khi đèn đường bật xanh thì bạn được "exousia" (quyền, cho phép hoặc đặc quyền) để đi qua.
Nếu xe gắn máy của bạn hết xăng và dừng lại, bạn sẽ không có SỨC MẠNH (quyền năng) để đi mặc dù bạn có quyền (được cho phép) đi.
Vì vậy khi chúng ta tiếp nhận Đấng Christ, chúng ta được ban cho quyền, hoặc sự cho phép, hoặc uy quyền để trở nên con cái của Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên Kinh Thánh cảnh báo chúng ta rằng: "Vậy đang khi còn có lời hứa cho vào sự yên nghỉ Chúa, hãy lo sợ, kẻo trong chúng ta có ai bị trừ ra chăng " (Hêb 4:1).
Các Cơ đốc nhân Hêbơrơ trong thời Phaolô đã bị quở trách vì đã không trở thành như điêu mà họ được quyền trở thành.
"Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em; anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc. Vả kẻ nào chỉ ăn sữa thôi. .. là thơ ấu. Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhơn. .." (Hêb 5:12-14).
Cũng vậy, dân Ysơraên đã có uy quyền (quyền, sự cho phép, đặc quyền) để vào xứ Canaan và chiếm lây đất hứa nhưng họ đã bị hủy diệt trong sa mạc vì sự vô tín.
Sự vô tín đã giết chết họ (cũng như nó đang giết chết nhiều người ngày hôm nay về mặt thuộc linh). Họ đã có uy quyền và quyền của những người "... bởi đức tin và lòng nhịn nhục mà được hưởng lời hứa " (6:12). Họ đã không trở thành điều mà họ có quyền trở thành.
Cũng giống như điều Phaolô đã viết cho các Cơ đốc nhân ở Côrinhtô: "Hỡi anh em, về phần tôi, tôi chẳng có thể nói với anh em như với người thuộc linh nhưng như với. .. các con đỏ trong Đấng Christ vậy. Tôi lấy sữa nuôi anh em, chớ chẳng lấy đồ ăn cứng, vì anh em không chịu nổi, đến bây giờ cũng chưa chịu được. .." (ICôr 3:1, 2).
Đây là điều cảnh tỉnh chúng ta vì chúng ta thấy Hội Thánh Côrinhtô có tất cả các ân tứ của Thánh Linh (1:7), và có những phẩm chất đáng ca ngợi khác. Nhưng họ đã không trở nên điều mà họ có quyền trở thành, tức là những Cơ đốc nhân trưởng thành được chuẩn bị để nhận trách nhiệm làm con.
Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài hứa ban cho chúng ta quyền phép (quyền exousia) để trở nên con cái của Ngài (Giăng 1:12).
Chúng tôi đã nói đến ba từ Hy Lạp được dùng để nói đên sự trưởng thành của một đứa bé thành một người con. Từ đầu tiên là "Teknion" có nghĩa là một bé nhỏ. Từ thứ hai là "Teknon" có nghĩa là một đứa trẻ đang trưởng thành. Từ thứ ba là "huios", nghĩa là một đứa con trai (một người được đặt vào địa vị làm con qua buổi lễ làm con).
Sứ đồ Giăng đã xác nhận quan niệm này khi ông nói rằng: "Hỡi các con cái bé mọn ta, ta viết cho các con. .. Hỡi kẻ trẻ tuổi, ta viết cho các ngươi. .. Hỡi các phụ lão, tôi viết cho các ông. .." (IGiăng 2:12, 13). Ở đây ám chỉ đến ba giai đoạn trưởng thành.
Chúng ta thấy ba giai đoạn trưởng thành này được minh họa cách đẹp đẻ trong cuộc đời Chúa Jêsus.
Điều đầu tiên mà Kinh Thánh nói về Đấng Christ là một CON TRẺ đang nằm trong máng cỏ (Lu 2:7).
Kinh Thánh không nói gì về Chúa Jêsus sau khi Chúa được sanh ra cho đến những năm thiêu niên . Lúc mười hai tuổi, Kinh Thánh có nói đến Ngài trong đền thờ: "... đang ngồi giữa mấy thầy thông giáo " (2:46).
Và một lần nữa, giai đoạn được gọi là "những năm yên lặng" trôi qua và chúng ta thấy không có sự ghi chép gì về cuộc đời Chúa Jêsus cho đến khi Ngài được ba mươi tuổi (3:23), Ngài đã xuất hiện ở sông Giôđanh cho Giăng làm báptêm.
Ba giai đoạn trưởng thành này đã được ghi chép lại rõ ràng trong cuộc đời Chúa Jêsus: Con trẻ (teknion) nằm trong máng cỏ, một đứa trẻ đang trưởng thành (teknon) trong đền thờ và những sự kiện lúc Ngài ba mươi tuổi khi đã qua lễ làm con.
Lễ làm con của Ngài được xác nhận khi Ngài chịu cho Giăng Báptít làm báptêm bằng nước. Sau đó Thánh Linh giáng trên Ngài trong hình thể chim bồ câu. Rồi có tiếng từ trời phán rằng "Nầy là CON YÊU DẤU CỦA TA, hãy nghe người " (Mat 3:17; Mác 1:11; Lu 3:22). Do đó Ngài đã được đặt vào địa vị làm con (huios)
Những sự kiện diễn ra sau khi Chúa Jêsus được nhận làm con là một sự mặc khải kỳ diêu vê những điều Đức Chúa Trời đã sắp xếp trước cho chúng ta để trở nên giống như vậy. Sự trưởng thành và lớn lên của Chúa Jêsus là gương mẫu cho quá trình trưởng thành và quyền làm con của chúng ta "... được định trước cho chúng ta để trở nên con nuôi Ngài " (Êph 1:5).
Khi "Đức Chúa Jêsus độ ba mươi tuổi. .. vừa khi Ngài chịu báp-têm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước, bỗng chúc các từng trời mở ra. .. Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu, đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trời phán rằng: Nầy là con yêu dấu của ta. .." (Lu 3:23; Mat 3:16, 17).
Ồ! Ở đây bí mật sâu nhiệm về QUYỀN LÀM CON đã được bày tỏ ra rõ ràng. Ở đây, "con mắt của sự hiểu biết đã được mở ra " (Êph 1:18) để bỗng nhiên chúng ta thấy Chúa Jêsus là CON của Đức Chúa Trời, là "... Con cả giữa nhiều anh em " (Rô 8:29).
Rõ ràng kinh nghiệm ở sông Giôđanh là sự công nhận quyền làm con của Ngài. Theo phong tục xứ này, Cha trên trời đã đem Con Ngài đến trước mặt các bạn bè, hàng xóm và trưởng lão của Ysơraên (tức là tại nơi Giăng làm báptêm), để có tiếng từ trời nói rõ cho mọi người biết rằng "Nầy là CON yêu dấu của ta. ..".
Khi Chúa Jêsus bước lên khỏi sông Giôđanh, Ngài đã bước ra với tất cả sự quan hệ và quyền lợi khác biệt.
Bây giờ Ngài đã được Cha "đặt vào địa vị làm con". Từ đó mọi sự đã khác hẳn trong cuộc đời Chúa Jêsus.
Trước lúc này, chúng ta không thấy có phép lạ nào trong chức vụ của Ngài. Thật vậy, người ta chỉ biết Ngài là
"... thợ mộc, con trai Mary. .. chỉ bị quê hương mình, bà con mình và trong gia đình mình khinh dể mà thôi " (Mác 6:3, 4).
Không có vầng hào quang nào quanh đầu của Ngài, vì "... Ngài phải chịu làm giống như anh em (bạn và tôi) trong mọi sự. .." (Hêb 2:17).
Tiên tri Êsai đã nói về Ngài rằng: "... Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ. .. cho chúng ta ưa thích được. .. Chúng ta cũng chẳng coi người ra gì " (Ês 53:2, 3).
Phaolô nói Ngài rằng: "... trở nên giống như loài người, Ngài đã hiện ra như một người. .." (Phil 2:7, 8). Trước khi Ngài được công nhận làm con, không có gì phân biệt giữa Ngài với bất kỳ một thợ mộc hay một người lao động nào khác ở Naxarét.
Nhưng SỰ CÔNG NHẬN LÀM CON này đã thay đổi tất cả mọi điều về Chúa Jêsus. Sự công nhận làm con này đã đem lại những đặc quyền, những thay đổi quá lớn lao không thể nào tưởng tượng được.
Ngài bước lên khỏi nước trong khi các từng trời mở ra! Ngợi khen Đức Chúa Trời!
Trải qua nhiều thế kỷ các từng trời đã bị đóng lại vì sự biện hộ, sự phô trương tôn giáo, sự cứng lòng và bội đạo của nhân loại.
Các từng trời đã cứng như đồng trong khi các thế hệ đã sống và đã chết mong chờ thời điểm vĩ đại này.
Các từng trời nóng lên, mặt trời hừng hực như thiêu như đốt, bị tan chảy do mưa đá, bão cát, mưa gió.
Giờ đây trong buổi lễ công nhận Chúa Jêsus làm con, "các từng trời đã mở ra" (Mat 3:16). Các từng trời đã mở ra để khai phóng sự chữa lành cho kẻ què, sự sáng cho kẻ mù, sự khôi phục cho kẻ sa ngã, sự tha thứ cho kẻ chết, vẻ đẹp cho những nơi điêu tàn, dầu vui mừng cho những người than khóc.
Bây giờ Mặt Trời Công Nghĩa đã mọc lên với sự chữa lành trong cánh của nó, và các từng trời mở ra để cho mưa công bình và phước hạnh đổ xuống thay cho sự rủa sả và hủy diệt. HALÊLUGIA.
Trước khi thảo luận chi tiết về ý nghĩa của câu "các từng trời mở ra", chúng ta hãy tạm dừng lại để xem qua ba đặc quyền chính của người con trai ở những xứ trong Kinh Thánh này sau khi đã được "đặt vào địa vị làm con".
Sau khi được công nhận, người con trai đó có ba quyền lợi như sau:
* Quyền ủy nhiệm (dùng danh của cha).
* Nhận được cơ nghiêp của mình (sử dụng của cải của cha).
* Bình đẳng với cha khi người ấy vẫn còn liên hiệp với cha (dùng uy quyền và sức mạnh của cha).
Sau khi được công nhận, Chúa Jêsus có tỏ ra là Ngài đã nhận được những điều này không?
Trong tin lành Giăng, chúng ta tìm thây hâu hêt câu trả lời cho câu hỏi trên.
Giăng bày tỏ rằng Đấng Christ là CON của Đức Chúa Trời, vì vậy hầu hết các sự kiện quan trọng về quyền làm con đều có trong tin lành Giăng.
Khi bạn có quyền ủy nhiệm, bạn có quyền làm hợp đồng, ký ngân phiếu, mua hoặc bán - trong danh của người đã giao cho bạn quyền này.
Khi bạn ký tên của người đã giao quyền cho bạn thì cũng có giá trị như chính người đó đã ký. Mạng lênh của bạn chính là mạng lênh của người ấy. Chúa Jêsus phán: "Ta nhơn danh Cha ta mà đến. .." (Giăng 5:43). "Vì như Cha có. .. thì Cha cũng ban cho Con có. .. quyền thi hành sự phán xét. .." (5:26, 27). Một uy quyền như vậy thì không thể không có sự quan hệ với Cha.
Bảy con trai của Xêva đã cố bắt chước Phaolô để đuổi quỉ nhơn danh "Jêsus mà Phaolô đã rao giảng " (Công 19:13). Ma quỉ đã giận dữ chống lại uy quyền giả mạo này đến nỗi người bị quỉ ám đã "... sấn vào bọn chúng, thắng được chúng. .. đến nỗi phải trần truồng và bị thương, chạy khỏi nhà ".
Không phải nói những từ "nhơn danh Chúa Jêsus, ta ra lênh cho ngươi..." thì ma quỉ sẽ trốn chạy đâu. Nhưng nếu có sự liên hiệp với Cha, nếu có một mối quan hệ đúng đắn với Cha, thì uy quyền sẽ có hiệu lực.
Sự công nhận làm con đã tạo ra một sự khác biệt. Sự công nhận làm con chỉ dành cho những ai có tình trạng thuộc linh trọn vẹn, những ai đã trưởng thành.
Không có gì lạ khi Phaolô khuyên những người Êphêsô rằng họ "... không như con trẻ nữa. .. để trong mọi việc đều được thêm lên trong Đấng làm đầu là Đấng Christ " (Êph 4:14, 15).
Như chúng tôi đã nói ở trên: quyền lợi thứ hai của quyền làm con là nhận được cơ nghiêp (dùng của cải của cha). Điều này được minh họa trong câu chuyện về đứa con trai hoang đàng (Lu 15:11-32).
Cả đứa con trai hoang đàng và người anh trai của nó đều được đặt vào địa vị làm con trong nhà cha mình. Đứa con trai hoang đàng đã tiêu phí gia tài của nó vào cuộc sống phóng túng.
Sau khi ăn năn và quay lại, người cha đã tổ chức một bữa tiệc vui vì nó đã trở về. Người anh của nó phàn nàn rằng: "... cha chẳng hề cho tôi một con dê con đặng ăn chơi với bạn hữu tôi " (15:29).
Người cha ôn tồn đáp: "Con ơi, con ở cùng cha luôn, HẾT THẢY của cha là CỦA CON". Đây là một đặc quyền vinh hiển của người làm con: Tất cả những gì người cha có đều để cho con tùy ý sử dụng. "HẾT THẢY của cha là CỦA CON " (15:31).
Tôi thường nói rằng: "Sau khi Chúa Jêsus được nhận làm con ở sông Giôđanh, Ngài đã đi khắp nơi "phân phát " thiên đàng cho mọi người ".
Tại sao tôi có thể nói như vậy? Kinh Thánh chép: "... Các từng trời đã mở ra ". Là con, Chúa Jêsus đã bước vào trong tài sản của Ngài (sử dụng của cải của Cha). Kho dẫm dư dật phước hạnh và vinh hiển của Cha đã mở ra cho Chúa Jêsus khi Ngài được công nhận. "Các từng trời đã mở ra cho Ngài ".
1) Thiên Đàng Trên Đất. Cách đây vài năm, tôi đã giật mình khi đọc câu này: "Chưa hề có ai lên trời, trừ ra Đấng từ trời xuống, ấy là Con người vốn ở trên trời " (Giăng 3:13).
Khi Chúa Jêsus nói điều này, Ngài đang ở trên đất. Làm thế nào Ngài có thể ở "trên trời" trong khi Ngài đang ở trên đất?
Tôi thường minh họa thiên đàng giống như một đám mây vô hình vây lấy Chúa Jêsus để Ngài được ở "trên thiên đàng".
Ngài không những ở thiên đàng mà thiên đàng còn ở trong Ngài. Ngài nói từ thiên đàng, Ngài đang phục vụ cho những người có nhu cầu từ thiên đàng, Ngài đang chữa lành những kẻ đau vì Ngài đang ở thiên đàng mặc dầu Ngài đang đứng trên đất.
Ngài đã trở thành "đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người " (Khải 21:3) với mọi khía cạnh vinh hiển của đền tạm đó.
Những hình ảnh này là hình bóng về "sự cứu rôi lớn ..... để dành trong các từng trời. .. để bày tỏ trong kỳ sau rốt " (IPhi 1:4, 5) của chúng ta khi chúng ta cũng sẽ được "giống như hình bóng Con Ngài " (Rô 8:29).
Trong ngày đó, những gì chúng ta đã nhìn thây trong Thân thể của Đấng Christ sẽ có một sự ứng nghiệm rộng lớn hơn khi chúng ta nghe "tiếng lớn tư nơi ngai mà đến, nói rằng: Nầy, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở VỚI chúng " (Khải 21:3).
Vinh hiển thay Đức Chúa Trời! Bạn có thấy điều đó không? "... Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài. .. cho chúng ta được làm CON NUÔI. .. Chúng ta. .. cũng than thở trong lòng đang khi trông đợi sự LÀM CON NUÔI. .." (Ga 4:4, 5; Rô 8:23).
Trong sự làm con của chúng ta, chúng ta cũng sẽ có được phước hạnh của việc đem thiên đàng xuống đất, chia xẻ thiên đàng cho đất.
2) Cái Thang Của Giacốp. Giacốp "chiêm bao thấy một cái thang bắt từ dưới đất, đầu đến tận trời, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó. .. Người nói rằng: Đây thật là đền Đức Chúa Trời, thật là cửa của trời " (Sáng 28:12, 17).
Có bao giờ bạn tự hỏi về cách giải thích giấc mơ của Giacốp rằng "Đây thật là đền Đức Chúa Trời, thật là cửa của trời " không?
Đó chính là điều Giacốp đã nhìn thấy. Nhưng bạn phải hiểu về phép ân dụ và hình bóng thuộc linh của giấc mơ đó.
Điều này có liên hệ gì đến câu "các từng trời mở ra "? Chúng ta hãy xem Giăng 1:51: "Ngài lại phán: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và thiên sứ của Đức Chúa Trời lên xuống trên Con người ".
Chúa Jêsus đã lấy giấc mơ của Giacốp và làm cho rõ hơn bằng cách bày tỏ cho chúng ta thấy rằng cái thang mà Giacốp đã thấy là hình bóng về chính Ngài là Con của Đức Chúa Trời đang hoạt động trên đất này nhưng vẫn như ở thiên đàng (Giăng 3:13).
Cái thang đã bắt lên các từng trời mở ra và đã nối trời với đất. Hai nơi này đã được nối lại và trở nên một. Chúa Jêsus đã thực hiện điều này trong suốt ba năm rưỡi Ngài thi hành chức vụ như là Con Đức Chúa Trời. Ngài đã đem trời đến với đất và đem đất đến với trời, giống như cái thang của Giacốp, với những thiên sứ lên xuống trên Ngài.
3) Nhà Của Đức Chúa Trời. Nhưng có một lẽ thật lớn lao khác mà chưa được ứng nghiệm hoàn toàn trong Chúa Jêsus. Giacốp nói: "Đây thật là ĐỀN (NHÀ) CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ". Cái gì hoặc ai là "nhà của Đức Chúa Trời"?
Có phải "nhà của Đức Chúa Trời" là những tòa nhà được xây bằng đá, xi măng, sắt thép mà người ta gọi là "nhà thờ" đó không? Không, một ngàn lần không! "Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao? " (ICôr 3:16). Dân của Đức Chúa Trời là "nhà của Đức Chúa Trời ".
Từ "anh em " trong tiếng Anh vừa có ý nghĩa số ít vừa có ý nghĩa số nhiều. "Anh em" có thể là một trong số các bạn (số ít) hoặc tất cả các bạn (số nhiều).
Nhưng trong tiếng Hy Lạp thì không phải như vậy. Có một từ dùng cho số ít và một từ dùng cho số nhiều. Ở câu Kinh Thánh này đã dùng hình thức số nhiều. Vì vậy Phaolô đang muốn nói rằng: "Anh em há không biết rằng TẤT CẢ ANH EM ở Côrinhtô đều đã tạo thành đền thờ của Đức Chúa Trời sao? ".
Chỉ riêng một mình tôi, tôi không thể nào là đền thờ (nhà) của Đức Chúa Trời. Là những viên đá sống, chúng ta (cùng nhau) được xây nên nhà thuộc linh. "Anh em cũng nhờ Ngài mà được dự phần vào nhà đó, đặng trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh " (IPhi 2:5; Êph 2:22).
Vì vậy Hội Thánh, Thân thể của Đấng Christ (những kẻ tin), đã tạo nên nhà của Đức Chúa Trời, nơi Đức Chúa Trời đang sống.
Bạn nên nhớ, Chúa Jêsus đã phán: "Nơi nào có hai, ba người nhóm nhau lại nhơn danh ta thì có ta ở giữa " (tức là Ngài ở trong thân thể tập thể của các tín đồ).
Nhà của Đức Chúa Trời, là thân thể tập thể gồm nhiều chi thể. Khải tượng của Giacốp là khải tượng về nhà của Đức Chúa Trời? Thế thì điều này có ý nghĩa gì với chúng ta?
Đơn giản như thế này: Giống như khải tượng có những khía cạnh tiên tri được ứng nghiệm trong Đấng Christ khi Ngài còn ở trên đất thì khải tượng đó cũng có những khía cạnh tiên tri được ứng nghiệm trong Hội Thánh khi Hội Thánh còn ở trên đất.
4) Chức Vụ Trong Thời Kỳ Cuối Cùng. Giông như chức vụ ba năm rưỡi của Chúa Jêsus trên đất là sự ứng nghiệm những gì Giacốp đã thấy; giông như Chúa Jêsus đã trở thành một cái cửa để thiên đàng có thể đến với con người, và qua Ngài, con người có thể đến với thiên đàng đang hiển lộ trên đất thẻ nào, THÌ các thánh đồ, những người đã trưởng thành, những người đã nhận được sự công nhận làm con vinh hiển, cũng có một chức vụ lớn trong thời kỳ cuối cùng NHƯ VÂY (có thể là ba năm rưỡi).
Các thánh đồ là sự ứng nghiệm về cái thang mà Giacốp đã thấy với chân thang ở trên đất và đầu thang đụng đến trời để đem thiên đàng xuống cho con người và đem con người lên đến thiên đàng qua chức vụ giải hòa và lời giải hòa đã được giao cho Hội Thánh (IICôr 5:18, 19).
Cái thang của Giacốp với "các từng trời mở ra và thiên sứ lên xuống" là một bức tranh về nhà của Đức Chúa Trời. "Nhà Chúa tức là chúng ta, miễn là chúng ta giữ vững vàng cho đến cuối cùng lòng tin chắc và sự trông cậy. .." (Hêb 3:6).
Sự nhân làm con nuôi đã đem chúng ta đến phước hạnh này: Sự giàu có của Cha được chia cho chúng ta, các từng trời mở ra trở thành phần chia của chúng ta, và tất cả sự vinh hiển đều có sẵn trong Con để ban phước và đem con người bị rủa sả về tội lỗi lên thiên đàng.
Đây là phần vinh hiển về gia tài của Ngài trong các thánh đồ mà Phaolô đã nói đến trong Êph 1:18.
"Từ trời có tiếng nói rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta " (Mat 3:17). Dân chúng nghe lời công bố này rất sửng sờ và kinh ngạc! Họ tự hỏi "Con Đức Chúa Trời" là gì?
Sự ngạc nhiên, sửng sốt và thù địch hẳn là sẽ nổ ra ngay khi cuộc nói chuyện lên đến cao điểm.
Rõ ràng những lời nói này cho thấy những người Pharisi và những người lãnh đạo Do Thái đang chờ đợi cơ hội để ném đá Ngài: "Người Giuđa trả lời rằng: Ấy chẳng phải bởi một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng. ... ngươi là người mà tự xưng là Đức Chúa Trời.
Chúa Jêsus đáp rằng:... ta đây là Đấng Cha đã biệt ra thánh, và sai xuống thế gian nói: Ta là Con Đức Chúa Trời; cớ sao các ngươi cáo ta là lộng ngôn " (Giăng 10:33-36). "Bởi cớ đó, dân Giuđa càng kiếm cách nữa để giết Ngài, chẳng những vì Ngài phạm ngày sa bát thôi mà lại vì Ngài gọi Đức Chúa Trời là Thân phụ mình, làm ra mình bằng Đức Chúa Trời " (5:18).
1) Con Đức Chúa Trời. Trong khi các nhà thần học tự do ngày hôm nay vẫn còn mập mờ về những lời xác quyết của Ngài và còn tranh luận về thần tánh của Ngài, thì Chúa Jêsus biết Ngài là ai. Ngài là Con Đức Chúa Trời - bình đẳng với Cha Ngài.
Không có gì lạ khi Phaolô có thể reo lên một cách vui mừng rằng "Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy đủ của mình chứa trong Ngài " (Cô 1:19). "Vì sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình " (2:9).
"Nhưng về CON thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia " (Hêb 1:8). Ở câu này Con được gọi rõ ràng là Đức Chúa Trời. Vâng, Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời mặc lấy hình thể xác thịt. Ngài đã trở nên như chúng ta để chúng ta có thể trở nên như Ngài, là con của Đức Chúa Trời.
2) Những Đứa Con Của Đức Chúa Trời. "Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái của Đức Chúa Trời. .. Lại vì anh em là con nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: Aba là Cha. Dường ấy anh em không phải là tôi mọi nữa, bèn là con, và nếu là con thì cũng là kẻ KẾ TỰ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI qua Đấng Christ" (IGiăng 3:1; Ga 4:6, 7).
"Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi. .. nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con và nhờ đó, chúng ta kêu: Aba là Cha. Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: Kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn là chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài. Vả, tôi tưởng rằng sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta. Thật thế muôn vật ước ao nóng nảy mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ ra. .. Chính chúng ta là kẻ có trái đầu mùa của Thánh Linh, cũng than thở trong lòng đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy. Vì chúng ta được cứu trong sự trông cậy " (Rô 8:15-24).
Chúng ta không thể tự đặt mình làm những con của Đức Chúa Trời. Đây là công việc của Cha.
Chúng ta có thể "bươn theo sự ở đằng trước, nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Vậy hễ những người trọn vẹn (trưởng thành) trong chúng ta phải có ý tưởng đó; và nếu anh em tưởng đằng khác, Đức Chúa Trời cũng sẽ lấy sự đó soi sáng cho anh em " (Phil 3:14, 15).
Không có gì lạ khi Kinh Thánh gọi lúc Chúa Jêsus trở lại đất này là "sự trông cậy hạnh phước " (Tít 2:13).
"... Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài " Hêb 9:28).
Tôi tin rằng sự cứu chuộc trọn vẹn mà Ngài sẽ mang đến cho chúng ta là sự làm con của chúng ta. Ồ! tôi muốn gặp Ngài làm sao! Bạn có muốn không?
"Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát khá đến, kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không. Đấng làm chứng những điều ấy phán rằng: Phải, ta đến mau chóng. Amen. Lạy Đức Chúa Jêsus, xin hãy đến " (Khải 22:17, 20).