Back to Top
Bìa 25 - CHỮA LÀNH TÂM HỒN BỊ TỔN THƯƠNG - PHẦN D6
Danh mục: Cây Gậy Của Người Chăn Bầy
Thư viện: Định dạng văn bản

Viết bởi Nguyễn Thiên Ý

MỤC LỤC

  1. D6.1 Tâm Linh, Tâm Hồn, Thân Thể
  2. Chương 1- TÂM LINH, LINH HỒN VÀ THỂ XÁC
    1. Phần Dẫn Nhập
    2. A. LINH, HỒN, THÂN THỂ : CÓ SỰ KHÁC NHAU
      1. 1. Kinh Thánh Bày Tỏ Những Gì?
      2. 2. Ngôn Ngữ Bày Tỏ Những Gì?
    3. B- LINH, HỒN VÀ THÂN THỂ : VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO
      1. 1- Linh (Pneuma)
      2. 2- Hồn (psuche)
      3. 3. Thân thể (Soma)
    4. C. LINH, HỒN VÀ THỂ XÁC QUAN HỆ VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO ?
      1. 1. Hồn và Xác:
      2. 2. Linh và Hồn
      3. 3. Đức Thánh Linh và Hồn
    5. D. CHÚA LÀM GÌ VỚI LINH, HỒN VÀ THỂ XÁC
      1. 1. Mối Quan Hệ Của Chúng Ta Với Đức Chúa Trời.
    6. E. KẾT LUẬN
  3. D6.2 Bệnh Tâm Hồn
  4. Chương 2: BỆNH TÂM HỒN (TÂM BỆNH)
    1. Phần Dẫn Nhập
    2. A. ĐỨC CHÚA TRỜI MUỐN CHÚNG TA TRỌN VẸN
      1. 1. Linh, Hồn, Xác: Sức Khỏe Của Chúng Ta.
      2. 2. Linh, Hồn, Xác: Sự Chữa Lành Của Chúng Ta
    3. B. BỆNH TÂM HỒN
      1. 1. Gây Ra Bởi.....
        1. a. Cha mẹ của chúng ta:
        2. b. Tội Lỗi Của Chúng Ta
      2. 2. Ảnh hưởng đến
        1. a. Chính Chúng Ta
        2. b. Xã Hội Chúng Ta.
      3. 3. Chúng Ta Có Một Sự Lựa Chọn
        1. a. Sự Sống Hay Sự Chết.
        2. b. Hãy Đến Gần Đức Chúa Trời.
    4. C. KẾT LUẬN
  5. D6.3 Chữa Bệnh Tâm Hồn
  6. Chương 3 - CHỮA TâM BỆNH
    1. Phần Dẫn Nhập
    2. A. HAI NGUỒN CHỮA LÀNH
      1. 1. Tự Nhiên
      2. 2. Siêu Nhiên
        1. a. David Kinh Nghiệm Sự Chữa Lành
        2. b. Sau Đó Chúa Jesus Đem Đến Sự Chữa Lành.
        3. c. Đức Chúa Trời Chữa Bệnh Ngày Hôm Nay.
    3. B. NĂM BƯỚC ĐỂ CHỮA BỆNH TÂM HỒN
      1. 1. Hãy Đến Với Chúa Jesus
      2. 2. Mang Lấy Ách Của Ngài
      3. 3. Học Theo Ngài:
        1. a. Ngài Chịu Thương Khó:
        2. b. Ngài Tha Thứ:
      4. 4. Đến Với Ngài Như Con Trẻ:
        1. a. Ký Ức Đầu Đời Cần Được Chữa Lành.
        2. b. Đức Thánh Linh Mang Đến Sự Chữa Lành.
        3. c. Sự Tha Thứ Mang Đến Sự Chữa Lành.
        4. d. Đức Chúa Trời Toan Làm Điều Ích
      5. 5. Hãy Giao Phó Tâm Hồn Bạn Cho Đức Chúa Trời.
        1. a. Chúa Giêxu Sẽ Bày Tỏ.
        2. b. Chúa Giêxu Sẽ Chữa Lành.
    4. C. KẾT LUẬN


D6.1 Tâm Linh, Tâm Hồn, Thân Thể

Chương 1- TÂM LINH, LINH HỒN VÀ THỂ XÁC

Phần Dẫn Nhập

"Nguyện xin Tâm Thần, Linh Hồn, Thân thể của anh em được giữ gìn trọn vẹn không chỗ trách được. .." (ITê 5:23).

Đức Chúa Trời muốn chúng ta trọn vẹn (nghĩa là không có bệnh tâm thần, tình cảm tổn thương hoặc thể chất bệnh hoạn). Ngài mong ước sự trọn vẹn trong tâm linh, linh hồn và thân thể chúng ta. Tội lỗi làm tổn hại những người khác, thường là những người chúng ta yêu mến. Tội lỗi có thể gây ra bệnh hoạn trong tâm linh, linh hồn và thân thể. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể chữa lành ba phần khác nhau này của đời sống chúng ta (linh, hồn và thân thể) và làm cho chúng ta trọn vẹn trở lại.

Lời của Chúa Jesus đã đem lại hy vọng và yên ủi dường bao cho những tâm hồn tan vỡ khi Ngài phán "Hãy đi trong sự bình an, đức tin của ngươi đã chữa lành trọn vẹn cho ngươi" (Lu 7:50; 8:48).

Phải, Đức Chúa Trời muốn chữa lành những phần gãy đổ và bầm dập trong cuộc đời chúng ta. Đức thánh linh muốn mọi bộ phận của chúng ta được an toàn, khỏe mạnh và tráng kiện. Ngài muốn mang sự sống, quyền năng cho tâm linh của chúng ta, phục hồi tâm hồn chúng ta và mang sự chữa lành cho thân thể chúng ta. Đây là những phước hạnh mà "sự cứu rỗi vĩ đại" cung cấp cho mỗi người trong chúng ta.

A. LINH, HỒN, THÂN THỂ : CÓ SỰ KHÁC NHAU

Nếu trước hết chúng ta nghiên cứu về ba phần của con người, chúng ta sẽ có thể hiểu đề tài của phần "Chữa lành tâm hồn" hơn.

Tâm Linh hướng lên Đức Chúa Trời. Linh Hồn hướng vào bên trong chính mình. Thân xác hướng ra thế gian.

Để ba phần được trọn vẹn, thì mỗi phần phải hòa nhập với các phần kia. Mỗi phần có vai trò và chức năng đặc biệt trong tình trạng khỏe mạnh của con người.

Vài học viên trường Kinh Thánh cho rằng không có sự khác biệt giữa hai từ "Linh" và "Hồn". Họ cho rằng cả hai từ đếu ám chỉ đến phần không thuộc về thể chất hay vật chất trong con người.

1. Kinh Thánh Bày Tỏ Những Gì?

Đúng là có một vài câu Kinh thánh dùng một trong hai từ này theo cách chung chung. Tuy nhiên cũng có những câu khác dùng mỗi từ này với ý nghĩa đặc biệt và khác nhau.

Tác giả sách Hêbơrơ diễn đạt rõ ràng rằng có sự khác nhau giữa Linh và Hồn, cho thấy đó là hai phần khác nhau đang ở trong chúng ta.

"Lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi thấu vào đến nỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng " (Hêb 4:12).

Lưu ý Lời của Đức Chúa Trời "Chia. ..hồn, linh " phân rẽ ra làm hai thực thể riêng biệt bên trong chúng ta.

Phao lô chỉ ra sự khác nhau giữa hai từ này trong thơ thứ nhất viết cho Hội Thánh Côrintô.

"Và người có tánh xác thịt (hồn) không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời, bởi những người đó coi sự ấy như là rồ dại và không thể hiểu được vì phải xem xét cách thiêng liêng. Nhưng người có tánh thiêng liêng (người thuộc linh) xử đoán mọi sự và chính mình không bị ai xử đoán "

(ICôr 2:14, 15). Bạn hãy ghi nhận sự khác biệt giữa người có tánh xác thịt (hồn) và người có tánh thiêng liêng (linh).

2. Ngôn Ngữ Bày Tỏ Những Gì?

Chúng ta hãy xem các từ Hylạp trong Tân Ước nói về Linh, Hồn, và Thân thể.

a.Pneuma:

Từ Hi Lạp dành cho chữ "linh" là pneuma. Có nghĩa là "hơi thở". Bệnh phổi được gọi là "pneumonia" cũng lấy từ chữ này ra.

b.Psuche:

Từ Hilạp dành cho chữ "hồn" là psuche. Vì thế "Psychology" (Tâm lý học) là môn học nghiên cứu về hồn (tâm trí) của con người.

c.Soma:

Cuối cùng, từ Hilạp cho chữ "thân thể" là soma. "Psychosomatic" (bệnh tâm thần) là loại bệnh làm xáo trộn thân thể mà nguyên nhân gây bệnh do những nan đề của tâm trí và tình cảm .

Đó là ba từ Hylạp được viết trong Kinh Thánh Tân Ước một cách cẩn thận. Về sự cấu tạo của con người, chúng được dùng như sau:

B- LINH, HỒN VÀ THÂN THỂ : VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO

1- Linh (Pneuma)

Linh là phần trong một con người mà nhờ phần ấy con người nhận biết hoặc ý thức về Đức Chúa Trời. Linh ấy được sống lại bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời khi một người tiếp nhận Chúa. Khi chúng ta được đầy dẫy Đức Thánh Linh thì tâm linh được "mạnh mẽ".

Nhiệm vụ của linh gồm có:

a. Sự mặc khải từ Đức Chúa Trời.

b. Cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

c. Tương giao với Đức Chúa Trời.

d. Thờ phượng Đức Chúa Trời

e. Làm chứng cho con người (thế gian).

f. Tưởng nhớ (nhớ lại)

g. Tưởng tượng : sáng tạo (khải tượng, chiêm bao)

h. Lương tâm: để phán xét (phân biệt)

i. Tò mò: Khám phá

j. Nhận thức: thông giải (cảm giác và sự hiểu biết)

k. Thông công với Đức Chúa Trời (Hội Thánh).

l. Phân biệt các linh: Cảm nhận thuộc linh

m. Chiến trận thuộc linh.

n. Luống gieo bông trái Thánh Linh.

o. Phạm vi tiếp nhận dành cho ân tứ Thánh linh.

2- Hồn (psuche)

Hồn là phần nhận biết về chính mình, tức là tự nhận thức. Hồn là trung tâm của cái tôi hay của cá tính. Các nhiệm vụ của hồn được phát thảo như sau:

a. Lý luận: Suy nghĩ (suy gẫm, nhận thức).

b. Tình cảm: Cảm thấy (cảm xúc, tình cảm).

c. Ý muốn: muốn (quyết định).

3. Thân thể (Soma)

Thân thể là phần nhận thức và phản ứng lại với thế giới bên ngoài, tức là nhận biết về thế giới bên ngoài.

Chức năng của thân thể được phát thảo như sau:

a. Sự tiếp nhận.

Thông tin được tiếp nhận từ thế giới chung quanh bằng giác quan (tai, mắt, mũi ...).

b. Phản ứng:

Thân thể phản ứng qua các hệ cơ bằng lời hay hành vi.

c. Diễn đạt:

Thân thể có thể biểu hiện cho thế giới chung quanh các tư tưởng, cảm nghĩ và các quyết định của tâm hồn.

C. LINH, HỒN VÀ THỂ XÁC QUAN HỆ VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO ?

Chúng ta có thể kết hợp các suy nghĩ cùng với nhau theo cách sau:

1. Hồn và Xác:

Thân thể tiếp nhận thông tin qua các giác quan vật lý (thấy bằng mắt, nghe bằng tai, ngửi bằng mũi ...).

Rồi các thông tin nầy được hồn lĩnh hội. (Từ "lĩnh hội" (perceive) có nghĩa là: giải thích, phán xét và hiểu điều chúng ta thu nhận. Để làm việc đó chúng ta căn cứ vào sự lý luận và ký ức của chúng ta).

Chúng ta suy nghĩ hay cảm thấy như thế nào về một hoàn cảnh sẽ quyết định hành động của chúng ta. Nói cách khác, bấy giờ ý chí hoặc ý muốn tham gia vào.

Rồi chúng ta sẽ làm điều gì đó hay nói điều gì đó (sự đáp ứng của thân thể). Vì tâm hồn của chúng ta tác động đến thân thể và thân thể tác động ngược lại với tâm hồn.

2. Linh và Hồn

Những mối liên quan giữa ba phần của con người được hiểu như sau:

Vì cớ tội lỗi của một người nên tâm linh không thể thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Trước khi được sinh ra bởi Đức thánh linh (tái sinh) tâm linh của con người bị bất lực, đó là tâm linh không hoạt động đúng trong sự hòa hợp với Thánh Linh của Đức Chúa Trời.

Khi con người ăn năn, tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa, tâm linh bắt đầu đáp ứng và hưởng ứng với Thánh linh của Đức Chúa Trời.

Khi được Báptem trong Đức Thánh Linh, con người nhận được quyền năng (quyền năng của Thánh Linh). Bây giờ thì con người cần sống đời sống mới trong Đấng Christ.

3. Đức Thánh Linh và Hồn

"Con người xác thịt (hồn) không nhận được các điều thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ dại. Và không thể hiểu được vì phải xem xét cách thiêng liêng ". (ICôr 2:14)

Mục đích của Đức Chúa Trời là tất cả chức năng của tâm hồn con người phải chịu dưới sự cai quản của Đức Thánh Linh. Bông trái, ân tứ, ân điển được Đức Thánh Linh ban cho để con trẻ trong Đấng Christ lớn lên trong Chúa và bắt đầu vâng lời Đức Chúa Trời và đạo của Ngài.

Nếu chúng ta làm buồn lòng Đức Thánh Linh bằng lối sống xác thịt, hay là lối sống tự nhiên của hồn, chúng ta sẽ ngăn trở sự tuôn trào của Thánh Linh Đức Chúa Trời qua đời sống chúng ta. Rồi chúng ta sẽ rơi trở lại nếp sống cũ (lối sống theo tư dục)

Kinh Thánh gọi là "xác thịt" hay trong xác thịt (Xem Rô 8:5; Ga 5:16-26).

D. CHÚA LÀM GÌ VỚI LINH, HỒN VÀ THỂ XÁC

Nếu tách công việc của Đức Thánh Linh ra khỏi tâm linh chúng ta, chúng ta sẽ đi theo khát vọng của xác thịt. Đây là dấu hiệu của người "xác thịt" (người sống theo hồn) hay người "tự nhiên ".

Tuy nhiên ao ước của chúng ta là trở nên giống Chúa Giêxu. Chúa Giêxu là con người trọn vẹn trong thân xác con người. Ngài là con người thuộc linh.

Vì Ngài giống như chúng ta, một người có linh, hồn, xác, Ngài có thể cảm thông với chúng ta trong các nhu cầu và sự buồn rầu của con người.

1. Mối Quan Hệ Của Chúng Ta Với Đức Chúa Trời.

Chúa Giêxu đã làm trọn sự cứu rỗi vĩ đại cho chúng ta trên thập tự giá.

Khi Ngài kêu lên "Mọi việc đã xong ", tức là công việc cứu chuộc đã được làm xong.

Sự cứu rỗi cho tâm linh, tâm hồn và thân thể con người được bảo đảm.

a. Được xưng nghĩa:

Linh chúng ta được "xưng nghĩa" làm cho đúng đắn trước mặt Đức Chúa Trời.

b. Được thánh hóa:

Hồn chúng ta được "thánh hóa" làm nên thánh trước mặt Đức Chúa Trời.

c. Được vinh hiển:

Thân thể chúng ta sẽ được "vinh hiển", được làm cho vĩnh cửu bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời.

Phải, sự cứu rỗi của chúng ta trong Đấng Christ bao phủ toàn bộ kinh nghiệm của cuộc đời: quá khứ, hiện tại và tương lai.

2. Mối Quan Hệ Của Chúng Ta Với Tội Lỗi

a. Chúng ta được cứu rỗi khỏi "án phạt" của tội lỗi.

b. Chúng ta được cứu khỏi "quyền lực" của tội lỗi.

c. Chúng ta sẽ được cứu khỏi sự "hiện diện" của tội lỗi.

E. KẾT LUẬN

Câu Kinh Thánh sau đây của Phao lô làm cho chúng ta được khích lệ thêm:

"Thân thể được gieo ra trong sự chết là thân thể tự nhiên. Tuy nhiên sẽ được sống lại trong thân thể thiêng liêng. Nếu có thân thể tự nhiên thì cũng có thân thể thiêng liêng " (ICôr 15:44).

Phaolô nói với chúng ta rằng thân thể mà chúng ta đang sống trên đất nầy là "thân thể tâm hồn). Thân thể chúng ta sẽ có trong nước thiên đàng là "thân thể thiêng liêng "

Chúa Giêxu sống lại từ kẻ chết bởi Thánh Linh. Thân thể của Ngài sau phục sinh có thể đó là thân thể thiêng liêng (Pneuma). Ngài phán "Nầy, ta sống và ta sống đời đời " (Khải 1:18). Qua câu nầy Ngài muốn nói Ngài sẽ không bao giờ chết, Ngài có một thân thể thiêng liêng, sẽ sống vĩnh hằng.

Khi chúng ta sống lại, chúng ta sẽ có thân thể thiêng liêng và toàn bộ thực thể - linh, hồn, xác - được tạo dựng hoàn hảo trong Chúa Giêxu Christ.

Phần trình bày ở trên giải thích tất cả những gì chúng ta cần phải biết về linh, hồn và xác. Chúng ta sẽ đi qua một đề tài khác là "Bệnh Tâm Hồn ".

D6.2 Bệnh Tâm Hồn

Chương 2: BỆNH TÂM HỒN (TÂM BỆNH)

Phần Dẫn Nhập

Ý nghĩa chữ "Sozo" (Hylạp) là "cứu rỗi" (Salvation) bao hàm ý tưởng về sự khỏe mạnh, sự chữa bệnh và sự trọn vẹn cho linh, hồn và thân thể.

Bệnh tâm hồn là nan đề phổ biến của con người. Bệnh tâm hồn hay tâm hồn tổn thương ám chỉ đến từ "tấm lòng tan vỡ". Từ này dùng để mô tả sự tổn thương bên trong của tâm hồn.

Chúa Giêxu phán: "....Thần của Chúa ngự trên Ta. ..để chữa lành những người có tấm lòng tan vỡ (tâm hồn bị tổn thương)" (Lu 4:18)

Thi 23:1-6 nói rằng Đấng chăn chiên hiền lành của đời sống chúng ta sẽ "phục hồi " đời sống chúng ta.

Đây là một đề tài quan trọng vì điều gì có thể hủy diệt tâm hồn thì cuối cùng sẽ hủy diệt thân xác. Bệnh hoạn trong tâm hồn sẽ sinh ra bệnh cho thể xác. Gãy đổ tình cảm và tâm trí sẽ đưa đến sự gãy đổ trong thân thể. Chúng ta thật sự cần có sự phục hồi trong tâm hồn.

Như chúng ta đã thấy, chức năng của tâm hồn bao gồm lãnh vực của tâm trí, tình cảm, trí tưởng tượng và ngay cả ký ức.

Nhiều Cơ đốc nhân đau đớn vì vết thương tâm hồn. Họ chất chứa nhiều ký ức đau buồn trong quá khứ.

Và kết quả là họ nghi ngờ hiện tại và sợ tương lai. Họ có thể có câu trả lời trong đầu, nhưng khó mà suy nghĩ cho ngay thẳng khi lòng mình đau đớn.

Tôi nghĩ tất cả chúng ta sẽ đồng ý rằng nhiều người trong chúng ta cần có sự "chữa lành bên trong" của tâm hồn. Tâm trí, tình cảm, ký ức cần được trọn vẹn trở lại. Tôi gọi điều nầy là "giải phóng tâm hồn".

A. ĐỨC CHÚA TRỜI MUỐN CHÚNG TA TRỌN VẸN

Chữa lành toàn vẹn cho con người là một tiến trình. Bắt đầu bằng sự tiếp nhận Chúa Giêxu làm Cứu Chúa cho đời sống mình và được Báptem trong Đức Thánh Linh. Kết quả là chúng ta có một tấm lòng mới và một tâm linh tự do.

Đức Chúa Trời luôn bắt đầu từ phần trung tâm của chúng ta, đó là phần tâm linh. Trước tiên Thánh Linh Ngài đụng chạm tâm linh chúng ta. Sau đó tâm linh chúng ta được giải phóng, và tâm hồn chúng ta được phục hồi.

Đức Chúa Trời bắt đầu từ phần tâm linh của chúng ta (đôi khi còn gọi là phần bên trong hay nơi tận trong cùng của con người xem Giăng 7:37, 38). Kế đó Ngài muốn hành động theo cách của Ngài ở phần tâm hồn để chữa lành và phục hồi.

Ngài muốn mang sự sống của Ngài và quyền năng chữa lành đến cho tâm linh, phần hồn và thân xác của chúng ta để chúng ta có thể trở nên "không chỗ trách được" khi Ngài trở lại.

1. Linh, Hồn, Xác: Sức Khỏe Của Chúng Ta.

Như chúng ta đã nói các chức năng của linh, hồn, xác có sự hỗ tương lẫn nhau. Một tâm linh khỏe mạnh là nền tảng vững chắc cho sự khỏe mạnh của tâm hồn. Một tâm hồn khỏe mạnh hỗ trợ cho sự khỏe mạnh của thân thể.

Nó cũng tác động theo một hướng khác. Thật khó để đạt đến tình trạng tâm linh tốt đẹp nhất trong khi tình cảm hay thân thể đang bị suy yếu. Nếu chúng ta có tâm bệnh hay thân bệnh, thì công việc và lời làm chứng của chúng ta cho Đức Chúa Trời sẽ bị ảnh hưởng. Mặc dầu mối quan hệ giữa chúng ta với Thánh Linh Đức Chúa Trời thì không sao cả nhưng sự tuôn đổ Thánh Linh của Đức Chúa Trời qua đời sống chúng ta đến thế gian bị giới hạn.

Chúng ta đã được dựng nên để hoạt động cả con người. Tôi tin sứ đồ Giăng nói đến lẽ thật nầy trong một trong các bức thư của ông.

"Hỡi kẻ yêu dấu, tôi cầu nguyện cho anh em được thạnh vượng trong mọi sự, và được khoẻ mạnh về phần xác anh, cũng như đã được thạnh vượng về phần linh hồn anh vậy " (IIIGi 3Ga 1:2)

Câu nầy dạy chúng ta về mạnh xác có liên quan với việc mạnh về tâm hồn. Nói cách khác, một cuộc sống khỏe mạnh về tâm hồn rất cần cho cuộc sống khỏe mạnh về thân thể.

2. Linh, Hồn, Xác: Sự Chữa Lành Của Chúng Ta

Thân thể chúng ta có khuynh hướng chạy theo sự dẫn dắt của tâm hồn. Và tâm hồn chạy theo sự dẫn dắt của tâm linh.

Nan đề thuộc linh sinh ra nan đề cho tâm trí và tình cảm, rồi đến lượt những nan đề này lại sinh ra nan đề cho thân thể. Sự nối kết giữa linh, hồn và thân thể của chúng ta tạo thành một mắc xích khó bứt.

Một người không thể giải quyết một rắc rối tâm lý (tâm hồn) bằng cách điều trị thân thể đơn độc. Cũng vậy, một người không thể giải quyết nan đề thuộc linh bằng biện pháp xử lý tâm trí hay tình cảm.

Đó là tại sao một số cách điều trị của các bác sĩ và các nhà tâm lý học thất bại. Nguyên do cội rễ nằm trong tâm hồn hay trong tâm linh đang sản sinh ra nan đề chưa được nhổ bỏ.

Điều nầy đúng ngay trong sự cầu nguyện chữa bệnh trong vài trường hợp thân thể bị bệnh. Sau khi cầu nguyện, người ta cảm thấy được chữa lành. Các đau đớn thân thể và triệu chứng vật lý biến đi một thời gian. Tuy nhiên, nếu các nhu cầu sâu xa của tâm hồn (tình cảm) và tâm linh không được giải quyết, thì các nan đề thể chất chẳng mấy chốc xuất hiện trở lại.

Tôi đã nhìn thấy điều nầy xảy ra nhiều lần trong chức vụ truyền giáo chữa bệnh của tôi. Nhiều người được hoàn toàn chữa lành và không còn chịu đau đớn về thể chất nữa.

Tuy nhiên, một số người khác cứ tiếp tục trở lại gặp tôi để được cầu nguyện nữa. Họ đã đánh mất sự chữa lành trên họ sau một thời gian ngắn.

Nhiều người đang ở trong chức vụ nhưng lại không biết rằng còn có những mức độ nhu cầu sâu xa hơn nữa trong tâm hồn con người.

Phải, Đức Chúa Trời muốn chúng ta khỏe mạnh. Ngài muốn chúng ta trọn vẹn trong linh, hồn và thân thể. Nhưng phải có công tác chữa lành hoàn toàn, từ bệnh bên trong ra bệnh bên ngoài (bắt đầu trong linh, tới tâm hồn và cuối cùng biểu hiện ra ngoài thân thể).

Nếu không, chỉ chữa bệnh một phần hay bị giới hạn thì bệnh nhân sẽ không duy trì được sự chữa lành lâu dài. Vì lý do nầy, chúng ta muốn học hỏi các loại tổn thương có thể làm tổn hại tâm hồn con người.

B. BỆNH TÂM HỒN

Có nhiều điều làm cho sự tổn thương cứ còn hoài trong tâm hồn con người.

1. Gây Ra Bởi.....

a. Cha mẹ của chúng ta:

Thí dụ, nhiều con cái chịu khổ vì lỗi lầm và sự thất bại của cha mẹ chúng.

Kinh Thánh bảo rằng, con cái phải được dạy dỗ và huấn luyện trong tình yêu (Êph 6:4). Những lời nói và việc làm cộc cằn, thô lỗ, không công bằng và ngu xuẩn có thể gây ra sự sợ hãi, giận dữ trong tấm lòng của con cái.

1). Sự Hành Hạ Thể Xác. Nhiều cha mẹ rất tàn bạo và hay chỉ trích. Họ không bao giờ khen hay khích lệ con cái họ. Nhiều người thậm chí còn có hành vi hành hạ thân xác và đánh đập tàn bạo.

Các trường hợp như vậy không chỉ có thân thể bị đau đớn mà tâm hồn (cá tính và tình cảm) có thể bị tổn hại nghiêm trọng cũng không kém. Những vết thương lòng thường mang theo cho tới tuổi trưởng thành.

2). Sự xúc phạm tình cảm: Tệ hơn những thương tật do thân thể bị hành hạ là những tổn thương không trông thấy được trong tâm hồn do các bậc cha mẹ quá nghiêm khắc gây ra.

Những ai bị tổn thương trong cách ấy lớn lên và trở thành người có nhiều nan đề về tình cảm. Và điều tổn thương ấy ảnh hưởng trong mối quan hệ của người đó với người khác, ví dụ như trong gia đình, trường học, nơi làm việc và ngay cả trong Hội Thánh.

Nhiều đứa trẻ đau đớn vì lòng tự trọng bị chà đạp. Chúng không thể nghĩ rằng mình có thể thành công trong bất cứ việc gì. Chúng sợ nhận nhiệm vụ mới hay ngay cả tự chuẩn bị chính mình cho một vị trí tốt hơn trong đời sống.

Chúng bị mắng nhiếc quá nhiều, do đó chúng mất niềm hy vọng. Chúng sống dưới một đám mây tự nghi ngờ chính mình và cảm thấy bất an về chính mình.

Thỉnh thoảng thì ai cũng có một vài cảm xúc giống như vậy. Tuy nhiên có người bị tổn hại cách kinh khủng đến nỗi không thể có cuộc sống bình thường.

b. Tội Lỗi Của Chúng Ta

Luật yêu thương và luân lý của Đức Chúa Trời được ban cho là vì hạnh phúc của chúng ta. Điều đó đến từ tấm lòng của Cha, vì Ngài chăm sóc cho con cái Ngài. Ngài ban cho chúng ta luật lệ để gìn giữ chúng ta không bị tổn thương và đau đớn. Khi chúng ta vi phạm luật đạo lý của Ngài, kết quả là tấm lòng (tâm hồn) chúng ta bị đổ vỡ. Khi chúng ta phá vỡ luật pháp của Ngài, chúng ta kết thúc bằng tấm lòng (linh hồn) đổ vỡ (thương tổn).

Không chỉ chúng ta chịu khổ mà người khác cũng chịu khổ nữa. Tội lỗi chúng ta ảnh hưởng trên người khác, và tội lỗi của họ cũng ảnh hưởng trên chúng ta. Kết quả của việc vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời thường là sự tổn thương và đau đớn cho những đứa con vô tội. Việc phải chịu đau đớn và khốn khổ không phải là lỗi của chúng nó.

Cha của bạn có phải là người uống rượu triền miên không? Những bậc phụ huynh như vậy đôi khi đánh đập và gây thương tích cho con cái của họ mỗi khi họ say mèm. Đứa trẻ phải chịu khổ (mặc dầu nó chẳng làm điều gì sai trật hay phạm lỗi cả)

1) Tội Tình Dục Tội vô luân và thỏa hiệp cũng làm tổn hại và gây tổn thương cho linh hồn. Cựu Ước nói mạnh mẽ lẽ thật nầy như sau:

"kẻ nào phạm tội ngoại tình với người đàn bà, tất là vô tâm vô trí. Ai làm như vậy khiến cho hồn mình hư mất ... sự sỉ nhục người sẽ chẳng bôi mất đi " (Châm 6:32, 33)

a) Xã Hội Nói Gì ? Đáng buồn là xã hội hiện đại muốn nâng mọi giới hạn của con người về phương diện đạo đức khi nói về các mối quan hệ tình dục. Một số người "điên dại" hiện đại nói rằng một khi không bị đối tượng nào phản đối thì mọi loại hành vi tình dục đều đúng đắn.

Tà dâm, đồng tính luyến ái, tình dục với trẻ con và các hành vi hổ thẹn khác không được xem là sai trái. Những hành vi như thế nằm trong "quyền" riêng tư của mỗi cá nhân. Và mỗi hành vi như thế được gọi là dấu hiệu của sự "trưởng thành" và "tự do cá nhân", là quan điểm của các nhà luân lý hiện đại mang chứng "phung cùi".

b) Đức Chúa Trời Nói Gì ? Lời Đức Chúa Trời rõ ràng nghiêm cấm những hành vi vô luân như vậy và cảnh báo mọi người, cả cá nhân và xã hội sẽ nhận những hậu quả đau thương.

Các nguyên tắc luân lý của Đức Chúa Trời là để cho chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc. Và cũng là vì ích lợi cho xã hội được lành mạnh trọn vẹn.

Vi phạm hay phá vỡ luật pháp của Đức Chúa Trời không mang lại tự do thật sự. Nhưng thật ra là chúng ta ở dưới sự nô lệ và cuối cùng cũng dẫn đến sự chết và hủy diệt.

Trong chiều hướng đi xuống, sẽ có nhiều đau đớn ở mỗi mức độ, thuộc linh, tâm trí, tình cảm và thể xác. Điều nầy đúng cho mọi cá nhân, cho xã hội và cho tất cả.

c) Hậu Quả: Xã hội hiện đại đang bắt đầu gặt hái một mùa gặt kinh khủng từ các hạt giống tội lỗi mà nó đã gieo ra. Những gia đình, tấm lòng, hôn nhân đổ vỡ; con cái hoang mang và bị hành hạ; những bà mẹ không cưới hỏi, nạn phá thai; các bệnh tình dục đầy kinh khiếp. Và Đức Chúa Trời buồn lòng vì cớ con người bị tổn thương. Đó là sự đau đớn phát sinh bởi sự chống nghịch của con người với luật pháp về tình yêu thiên thượng của Đức Chúa Trời. Bỏ qua lẽ thật nầy tức là mời mọc thảm kịch vì cớ tất cả các điều vô luân nầy đều làm tổn thương và hủy diệt linh hồn.

2) Các Tội Lỗi Khác. Dưới ngòi bút của sứ đồ Phierơ chúng ta thấy các nguyên nhân tổn hại tâm hồn như sau:

a) Kinh Thánh nói gì? "Hỡi kẻ rất yêu dấu, anh em chỉ là khách trọ trong thế gian. Vì vậy tôi xin anh em chống trả và tự kiêng cử các điều ưa thích của xác thịt. Những điều nầy tranh chiến chống lại tâm hồn anh em " (IPhi 2:11).

Phierơ nói rằng nếu chúng ta nhượng bộ trước những điều ưa thích của xác thịt, các tội lỗi nầy (như là kẻ thù) sẽ tìm và hủy diệt tình cảm, lý trí và khả năng tư duy của chúng ta. Kết quả là, tâm hồn bị thương vong sỉ nhục và tan vỡ.

b). Hậu Quả: Đời sống bên trong của chúng ta tùy thuộc vào nền tảng lý luận và tình cảm. Khi tình cảm chúng ta bị phá hoại thì khó mà có suy nghĩ đúng đắn. Những ký ức đau buồn đan kết trong tấm lòng và tâm trí. Chúng ta không thể thấy hay hiểu rõ chính mình hoặc người khác. Tương lai đầy những hình ảnh sợ hãi.

Trí tưởng tượng của chúng ta cầm giữ những bức tranh và "hình ảnh" về những điều sắp xảy ra. Màu sắc và nhân vật của những hình ảnh nầy được kiểm soát bởi tình trạng ổn định của đời sống tâm hồn của chúng ta.

Khi "tâm hồn chúng ta yên ổn" thì tương lai sáng sủa, đầy hy vọng và đầy niềm tin.

Tuy nhiên, nếu tâm trí, ký ức và tình cảm vẫn còn sợ sệt bởi biến cố đau buồn của quá khứ, thì hiện cảnh khác đi hoàn toàn. Bức tranh sẽ được sơn màu đen của sợ hãi, nghi ngờ, phẫn uất, ghen tương và sự tự thương hại.

Không ngạc nhiên khi Đức Chúa Trời của tình yêu cho chúng ta sự dẫn dắt thiêng liêng mà nhờ đó chúng ta sống. Ngài biết sự đau đớn mà chúng ta chịu đựng vì chúng ta đeo đuổi những điều ưa thích của xác thịt.

3) Công Việc Của Xác Thịt. Trong thư gởi cho người Galati, Phaolô liệt kê một số công việc của xác thịt có thể tàn phá tâm hồn chúng ta một cách tàn bạo. Xem Ga 5:19-21.

a) Tà dâm: làm tình với người ngoài hôn phối.

b) Thông dâm: làm tình với người độc thân.

c) Ô uế: tư tưởng, lời nói và hành động bất khiết, đồng tính luyến ái.

d) Tính dâm đãng: hành vi ích kỷ và không hổ thẹn.

e) Thờ hình tượng: thờ lạy hình tượng và tà thần.

f) Phù chú: việc sử dụng tà thuật ma quỉ.

g) Ghen ghét: dễ giận.

h) Mâu thuẫn: làm rối loạn, tranh đấu.

i) Ganh gỗ : hiện tượng ghen tương.

j) Thịnh nộ : giận dữ.

k) Xung đột : cãi cọ.

l) Xúi giục nổi loạn: gây chia rẽ.

m) Dị giáo: dạy dỗ điều giả.

n) Đố kỵ : muốn cái người khác có.

o) Sát nhân : giết người.

p) Say rượu : dùng thức uống mạnh (rượu, wishky ...)

q) Chè chén : tiệc tùng lãng phí.

2. Ảnh hưởng đến

a. Chính Chúng Ta

Công việc của xác thịt được ma quỉ trù định nhằm hủy phá tâm hồn con người. Chúng ta bị yếu đuối và thương tật trong lòng. Đời sống của chúng ta sẽ bị cướp bóc, lãng phí và ngay cả bị hủy diệt. Một quốc gia cho phép và khuyến khích các hành vi "xác thịt" như thế qua tạp chí, báo chí, phim ảnh là tự giết chết xã hội và đang gieo rắc hạt giống của sự chết chóc và hủy diệt giữa vòng dân chúng.

b. Xã Hội Chúng Ta.

Trên bình diện cá nhân, hậu quả sau cùng là tâm trí, tình cảm và thể xác bị đổ vỡ. Trên bình diện xã hội, các tiêu chuẩn đạo đức sụp đổ và mức phạm pháp gia tăng.

Điều đáng buồn là tình trạng này đang xảy ra đầy dẫy trong thế giới ngày hôm nay trong các bệnh viện, nhà tù và các viện xã hội khác. Khi dân của một nước bệnh hoạn trong tâm hồn, cả xã hội cũng bị hứng chịu.

3. Chúng Ta Có Một Sự Lựa Chọn

Chúa Giêxu cảnh báo các môn đồ của Ngài biết rằng ma quỉ đến để "trộm cướp, giết chóc và hủy diệt " Đoạn Ngài công bố "nhưng Ta đến hầu cho chiên được sự sống và sự sống dư dật " (Giăng 10:10).

a. Sự Sống Hay Sự Chết.

Sự lựa chọn đã rõ ràng rồi: đó là sự sống hay sự chết, bông trái của Thánh Linh hay việc làm của xác thịt. Khi xã hội phớt lờ hay cố ý phá vỡ luật pháp của Đức Chúa Trời, là mở cửa cho chính ma quỉ. Hậu quả rất thê thảm cho mọi mức độ của cuộc đời hoặc cá nhân, gia đình, cộng đồng hay quốc gia

"Dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp có phước thay! " (Thi 33:12).

Thật đáng buồn cho quốc gia nào đã từng đặt nền tảng trên những nguyên tắc tin kính nhưng sau đó lại lấy Đức Chúa Trời ra khỏi cuộc sống xã hội của quốc gia đó. Khi các giá trị luân lý bị hạ thấp trong trường học, trên truyền hình, thì có một giá mà con người phải trả. Và giá của tội lỗi không rẻ đâu, phải tốn kém rất nhiều cho việc phục vụ ma quỉ đấy.

b. Hãy Đến Gần Đức Chúa Trời.

Khi chúng ta đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần chúng ta (Gia 4:8). Khi chúng ta để Đức Chúa Trời bên ngoài đời sống, tức là chúng ta từ chối sự bảo vệ bởi sự hiện diện của Ngài. Ngài rất tôn trọng sự chọn lựa của chúng ta và phó chúng ta cho đường lối gian ác.

"Cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời, tỏ ra nghịch cùng những người không tin kính và không công bình bỏ qua lẽ thật ... Vì thế Ngài phó họ cho sự ưa thích xác thịt mà làm nhục thân thể mình. .. Ngài phó họ vào các nẻo gian tà. .. để họ phải trả giá chính tâm hồn và thân xác của họ cho sự báo ứng kinh khiếp vì điều lầm lỗi của mình. " Rô 1:18, 24, 26, 27)

C. KẾT LUẬN

Phải, chúng ta thấy chung quanh chúng ta hậu quả của các đường lối gian ác của con người. Tội lỗi giống như lưỡi gươm đâm sâu trong tâm hồn con người.

Nhưng có một hy vọng. Và hi vọng ấy được tìm thấy trong lời của Đức Chúa Trời. Trong ân điển của Ngài, Ngài đã cung cấp sự chữa lành cho các vết sẹo tội lỗi trong thân thể và tâm hồn của con người. Ngài muốn chúng ta khỏe mạnh vì sự lợi ích cho chúng ta và vì sự vinh hiển của Ngài.

D6.3 Chữa Bệnh Tâm Hồn

Chương 3 - CHỮA TâM BỆNH

 

Phần Dẫn Nhập

Có hai phương thức chữa bệnh cho thân thể: phương pháp tự nhiên và phương pháp siêu nhiên. Các bác sĩ y khoa biết họ không thể chữa lành được. Họ chỉ hỗ trợ cho quyền năng chữa bệnh "tự nhiên" sẵn có trong thân thể.

Nhưng Chúa Giêxu vĩ đại hơn các thầy thuốc. Bằng quyền năng siêu nhiên, bệnh thể xác cũng có thể được chữa lành. Quyền năng siêu nhiên dành cho loại chữa lành này đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời.

A. HAI NGUỒN CHỮA LÀNH

Cũng cùng hai nguồn chữa lành này được áp dụng cho sự chữa bệnh tâm hồn. Người ta thường nói rằng thời gian sẽ chữa lành. Sự chữa lành tự nhiên xảy ra khi thời gian trôi qua giúp chúng ta lấy ra khỏi mình những sự tổn thương nội tâm, là điều đã từng làm chúng ta rất đau đớn trong thời kỳ niên thiếu.

1. Tự Nhiên

Có lúc chúng ta thấy không có ai mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, đẹp đẽ hơn chúng ta. Hầu hết chúng ta đều học cách quan hệ với người khác để được thành công trong lãnh vực công việc của mình. Chúng ta có được sự kính trọng của gia đình, bạn hữu, và đồng nghiệp.

Khi chúng ta lớn lên theo năm tháng, đối diện và nhận biết những lo âu, buồn rầu và mất mát. Ngay cả những căn bệnh về tâm thần cũng có sự tự hồi phục theo thời gian. Dường như tâm hồn cũng có năng lực chữa lành như thân thể vậy.

Tuy nhiên, một số người không bỏ được những nan đề đầu đời. Họ mang các vết sẹo đau đớn vào tuổi trưởng thành. Tất cả chúng ta có lẽ có một vài thương tổn trong quá khứ còn ảnh hưởng đến thái độ và hành động trong hiện tại.

Tuy nhiên đối với một vài người, sự đeo đuổi của quá khứ rất lớn lao, họ khó có thể sinh hoạt bình thường được. Nhiều người như vậy đã chịu đựng sự đổ vỡ tâm hồn và tình cảm. Khi vết thương hằn sâu, hậu quả có khi suốt đời.

Các nhà tâm lý và bác sĩ tâm thần là những bác sĩ điều trị sự rối loạn tâm thần và tình cảm. Họ tìm kiếm qua thuốc men và lời khuyên bảo, để trợ giúp cho năng lực chữa bệnh tự nhiên cho tâm hồn.

Tuy nhiên, có những bệnh tật về thân thể không chữa được, thì cũng có những bệnh hoạn trong tâm hồn mà phương pháp tự nhiên không giúp đỡ được. Để "phục hồi" một tâm hồn như thế, cần phải có "phép lạ", tức là sự chữa bệnh siêu nhiên.

Tôi biết có những người trẻ đã "đốt" tâm trí và tàn phá tâm hồn bằng ma túy. Họ đã từng rất thông minh, họ rất sáng suốt, khỏe mạnh với cuộc đời đầy triển vọng.

Bây giờ thì tâm linh, linh hồn và thân xác của họ bị sụp đổ. Còn chút hy vọng nào không hay đã quá muộn rồi? Chỉ có phép lạ mới có thể giải quyết các nhu cầu như thế. Ngợi khen Chúa, có hy vọng!

Chúa chúng ta là Đức Chúa Trời làm phép lạ đầy quyền năng và giàu lòng thương xót!.

2. Siêu Nhiên

Hãy xem các lời đầy ân điển trong sách Tiên tri Êsai:

"Như ngươi tuôn đổ những gì ngươi có trong đời sống ngươi cho người đói, và làm hài lòng yêu cầu của người khốn khổ, thì sự sống ngươi sẽ sáng ra trong nơi tối tăm, và sự tối tăm của ngươi sẽ sáng ra như ban trưa ". (Ês 58:10)

Sự đau đớn vì bị chối bỏ (bị bỏ ra ngoài hoặc bị ly dị) có thể được chữa lành duy bởi tình yêu thương và sự chấp nhận. Đức Chúa Trời muốn đụng chạm đến những người đang chịu khổ qua bạn và tôi, qua tấm lòng và đôi tay của chúng ta.

a. David Kinh Nghiệm Sự Chữa Lành

Trong giây phút đau đớn trong lòng Vua David kêu lên "Đức Giêhôva ơi! Xin thương xót tôi, chữa lành linh hồn tôi, vì tôi đã phạm tội cùng Ngài ". (Thi 41:4)

Cá nhân David biết rõ sự chữa lành yêu thương của Đức Chúa Trời nếu không ông không thể viết 23:1-6

"Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ tôi. .. Ngài bổ lại linh hồn tôi (chữa lành linh hồn tôi)".

Về sau tác giả Thi Thiên nói về ân điển Đức Chúa Trời trong những lời tuyệt vời sau:

"Chữa lành người có lòng tan vỡ, và băng bó các vết thương của họ (điều trị các đau đớn và lo âu)... Chúa chúng tôi thật lớn và có quyền năng cả thể. Sự hiểu biết của Ngài là vô tận. Ngài nâng đỡ người khiêm nhường, đánh đổ kẻ ác xuống " (147:3, 5, 6)

b. Sau Đó Chúa Jesus Đem Đến Sự Chữa Lành.

Có một phân đoạn trong phúc âm mà tôi đã thấy trong cái nhìn mới. Tôi muốn chia sẻ với các bạn vì nó nói về bản chất chức vụ chữa bệnh của Chúa Jesus Christ.

"Chúa Jesus đi khắp xứ Galilê, giảng tin lành của nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi bệnh tật. Danh tiếng Chữa bệnh của Ngài đồn ra khắp xứ Syri. Người ta bèn đem cho Ngài nhiều người đau ốm, hay là mắc bệnh nọ tật kia, nhiều kẻ khác bị quỷ ám, điên cuồng, bại xụi. Và Ngài chữa lành họ tất cả " (Mat 4:23, 24)

Rất thú vị để ghi lại điều Kinh Thánh nói rằng Jesus chữa lành "mọi bệnh tật" (câu 23). Điều này gồm các bệnh thuộc tâm linh, tâm trí, tình cảm và thể chất. Câu 24 nêu tên một số bệnh liên quan đến từng phần của toàn bộ thực thể con người.

1) Bệnh thuộc linh: quỷ ám.

2) Bệnh tình cảm: sự thống khổ.

3) Bệnh thân thể: bại xụi.

c. Đức Chúa Trời Chữa Bệnh Ngày Hôm Nay.

Chúa Jesus đi đó đây chữa bệnh cách trọn vẹn cho những người nam và người nữ. Bất cứ nơi nào tội lỗi làm tan nát linh, hồn, thân thể, Chúa Jesus đến tha thứ, tẩy sạch và mang lại quyền năng chữa lành của tình yêu Đức Chúa Trời.

Tôi nghĩ đến bạn thân của tôi là ông Costa Deir. Khi Đức Chúa Trời tìm thấy ông trong vực sâu tội lỗi, ông đang ở trong một trường hợp hoàn toàn vô vọng. Rượu đã tàn phá não bộ, gan, tim và bộ phận tiêu hóa của ông. Satan đã cướp mất của ông gia đình và bạn bè. Ma quỷ đã tàn phá thân xác ông và kế đến là tâm hồn của ông.

Ông bị bệnh về tâm linh, tâm trí và thân thể và gần kề cái chết. Rồi ông gặp được một thầy thuốc vĩ đại nhất trên đời này, đó là Chúa Jesus Christ.

Và Chúa Jesus đã làm gì? Ngài làm cho ông trở nên trọn vẹn, một tạo vật mới trong tâm linh, tâm hồn và thể xác. Halêlugia! Không ngạc nhiên gì khi bây giờ ông muốn nói cho toàn thế giới biết về quyền năng chữa lành của tình yêu Đức Chúa Trời.

B. NĂM BƯỚC ĐỂ CHỮA BỆNH TÂM HỒN

Phải, Đức Chúa Trời muốn chúng ta khỏe mạnh. Nhưng bằng tiến trình gì để "sự chữa lành bề trong" có thể đến trên đời sống chúng ta? Tôi tin rằng có năm bước quan trọng để chúng ta có thể cầu nguyện trong đức tin.

Ba bước đầu trong năm bước dành cho sự chữa lành tâm hồn bị tổn thương có thể tìm thấy trong những lời lẽ hy vọng và an ủi bởi Chúa Jesus.

* Hãy đến cùng ta, hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.

* Hãy mang lấy ách của ta và

* học theo ta vì ta có lòng nhu mì và khiêm nhường. Rồi tâm hồn (soul) các ngươi sẽ được an nghỉ (phục hồi) (11:28, 29)

1. Hãy Đến Với Chúa Jesus

Bước đầu tiên cho sự chữa lành bề trong (chữa lành tâm hồn) là: Hãy đến với Chúa Jesus! Chúa Jesus mời chúng ta đến với Ngài.

Nếu chúng ta đi đến nơi đâu, tìm kiếm bất cứ nguồn nào khác, chúng ta sẽ bị bỏ rơi và thất vọng. Ai là người bạn tìm kiếm khi gặp nan đề? Chúa Jesus phán: "Hãy đến cùng ta..."

Phải, Chúa Jesus đang đợi với vòng tay mở rộng và mời chúng ta đến với Ngài. Ngài cũng hoan nghênh ngay cả những tội nhân hư mất.

Như đã nói ở trên, chúng ta cần được tha thứ, và giải thoát khỏi gánh nặng của tội lỗi và đoán phạt. Đây là nơi "sự chữa lành bề trong" bắt đầu. Chúng ta phải đến với Jesus, Chúa cứu thế của chúng ta. Không có bước đầu tiên này chúng ta không thể có bước thứ hai. Chúng ta phải ăn năn nếu chúng ta muốn được phục hồi.

2. Mang Lấy Ách Của Ngài

Ách của Đấng Christ ám chỉ đến sự cai trị của Ngài trên đời sống của chúng ta. Chúng ta không được xem Ngài chỉ là Chúa Cứu Thế của mình, mà còn phải tôn Ngài là Chúa và Chủ của cuộc đời chúng ta nữa.

Ma quỷ muốn lừa dối chúng ta bằng lời dối trá. Nó muốn chúng ta tin là chúng ta sẽ mất "tự do" khi chúng ta phó đời sống chúng ta cho Chúa. Nó không bao giờ bảo chúng ta là ách tội lỗi của chúng ta sẽ nặng hơn hay đau đớn hơn khi chúng ta mang ách đó về lâu về dài. Cuối cùng chúng ta sẽ ngã xuống vì gánh nặng. Chỉ có ân điển của Đức Chúa Trời mới có thể thật sự giải phóng chúng ta.

Nhiều Cơ đốc nhân chịu đựng dưới ách nặng nề do chính họ làm ra... Đó là gánh nặng của đời sống theo ý riêng. Họ đã xưng nhận Đấng Christ là Chúa Cứu Thế. Họ muốn vào nước thiên đàng khi họ chết. Tuy nhiên, họ lại muốn sống theo ý riêng trong nhiều phạm vi của đời sống đang khi ở trên đất này.

Đôi khi Đức Chúa Trời để chúng ta đi theo con đường riêng của mình để dạy chúng ta một bài học. Và chẳng bao lâu, chúng ta sẽ khám phá ra rằng đó là con đường nguy hiểm. Đi trong "xác thịt" sẽ có nhiều té ngã đau đớn, mỗi lần té ngã đều để lại vết hằn trong tâm hồn như chúng ta đã xem ở trên.

Rõ ràng sự đau đớn bên trong chỉ có thể được chữa lành nếu chúng ta đến với Chúa Jesus và xưng nhận Ngài là Chúa của đời sống chúng ta. Trong sự vui mừng chúng ta sẽ nhận ra rằng ách của Ngài rất nhẹ nhàng và dễ chịu, cũng giống như những sợi lông chim đối với một con chim.

Đầu phục hoàn toàn đời sống chúng ta cho Chúa Jesus có nghĩa là Chúa Jesus sẽ chữa lành hoàn toàn đời sống chúng ta. Hơn thế nữa đó là con đường duy nhất đến với tự do thuộc linh thật sự.

Khi đức tin, hy vọng và kế hoạch cho tương lai của chúng ta được nối liền với Chúa, thì sự mạnh mẽ bên trong sẽ được đổi mới và được phục hồi. Rồi chúng ta có thể bay cao tự do không mệt mỏi, như bay trên đôi cánh chim ưng (Ês 40:30, 31).

3. Học Theo Ngài:

Khi Jesus là Chúa của đời sống chúng ta, chúng ta trở thành môn đồ Ngài. Môn đồ là người nhìn, nghe và học theo thầy của mình. Chúng ta học điều gì nơi Chúa Jesus để chữa lành bệnh tâm hồn (sự chữa lành bề trong).

Chúng ta có thể thắc mắc: Chúa Jesus có bao giờ lâm vào hoàn cảnh tâm hồn Ngài bị tổn thương đau đớn không? Nếu có thì Ngài đối phó với sự đau đớn đó ra sao? Làm thế nào để phục hồi tâm hồn của Ngài?

a. Ngài Chịu Thương Khó:

Jesus là một mẫu mực hoàn hảo cho đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta có thể khám phá ra bằng cách nào Ngài giải quyết các nan đề trong thân xác con người, chúng ta sẽ tự tìm lấy giải đáp cho chính mình. Hãy quay lại lời của Đức Chúa Trời để có câu trả lời cho chúng ta. Cảnh Chúa Jesus bị tổn thương bắt đầu từ vườn Ghếtsêmanê:

"Đoạn Ngài đem Phierơ, Gia cơ và Giăng đi với Ngài. Tức thì Ngài bắt đầu buồn bực và sầu não trong tâm trí. Đoạn Ngài phán: Tâm hồn ta buồn bực lắm, tim ta gần như vỡ tan vì phiền muộn. Ta có cảm tưởng là ta sắp chết. Các ngươi hãy ở đây với ta, tỉnh thức và cầu nguyện " (Mat 26:37, 36).

Giờ phút khinh khủng theo sau đó là ở trên thập tự giá, được tiên tri Êsai mô tả. Ông nói thân thể của Chúa bị đánh đập để thân thể của chúng ta được lành. "Bởi những làn roi của Ngài chúng ta được lành bệnh " (Ês 53:5).

Tôi tin rằng Ngài cũng chịu đau đớn trong tâm hồn Ngài, để tâm hồn chúng ta được chữa lành.

Hãy nghe tiếp: "người sẽ thấy khổ nhọc và đau đớn của tâm hồn mình, và lấy làm thỏa mãn. ..vì người đã đổ tâm hồn mình cho đến chết " (53:11, 12).

Như đã nói ở trên, lời tiên tri kinh khủng nầy được ứng nghiệm qua các sự kiện về Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự. Không chỉ đau đớn về thể xác mà tâm hồn Ngài cũng bị tổn thương. Ngài bị các môn đồ bỏ rơi và người Do thái từ chối.

Chúng nhạo báng Ngài, bứt râu Ngài và vả vào mặt Ngài. Chúng nhạo báng Ngài, phun nước miếng và mang Ngài ra giữa đám đông để sỉ nhục. Các lãnh đạo tôn giáo của ngày đó cười nhạo lớn tiếng trong lúc Ngài chịu đựng đau đớn.

Còn điều gì làm cho tâm hồn Ngài tệ hơn nữa? Có một điều. Ngài bị Cha trên trời chối bỏ. Có lẽ không có sự đau đớn nào hơn như thế cho tấm lòng của nhân loại. Tuy nhiên điều đó đã xảy ra. Đó là cái giá Ngài phải trả cho án phạt tội lỗi của chúng ta.

Không chỉ tấm lòng của Con Ngài tan vỡ mà cả tấm lòng của Cha Thiên thượng nữa. "Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên công bình và thanh khiết trước mặt Đức Chúa Trời " (IICôr 5:21).

Khủng khiếp làm sao khi tiếng kêu phát ra từ môi miệng của Chúa Jesus vang dội từ trái đất đến tận Thiên Đàng "Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi? "(Mác 15:34). Thật vậy, khi lưỡi gươm đâm vào hông của Jesus, không phải chỉ có máu và nước tuôn chảy ra: "Vì người đã đổ linh hồn mình ra cho tới chết " (Ês 53:12). Phải, Chúa Jesus dâng hồn Ngài để chúng ta có sự chữa lành. Ngài từng nếm trải mọi thương tổn của tâm hồn con người.

b. Ngài Tha Thứ:

Sự căng thẳng của tâm hồn Ngài trong những giờ kinh khiếp chắc hẳn phải ghê gớm lắm. Làm thế nào Ngài giữ được sự chiến thắng nội tâm? Cái gì đã bảo vệ tâm hồn Ngài khỏi sự suy sụp?

Tôi tin câu trả lời được tìm thấy trong câu trả lời của Ngài dành cho những kẻ "lăng nhục" Ngài, tức là các lãnh đạo và binh sĩ hung tợn dưới chân thập tự giá. "Lạy Cha, xin Cha hãy tha thứ cho họ vì không biết mình đang làm điều gì " (Lu 23:34).

Cái gì đã bảo vệ và phục hồi tâm hồn Ngài? Đó là sự tha thứ! Quả thật như vậy, đây là điều chúng ta phải học hỏi nơi Chúa Jesus. Đó là chìa khóa cho sự chữa lành bên trong.

c. Chúng Ta Phải Tha Thứ:

Bạn có nhớ câu chuyện mà Chúa Jesus nói về một người được chủ mình tha món nợ lớn không? Thế mà người đó lại không chịu tha cho một người khác chỉ thiếu ông ta một món nợ nhỏ.

Ông chủ rất giận dữ khi biết được tinh thần không tha thứ của người đó, vì vậy bèn quăng ông ta vào tù và bị chủ ngục hành hạ.

Chúa Jesus áp dụng câu chuyện này cho chúng ta: "Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình thì Cha ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy " (Xem Mat 18:30-35).

Chúa Jesus muốn nói gì? Nếu chúng ta không tha thứ cho người khác, rễ oán giận bắt đầu mọc trong tâm hồn của chúng ta. Theo thời gian nó lớn lên sanh trái đắng. Nếu chúng ta cầm giữ "những cảm giác tổn thương và buồn giận" đối với người nào đó, tâm hồn chúng ta sẽ đau đớn.

Theo thời gian, sự đau đớn sẽ dày vò tất cả các phần đời sống của chúng ta, đó là địa ngục trần gian. Sự tha thứ là chìa khóa mở tất cả các trại giam trong địa ngục đó.

Tác giả Thi thiên nói về Chúa Jesus "Chúa chẳng bỏ linh hồn tôi trong âm phủ. Cũng không để cho người thánh của Chúa thấy sự hư nát " (Thi 16:10)

Tâm hồn chúng ta thực sự thối rữa và hư nát trong địa ngục của sự không tha thứ. Địa ngục không giữ được Chúa Jesus bởi vì Ngài đã cầm chìa khóa tha thứ trong bàn tay bị đóng đinh rồi.

Nếu bạn đang đau đớn vì tâm bệnh oán giận, hãy hướng đến Chúa Jesus tìm kiếm ân điển của sự tha thứ. Đó là phương thuốc an toàn và nhanh chóng có thể đem lại sự chữa lành cho tâm hồn bạn.

Nói lớn những lời sau đây: "Kính lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ, và tha thứ cho con, ngay bây giờ vì Chúa Jesus và trong Danh Ngài, con cầu nguyện". Và sẽ được như vậy!

4. Đến Với Ngài Như Con Trẻ:

Sau khi tha thứ cho những ai làm tổn thương chúng ta, chúng ta sẵn sàng bước bước kế tiếp hướng về sự chữa lành bề trong. Chúng ta phải đến với Chúa Jesus như con trẻ.

Điều này được thấy trong sách phúc âm Mác. Các bậc cha mẹ mang con trẻ của mình đến với Chúa Jesus để được Ngài đụng chạm và chúc phước. Các môn đồ rất bực mình vì hành động này bởi vì cho rằng đã chiếm quá nhiều thời giờ của họ với Chúa Jesus.

Vì thế họ quở trách các bậc cha mẹ và cố đuổi mấy đứa nhỏ ra chỗ khác. Chúa Jesus không hài lòng về hành vi này và phán cùng các môn đồ:

"Hãy để con trẻ đến cúng ta, vì nước Thiên Đàng thuộc về những con trẻ ấy. Đừng đuổi chúng đi. Quả thật ta nói cùng các ngươi, ai chẳng nhận lấy nước Thiên Đàng của Đức Chúa Trời như một đứa trẻ thì chẳng được vào đó bao giờ " (Mác 10:14, 15).

Có quyền năng chữa lành trọn vẹn cho một người trong nước Thiên Đàng của Đức Chúa Trời. Chúa Jesus bày tỏ điều đó qua chức vụ trên đất của Ngài. Tuy nhiên để nhận được quyền năng chữa lành, chúng ta phải đến với Ngài như con trẻ vậy.

a. Ký Ức Đầu Đời Cần Được Chữa Lành.

Nhiều vết xẹo trong tâm hồn của chúng ta đến từ các biến cố của những năm tháng đầu đời khi chúng ta còn là con trẻ. Khi lớn lên đến tuổi trưởng thành chúng ta lại nhận thêm những tổn thương khác.

Tôi tin rằng đến với Ngài như con trẻ có nghĩa là phải đi trở lại từ những kỷ ức ban đầu. Chúng ta là gì, cách chúng ta suy nghĩ hay cảm thấy ngày hôm nay là sản phẩm của tất cả những năm tháng đã qua cộng lại với nhau.

Nhiều người trong chúng ta có bóng của quá khứ làm mờ tối đời sống hiện tại. Chúng là những vết tổn hại đau đớn trong tâm hồn qua nhiều năm tháng, và chúng quá tàn phá tâm trí và tình cảm của chúng ta đến nỗi rất khó để chúng ta bước hoàn toàn vài đời sống mới trong Đấng Christ.

b. Đức Thánh Linh Mang Đến Sự Chữa Lành.

Tuy nhiên, bây giờ chúng ta có Đức Thánh Linh ở bên trong có thể mang quyền năng chữa lành của Chúa Jesus đến những nơi bị tổn thương.

Với sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh, hãy hình dung trong tâm trí mình hình ảnh của con trẻ đến với Jesus. Thấy mình cùng bước đi với Chúa trên những lối mòn ký ức. Bạn không phải sợ hãi khi đối diện bất cứ điều gì, bất cứ nơi đâu, hoặc bất cứ người nào khi Chúa Jesus ở bên cạnh. Ngài không làm bạn bị tổn thương đâu, nhưng chữa lành bạn khỏi những biến cố đau thương trong quá khứ.

Ngài sẽ chỉ cho bạn tại sao bạn lại cảm thấy và hành động như thế khi bạn trực diện với các hoàn cảnh nào đó.

Chúng ta thường có những cảm giác phản xạ khi chúng ta đối diện với điều gì làm cho chúng ta nhớ lại một phần đau thương hay xấu hổ trong quá khứ. Đôi khi chúng ta không trực tiếp biết nguyên cớ, nhưng phản ứng tình cảm vẫn còn đó. Mỗi lần như vậy chúng ta đều cảm thấy giống nhau.

Đức Chúa Trời muốn đụng đến tận gốc rễ các phản xạ đau đớn đó. Ngài muốn chữa lành những ký ức đó bằng tình yêu và sự hiểu biết của Ngài. Đôi khi chúng ta nhớ đến những người làm tổn thương tâm hồn chúng ta. Có thể là cha mẹ hay là người nào đó trong gia đình. Thầy cô giáo hay những người nào đó có quyền hành trên chúng ta đã lạm dụng quyền hành để thống trị trên đời sống của người khác.

Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng trong nhiều trường hợp thì những người như thế cũng đang bệnh hoạn trong tâm hồn của họ. Chính họ cũng bị nhiều tổn thương trong quá khứ. Vậy họ phải sử dụng quyền lực của chức vị để che đậy những mặc cảm thấp kém bên trong.

Trong các trường hợp như vậy, Đức Chúa Trời bảo đảm tình yêu của Ngài dành cho chúng ta và một chỗ đặc biệt trong gia đình của Ngài. Rồi Ngài mặc khải cho chúng ta Ngài tha thiết muốn mang tình yêu và sự tha thứ của Ngài cho mọi người biết bao.

Sự đụng chạm của tình yêu ấy sẽ mang sự chữa lành đến cho chúng ta. Chúng ta có thể tiếp nhận sự tha thứ của Ngài và được giải phóng khỏi các tư tưởng oán giận và tự thương hại lấy chính mình. Hơn thế nữa, tình yêu đó làm cho chúng ta có khả năng tha thứ và giải phóng những người khác, đưa họ đến với ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Trời.

c. Sự Tha Thứ Mang Đến Sự Chữa Lành.

1) Câu Chuyện Về Cô Vợ Trẻ Và Bà Mẹ. Tôi nhớ lại có một cô vợ trẻ và bà mẹ trong Đại Hội Mùa Hè của Tổ chức WORLD MAP. Chị bị lôi cuốn bởi dạng linh du mục, nhiều lần thình lình chị rời bỏ chồng con và lái xe hàng dặm xa nhà.

Có một lần chị đã đi xa hơn ngàn dặm trước khi người ta tìm thấy chị và đưa vào bệnh viện. Cuối cùng người ta sắp xếp để chị đến với một trong bốn buổi nhóm cầu nguyện.

Đức Chúa Trời ban cho một người trong nhóm lãnh đạo chúng tôi có lời tri thức (sự mặc khải tri thức đến từ Đức Thánh Linh) về nguyên nhân hành động của chị. Chị đã sống qua các chuỗi biến cố trong thời con gái đã tàn phá nghiêm trọng tâm hồn chị.

a) Chị Bị Đau Đớn: Chị được sinh ra tại Âu Châu trong thế chiến thứ II. Trước sáu tuổi chị bị cha mẹ mắng nhiếc và đánh đập tàn nhẫn. Sau đó, trong cơn đói kém, cha mẹ của chị bỏ rơi chị để chị tự lo lấy.

Chiến tranh là thời kỳ kinh khiếp trong đời của chị. Chị đã sống qua nhiều cuộc dội bom và không biết mình có thể sống hay chết. Chị tìm kiếm thực phẩm trong các thùng rác và ngủ bất cứ nơi nào chị thấy có thể trú ẩn được. Cuối cùng chị gia nhập vào đoàn du mục và đi lang thang từ nơi này đến nơi kia. Linh du mục cầm giữ chị từ đó.

b) Chị Đã Tha Thứ. Qua dòng thời gian, chị đến Mỹ, gặp gỡ Đức Chúa Trời và sau đó chị kết hôn với một người. Chị vẫn bị hành hạ bởi những giấc mộng hãi hùng và bị lôi cuốn vào khát vọng lạ lùng bất chợt và đi lang thang giống như dân du mục, không lý do không mục đích. Phải có một sự bày tỏ từ Đức Chúa Trời đã mới có thể khám phá ra được nguyên nhân gây nên sự tổn thương trong tâm hồn của chị.

Sau khi cầu nguyện, khải đạo và liên tục yểm trợ, chị có thể tha thứ cho những ai hành hạ chị. Sau một thời gian vết thương lòng của chị được chữa lành. Đức Chúa Trời phục hồi lại tâm hồn chị và dứt bỏ sự đau đớn của thảm cảnh cũ trong quá khứ của chị. Chị trở thành y tá, giúp đỡ những người bệnh và người bị tổn thương. Ngợi khen Chúa!

2) Các Bài Học Từ Cuộc Đời Giôsép. Như chúng ta đã thấy, vai trò của lòng tha thứ vô cùng quan trọng trong việc tiếp nhận sự chữa lành bề trong. Một thí dụ đẹp đẽ về sự chữa lành bề trong và sự tha thứ được tìm thấy trong câu chuyện của Giôsép trong Cựu Ước (Sáng 37:1-46:34).

a) Ông chịu khổ. Bạn còn nhớ ông được cha mình là Giacốp quan tâm và đối đãi hết sức đặc biệt. Ngay từ khi còn bé ông đã được Đức Chúa Trời phán bảo qua một giấc chiêm bao rằng một ngày kia ông sẽ trở thành một nhà cai trị vĩ đại. Anh em của ông rất ghen tức và sau cùng họ đã bán ông làm nô lệ tại Ai cập. Vợ của chủ ông đã thất bại trong việc cám dỗ ông phạm tội ngoại tình. Trong cơn giận dữ bà đã vu khống ông với chồng bà là PhôtiPha và Giôsép bị bỏ vào ngục tối.

Khi còn bé Giôsép bắt đầu cuộc sống với lời hứa về một tương lai tươi sáng. Nhưng ông lại kết thúc trong sự thất vọng của một người đàn ông trong ngục tối. Kinh Thánh nói rằng ông bị xiềng bằng xiềng sắt "người ta cột chơn người vào cùm, làm cho người bị còng xiềng " (Thi 105:18) (Bản tiếng Anh dịch là "và xiềng sắt thấu vào trong tâm hồn người. "

Bị phản bội, bị bán làm nô lệ, bị vu oan, bị bỏ quên trong tù, ông phải chịu sự thử thách bởi Lời Đức Chúa Trời. Theo lẽ thường, ông có cớ để tức giận, cay đắng, oán giận và thậm chí có thể tự hủy hoại mình bởi sự tự thương hại và thất vọng. Nhưng Giôsép đã không làm như vậy.

Những tình trạng như thế hoặc sẽ khiến chúng ta trở nên "cay đắng hơn " hoặc trở nên "tốt hơn". Điều đó tùy thuộc vào phản ứng của chúng ta. Sự chọn lựa thuộc về chúng ta. Giôsép đã phản ứng thế nào?

b) Ông tha thứ. Chúng ta biết phần còn lại của câu chuyện. Giôsép đã được giao cho những nhiệm vụ quan trọng ngay khi còn ở trong tù. Sau mười ba năm ở tù, ông là người duy nhất giữa xứ Edíptô có thể giải điềm chiêm bao cho Pharaôn. Kết quả là ông đã được Pharaôn giao cho một chức vụ đầy uy quyền và thế lực. Ông trở thành người cai trị cả xứ Ai cập.

Và rồi Đức Chúa Trời đã đem các anh em của ông đến với ông. Ông đã làm gì? Nổi giận? Tiêu trừ họ với cơn giận phừng phừng của những năm tháng oán giận? Không, ông đã nuôi dưỡng và tha thứ cho họ!

Điều gì khiến Giôsép có phản ứng cao thượng như vậy? Tôi không tin đó chỉ là một phản ứng tình cờ mà thôi. Đó cũng không phải là một điều gì đó xảy ra cách bất chợt như một "ý tốt" vào đúng thời điểm. Đó là một hành động phát sinh từ tâm tánh của Giôsép. Và cần phải mất nhiều năm để xây dựng một tâm tánh như vậy.

Giôsép bị bán qua Aicập khi còn là một thiếu niên mười bảy tuổi. Khi gặp lại các anh em mình ông đã ở Aicập gần hai mươi ba năm. Đó là quản thời gian dài để trở nên "cay đắng" (bitter) hay trở nên "tốt hơn" (better).

d. Đức Chúa Trời Toan Làm Điều Ích

Tôi tin rằng Giôsép đã nắm giữ lời của Đức Chúa Trời và giấc mơ về cuộc sống của ông. Đó là hy vọng của ông. Ông có một mục đích thiên thượng. Vì vậy, cuối cùng tất cả mọi sự hiệp lại để hoàn thành mục đích tốt đẹp đó. Khải tượng đó đã giữ ông trong sự trung thành và tha thứ. Bạn hãy nhớ lại những lời khôn ngoan thiên thượng mà ông đã nói với các anh mình.

"Các anh đừng sợ chi, vì tôi há thay mặt Đức Chúa Trời sao? Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống của nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay và giữ gìn sự sống cho dân sự đông đảo. Vậy đừng sợ, tôi sẽ cấp dưỡng các anh và con cái các anh. Đoạn Giôsép yên ủi các anh và lấy lời êm dịu mà nói cùng họ " (Sáng 50:19-21)

1) Giôsép Tin Cậy Đức Chúa Trời. Có một sự thật nữa về sự chữa lành bề trong mà chúng ta có thể học từ cuộc đời Giôsép. Sau khi ông được dấy lên với uy quyền tại Aicập, ông được Pharaôn gả nàng Achnát con gái của Phôtiphêra thầy cả làm vợ ông. Bạn hãy chú ý tên của cha vợ ông với tên của người chủ trước của ông là Phôtipha rất giống nhau cả về ý lẫn cách phát âm.

a) Đức Chúa Trời Chữa Lành Ký Ức Ông. Bất cứ một sự tổn thương nào đã qua hay một sự phẫn uất nào trong lòng của Giôsép liên quan đến Phôtipha cũng có thể dễ dàng trở nên một nan đề lớn. Chỉ nhìn thấy ông cha vợ, hoặc thậm chí chỉ nghe nhắc đến tên của ông ta cũng đủ làm cho Giôsép nhớ đến những năm tháng khổ sở trong tù mà Phôtipha đã hình phạt Giôsép cách bất công. Có bao nhiêu người đã phải chịu khổ vì phải mang theo những ký ức trong quá khứ?

Bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời, Giôsép đã được chữa lành khỏi mọi sự đau đớn từ những bất công và gian ác trong quá khứ. Chúng ta có thể thấy điều này rõ ràng qua tên của hai người con đầu của Giôsép, Manase và Ephraim (Sáng 41:51, 52).

Manase có nghĩa là "làm cho quên". Giôsép giải thích việc chọn lựa tên này với những lời tuyệt diệu: "Vì Đức Chúa Trời đã làm cho ta quên điều cực nhọc, và cả nhà cha ta. "(câu 51) Đức Chúa Trời đã chữa lành ký ức của Giôsép.

Nói như vậy không có nghĩa là những ký ức đó hoàn toàn bị mất hết. Nhưng có nghĩa là sự đau đớn trong những ký ức đó đã bị cất hết. Đức Chúa Trời đã phục hồi tâm hồn của Giôsép. Giôsép có thể hồi tưởng lại quá khứ mà không cảm thấy buồn phiền hay đau đớn. Sự mất mát của gia đình ông và cuộc sống khổ ải trong tù là thật, nhưng điều đó không hủy diệt tâm hồn ông!

b) Đức Chúa Trời Làm Cho Ông Thịnh Vượng. Ephraim tên người con trai thứ hai của ông, có nghĩa là "hưng thịnh". Bằng cả tấm lòng, Giôsép còn nói thêm những tư tưởng này: "Vì Đức Chúa Trời làm cho ta được hưng vượng trong xứ mà ta bị khốn khổ. "(câu 52)

Đức Chúa Trời không chỉ cất đi sự đau đớn trong ký ức của Giôsép mà Ngài còn ban cho thêm những điều khác nữa. Ngài đã thật sự lấy những biến cố đau buồn trong cuộc đời Giôsép và biến nó trở thành những điều vô cùng tốt đẹp cho Giôsép và cho Đức Chúa Trời! Mục đích đời đời của Đức Chúa Trời đã được thực hiện theo thời gian qua cuộc sống của Giôsép. Không điều gì bị mất mát hay phí phạm. Đức Chúa Trời có thể khiến bạn hưng vượng ngay trên mảnh đất đầy nghịch cảnh và đau đớn của bạn. Hãy cho phép Ngài đem sự chữa lành đến với bạn.

5. Hãy Giao Phó Tâm Hồn Bạn Cho Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời không những muốn chữa lành những tổn thương của chúng ta trong quá khứ, mà Ngài còn muốn ban cho chúng ta những hy vọng sáng ngời trong tương lai. Chúng ta có thể tin cậy Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi vết thương nội tâm là điều có thể sẽ làm tổn hại tâm hồn chúng ta trong những ngày sắp đến.

Ân điển có sẵn từ sự tha thứ của Ngài có thể dập tắt nhanh chóng ngọn lửa giận dữ, phẫn nộ, lòng ghen ghét, sự sợ hãi và sự tự thương hại, trước khi chúng có thể làm tổn thương chúng ta và làm tổn hại người khác. Tâm hồn chúng có thể được bình an và chúng ta có thể vui mừng trong tình yêu thương lớn lao của Ngài dành cho chúng ta. Trong điều này chúng ta có thể khám phá được giá trị thật về chính mình. Giống như Giôsép chúng ta cũng có một số phận đời đời trong Chúa Giêxu .

Bạn đọc thân mến có lẽ lòng bạn đang rất cảm động bởi hy vọng về sự chữa lành sâu xa trong chính tâm hồn bạn. Hãy tiếp nhận điều này như là công việc dịu dàng của Đức Thánh linh chuẩn bị bạn cho sự khai phóng những ước vọng sâu xa của bạn.

a. Chúa Giêxu Sẽ Bày Tỏ.

Có lẽ trước đây bạn đã từng cố gắng tra xét những việc trong quá khứ bằng nỗ lực của chính mình. Nhưng khi làm điều đó bạn cảm thấy thất vọng sâu xa hơn, nên bạn đành gát lại một bên. Giờ đây bạn hãy đến với Chúa Giêxu và để Ngài tra xét tâm hồn bạn. Ngài là Đấng khôn ngoan, yêu thương và rất dịu dàng. Ngài có thể mang đến cho tâm trí bạn những phần, những nơi chốn, những con người trong quá khứ của bạn cần sự đụng chạm và chữa lành của Ngài. Một lần nữa chúng tôi muốn lặp lại rằng Chúa Giêxu sẽ phục hồi tâm hồn bạn và làm cho bạn trọn vẹn. Đừng sợ hãi.

b. Chúa Giêxu Sẽ Chữa Lành.

Một thành viên trong đoàn truyền giáo của chúng tôi, tiến sĩ Robert Frost (người vừa về nước Chúa năm 1992) kể lại câu chuyện này:

"Tôi xin kể lại những điều này từ kinh nghiệm cá nhân của tôi. Tôi đã từng cố gắng che dấu những tổn thương trong quá khứ của mình bằng sức lực và sự khôn ngoan riêng của mình. Nhưng điều đó chỉ làm cho vấn đề trở nên tệ hại hơn.

"Sau cùng tôi đến với Chúa và thưa với Ngài một cách đơn sơ rằng: Thánh Linh ơi, con tin cậy Ngài, hãy bày tỏ cho con những gì con cần biết. Hãy làm điều đó theo cách của Ngài, và trong thời điểm của Ngài."

"Chỉ ba ngày sau Chúa đã mang đến tâm trí tôi những gì tôi đã quên từ lâu. Tôi thấy chính mình khi còn là một cậu bé ở trong một tình trạng hết sức đau buồn. Bị chối bỏ, bị loại sang một bên trong một cách thiếu yêu thương và tử tế.

"Tôi thấy chính mình bị đặt dưới một cầu thang tăm tối ở trong trường nước mắt tuôn tràn trên má tôi. Tôi cầu xin Chúa giúp đỡ bởi vì tôi đã bị tổn thương và đau đớn ở bên trong.

"Bởi đức tin, tôi đem Chúa Giêxu đến ngay bên cạnh chỗ tổn thương trong quá khứ của tôi. Tôi cầu xin Ngài chữa lành ký ức đau đớn đó. Trong tâm trí tôi hình dung Chúa Giêxu đến với cậu bé đó bằng tình yêu của Ngài. Tôi thấy Chúa Giêxu ôm lấy tôi như một người em nhỏ của Ngài và chữa lành mọi đau đớn cho tôi. Trong cánh tay mạnh mẽ của Ngài tôi cảm thấy yên ổn, bình an và trên cả mọi sự chính là tình yêu của Ngài.

"Sự chữa lành bề trong đã ban cho tôi một tình yêu lớn lao đối với những người khác là những người có những vết thương lòng sâu xa trong tâm hồn họ. Đó là tại sao tôi có thể nói với cảm xúc mạnh mẽ và đức tin mãnh liệt rằng: hãy đến với Chúa Giêxu như một đứa trẻ. Hãy mang lấy ách yêu thương của Ngài, và học theo Ngài. Hãy để Ngài đem đến sự tha thứ và sự chữa lành cho tấm lòng bạn ngay chính giờ này.

C. KẾT LUẬN

Lời cầu nguyện theo Thánh Kinh sau sẽ giúp đỡ bạn:

"Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng tôi; hãy tra xét tôi, thử luyện tôi như luyện bạc và biết tư tưởng, ký ức và những suy nghĩ tôi.

"Và xem có sự đau đớn, buồn rầu, thương tổn nào trong tôi. Khi tôi bước đi trong suốt cuộc sống. Và cai trị tôi, dẫn dắt, lãnh đạo tôi trong mọi bước đường của cuộc sống, luôn luôn và cho đến cuối cùng. " (Thi 139:23, 24)

Nếu Đức Chúa Trời chỉ cho bạn "Bất cứ sự đau đớn buồn rầu, khổ sở nào" Hãy dâng lên cho Ngài. Hãy để Ngài chữa lành tâm hồn bạn. Chúa Giêxu hứa rằng:

"Ta có lòng nhu mì khiêm nhường nên hãy mang lấy ách của ta và học theo ta thì tâm hồn các ngươi sẽ được phục hồi (yên nghỉ)" (Mat 11:29)