MỤC LỤC
Lời chủ bút:
Tiến sĩ Charles Farah đã hướng dẫn trường thần học Oral Roberts trong nhiều năm. Ông ao ước huấn luyện các Mục sư trẻ được cân bằng trong chức vụ. Ông phục vụ quên mình cho công tác truyền giáo khắp trên thế giới. Ông là một học giả tài trí.
Phần Dẫn Nhập
Người trẻ này dường như có vẻ thờ ơ chán nản. Dầu Hội thánh của anh ta có tinh thần tốt song cũng không có gì khá hơn. Có phần ngợi khen ngắn vào buổi thờ phượng sáng, nhưng chẳng hề có sự bày tỏ của Thánh Linh.
Vì đó là Hội thánh ngũ tuần cổ điển, tôi có hơi ngạc nhiên. Don từng là một sinh viên giỏi và tốt nghiệp tại trường Thần học của chúng tôi và là người rất quan tâm đến người khác.
Là một nhà truyền giảng chữa bệnh, nên ông đã tiến hành hàng loạt các buổi nhóm trong Hội thánh của anh. Vài người được giúp đỡ. Nhà truyền giảng này đã dạy dỗ không chút dè dặt về chủ đề "công bố sẽ luôn luôn chiếm hữu".
Trong Hội thánh của ông có một giáo sư, là người đầy dẫy Đức Thánh Linh nhưng ông ta đang bị bệnh tiểu đường. Vào ngày thứ Năm, Don đã thuyết phục ông ta đừng uống thuốc insuline. Tới tối chủ nhật ông ta hấp hối gần chết.
Nhà truyền giảng nầy nghe tin ông bệnh nặng, vội vã đến phòng bệnh và bắt gặp bà vợ hầu như điên cuồng. Ông quở trách linh sợ hãi mà ông nghĩ là đang ở trong bà vợ, rồi sau đó hướng về người bệnh và nói rằng "Ông sẽ được mạnh thôi, hãy vững tin !"
Cuối cùng Don cảm thấy không an tâm, anh gọi xe cứu thương. Tại bệnh viện các bác sĩ cho biết là người bệnh chỉ còn sống khoảng một giờ thôi. Vì biến cố đó, Don gần như rời bỏ chức vụ. Hội thánh gần như bị sụp đổ và rạn nứt.
A. THẦN HỌC VỀ CHỮA BỆNH: TRÁNH TÍNH CỰC ĐOAN
1. Cảnh Giác Với Thần Học Sai Trật
Thần học sai trật là một người đốc công gian ác. Thần học sai trật trừng phạt con cái mình bằng những kết quả thảm hại và làm què quặt những ai tiếp nhận nó giống như bị tra tấn thảm khốc trong các trại tù.
a. Làm Cho Què Quặt.
Cách đây không lâu, tôi nói chuyện với một ông nọ có người mẹ bị què quặt suốt đời chỉ vì những lời nói của loại thần học sai trật này. Một nhà truyền đạo đã nói với bà mấy lời mà làm cho cuộc đời của bà bị tàn tật, bà trở nên khờ khạo, khốn khổ sầu thảm và già nua trước tuổi.
Những lời làm cho bà bị tổn thương và trở nên cay đắng đó là "bà đang sống trong tội ngoại tình".
b. Chống Lại Đức Thánh Linh:
Một lần nọ, có một thanh niên đang ngồi trên ghế trong buổi nhóm cầu nguyện và xin được chữa bệnh. Thình lình anh nhận ra nan đề của anh là đến từ ma quỉ. Ma quỉ bắt đầu nói qua giọng nói của anh. Mọi người tiếp tục cầu nguyện với sự kinh ngạc. Cuối cùng tà linh đã lìa khỏi.
Bạn tôi được chữa lành. Nhưng thần học của họ lại không thừa nhận rằng bạn tôi có thể bị quỷ ám. Vì thế họ bảo anh rằng những gì đã xảy ra không thật sự xảy ra. Bây giờ bạn tôi bị khai trừ khỏi nhóm một phần vì thần học của họ dạy rằng một Cơ đốc nhân không thể ở dưới sự trói buộc của một linh tật nguyền.
Thần học sai trật thật sự là một người đốc công gian ác. Tôi đã nghiên cứu thần học trong hai mươi năm qua và tôi tin rằng không có gì cứng cỏi và chống đối với sự vận hành của Đức Thánh Linh cho bằng thần học sai trật.
Tôi nghĩ đó là lý do tại sao hầu hết các nhà thần học không thích sách Công vụ. Vì Đức Thánh Linh tiếp tục làm lật chiếc xe thần học của họ.
Thần học sai trật nói rằng phép lạ không thể xảy ra trong thế kỷ của chúng ta. Thần học sai trật nói rằng tín đồ được Báptem trong Đức Thánh Linh phải nói tiếng lạ. Thần học sai trật nói rằng không có Cơ đốc nhân nào có thể khốn khổ vì ma quỉ. Thần học sai trật nói rằng lý do duy nhất một người không thể được chữa lành bệnh là vì thiếu đức tin.
c. Làm Thay Đổi Các Sự Kiện.
Thật ra thần học sai trật giống như người khổng lồ độc ác, Procrustes, một gã cướp đường ở Attica.
Khi du khách đến lâu đài của hắn, hắn căng họ ra trên một cái giường sắt đã được chuẩn bị cẩn thận. Nếu họ quá dài hắn sẽ chặt chân. Nếu họ quá ngắn, hắn sẽ căng họ ra cho vừa.
Đó là cách mà thần học sai trật đã làm. Nếu không phù hợp với sự kiện, thì sẽ chặt bỏ sự kiện. Nếu sự kiện trái ngược với thần học, thần học sai trật nói rằng dễ thôi, chỉ cần căng sự kiện ra cho phù hợp.
2. Cảnh Giác Với Loại Thần Học Tối Thiểu.
Trái lại, phong trào ân tứ ngũ tuần cũng cần phải cảnh giác như vậy đối với thuyết thần học thu gọn. Thuyết thần học thu gọn thường nhắm vào các lãnh vực đức tin và sự thực hành đức tin ở những điểm mà các Cơ đốc nhân có thể chấp nhận bằng sự khẳng định của đức tin chỉ với một trọng điểm tối thiểu nào đó.
a. Quá Đơn Giản.
Thí dụ: Chỉ cần ca ngợi Chúa và mọi sự sẽ tốt lành. Chỉ cần đuổi quỷ và nhân cách sẽ được chữa lành trọn vẹn. Chỉ cần công bố, sự chữa lành sẽ luôn xảy ra, chỉ cần Báptem trong Thánh Linh và điều này giải quyết mọi nan đề.
b. Không Đối Diện Với Xung Đột.
Hãy trực tiếp đối đầu với những điều đó. Chúng ta phải luôn chạm mặt với các nan đề. Cho đến cuối đời, chúng ta cũng sẽ không bao giờ tránh khỏi những nan đề của cuộc sống. Ngay cả Phaolô cũng nói rằng: "Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy " (Rô 7:24).
Xung đột là tên của cuộc chơi. Chừng nào chúng ta còn sống, là chúng ta còn phải đối diện với những rắc rối khó khăn trong cuộc sống. Đó là lý do tại sao hình ảnh người lính là hình ảnh mà Phaolô yêu thích nhất. Có thể có sự tạm lắng dịu trong chiến trường nhưng không có sự yên nghỉ trong chiến tranh. Sẽ không có một giải pháp đơn điệu nào có thể giải quyết tất cả nan đề của chúng ta.
3. Cố Gắng Đạt Đến Nền Thần Học Quân Bình.
a. Tránh Các Tư Tưởng Cực Đoan:
Thần học chữa bệnh mang một công việc hết sức khó khăn. Dường như phải bước đi trên đường tơ kẽ tóc. Mặt khác, lại phải tránh những lỗi lầm của sự tự phụ; đồng thời cũng phải tránh thái độ hoài nghi do lòng vô tín.
b. Có Dư Vẫn Tốt Hơn Là Không Có Gì Cả.
Gần đây tôi có nói chuyện với vị Thánh đồ già là ông Norman Grubb. Ông không có kinh nghiệm thực tế đối gì với những người rơi vào tội tự phụ. Nhưng nan đề của ông là gặp phải những người không có chút đức tin nào.
Nếu trong cộng đồng Cơ Đốc ân tứ, chúng ta có những người quá nhiệt tình vì một đức tin mà không luôn dựa vào sự hiểu biết, đến nỗi nhiều khi lại quá tự phụ, kiềm chế những người quá mấu, cực đoan thì dễ hơn nhiều so với việc thúc đẩy những người không có đủ niềm tin gì cả để mạo hiểm trong đức tin.
Lăn một hòn đá thì dễ hơn là làm nhúc nhích một đống đá cuội. Nếu chúng ta phải phạm lỗi, hãy để chúng ta phạm lỗi về mặt đức tin tích cực mạnh dạn.
Đức tin chân thật đối diện với vấn đề của người nhà quê say rượu trong câu chuyện của Luther. Ông trèo lên ngựa, nhưng té nhào, trước té bên nầy sau té bên kia. Bằng cách nầy hay cách khác cần phải có sự quân bình giữa sự tự phụ và sự vô tín. Đức Chúa Trời phải ban cho chúng ta thần học quân bình về sự chữa lành.
B. ĐỨC TIN HAY TÍNH TỰ PHỤ.
1. Tính Tự Phụ Là Vũ Khí Của Satan.
Chỉ có một ít khác biệt giữa đức tin dạn dĩ và tính tự phụ. Đức tin của người nầy là lòng tự phụ của kẻ khác. Đây là sự cám dỗ lớn nhất mà ngay cả Chúa Jesus cũng đã từng gặp phải. Chúng ta hãy xem Mat 4:5-7
a. Nghịch Lại Các Cơ Đốc Nhân Chân Thật.
Tính tự phụ là điều thật sự cám dỗ những người chân thật và can đảm muốn làm việc gì đó cho Đức Chúa Trời. Vì vậy, trong tất cả các loại vũ khí cám dỗ, một trong ba loại vũ khí đầy năng quyền nhất, một trong ba loại vũ khí suýt chút nữa đem con trai của Đức Chúa Trời vào trong lãnh địa của Satan, ấy là tính tự phụ.
b. Nghịch Lại Chúa Jesus:
Chúng ta nhớ lại câu chuyện trong Mathiơ, Khi Chúa Jesus bị đem lên nóc đền thờ cao khoảng 60m so với bề mặt trũng Kidron. Đỉnh tháp là một chuỗi hình vòng cung được gọi là cửa Sôlômôn. Nơi đây, Satan cám dỗ Chúa Jêsus bằng lòng tự phụ.
Mùa hè năm ngoái, tôi đến trũng Kidron. Khi nhìn lên những bức tường thẳng đứng, rất dễ để mà hình dung ra được cảnh đó. Với chiếc áo dài trắng của Chúa Jesus bay trong gió in trên nền trời xanh, dân chúng phía dưới rất dễ trông thấy Ngài.
Và sau khi Chúa Jesus được thiên hạ chú ý, nếu Ngài nhảy xuống và được gìn giữ an toàn. Điều đó quả hẳn là một phép lạ ngay trước mắt, một đường tắt dẫn đến thành công. Những người chứng kiến sẽ lập tức đánh giá cao về Ngài. Vì họ thật sự tin Ngài là người làm phép lạ vĩ đại.
2. Lời Của Đức Chúa Trời Là Vũ Khí Của Chúng Ta.
Bạn nhớ trong sự cám dỗ trước, Chúa Jesus dùng Kinh Thánh để trả lời với Satan.
Vì thế Satan nghĩ rằng "Aha! Điểm mạnh của Jesus là Kinh Thánh. Nếu đó là vũ khí Ngài dùng, ta cũng sẽ sử dụng cách đó". Rồi y bèn triển khai nguyên lý Kinh thánh của mình.
a. Satan Bóp Méo Một Phần Của Kinh Thánh.
"Jesus, đây là con đường nhanh nhất để được sự ủng hộ. Ngươi muốn giúp đỡ dân chúng. Có một con đường ngắn nhất để nổi tiếng. Hãy để cho chúng dân thấy phép lạ vĩ đại nầy, Đức Chúa Trời đã ưu đãi ngươi thế nào và ngươi đã chinh phục thế giới như thế nào".
"Bất chấp định luật trọng lực và hãy nhìn xem Đức Chúa Trời. Hãy để ta đọc câu Kinh Thánh này trong Thi 91:11-12". Hầu như Satan đọc y như vậy. Hắn nói "Nếu ngươi là con Đức Chúa Trời, nếu ngươi là người như ngươi đã công bố, hãy chứng minh đi ".
Nhưng khi Satan trích dẫn lời Đức Chúa Trời, nó cố tình bỏ qua những nhóm từ ít quan trọng. Tôi đọc lại nhiều lần trước khi thấy được cách bóp méo sự thật của Satan.
Đoạn Kinh Thánh nầy thực sự nói rằng "Ngài sẽ sai thiên sứ Ngài, bảo gìn giư (canh giữ) ngươi trong các đường lối ngươi " (91:11). Nói cách khác là trong công việc thông thường của cuộc sống, Thiên sứ sẽ canh giữ ngươi.
Nhưng bằng cách bỏ đi những trích dẫn chính xác từ lời Chúa, Satan đã bóp méo lời hứa của Chúa từ chỗ thụ động tin cậy vào sự chăm sóc của Đức Chúa Trời và làm cho câu Kinh thánh đó có vẻ như là chúng ta có thể nhảy những bước năng động của tính tự phụ và được an toàn. Chỉ nhảy xuống và tin rằng Đức Chúa Trời chăm sóc chúng ta.
Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ làm phép lạ để chứng minh Ngài là Đức Chúa Trời với những người nhạo báng Ngài. Chúa Jesus từ chối lời yêu cầu của người Pharisi: "Hãy chỉ cho chúng tôi một dấu lạ ". Đức Chúa Trời chỉ làm phép lạ để đáp ứng các nhu cầu của dân sự Ngài.
b. Chúa Jesus Sử Dụng Toàn Bộ Kinh Thánh.
Bấy giờ Chúa Jesus đáp lại làm sao. Đức Chúa Jesus phán rằng: "Cũng có lời chép rằng, ngươi đừng thử Chúa là Đức Chúa Trời ngươi " (Mat 4:7)
Đây là sự kiện lớn của Kinh Thánh, không chỉ là "có lời chép rằng " mà là "một lần nữa có lời chép rằng " Chúng ta đừng nên đặt sự hiểu biết của chúng ta về ý muốn của Đức Chúa Trời chỉ dựa trên một câu Kinh Thánh. Chúng ta không nên dựa trên một câu nhưng phải trên toàn bộ sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời.
3. Thử Hay Chứng Minh Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh giống như con quay hồi chuyển. Nó có một lực tự cân bằng. Chúa Jesus phán rằng "Vì có lời chép rằng: ngươi đừng thử Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi ".
Vài người nghĩ rằng Chúa Jesus đang phán: "Ta là Chúa, Đức Chúa Trời của ngươi, Satan không có quyền cám dỗ ta". Nhưng đây không phải là lời của Chúa Jesus. Ngài nói như vầy:
"Không ai có quyền lạm dụng Đức Chúa Trời, cám dỗ Đức Chúa Trời. Không ai có quyền thử Đức Chúa Trời cách quá tự phụ, ngay cả con Đức Chúa Trời cũng không. Không ai có quyền đẩy cánh tay Đức Chúa Trời"
a. Hành Động Khi Đức Chúa Trời Chưa Phán.
Bạn thấy không, khi Cha yên lặng và Con không dám. Tính tự phụ là gì? Tính tự phụ là lấy sự chu cấp chung của Lời Đức Chúa Trời và đem ra áp dụng vào một hoàn cảnh đặc biệt mà Đức Chúa Trời chưa phán.
Có sự cách biệt lớn giữa việc thử Đức Chúa Trời và chứng minh Đức Chúa Trời. Dân Israel băng qua biển đỏ là để chứng minh Đức Chúa Trời. Người Êdíptô cũng làm một điều y như vậy, nhưng họ bị chết vì lòng tự phụ của họ. Khác nhau điều gì ?
b. Hành Động Khi Chúa Phán.
Dân Israel nghe lời phán từ Đức Chúa Trời nhưng người Êdíptô thì không. Dân Israel đi tới theo lời phán của Đức Chúa Trời, lời RHEMA. Đức Chúa Trời phán và họ vâng lời. Nhưng Đức Chúa Trời không phán với dân Êdíptô và chúng bị diệt vong. Đức tin của dân Israel lại là tính tự phụ của người Êdíptô. Xuyên suốt Cựu Ước, có nhiều sự dạy dỗ về tội tự phụ.
C. LỜI CHUNG VÀ LỜI ĐẶC BIỆT
Bây giờ chúng ta đi đến sự hiểu biết về sự khác nhau giữa lời chung của Đức Chúa Trời và lời của Đức Chúa Trời dành đặc biệt chỉ để phán riêng với bạn.
1. Logos Khác Với Rhema: Khác Nhau Chỗ Nào?
Trong tiếng Hylạp có hai từ để chỉ về "lời": tư "Logos " và từ "Rhema "
a. Logos
1) Là Sự Diễn Đạt Tư Tưởng. Logos có nghĩa là sự diễn đạt tư tưởng, không chỉ là từ để chỉ một đối tượng, nhưng mà là ý niệm hay ý tưởng của Đức Chúa Trời. Lời ấy được dùng để nói về phúc âm, Mười điều răn, tất cả lời phán của Đức Chúa Trời. Đó là lời phán của Ngài.
2) Là Lời Được Chúa Giêxu Nhân Cách Hóa. Ý nghĩa cơ bản của Logos là Jêsus Christ ngôi lời trở nên xác thịt. Ngài là Lời chấm dứt mọi lời "Chúa Jesus Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi ". Chúa Jesus Christ là lời vĩnh hằng của Đức Chúa Trời vĩnh hằng.
Chúa Jesus là Lời bền vững của Đức Chúa Trời đối với con người "Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các tiên tri phán dạy tổ phụ của chúng ta nhiều lần, nhiều cách, nhưng đến những ngày sau rốt này, Ngài phán dạy chúng ta bởi con Ngài ..." (Hêb 1:1, 2). Ở đây trong Chúa Jesus, Lời của Đức Chúa Trời mang tính tối hậu và tuyệt đối.
Ai là Lời của Đức Chúa Trời? Chúa Jesus là Lời của Đức Chúa Trời. Dù ai trên thế gian nầy có tin hay không tin thì Chúa Jesus vẫn là lời Logos. Lời của Đức Chúa Trời được thể hiện cụ thể. Lời cá nhân với danh hiệu Con loài người.
Là một học giả Hylạp, Vine nói "Ngài là một thực tại và toàn bộ bản chất con người. Sự vinh hiển được bày tỏ cách tỏ tường thuộc về Ngài. Ngài là con độc sanh ở trong lòng của Cha, Ngài công bố Cha. Vậy, Lời, lời Logos là sự bày tỏ cá nhân, không phải một phần của bản chất thiêng thượng, mà là Thượng Đế trọn vẹn".
3) Là Thiêng Liêng Trong Nguồn Gốc. Đó chính là Lời từ Đức Chúa Trời ban phát uy quyền của Ngài, làm cho có hiệu quả bằng quyền năng của Ngài (Công 10:36). Đôi khi lời đó cũng chỉ về mặt giáo lý (Mat 13:20).
Tôi không tìm thấy một dẫn chứng nào trong Tân Ước về lời Logos mà không nhằm chỉ lời Logos về Đức Chúa Trời. Cho dù căn nguyên của lời đó là Đức Chúa Cha hay Con đều được cụ thể hóa trong Chúa Jesus Christ hay trong Đức Thánh Linh.
Vì vậy lời Logos có một nguồn gốc thiên thượng và đây là cách thường được dùng nhất trong Tân Ước.
b. Rhema.
Có một lời khác đó là lời rhema. Rhema có nghĩa là điều được nói ra, điều gì được nói ra thành lời nói hay trong chữ viết. Lời đó có thể đến từ Đức Chúa Trời, nhưng không phải trong mọi trường hợp, cũng không phải luôn luôn là thiêng liêng. (12:36)
1) Cho Một Dịp Đặc Biệt. Thông thường người ta hay nói trong dịp đặc biệt. Sự nhấn mạnh về lời Rhema không phải dựa vào ý tưởng hoặc tính chất khách quan nhưng thật sự dựa trên lời nói.
2) Được Nghe Và Hành Động Theo. Thông thường người ta nghe một lời nào đó và làm theo (Công 13:42) đó là lời nói có hành động kèm theo. Đó là lời cá nhân "Nhưng nói làm sao? Lời ở gần ngươi, trong miệng và trong lòng ngươi. " (Rô 10:8).
Có bao nhiêu người trong các bạn đã nghe Phúc âm hơn một lần trước khi bạn đáp ứng. Lần đầu bạn nghe đó có phải là lời Logos không? Dĩ nhiên, đó là Logos. Nhưng khi bạn lắng nghe, và vào một ngày tuyệt vời nào đó lời đó trở thành lời Rhema, tức là một lời dành riêng cho bạn.
Đó là ngày mà bạn tiếp nhận Đấng Christ và thình lình lời Logos của Đức Chúa Trời, vĩnh hằng và không thỏa hiệp, trở thành lời tuyệt vời của Chúa Jesus khiến bạn được tự do. Đó là lời Rhema.
Đó là chính xác những gì Rô 10:17 đã nói "Đức tin đến bởi sự nghe (nghĩa đen) lời của Đức Chúa Trời ". Ở đây Phaolô dùng lời Rhema chứ không phải là lời Logos. Đó là lời người ta nghe và làm theo (10:17). Đó là lời cho trường hợp đặc biệt. Đó là lời đặc biệt cho bạn. Lời đó tìm gặp chính bạn.
3) Là Gươm Của Thánh Linh. Trong Êph 6:17, Chúng ta đọc "... gươm của Thánh Linh, đó là lời (Rhema) của Đức Chúa Trời ". Không phải là cả quyển Kinh Thánh có thể được dùng làm gươm, nhưng là lời đặc biệt bạn dùng cách khéo léo cho trường hợp đặc biệt.
4) Không Luôn Thiêng Liêng.
Trong nguồn gốc lời Rhema không luôn là thiêng liêng. Thông thường đó là một lời được nói ra để thực hiện một hành động đặc biệt nào đó.
"Nhưng ta bảo cùng các ngươi, đến ngày phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không (Rhema) mà mình đã nói " (Mat 12:36)
c. Tóm tắt.
Lời hư không (Rhema) phải bị khai ra, đó là lời Rhema. Vậy ta có thể tóm tắt như sau:
1) Thiêng Liêng / Con Người: Logos là lời Thánh trong khi Rhema có thể là lời con người.
2) Phổ Thông / Đặc Biệt: Logos là lời phổ thông còn Rhema là lời đặc biệt.
3) Khách Quan /Chủ Quan: Logos là lời khách quan còn Rhema là lời chủ quan, tức là lời nói cho một trường hợp đặc biệt.
4) Vĩnh Hằng / Đương Thời: Logos là lời vĩnh hằng còn Rhema là lời đương thời.
2. Lời Logos Trái Ngược Với Lời Rhema: Không Luôn Rõ Ràng.
Có nghĩa là thế này. Khi chúng ta xét xem lời Kinh Thánh nói gì, chúng ta phải cẩn thận phân biệt giữa lời Rhema là lời nói cho một trường hợp đặc biệt nào đó và lời Logos là lời vĩnh hằng.
a. Kinh Thánh Dùng Những Cách Khác Nhau.
Sự phân biệt giữa lời Logos và lời Rhema không phải lúc nào cũng đúng trong mọi phân đoạn Kinh Thánh.
Xuyên suốt Kinh Thánh, những từ này được sử dụng với sự thay đổi rất lớn bằng những cách khác nhau.
Không chỉ những từ này được sử dụng trong những cách khác nhau trong Bản Bảy Mươi và trong Tân Ước, nhưng chính những trước giả Tân Ước cũng sử dụng những từ này trong những cách khác nhau..
Thí dụ, Giăng dùng từ Logos để thể hiện tính phổ thông và vĩnh hằng. Nhưng Phierơ ít nhất trong một trường hợp dùng lời Rhema y như cách Giăng đã dùng từ Logos. Phierơ nói rằng: "Những lời (Rhema) của Đức Chúa Trời còn lại đời đời. " (IPhi 1:25).
Theo tự nhiên chúng ta nghĩ rằng Phierơ dùng Logos chứng không phải Rhema để diễn tả tư tưởng nầy. Nhưng thực ra ông dùng Rhema thay vì Logos.
Vì Kinh Thánh không phân biệt rõ ràng các thì của những từ này nên chúng ta hãy dùng sự phân biệt theo cấu trúc thần học.
b. Cấu Trúc Thần Học.
Cấu trúc thần học là một dụng cụ để phân tích mà chúng ta có thể thấy lẽ thật của Đức Chúa Trời rõ ràng hơn mà không cần hiểu biết về sự xác thực của Kinh Thánh.
Thí dụ, hầu hết giới Tin lành nói về con người như là một bản thể có ba phần thân, hồn, và linh.
Nhưng thường thì Kinh Thánh sử dụng các từ hồn và linh cách lẫn lộn.
Có những lúc thật rất ích lợi khi nói về sự hoài thai con người trong ba phần này, nhưng Kinh Thánh không xác nhận sự phân biệt nầy. Nó thuộc về cấu trúc thần học.
3. Logos Trái Ngược Với Rhema: Biết Tiếng Của Chủ
Trong Mat 14:22 và tiếp theo chúng ta có một thí dụ về sự khác nhau giữa lời của Đức Chúa Trời là lời Logos và lời của Đức Chúa Trời dành cho bạn là lời Rhema.
a. Không Phải Tất Cả Đều Đi Trên Mặt Nước.
Bạn còn nhớ biến cố khi Chúa Jesus xuất hiện thình lình trên mặt biển và các môn đồ nói đó là ma không? Như thường lệ, Phierơ là người nói đầu tiên.
Chúa Jesus ra lệnh cho ông đến với Ngài. Lúc đó là lời Rhema dành cho Phierơ. Nhưng các môn đồ khác không thể nhảy ra khỏi thuyền và chạy trên mặt nước được. Bởi vì lời đó chỉ đặc biệt dành riêng cho Phierơ.
Từ sự kiện này các học giả Cơ đốc không đọc phân đoạn Kinh Thánh này và nói: "Anh em ơi, đốt thuyền đi. Chúng ta không còn cần thuyền nữa. Vì từ bây giờ chúng ta có thể đi bộ trên mặt nước". Mọi người có thể thấy rằng đây là lời đặc biệt nói vào thời thời điểm đặc biệt cho một người đặc biệt đó là Phierơ.
b. Đừng Quan Tâm Đến Giăng.
Một thí dụ rất rõ ràng trong Giăng 21:18-22. Chúng ta cùng xem:
"Quả thật ta nói cùng các ngươi, khi ngươi còn trẻ, ngươi tự mình thắt lưng lấy, nuốn đi đâu thì đi; nhưng khi ngươi già, sẽ đưa bàn tay ra, người khác thắt lưng cho và dẫn ngươi đến nơi mình không muốn. "
"Ngài nói điều đó để chỉ về Phierơ sẽ chết cách nào đặng sáng danh Đức Chúa Trời. Và sau khi đã phán như vậy. Ngài phán rằng: Hãy theo ta ".
Phierơ xây lại thấy môn đồ mà Chúa yêu (Giăng) đến sau họ. Khi Phierơ thấy người, Phierơ hỏi "Lạy Chúa, còn người này về sau sẽ ra sao? ".
Chúa Jesus đáp rằng: "Nếu ta muốn người tiếp tục sống cho đến khi ta trở lại thì can hệ gì đến ngươi? Còn ngươi hãy theo ta ".
Các bạn thấy Chúa Jesus nói gì? Ngài nói với Phierơ "Này Phierơ, Ta có lời Rhêma dành cho ngươi và ta có lời Rhêma dành cho Giăng. Nhưng lời Rhêma ta dành cho Giăng không dính dấp gì tới ngươi cả ".
Một trong những đặc tính tốt nhất của chiên là nó biết tiếng nói của chủ nó. Chúa Jesus nói rằng "Ta muốn mỗi con chiên của Ta phải ở trong mối quan hệ như thế đối với ta, đó là chúng không những nghe lời Logos là lời của Kinh Thánh, mà Ta ao ước chúng còn có thể nghe lời Rhêma nữa là lời đặc biệt phán riêng cho chúng". Chúa Jesus phán rằng chiên phải nghe tiếng của người chăn (Giăng 10:27).
D. SỰ CHỮA LÀNH: THUỘC THỂ VÀ TÂM LINH.
Chúng ta hãy cùng xem những điều này liên quan đến giáo lý về sự chữa lành như thế nào. Từ điển định nghĩa sức khỏe là thực thể trọn vẹn hay cường tráng và lành mạnh về thân thể, tâm trí hay tâm hồn và đặc biệt là tự do khỏi các tật bệnh và đau đớn về thể xác.
1. Chữa Lành Thuộc Linh Quan Trọng Nhất.
Theo quan điểm của tôi, tự điển đã bỏ mất phần quan trọng nhất của sức khỏe: đó là sức khỏe dành cho tâm linh. Khi tâm linh bị bệnh hoạn thì thân thể và tâm hồn cũng chịu đau đớn.
a. Tội Lỗi Là Bệnh Khó Chữa Nhất:
Tôi không tin là một người bị bệnh tâm linh mà lại được coi là được chữa lành. Đó là loại bệnh khó có thể tìm được thuốc chữa nhất, vì Kinh Thánh gọi bệnh đó là tội lỗi.
Tội lỗi là căn bệnh khó chữa lành nhất. Tôi đã từng thắc mắc khi nghe nói "chữa bệnh thuộc linh là chính và chữa lành thể chất là thứ yếu". Điều này đúng không?
Tôi đã được thuyết phục là đúng như vậy. Tôi cho rằng bệnh khó có thể tìm được thuốc chữa lành nhất là căn bệnh tâm linh. Dù sao đi nữa tội lỗi là bệnh tật chết người.
b. Tâm Linh Là Bệnh Khó Trị Nhất.
Thí dụ trong lúc chuẩn bị bài dạy này, có một bà mẹ gọi điện thoại cho tôi. Con trai của bà đang đối diện mười năm trong nhà tù tiểu bang, và sau đó là năm năm nữa trong nhà tù liên bang. Nó rất sợ hãi, không ngủ được và luôn nằm mơ thấy bị giết chết.
Lần chót nó gặp bà mẹ và nói với bà rằng : "Mẹ ơi cuối năm nay hay sang năm tất cả mộng mị của con sẽ trở thành sự thật".
Những người đồng tù giết nhau vì những lý do hết sức tầm thường. Một người nào đó ăn cắp sữa của y là y giết. Một người nào đó từ chối giúp cho y miếng ăn thế là y giết.
1) Chúng Ta Cần Được Tha Thứ. Nhưng nan đề chính của người thanh niên này không phải là nhà tù hay mộng mị. Nan đề chính là từ người cha. Từ lúc anh còn là một đứa trẻ, cha anh ghen tuông mỗi lần mẹ anh chăm sóc, dành thì giờ cho anh. Anh không bao giờ tha thứ cho ông.
Vâng, anh là một Cơ đốc nhân. Nhưng bệnh hoạn tâm linh này nếu không được xử lý, có lẽ sẽ trở thành một yếu tố trong vụ giết người. Người con trai không thể tự do cho tới khi người cha cho con mình sự tự do bằng hành động tha thứ. Để tìm được sức khỏe ở đây là điều thật sự rất khó khăn.
2) Chúng Ta Cần Tha Thứ. Có một phụ nữ trẻ trong Hội Thánh chúng tôi cố gắng tiếp nhận báptêm trong Đức Thánh linh một cách vô vọng. Trong khi đang tranh chiến thình lình một tư tưởng dữ dội bừng lên trong đầu cô. Cô phải tha thứ cho cha cô. Tha thứ cho cha cô sao? Vì điều này khó làm quá!
Ông ta đã hãm hiếp cô khi cô mười hai tuổi và sau đó đã phải ngồi trong nhà thương điên. Bởi ân điển của Chúa, cô tha thứ cho cha cô và lập tức cô nhận được phép báptêm trong Đức Thánh Linh. Cô cảm thấy có sự tự do và vui mừng mà trước đây cô chưa bao giờ có. Hôm đó là ngày thứ tư.
Vào thứ sáu chị cô gọi điện thoại. Cô nói với chị "Chị đoán xem? Em đã thăm cha hôm thứ tư, cha có vẻ thỏa mái nhiều và vui vẻ hơn lúc xưa." Bạn thấy không, quyền năng của sự tha thứ làm cho cả hai được tự do.
2. Sự Chữa Lành Thân Thể Nằm Trong Sự Chuộc Tội.
Một trong những câu hỏi chủ yếu hay được hỏi là: Sự Chữa lành có nằm trong sự chuộc tội không? Nếu có, tại sao mọi người được cầu nguyện đều không được chữa lành? Ês 53:4 nói rằng:
"Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta mà chúng ta lại tưởng rằng Ngài bị Đức Chúa Trời đánh và đập và làm cho khốn khổ. "
a. Mục Tiêu Lý Tưởng Của Đức Chúa Trời.
Không có gì phải thắc mắc khi đặt sự chữa lành thân thể dưới dấu hiệu của thập tự giá. Đó là một phần không thể thiếu được trong quá trình cứu chuộc. Nhà thần học Leslie Weatherhead nói rằng: "Đó là mục đích lý tưởng của Đức Chúa Trời dành cho mọi người để vui hưởng một thân thể, tâm trí và tâm linh khỏe mạnh".
Nói một cách khác nếu sự chữa lành không có trong câu nầy, thì không cái gì có cả, ngay cả sự chuộc tội cũng không có ở đây.
Andrew Murray (một lãnh đạo Hội Thánh nổi tiếng ở Nam phi) chỉ rõ sự chữa lành là sự dạy dỗ mạnh mẽ trong câu Kinh Thánh nầy
b. Đức Tin Không Phải Là Yếu Tố Duy Nhất.
Đức tin dĩ nhiên là yếu tố chính nhưng không phải là yếu tố duy nhất.
Nhiều lần tôi trông thấy các Thánh đồ tuyệt vời bước đi với Đức Chúa Trời trong nhiều năm nhưng không nhận được một sự chữa lành nào. Tôi cũng thấy một phu bến tàu côn đồ già nua chưa bao giờ bước vào Hội Thánh trong suốt năm mươi năm. Ông ta đến một buổi nhóm chữa bệnh để chế giễu. Anh ta nói những lời vô tín, nhưng đột nhiên ân điển và sự thương xót của Đức Chúa Trời đã đụng đến anh cách lạ lùng.
Quả là một Cứu Chúa đầy yêu thương! Khi Weatherhead nói rằng "Điều gì đã làm cho con người thì không vì đức tin của người ấy, nhưng vì Đấng Christ qua đức tin người ấy". Đức tin thì quan trọng hơn lãnh vực triết lý của tâm trí, Đức Chúa Trời có thể đến gần con người để làm công việc của Ngài chỉ qua đức tin mà thôi".
c. Cầu Nguyện Bởi Đức Tin.
Có phải ý muốn của Đức Chúa Trời chống lại sự chữa bệnh không? Chúa Jesus không bao giờ cầu nguyện :"Nếu là ý Cha, hãy chữa lành đi". Chúng ta cũng không cầu nguyện như vậy. Chỉ có một loại cầu nguyện làm hài lòng Đức Chúa Trời đó là cầu nguyện tích cực bằng đức tin. Chỉ có một loại cầu nguyện mà Kinh Thánh vạch ra là sự cầu nguyện tích cực bằng đức tin.
Giacơ đoạn 5 không hề nói "Hãy cầu nguyện bằng lời cầu nguyện có lẽ, hãy cầu nguyện bằng lời cầu nguyện có thể". Nhưng Giacơ nói rằng "Hãy cầu nguyện bằng đức tin". Ấy là lời cầu nguyện dựa trên ý muốn của Chúa được diễn tả bằng lời (Logos) của Đức Chúa Trời. Ngài không muốn có bệnh hoạn, Ngài muốn sự lành mạnh. Ngài cho phép bệnh hoạn.
d. Đường Lối Của Đức Chúa Trời Chứ Không Phải Đường Lối Của Chúng Ta.
Rồi nếu sự chữa lành nằm trong sự cứu chuộc, ý muốn của Đức Chúa Trời là sức khỏe toàn diện cho con cái của Ngài và chúng ta nên cầu nguyện tích cực cho sự chữa lành, tại sao không phải tất cả chúng ta đều được chữa lành?
Tôi có thể trả lời điều đó trong ba chữ rất dễ "Tôi không biết". Tôi chỉ biết một điều. Chúng ta đóng thùng Đức Chúa Trời trong những suy diễn ngớ ngẩn của chúng ta (lý luận thông thường bao gồm một tiền đề chính và một tiền đề phụ dẫn đến kết luận). Đức Chúa Trời sẽ không nhảy múa theo giai điệu của chúng ta.
1) Đức Chúa Trời Là Tối Thượng. Nếu bất cứ điều gì trở nên rõ ràng đối với tôi trong việc chữa lành bệnh, thì chúng ta phải công bố một lần nữa "Sự Tốt Lành" của Đức Chúa Trời. Tôi yên nghỉ một cách dễ dàng trên quyền tể trị của Đức Chúa Trời mà Đường lối của Ngài không phải là đường lối của tôi, tư tưởng của Ngài không phải là tư tưởng của tôi, và Ngài là Đấng thực hiện một cách kỳ diệu những dấu kỳ phép lạ của Ngài.
Đức Chúa Trời sẽ không nhượng bộ những suy diễn cỏn con của chúng ta.
Tiền Đề Chính: Sự chữa lành nằm trong sự chuộc tội.
Tiền Đề Phụ: Đức tin là chìa khóa chữa bệnh.
Kết Luận: Những ai cầu nguyện trong đức tin sẽ được chữa lành.
Không đơn giản như vậy đâu. Luôn luôn có một yếu tố "X" (yếu tố chưa được biết) trong việc chữa bệnh, một điều chưa biết gì đó mà Đức Chúa Trời không bày tỏ.
2) Đức Chúa Trời Không Theo Một Công Thức. Tôi nghĩ rằng sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đối với loài người là lý do tại sao nhiều nhà Thần học nói chung, tránh xa sách Công vụ các sứ đồ như bệnh dịch. Bởi vì họ muốn đóng thùng Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đặt một cái bẫy cho họ.
Họ bắt đầu bằng Công 2:38. Đây là phương cách được thực hiện và họ đưa ra công thức của họ. Trước hết bạn phải ăn năn. Kế đó bạn phải nhận Báptem trong Danh Jesus. Đoạn nhận Ân tứ Đức Thánh Linh.
Nhưng rồi 9:3-6, 17-18 lại có vấn đề. Phao lô được biến đổi một cách sống động trên đường đến Đa mách. Rồi được chữa lành và rồi đầy dẫy Thánh Linh. Sau đó người được Báptem trong nước.
Rồi đến 10:44-48 và đó là một ống bể tâm trí. Hãy nghĩ về điều ấy; không có sự dạy dỗ nào, không có sự kêu gọi sự cứu rỗi nào, không cần Phierơ chấm dứt bài giảng, ông bị gián đoạn bởi giao điểm thánh của lịch sử. Không có công cụ loài người nào ngoại trừ sứ điệp của sứ đồ, những người này được cứu một cách thiêng liêng và được Báptem trong Đức Thánh Linh và họ nói tiếng mới. Chỉ sau lúc đó họ mới được Báptem trong nước.
Và rồi 19:3-6 là nơi phép báp tem đầu tiên của Giăng dẫn đến sự ăn năn, rồi có đức tin nơi Chúa Jêsus và phép Báptem trong nước lần thứ hai trong Danh Chúa Jesus. Đoạn có Báptem trong Đức Thánh Linh bằng cách đặt tay để họ được đầy dẫy Thánh Linh và nói các thứ tiếng và lời tiên tri.
Cũng chẳng lạ gì khi các nhà Thần học không thích sách Công vụ các sứ đồ? Họ không thể đem ra công thức để áp dụng. Bạn có nghĩ là có lẽ Đức Thánh Linh đã đụng chạm một cách nhẹ nhàng và hài hước không? Tôi nghĩ là có.
3) Đức Chúa Trời Không Cho Chúng Ta Biết Mọi Điều. Một trong những câu hỏi tệ nhất để hỏi về sự chữa lành là câu hỏi đầu tiên mà hầu hết các nhà Thần học thường hỏi là: tại sao Đức Chúa Trời không chữa lành cho tất cả?
Tại sao tất cả không được lành? Tại sao tất cả không được cứu. Tại sao có nhiều người được gọi mà ít được chọn? Câu hỏi nào cũng tốt cả và cả hai đều không có câu trả lời.
Sách "Sự Khải Đạo Bí Mật Của Đức Chúa Trời" của Calvin không có ý tránh đối đầu với các câu hỏi khó. Đó là một sự kiện cơ bản của Thánh Kinh Thần Học. Có nhiều điều chúng ta không biết hay không có câu trả lời.
3. Chữa lành: Logos hay Rhema
Lời Logos dạy dỗ rằng chữa bệnh nằm trong sự chuộc tội; nhưng không phải lúc nào lời Logos cũng trở thành Rhema là Lời dành cho bạn. Và những ai dạy dỗ rằng "công bố luôn sỡ hữu" là dạy dỗ về sự tự phụ chứ không phải đức tin.
a. Sự Công Bố Không Bao Giờ Là Sự Sỡ Hữu.
Tác giả Thi Thiên nói "Xin Chúa giữ kẻ tôi tớ Chúa khỏi cố ý phạm tội. Nguyện tội ấy không cai trị tôi. " (Thi 19:13)
Thí dụ, có một người bạn trẻ của tôi mới bước vào trong Thánh Linh mà ngây thơ tin rằng sự công bố cũng là sự sỡ hữu.
Anh nghe tin một đứa bé trai sắp chết vì bệnh bạch cầu và lập tức anh đi đến nhà thăm. Anh nói nhiều lời mà sau này anh thấy tiếc. Anh nói "Không có gì nghi ngờ cả; đứa bé sẽ được chữa lành; Không có gì để lo hay băn khoăn ;Đức Chúa Trời đã nói trong lời của Ngài. Điều đó là chân thật".
Rồi anh cầu nguyện và tất cả mọi người vui mừng và anh rời nơi đó. Vài ngày sau đứa bé qua đời.
Điều nầy làm cho bạn Tom của tôi choáng váng trong tâm linh. Điều nầy há không có trong lời của Ngài sao? Lời Chúa há không nói sự chữa lành như là món quà cho chúng ta hay sao? Phải, đó là lời Logos chứ không phải là Lời Rhema cho anh ta. Đó là lời hợp lý nhưng không phải là thực nghiệm. Có sự khác biệt lớn giữa tính hợp lý và sự chiếm hữu thực nghiệm.
b. Hãy Chờ Đợi Lời Rhema.
Không có gì sai trật khi cầu nguyện cho người ta trong đức tin. Điều sai ở đây là nói với họ rằng họ được chữa lành trong khi bạn thật sự chưa có lời Rhema từ Đức Chúa Trời.
Tôi không nói với người ta là họ được chữa lành khi không có điều gì đến từ Đức Chúa Trời. Tôi không nói bạn hãy quăng mắt kính đi trong khi thực tế bằng lái xe đòi buộc phải đeo kính khi lái xe. Tôi không nói bạn hãy quăng thuốc Isulin khi bạn bị bệnh tiểu đường.
E. KẾT LUẬN
Thần học về sự chữa lành phải được liên kết với Thần học của Sự Cầu nguyện. Kinh thánh rất tích cực trong việc chữa lành. Không có lời cầu nguyện nghi ngờ nào trong Kinh Thánh về sự chữa bệnh.
Khi chúng ta đang tiến đến thế kỷ thứ hai của sự tuôn đổ Thánh Linh lớn lao của Đức Chúa Trời, chúng ta hãy cầu nguyện Đức Chúa Trời ban cho chúng ta quyền năng Tân Ước và một đức tin sáng ngời để làm trọn sứ mệnh của con Ngài.
Chúng ta hãy tự suy gẫm sứ mệnh của Ngài: "Chữa lành kẻ đau, khiến sống kẻ chết, làm sạch người phung, và trừ các quỉ, các ngươi đã nhận không thì hãy cho không. " (Mat 10:8).