MỤC LỤC
Cơ đốc nhân ở các nước phương Tây nghĩ rằng việc chinh phục linh hồn người khác nên thực hiện trong nhà thờ. Trong khi nhiều người được gặp gỡ Đấng Christ ở trong các nhà thờ, thì vào thời Kinh Thánh việc chinh phục linh hồn người khác phải được thực hiện ở nơi mà con người đang sinh sống.
Vì vậy hãy để cho thập tự giá được dựng lên ở trung tâm các nơi họp chợ, cũng như trên những bức tường của các ngôi nhà thờ.
Chúa Jesus không bị đóng đinh trong giáo đường giữa hai cây nến nhưng Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá giữa hai tên trộm, trên một đống rác của thành phố, nơi ngã tư có nhiều người thuộc các dân tộc qua lại nên họ mới viết danh xưng của Ngài ra bằng tiếng Hybálai, HyLạp và Latin.
Con của Đức Chúa Trời bị đóng đinh nơi những người hoài nghi nói chuyện bậy bạ, nơi những tên trộm đang chửi rủa và nơi những tên lính đang đánh bạc. Bởi vì đó là nơi Đấng Christ đã chết và đó là mục đích của sự chết Ngài, nên đó cũng là nơi mà các Cơ đốc nhân có thể chia xẻ tốt nhất về sứ điệp tình yêu của Ngài vì đó cũng là mục đích mà các Cơ đốc nhân thật phải nói đến.
Trong sách Công vụ chỉ có hai phương pháp truyền giáo: Truyền giáo cho dân chúng và truyền giáo cá nhân.
"Philíp cũng vậy, xuống trong thành Samari mà giảng về Đấng Christ tại đó. Đoàn dân nghe người giảng và thấy các phép lạ người làm thì đồng lòng lắng nghe người nói. .. Tại cớ đó trong thành được vui mừng khôn xiết " (Công 8:5, 6, 8).
Chiến dịch truyền giáo cho toàn thành phố của Philíp là một gương mẫu về sự truyền giáo cho dân chúng.
Trong 8:26-38, chúng ta cũng thấy chính nhà truyền giáo Philíp này đã truyền giáo cách cá nhân. "Hoạn quan cất tiếng nói cùng Philíp rằng: Tôi xin hỏi ông đấng tiên tri đã nói điều đó về ai? Có phải nói về chính người chăng hay là về người nào khác. Philíp bèn mở miệng, bắt đầu từ chỗ Kinh Thánh đó mà rao giảng Đức Chúa Jesus cho người " (8:34-35).
"Anh em biết tôi chẳng trễ nãi rao truyền mọi điều ích lợi cho anh em, chẳng giấu điều chi hết, lại biết tôi đã dạy anh em hoặc giữa công chúng hoặc từ nhà này sang nhà kia, giảng cho người Giuđa như cho người Gờréc về sự ăn năn đối với Đức Chúa Trời, và đức tin trong Đức Chúa Jesus là Chúa chúng ta " (20:20-21).
Trong vòng một thế kỷ của ngày lễ Ngũ Tuần, sự tranh luận thần học đã chiếm chỗ việc chinh phục linh hồn tội nhân cho Đức Chúa Trời. Kết quả là "sự hâm hẩm" thuộc linh và sự bội đạo. Đến thế kỷ thứ tư thì thời kỳ đen tối bắt đầu.
Cho đến thế kỷ 18 sự truyền giáo cho dân chúng mới tái xuất hiện dưới thời của John Wesley (người thành lập Giáo hội Giám lý). Truyền giáo cá nhân như đã được thực hiện trong sách Công vụ thì chỉ mới bắt đầu lại trong thế kỷ cuối cùng này.
Trãi qua nhiều thế hệ, các Cơ đốc nhân chỉ truyền giáo trong nhà thờ, cho những phòng học trong các trường của họ, cho các băng ghế chứ không cho thế giới của những người vô tín. Người ta được mời tham dự các lớp học, câu lạc bộ và các buổi nhóm mà tại đó các Cơ đốc nhân hy vọng rằng họ sẽ tiếp nhận Đấng Christ làm Chúa và Cứu Chúa của họ.
Điều này chỉ dành cho những người chịu đi đến nhà thờ. Nhưng có 90% hoặc hơn nữa, những người chẳng bao giờ chịu đi đến Hội Thánh vì vậy họ chẳng bao giờ bị chinh phục tại đó cả.
Cơ hội lớn nhất của chúng ta là ở ngoài hội thánh. Các Cơ đốc nhân phải chinh phục linh hồn người khác ở nơi làm việc, trong công viên, trên đường phố và tại nhà. Chúng ta phải đi vào trong thế gian nơi mà người ta đang sinh sống.
Hội Thánh được sinh ra trong cơn sốt chinh phục linh hồn người khác cách cá nhân. Những người này được chinh phục tại nhà của họ qua chức vụ làm chứng mặt đối mặt.
"... Trong khi đó Hội Thánh ở thành Giêrusalem gặp cơn bắt bớ dữ tợn, trừ ra các sứ đồ, còn hết thảy tín đồ đều phải chạy tản lạc trong các miền Giuđê và xứ Samari. .. Vậy những kẻ bị tản lạc đi từ nơi này đến nơi khác, truyền giảng tin lành " (8:1, 4).
Bạn hãy chú ý những "người chân đất" đã đi khắp nơi để rao giảng lời Chúa và dẫn dắt người khác đến với Đấng Christ. Các sứ đồ vẫn ở tại Giêrusalem. Đó là cách Đức Chúa Trời muốn.
Những lãnh đạo được đặt trong Hội Thánh để "... trang bị cho các chi thể về công việc của chức dịch" (Êph 4:12 rsv).
Mỗi chi thể nên được người lãnh đạo hướng dẫn để biết cách đưa người khác đến với Đấng Christ.
Một làn gió tươi mới của khuôn mẫu truyền giáo thời Tân Ước đang thổi qua trên thế giới.
Phương châm sống của Cơ đốc nhân rất đơn giản: Một con đường! Một công việc! Một con đường là Chúa Jesus! Một công việc là chinh phục linh hồn người khác!
Không có gì sung sướng bằng việc rao truyền tin lành cho mọi người ở mọi nơi, chinh phục con người tại nơi họ đang sinh sống!
"Vì Con người đã đến, tìm và cứu kẻ bị mất " (Lu 19:10). "... Người khôn ngoan có tài được linh hồn người ta " (Châm 11:30).
"Những kẻ khôn sáng được rực rỡ như sự sáng trên vòng khung, và những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi " (Đa 12:3).
Trở nên người cộng tác với Chúa Jesus trong công việc chinh phục những người bị hư mất là điều vĩ đại nhất trên thế gian này.
Hãy cùng tôi đến viếng thăm thành Êphêsô. Chúng ta sẽ đi thăm với Aquila và Bêrítsin là những thương gia và là lãnh đạo chân đất trong Hội Thánh.
"Xin chào Aquila. Chúng tôi biết ông là một chi thể trong Hội Thánh ở đây. Chúng tôi xin phép đến thăm một lát được chứ?"
"Vâng, dĩ nhiên là được! Xin mời".
"Nếu không có gì phiền, xin ông cho chúng tôi biết các Hội Thánh ở Tiểu Asia đã tiến hành chương trình chinh phục linh hồn người khác như thế nào. Chúng tôi đọc thấy ông là một thành viên của Hội Thánh ở Côrinhtô và Rôma cũng như ở Hội Thánh tại Êphêsô này. Ông có đủ khả năng để cho chúng tôi biết công cuộc truyền giáo trong Hội Thánh thời Tân Ước. Nếu ông không phiền, chúng tôi muốn thăm Hội Thánh của ông trong khi chúng tôi ở đây được không".
"Xin mời ngồi. Các bạn đang ở trong phòng nhóm rồi đấy. Hội Thánh nhóm lại ở ngay chỗ này trong nhà tôi ".
"Ông không có nhà thờ à? ".
"Nhà thờ à? Không, chúng tôi không có nhà thờ ".
"Thưa ông Aquila, xin ông cho chúng tôi biết Hội Thánh của ông đang làm gì để truyền bá tại thành Êphêsô này? Các ông đang làm gì để thành phố này được nghe phúc âm?".
"Ồ, chúng tôi đã truyền giáo cho thành phố Êphêsô này rồi. Mọi người trong thành phố này đã hiểu rõ về phúc âm rồi ".
"Ông nói gì?"
"Điều đó là không bình thường sao? "
"Hội Thánh đã làm điều đó như thế nào? Các ông không có radio, truyền hình, các phương tiện thông tin điện tử hoặc in ấn. Các ông đã có nhiều chiến dịch truyền giáo phải không?"
"Không. Có lẽ như các anh đã biết đấy. Chúng tôi đã thử tổ chức những buổi nhóm lớn trong khu vực này nhưng phần lớn thời gian chúng tôi bị nhốt trong tù ".
"Thế thì các ông đã làm điều đó như thế nào?"
"Chúng tôi chỉ đi tới từng nhà trong thành phố. Đó là cách truyền giáo đầu tiên mà Hội Thánh ở Giêrusalem đã làm tại thành phố (Công 5:42). Các môn đồ đã truyền giáo cho toàn thành phố Giêrusalem chỉ trong một thời gian ngắn. Tất cả những Hội Thánh khác ở Tiểu Asia đã theo gương này "
"Ở những nơi khác có hiệu quả không?"
"Có. Có rất nhiều người tin Chúa đến nỗi một số lãnh đạo tà giáo đã sợ rằng tôn giáo của họ sẽ chết mất. Khi Phaolô rời Êphêsô lần cuối cùng, ông đã nhắc chúng tôi hãy cứ làm theo phương pháp này " (20:20).
"Thưa ông Aquila. Thật là ngạc nhiên đấy. Ở điểm này chúng tôi không thấy nói là có bao nhiêu người sẽ tin và được nghe tin lành"
"Ồ, các anh chưa đọc sao? Chúng tôi đã chia sẻ phúc âm cho mọi người ở Tiểu Asia rồi, kể cả người Do Thái lẫn người HyLạp " (19:10).
"Điều đó không thể được. Ông không có ý nói là mọi người đấy chứ?"
"Vâng, mọi người đấy "
"Nhưng như thế có nghĩa là bao gồm cả Đamách, Êphêsô, hàng tá những thành phố lớn cũng như những tỉnh nhỏ và làng mạc. Thế còn các chi phái du mục trên sa mạc thì sao? Hội Thánh đã mất bao lâu mới rao giảng hết cho những dân tộc này?"
"Không lâu đâu, chính xác là hai mươi bốn tháng (19:10). Điều này cũng đang xảy ra ở Bắc Phi và Nam Âu. Tin lành cũng đã đến cả Tây Ban Nha nữa. Chúng tôi cũng nghe nói đến một vùng đất gọi là nước Anh nữa và hiện giờ cũng có nhiều Cơ đốc nhân ở đó "
"Thưa ông Aquila, những gì mà ông đang nói với chúng tôi là không thể nào tin được. Trong một thế hệ mà các ông đã làm nhiều hơn chúng tôi làm trong 1.000 năm!"
"Đó là điều lạ lùng. Chúng tôi làm điều đó rất đơn giản. Thật khó hiểu được những điều đã làm cho các anh quá chậm chạp. Lẽ ra có một cách rao giảng tin lành tốt hơn là rao giảng tin lành trong nhà thờ. Có lẽ các anh nên thử phương pháp của chúng tôi ".
Sứ Mạng Chinh Phục Linh Hồn Tội nhân
Hãy cho chúng tôi một khẩu hiệu cho thời gian
Một lời cảm động, một lời quyền năng;
Một tiếng thét xông trận, một sự nhiệt thành nóng bỏng,
Một sự kêu gọi để đi phục vụ hoặc để chết;
Một lời để đánh thức Hội Thánh đang yên nghỉ,
Để chú ý đến mạng lệnh của Thầy.
Một lời kêu gọi được ban ra, đạo quân của Ngài chổi dậy,
Khẩu hiệu của họ là TRUYỀN GIÁO!
Cho những người sa ngã, một dân tộc đang chết,
Bày tỏ sự ban cho của ân điển tin lành.
Thế gian bây giờ đang ở trong tối tăm,
Hỡi Hội Thánh của Đấng Christ, HÃY TRUYỀN GIÁO!
"Đức Chúa Jesus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy. .." (ITi 1:15).
"Vì Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị hư mất " (Lu 19:10).
Chúa Jesus đã đến để cứu con người. Đó là nhiệm vụ của Ngài. Nhóm người đầu tiên mà Chúa Jesus đã chọn để đi theo Ngài đã chấp nhận lời thách thức này:
"Hãy theo ta. Ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người " (Mat 4:19).
Nhóm người cuối cùng đã theo Ngài đến khi Ngài về trời cũng đã nhận mạng lệnh này:
"Vậy hãy đi môn đồ hóa muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ và dạy họ giữ hết mọi điều mà ta đã dạy cho các ngươi. .." (28:19, 20).
"Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất " (Công 1:8).
Từ Cơ đốc nhân (Christian) có nghĩa là giống như Đấng Christ. Đấng Christ đã đến để cứu con người, để tìm kiếm người bị hư mất. Vì vậy nếu chúng ta giống Đấng Christ, chúng ta cũng phải đi cứu người.
Chúa Jesus đem sứ điệp của Ngài đến với con người. Ngài đến bất cứ nơi nào có người ở, nơi chợ, trên góc đường, ở triền núi, bên bờ biển và trong gia đình.
Ngài đã bị những nhà lãnh đạo tôn giáo chỉ trích vì đã hòa mình với mọi người tại nơi họ đang sinh sống. "Người này tiếp những kẻ có tội và ăn với họ " (Lu 15:2).
Ngài khích lệ chúng ta hãy "ra ngoài đường và dọc hàng rào, gặp ai thì ép mời vào, cho được đầy nhà ta " (14:33).
Ngài chẳng bao giờ nói rằng "Hãy đi xây dựng một nhà thờ và cầu xin Đức Chúa Trời sai người ta đến". Ngài phán "... Hãy đi ra ngoài đường và làm cho đầy nhà ta ".
Sau khi Chúa về trời, các môn đồ của Ngài đã làm giống như Ngài. Họ rất bận rộn làm chứng ở chợ, trên đường phố, tại nhà, quanh những giếng nước công cộng, nói, phân tích, làm chứng, thuyết phục, rao giảng, chinh phục linh hồn người khác, thúc giục người ta tin nhận phúc âm - như Chúa Jesus đã làm.
Kinh Thánh chép "Ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc từng nhà, sư đồ cứ dạy dỗ, rao truyền mãi về tin lành của Đức Chúa Jesus, tức là Đấng Christ " (Công 5:42).
Hãy để một ít phút xem qua lời Chúa mỗi ngày trong thời kỳ Tân Ước của các bạn. Trong khi các Hội Thánh hiếm khi có hơn hai hay ba buổi nhóm trong tuần thì các sòng bạc, các rạp cinema, các quán rượu, các nơi vui chơi, các vũ trường lại bận rộn mỗi ngày.
Các Cơ đốc nhân thời Tân Ước hàng ngày ở trong đền thờ hoặc trong mỗi nhà, dạy dỗ và rao giảng về Đức Chúa Jesus Christ.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi người đều được cứu. Chúa Jesus phán "Hãy ra đi và cứu họ ". Họ sẽ bị hư mất nếu chúng ta chỉ cầu nguyện mà thôi.
"Ngài đã làm cho chúng ta nhờ Đấng Christ mà được hòa thuận lại cùng Ngài, và đã giao chức vụ giảng hòa cho chúng ta. Vì Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ, làm cho thế gian hòa lại với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loài người và đã phó đạo giảng hòa cho chúng tôi " (IICôr 5:18-19).
Đức Chúa Trời ban cho chúng ta chức vụ và lời giảng hòa để chúng ta làm cho con người được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã làm tất cả những gì Ngài có thể làm được "đến nỗi đã ban Con Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời " (Giăng 3:16).
Đấng Christ đã làm tất cả những gì Ngài có thể làm được. "Và bởi huyết Ngài trên thập tự giá thì đã làm nên hòa bình, khiến mọi vật. .. hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời " (Cô 1:20). Bây giờ Ngài ra lệnh cho chúng ta phải nói về tin mừng này cho tất cả các dân tộc ở mọi nơi "Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng thì nghe làm sao? " (Rô 10:13, 14).
Phần của chúng ta là nói với mọi người để họ biết tin mừng về những gì mà Cha trên trời và Con Ngài đã làm để cứu chúng ta.
Tất cả chúng ta phải là những người chinh phục tội nhân vì Chúa Jesus đã làm như vậy.
"Ngài bèn phán cùng môn đồ rằng: Mùa gặt thì thật trúng song con gặt thì ít " (Mat 9:37).
"... Khi Ngài thấy những đám dân đông thì động lòng thương xót, vì họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có người chăn " (9:36).
Khi Chúa Jesus nghĩ về đoàn dân đông đang có nhu cầu này thì Ngài đã làm gì? Ngài đã gọi mười hai sứ đồ, ban cho họ quyền năng đuổi quỉ, chữa lành người bệnh và sai họ đi ra để giúp gặt hái vụ mùa này.
Vì mùa gặt thì lớn nên Ngài cũng chọn bảy mươi người khác (Lu 10:1-3). Ngài phán với họ rằng "Này ta sẽ ban quyền cho các ngươi giày đạp rắn, bò cạp, và mọi quyền của kẻ nghịch dưới chơn, không gì làm hại các ngươi được " (10:19).
Đức Chúa Jesus đã làm một điều gì đó cho mùa gặt đã chín này. Ngài không chỉ ngồi đó để nhìn và cầu nguyện, Ngài đã sai các con gặt vào cánh đồng mùa gặt.
Chúng ta cũng phải động lòng thương xót những người chưa được nghe nói về phúc âm. Nếu chúng ta là những người "giống như Đấng Christ", chúng ta sẽ phải làm một điều gì đó để chia xẻ phúc âm cho họ.
Chinh phục linh hồn tội nhân phải được thực hiện nơi họ đang sống, đang làm việc và vui chơi. Điều này rất quan trọng nên chúng tôi nhấn mạnh lại nguyên tắc căn bản này trong việc chinh phục linh hồn tội nhân.
Chúng ta không đi câu cá trong bồn tắm. Nếu chúng ta muốn bắt được cá thì phải giăng lưới xuống biển hoặc hồ. Chúng ta cài mồi vào móc câu rồi ném xuống sông hoặc suối. Ở đó mới có cá.
Chúng ta gặt lúa trong cánh đồng nơi những gié lúa đã chín và đang sẵn sàng chờ gặt. Chúng ta khó mà chinh phục linh hồn người khác bằng cách chỉ ở trong nhà thờ.
Để gặt hái được những người chưa tin Chúa, chúng ta phải đem lời chứng của chúng ta ra khỏi nhà thờ, đến nơi phố chợ, đường phố, lao tù, bệnh viện, trong gia đình và giữa vòng họ. Đây là sự truyền giáo.
Người Ấn giáo không đến nhà thờ. Người Hồi giáo không đến giáo đường Cơ đốc. Người theo đạo thờ các thần và Phật giáo không tham dự những buổi thờ phượng của Cơ đốc nhân. Những người không thích nhà thờ sẽ không đến nhà thờ.
Chúng ta phải đi ra "... ngoài đường và dọc hàng rào. .. để mời họ vào cho đầy nhà ta " (14:23).
Có một yếu tố khẩn cấp khi mùa gặt đến. Nếu không gặt nhanh thì mùa gặt sẽ hư hết.
Bão có thể đến và làm hư hại lúa. Nếu không gặt nhanh thì hột lúa sẽ nẩy mầm và hư hết.
Phaolô đã thúc giục người khác về sự cấp bách: "Hỡi anh em, vậy thì tôi bảo này: thì giờ là ngắn ngủi " (ICôr 7:29).
Nếu chúng ta thật sự muốn gặt vụ mùa của thế hệ này thì bí quyết là phải khám phá lại sự khẩn cấp, sự say mê và lòng sốt sắng của Hội Thánh đầu tiên. Những Cơ đốc nhân đó đã đến các thành phố và làng mạc để chinh phục những người hư mất, thậm chí có khi còn nguy hiểm đến tính mạng của họ nữa. Đây là những con người giống như Đấng Christ, là Cơ đốc giáo thật sự.
Là lãnh đạo Hội Thánh, trách nhiệm của bạn là phải bắt đầu tiến trình cầu nguyện, động viên và đặt kế hoạch cho việc cứu người. Thứ tự trong chức vụ của Chúa Jesus là:
1) Thấy - Chúa Jesus nhìn thấy mùa gặt và động lòng thương xót.
2) Cầu Nguyện - Sau đó Ngài đi cầu nguyện như là phương cách để giải quyết vấn đề con gặt cho mùa gặt. "Trong lúc đó Chúa Jesus đi lên núi để cầu nguyện và thức thâu đêm cầu nguyện với Đức Chúa Trời " (Lu 6:12).
3) Lựa Chọn - Sau khi cầu nguyện, Ngài đã chọn được những con gặt - Mười hai sứ đồ và bảy mươi môn đồ - Ngài đã huấn luyện và trang bị cho họ để đi ra và gặt vụ mùa.
Ngài thấy - Bây giờ Ngài muốn chúng ta thấy "... Này, hãy nhướng mắt lên mà xem đồng ruộng đã vàng sẵn cho mùa gặt " (Giăng 4:35).
Ngài cầu nguyện - Bây giờ Ngài muốn chúng ta cầu nguyện. Các bạn "hãy cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa của mình " (Lu 10:2).
Ngài chọn - Bây giờ Ngài muốn chúng ta chọn. "Vậy anh em hãy chọn những người. .. đầy dẫy Thánh Linh. .. rồi chúng ta sẽ giao việc này cho " (Công 6:3).
Kế hoạch hành động đơn giản này - Thấy, Cầu Nguyện, Chọn - thì sẽ bắt đầu tiến trình thu hoạch.
Phương châm của chúng tôi là: Mỗi Cơ đốc nhân là một chứng nhân!
Nhiệm vụ của chúng tôi là: đến nơi họ sống.
Đây là lý do thứ hai mà chúng tôi trở thành những người chinh phục tội nhân: Mùa gặt thật sự là rất lớn!
"Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây, xin hãy sai tôi " (Ês 6:8).
Dân số trên thế giới này đang gia tăng ở mức độ trên 70.000.000 (70 triệu) người mỗi năm. Chưa tới 3.000.000 người (4%) trong số này được nghe phúc âm.
Khoảng 40% dân số thế giới (2.000.000.000 - hai tỉ) nằm ngoài sự truyền bá phúc âm. Đây là những người mà lẽ ra các nhóm Hội Thánh độc lập phải chia xẻ phúc âm cho họ.
Những người này sẽ chẳng bao giờ được nghe về phúc âm nếu bạn không có một hành động nào để chấm dứt tình trạng "đói khát về Lời Đức Chúa Trời " này (Amốt 8:11). Động viên và huấn luyện những người chinh phục tội nhân đi đến nơi những tội nhân đang sinh sống là giải pháp duy nhất cho nan đề này.
Hàng ngàn thị trấn và làng mạc ở khắp Trung Hoa và Ấn Độ không hề có một người nào nói về Đấng Christ. Những người đó sống và chết mà không có Đấng Christ, Không phải vì họ từ bỏ Ngài nhưng vì trong suốt 2.000 năm qua, không có một Cơ đốc nhân nào đi đến đó để chia xẻ với họ về phúc âm tình yêu của Ngài.
Không tới 1/500 những lãnh đạo Hội Thánh đã hiến dâng cuộc đời họ để đến với những dân tộc chưa được cứu này. Chúng ta cần phải có sự tái cam kết với những nguyên tắc mà chính sứ đồ Phaolô đã công nhận: "Nhưng tôi lấy làm vinh mà rao tin lành ở nơi nào danh Đấng Christ chưa được truyền ra để cho khỏi lập trên nền người khác " (Rô 15:20).
Phaolô luôn muốn "rao giảng tin lành ở những vùng xa " (IICôr 10:16) đến những nơi mà người ta chưa hề nghe về Đấng Christ. Phierơ cũng hiểu rằng: "Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn " (IIPhi 3:9). Ý chỉ của Đức Chúa Trời là KHÔNG MUỐN mọi người chết mất. Họ chết mất vì chúng ta không đem tin lành đến cho họ.
Không gì lạ khi Phaolô rất thiết tha với điều này. Ông nói "Hãy tỉnh biết, theo cách công bình, và chớ phạm tội vì có người không biết Đức Chúa Trời chút nào, tôi nói vậy để anh em hổ thẹn " (ICôr 15:34).
Có ba điểm quan trọng:
1) Hội Thánh Ngủ. Người ta hư mất vì Hội Thánh đang ngủ. Sự kêu gọi là "Hãy tỉnh biết theo cách công bình. .."; "Ai ngủ trong lúc mùa gặt là con trai gây cho sỉ nhục " (Châm 10:5).
2) Đó Là Tội Lỗi. Chính TỘI LỖI đã làm cho người ta không biết về Đức Chúa Trời. Chúng ta được khuyên rằng: "Đừng phạm tội vì một số người đã không biết Đức Chúa Trời chút nào. .."
Đây là tội lơ là, vì "kẻ biết làm điều lành mà không làm là phạm tội " (Gia 4:17).
3) Đó Là Sự Xấu Hổ. Một lý do để xấu hổ (mất mặt) "... Tôi nói điều này để anh em hổ thẹn. ..", "... Ai ngủ trong lúc mùa gặt là con trai gây cho sỉ nhục " (Châm 10:5).
Lời than vãn của những người hư mất thấu đến tận trời "Mùa gặt đã qua, mùa hạ đã đến mà chúng ta chưa được cứu rỗi " (Giê 8:20). Có tình trạng kinh khủng này vì thiếu con gặt. "Hãy cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa mình " (Mat 9:38). Chúng ta là những người chinh phục tội nhân vì con gặt quá ít.
"Và Ngài phán với họ rằng: Hãy đi khắp thế gian giảng tin lành cho mọi người " (Mác 16:15).
Mỗi tín đồ đều được giao nhiệm vụ và được kêu gọi "Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh. .. bèn là ý riêng của Ngài chỉ định và theo ân điển. .." (IITi 1:9).
"Đại mạng lệnh truyền giáo" là hãy đi và "sự kêu gọi thánh" là làm chứng và phục vụ là uy quyền được Đức Chúa Trời ban cho mỗi tín đồ để hầu việc. Mỗi tín đồ đều có ba chức vụ có tính chất của một thầy tế lễ:
1) Chức vụ đối với Chúa trong sự cầu nguyện, ngợi khen và thờ phượng.
2) Chức vụ đối với nhau trong mối quan hệ yêu thương, trong sự giúp đỡ vật chất và thuộc linh.
3) Chức vụ đối với thế gian (những người chưa tin) bằng sự chữa lành thân thể và tình cảm, đuổi quỉ và nói với họ về tin lành "rằng Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh. Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh " (ICôr 15:3, 4).
Khi các tín đồ được dạy làm thế nào để hoàn tất ba chức vụ này thì nhiều người đã bắt đầu thực hiện đặc quyền và trách nhiệm mà Đức Chúa Trời ban cho họ và họ đã nói rằng "Có tôi đây xin hãy sai tôi " (Ês 6:8).
Đấng Christ đã không ban cho chúng ta một đặc quyền nào lớn hơn đặc quyền công bố phúc âm cho mọi người.
Đây là điều mà các Cơ đốc nhân đầu tiên đã làm cả ngày lẫn đêm. Họ đã chữa lành người đau, đuổi quỉ, rao giảng phúc âm từ nhà này sang nhà kia, ở các chợ, các giếng nước trong làng, trên những con đường nhộn nhịp, trên các phố, nơi hội họp, từ các ngục thất, trong hầm tù và khắp mọi nơi.
Họ không có một giáo đường nào hoặc dự định xây những ngôi nhà thờ lớn để làm cản trở niềm vui bùng cháy của chức vụ và chia xẻ Đấng Christ cho những ai đang mòn mỏi chờ đợi tiếp nhận Đấng Christ. Họ đi đến nơi tội nhân đang ở và rao giảng phúc âm.
Chúng ta phải sống vì một mục đích: Chia xẻ phúc âm cho nhiều người bằng mọi phương tiện có được.
Bạn không cần phải là một "Mục sư được phong chức" mới có thể rao giảng phúc âm. Đây là đặc quyền của mọi tín đồ. Cơ đốc nhân không cần phải có một sự kêu gọi đặc biệt để làm những điều mà Đấng Christ đã ủy thác cho họ phải làm trên khắp thế giới này. Họ chỉ cần chấp nhận vinh dự cao trọng đã ban cho họ là trở thành đại sứ cho Đấng Christ.
Vì mọi tín đồ đều được giao nhiệm vụ và được kêu gọi nên không cần phải có một "sự kêu gọi đặc biệt" nào để trở nên người chinh phục tội nhân. Sự dạy dỗ của Chúa Jesus rất rõ ràng: "Sự sáng của các ngươi hãy soi trước mặt người ta. .. Hãy ra ngoài đường và dọc hàng rào, gặp ai thì ép mời vào, cho được đầy nhà ta " (Mat 5:16; Lu 14:23).
Chúa Jesus phán: "... Hãy giảng tin lành cho mọi người ".
Nếu một dân tộc có 95% là Cơ đốc nhân trong khi một dân tộc khác có 95% là những người chưa tin Chúa thì chúng ta nên chọn đến với dân tộc chưa tin Chúa này.
Nếu một cánh đồng lúa chín nhỏ mà có 100 con gặt đang làm việc, trong khi một cánh đồng lớn lại chỉ có một con gặt thì bạn sẽ đến với cánh đồng nào để cứu lúa? Bạn sẽ chọn cánh đồng có nhu cầu lớn nhất và là nơi có ít con gặt nhất.
Nếu có mười người đang nâng một khúc cây, chín người nâng một đầu nhẹ và một người nâng một đầu nặng, thì rõ ràng không có gì khó để phải chọn nên nâng đầu nào.
Khi bạn thúc giục những tín đồ của bạn cầu nguyện và đi đến những nơi người ta cần nghe về phúc âm thì Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu dẫn dắt khi họ ra đi. Bạn không thể hướng dẫn một con tàu đang đứng im trên biển. Chính động cơ mới cần cho bánh lái để điều khiển con tàu. Sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời cũng như vậy.
Có một lần, khi Phaolô đang trên đường đến Châu Á thì bị Đức Thánh Linh cấm "... Hai người sửa soạn vào xứ Bithini nhưng Thánh Linh không cho phép. .. Đương đêm, Phaolô thấy một khải tượng ". Trong khải tượng này "một người Maxêđoan đứng trước mặt ông và nài xin ông qua Maxêđoan để giúp họ " (Công 16:6-9).
Đây là loại hướng dẫn mà bạn có thể nhận được nếu tâm linh bạn nhạy bén và tỉnh thức. Phaolô đã là một sứ đồ, một nhà truyền giáo, đang đi khắp thế giới để rao giảng phúc âm. Khi ông đang định đi đến "những vùng xa hơn " thì ông nhận được sự hướng dẫn để đi đến Maxêđoan.
Khi muốn biết nơi nào là mùa gặt thì bạn hãy cầu nguyện như sau: "Lạy Chúa, nếu có bất kỳ một cánh đồng, một khu vực hoặc một quốc gia nào mà Ngài muốn chúng con đến, xin hãy bày tỏ và chúng con sẽ đi. Nhưng nếu Ngài không bày tỏ thì chúng con sẽ chọn cơ hội tốt nhất để gặt cánh đồng kết quả nhất và chúng con sẽ ở đó cho đến khi Ngài hướng dẫn đi đến một nơi khác".
Ngài đã hứa rằng "Nầy ta thường ở cùng các ngươi luôn " (Mat 28:20). Mạng lịnh của Ngài cho chúng ta rất rõ ràng: "Hãy ĐI KHẮP thế gian, giảng tin lành cho MỌI người". Những lời của Chúa phải được thi hành, không phân tích, bàn cãi hoặc biện giải.
Chúng ta là những người chinh phục linh hồn tội nhân vì đại mạng lệnh truyền giáo của Chúa Jesus Christ.
Sự trở lại của Chúa Jesus trên đất này là hy vọng phước hạnh của hàng triệu người trong Hội Thánh bị bắt bớ. Chúng ta ôm ấp hy vọng đó cách vui mừng, vì "nếu chúng ta chỉ có sự trông cậy trong Đấng Christ về đời này mà thôi, thì trong cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết " (ICôr 15:19). Chúng ta mong chờ sự trở lại của Ngài.
Nhưng hầu hết những người đang dạy điều này đã không làm gì cả để cho ngày trở lại của Ngài mau đến. Thậm chí nhiều người còn giảng rằng chẳng có lời tiên tri nào được ứng nghiệm nhằm ngăn cản sự tái lâm của Chúa.
Chúa Jesus nói về điều này rất rõ. Sẽ có những dấu hiệu rõ ràng trước khi Ngài trở lại thế gian này. Điều quan trọng nhất trong những điều này nằm trong Mat 24:14 "Tin lành về nước Đức Chúa Trời phải được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân, bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến ".
"Quả thật ta nói cùng các ngươi. .. tin lành này sẽ được giảng ra trên khắp thế giới. .." (26:13). "Người ta sẽ nhơn danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội. .." (Lu 24:47). "Các ngươi. .. sẽ là những người tử vì đạo (theo nguyên văn) cho ta ở Giêrusalem, xứ Giuđê, xứ Samari cho đến cùng trái đất " (Công 1:8).
Theo tiếng HyLạp, chữ "các nước" là ethnes nói đến các giống dân. Đặc biệt một giống dân không phải là Do Thái có sự đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa vì vậy làm cho họ khác với bất kỳ giống dân nào khác trên thế giới.
Ấn Độ có trên 2.000 giống dân như vậy. Những giống dân này bao gồm từ những dân tộc nguyên sơ, sống trên cây ở trong rừng rậm vùng núi đông bắc, đến những người Brahmin (thuộc đẳng cấp cao trong đạo Hinđu), sống ở đồng bằng.
Phần lớn những giống dân này chưa bao giờ được nghe về phúc âm tin lành . Phần lớn các dân tộc này đều không có một câu Kinh Thánh nào bằng ngôn ngữ của họ.
Sứ đồ Giăng được ban cho một khải tượng tiên tri trong tương lai.
Ông đã thấy quang cảnh trên thiên đàng. "Sự ấy đoạn, tôi nhìn xem, thấy vô số người, không ai đếm được, bởi mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng mà ra. Chúng đứng trước ngôi và trước Chiên con, mặc áo dài trắng, tay cầm nhành chà là. Đó là những kẻ ra khỏi cơn đại nạn, đã giặt và phiếu trắng áo mình trong huyết Chiên con " (Khải 7:9, 14).
Đây là kết quả chung cuộc của thời kỳ Hội Thánh. Hàng triệu người được chuộc không thể đếm được đã tạo nên Hội Thánh này (tiếng HyLạp là ecclecsia, nghĩa là "những người được gọi ra khỏi") đang hầu việc Đức Chúa Trời trước ngôi Ngài đến đời đời.
Lưu ý rằng họ là những người từ mọi giống dân. Họ là những người từ các chi phái và các thứ tiếng.
Nếu hôm nay Chúa Jesus đến thì thời kỳ Hội Thánh sẽ chấm dứt và chúng ta là những người hầu việc Ngài sẽ "được cất lên. .. để gặp Chúa ở không trung. .. và sẽ ở cùng Chúa luôn luôn " (ITê 4:17). Nhưng bởi vì còn hàng ngàn những giống dân chưa được nghe về phúc âm nên Chúa Jesus không thể trở lại hôm nay.
Nếu Chúa Jesus đến trước khi tất cả các "ethnos" nghe phúc âm thì khải tượng mà Giăng thấy không thể là một khải tượng thật. Những người chưa nghe về phúc âm sẽ không được ở thiên đàng.
"Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi thì rao giảng thế nào? " (Rô 10:13-15).
Những câu hỏi tỉnh thức này phải được khắc sâu trong lòng chúng ta. Chúng ta phải nhận thấy rằng chúng ta phải làm một điều gì đó để đem Vua Jesus trở lại.
Chúa Jesus có đang hỏi những lãnh đạo Hội Thánh rằng "... Các ngươi là anh em ta, là cốt nhục ta, nhân sao các ngươi là kẻ sau chót đem Vua về? " (IISa 19:12).
Hội Thánh đang làm nhiều điều tốt, nhưng chúng ta đã lơ là nhiệm vụ quan trọng nhất mà Chúa Jesus đã ban cho chúng ta đó là mạng lệnh cuối cùng của Ngài "... giảng phúc âm cho mọi người ". Đây là điều chúng ta vẫn còn BỎ SÓT.
"... Đó là những điều các ngươi phải làm và cũng không nên bỏ sót những điều kia " (Mat 23:23). Ngài sẽ đòi chúng ta lại để tính TẤT CẢ những gì Ngài bảo chúng ta làm.
Hàng triệu người chưa nghe về phúc âm sẽ chết mà CHƯA ĐƯỢC NGHE. Họ vẫn còn chờ đợi những người lãnh đạo ưu tiên thời gian, nhân lực và tiền bạc để họ có được cơ hội đầu tiên nghe nói về Chúa Jesus.
Hội Thánh thì tranh luận về sự đến lần thứ hai của Chúa Jesus trong khi hàng ngàn chi phái, thứ tiếng chưa được nghe về lần đến thứ nhất của Ngài.
Chúng ta cứ nói đến những phước hạnh lần thứ hai trong khi những người bị bỏ quên này chưa bao giờ kinh nghiệm được phước hạnh đầu tiên. Chúng ta đang tranh luận về sự tái đổ đầy của Thánh Linh trong khi những người này chưa hề kinh nghiệm sự đổ đầy đầu tiên.
Điều này có công bằng không? Lẽ nào những người đang đứng ở hàng đầu lại nhận sự tiếp trợ lần thứ hai trong khi những người đói ở hàng cuối chưa nhận được sự tiếp trợ lần thứ nhất?
1) Các Cơ Đốc Nhân Đầu Tiên Được Thúc Giục. Chúng ta phải ăn năn về sự bất tuân này và phải dâng hiến thì giờ, nhân lực và tiền bạc của chúng ta cho sứ mạng đem phúc âm đến với TOÀN thế giới và cho MỌI người.
Quan niệm chinh phục tội nhân để đem Vua trở lại này đã thúc giục các Cơ Đốc nhân đầu tiên đến nỗi họ đã rao giảng phúc âm cho hầu hết thế giới được biết thời đó.
Phúc âm đã vượt biển Địa Trung Hải đến khi Bắc Phi có một số nơi thờ phượng của Cơ Đốc nhân. Bất chấp bão tố, nguy hiểm ở biển cả, những nguy khốn về đi lại thời xưa, những gian khổ có thể xảy ra, họ đã rao giảng phúc âm với lòng dũng cảm vô song.
2) Quyền Lực Tối Tăm Thuộc Linh Kéo Đến. Nhưng sau một trăm năm đầu tiên một điều gì đó đã xảy đến. Thay vì phải lập một bản đồ cho cuộc hành trình của lạc đà từ phía nam của hoang mạc Sahara vào các miền cao nguyên và rừng rậm Châu Phi, hoặc hướng về phía đông vượt qua những rặng núi của lục địa Á Châu, hoặc lên phía bắc đến với các chi tộc Châu Âu vô thần thì họ lại thích gìn giữ những gì họ đã có hơn. Họ đã thôi giục giã nhau đi đến tận cùng trái đất nữa.
Những tranh cãi về giáo lý đã thế chỗ cho chứng đạo cá nhân. Các cuộc hội nghị đã thay thế cho truyền giáo. Những tranh luận về giáo phái và quyền lực chính trị đã trở nên quan trọng hơn việc làm theo lời Chúa dạy.
Họ đã tạo ra những tổ chức tôn giáo và gọi đó là "Hội Thánh". Sự tối tăm thuộc linh bắt đầu ập đến. Đêm dài ảm đạm của một ngàn năm trong thời kỳ đen tối đã bao trùm thế giới.
Chúa Jesus quá yêu thế gian đến nỗi đã chết vì nó thế mà Hội Thánh hâm hẩm đã bỏ thế giới này rơi vào cuộc chinh phục của Mohammed, cuộc tàn phá của thành Cát Tư Hãn và lưỡi gươm vấy máu của Napolêôn.
3) Sự Cầu Nguyện Và Hành Động Của Người Môravi. Cần phải có buổi nhóm cầu nguyện hai mươi bốn giờ một ngày trên một trăm năm để phá vỡ tinh thần thờ ơ chết chóc này khỏi Hội Thánh. Chức vụ cầu nguyện chống lại địa ngục đã bắt đầu cách đây hai trăm năm mươi năm qua sự ảnh hưởng của một hoàng thân xứ Bavaria ít được biết đến tên là Count Van Zinzendorf.
Hội Thánh Môravi mà ông góp phần xây dựng, là Hội Thánh đầu tiên (và là Hội Thánh duy nhất trong nhiều năm) cho ra đời những nhà truyền giáo của thời hiện đại.
Người Môravi đã khẩn thiết cầu nguyện cho những người bị hư mất. Nhưng họ không chỉ cầu nguyện mà còn đem phúc âm đến cho những người hư mất nữa. Họ đã dâng những đứa con ưu tú nhất để trở thành những chiến sĩ trong quân đội của Chúa.
Có hai người trong số này nghe về một hòn đảo ở vùng biển Caribê có 40.000 người Phi Châu bị giữ làm nô lệ trong hoàn cảnh thật tuyệt vọng. Không ai được phép lên đảo trừ khi họ đến đây để làm nô lệ.
Hai người Môravi động lòng thương xót những người nô lệ này. Họ ý thức rằng những người nô lệ này sẽ hư mất trong tội lỗi nếu họ không đem tin lành đến cho họ.
Vì vậy hai người Môravi trẻ này đã tự bán mình làm nô lệ để đến với những người Châu Phi này. Khi họ rời khỏi cảng Hamburg ở Đức, những lời nói cuối cùng của họ còn vọng lại trên những tiếng sóng của đại dương: "Chúng tôi đi để gặt hái cho Chiên Con, phần thưởng về sự hy sinh của Ngài ".
Họ tin rằng họ có thể đem Vua trở lại. Họ tin rằng Chúa Jesus chưa thể trở lại được cho đến khi nào "tin lành về nước Đức Chúa Trời phải được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân ".
4) Học Tập Từ Các Cuộc Cách Mạng Chính Trị. Có bao giờ bạn nghiên cứu xem làm thế nào mà các cuộc cách mạng chính trị lại có thể kiểm soát được cả quốc gia không?
Họ đã cài những người lãnh đạo vào các vùng đồi núi, rừng rậm, đầm lầy và từ đó gây ảnh hưởng trên các dân tộc địa phương ở đó. Họ hứa với các dân tộc đó về trường học, việc làm, sự giàu có (mặc dù ít khi họ giữ lời).
Một khi đã vào được cách vững vàng giữa vòng các dân tộc bị con người lãng quên, là nơi có bệnh tật và nghèo khổ tràn lan, họ bắt đầu tổ chức các nhóm du kích và quấy phá. Trước tiên là những ngôi làng rồi đến các thị trấn và thành phố. Mục tiêu của họ là cả quốc gia.
Những nhà lãnh đạo chính trị vụ lợi này đã đến với những dân tộc bị Hội Thánh lãng quên. Họ đã trả bất cứ giá nào, bất cứ sự hy sinh nào để được sống trong những khu vực khó khăn nhất.
Những sứ giả tin lành thường không được trang bị và khích lệ để đến với những dân tộc này. Nói chung họ không chịu sống trong những vùng như vậy cho nên những dân tộc này đã bị bỏ quên và không biết Đấng Christ.
Ngược lại, những người khởi nghĩa chính trị đã gởi những giáo sư của họ đến sống hoàn toàn với người bản xứ và chịu hy sinh hết mứt, đến ngay cả mạng sống, để tổ chức các dân tộc này thành một lực lượng dân quân để phục vụ cho mục đích của họ.
Điều Hội Thánh không làm thì các cuộc cánh mạng đã làm. Chính những dân tộc bị Hội Thánh lãng quên đã trở nên mãnh đất màu mỡ cho những hạt giống cách mạng và các vụ đổ máu. Do đó họ đã nắm được các dân tộc.
Thế mà nhiều lãnh đạo Cơ đốc đã dạy rằng "... tất cả các dấu hiệu về sự Chúa đến đã được ứng nghiệm. Lạy Chúa Jesus xin mau đến!". Nhưng lời Chúa Jesus đã bác bỏ điều này: "Nhưng trước hết tin lành phải được giảng ra cho khắp muôn dân đã " (Mác 13:10).
Kinh Thánh dạy chúng ta những điều chúng ta phải làm và những gì phải xảy ra trước khi Chúa Jesus trở lại.
"Vậy các ngươi hãy ăn năn và trở lại để cho tội mình được xóa đi hầu cho kỳ thơ thái đến từ Chúa và Chúa sai Đấng Christ đã định cho các ngươi tức là Chúa Jesus.
"Vì Ngài phải Ở LẠI TRÊN TRỜI cho đến kỳ khôi phục cuối cùng muôn vật khỏi tội lỗi. .." (Công 3:19-22 tlb).
Khi chúng ta hoàn thành công việc mà Ngài giao cho chúng ta thì Chúa Jesus sẽ trở lại để tiếp đón Hội Thánh Ngài. Đó là lý do tại sao chúng ta là những người chinh phục linh hồn tội nhân đã đem Vua trở lại.
Đức Chúa Trời đã cảnh báo các đầy tớ của Ngài rằng họ phải rao truyền sứ điệp mà Ngài đã giao cho họ, đến với những dân tộc mà Ngài sai họ đi. Nếu không họ sẽ gánh chịu trách nhiệm vì đã không làm như vậy.
"Hỡi con người, ta đã lập ngươi lên đặng canh giữ nhà Ysơraên; Khá nghe lời từ miệng ta và thay ta răn bảo chúng nó. Khi ta nói với kẻ dữ rằng: Mầy chắc sẽ chết, nếu ngươi không răn bảo nó, không nói với nó đặng khuyên nó từ bỏ đường xấu để cứu mạng mình, thì người dữ đó sẽ chết trong tội lỗi nó; nhưng ta sẽ đòi huyết nó nơi tay ngươi " (Êxê 3:17, 18).
"Nhưng nếu kẻ canh giữ thấy gươm đến mà không thổi kèn, đến nỗi dân sự chẳng được răn bảo, và gươm đến mà cất sự sống của người này hoặc người kia, thì người đó sẽ chết trong sự gian ác mình, song ta sẽ đòi máu nó lại nơi người canh giữ.
Nầy, hỡi con người, ta đã lập ngươi đặng làm kẻ canh giữ cho nhà Ysơraên, nên hãy nghe lời từ miệng ta và thay ta răn bảo chúng nó. Khi ta phán với kẻ dữ rằng: Hỡi kẻ dữ, mầy chắc chết! Nếu ngươi không răn bảo để cho kẻ dữ xây bỏ đường lối xấu của nó, thì kẻ dữ ấy sẽ chết trong sự gian ác mình, nhưng ta sẽ đòi máu nó nơi tay ngươi " (Êxê 33:6-8).
Một vài giáo sư Kinh Thánh nói rằng lời khuyên bảo này không dành cho Cơ đốc nhân. Họ cứ khăng khăng không có sự tổn hại nào cho các tín đồ cả thậm chí nếu chúng ta không vâng theo mạng lệnh của Chúa về sự rao giảng phúc âm cho MỌI người trên TOÀN thế giới, những giáo sư này cũng không cho rằng điều đó sẽ dẫn đến sự trừng phạt hoặc một hậu quả tiêu cực nào.
Sứ đồ Phaolô KHÔNG tin điều đó, ông nói "Nên bữa nay tôi nói quyết trước mặt anh em rằng tôi tinh sạch về huyết anh em hết thảy " (Công 20:26).
Tại sao Phaolô dám chắc rằng tay ông không "vấy máu"? Sự vô tội của ông dựa trên việc ông vâng theo đại mạng lệnh truyền giáo của Chúa.
Ông nói "từ ngày tôi mới đến cõi Asi. .. tôi hầu việc Chúa cách khiêm nhường, phải nhiều nước mắt. .. chẳng trễ nãi rao truyền mọi điều lợi ích cho anh em, chẳng giấu điều chi hết, lại biết tôi đã dạy anh em hoặc giữa công chúng hoặc từ nhà này sang nhà kia, giảng cho người Do Thái như cho người HyLạp về sự ăn năn đối với Đức Chúa Trời và đức tin trong Đức Chúa Jesus là Chúa chúng ta " (20:18-21).
Phaolô đã không khiển trách chính mình. Ông xác quyết: "... tôi chẳng hề dám chống cự với sự hiện thấy trên trời " (26:19). Phaolô không có mặt lúc Chúa thăng thiên. Có lẽ nhiều năm sau đó ông mới gặp được Đấng Christ phục sinh. Khi tin Chúa, Phaolô đã nhận sự dạy dỗ mà các sứ đồ khác cũng đã nhận lúc Chúa thăng thiên nhiều năm trước.
"Phaolô rất kinh khủng và ngạc nhiên. Ông nói: Lạy Chúa, tôi phải làm gì? Và Chúa phán với ông rằng: Hãy đứng dậy vào trong thành, người ta sẽ nói cho ngươi mọi điều phải làm ".
Chúa bảo Anania lại nói với Phaolô rằng: "... vì Ngài đã chọn người này làm một đồ dùng ta, để đem danh ta đồn ra trước mặt các dân ngoại, các vua và con cái Ysơraên. .. Phaolô liền giảng dạy trong các nhà hội rằng Đức Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời " (9:6, 15, 20)
Phaolô không nghi ngờ về những điều ông phải làm. Ông ý thức về món nợ và nhiệm vụ của ông là rao giảng phúc âm kẻo đôi tay của ông lại vấy máu vì tội bất tuân chăng.
"Tôi mắc nợ cả người Gờréc lẫn người dã man, cả người thông thái lẫn người ngu dốt. Ấy vậy, hễ thuộc về tôi thì tôi cũng sẵn lòng rao tin lành cho anh em, là người ở thành Rôma " (Rô 1:14, 15).
Ông biết rất rõ Kinh Thánh về "... huyết mà ta sẽ đòi nơi tay ngươi " nên ông quả quyết rằng ông đã trả xong nợ và hoàn thành nhiệm vụ rao giảng tin lành cho những người chưa được cứu.
Ông đã viết: "Nếu tôi đã lấy lòng thật dạn dĩ mà viết thư nói điều này điều kia với anh em. .. bởi ơn Đức Chúa Trời đã làm cho tôi. .. để khiến dân ngoại vâng phục Ngài, bởi lời nói và bởi việc làm, bởi quyền phép của dấu kỳ, phép lạ, bởi quyền phép của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Ấy là từ thành Giêrusalem và các miền xung quanh cho đến xứ Ilyri (một vùng rộng lớn), tôi đã đem tin lành của Đấng Christ đi khắp chốn. Nhưng tôi lấy làm vinh mà rao giảng tin lành ở nơi nào danh Đấng Christ chưa được truyền ra, để cho khỏi lập lên trên nền người khác " (Công 15:15, 18-20).
Phaolô đã đến với những người hư mất, người thấp kém và người cuối cùng. Ông không muốn huyết của người chưa được cứu đổ trên tay ông.
Một người chinh phục linh hồn tội nhân nổi tiếng đã nói "Chúng tôi không cho rằng chỉ chúng tôi mới có thể chinh phục cả thế gian này cho Đấng Christ nhưng chúng tôi tham gia vào việc truyền giáo như thể kế hoạch của Đức Chúa Trời chỉ đặt trên chúng tôi mà thôi.
"Nếu chúng tôi không thể chinh phục được mọi người, chắc chắn chúng tôi sẽ chinh phục được một số người, và chúng tôi sẽ hầu việc như thể việc gặt hái hoàn toàn đặt để trên chúng tôi vậy.
"Chúng tôi không muốn huyết của những người chưa được cứu bị đòi ở tay chúng tôi. Đơn giản thế thôi".
Nhiều người đang nắm lấy khải tượng truyền giáo cho toàn thế giới. Người Philipine đến Trung Hoa, những người Nam Mỹ sẽ chinh phục những linh hồn ở Alaska. Người Indonesia đang chinh phục những người hư mất ở Châu Âu. Người Châu Á đang đến với những quần đảo ở vùng Caribê. Chúng ta là những Cơ đốc nhân cho thế giới.
Đừng để sự sợ hãi, vô tín, hiểu nhầm hoặc chỉ trích ngăn trở bạn.
Hãy nhớ rằng "... không phải người chỉ trích là có giá trị đâu. Không phải những người nêu ra vấn đề người mạnh mẽ sẽ vấp ngã như thế nào hoặc người làm việc nên làm ở đâu thì mới có thể làm tốt hơn đâu.
Sự vẻ vang chỉ thuộc về những người đang thi đấu, đang làm việc, những người có khuôn mặt dính bùn đất, mồ hôi và máu, những người vì chính nghĩa, những người biết được niềm hân hoan của sự thành công".
Khi bạn tận hiến chính mình, thì giờ, tài chánh, những người trẻ của bạn cho mục đích ưu tiên hàng đầu là rao giảng tin lành thì "... nếu ngươi răn bảo kẻ dữ, mà nó không từ bỏ sự dữ và đường xấu mình, thì nó sẽ chết trong tội lỗi nó, còn ngươi thì được giải cứu linh hồn mình " (Êxê 3:19).
Chúng ta là những người chinh phục linh hồn tội nhân vì chúng ta không muốn huyết của tội nhân bị đòi nơi tay chúng ta.
"Mà nếu ta còn trễ nãi sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được? là sự cứu rỗi Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta. Đức Chúa Trời cũng dùng những dấu kỳ sự lạ và đủ thứ phép mầu, lại dùng sự ban cho của Đức Thánh Linh mà Ngài đã theo ý muốn mình phát ra để làm chứng với các kẻ đó " (Hêb 2:3, 4).
Chúa Jesus gọi tin lành của Ngài là tin lành về vương quốc của nước Đức Chúa Trời. "Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ Galilê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành của nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi thứ tật bệnh trong dân " (Mat 4:23).
"Đức Chúa Jesus đi khắp các thành, các làng, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành về nước Đức Chúa Trời, và chữa lành các thứ tật bệnh " (Mat 9:35).
Tin lành về Vương quốc (King-dom) là tin lành về sự cai trị của các vua (KINGS-DOMinion). Vua Jesus luôn bày tỏ quyền cai trị bằng cách chữa lành kẻ đau yếu, bịnh tật và đuổi quỉ.
Để hiểu tin lành này, chúng ta nên nhìn lại quá khứ một chút. Quyền cai trị này trước tiên được ban cho Ađam và Êva trong vườn Êđen.
"Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người theo hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị. .. Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. Ngài phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều làm cho đầy dẫy đất, hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị. .. trên mặt đất " (Sáng 1:26, 28).
Chẳng bao lâu Satan đã làm hỏng kế hoạch của Đức Chúa Trời. Satan thèm muốn sự cai trị mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ađam và Êva. Để đạt được điều đó, Satan biết rằng nó phải làm cho con người sa vào tội lỗi. Nếu điều này xảy ra, thì mão miện của sự cai trị sẽ rơi khỏi đầu họ và cây gậy quyền lực sẽ rơi khỏi tay họ. Satan có ở đó để cướp lấy quyền cai trị mà đúng ra thuộc về con người.
Bằng chứng về việc Satan đoạt lấy quyền quản trị này được thấy trong sự cám dỗ Chúa Jesus.
"Ma quỉ lại đem Ngài lên trên núi rất cao, chỉ cho Ngài các nước thế gian, cùng sự vinh hiển các nước ấy, mà nói rằng: Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy ta thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự này " (Mat 4:8, 9).
Vì đây là sự cám dỗ rất có giá trị nên Satan mới đưa ra lời đề nghị có giá trị. Nếu Satan không có quyền cai trị (các nước trên thế gian) để trao đổi với Chúa Jesus thì sẽ không có sự cám dỗ gì cả. Rõ ràng Satan có quyền cai trị và nó đã nêu lên điều đó với Chúa Jesus.
Đức Chúa Jesus đã đến để khôi phục quyền cai trị cho người thừa kế hợp pháp là nhân loại. Ngài phải làm điều này bằng cách chết trên cây thập tự giá. Như thế Ngài mới có thể bước vào thế giới của sự chết và âm phủ và tại nơi đó Ngài đã đắc thắng cả sự chết và âm phủ và giải phóng cho những kẻ tù được tự do.
Đavít đã mô tả cuộc đánh trận anh hùng này của Đấng Christ trong Thi 116:3 "Dây sự chết vương vấn tôi. Sự đau đớn âm phủ áp hãm tôi. .."
Trong Ês 28:18, Êsai đã nói tiên tri rằng Đấng Christ sẽ làm cho những tội nhân chúng ta được thoát khỏi sự chết và địa ngục như thế nào "Bấy giờ ước các ngươi kết với sự chết sẽ phế đi, ước các ngươi giao cùng nơi âm phủ sẽ không đứng được. .."
Chúa Jesus đã đến để "bởi sự chết mình mà phá diệt (vô hiệu hóa) kẻ cầm quyền sự chết là ma quỉ " (Hêb 2:14). Chúa Jesus đã vô hiệu hóa quyền lực của Satan. Ngài đã lấy lại quyền cai trị khỏi tay nó.
"Tiếng reo mừng chiến thắng" của Chúa Jesus được chép trong Khải 1:18 "Ta là Đấng sống, ta đã chết, kìa nay ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ ". Bởi vì Ngài đã cầm chìa khóa nên Ngài đã kiểm soát con đường đến địa ngục và sự chết.
Khi Chúa Jesus từ kẻ chết sống lại, Ngài đã reo lên "MỌI QUYỀN CAI TRỊ (theo bản Ảrập) trên trời và dưới đất đã giao cho ta. .. và ta sẽ ở cùng các ngươi luôn cho đến khi tận thế " (Mat 28:18, 20).
Giăng đã mô tả những kết quả thắng trận bằng những lời sau "... làm cho chúng ta trở nên các vua và các thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời là Cha Ngài, đáng được vinh hiển và quyền cai trị đời đời vô cùng. Amen " (Khải 1:6).
Tin mừng về QUYỀN CAI TRỊ CỦA CÁC VUA đó là bây giờ Chúa Jesus đã có QUYỀN CAI TRỊ. Ngài ở với chúng ta để khôi phục điều đó cho chúng ta. Bây giờ chúng ta là các thầy tế lễ nhà vua. "Nhưng anh em làm. .. chức tế lễ nhà vua (nghĩa là các thầy tế lễ nhà vua)" (IPhi 2:9).
Do đó chúng ta có thể tuyên bố tin mừng rằng Satan không còn quyền cai trị nữa.
"Tin lành về vương quốc này (sự cai trị của Vua) phải được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân..." (Mat 24:14).
Tin lành về vương quốc này là tin lành mà các môn đồ và các sứ đồ đầu tiên đã bày tỏ và rao giảng "Các sứ đồ lại lấy quyền phép rất lớn mà làm chứng về sự sống lại của Đức Chúa Jesus Christ, và hết thảy đều được phước lớn" (Công 4:33).
"Nhưng khi chúng đã tin Philíp, là người rao giảng tin lành về vương quốc của Đức Chúa Trời. .." (8:12).
"Bấy giờ có nhiều phép lạ dấu kỳ được làm ra trong dân bởi tay các sứ đồ. .. Số những người tin Chúa ngày càng đông thêm lên, nam nữ đều đông lắm, đến nỗi người ta đem kẻ bịnh để ngoài đường, cho nằm trên giường nhỏ hoặc trên võng, để khi Phierơ đi qua, bóng của người ít nữa cũng che được một vài người. Dân sự ở các thành lân cận cũng lũ lượt kéo tới thành Giêrusalem, đem đến những người đau ốm và kẻ bị tà ma khuấy hại, thì hết thảy đều được chữa lành " (5:12-16).
"Họ đã hẹn ngày với người, bèn đến thăm tại nhà họ rất đông. .. người cứ làm chứng và giảng giải với họ về vương quốc của Đức Chúa Trời,. .. thuyết phục họ về Chúa Jesus " (28:23).
"Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan, nhưng lại tỏ ra Thánh Linh và quyền phép " (ICôr 2:4).
Tin lành về SỰ CAI TRỊ CỦA VUA này là một bí quyết để làm chứng thành công, tăng trưởng Hội Thánh, dâng hiến tài chánh cách thỏa đáng và giải quyết hầu hết những nan đề đang khuấy phá Hội Thánh khắp trên thế giới.
Những ai chỉ có tin lành bằng lời nói không thôi thì đang gặp rắc rối lớn, "vì tin lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em, không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép, Đức Thánh Linh và sức mạnh của sự tin quyết nữa. .." (ITê 1:5). Vì cớ sự bội đạo (sa ngã) nên nhiều Hội Thánh đã chối bỏ khả năng siêu nhiên của Đức Thánh Linh (xin xem phần C4, những dấu kỳ và phép lạ ngày hôm nay, trong quyền hướng dẫn lãnh đạo, để được giải thích hoàn chỉnh hơn).
Họ đã rao giảng một tin lành khác:
"Tôi lấy làm lạ cho anh em đã vội bỏ Đấng gọi anh em bởi ơn Đức Chúa Jesus Christ, đặng theo tin lành khác. Thật chẳng phải có tin lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí anh em, và muốn đánh đổ tin lành của Đấng Christ " (Ga 1:6, 7).
Nếu chúng ta nắm lấy TOÀN BỘ ĐẠI MẠNG LỆNH TRUYỀN GIÁO của Đấng Christ và làm theo, thì chúng ta có thể chinh phục thế giới này cho Đấng Christ. Nếu chúng ta chối bỏ quyền năng của Thánh Linh và không để cho Ngài có quyền làm chủ đúng đắn trong chức vụ của chúng ta thì chúng ta sẽ kết quả rất ít.
"Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng tin lành cho mọi người. Ai tin và chịu báptêm sẽ được rỗi, nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt " (Mác 16:15,16). Đại mạng lệnh truyền giáo này không dừng lại ở đây nhưng còn tiếp tục:
"Vậy những kẻ tin sẽ được dấu lạ nầy: lấy danh ta mà đuổi quỉ, dùng tiếng mới mà nói, bắt rắn trong tay, nếu uống giống chi độc cũng chẳng hại gì, hễ đặt tay trên kẻ đau thì kẻ đau sẽ lành. Đức Chúa Jesus phán như vậy rồi thì được đem lên trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời.
Về phần các môn đồ, thì đi ra giảng đạo khắp mọi nơi, Chúa cùng làm với môn đồ, và lấy các phép lạ cập theo lời giảng mà làm cho vững đạo. Amen " (Mác 16:15-20).
Khi bạn rao giảng tin lành, điều quan trọng cần nhớ là một trong những lý do chính mà Thánh Linh của Đức Chúa Trời được ban cho là để làm cho vững Lời của Ngài qua các ân tứ của Thánh Linh.
Tiên tri Êli đã khiến con trai của đàn bà góa được sống lại và bà đã nói: "... Bây giờ tôi nhìn biết ông là người của Đức Chúa Trời, và lời phán của Đức Giêhôva ở trong miệng ông là thật " (ICác 17:24).
"Về phần các môn đồ thì đi ra giảng đạo khắp nơi. Chúa cùng làm việc với môn đồ, và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo " (16:20).
Chúa Jesus phán: "Tin lành này về vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến " (Mat 24:14).
Từ "làm chứng" trong câu trên trong tiếng Hy Lạp là "maturion", nghĩa là "một điều gì đó rõ ràng, có cơ sở, có bằng cớ". Nói cách khác là một điều gì đó xác minh tính xác thực của sự việc.
Chúa Jesus muốn nói rằng tin lành này sẽ được rao ra với một điều gì đó để xác minh tính xác thật của đạo và đó là lý do tại sao chúng ta phải có ân tứ của Thánh Linh.
"Đức Chúa Jesus ở Naxarét, tức là người mà Đức Chúa Trời đã dùng để làm việc quyền phép, sự lạ và dấu lạ. .." (Công 2:22).
"Nhưng ta có một chứng lớn hơn chứng của Giăng: vì các việc Cha đã giao cho ta làm trọn, tức là các việc ta làm đó, làm chứng cho ta rằng Cha đã sai ta " (Giăng 5:36).
"Khi đã đến xứ Galilê, Ngài được dân xứ ấy tiếp rước tử tế, bởi dân đó đã thấy mọi điều Ngài làm tại thành Giêrusalem trong ngày lễ vì họ cũng có đi dự lễ " (4:45).
"Đức Chúa Trời cũng dùng những dấu kỳ sự lạ và đủ thứ phép mầu, lại dùng sự ban cho của Đức Thánh Linh mà Ngài đã theo ý muốn Ngài phán ra, để làm chứng với các kẻ đó " (Hêb 2:4).
Khi Phierơ và Giăng lên đền thờ để cầu nguyện, Phierơ được Thánh Linh dẫn dắt để chữa lành một người què. Sự kiện này đã đưa nhiều người đến để nghe các sứ đồ rao giảng (câu 12-26) và cuối cùng có nhiều người tiếp nhận Chúa.
"... Có nhiều người đã nghe đạo thì tin, số tín đồ lên độ 5.000" (Công 4:4).
Để nếm trải được quyền năng siêu nhiên, các sứ đồ đã cầu nguyện để giảng đạo cách dạn dĩ và làm nhiều dấu kỳ, phép lạ hơn.
"Nầy, xin Chúa đoái xem sự họ ngăm dọa và ban cho các đầy tớ Ngài rao giảng đạo Ngài một cách dạn dĩ, giơ tay Ngài ra, để nhờ danh đầy tớ Thánh của Ngài là Đức Chúa Jesus mà làm những phép lạ chữa bịnh, phép lạ và dấu kỳ. Khi đã cầu nguyện thì nơi nhóm lại rúng động, ai nấy đều được đầy dẫy Thánh Linh, giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ ".
"Có nhiều phép lạ và dấu kỳ được làm ra trong dân bởi tay các sứ đồ " (câu 12).
"Số những người tin Chúa càng ngày càng thêm lên, nam nữ đều đông lắm" (câu 14).
Câu 6: "Đoàn dân nghe người giảng và thấy các phép lạ người làm, thì đồng lòng lắng tai nghe người nói ".
Ênê bị bại tám năm rồi. Sau khi Phierơ chữa lành cho ông thì nhiều người đã tin. "Hết thảy dân ở Lyđa và Sarôn thấy vậy đều trở về cùng Chúa " (câu 35).
Một nữ Cơ đốc nhân tên là Đôca đã từ kẻ chết sống lại ở thành Giốpbê và có nhiều người đã tin Chúa.
"Việc đó đồn ra khắp thành Giốpbê nên có nhiều người tin theo Chúa " (9:42).
Đức Thánh Linh ban cho Phaolô những ân tứ Thánh Linh (ân tứ Lời khôn ngoan và Lời tri thức) để giúp cho một quan trấn thủ được cứu.
"Quan trấn thủ thấy sự đã xảy đến bèn tin, lấy làm lạ về đạo Chúa " (câu 12).
Không hề có sự bảo đảm nào để nói rằng một người nào đó sẽ theo Chúa Jesus thậm chí khi họ đã kinh nghiệm quyền năng phép lạ của Ngài cách cá nhân.
Chúa Jesus đã làm nhiều dấu kỳ và phép lạ một cách quyền năng nhưng Ngài đã tỏ ra hết sức thất vọng vì hầu hết những người theo Ngài đã thực hiện phép lạ với những lý do sai trật.
Họ quan tâm đến bánh và cá hơn là nhận biết Chúa Jesus làm Cứu Chúa của đời sống họ (Giăng 6:26).
Bạn còn nhớ trong số hàng chục ngàn người thấy Chúa Jesus làm phép lạ thì không có một ai đứng bên cạnh Ngài khi Ngài bị đóng đinh. Ngay cả vào ngày lễ Ngũ Tuần cũng chỉ còn sót lại một trăm hai mươi môn đồ (Công 1:15) đang cầu nguyện mặc dầu có năm trăm người đã nhìn thấy Đấng Christ phục sinh (ICôr 15:6).
Chúa Jesus đến một ngôi làng và chữa lành cho mười người phung nhưng chỉ có một người quay lại bày tỏ lòng biết ơn và tôn vinh Đức Chúa Trời. Mặc dầu đời sống họ được Đức Chúa Trời đụng chạm đến cách kỳ diệu nhưng 90% số họ đi con đường riêng của mình không sẵn lòng đầu phục để theo Chúa.
Phaolô và một số môn đồ khác tiếp tục giảng đạo cách dạn dĩ và Đức Chúa Trời đã xác chứng lời nói của họ bằng dấu kỳ và phép lạ.
"Dầu vậy Phaolô và Banaba ở lại đó cũng khá lâu, đầy dẫy sự bạo dạn và đức tin trong Chúa, và Chúa dùng tay của hai sứ đồ làm những phép lạ dấu kỳ mà chứng về đạo ân điển của Ngài " (câu 3).
Ngay cả có những dấy kỳ, phép lạ thì vẫn có một số người tin, một số không tin.
"Nhưng dân chúng trong thành chia phe ra: Kẻ thì theo bên Giuđa, người thì theo bên hai sứ đồ " (câu 4).
Người ta muốn ném đá họ cho chết: "Lại khi những người ngoại và người Giuđa cùng các quan mình nổi lên đặng hà hiếp và ném đá hai sứ đồ thì hai sứ đồ đã biết trước, bèn trốn tránh trong các thành ở xứ Lycaoni, là thành Líttrơ, thành Đẹtsơ và miền chung quanh đó mà giảng tin lành " (câu 5-7).
Các sứ đồ được "Thánh Linh dẫn dắt" (sau khi suýt bị ném đá) để rời thành phố đó và rao giảng ở nơi khác.
"Tại thành Ycôni, Phaolô và Banaba cùng vào nhà hội của người Giuđa, và giảng hết lòng đến nỗi có rất nhiều người Giuđa và Gờréc tin theo " (câu 1).
Phaolô và những người khác đi rao giảng tin lành và nhiều người đã tin lời của họ.
"Nhưng những người Do Thái chưa chịu tin thì xui giục và khêu chọc lòng người ngoại nghịch cùng anh em " (câu 2).
Những người chưa tin đã khiêu khích người ta chống lại họ.
Câu chuyện sau đây minh họa những gì đã xảy ra trong đời sống của một nhà truyền giáo trẻ khi ông tìm kiếm hiệu quả của việc "những dấu kỳ cặp theo sự truyền giáo"
Cách đây nhiều năm, một cặp vợ chồng truyền giáo trẻ đã đến Ấn Độ. Họ không hiểu sự khái quát Kinh Thánh như đã trình bày ở trên. Họ không hiểu đức tin để làm phép lạ. Họ đã đưa dắt một ít người đến với Chúa nhưng phần lớn là thất bại.
Khi họ rao giảng về Chúa Jesus Christ, người An Độ Giáo đã lịch sự tiếp nhận Ngài như là một vị thần tốt để thêm vào số hàng triệu vị thần của họ thôi, nhưng không hề có sự biến đổi nào trong đời sống của họ cả.
Người hồi giáo thì lý luận rằng: "Làm thế nào ông bà biết rằng Đức Chúa Jesus Christ là Con Đức Chúa Trời hoặc làm sao biết Ngài từ kẻ chết sống lại?". Họ còn tuyên bố rằng: "Ngài là một người tốt nhưng không phải là Con Đức Chúa Trời và chắc chắn là không từ kẻ chết sống lại".
Họ cho rằng kinh Koran là lời của Đức Chúa Trời và Mohammed là tiên tri của Đức Chúa Trời.
Vợ chồng vị giáo sĩ trẻ này tuyên bố rằng Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời và Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời.
Những người Hồi giáo khiêu khích: "Thế thì hãy chứng minh đi".
"Chúng tôi sẽ chứng minh. Hãy xem những câu Kinh Thánh này. Hãy nghe những gì những câu Kinh Thánh này nói". Họ bắt đầu đọc Kinh Thánh cho người Hồi giáo nghe.
Họ đáp: "Ồ không. Đó không phải là lời Đức Chúa Trời. Đó không phải là bằng cớ. Kinh Koran mới là lời Đức Chúa Trời".
KINH THÁNH hay KINH KORAN? Kinh nào là lời của Đức Chúa Trời? Làm thế nào để chứng minh rằng Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời? Không có phép lạ thì không thể chứng minh được.
Họ mong muốn có một kinh nghiệm giống như những người mà chúng ta đọc trong Kinh Thánh: "Các sứ đồ lại lấy quyền phép rất lớn mà làm chứng (maturion = một điều gì đó hiển nhiên, có chứng cớ) về sự sống lại của Đức Chúa Jesus Christ " (Công 4:33).
Họ trở lại quê hương, bịnh hoạn, thất vọng và tan vỡ trong tâm linh, dầu vậy họ không bỏ cuộc. Họ kiêng ăn cầu nguyện, xin sự cứu rỗi cho những người bị thiệt thòi về quyền lợi vì không biết tin lành. Câu trả lời là gì?
Vị giáo sĩ thất vọng này đã kể câu chuyện của ông.
Một buổi sáng nọ, vào lúc sáu giờ, tôi bừng tỉnh vì Chúa Jesus đang đứng trong phòng của tôi. Nhìn xem Ngài, tôi nằm đó như một kẻ chết. Tôi không thể cử động một ngón tay hay một ngón chân. Nước mắt tôi chảy ra mặc dù tôi không biết mình đang khóc.
Tôi không biết là tôi đã nhìn chăm vào đôi mắt sắc sảo của Ngài bao lâu trước khi Ngài biến mất và tôi cũng không biết điều đó kéo dài trong bao lâu trước khi tôi có thể ra khỏi giường. Tôi bò lê trên sàn nhà, mặt úp xuống, phủ phục trước mặt Ngài cho đến buổi chiều.
Ngày hôm đó khi tôi bước ra khỏi phòng, tôi là một người mới. Tôi đã gặp Chúa Jesus. Ngài không phải là một tôn giáo. Ngài đang sống và rất thực. Tôi đã thấy Ngài! Ngài trở thành Chúa của đời tôi.
Từ ngày đó, người ta có nói hay nghĩ gì cũng không phải là vấn đề. Tôi đã khám phá ra một Đấng Christ sống và Ngài trở thành Chúa của cuộc đời tôi.
Sau kinh nghiệm đó, một người của Đức Chúa Trời đã đến thành phố của chúng tôi, rao giảng và giúp cho những kẻ đau. Chúng tôi đã chứng kiến hàng trăm người tin Chúa và những phép lạ chữa lành tức thì không thể chối cãi được. Tôi đã xúc động về những gì tôi đã thấy.
Dường như có hàng ngàn tiếng nói quay tít trong đầu tôi rằng: "Con có thể làm được điều đó. Đó là điều Chúa Jesus đã làm. Đó là điều Phierơ và Phaolô đã làm. Điều đó chứng tỏ rằng các phương pháp của Kinh Thánh vẫn còn dành cho ngày hôm nay. Con có thể làm điều đó".
Tôi biết tôi có thể làm được. Vì tôi biết Đấng Christ có thể làm điều đó trong tôi và qua tôi. Tôi biết Ngài chẳng hề thay đổi.
1) Vùng Caribê. Sau đó chúng tôi đeo đuổi những người chưa tin Chúa. Chúng tôi bay đến Jamaica. Trong mười ba tuần trên chín ngàn người tiếp nhận Chúa, toàn bộ chín mươi người mù đã được chữa lành, trên một trăm người điếc đã được nghe. Hàng trăm phép lạ khác đã xảy ra vì "... Chúa cùng làm việc với chúng tôi, và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo " (Mác 16:20).
Sau đó, chúng tôi đến Puerto Rico. Các chiến dịch còn lớn hơn nữa. Họ rất đông! Sứ điệp của chúng tôi rất đơn sơ. Người dân muốn thực tế. Họ tin rằng "họ sẽ thấy các phép lạ Ngài làm cho kẻ bịnh " (Giăng 6:2).
Sau đó chúng tôi đến Haiti. Cũng giống như vậy. Các tòa nhà không thể chứa hết đến nỗi người ta đứng đầy sân và thậm chí còn lấn ra cả đường đi.
Sau đó là Cuba. Vào lúc này, cuộc truyền giáo còn hơn là sự thăm viếng thuộc linh tự phát trong một vài nước và trở thành như là một khuôn mẫu.
Những buổi nhóm này đã được loan báo trước khắp thế giới.
Nhưng nghi thức trong nhà thờ quá mạnh. Những vị Mục sư có thiện chí đã bắt đầu an ủi chúng tôi và chuẩn bị chúng tôi để đối phó với sự thất bại không thể tránh khỏi. Người ta bảo chúng tôi rằng đừng hy vọng rằng những điều như vậy sẽ xảy ra ở mọi nơi.
Có một số người bảo chúng tôi rằng đôi khi Đức Chúa Trời đã dự định trước những sự kiện lớn này nhưng đó không phải là một khuôn mẫu.
Người ta bảo với chúng tôi hãy chuẩn bị để gặt lấy sự thất bại cũng như thành công, vì đó sẽ là cách của Đức Chúa Trời kẻo e chúng tôi trở nên kiêu ngạo chăng.
Tất cả những điều này chúng tôi nghe có vẻ nghi thức quá và chúng tôi không chấp nhận lời nói của họ. Chúng tôi tin chắc rằng đại mạng lệnh truyền giáo của Chúa Jesus là dành cho "mọi dân tộc, mọi người ". Ngài hứa rằng những dấu lạ này sẽ đến với "kẻ nào tin " và không hề đề cập đến một ngoại lệ nào "cho đến đầu cùng đất ".
Chúng tôi tin rằng mọi dân tộc trong mọi quốc gia trên cả thế giới này sẽ tin khi họ thấy phép lạ. Đối với chúng tôi dường như có một sự logic rằng "Nếu chúng tôi rao giảng phúc âm thì Đấng Christ sẽ làm phép lạ để làm cho vững đạo ". Chúng tôi đứng vững trên sự kiện này.
Vì thế chúng tôi không chuẩn bị để thất bại, chúng tôi vẫn không thể thất bại được. Chúng tôi tin là sẽ thành công. Đấng Christ chẳng bao giờ thất bại. Phúc âm chẳng bao giờ thất bại.
Khi chúng tôi đến Cuba, những người lãnh đạo thuộc linh khuyên chúng tôi về sự khôn ngoan để quân bình và kiên nhẫn, rằng ở Cuba chúng tôi không cần thiết phải có một buổi nhóm lớn vì chúng tôi đã kinh nghiệm sự thành công ở Jamaica và Puerto Rico.
Lý luận của họ khẳng định rằng "Jamaica là một quốc gia Cơ đốc có truyền thống rồi. Dĩ nhiên Puerto Rico đã bị Hoa Kỳ ảnh hưởng đến nỗi sự đối kháng tôn giáo không còn ở đó nữa".
Họ nói "nhưng tại Cuba này, người dân phản ứng rất triệt để với truyền thống tôn giáo "Cơ đốc". Có lẽ ở đây không giống ở hai nước kia đâu".
Mặc cho những lời khuyên này, khi tin lành về vương quốc Đức Chúa Trời được rao giảng thì người ta cũng như vậy thôi.
Một kế hoạch tổ chức có hàng trăm lãnh đạo "Cơ đốc" thuộc giáo hội truyền thống đã diễu hành trên đường phố để khuyến giục công chúng chống lại những chiến dịch truyền giáo qui mô của chúng tôi, nhưng kết quả là hàng ngàn người quay về với Chúa và mọi chiến dịch rộng khắp các thành phố ở Cuba đã thành công.
2) Venezuela. Sau đó là đến Venezuela. Tôi vẫn còn nhớ lời khuyên mà chúng tôi nhận được ở đây:
Ồ, ở đây thì khác. Ở Cuba và Puerto Rico, sự đối kháng tôn giáo không nhiều vì người dân đã chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nhưng ở đây các ông đang ở trên lục địa Nam Mỹ, các ông có thể bị những người theo giáo hội truyền thống ném đá chết.
Venezuela cũng giống như Cuba. Vô số người tin Chúa. Hàng ngàn người được cứu, không có gì khác cả.
3) Nhật Bản. Sau đó chúng tôi đến Nhật. Khi người ta hay tin là chúng tôi sẽ đi, nhiều lá thư đã bay đến: "Xin đừng đến đây. Nhật Bản khó lắm. Phép lạ không dành cho đất nước này. Nhật Bản chỉ tìm kiếm sự khai sáng về học thuật thôi. Họ xem tổ tiên họ là nguồn linh thiêng.
Nhiều tôn giáo của họ cũng có sự chữa lành nữa. Chúng tôi là các Cơ đốc nhân không muốn tôn giáo của chúng ta đồng nhất với những người chữa bịnh của họ. Mặt khác, phép lạ sẽ chẳng bao giờ thuyết phục được người Nhật về Chúa Jesus đâu".
Những người khác thì nói: "Nhật Bản là nước theo Phật giáo và Shinto giáo. Các ông không quen giảng đạo cho họ. Người dân ở Tây bán cầu rất dễ đến. Họ đã tin Kinh Thánh rồi. Họ tin Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời, rằng huyết Ngài đã đổ ra vì tội lỗi của họ, còn người Nhật thì chẳng bao giờ tin điều này. Các ông sẽ thấy ở đây không giống như vậy. Người dân ở đây không có tình cảm. Họ sẽ không hưởng ứng đâu".
Khuôn mẫu thành công trong các chiến dịch của chúng tôi dường như tạo ra một sự đe dọa cho nền tảng của hội thánh truyền thống ở Nhật Bản mà đã từng tỏ ra là không có hiệu quả.
Vào thời đó người ta không hề biết đến việc đi đến một quốc gia, giảng đạo công khai ở nơi công cộng và gặt hái hàng ngàn linh hồn tội nhân. Những người theo truyền thống nói rằng điều đó chỉ là "cảm xúc". Những người tin Chúa trong những đợt truyền giáo lớn này sẽ không vững vàng.
Các giáo sĩ và những lãnh đạo Hội Thánh trong thế kỷ vừa rồi (thế kỷ 19) chẳng bao giờ làm theo cách đó. Họ đã kiên nhẫn lao khổ trong nhiều năm để cứu lấy một vài người, nhưng họ cho rằng những người tin Chúa của họ vững vàng, đã được chọn lọc kỹ và đúng đắn. Vì vậy nhiều người nghĩ rằng việc truyền giáo lớn chỉ là sự cạn cợt. Điều đó sẽ chẳng bao giờ chịu nổi qua thử thách của thời gian.
Một Mục sư ở Ấn Độ đã nói với tôi "Tôi đã hầu việc Chúa ở đây được năm năm và chưa chinh phục cho Chúa được một linh hồn nào. Đó là cách ở Ấn Độ này. Anh phải học tập kiên nhẫn".
Dường như cần phải có một khuôn mẫu có tính chất cách mạng, theo bản năng, những ý nghĩ theo truyền thống thường chối bỏ bất kỳ điều gì mới sẽ thay thế những chính sách và địa vị được hội thánh thiết lập và chấp nhận một cách đầy đe dọa.
Dường như Đức Chúa Trời muốn bày tỏ cho dân Ngài ở mọi nơi rằng không có một ngoại lệ nào trong việc truyền giảng phúc âm cả. Chúa Jesus muốn tất cả chúng ta đều biết rằng đại mạng lệnh truyền giáo của Ngài luôn có hiệu lực ở bất cứ nơi nào mà phúc âm được giảng ra bằng đức tin sống và trong sự vâng lời.
Không phải tất cả những lãnh đạo Hội Thánh ở Nhật Bản đều bi quan và tiêu cực cả đâu. Một số người đã viết thư cho chúng tôi: "Hãy đến và giúp đỡ chúng tôi với. Những quan điểm thần học hiện đại về Đấng Christ chẳng bao giờ cứu được người Nhật cả. Họ phải thấy phép lạ".
Tôi nhớ lại lập luận của một Mục sư Báptít đã viết rằng "Nhật Bản đầy dẫy những tà giáo chữa bịnh dỏm. Người Nhật phải nhìn thấy điều thật. Hội Thánh hiện nay của chúng tôi thiếu nhiều quyền năng phép lạ. Xin hãy đến giúp chúng tôi. Các bạn có những điều mà chúng tôi cần để chinh phục dân tộc đông đảo này".
Chúng tôi chấp nhận sự thách thức và Nhật Bản cũng giống như Jamaica,Cuba và Venezuela. Khi họ thấy phép lạ, người Nhật đã thét lên, khóc lóc và ăn năn còn hơn những nơi mà chúng tôi đã chứng kiến.
Chúng tôi đã đến trung tâm lịch sử và tôn giáo của Nhật Bản là Kyoto. Ở đó trên một cánh đồng rộng gần khu trung tâm, hàng ngàn người đã nghe tin lành. Bốn mươi bốn người điếc và câm đã được chữa lành trong một chiến dịch. Nhiều phép lạ đã xảy ra.
Những người Shinto giáo và Phật giáo đã hành động giống như người Jamaica và Cuba. Hàng ngàn người tin Chúa. Người Nhật cũng đã hưởng ứng với tin lành giống như bất kỳ một dân tộc nào.
4) Thái Lan. Chúng tôi đến Thái Lan, là một vương quốc phật giáo rất mạnh ở Đông Nam Á. Một số người đã nói "Ở đây sẽ không giống như ở Nhật đâu. Người phật giáo Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng bởi sự chiếm đóng thời hậu chiến tranh. Người Nhật có thiện cảm với người Mỹ, nhưng ở Thái Lan chúng ta đang gặp những người phật giáo theo kiểu cũ đấy. Họ chẳng bao giờ bị một thế lực ngoại quốc nào cai trị cả. Họ sẽ không nghe người ngoại quốc đâu".
Khi chúng tôi mới hầu việc Chúa ở Thái Lan, chưa đến mười hai người trong cả nước được báptêm bằng Thánh Linh. Ngay cả những người lãnh đạo được báptêm bằng Thánh Linh này cũng không sốt sắng rao giảng phúc âm ở những nơi công cộng. Vì điều này vi phạm nền văn hóa của Thái.
Phương pháp rao giảng như thế dường như quá khiêu khích đối với bất kỳ cộng đồng người Thái nào. Họ là một dân tộc trầm tĩnh và nhạy bén. Bất kỳ phương pháp truyền giáo nào dành cho họ cũng nên đi theo đặc điểm truyền thống của họ.
Không cần phải nói, khi người Thái nhìn thấy phép lạ người mù được thấy, người què được đi, người phung được sạch, người điếc được nghe, thì họ đã đáp ứng với tin lành còn khác hơn cả người Nhật, người Venezuela, người Cuba, người Puerto Rico hoặc người Jamaica. Họ tiếp nhận Đấng Christ hằng sống và hăng hái theo Ngài.
Ngày nay có hàng triệu Cơ đốc nhân đầy dẫy Thánh Linh trên khắp Thái Lan. Những chức vụ chinh phục linh hồn tội nhân đã nuôi nấng họ, gây dựng những Hội Thánh lớn, mạnh mẽ.
5) Indonesia. Lần đầu tiên chúng tôi hầu việc Chúa ở Java, Indonesia thì 95% dân số nước này theo đạo Hồi. Chúng ta đều biết rằng hồi giáo là những nơi rất khó đến. Họ không tin Chúa Jesus là Con của Đức Chúa Trời và không tin Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại.
Chúng tôi nhớ hồi ở Ấn Độ, chúng tôi đã thuyết phục họ cách tuyệt vọng làm sao. Tuy nhiên chúng tôi đến thủ đô của đảo Java thì mọi điều đã khác hẳn. Chúng tôi biết làm thế nào để họ tin phép lạ.
Đêm đầu tiên tôi rao giảng cho vô số người, tôi đã làm một điều bất thường vào cuối bài giảng. Tôi bảo họ rằng tôi không muốn họ tiếp nhận Chúa Jesus Christ trừ khi Ngài phải tự chứng tỏ Ngài là Đấng sống bằng những phép lạ không thể chối cãi được. Tôi bày tỏ ý nghĩ của tôi rằng nếu Đấng Christ chết thì Ngài không thể làm điều gì tốt cho họ cả.
Tôi nhấn mạnh rằng Đức Chúa Jesus Christ đã được xác nhận là Con của Đức Chúa Trời bởi những phép lạ cách đây 2.000 năm và nếu hôm nay Ngài còn sống thì Đức Chúa Trời sẽ xác nhận điều đó bằng cách làm những phép lạ không thể chối cãi được trong sự hiện diện của họ.
Họ biết về một nhân vật Jesus theo lịch sử. Họ đã từng nghe rằng Ngài là một người tốt, thậm chí là một tiên tri có quyền năng chữa lành để làm các phép lạ. Họ biết Ngài bị đóng đinh và họ cũng tin chắc rằng sự giảng dạy của người Cơ đốc về sự phục sinh của Ngài là giả dối.
Chỉ có một sứ điệp dành cho người Hồi giáo là: Nếu Đức Chúa Jesus Christ còn sống thì hãy để Ngài làm những phép lạ mà Ngài đã làm trước khi Ngài bị giết. Nếu Ngài đã chết, Ngài không thể làm được. Nếu Ngài đã sống lại, Ngài sẽ làm.
Tôi mời những người điếc. Tôi bảo họ rằng tôi sẽ nhơn danh Chúa Jesus mà cầu nguyện cho họ. Nếu Đấng Christ đã chết thì danh Ngài chẳng có quyền năng gì cả. Nếu Ngài đang sống, Ngài sẽ làm giống như Ngài đã từng làm trước khi chịu chết trên thập tự giá.
Người đầu tiên chịu cầu nguyện là một tu sĩ hồi giáo khoảng năm mươi lăm tuổi. Ông ta đội một chiếc mũ đuôi sam màu đen, chứng tỏ rằng ông đã từng hành hương đến thành phố Mecca thiêng liêng của Hồi giáo ở Ảrập. Ông có một lỗ tai bị điếc hoàn toàn từ lúc mới sinh và chẳng nghe được một âm thanh nào ở lỗ tai đó cả.
Tôi làm chứng với ông về Chúa Jesus Christ và bảo với ông là tôi sẽ cầu nguyện như thế nào. Tôi giải thích rằng Đức Chúa Trời đang nhìn xem chúng ta. Tôi làm chứng với ông rằng Đức Chúa Trời đã khiến Chúa Jesus từ kẻ chết sống lại. Tôi giải thích rằng Đức Chúa Trời muốn mọi người biết rằng Đấng Christ đang còn sống, do đó Ngài sẽ đưa ra bằng chứng về sự phục sinh của Chúa Jesus bằng cách làm phép lạ này.
Sau đó tôi nói với mọi người: "Nếu người đàn ông này không nghe được sau khi tôi cầu nguyện xong thì quí vị có thể nói rằng tôi là một người rao giảng giả dối và Chúa Jesus đã chết rồi. Nhưng nếu người này nghe được, quí vị phải biết rằng Đấng Christ đã sống lại, vì Đấng Christ chết thì không thể làm một phép lạ như thế".
Tôi nhìn ông ta và nói "Chúng con biết rằng Đức Chúa Jesus Christ là Con của Đức Chúa Trời và Ngài đã khiến Chúa Giêxu từ kẻ chết sống lại, chỉ bởi huyết Ngài đã đổ ra mà chúng con mới có thể đến với Đức Chúa Trời để nhận sự sống đời đời theo lời Kinh Thánh, Ngài cho chúng con biết điều đó bằng cách làm cho người điếc này nghe được. Nhơn danh Chúa Jesus Christ. Amen".
Toàn thể đám đông đã sững sốt khi vị tu sĩ hồi giáo này có thể nghe được những tiếng thì thầm nhỏ nhất và ngay cả tiếng gõ nhịp của chiếc đồng hồ đeo tay.
Tối hôm đó, hàng ngàn người đã đưa tay lên để bày tỏ rằng họ muốn tiếp nhận Đức Chúa Jesus Christ làm Cứu Chúa của họ. Điều này thật khác với sự lúng túng mà chúng tôi phải chịu khi cố gắng thuyết phục những người hồi giáo ở Ấn Độ cách đây bảy năm.
Những người hồi giáo cũng giống như những người Nhật Bản. Khi họ thấy được bằng chứng của tin lành rằng Chúa Jesus Christ hiện đang sống thì họ tin.
Cơ đốc giáo mà không có phép lạ thì không thể chứng minh rằng Chúa Jesus còn sống. Nếu cất phép lạ ra khỏi Cơ đốc giáo thì những gì bạn còn lại chỉ là một tôn giáo không có sự sống như bao tôn giáo khác.
Người Hồi giáo biết tiên tri Mohammed của họ đã chết nhưng chúng ta biết Cứu Chúa Jesus của chúng ta vẫn còn sống. Khi điều đó được phép lạ chứng minh thì người ta sẽ bỏ vị tiên tri đã chết của họ và đi theo Đấng đang sống. Không có phép lạ thì không có bằng cớ.
Đây là lý do tại sao Chúa Jesus ra lệnh cho mỗi tín đồ phải rao giảng khắp thế giới và Ngài còn hứa rằng những dấu lạ sẽ cặp theo "trong muôn dân... cho đến khi tận thế". Ngài biết rằng luôn phải cần đến phép lạ để chứng tỏ một cách thực sự với thế giới này rằng Chúa Jesus vẫn còn sống.
Khi chúng tôi còn là những giáo sĩ trẻ ở Ấn Độ, những người Hồi giáo đã thách thức chúng tôi rằng: "Hãy chứng minh rằng Đấng Christ của anh còn sống đi".
Chúng tôi đã tuyệt vọng và lúng túng. Chúng tôi phải rời khỏi Ấn Độ, hoặc chấp nhận hiện trạng mà người ta đã tin rằng "đức tin và kiên nhẫn mà vẫn không kết quả". Chúng tôi không thể tự mình làm điều đó.
Nhưng ở Indonesia thì khác.
Một buổi tối nọ trong một chiến dịch truyền giảng lớn, một tu sĩ Hồi giáo trẻ, rất cuồng đạo, giận dữ bước lên những bậc tam cấp để ngăn tôi lại khi tôi đang giảng. Daisy, vợ tôi, phát hiện ra ông ấy đang đi đến và ngăn ông ấy lại ở bậc tam cấp.
Ông ta nói: "người đàn ông này nói dối. Jesus đã chết rồi. Ông ấy không phải là Con Đức Chúa Trời. Hãy để tôi nói với dân chúng về Mahommed, vị tiên tri thật của Đức Chúa Trời".
Vợ tôi cố giải thích với ông ta nhưng ông ta quá kích động.
Cuối cùng vợ tôi bảo "Ông hãy nghe đây. Tôi là một Cơ đốc nhân và đây là điều tôi sẽ làm. Tôi sẽ ngắt lời chồng tôi với một điều kiện: ông và tôi phải cùng đi đến chỗ micro. Chúng ta không tranh luận. Chúng ta phải chứng minh được vị tiên tri nào là thật và đang sống bằng cách mời một người điếc hoàn toàn bước lên.
Ông cầu nguyện cho người đó trước mặt dân chúng và nhơn danh Mohammed. Nếu ông làm được, chúng tôi sẽ tin ở vị tiên tri của ông. Nếu không có phép lạ nào xảy ra, tôi sẽ cầu nguyện cho người ấy nhơn danh Chúa Jesus. Nếu Ngài làm được thì ông và nhân dân của ông phải biết rằng những gì Kinh Thánh đã nói về Đấng Christ là thật, rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại để làm Cứu Chúa của thế gian".
Vị tu sĩ hồi giáo trẻ đó đã từ chối lời thách thức của vợ tôi, bỏ đi trong tức giận.
Đây là điều chúng tôi đã không làm được ở Ấn Độ khi còn là những giáo sĩ trẻ.
6) Bắc Ấn Độ. Cuối cùng chúng tôi đã kinh nghiệm được niềm vui khi quay lại Bắc Ấn Độ sau mười bốn năm, đến đúng thành phố mà chúng tôi đã thất bại thảm hại. Chúng tôi đã quay lại trường đại học của thành phố Lucknow nơi chúng tôi đã không thể chứng minh cho người Ấn Độ giáo và Hồi giáo biết rằng Đức Chúa Jesus Christ là Đấng sống, là Con Đức Chúa Trời đã phục sinh, là Cứu Chúa của thế gian.
Lần này chúng tôi đã khác hẳn! Có 20.000 đến 40.000 người tập trung trước sân vận động lớn.
Chúng tôi giảng rằng: "Đức Chúa Jesus Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi " (Hêb 18:8). Sau đó chúng tôi cầu nguyện. Người điếc được nghe. Người què được đi. Người mù được thấy. Người phung được sạch. Hàng ngàn người đã tiếp nhận Chúa.
Chúa Jesus bày tỏ chính Ngài cho người Ấn Độ qua chúng tôi. Sự tìm kiếm Lẽ thật của chúng tôi đã được trả giá. Đây là cách mà sự truyền giáo thế giới phải tiến hành.
"Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống " (Công 1:3).
Một thanh niên thuộc Ấn giáo là sinh viên đại học, đứng lên giữa đám đông nhạo báng đủ điều. Khi chúng tôi cầu nguyện, đột nhiên Chúa Jesus hiện ra với anh ta, mặc áo điều. Ngài giơ đôi bàn tay bị đinh đóng ra và nói: "Hãy nhìn xem tay ta đây. Ta là Jesus ".
Người thanh niên té xuống đất, khóc lóc, ăn năn, nức nở. Sau đó anh ta chạy đến chỗ micro với khuôn mặt đầy nước mắt, anh kể lại những gì mình đã thấy và giục giã đồng bào mình tin Chúa.
Thật khác làm sao so với những buổi nhóm của chúng tôi cách đây mười bốn năm! Với phép lạ thì Ấn Độ cũng giống như những quốc gia khác.
7) Châu Phi. Sau đó chúng tôi đến Châu Phi. Ở đó chúng tôi cũng chứng minh với dân chúng như đã làm ở mọi nơi.
Một người ăn xin Hồi giáo ở Châu Phi bị què vì bịnh sốt bại liệt, đã bò trên mặt đất trong mười ba năm. Ông đã bò lê trong sự dơ bẩn cho đến khi đến được chỗ truyền giảng. Ông ta lắng nghe tin lành và khi ông ta tin Chúa Jesus Christ thì được chữa lành ngay.
Ông chen qua đám đông và bước lên phía trên và làm chứng cho dân chúng về phép lạ ông đã nhận được.
Khi ông đứng trên diễn đàn, nước mắt ràn rụa và la lên rằng: "Đức Chúa Jesus Christ đang còn sống, nếu không làm thế nào Ngài có thể chữa lành cho tôi được? Mohammed đã chết nhưng Chúa Jesus vẫn còn sống. Hãy nhìn xem tôi đây. Quí vị đã biết tôi. Tôi đã ăn xin trên các đường phố của quí vị. Bây giờ tôi có thể đi được. Hãy nhìn đây! Chúa Jesus đang sống!".
Có bài giảng nào hay hơn bài giảng này chăng? Điều đó giống như sách Công vụ đang được tái lập ngày hôm nay.
Chúng tôi thấy rằng người ta khắp trên thế giới này rất cần Đấng Christ. Họ tìm kiếm thực tế và tin khi họ có bằng chứng rằng Chúa Jesus đang còn sống và rất thực tế.
Đức Chúa Trời dựng nên toàn thể nhân loại giống như nhau. Con người được tạo nên để bước đi với Đức Chúa Trời. Theo bản năng, họ đang tìm kiếm Ngài. Đây là lý do tại sao mọi chi tộc chưa được nghe truyền giáo đều làm theo một nghi thức tôn giáo nào đó để tìm kiếm Đức Chúa Trời.
Bằng những lời nói thẳng thắn và đơn giản, không cần phải giải thích mà chỉ tuyên bố, phúc âm chính "là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin " (Rô 1:16).
Con người đang cần phúc âm. Và nhiệm vụ của chúng ta là rao giảng làm chứng và công bố phúc âm ở mọi nơi, cho những đám đông hoặc cho những cá nhân, ở nơi công cộng hoặc tại nhà riêng. Người ta đang cần những gì mà chúng ta có. Chúng ta làm chứng điều này cho cả thế giới. Đây là lý do tại sao chúng ta trở thành những người chinh phục linh hồn - bởi vì những gì chúng ta đã chứng kiến.
Bạn thấy không, chỉ có hai loại thầy giảng đạo hoặc hai loại nhân sự Cơ đốc đó là: tiêu cực và tích cực, nghi ngờ và tin cậy.
Một số người nghĩ rằng nếu họ rao giảng trên đường phố thì sẽ không có ai lắng nghe họ và những người qua đường sẽ nhạo cười họ, những tài liệu họ phát sẽ bị người ta ném xuống và giày đạp, những cánh cửa sẽ đóng sầm trước mặt họ. Đó là một thái độ tiêu cực về một cơ hội rất tích cực.
Chúng tôi tin rằng khi chúng tôi rao giảng trên đường phố thì đám đông sẽ vây quanh chúng tôi, chú ý nghe sứ điệp của chúng tôi, những người qua đường sẽ vui mừng nhìn xem một Cơ đốc nhân đang làm chứng.
Chúng tôi tin rằng khi chúng tôi phân phát các tài liệu về phúc âm, họ sẽ vui mừng nhận lấy, quý trọng và đọc.
Chúng tôi tin rằng khi chúng tôi gõ cửa, chúng tôi sẽ thấy các gia đình chào đón sự giúp đỡ của chúng tôi, những người đau cần được chữa lành, những nan đề cần được giải quyết, những tấm lòng và lỗ tai mở ra để nghe lời khải đạo và cầu nguyện của một Cơ đốc nhân thật, có đức tin sống động. Đây là thái độ tích cực và có hiệu quả.
Chúng ta là những người chinh phục linh hồn tội nhân và chúng ta đã làm chứng khắp thế giới, trong mọi hoàn cảnh thích hợp để người ta cần đến Đấng Christ và ít quan tâm đến tôn giáo khác. Họ khao khát Đức Chúa Trời, sự cứu chuộc và sự sống đời đời của Ngài, và coi thường những nguyên tắc tôn giáo không có sự sống.
Họ được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, giống như Ngài, để đồng đi và nói chuyện với Ngài. Họ sẽ chẳng bao giờ toại nguyện cho đến khi tìm thấy Đức Chúa Jesus Christ là đường đi, chân lý và sự sống (xem Giăng 14:6).
Với sáu mươi triệu người chưa được cứu thêm vào trong thế hệ của chúng ta hằng năm, là những người đang tìm kiếm ánh sáng và sự sống, thì ưu tiên hàng đầu của chúng ta là làm chứng, rao giảng phúc âm, tạo ra những phương tiện cứu người cho các Cơ đốc nhân. Đây là điều ưu tiên của chúng ta cho đến khi Đấng Christ trở lại. Đây là lý do thứ bảy vì sao chúng ta phải là những người chinh phục linh hồn tội nhân.
Bạn được tự do in lại những điều sau đây và sử dụng trong khi đi cứu người. Đặc biệt phần này dành cho những nhóm người như sau:
• Nếu bạn không biết chắc về sự cứu rỗi của bạn, hoặc không biết chắc là bạn đã thật sự tái sanh, hoặc
• Nếu bạn không biết bạn có phải là Cơ đốc nhân thật hay không, hoặc
• Nếu bạn chỉ đơn thuần chấp nhận một tôn giáo, gia nhập một hội thánh và chỉ bằng lòng với Kinh Thánh về mặt lý trí mà không có một kinh nghiệm nếp sống mới nào.
• Trước hết, tôi tặng chương này cho bạn là người chưa được cứu hoặc đã tin Chúa và biết điều đó.
Kinh Thánh nói rằng chúng ta có thể "... biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết qua sự sống " (IGiăng 3:14).
Những điều sau sẽ cho bạn biết, vượt qua sự nghi ngờ, để bạn kinh nghiệm được một phép lạ bên trong về một đời sống mới trong Đấng Christ. Điều đó sẽ xảy ra trong bạn khi bạn đọc điều này với lòng tôn trọng và đức tin đơn sơ.
Nếu bạn đã là một Cơ đốc nhân rồi, hãy kết ước đi chinh phục tội nhân, phần này có thể là phần hướng dẫn để giúp bạn bày tỏ cho người khác làm thế nào để kinh nghiệm phép lạ của đời sống mới.
Tôi muốn nói với bạn làm thế nào để được cứu khỏi địa ngục, khỏi tội lỗi, khỏi sự chết, khỏi bịnh tật và khỏi điều ác. Kinh Thánh chép "Đức Chúa Jesus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, đó là điều chắc chắn đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy " (ITi 1:15).
Kinh Thánh chép "Và Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu " (Giăng 3:17).
Phierơ nói "Hễ ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu " (Công 2:21).
Bạn có thể được cứu ngay hôm nay. Đây là những gì bạn cần: được cứu và biết Chúa Jesus là Cứu Chúa của chính bạn.
Nhưng được cứu nghĩa là gì?
Được cứu nghĩa là được sinh ra từ trên (tái sinh) để trở nên con cái của Đức Chúa Trời.
Chúa Jesus phán "Các ngươi phải sanh lại (sinh ra từ trên)" (Giăng 3:7). Điều này nghĩa là bạn phải kinh nghiệm sự sinh ra từ trời hay sự sinh ra thuộc linh, giống như sự sinh ra theo tự nhiên, thuộc về đất của bạn vậy. Đây là sự sinh ra lạ lùng.
Khi bạn mời Đấng Christ vào lòng, Ngài sẽ thật sự đến và sống trong bạn và bạn được dựng nên mới vì Ngài bắt đầu sống trong bạn. Đây không phải là tiếp nhận một tôn giáo. Đây là tiếp nhận Đấng Christ. Ngài là một con người chứ không phải một triết lý. Ngài là thực tế chứ không phải lý thuyết.
Khi bạn lập gia đình, bạn sẽ tiếp nhận một người vợ hoặc người chồng vào đời sống bạn. Bạn không nhận lấy "tôn giáo hôn nhân". Bạn tiếp nhận một con người khác. Đó là người bạn đời của bạn.
Khi bạn được cứu bằng cách tiếp nhận Đấng Christ, bạn không phải tiếp nhận tôn giáo Cơ đốc mà bạn đang tiếp nhận một Con Người là Chúa Jesus. Sự tin Chúa của tôi cũng rõ ràng như việc tôi cưới vợ vậy. Trong cả hai trường hợp, có một người khác đã bước vào cuộc đời tôi.
Kinh Thánh nói về Chúa Jesus rằng "... hễ ai nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời " (Giăng 1:12).
Thật là kỳ diệu khi người ta có thể tiếp nhận một sự tái sinh và được sanh vào trong gia đình hoàng tộc của Đức Chúa Trời. Bạn đã được sinh ra một lần rồi, sinh trong tội lỗi, là con cái của tội lỗi, là tôi tớ của ma quỉ. Bây giờ Đấng Christ phán "các ngươi phải sanh lại " (3:7). Bạn phải được thay đổi, được cứu, được biến đổi, được làm nên mới.
Được cứu nghĩa là tội lỗi đã được tha.
Kinh Thánh chép "Ấy là Ngài tha thứ các tội ác ngươi " (Thi 103:3).
Thiên sứ phán "Ngươi khá đặt tên là JÊSUS, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội " (Mat 1:21).
Đức Chúa Trời phán: "Ấy chính ta, là Đấng vì mình ta mà xóa sự phạm tội ngươi " (Ês 43:25). "Ta sẽ chẳng còn nhớ đến tội lỗi gian ác của chúng nó nữa " (Hêb 10:17).
"Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu thì Ngài đem sự vi phạm chúng tôi xa chúng tôi bấy nhiêu " (Thi 103:12).
Được cứu nghĩa là nhận một gia đình và dòng dõi thuộc linh mới.
Phaolô nói "Vậy nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới, những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới " (IICôr 5:17).
Đó chính là những gì sẽ xảy ra khi Đấng Christ cứu bạn. Sự biến đổi sẽ xảy ra. Những ước muốn, thói quen và bệnh tật cũ đã qua rồi. Tất cả mọi sự đều trở nên mới. Bạn đã nhận được sự sống mới, bản chất mới, sức khỏe mới, những ước muốn và hoài bão mới. Bạn đã nhận được sự sống của Đấng Christ.
Ngài phán: "Ta đến để cho chiên được sự sống và sự sống dư dật " (Giăng 10:10).
Được cứu nghĩa là tiếp nhận sự bình an.
Chúa Jesus phán: "Ta để sự bình an lại cho các ngươi. Ta cho các ngươi sự bình an " (Giăng 14:27). Ngài phán: "Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta " (16:33).
Sự bình an thật chỉ đến với sự tha thứ và sự cứu chuộc của Đấng Christ mà thôi. Bạn chẳng bao giờ có sự bình an của tâm hồn trong tội lỗi. Kinh Thánh chép: "Đức Chúa Trời đã phán: Những kẻ gian ác chẳng hưởng sự bình an " (Ês 57:21).
1) Sự Bình An Của Đức Chúa Trời. Sự bình an CỦA Đức Chúa Trời là cảm nhận sự yên tĩnh, an toàn rằng mọi sự đều ổn cả. Bạn biết Đức Chúa Trời đang tể trị và bạn không sợ hãi gì cả. Đó là sự bình an tuyệt vời.
"Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và ý tưởng của anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ " (Phil 4:7). "Vì nước Đức Chúa Trời. .. tại sự công bình, bình an, vui vẻ trong Thánh Linh vậy " (Rô 14:17).
2) Sự Bình An Với Đức Chúa Trời. Bình an VỚI Đức Chúa Trời là một điều hoàn toàn khác. "Chúng ta được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận (bình an) với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jesus Christ chúng ta " (5:1).
Là những tội nhân, chúng ta là kẻ thù của Đức Chúa Trời, sống trong sự phản loạn chống lại ý chỉ và mục đích của Ngài. Chúng ta đang đánh trận với Ngài.
"... Khi chúng ta còn là thù nghịch với Đức Chúa Trời, đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài. .." (5:10). "Còn anh em ngày trước là ... thù nghịch với Đức Chúa Trời. .. bởi ý tưởng và việc ác mình, nhưng bây giờ Đức Chúa Trời. .. khiến anh em hòa thuận. .." (Cô 1:21, 22).
Đấng Christ đã làm cho chúng ta hòa thuận với Đức Chúa Trời. Ngài đã làm những gì cần thiết để làm chúng ta hòa lại với Đức Chúa Trời và trở nên bạn hữu của Ngài. Khi chúng ta được cứu, chúng ta tiếp nhận sự bình an CỦA Đức Chúa Trời như là kết quả có được sự bình an VỚI Đức Chúa Trời. "Vì ấy chính Ngài là sự hòa hiệp (bình an) của chúng ta, Ngài đã hiệp cả hai thành một..." (Êph 2:14).
Được cứu nghĩa là tương giao với Đức Chúa Trời.
Bạn được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời vì vậy bạn có thể bước đi và nói chuyện với Ngài. Nhưng tội lỗi của bạn đã làm cho bạn xa cách Đức Chúa Trời. Bây giờ thay vì tương giao với Cha, bạn lại sợ Cha. Ý nghĩ phải đối diện với Đức Chúa Trời làm cho bạn sợ hãi. Tội lỗi của bạn đã cáo trách bạn và tạo nên trong bạn một cảm giác tội lỗi trước mặt Đức Chúa Trời.
Chỉ có Đấng Christ mới có thể cứu bạn khỏi tội lỗi của bạn. Ngài sẽ bôi xóa hết mọi vết nhơ và đem bạn trở lại với Đức Chúa Trời y như thể bạn chưa hề phạm tội vậy.
Sau đó bạn có thể nói như sứ đồ Giăng rằng "Chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha và với Con Ngài là Đức Chúa Jesus Christ " (IGiăng 1:3).
Ngài sẽ là "... một người bạn trìu mến hơn anh em ruột " (Châm 18:24).
Không có người nào được dựng nên để sống một cuộc đời tội lỗi và bịnh tật. Bạn được dựng nên để bước đi với Đức Chúa Trời. Nhưng tội lỗi đã phân cách bạn với Đức Chúa Trời.
"Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời, và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa " (Ês 59:2).
Nhưng "này là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội " (Mat 26:28).
"Còn nếu chúng ta xưng tội mình (với Ngài) thì Ngài là thành tín, công bình sẽ tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác " (IGiăng 1:9).
Giăng nói "Chúng ta biết rằng mình đã vượt qua sự chết mà đến sự sống " (3:14). Có nhiều điều trong thế giới này mà bạn chưa hề biết nhưng bạn có thể biết rằng bạn có sự sống của Đấng Christ trong bạn. Bạn có thể biết rằng bạn đã được cứu, rằng bạn đã được tái sinh.
Nói rằng "Tôi không biết chắc là tôi có được cứu hay không" thì cũng giống như người chồng hay người vợ nói rằng "Tôi không biết chắc là tôi đã lập gia đình chưa".
Nói rằng "Tôi nghĩ là tôi được cứu. Tôi cố gắng để được cứu nhưng tôi không dám chắc về điều đó" thì cũng giống như nói rằng "Tôi nghĩ là tôi đã lập gia đình. Tôi cố lập gia đình nhưng tôi không biết chắc điều đó".
Chúa Jesus phán "Ai tin (phúc âm) và chịu báptêm thì sẽ được cứu " (Mác 16:16).
Phaolô nói "Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jesus ra, và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại thì ngươi sẽ được cứu " (Rô 10:9).
Những lời Kinh Thánh này hứa rằng: Bạn "sẽ được cứu ".
Hãy làm theo những câu Kinh Thánh đó, làm những gì Kinh Thánh nói và bạn có thể biết rằng bạn đã tiếp nhận Đấng Christ, đã vượt qua sự chết mà đến sự sống và đã được cứu. Điều này không phải là tiếp nhận một tôn giáo. Đây chính là sự sống của Đấng Christ.
Theo Kinh Thánh, một Cơ đốc nhân thật là người:
Đến với Đức Chúa Trời như một tội nhân hư mất.
Bởi đức tin, tiếp nhận Chúa Jesus Christ làm Cứu Chúa của cá nhân mình.
Xưng nhận với mọi người rằng Đấng Christ là Chúa.
Mỗi ngày cố gắng làm Ngài đẹp lòng trong mọi sự.
Nếu bạn không biết chắc là bạn đã tiếp nhận Đức Chúa Jesus Christ vào lòng để làm Chúa và Chủ hay chưa thì hãy làm theo bảy bước sau:
"Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời " (Rô 3:23).
"Nếu chúng ta nói mình không có tội thì chúng ta tự dối mình " (IGiăng 1:8).
"Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mặt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi vì tôi là kẻ có tội " (Lu 18:13). "Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sinh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn " (IICôr 7:10).
"Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn. Nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó thì sẽ được thương xót " (Châm 28:13).
"Còn nếu chúng ta xưng tội mình (với Ngài) thì Ngài là thành tín công bình sẽ tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác " (IGiăng 1:9).
"Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng, hãy trở lại cùng Đức Giêhôva, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta vì Ngài tha thứ dồi dào " (Ês 55:7).
"Nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó thì sẽ được thương xót " (Châm 28:13).
"Đấng tha thứ các tội ác ngươi " (Thi 103:3).
"Bây giờ hãy đến chúng ta sẽ biện luận cùng nhau: Dù tội các ngươi đỏ như hồng điều sẽ nên trắng như tuyết, dù đỏ như son cũng được trắng như lông chiên " (Ês 1:18).
Ân điển có nghĩa là một ân huệ mà không chúng ta không xứng đáng được nhận lãnh, mà lẽ ra chúng ta phải tiếp nhận điều ngược lại mới là xứng đáng.
"Vì ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời, ấy chẳng phải bởi việc làm đâu hầu cho không ai khoe mình " (Êph 2:8, 9).
"Vậy hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em " Rô 12:1).
Sau đó hãy nói với những người khác về Đấng Christ. "Hễ ai xưng ta trước mặt thiên hạ thì ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha ta ở trên trời " (Mat 10:32).
"Nhưng anh em là dòng dõi được chọn. .. để anh em nói với người khác về Ngài, Đấng đã gọi anh em ra khỏi sự tối tăm mà vào nơi sáng láng kỳ diệu của Ngài " IPhi 2:9 smf).
"Bây giờ là kỳ cứu rỗi " IICôr 6:2). Không phải là một ngày nào đó, nhưng bây giờ, ngay chính hôm nay. "Bây giờ là thì thuận tiện " (6:2). Không phải là thời kỳ khác nhưng ngay bây giờ.
"Hãy tìm kiếm Đức Giêhôva đang khi mình gặp được, hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần. Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng, hãy trở lại cùng Đức Giêhôva, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta vì Ngài tha thứ dồi dào " (Ês 55:6, 7).
Nếu bạn chưa tiếp nhận Jesus Christ làm Cứu Chúa của bạn thì Chúa đang lắng nghe lời cầu nguyện của bạn. Vì vậy trước khi làm điều gì khác, bạn hãy kiếm một chỗ để ở riêng với Đức Chúa Trời, nơi bạn không bị quấy rầy. Hãy quì gối xuống và cầu nguyện lớn với Chúa như thế này:
Lạy Cha yêu dấu ở trên trời, con đến trước mặt Ngài để tiếp nhận sự ban cho mà Ngài đã hứa trong Kinh Thánh, đó là sự sống đời đời. Con xin nhìn nhận rằng con đã phạm tội nghịch cùng Ngài. Con đáng chết vì tội lỗi mình vì Ngài phán rằng "sự trừng phạt cho tội lỗi là sự chết ".
Con tin rằng trong sự thương xót và tình yêu thương lớn lao của Ngài dành cho con, Ngài đã sai Con Ngài là Chúa Jesus Christ chết trên thập tự giá để chết thay tội lỗi của con.
Lẽ ra con là kẻ phải trả giá cho tội lỗi của mình nhưng Chúa Jesus đã yêu con và trả giá cho con, chịu chết thay cho con.
Sau khi chịu chết trên thập tự giá vì tội lỗi, con tin rằng Ngài đã từ kẻ chết sống lại mãi mãi để làm Cứu Chúa của con.
Con ăn năn về những tội lỗi đã làm con xa cách ơn phước Ngài. Con thật sự xây bỏ đời sống tội lỗi và quay về với Ngài, cầu xin sự tha thứ của Ngài cho mọi tội của con.
Tại đây và ngay bây giờ con xin mời Chúa Jesus vào lòng con làm Cứu Chúa để cứu con khỏi tội lỗi, địa ngục và khỏi mọi quyền lực của ma quỉ. Con tiếp nhận Đấng Christ làm Chúa của cuộc đời con. Giờ đây và ngay bây giờ con hiến dâng cuộc đời con để làm đẹp lòng Ngài. Con tiếp nhận giao ước (lời hứa) mà Con Ngài là Chúa Jesus đã ban cho.
Bây giờ lạy Chúa Jesus, con muốn nói chuyện với Ngài. Ngài đã phán rằng:
"... nếu con đến với Ngài, Ngài sẽ tiếp nhận con và không đuổi con ra ngoài ". Bây giờ con đến với Ngài, yêu mến Ngài với cả tấm lòng, tìm kiếm sự cứu rỗi và chỉ tin nơi huyết của Ngài đã đổ ra vì tội của con. Con biết chắc rằng Ngài không từ bỏ con, Ngài tiếp nhận con ngay bây giờ.
Ngài đã phán "Nếu miệng con xưng Ngài là Chúa và lòng con tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại thì con sẽ được cứu " (Rô 10:9).
Với cả tấm lòng, con tin rằng Ngài là Chúa của con, và Ngài đã từ kẻ chết sống lại. Bây giờ tại đây, con xưng nhận Ngài là Chủ của con, Cứu Chúa của con, là Chúa của con. Bởi đức tin, bây giờ con tiếp nhận Ngài vào lòng con.
Vì Ngài đã chết cho con, chịu hình phạt mà lẽ ra con phải chịu, con biết rằng tội lỗi của con không còn cáo trách con nữa. Ngài đã trả đủ để con được cứu chuộc.
Vì Kinh Thánh chép "Hễ ai đã nhận Đức Chúa Jesus Christ thì Đức Chúa Trời ban cho họ quyền phép để trở nên con cái của Đức Chúa Trời " (Giăng 1:12) - Ngay chính bây giờ con tin rằng Ngài đã ban cho con quyền phép để trở thành con cái của Ngài.
Con tin rằng bây giờ Ngài đã tha thứ cho con. Huyết quý báu của Ngài đã rửa sạch mọi tội của con. Ngài đã bị thương vì sự phạm tội của con. Ngài đã bị đánh đập vì sự gian ác của con. Sự trừng phạt mà lẽ ra con phải chịu đã được chất trên Ngài.
Con biết là con đã được tha thứ. Cảm ơn Chúa.
Từ giờ phút này, con sẽ đọc lời Ngài và cố gắng bước theo Ngài, cố gắng làm đẹp lòng Ngài trong suy nghĩ, việc làm và lời nói của con. Bây giờ con là một Cơ đốc nhân thật, một người đại diện của Chúa Jesus Christ trên đất này. Bây giờ con biết con đã được cứu!"
Để bày tỏ một hành động của đức tin, bạn hãy kết ước với Chúa Jesus bằng cách ký tên vào cuối tờ giao ước sau đây.
Hôm nay, tôi đã đọc về một Cơ đốc nhân thật. Tôi đã học biết được cứu có nghĩa là gì. Tôi chân thành chấp nhận bảy bước đã được nói ở trên và kính cẩn cầu nguyện.
Tôi đã tiếp nhận Chúa Jesus vào đời sống tôi. Bây giờ tôi là một tạo vật mới. Tôi hiến dâng cuộc đời tôi để gắng sức làm Đức Chúa Trời đẹp lòng trong mọi điều tôi nghĩ, nói và làm. Với ân điển và sự giúp đỡ của Ngài, tôi sẽ chia sẻ Chúa Jesus với người khác.
Nương cậy nơi Ngài để Ngài giữ tôi bằng ân điển của Ngài. Hôm nay tôi đã làm xong quyết định này, nhơn danh Chúa Jesus.
Ký tên: ____________________
Ngày tháng: ________________
Có một thời điểm chúng ta không biết khi nào
Một nơi chúng ta không biết ở đâu
Đã đánh dấu số phận của con người
Để rạng danh hay thất bại.
Có một con đường nhưng chúng ta không thấy
Mà đường ấy đi qua mọi lối đi
Đánh dấu đường biên giữa
Sự thương xót của Đức Chúa Trời và cơn thạnh nộ của Ngài.
Vượt qua khỏi đường biên đó là sự chết,
Chết dường như là hành động lén lút
Không phải vì bị mờ mắt
Cũng không phải vì sức khỏe hao mòn
Lương tâm có lẽ yên tâm thoải mái
Tâm linh phấn khởi và vui vẻ
Với những điều rất hài lòng
Không phải quan tâm lo lắng gì cả.
Nhưng Đức Chúa Trời đã định trước
Một dấu hiệu không hề thay đổi
Nhưng loài người lại chẳng thấy,
Vì loài người đui mù trong sự tối tăm.
Có lẽ con người cảm thấy mọi sự đều yên ổn
Không có gì phải sợ hãi
Sống, chết và đi xuống địa ngục
Không chỉ bị hủy diệt mà còn bị nguyền rủa!
Ôi vậy thì đường kỳ diệu ở đâu
Mà con người có thể đi qua
Khỏi những điều Đức Chúa Trời đã thề
Rằng ai đi qua đó sẽ hư mất?
Câu trả lời từ trên trời đáp
"Người Đức Chúa Trời biệt riêng
HÔM NAY, nghe tiếng Ngài,
HÔM NAY, ăn năn và không cứng lòng mình "
Cầu thay là con đường dẫn đến sự chinh phục linh hồn tội nhân. Không Hội Thánh nào có thể thành công mà không có sự cầu thay. Không có Cơ đốc nhân nào có thể tăng trưởng mà không có sự cầu thay. Luật sự sống đòi hỏi sự tái sản sinh "Mà Siôn mới vừa nằm nơi, đã sanh con cái " (Ês 66:8).
Đức Chúa Jesus đã cầu thay và đã thai nghén tôi. "Người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lỗi nhiều người, cầu thay cho những kẻ phạm tội " (53:12).
Khi bạn bắt đầu cầu nguyện cho một người, là bạn đã bắt đầu chăm sóc thuộc linh cho người đó. "Và mỗi khi cầu nguyện, tôi hằng cầu cho hết thảy anh em cách hớn hở " (Phil 1:4). "Cầu nguyện cho anh em không thôi " (Cô 1:3).
"Trước hết người gặp anh mình là Simôn, thì nói rằng chúng ta đã gặp Đấng Mêsia (nghĩa là Đấng Christ)" (Giăng 1:41).
Đấng Christ đến, Ngài nhấn mạnh đến việc tìm kiếm người bị hư mất. "Bởi Con người đã đến, tìm và cứu kẻ bị mất " (Lu 19:10).
Phong trào Cơ đốc giáo trên cả thế giới này dựa trên sự tiếp xúc cá nhân về thuộc linh. Hễ ai thật sự biết Chúa Jesus thì cũng muốn người khác biết Ngài.
Bí quyết nằm trong những lời nói của Anhrê "... chúng ta đã thấy ". Việc tìm kiếm sự thỏa mãn trong tâm hồn của con người chỉ được đáp ứng trọn vẹn trong sự hiểu biết về Chúa Jesus Christ. Sự truyền giáo cá nhân đang nói lên khám phá này. "Người bèn dẫn Simôn đến cùng Đức Chúa Jesus " (Giăng 1:42).
Điều này được hoàn thành như thế nào? Đấng Christ cho chúng ta câu trả lời: "Hãy theo ta, ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người " (Mat 4:19). Có tình yêu đối với Chúa sẽ tạo nên tình yêu đối với nhân loại.
Trả Lời: Tội lỗi là vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời (IGiăng 3:10).
Mọi sự không đúng với đạo đức là tội lỗi (5:17).
Vô tín là tội lỗi (Giăng 16:8,9)
Những đam mê đáng ngờ là tội lỗi (Rô 14:23).
Không đạt được mục tiêu là tội lỗi. Đây là ý nghĩa của từ tội lỗi trong tiếng HyLạp. (3:23).
Không thực hiện bổn phận là tội lỗi (Gia 4:17).
Trả Lời: Sự tự do lựa chọn là món quà vĩ đại mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho con người. "Ngày nay ta bắt trời đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống " (Phục 30:19). Câu Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời ban cho con người quyền lựa chọn, sự sống và sự chết, phước hạnh và rủa sả, và Kinh Thánh cũng thúc giục con người chọn sự sống.
Tội lỗi bắt nguồn trong con người chứ không phải trong Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ngăn cản sự cai trị của tội lỗi (Rô 6:14).
Bằng bất cứ giá nào, Đức Chúa Trời cũng phải đưa ra một giải pháp cho vấn đề tội lỗi. "Nhưng Đức Chúa Trời đã tỏ lòng yêu thương Ngài với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội thì Đấng Christ đã vì chúng ta chịu chết " (5:8). "Ngài đã không tiếc chính Con mình nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao? " (8:32).
Trả Lời: Vì bất kỳ tội lỗi nào cũng gây nên đau khổ "Đức Giêhôva phán rằng những người ác chẳng hưởng sự bình an bao giờ " (Ês 48:22).
Vì bất kỳ tội lỗi nào cũng làm cho chúng ta xa cách Đức Chúa Trời (59:2).
Vì bất kỳ tội lỗi nào cũng làm cho bạn bị nô lệ (Giăng 8:34).
Vì bất kỳ tội lỗi nào cũng kết thúc bằng sự chết (Rô 6:23).
Vì bất kỳ tội lỗi nào cũng bị loại bỏ khỏi thiên đàng (ICôr 6:9).
Trả Lời: Bạn nói đúng. Bạn cũng tốt như tôi và có thể còn tốt hơn tôi nữa. Nhưng hãy suy nghĩ điều này. Chỉ cần nói dối một lần cũng là kẻ nói dối. Chỉ cần giết người một lần cũng bị xem là kẻ giết người. Cũng vậy chỉ cần phạm một tội thôi thì cũng là tội nhân rồi. "Vì người nào giữ trọn luật pháp mà chỉ phạm một điều răn thì cũng đáng tội như đã phạm hết thảy " (Gia 2:10).
"Không có một người công bình dẫu một người cũng không. .. Hết thảy mọi người đều đã phạm tội. .." (Rô 3:10, 23). Và Đức Chúa Trời phán "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jesus Christ là Chúa chúng ta " (6:23).
Không phải vì tôi tốt hơn bạn mà tôi được cứu. Tôi được cứu vì tôi đã cầu xin và nhận được sự tha thứ cho tội lỗi và sự gian ác của tôi. Tại sao bạn không làm như vậy?
Trả Lời: Sự cứu rỗi là sự lựa chọn giữa cái sống và cái chết. "Nếu các ngươi chẳng ăn năn thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy " (Lu 13:3).
Bạn không thể sống một đằng và lại chết một đằng khác. "Vì kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát. Song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời " (Ga 6:8; Khải 21:8).
Bạn không thể chấm dứt tội lỗi bằng sức riêng của bạn. "Vậy nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do " (Giăng 8:36). "Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi " (Phil 4:13).
Đấng Christ có thể đến với bạn tại nơi của bạn (Hêb 7:25).
Trả Lời: Chúa Jesus đến để cứu tất cả mọi tội nhân. Sứ đồ Phaolô đã giết những Cơ đốc nhân vô tội, nhưng ông đã viết "Đức Chúa Jesus đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội. Đó là điều chắc chắn đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy. Trong những kẻ có tội đó, ta là đầu " (ITi 1:15).
Tội lỗi của bạn có đỏ như hồng điều chăng? "Bây giờ hãy đến, chúng ta hãy biện luận cùng nhau. Dù tội của các ngươi đỏ như hồng điều cũng nên trắng như tuyết, dù đỏ như son cũng sẽ trắng như lông chiên " (Ês 1:18).
Bạn có hư mất phải không? "Vì Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất " (Lu 19:10).
Bạn có yếu đuối không? "Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. Và họa mới có kẻ chết vì người nghĩa, dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta. Khi chúng ta còn là người có tội thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết " (Rô 5:6-8).
Chúa Jesus sẽ không đuổi bất cứ ai đến với Ngài (Giăng 6:37).
Đức Chúa Trời ban sự cứu rỗi của Ngài cho mọi người không có trường hợp ngoại lệ. "Nhờ Ngài mà hễ ai tin thì được xưng công bình về mọi điều theo luật pháp của Môise chẳng có thể được xưng công bình " (Công 13:39).
Kẻ giết người cũng được tha thứ. Đavít đã xưng tội của ông và được tha thứ (Thi 32:5).
Kẻ trộm cũng được tha thứ. Tên trộm biết ăn năn trên thập tự giá đã được tha thứ (Lu 23:43).
Lộng ngôn cũng được tha thứ. Phaolô là một người lộng ngôn và ông đã được tha thứ (ITi 1:13).
Tội gian dâm cũng được tha thứ. Người đàn bà Samari đã được tha thứ (Giăng 4:18).
Một trong những đoạn Kinh Thánh đáng ngạc nhiên về sự tha thứ được chép trong ICôr 6:9-11 Phaolô đã liệt kê tất cả những tội mà người Côrinhtô đã được tha thứ.
"Anh em chẳng biết những kẻ không công bình chẳng bao giờ hưởng được nước Đức Chúa Trời sao? Chớ tự dối mình, phàm những kẻ tà dâm, kẻ thờ hình tượng, kẻ ngoại tình, kẻ làm dáng yểu điệu, kẻ đắm nam sắc, kẻ trộm cướp, kẻ hà tiện, kẻ say sưa, kẻ chửi rủa, kẻ chắt bóp, đều chẳng hưởng được nước Đức Chúa Trời đâu. Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế, nhưng nhơn danh Đức Chúa Jesus Christ, và nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta thì anh em được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi ".
Những người thành thật cầu xin sự tha thứ thì sẽ chẳng bị từ chối. "Kẻ gian ác hãy làm sạch đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng. Hãy đến cùng Đức Giêhôva, Ngài sẽ thương xót cho. Hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta vì Ngài tha thứ dồi dào " (Ês 55:7).
"Bây giờ, hãy đến. Chúng ta hãy biện luận cùng nhau. Dù tội các ngươi đỏ như hồng điều cũng trở nên trắng như tuyết, dù đỏ như son cũng sẽ trắng như lông chiên " (1:18). Cũng xem Công 10:48.
Phaolô là một tội nhân, nhưng ông đã nhận được sự cứu rỗi (ITi 1:12-16). Bạn có thể dùng thêm những câu Kinh Thánh này: Mat 9:13; Hêb 7:25; Lu 23:34-43.
Trả Lời: Ngài tuyên bố Ngài là Đức Chúa Trời. "Ngài vốn có hình thể Đức Chúa Trời nhưng chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ " (Phil 2:6). Ngài bị xử tử vì lời tuyên bố đó (Mat 26:63-65). Sự phục sinh của Ngài đã chứng minh cho lời tuyên bố này "Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại, bứt đứt dây trói của sự chết, vì nó không thể giữ người lại dưới quyền nó " (Công 2:24).
Đời sống đạo đức của Ngài vượt trội hơn bất kỳ sự buộc tội nào "Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng? ... Nếu ta nói lẽ thật, sao các ngươi không tin ta? " (Giăng 8:46).
Không có ai đã gây ảnh hưởng trên lịch sử nhiều bằng Đấng Christ (Lu 2:34). Có một lời làm chứng về kinh nghiệm cá nhân được lặp đi lặp lại "Họ nói với người đờn bà rằng: Ấy không còn phải là điều ngươi đã nói với chúng ta mà chúng ta tin đâu, vì chính chúng ta đã nghe Ngài, và biết rằng chính Ngài thật là Cứu Chúa của thế gian " (Giăng 4:42).
Có một thách thức công khai để chứng minh thần tánh của Ngài cho chính bạn: "Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì sẽ biết đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời hay là nói theo ý ta " (Giăng 7:17).
Trả Lời: Những kẻ đạo đức giả đều bị hư mất. Nếu bạn để cho những kẻ đạo đức giả làm cho bạn không được cứu thì bạn sẽ ở trong hỏa ngục với họ đời đời.
Mặt khác bạn phải nấp sau một vật gì đó hoặc một người nào đó mà to lớn hơn bạn, mạnh mẽ hơn bạn để có thể che phủ bạn. Nếu bạn giấu mình sau một kẻ đạo đức giả thì bạn phải là người còn tệ hại hơn kẻ đạo đức giả ấy.
Bạn có thể dùng thêm những câu Kinh Thánh sau: Xa 13:6; Công 1:16; Hêb 12:2; Công 17:30, 31; Rô 14:12; Mat 7:1-5; Rô 2:16; ISa 16:7.
Trả Lời: Đức Chúa Trời là ai? Bạn là ai? Sự bất công là tội lỗi. Có phải bạn muốn buộc tội Đức Chúa Trời không? Đức Chúa Trời công bình đến nỗi Ngài chẳng cần đòi trả nợ gấp đôi. Chúa Jesus đã trả món nợ tội lỗi của bạn trên thập tự giá rồi, trả tất cả. Do đó khi bạn tiếp nhận Đấng Christ, bạn không cần phải trả món nợ tội lỗi của bạn nữa.
Trả Lời: Thà để người ta cười còn hơn để Đức Chúa Trời cười. "Nên trong lúc các ngươi bị tai nạn, ta cũng sẽ chê cười. Khi sự sợ hãi giáng cho các ngươi, ắt ta sẽ nhạo báng " (Châm 1:26).
Hãy tránh những người xấu. "Chớ vào trong lối kẻ hung dữ. Và đừng đi đường kẻ gian ác. Còn nẻo kẻ gian ác vẫn như tăm tối. Chúng nó chẳng biết mình vấp ngã vì đâu " (4:14, 19).
Đừng hổ thẹn về Đấng Christ. "Bởi đó ai xưng ta trước mặt thiên hạ thì ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha ta ở trên trời. Còn ai chối ta trước mặt thiên hạ thì ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha ta ở trên trời " (Mat 10:32, 33).
Trả Lời: Đó là điều hèn nhát để từ chối Chúa Jesus Christ. "Còn những kẻ hèn nhát. .. phần của chúng nó ở trong hồ lửa và diêm cháy bừng bừng: đó là sự chết thứ hai " (Khải 21:8).
"Vì giữa dòng dõi gian dâm tội lỗi này, hễ ai hổ thẹn về ta và đạo ta, thì Con người sẽ hỗ thẹn về kẻ ấy khi ngự trong sự vinh hiển của Cha Ngài mà đến với các thiên sứ thánh " (Mác 8:38).
Vì vậy Đức Chúa Trời đòi hỏi điều nhỏ để đền bù lại nhiều hơn. "Vả tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta " (Rô 8:18).
Đó là được cả hoặc không có gì cả. "Nếu chúng ta chịu thử thách nổi thì sẽ cùng Ngài đồng trị, nếu chúng ta chối Ngài thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta " (IITi 2:12).
Bạn đang gia nhập đoàn thể được lựa chọn. Đó là cơ hội trong đời sống để làm một điều gì đó đáng giá.
"Phước cho các ngươi khi vì cớ Con người, thiên hạ sẽ ghét, đuổi, mắng nhiếc các ngươi, bỏ tên các ngươi như đồ ô uế. Ngày đó, hãy vui vẻ nhảy nhót và mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi trên trời sẽ lớn lắm, bởi tổ phụ họ cũng đối đãi các đấng tiên tri dường ấy " (Lu 6:22, 23).
Ngài không đòi hỏi bạn làm bất cứ điều gì cho Ngài mà Ngài không làm điều đó cho bạn (Hêb 12:2).
Trả Lời: Lúc nào bạn cũng nói không, thật khó để nói vâng. Thời điểm là bây giờ. "Này, hiện nay là thì thuận tiện, hiện nay là thì cứu rỗi " (IICôr 6:2).
Hãy tìm kiếm Chúa đang khi có thể tìm được. Sự trì hoãn là một quyết định sai. "Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài thì đừng cứng lòng " (Hêb 4:7). Ngày mai là ngày mà kẻ lười biếng sẽ làm việc, kẻ trộm cắp sẽ trở nên lương thiện, kẻ say sưa trở nên tỉnh táo. Ngày mai là thời gian không hy vọng tìm thấy được, và có lẽ, chỉ có trong lịch của những kẻ dại dột. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời không dành cho ngày mai nhưng cho hôm nay.
Trả Lời: Đó không phải là điều Kinh Thánh chép. "Kẻ ác sẽ không đứng nổi trong ngày phán xét, tội nhân cũng không vào được hội của người công bình. Vì Đức Chúa Trời biết đường lối của người công bình, song đường kẻ ác sẽ bị diệt vong " (Thi 1:5, 6).
Sự cứu rỗi hay đoán phạt của Đức Chúa Trời tùy thuộc vào sự tiếp nhận hoặc từ chối Đấng Christ của bạn (Giăng 12:48).
Không phải Đức Chúa Trời cứng rắn nhưng chính con người đã cứng lòng: "Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời " (Rô 2:5).
Mọi nỗ lực của Đức Chúa Trời đều tìm cách dẫn bạn đến sự ăn năn (IIPhi 3:9).
Trả lời: "Kế đó Ngài sẽ phán cùng những kẻ bên tả rằng: Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta, đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó " (Mat 25:41). Đức Chúa Trời đã dành sẵn địa ngục cho ma quỉ và những kẻ theo nó. Nếu bạn theo ma quỉ, bạn sẽ sống với nó đời đời ở đó.
"Vì Giuđa đã bỏ đặng đi nơi của nó " (Công 1:25). Nơi của tội lỗi là địa ngục.
"Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn " (IIPhi 3:9). Đức Chúa Trời không muốn ai phải xuống địa ngục. Ngài muốn họ ăn năn và được cứu.
"Chúa Giêhôva phán rằng: Ta há có vui chút nào về sự chết của kẻ dữ sao? Há chẳng thà vui về sự nó xây bỏ đường lối mình và nó sống sao? " (Êxê 18:23). Những ai xây bỏ tội lỗi và quay về cùng Đấng Christ thì sẽ hưởng được sự sống bây giờ và sự sống đời đời.
"Rồi những kẻ này sẽ vào hình phạt đời đời, còn những người công bình sẽ vào sự sống đời đời " (Mat 25:46).
"Con ơi, hãy nhớ lại lúc ngươi còn sống, đã được hưởng những sự lành của mình rồi, còn Laxarơ phải những sự dữ, bây giờ nó ở đây được yên ủi, còn người phải bị khổ hình " (Lu 16:25).
"Hỡi loài rắn, dòng dõi rắn lục kia, thế nào mà tránh khỏi sự đoán phạt nơi địa ngục được " (Mat 23:33).
"...Nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục " (10:28).
Trả Lời: Những điều đó có ở đâu trong Kinh Thánh? Kinh Thánh là sự mặc khải. "Đức Giêhôva phán: Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng của các ngươi cũng bấy nhiêu " (Ês 55:8, 9).
Kinh Thánh là cuốn sách khóa kín đối với một tấm lòng khóa kín. "Sẽ có nhiều kẻ tự làm nên tinh sạch và trắng, và được luyện lọc. Nhưng những kẻ dữ cứ làm điều dữ; trong những kẻ dữ chẳng ai sẽ hiểu, song kẻ khôn sáng sẽ hiểu " (Đa 12:10). "Và người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời, bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng " (ICôr 2:14).
Chắc chắn có nhiều điều mầu nhiệm trong Lời của Đức Chúa Trời. Phaolô nói trong các thư tín của ông rằng: "Ấy là điều người đã viết trong mọi bức thư, nói về những điều đó, ở trong có mấy khúc khó hiểu. .." (IIPhi 3:16-18).
Hãy biết Ngài thì bạn sẽ biết sách của Ngài.
Trả Lời: Có ba nguồn mà chúng ta có thể rút ra để trả lời câu hỏi này.
Trước hết, là Kinh Thánh. "Dò xem Kinh Thánh. .. ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy " (Giăng 5:39).
Thứ hai, sự sáng tạo. Không thể có sự sáng tạo nếu không có Đấng Tạo Hóa.
Phaolô nói rằng ai chưa từng có Kinh Thánh cũng vẫn biết được Đức Chúa Trời từ sự sáng tạo "Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ rồi. Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi. .. tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài. .. từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy. .." (Rô 1:19, 20).
Thứ ba, con người. "Khi tôi nhìn xem các từng trời là công việc của ngón tay Chúa. Mặt trăng và các ngôi sao mà Chúa đã đặt. Loài người là chi mà Chúa nhớ đến. Con loài người là chi mà Chúa thăm viếng nó? " (Thi 8:3, 4). Chỉ có Đức Chúa Trời mới nghĩ tới con người, và chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể lấp khoảng trống trong con người.
Có một số dân tộc hoang sơ đã làm cho các nhà nhân loại học phải lúng túng là không biết có nên xếp loại họ là loài người không. Các nhà nhân loại học bèn dùng một phương pháp trắc nghiệm là xét xem những dân tộc này có những đối tượng để thờ phượng không? Nếu có, họ là con người. Nếu không thì đó là động vật. Chỉ có con người mới được tạo dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Chỉ có con người mới có "sự nhận thức về Đức Chúa Trời".
Ba điều này là những chứng cớ hiển nhiên chứng tỏ có một Đấng Tạo Hóa. Không có gì tự nhiên mà có cả. Không có gì được tạo nên bằng sự ngẫu nhiên cả.
Trả Lời: Đây là luật đời đời về sự cứu chuộc mà tất cả các nền văn minh và tất cả các dân tộc đều tin đến. "Vì sanh mạng (sự sống) của xác thịt ở trong huyết; Ta đã cho các ngươi huyết rưới trên bàn thờ đặng làm lễ chuộc tội cho linh hồn mình, vì nhờ sanh mạng mà huyết mới chuộc tội được " (Lê 17:11).
Chúa Jesus đã chết vì bạn và tôi (Mat 26:28).
Đã có một người thế chỗ cho tôi và mang lấy tội lỗi tôi bởi vì "... không đổ huyết thì không có sự tha thứ " (Hêb 9:22).
Ngài đã chịu sự chết thế cho tôi. Do đó Ngài đã mang sự đoán phạt cao nhất về tội lỗi của tôi (Rô 5:9, 10).
Cần phải có một giá cao nhất trong vũ trụ này "vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi, không vít" (IPhi 1:18, 19).
Trả Lời: Cách giải quyết vấn đề này của tín đồ luôn là cách tích cực chứ không phải tiêu cực. Thay vì hỏi "có gì hại trong điều đó?" thì tôi lại hỏi "có gì tốt trong điều đó không?".
"Mặc dầu anh em nói hay làm cũng phải nhơn danh Đức Chúa Jesus mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha " (Cô 3:17).
"Vậy anh em hoặc ăn, hoặc uống hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm " (ICôr 10:31).
"Mọi sự tôi có phép làm nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi " (6:12).
Là một Cơ đốc nhân, tôi có trách nhiệm dùng thân thể và ý tưởng của tôi để làm vinh hiển Đức Chúa Trời (6:19, 20).
Trong Tân ước có nhiều lời cảnh báo mạnh mẽ "Ví có ai phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ phá hủy họ; vì đền thờ của Đức Chúa Trời là thánh mà chính anh em là đền thờ " (3:17).
"Bởi vậy Chúa phán rằng: Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy phân rẽ khỏi chúng nó. Đừng đá động đến đồ ô uế, thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi " (IICôr 6:17).
"Họ xưng mình biết Đức Chúa Trời, nhưng theo những việc làm thì đều từ chối Ngài, thật là đáng ghét, trái nghịch và không thể làm một việc lành nào hết " (Tít 1:16).
Mục đích của tôi luôn luôn là dâng mọi sự của mình cho Ngài hoàn toàn (IITi 2:4).
Sau khi đã thực hiện tất cả các bước đã nói trong chương 4 "Cơ đốc nhân thật - Làm thế nào để được cứu ", bạn cần phải dạy cho người mới tin Chúa làm theo những điều sau để tiếp tục đời sống mới là môn đồ của Chúa Jesus.
Hãy làm chứng về Chúa. Hãy nói với người khác những gì mà Ngài đã làm cho bạn. "Vậy nếu miệng người xưng Chúa Jesus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu, vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi " (Rô 10:9, 10), cũng xem Mat 10:32, 33.
Đây là lời chứng bên ngoài về sự biến đổi bên trong. "Hễ ai tin và chịu báptêm thì sẽ được cứu và hễ ai không tin thì sẽ bị đoán phạt " (Mác 16:16). Báptêm mà không tin thì chẳng ích chi.
"Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báptêm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống như vậy " (Rô 6:4, 5). Trong phép báptêm bằng nước, chúng ta đã "chôn" đời sống tội lỗi cũ của chúng ta, và đứng dậy ra khỏi "chỗ chôn" đó để bước đi một đời sống mới với Đấng Christ.
Kinh Thánh, lời thành văn của Đức Chúa Trời là nguồn của đức tin bạn. "Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời " (IGiăng 5:13). Cũng xem Rô 10:17; Thi 119:105.
Cầu nguyện là nói chuyện với Đức Chúa Trời. Sự sống được duy trì bởi sự hiệp một và thông công (Êph 6:18; Gia 4:2).
"Này là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài " (IGiăng 5:14, 15).
Sự cám dỗ không phải là tội. Làm theo sự cám dỗ mới là tội. "Phước cho người bị cám dỗ, vì lúc đã chịu nổi sự thử thách rồi thì sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài.
Chớ có ai đương bị cám dỗ mà nói rằng: Ấy là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi, vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám dỗ được, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai. Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình.
Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác, tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. Hỡi anh em yêu dấu chớ tự dối mình " (Gia 1:12-16).
"Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối của chúng ta, bèn là có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội.
Vậy chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng (bị cám dỗ)" (Hêb 4:15, 16).
Tội lỗi của bạn đã xóa rồi, bạn đã được tha thứ. Bây giờ bạn có thể chứng minh đức tin mới được hình thành của bạn cho người khác bằng cách bồi thường cho những ai mà bạn đã làm tổn hại khi bạn chưa tin Chúa. "...nếu có làm thiệt hại ai (lầm lỗi)... tôi sẽ đền gấp tư " (Lu 19:8). "Cũng vì cớ ấy, nên tôi vẫn gắng sức cho có lương tâm không trách móc trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt loài người " (Công 24:16).
Hãy bắt đầu dâng 1/10 thu nhập của bạn cho Hội Thánh. "Người ta có thể ăn trộm Đức Chúa Trời sao?... Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta, và từ nay các ngươi khá lấy điều nầy mà thử ta, Đức Giêhôva vạn quân phán, xem ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, mà đổ phước xuống cho các ngươi không chỗ chứa chăng " (Mal 3:8,10). Cũng xem ICôr 16:2.
Hãy lập tức tự hòa nhập mình với dân sự Chúa (Hêb 10:25). "Đức Chúa Jesus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài theo thói quen, nhằm ngày Sa bát, Ngài vào nhà hội ..." (Lu 4:16). "Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh, Phaolô... giảng cho họ " (Công 20:7).
"Hãy dò xem Kinh Thánh vì... cả Kinh Thánh làm chứng về ta " (Giăng 5:39).