Back to Top

Viết bởi Nguyễn Thiên Ý

MỤC LỤC

  1. C6.1 Các Bữa Tiệc Của Chúa - Các Kiểu Mẫu Phục Hưng
    1. Chương I: CÁC BUỔI LỄ CỦA CHÚA - CÁC KIỂU MẪU PHỤC HƯNG
  2. Dẫn Nhập
  3. A. CÁC KỲ LỄ
    1. 1. Ba Kỳ Lễ
      1. a. Tháng Tư (Abib) - Lễ Vượt Qua (theo sau là Lễ Bánh Không Men và Lễ Dâng Bó Lúa Đầu Mùa).
      2. b. Tháng Sáu (Sivan) - Lễ Ngũ Tuần.
      3. c. Tháng Chín / Mười (Ethanim) - (Có tiếng kèn thổi và ngày Lễ Chuộc Tội đi trước) - Lễ Lều Tạm.
    2. 2. Các Kỳ Theo Thiên Nhiên Và Theo Nghĩa Thuộc Linh.
  4. B. SỰ PHỤC HƯNG TÂM LINH TRONG HỘI THÁNH
    1. 1. Các Buổi Lễ Được Phục Hồi.
      1. a. Lễ Vượt Qua Được Phục Hồi.
      2. b. Phục Hồi Lễ Bánh Không Men.
      3. c. Phục Hồi Lễ Ngũ Tuần.
    2. 2. Kết Quả Của Sự Phục Hưng.
      1. a. Sự Phân Chia Trong Hội Thánh.
      2. b. Thái Độ Tự Cho Mình Là Siêu Thánh Đồ: (Super saint)
    3. 3. Sẽ Phục Hồi Mọi Kỳ Lễ.
  5. C6.2 Mất Mát Và Phục Hồi
  6. Chương II:
    1. MẤT MÁT VÀ PHỤC HỒI
  7. Dẫn Nhập
  8. A. VÒNG TRÒN 1- SỰ TUÔN ĐỔ THÁNH LINH LẦN ĐẦU
    1. 1. Quyền Năng Đầy Trọn Của Lễ Ngũ Tuần.
    2. 2. Một Cây Có Trái Hoàn Hảo
  9. B.VÒNG TRÒN 2- CÔNG VIỆC CỦA SÂU KEO
    1. 1. Sự Cảnh Báo Của Đức Chúa Trời.
    2. 2. Những Trái Hoàn Hảo Bị Hủy Đi.
  10. C. VÒNG TRÒN 3 - CÔNG VIỆC CỦA CÀO CÀO
    1. 1. Sự Đầy Dẫy Thánh Linh Đã Bị Đánh Mất.
    2. 2. Giáo Sư Không Phải Là Người Có Thánh Linh.
  11. D. VÒNG TRÒN IV- CÔNG VIỆC CỦA SÂU LỘT VỎ
    1. 1. Sự Nên Thánh Bị Mất.
  12. E. VÒNG TRÒN V - CÔNG VIỆC CỦA CHÂU CHẤU
    1. 1. Sự Xưng Công Bình Bởi Đức Tin Đã Bị Đánh Mất.
  13. F. VÒNG TRÒN VI - THỜI KỲ ĐEN TỐI
    1. 1. Việc Làm Chứ Không Phải Đức Tin.
    2. 2. Lời Hứa Được Khôi Phục
  14. G. VÒNG TRÒN VII - NHỮNG NĂM PHỤC HỒI SỰ HỦY PHÁ CỦA CHÂU CHẤU.
    1. 1. Phục Hồi Sự Xưng Công Bình Bởi Đức Tin.
    2. 2. Các Thánh Đồ Bị Bắt Bớ.
  15. H. VÒNG TRÒN VIII - NHỮNG NĂM SÂU LỘT VỎ ĂN ĐƯỢC ĐỀN BÙ.
    1. 1. Phục Hồi Sự Nên Thánh:
    2. 2. Một Dân Được Biệt Riêng.
  16. I. VÒNG TRÒN IX - NHỮNG NĂM CÀO CÀO ĂN ĐƯỢC PHỤC HỒI
    1. 1. Phục Hồi Sự Đầy Dẫy Đức Thánh Linh.
    2. 2. Mưa Cuối Mùa.
    3. 3. Việc Tuôn Đổ Đức Thánh Linh Bị Lên Án.
    4. 4. Sự Tuôn Đổ Thánh Linh Không Thể Bị Ngăn Chặn
  17. J. VÒNG TRÒN X - NHỮNG NĂM SÂU KEO ĂN ĐƯỢC PHỤC HỒI
    1. 1. Phục Hồi Các Trái Và Ân Tứ.
    2. 2. Tìm Kiếm Các Ân Tứ.
    3. 3. Hãy Tấn Tới Trong Sự Trọn Vẹn.


C6.1 Các Bữa Tiệc Của Chúa - Các Kiểu Mẫu Phục Hưng

Chương I: CÁC BUỔI LỄ CỦA CHÚA - CÁC KIỂU MẪU PHỤC HƯNG

(Bài viết của Ralph Mahmey.)

Dẫn Nhập

Nghiên cứu phần C10 trước khi học phần tiếp sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu những quan điểm vạch ra trong chương này.

A. CÁC KỲ LỄ

"Này là những kỳ lễ mà Đức Giê-hô-va đã định... các ngươi phải rao truyền ra khi đến kỳ nhất định... "(Lê 23:4).

Đền tạm của Môise cho chúng ta một kiểu mẫu trên đất này về những điều trên thiên đàng (Hêb 8:5).

Các buổi lễ hội (buổi lễ) của Chúa cho chúng ta sự hiểu biết thấu suốt tận trong cuốn lịch của Đức Chúa Trời- một chuỗi liên tục của những điều Ngài thực hiện trong quá khứ (và sẽ làm chứng trong tương lai).

Có Ba Buổi Lễ Chính được tuân thủ hàng năm: lễ Vượt Qua và lễ Lều Tạm (cũng được biết dưới cái tên Lễ Trại (Booths) hoặc lễ Ở Tạm (Temporary Shelters). Mỗi lễ có những Lễ Phụ phải giữ cùng lúc đó- lễ này sau lễ kia; lễ Ngũ Tuần đến sau lễ Vượt Qua 50 ngày, và không có kết hợp với Lễ Phụ nào khác.

1. Ba Kỳ Lễ

Những nét phác họa sau đây tóm tắt các Kỳ Lễ, Tên Gọi và Các Phần của Ngày Lễ.

Có ba kỳ phải tuân giữ lễ:

a. Tháng Tư (Abib) - Lễ Vượt Qua (theo sau là Lễ Bánh Không Men và Lễ Dâng Bó Lúa Đầu Mùa).

b. Tháng Sáu (Sivan) - Lễ Ngũ Tuần.

c. Tháng Chín / Mười (Ethanim) - (Có tiếng kèn thổi và ngày Lễ Chuộc Tội đi trước) - Lễ Lều Tạm.

Và đây là ý nghĩa mà các buổi lễ "theo kỳ" phải tuân thủ đã nói lên.

2. Các Kỳ Theo Thiên Nhiên Và Theo Nghĩa Thuộc Linh.

Có những kỳ theo nghĩa thuộc linh tương ứng với những kỳ theo thiên nhiên.

"Vậy hãy ăn năn... hầu cho kỳ tươi mới có thể đến từ sự hiện diện của Chúa "(Công 3:19,Niv).

Trong ý nghĩa thuộc linh , có ba kỳ hoặc các thời kỳ mà suốt thời gian đó, tính xác thực thuộc linh (thời kỳ phục hưng và đổi mới) được nói đến trong các kỳ lễ đã kinh nghiệm được. Điều này đã xảy ra trong lịch sử Hội thánh, là khi có một sự nổi bật đặc biệt đến với toàn thể Hội thánh. Chúng ta hãy xem lướt qua việc thực hiện các lễ hội "theo kỳ" đã xảy ra trong lịch sử Hội thánh như thế nào.

B. SỰ PHỤC HƯNG TÂM LINH TRONG HỘI THÁNH

1. Các Buổi Lễ Được Phục Hồi.

Vào thế kỷ thứ tư sau Chúa Hội thánh đã đánh mất quyền năng thuộc linh và ân điển vốn hết sức hiển nhiên trong Tân Ước.

Một cơn đói khát thuộc linh lớn lao ở trên Hội thánh trong khoảng 1000 năm còn được gọi là "Thời Kỳ Đen Tối"

a. Lễ Vượt Qua Được Phục Hồi.

Cuối cùng, những người như Martin Luther đã mang trả lại cho Hội thánh lẽ thật về "sự xưng công bình bởi đức tin"- đức tin trong công tác mà Đấng Christ đã thực hiện trên thập tự giá để đền trả (trả án thay) cho tội lỗi chúng ta.

Ông đã công bố "người công bình sống bởi đức tin" trong công việc của Đấng Christ, chứ không phải nơi công việc riêng, hoặc sự hành xác, hay sự hy sinh cá nhân của chúng ta.

Luther dạy rằng chúng ta được cứu "bởi ân điển qua đức tin"- mà ngay cả đức tin này cũng không phải là của riêng chúng ta, mà là sự ban cho của Đức Chúa Trời (Êph 2:8). Vào thời của Luther, Đức Chúa Trời đang PHỤC HỒI lại Lễ VƯỢT QUA cho Hội thánh!

Luther thấy rằng Chiên Con vô tội, không tì vít của Lễ Vượt Qua (Đấng Christ) đã đổ huyết của Ngài để bôi lên các cột cửa của tấm lòng chúng ta. Huyết này cứu chúng ta khỏi thiên sứ hủy diệt (ma quỷ).

Đức Chúa Trời nhìn thấy huyết và vượt qua chúng ta như một màn trướng bao phủ, bảo vệ. Ngài tha, không để chúng ta chịu đoán phạt và chết chóc. Tội lỗi chúng ta được huyết bao phủ.

Ấy chẳng phải bởi việc công bình của chúng ta đâu bèn là chính huyết Ngài đã cứu và tha mạng chúng ta. Thật chúng ta có một Lễ Vượt Qua tuyệt diệu làm sao! Chỉ cần chúng ta chấp nhận sự cứu rỗi của Ngài như một món quà nhưng không.

b. Phục Hồi Lễ Bánh Không Men.

Sau đó, đến John Wesley, người sáng lập Hội thánh Giám lý và phong trào nên thánh. Ông dạy rằng Đức Chúa Trời không những muốn THA THỨ tội lỗi cho chúng ta mà còn CỨU CHÚNG TA KHỎI QUYỀN LỰC CỦA TỘI LỖI.

Luther dạy phương thuốc của Đức Chúa Trời cho SỰ ĐOÁN PHẠT VÀ TỘI LỖI. Wesley cũng dạy về phương thuốc của Đức Chúa Trời cho QUYỀN LỰC và THÓI QUEN của tội lỗi.

Luther dạy về ĐỊA VỊ vinh hiển của chúng ta- chúng ta được Đức Chúa Trời chấp nhận qua sự chuộc tội của Đấng Christ (chuộc tội cho chúng ta và trả giá cho hình phạt).

Wesley dạy rằng Đức Chúa Trời muốn thấy sự công nghĩa của chúng ta được tỏ lộ rõ ràng qua HÀNH ĐỘNG của chúng ta. Wesley dạy rằng Đức Chúa Trời muốn làm cho tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta phù hợp với thế đứng công nghĩa rất hợp pháp của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời.

Ông dạy rằng việc chúng ta SỐNG CÁCH CÔNG BÌNH rất quan trọng, bởi vì chúng ta được ban cho sự công nghĩa như một món quà. Nơi Wesley, Đức Chúa Trời đang phục hồi lại LỄ BÁNH KHÔNG MEN.

Trong Kinh Thánh, men là một biểu tượng (hoặc là một hình thức) của tội lỗi hoặc sự xấu xa. "Vậy thì chúng ta hãy giữ lễ, chớ dùng men cũ, chớ dùng men gian ác độc dữ... " (ICôr 5:8). Loại bỏ mọi men ra khỏi đời sống tức là loại bỏ mọi tội lỗi ra khỏi cuộc đời của chúng ta.

Vì vậy Lễ Bánh Không Men nói với chúng ta về lẽ thật của Kinh Thánh có liên quan đến sự nên thánh trong đời sống và chức vụ.

c. Phục Hồi Lễ Ngũ Tuần.

Đầu thế kỷ thứ 20 (1900) Đức Chúa Trời bắt đầu PHỤC HỒI LỄ NGŨ TUẦN (Lễ gặt trái đầu mùa). Vì vậy phần lớn Cơ-Đốc Nhân ngày nay đã ý thức được rằng kinh nghiệm lễ Ngũ Tuần vẫn còn nằm trong kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho các thánh đồ.

Phong trào Ngũ Tuần phát triển nhanh chóng trên mọi miền của thế giới trong suốt thế kỷ này. Mùa gặt linh hồn tội nhân lớn nhất trong lịch sử Hội thánh đã được gặt hái từ chỗ rẽ của thế kỷ, định yếu là do giáo phái Ngũ Tuần.

Một mùa gặt thậm chí còn lớn hơn sẽ tới khi BUỔI LỄ LỀU TẠM (mùa gặt chính) được ứng nghiệm trong những năm sắp tới đây.

2. Kết Quả Của Sự Phục Hưng.

Khi mỗi kỳ lễ được phục hồi thì có hai điều xảy ra:

a. Sự Phân Chia Trong Hội Thánh.

Hội thánh nói chung trở nên phân chia cho dù những phong trào phục hưng lớn này thực tế đến từ Đức Chúa Trời.

b. Thái Độ Tự Cho Mình Là Siêu Thánh Đồ: (Super saint)

Có vài người thuận theo các lẽ thật phục hưng đã tự cho mình là "những siêu thánh đồ" (super-saint) của Đức Chúa Trời- tức là người tốt đẹp hơn số còn lại trong Hội thánh.

Cả hai phản ứng trên đều không đúng.

Trong trường hợp thứ nhất: chúng ta nên luôn chấp nhận các mùa phục hưng mà Chúa gởi đến. Chúng tôi nên ăn hết phần bánh mana mới đến từ thiên đàng.

Trong trường hợp thứ nhì: Đức Chúa Trời không muốn chúng ta trở nên cao cấp, ngoại hạng và chia rẽ, đánh giá mình cao hơn người khác. Đây là tinh thần kiêu ngạo có thể ngăn trở dòng tiến tới của cơn phục hưng trong đời sống và trong Hội thánh chúng ta.

3. Sẽ Phục Hồi Mọi Kỳ Lễ.

Đức Chúa Trời đang phục hồi MỌI KỲ LỄ CHO HỘI THÁNH !!!

Đừng làm nghẹt làn sóng phục hưng và chống đối DÒNG CHẢY XUÔI CỦA SỰ KHẢI TƯỢNG. "Đức Giê-hô-va phán cùng Môi- se rằng... Hãy bảo dân Ysơraên cứ đi ". (Xuất 14:15).

Có lẽ bạn đã tiến vào phép báp têm phong phú trong Thánh Linh. Đối với bạn , kỳ Lễ Ngũ Tuần đã tới. Nhưng hãy nhớ rằng, "Phần xứ bảo đánh lấy hãy còn nhiều lắm "(Giô 13:1). Chúng ta vẫn còn phải chờ đợi sự bày tỏ trọn vẹn là TIẾNG KÈN, NGÀY CHUỘC TỘI VÀ LỄ LỀU TẠM.

Hãy cứ đi theo đám mây vinh hiển. "...Vả trong các sự hành trình của dân Ysơraên, khi nào áng mây từ đền tạm ngự lên thì họ ra đi "(Xuất 40:36).

Đức Thánh Linh đang vận hành qua Hội thánh trên thế giới. Bất cứ nơi nào có sự tươi mới và quyền năng Thánh Linh thì ở đó bạn sẽ thấy Ngài đang truyền ra sứ điệp phục hưng để làm tín đồ trưởng thành và sửa soạn họ làm công tác phục vụ (Êph 4:11-12)

Sự phục hưng diễn ra trong Hội thánh là theo thời gian biểu của các ngày lễ của Chúa. Phần C10 sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chuyên sâu vào vinh hiển sẽ tới do tiếng kèn báo trước, ấy là ngày của sự Chuộc tội và Lễ Lều Tạm.

C6.2 Mất Mát Và Phục Hồi

Chương II:

MẤT MÁT VÀ PHỤC HỒI

(Bài viết của Aimee Semple Mac Person Ralph Mahoney)

Dẫn Nhập

"Đừng nhớ lại sự đã qua, và chớ nghĩ đến sự đời trước. Này Ta sắp làm một việc mới "(Ês 13:18, 19)

Đức Chúa Trời đã hứa làm một điều mới trong những ngày cuối cùng. Chúng ta đang sống trong thời đại sôi động nhất trong lịch sử Hội thánh.

Khi nhìn lại lịch sử Hội thánh, chúng ta kinh hoàng khi thấy hoàn cảnh thuộc linh được tìm thấy trong Hội thánh trong những thế kỷ qua. Ê-sai đã mô tả điều này bằng những lời sau: "Từ bàn chân cho đến đỉnh đầu, chẳng có chỗ nào lành: rặt những vết thương, vít sưng cùng lằn mới, chưa rịt, chưa quấn, cũng chưa bôi dầu cho êm.

Xứ các người sẽ là hoang vu, thành các ngươi bị lửa thiêu hủy, dân ngoại nuốt đất đai các ngươi trước mặt các ngươi, hoang vu như bị dân ngoại phá tán.

Con cái Siôn bị bỏ lại như lều vườn nho, như chòi ruộng dưa, như thành bị vây "(1:6-8).

Thứ ngôn ngữ tạo hình này đã mô tả chính xác hoàn cảnh của Hội thánh qua lịch sử của Hội Thánh từ sau thế kỷ thứ nhất.

Có phải Đức Chúa Trời đang làm một điều mới không? Vâng, Ngài đang làm trong thời của chúng ta, Ngài đang thăm viếng Hội thánh để phục hồi vẻ đẹp cùng sự vinh hiển cho Hội thánh. Tác giả sách Thi-Thiên đã mô tả chính xác hoàn cảnh của Hội thánh vào thời điểm Đấng Christ sẽ sớm trở lại.

"Công Chúa trong đền được rất vinh hiển. Áo xống nàng đều thêu dệt bằng vàng. Nàng sẽ mặc áo gấm ra mắt vua. Các nữ đồng trinh là bạn đi theo nàng sẽ được đưa đến Ngài.

Họ sẽ được dẫn đến sự khoái lạc và vui vẻ mà vào đền vua "(Thi 45:13-15)

Bạn có phải là người Chúa Giêxu đã chọn để hướng dẫn bầy của Ngài và là người hầu việc cho sự công nghĩa trong vòng dân sự Ngài không? Nếu thế thì đây là điều rất quan trọng mà bạn cần phải hiểu. Chúa đang thực hiện công tác phục hưng trong Hội thánh ngày nay bằng tuôn đổ Thánh Linh của Ngài.

Để giúp bạn hiểu được đôi chút về tầm cỡ công ciệc của Đức Chúa Trời trong Hội thánh thời đại này, chúng tôi sẽ kèm theo đây một sứ điệp tiên tri được xức dầu tiên tri lớn lao.

Sứ điệp này được ban ra ở Luân Đôn, Anh Quốc, vào lúc một trong những đầy tớ gái của Chúa là Aimee Semple Mac Pherson đang trên đường đến Trung Hoa với tư cách là một giáo sĩ.

Khi Thánh linh của Chúa đậu trên bà tại sảnh đường Royal Albert chứa 5000 chỗ ngồi, thì bà bắt đầu nói tiên tri và thấy một khải tượng. Sau đây là lời làm chứng riêng của bà về điều mà Chúa đã bày tỏ cho bà biết.

Bà đã thấy mặt chiếc đồng hồ lớn, nhưng chỗ đáng lẽ chỉ giờ thì lại là mười vòng tròn, mỗi vòng diễn tả một giai đoạn tồi tệ và sau đó là sự phục hưng thực sự về sự sống và ơn phước của Đức Chúa Trời trong Hội thánh (XEM MINH HỌA TRANG BÊN) trong gần 2000 năm trong lịch sử của Hội Thánh.

Khải tượng này có sự tương ứng về mặt Kinh Thánh, trong sách tiên tri Giô-ên, mô tả một mùa gặt bị bỏ hoang

"Cái gì sâu keo còn để lại, cào cào ăn; cái gì cào cào còn để lại, sâu lột vỏ ăn; cái gì sâu lột vỏ còn để lại, châu chấu ăn "(Giôên 1:4).

Sau đó, Giô- ên kêu gọi, "các thầy tế lễ là những kẻ hầu việc Đức Chúa Trời, khá khóc lóc giữa hiên cửa và bàn thờ và nói rằng: Hỡi Đức Giê-hô-va xin hãy tiếc dân Ngài, và chớ để cơ nghiệp Ngài bị sỉ nhục và bị các nước cai trị! Làm sao để người ta nói giữa các dân tộc rằng: Nào Đức Chúa Trời của chúng nó ở đâu? (2:17).

Vì cớ thời đại ăn năn và hạ mình này mà Đức Chúa Trời đã ban cho lời hứa phục hưng rất lạ lùng sau:

"Hỡi đất chớ sợ chi; hãy nức lòng vui vẻ và mừng rỡ... ta sẽ đền bù cho các ngươi về mấy năm đã bị cắn phá bởi cào cào, sâu keo và châu chấu là đạo binh lớn mà Ta đã sai đến giữa các ngươi "(2:21, 25).

Và đây là khải tượng ban cho Aimee Mc.Pherson.

A. VÒNG TRÒN 1- SỰ TUÔN ĐỔ THÁNH LINH LẦN ĐẦU

Cành cây tươi tốt sum suê đầy trái này tượng trưng cho sự phân phát Thánh Linh được các dấu kỳ đầy năng quyền cặp theo.

Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, như được mô tả trong Công vụ đoạn 2, có khoảng 3000 linh hồn dược cứu.

Một thời gian ngắn sau, Phierơ và Giăng lên đền thờ cầu nguyện, và khi đi ngang qua một người què tại Cửa đẹp đang ngồi ăn xin. Phierơ đã tả lời người này:

"Ta chẳng có vàng bạc chi hết (Tôi nghĩ những tín đồ thật chưa từng bao giờ và sẽ không bao giờ được phước bội phần nhờ vàng hoặc bạc),song điều ta có thì ta cho ngươi: Nhân danh Đức Chúa Giêxu ở Naxarét, hãy bước đi "(Công 3:6).

Người què được chữa lành ngay lập tức. Anh ta đi vào đền thờ, vừa đi vừa nhảy vừa ca ngợi Đức Chúa Trời.

Trong 5:16, chúng ta thấy đám đông mang những người bệnh và người người bị tà linh ô uế quậy phá từ những thành quanh Giêrusalem, và mỗi người đều được chữa lành.

Người bệnh được mang vào các đường phố thành Giêrusalem, nằm trên những chiếc giường hoặc cáng. Nếu bóng của Phierơ đi ngang qua họ, họ đều được lành.

Các dấu kỳ và phép lạ được thực hiện khắp nơi do tay của các sứ đồ, đúng như lời của Ngài đã nói:"Lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì Ta đi về cùng Cha "(Giăng 14:12).

1. Quyền Năng Đầy Trọn Của Lễ Ngũ Tuần.

Trong khi cái cây ở vòng tròn 1 đứng trong sự hoàn hảo, thì Hội thánh cũng đứng đó, nóng cháy với quyền năng và sự vinh hiển trọn vẹn của Thánh Linh vào Lễ Ngũ Tuần. Và lời của Chúa Giêxu đã được ứng nghiệm trong hiện thực và trong lẽ thật.

Những con người bình dân này, những người đánh cá khiêm nhường, được mặc lấy quyền năng từ trên cao. Một Phierơ nhút nhát, sợ cô gái nhỏ khi cô ta hỏi ông có quen Chúa Giêxu không, thì bây giờ không còn nhút nhát nữa. Những người nam và người nữ thất học lại hóa thành những người giảng Tin lành nóng cháy. (Công 4:13).

Sự đổ đầy Thánh Linh này không chỉ cho người Giu-đa mà thôi mà cũng cho những người ngoại nữa. Trong Công-vụ 10, chúng ta thấy Phierơ giảng về Chúa Giêxu cho dân ngoại: "Trong khi Phierơ nói... Thánh Linh giáng trên tất cả những kẻ nghe đạo, các tín đồ đã chịu phép cắt bì, là những kẻ đồng đến với Phierơ, đều lấy làm lạ, vì thấy sự ban cho Đức Thánh Linh cũng đổ ra trên người ngoại nữa, vì họ nghe dân ngoại nói tiếng mới và ngợi khen Đức Chúa Trời "(10:44, 45).

Lại trong những ngày tuôn đổ cơn mưa đầu mùa Thánh Linh tuyệt diệu này (mưa tiết xuân), chúng ta thấy Phaolô đang trên đường đến Đa-mách để bắt bớ các Cơ Đốc Nhân. Ông đã bị "giết" và bị đánh gục khi đi đường bởi quyền năng của Thánh Linh. Ông nghe giọng Chúa Giêxu nói: "Saulơ, Saulơ, sao ngươi bắt bớ Ta? ".

Sau đó, chúng ta thấy Phaolô không những trở lại đạo, được báp têm trong Thánh Linh với kết quả là nói tiếng mới (ICôr 14:18), mà còn rao giảng sự cứu chuộc và phép báp têm Thánh Linh nữa.

Trong Công vụ 19, Phaolô viếng thăm Hội thánh Báp-tít đầu tiên ở thành Êphêsô. Ông hỏi họ từ khi tin đến nay đã nhận lãnh Đức Thánh Linh chưa? Họ trả lời "chưa". Họ thậm chí chưa từng được nghe Thánh Linh nào cả."Sau khi Phaolô đặt tay lên thì có Đức Thánh Linh giáng trên chúng, họ nói tiếng ngoại quốc và lời tiên tri "(Công 19:6).

Hiện tượng nói tiếng mới lạ lùng này được cặp theo việc các tín đồ ở khắp nơi được đầy dẫy Đức Thánh Linh.

2. Một Cây Có Trái Hoàn Hảo

Ở Hội thánh đầu tiên có sự bày tỏ mọi ân tứ và trái của Thánh Linh. Chín ân tứ và chín trái Thánh Linh treo lủng lẳng như 18 trái táo trọn vẹn trên một cây hoàn hảo.

"Vả, người này nhờ Đức Thánh Linh được lời nói khôn ngoan; kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy cũng được lời nói có tri thức. Bởi một Đức Thánh Linh, cho người này được đức tin, cũng bởi một Đức Thánh Linh ấy, cho kẻ kia được ơn chữa bệnh tật;

Người thì được làm phép lạ; kẻ thì được nói tiên tri; người thì được phân biệt các thần; kẻ thì được nói nhiều thứ tiếng khác nhau, người thì thông giải... theo ý Ngài muốn, phân phát... riêng cho mỗi người "(ICôr 12:8-10).Người bệnh được lành, các phép lạ được thực hiện, và khi tiếng mới được nói ra trong hội chúng thì có người thông giải (14:27).

Trong Hội thánh, không thiếu một trái nào trong chín trái của Thánh Linh cả: yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, mềm mại, trung tín, tiết độ.

Cho nên chúng ta có được một bức tranh hoàn hảo được mường tượng trong vòng tròn 1 của sơ đồ. Và như vậy là kết thúc kỷ nguyên lịch sử Hội thánh đầu tiên. Cây này được bắt rễ, đâm nền trong đức tin của Chúa Giêxu, mỗi cành, nhánh lá và trái nó đều mang quyền năng và sức mạnh hoàn hảo

B.VÒNG TRÒN 2- CÔNG VIỆC CỦA SÂU KEO

"Cái gì sâu keo còn để lại... "(Giôên 1:4).

Những ngày yêu thương và hiệp một mà Hội thánh đầu tiên hưởng thật đẹp làm sao! Đó là những ngày mà không ai bảo rằng mình có của riêng cả: đó là những ngày mà con cái của Đức Chúa Trời sở hữu chung tất cả mọi thứ.

Đó là những ngày họ bị đánh đập và tù đày, là những ngày mà sự trói buộc của ngục tù bị phá vỡ. Đó là những ngày có dấu kỳ, phép lạ thực hiện. Chúng ta ước ao biết bao những ngày ấy cứ tiến diễn.

Tâm trí nhỏ bé này của chúng ta chỉ nắm được lỏng lẻo những sự kiện của quá khứ, và hoàn toàn không thể dò thấu chiều sâu của những bí nhiệm bao bọc tương lai.

Tuy nhiên, khác với chúng ta, tâm trí và con mắt lớn lao của Đức Chúa Trời toàn năng ngắm nhìn tương lai cũng rõ ràng như quá khứ vậy.

Trước con mắt rực cháy và vinh hiển của sự hiện diện của Ngài, bóng đêm hóa thành ban ngày, và màn sương dày đặc nhất cũng bị cuốn đi.

1. Sự Cảnh Báo Của Đức Chúa Trời.

Như vậy, nhìn thấy trước với sự trong suốt, không khiếm khuyết, Đức Chúa Trời đã nhìn thấy và còn hơn nữa, đã tiên tri qua tiên tri Giô-ên rằng, Hội thánh sẽ không còn giữ được tình trạng quyền năng đầy vinh hiển này nữa.

Giô-ên đã thấy sâu keo và châu chấu đang phá cướp, lột bỏ, làm què quặt và hủy diệt cái cây hoàn hảo có những ân tứ và trái của nó. Ông thấy rằng, Hội thánh- hay cái cây- sẽ bị mất dần đi cho đến chừng cây bị để lại trơ trọi, không trái và hết hy vọng (1:7)

Không những Giôên thấy điều này mà Chúa Giêxu cũng thấy và đã gởi đầy tớ của Ngài là Giăng đến để cảnh báo Hội thánh.

"Nhưng điều Ta trách ngươi là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu.

Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình; bằng chẳng vậy Ta sẽ đến cùng ngươi, nếu ngươi không ăn năn thì Ta sẽ cất chân đèn ngươi khỏi chỗ nó "(Khải 2:4-5).

"Công việc ban đầu " ở đây là ám chỉ đến các công tác siêu nhiên do Hội thánh thực hiện. Từ này theo tiếng Hy lạp là "ergon ", được Chúa Giêxu sử dụng nhiều lần khi nói về những phép lạ mà Ngài đã làm (xem Giăng 5:20, 36; 6:28; 10:25).

Chúa Giêxu sử dụng từ này khi Ngài hứa"Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, kẻ nào tin Ta, cũng sẽ làm những việc (siêu nhiên) Ta làm, lại cũng làm việc lớn lao hơn nữa, vì Ta đi về cùng Cha "(14:12)

Rõ ràng Chúa Giêxu đã kêu gọi Hội thánh trở về với sự xức dầu, chúc phước và quyền năng mà chính từ trong những điều ấy Hội thánh được sanh ra.

2. Những Trái Hoàn Hảo Bị Hủy Đi.

Hội thánh đã không chú ý đến sự kêu gọi này. Sự sa sút và hủy diệt trái hoàn hảo không phải xảy ra trong một ngày, mà là một quá trình hư thối từ từ diễn ra ngày qua ngày và theo từng giai đoạn.

Rồi một ngày nọ, sâu keo xuất hiện, ăn và hủy phá trong nhiều năm cho đến khi trái và ân tứ của Thánh Linh bắt đầu biến mất không còn thấy nữa.

Không còn nhiều người được chữa lành như trước cũng không thấy thực hiện nhiều phép lạ nữa. Đức tin đã lu mờ. Trong hội chúng khi có người nói tiếng lạ thì chẳng có ai thông giải cả. Lời tiên tri cũng không có thường xuyên như trước.

Những trái của tình yêu vị tha, niềm vui và sự bình an cũng bị những con sâu keo tấn công ngày một táo tợn hơn.

18 trái dần dần biến mất khỏi cây vững chắc và vươn thẳng. Hội thánh đã đứng đó trong nhiều năm kể từ ngày Lễ Ngũ Tuần, được bao phủ bởi các ân tứ và trái Thánh Linh.

Tình trạng không ra trái thực sự là một hoàn cảnh đáng phải than khóc nhưng điều đau đớn là những con sâu keo không dừng lại với mức độ hủy phá thảm hại như thế.

Những năm khác sẽ có những con sâu khác sẽ thế chỗ những con sâu keo trước để làm công việc hủy phá cho đến khi "cái gì sâu keo còn để lại, cào cào ăn "(Giôên 1:4).

C. VÒNG TRÒN 3 - CÔNG VIỆC CỦA CÀO CÀO

"Cái gì sâu keo còn để lại, cào cào ăn "(1:4).

Công việc của cào cào tất nhiên là trên lá cây, rải khắp các lãnh thổ của quốc gia, chúng lột sạch và bất cứ cái gì chúng đụng đến đều hoang tàn.

1. Sự Đầy Dẫy Thánh Linh Đã Bị Đánh Mất.

Như vậy không những các ân tứ và trái của Thánh Linh biến mất đối với đa số các tín đồ, mà ngay cả sự đầy dẫy Thánh Linh cá nhân cặp theo việc nói tiếng mới cũng biến mất trong một phạm vi lớn.

Những buổi nhóm ngợi khen và thờ phượng nồng nhiệt đang biến mất đi, thay vào đó là chủ nghĩa hình thức và bè phái.

Khi sự hạ mình, tin kính và sự biểu lộ của Thánh Linh tan biến, thì bắt bớ và quở trách cũng biến đi.

Khi những buổi nhóm có thứ tự ngày xưa biến thành những buổi lễ long trọng nặng hình thức chính thống thì Thánh Linh, như chim bồ câu dịu dàng, bị dập tắt, bóp nghẹt và buồn lòng cho đến lúc phải lặng lẽ rút lại mọi công việc bày tỏ kỳ diệu của Ngài. Niềm sung sướng, vui mừng đã bị rút lại. "Lương thực... dứt khỏi trước mặt chúng ta; sự vui mừng, hớn hở... đã dứt khỏi nhà Đức Chúa Trời... " (1:16).

Bởi vì được đầy dẫy Đức Thánh Linh nghĩa là phải có sự hi sinh rất lớn, phải biết làm cho mình được trống không và có lòng hạ mình trong tro bụi trước mặt Đức Chúa Trời, trông đợi và ngóng chờ Ngài rất nhiều, việc được báp tem bằng Đức Thánh Linh không thể được nhận lãnh như một điều gì cũ kỹ.

2. Giáo Sư Không Phải Là Người Có Thánh Linh.

Sau đó, xuất hiện những kẻ tự cho là đầy dẫy Thánh Linh theo một cách thức mới, mà họ không có ấn chứng theo Kinh Thánh về việc nói tiếng lạ. Điều này đơn giản hóa vấn đề một cách mạnh mẽ, và giáo sư không còn cần thiết phải là người có Thánh Linh.

Như vậy, nhiều người đã mất đi phép báp têm bằng Thánh Linh, mặc dầu luôn luôn có những người sót lại, đó là một vài thánh đồ trung tín được đầy dẫy Thánh Linh mà qua họ Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài theo một cách thức siêu nhiên.

Đó là thời gian thật buồn, là lúc các lá cây bị rơi khỏi cành và cào cào đã thực hiện xong công việc của nó. Nhưng những ngày kế tiếp còn buồn hơn nữa, vì chúng ta đọc thấy: "cái gì cào cào để lại, sâu lột vỏ ăn " (1:4).

D. VÒNG TRÒN IV- CÔNG VIỆC CỦA SÂU LỘT VỎ

"Cái gì sâu keo còn để lại, cào cào ăn; cái gì cào cào để lại, sâu lột vỏ ăn... " (1:4). Sau khi trái và lá đã bị hủy diệt, sâu lột vỏ lập tức xuất hiện và bắt đầu làm việc trên các cành và rễ mềm của cây.

1. Sự Nên Thánh Bị Mất.

Con côn trùng hủy diệt này là một biểu tượng của những người đã bắt đầu xa cách bước đường nên thánh kính sợ Đức Chúa Trời. Họ không còn sống vượt lên trên thế gian và tội lỗi nữa. Họ không còn đi trong đường hẹp mà suốt thời gian dài được con cái Đức Chúa Trời ưa thích nữa.

Khi chất nhựa vốn là sự sống của cây, đã bị tiêu hủy đi, và các cành cây ngày càng bị mục nát đi thể nào thì đối với những đời sống này điều đã từng là tội lỗi lại dường như không có vẻ là tội nữa.

Trong quá khứ, nếu các thánh đồ phạm tội, họ thường bị ngăn lại ở ngoài cánh cửa Hội thánh, nhưng nay họ lại tựa lưng một cách thoải mái trên những hàng ghế nệm, hoặc hát trong ca đoàn.

Các Cơ Đốc Nhân hạ thấp tiêu chuẩn nên thánh của Chúa mà họ đang nắm giữ một cách lỏng lẻo. Bây giờ, cái cây lê lết tả tơi trong đất bụi, không ai chú ý đến. Và nhanh chóng theo vết của sâu lột vỏ là châu chấu. Chúng ta đọc thấy: "Cái gì sâu lột vỏ còn để lại, châu chấu ăn " (1:4).

E. VÒNG TRÒN V - CÔNG VIỆC CỦA CHÂU CHẤU

"Cái gì sâu keo còn để lại, cào cào ăn; cái gì cào cào để lại, sâu lột vỏ ăn; cái gì sâu lột vỏ còn để lại, châu chấu ăn " (1:4).

Bây giờ chúng ta đang đến gần đáy của vòng tròn lớn. Cây vốn hoàn hảo nay không còn hoàn hảo nữa, đã bị lột sạch mọi trái, trơ trụi lá, các nhánh đều mục nát và tróc hết vỏ.

Chẳng bao lâu nữa thân và rễ sẽ bắt đầu sụp đổ và châu chấu sẽ làm tổ trong những hõm cây mục nát và đổ sụp kia.

Không cây nào có thể tồn tại mà không có lá để hô hấp, và không có nhánh và cành để chất nhựa và sự sống được lưu thông qua các mạch cây.

Cũng vậy, một tín đồ sống không có Đức Thánh Linh, tức là hơi thở của sự sống, hoặc không có đời sống thánh khiết của Chúa Giêxu chảy qua các mạch, thì người đó chỉ đang hiện diện một cách còm cõi, khô hạn.

1. Sự Xưng Công Bình Bởi Đức Tin Đã Bị Đánh Mất.

Và bây giờ trong vòng tròn V, chúng ta thấy cây ấy đang ở trong tình trạng đáng than khóc nhất: không trái, không lá, cành trơ trụi, thân mục rỗng, một ổ châu chấu bên trong.

Nói cách khác, các ân tứ và trái của Thánh Linh đã mất, sự biệt riêng và nên thánh đã mất, sự xưng công bình bởi đức tin đã đi khỏi.

Có lẽ các thiên sứ từ Thiên Đàng nhìn xuống phải khóc. Hội thánh cao sang, cái cây hoàn hảo, đã có thời mặc lấy quyền năng và vinh hiển của Thánh Linh, bây giờ chẳng còn gì ngoài một danh xưng, thậm chí chẳng còn sót chút gì của vẻ sáng lạn xưa, trước khi Hội thánh bước vào THỜI KỲ ĐEN TỐI.

"...Ta biết công việc ngươi, ngươi có tiếng sống nhưng mà là chết "(Khải 3:1).

F. VÒNG TRÒN VI - THỜI KỲ ĐEN TỐI

Thật chẳng ngạc nhiên gì khi thời kỳ này được gọi là thời kỳ đen tối (Dark Ages)."Sự đen tối ", thực ra chính là bóng đêm không có Chúa Giêxu! Vì Ngài là Sự Sáng của thế gian.

Khi Hội thánh đã mất đi sự xưng công bình bởi đức tin, không còn thấy sự đền tội qua huyết của Chúa Giêxu nữa, thì sẽ có một sự che khuất toàn phần.

Bề mặt của mặt trời công nghĩa bị lu mờ đi, và những tháng năm kế tiếp được biết đến như là "Thời kỳ đen tối "(Dark Ages).

1. Việc Làm Chứ Không Phải Đức Tin.

Những người nam và người nữ dọ dẫm trong bóng đêm dày đặc này đang cố gắng tìm lối lên thiên đàng bằng hành động sám hối, bằng cách khóa mình trong những ngục tối, đi chân trần trên than đỏ, và bắt bản thân mình cùng những người khác phải chịu nhiều sự giày vò không kể xiết. Mù lòa và ngu dốt, họ cố gắng làm một số việc nào đó để trả món nợ đã được trả xong trên cây thập tự xù xì ở đồi Gôgôtha rồi. Họ đã hoàn toàn không thấy được sự kiện rằng:

"Giêxu đã trả xong tất cả,
Tôi chỉ còn nợ nơi Ngài,
Dầu tội lỗi để lại dấu đỏ như son,
Ngài cũng phiếu trắng như tuyết ".

Người ta đã quên Đấng đã hứa: "Dầu tội ngươi đỏ như hồng điều cũng trở nên trắng như tuyết, dầu đỏ như son cũng trắng như lông chiên "(Ês 1:8).

Mũi tên lớn mà bạn thấy trong họa đồ đã quay từ từ xuống dần, xuống dần, xuống dần một cách không thương xót, không động lòng, mãi đến khi dường như không bao giờ đến được tận cùng. Rồi khi đã đụng được đáy rồi thì có nghĩa là: tổ chức Hội thánh hữu hình đã đánh mất tất cả, cái cây đã chết.

Các thiên sứ hẳn đã khóc, loài người hay chết hẳn phải vặn tay, và linh hồn của họ đã thất bại trong nơi tuyệt vọng hoàn toàn.

2. Lời Hứa Được Khôi Phục

Nhưng, Halêlugia!, Đức Chúa Trời đã nhìn thấy trước trong cõi tương lai, và phán qua tiên tri Giôên rằng:

"Ta sẽ đền bù cho ngươi về mấy năm đã bị cắn phá bởi cào cào, sâu lột vỏ, sâu keo và châu chấu, là đạo binh lớn mà Ta đã sai đến giữa các ngươi "(Giôên 2:25).

Anh em yêu dấu ơi, anh em có thấy không? Hãy la lớn ngợi khen Ngài đi! TẤT CẢ! Hãy nghĩ về điều ấy xem! TẤT CẢ những gì đã mất sẽ được phục hồi! Halêlugia! Điều gì bất năng đối với con người thì Đức Chúa Trời đều có thể làm được.

Hội thánh đã có lần mất hết tất cả. Nhưng sự phục hồi cũng đến y như cách sự mất mát đã xảy ra, hàng thêm hàng, giềng mối thêm giềng mối, chỗ này một chút, chỗ kia một chút, cho mãi đến ngày hôm nay là lúc chúng ta đang đến gần sự hoàn tất quá trình phục hồi này.

Chẳng bao lâu nữa Chúa Giêxu sẽ trở lại để đem Hội thánh trọn vẹn của Ngài, là Cô Dâu của Ngài, là cây trĩu quả của Ngài, đến với Ngài, nơi đó khi được ghép từ đất lên trời, cái cây sẽ trổ hoa và sinh trái bên cạnh Dòng Sông Sự Sống mãi mãi.

Không, Đức Chúa Trời không phục hồi ngay một lúc tất cả những gì Hội thánh đã đánh mất. Chắc chắn là Ngài muốn làm điều đó, nhưng vào lúc ấy Hội Thánh vẫn chưa có ánh sáng.

Cho nên, điều mất mát cuối cùng chính là điều phục hồi đầu tiên. Họ có tiếng sống nhưng lại là chết. Do đó, họ phải ăn năn và làm lại công việc ban đầu trước khi bước lên một bước cao hơn (Khải 3:1).

G. VÒNG TRÒN VII - NHỮNG NĂM PHỤC HỒI SỰ HỦY PHÁ CỦA CHÂU CHẤU.

"Ta sẽ đền bù cho ngươi về mấy năm đã bị cắn phá bởi châu chấu... "(Giôên 2:25).

Ngay trước khi mũi tên bắt đầu nhích lên, thì công việc khôi phục đã được bắt đầu, chúng ta thấy cảnh đổ nát được Giôên mô tả với sự kinh hoàng.

Trong đoạn 1 câu 9, 10, 17, 18, 20 chúng ta đọc thấy: "Của lễ chay và lễ quán đã cất khỏi... đồng ruộng bị phá hoang... lúa mì bị loại, rượu mới đã cạn... kho thóc đã hủy phá, vựa lẫm đã nát...

"Súc vật rên siết! Kìa bầy bò bối rối, những bầy chiên cùng khốn khổ... các dòng nước đã khô, lửa đã nuốt những đám cỏ nơi đồng vắng ".

1. Phục Hồi Sự Xưng Công Bình Bởi Đức Tin.

Rồi một ngày trong quang cảnh hiu quạnh đó, Đức Chúa Trời đã vận hành. Người ta nghe tiếng dẫm của bước chân Ngài. Trong vòng tròn VII chúng ta thấy rễ cây lại cắm sâu vào đất, và sự xưng công bình bởi đức tin được phục hồi.

Đây là cách thức sự việc xảy ra: Một ngày nọ, Martin Luther (1483-1546) đang bò lên những bậc thang của nhà thờ, trên những miếng chai vỡ, cố sám hối, bằng cách ấy tìm sự đền tội cho mình.

Khi ông đang lê lết khổ sở và khó nhọc lên các bậc cấp theo cách này, máu nhỏ ra từ tay và đầu gối vì bị miểng chai cắt, thì ông nghe một giọng từ Thiên đàng nói:

"Martin Luther, người công bình sẽ sống bởi đức tin... ".

Cùng với lời nói, một ánh sáng lớn chiếu xuống từ Thiên đàng, xua đi mọi bóng tối và sự nghi ngờ, soi sáng linh hồn của Martin Luther, và bày tỏ ra công việc đã được hoàn tất ở đồi Gôgôtha, rằng chỉ có huyết mới có thể trả được tội lỗi.

"Vì tôi chẳng có điều gì tốt đẹp,
Nên ân điển Ngài có dịp tôn xưng,
Tôi sẽ giặt áo mình trắng
Tại đồi Gôgôtha trong huyết Ngài ".

Những tháng ngày kế tiếp là những ngày đầy biến cố, những ngày làm nên lịch sử, đầy sự xả thân và chịu khổ. Nhưng Chúa đã nói và hứa rằng những năm bị ăn nuốt, tàn phá sẽ được đền bù.

Từ trong biển khó nhọc và chịu khổ tiếp theo sau sự rao giảng về sự xưng công bình bởi đức tin, đã cho ra đời một thân thể bé nhỏ gồm những kẻ hành hương được huyết tẩy sạch, được lửa tôi luyện, sẵn sàng chịu bắt bớ vì cớ danh Ngài.

Có lẽ bạn đã đọc hết Martin Luther và những người đi theo ông đã bị đuổi khỏi các nhà thờ, bị vu khống và kết án mọi điều xấu xa. Nhiều người còn bị thiêu sống, bị cột vào cột giảo hình, vì cớ họ không chối bỏ đức tin vào huyết báu đã đổ ra trên thập tự giá cho họ.

2. Các Thánh Đồ Bị Bắt Bớ.

Khi Martin Luther, Calvin, Knox, Fletcher và nhiều con cái phước hạnh khác của Chúa đã đứng vững vì lẽ thật cứu rỗi và một cuộc sống không phạm tội, thì họ đã chịu bắt bớ đủ cách.

Lời Chúa đã nói: "Hết thảy mọi người muốn sống cách nhơn đức trong Đức Chúa Giêxu Christ thì sẽ chịu bắt bớ " (IITi 3:12). Nếu bạn và Hội thánh của bạn tự cho là đang sống cách tin kính nhưng lại không bao giờ chịu bắt bớ; nếu bạn được ưa chuộng, và sự sỉ nhục của thập tự giá không có nơi bạn, tức là về căn bản đã có trục trặc ở đâu đó rồi, những người sống cách tin kính vẫn còn chịu bắt bớ.

Khi cây cao trọng ấy lại đâm rễ công bình vào mảnh đất màu mỡ của đức tin thể nào thì sự sống lại được tràn lên thân cùng các cành cây thể ấy, lúc đó mọi ma quỷ ở địa ngục dường như đều phẫn nộ và tru tréo chống lại những kẻ đã thấy và tiếp nhận ánh sáng cứu rỗi.

Những người tử vì đạo đã bị ném đá đến chết, bị treo ở những đoạn đầu đài công cộng và chịu mọi sự hành hạ của Tòa án Tôn Giáo. Họ bị móc mắt bằng thanh sắt nóng, bị đánh đập tàn nhẫn đến khi lưng bị cắt thành những vệt lớn, bị xát muối vào vết thương và bị quăng vào ngục tối, nhưng họ vẫn chân thật và không nao sờn vì cớ Chúa Giêxu.

Họ bị hành hạ bằng đủ cách không thể nói hết, bị chặt đầu, bị dẫn đến máy chém. Những người của giao ước bị xua đuổi từ đồi núi này đến đồi núi khác và thường phải ẩn mình trong các hang động để cầu nguyện và hát ngợi khen Chúa. Họ bị săn đuổi và quấy rối mọi bề.

Nhưng Đức Chúa Trời đã nói: "Ta sẽ đền bù cho những năm bị cắn phá ", và cho dù bị thiêu sống, đổ huyết, lửa hừng và nước sâu khổ não, cho dầu cơn giận của ma quỷ dưới địa ngục, thì mũi tên lớn trong sơ đồ đã quay xuống trong một thời gian quá lâu, cuối cùng cũng bắt đầu đi lên và sẽ không bao giờ dừng lại cho đến khi đụng đến đỉnh, và cây ấy lại được phục hồi vẻ hoàn mỹ của nó.

Bắt bớ không thể chận được Đức Chúa Trời, lũ lụt không thể cản bước Ngài. Lửa hừng không thể trì hoãn tiến trình của Ngài.

Như thế, hàng thêm hàng, giềng mối thêm giềng mối, chỗ này một ít, chỗ kia một ít (Ês 28:10-13), công việc khôi phục đã và đang diễn tiến.

Chúa không những chỉ đền bù lại những năm châu chấu ăn, mà còn những năm sâu lột vỏ ăn nữa.

H. VÒNG TRÒN VIII - NHỮNG NĂM SÂU LỘT VỎ ĂN ĐƯỢC ĐỀN BÙ.

"Và Ta sẽ đền bù cho ngươi về những năm... sâu lột vỏ đã ăn... "(Giôên 2:25)

1. Phục Hồi Sự Nên Thánh:

Sự nên thánh và thánh khiết hoàn toàn đối với Đức Chúa Trời đã được rao giảng; Đức Chúa Trời vẫn còn kêu gọi một dân biệt riêng hơn nữa với một ý thức sâu sắc về một đời sống hoàn toàn từ bỏ và nên thánh cho Chúa là như thế nào.

Những người ở mức thấp hơn thì dường như luôn luôn chống lại những người ở mức cao hơn. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã dẫn dắt dân sự của Ngài tiến lên chốn cao hơn khi công cuộc sàng sảy và biệt riêng đang tiến triển.

Một khi Hội thánh trở nên nguội lạnh, đánh mất tình yêu ban đầu hoặc chống lại những lẽ thật cao cả hơn, thì về mặt thuộc linh họ cũng hư mất.

Ngay khi một nhóm người từ chối bước đi trong ánh sáng được Chúa ban cho, hoặc khởi sự thiết lập và dựng nên điều luật của loài người, thì Chúa thường chỉ bước qua những bức tường của họ, để họ lại với các hình thức và nghi lễ của họ, và dẫn theo Ngài một bầy nhỏ "được kêu gọi, được biệt riêng trong số biệt riêng".

Trong nhiều trường hợp, thiên sứ phải ghi trên những cửa của những Hội thánh sang trọng rằng:

"Dầu ngươi có tiếng là sống nhưng mà là chết "(Khải 3:1),hoặc, "bề ngoài giữ đều nhơn đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhơn đức đó "(IITi 3:5).

Nhưng công việc của Chúa không dừng lại nơi đó. Vì đâu đó vẫn có những người đang cầu nguyện, đâu đó những tấm lòng đói khát đang nhóm lại trong những nhóm cầu nguyện tư gia nhỏ bé hoặc trên những góc đường; và như thế, những cành non và những cành mềm đang nức ra ở trên cây.

Sự nên thánh và thánh khiết đã được rao giảng, và những năm sâu lột vỏ ăn đang được phục hồi.

2. Một Dân Được Biệt Riêng.

John Wesley (1703-1791) là nhân vật với một sứ điệp cho Hội thánh và cho thế giới trong thập niên 1700. Ông cũng bị bắt bớ nữa. Vào thời ấy khi giảng đạo trên những góc đường, những tín đồ trung tín đã bị ném đá, bị quăng trứng thối, họ bị tấn công, nhưng không chịu khuất phục. Quyền năng của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ trong Hội thánh Giám lý ngày xưa.

Cũng thế, trong các buổi nhóm của Charles Finney (nhà phục hưng Hoa Kỳ của thập niên 1800), nhiều người nam và người nữ đã bị "giết chết" dưới quyền năng của Đức Chúa Trời. Vào lúc đó, sàn nhà rải rác những con người đã bị giết vì Chúa.

Dấu kỳ và phép lạ cặp theo những người rao giảng và mang đến "thức ăn tùy theo thì "(Thi 115:15).

Trong khi những Hội thánh này sống tin kính, đời sống cầu nguyện mạnh mẽ trong Chúa Giêxu thì họ lại phải chịu bắt bớ. Nhưng khi họ bị trôi vào tình trạng nguội lạnh, giống như tình trạng trước kia của những người đi trước họ, thì quyền năng và sự bày tỏ của Thánh Linh bắt đầu bị cất khỏi họ.

Khi các phòng đầy tiện nghi thế chỗ cho các căn phòng cao, các buổi hòa nhạc thế chỗ cho các buổi nhóm cầu nguyện, thì Thánh Linh buồn lòng bỏ đi.

Khi từng chi thể bắt đầu tổ chức và dựng nên các bức tường phân biệt, thì Đức Chúa Trời chỉ đơn giản bước qua khỏi các bức tường đó và gọi ra những con người biệt riêng khác, sẵn lòng chịu khổ và hy sinh cho Ngài.

Rồi đến thời William Booth (người sáng lập Quân Đoàn Cứu Rỗi - Salvation Army) Chúa bảo ông phải quyết định xem ông có chịu thỏa hiệp với thế gian, hay chọn đi theo ánh sáng lớn hơn mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông. Khi ông chần chừ giây lát, thì vợ ông từ ban công của Hội thánh đông đúc gọi ông rằng: "Anh William, hãy nói "không" đi".

Và William Booth đã nói "không". Ông từ chối không thỏa hiệp mà cứ thẳng tiến truyền rao sứ điệp đã ban cho mình.

Vào những ngày đầu, Quân Đoàn Cứu Rỗi ấy chỉ là những người đặc dị, không mấy được ưa chuộng, họ phải chịu sự bắt bớ, y như những người đã được đề cập đến trước đây trong giai đoạn đầu.

Họ cũng bị ném đá và bỏ tù. Có người thậm chí phải tử vì đạo. Nhưng ma quỷ hoặc những người của nó không thể ngăn được Đức Chúa Trời và công việc khôi phục của Ngài.

Thời gian đầu của Quân đoàn ấy, không có gì lấy làm lạ khi thấy những người nam và người nữ "bị giết" trong quyền năng của Đức Chúa Trời. Một số còn nhận lãnh Đức Thánh Linh và nói tiếng lạ.

Giữa vòng họ còn thấy những buổi nhóm cầu nguyện thâu đêm, nhảy múa trước mặt Chúa và quyền năng lớn lao được bày tỏ ra. Đúng như lời tiên tri, khi sống một đời sống biệt riêng nên thánh, họ đã bị bắt bớ và không được thế gian ưa thích.

Sau đó đến Hội Thánh Nên Thánh (Holiness Churches), được Đức Chúa Trời ban phước lạ lùng, và Chúa đã vận hành giữa vòng họ một cách đầy năng quyền.

Nhiều người bấy giờ nghĩ rằng đến đây là Chúa đã khôi phục cho họ tất cả những gì mà Ngài sẽ khôi phục cho Hội thánh và tin rằng họ đã có tất cả những gì Chúa hứa ban. Nhưng chưa phải như vậy! Đức Chúa Trời còn nói: "Ta sẽ đền bù cho các ngươi những năm bị cào cào, sâu keo, sâu lột vỏ và châu chấu ăn " (Giôên 2:25). Câu này có nghĩa là TẤT CẢ những gì đã mất sẽ được phục hồi.

Cho đến bây giờ chỉ mới phục hồi cho những năm bị châu chấu và sâu lột vỏ ăn. Còn những năm bị cào cào và sâu keo ăn thì sao? Khi Đức Chúa Trời phán: "Tất cả ", thì có nghĩa là tất cả hay chỉ một nửa? Tại sao Ngài lại nói chắc chắn là"tất cả ". Vậy thì, kế tiếp là:

I. VÒNG TRÒN IX - NHỮNG NĂM CÀO CÀO ĂN ĐƯỢC PHỤC HỒI

"Và ta sẽ đền bù cho các ngươi về những năm mà cào cào đã ăn ".(Giôên 2:25)

1. Phục Hồi Sự Đầy Dẫy Đức Thánh Linh.

Suốt các thế kỷ của lịch sử Hội thánh, chỉ một phần sót lại của các thánh đồ trung tín là nhận được Thánh Linh và nói tiếng mới như thời Kinh Thánh. Còn Hội thánh nói chung, những năm bị cào cào ăn như trong vòng tròn III (Báp têm trong Thánh Linh và ân tứ Thánh Linh) chưa được phục hồi ở phạm vi lớn .

Cho nên đây chính là điều được phục hồi kế tiếp: Khi trích tiên tri Giôên, Phierơ đã nói: "...Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt, Ta sẽ đổ Thần Ta lên mọi loài xác thịt... " (Công 2:17). Còn Giôên nói: "Hỡi con cái Siôn, các ngươi hãy nức lòng vui vẻ và mừng rỡ trong Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi! Vì Ngài ban mưa phải thời cho các ngươi vào mùa đầu (tại lễ Ngũ Tuần),và xuống mưa dồi dào vào mùa đầu (phong trào Ngũ Tuần) vào mùa cuối (Lễ Lều Tạm) cho các ngươi nơi tháng đầu tiên ".(Giôên 2:23). "Tháng đầu tiên" trong câu này nói về kỳ giữ lễ Lều Tạm (hoặc Lễ Gặt). Xem phần C10 để hiểu hơn về lễ này.

2. Mưa Cuối Mùa.

Chỉ một vài năm trước, cơn mưa cuối mùa này đã khởi sự rơi. Có lẽ bạn còn nhớ cơn phục hưng lớn Welch Kevival xảy ra dưới sự giảng đạo của Evan Roberts, khi ấy lửa đã rơi xuống.

Nhiều người đã được cứu và được báp têm trong Thánh Linh. Những ai nhận được Đấng Yên Ủi (Thánh Linh) đều nói tiếng mới.

Ở Muki, Ấn Độ, một giáo sĩ là Pandita Pamabai đang lúc cầu nguyện với một nhóm gồm các thiếu nữ đạo Hồi, và họ đã trải qua nhiều ngày đêm cầu nguyện, thì thình lình Thánh Linh đổ ra giữa vòng họ như trong ngày Lễ Ngũ Tuần vậy.

Người ta kể rằng đã thấy lửa trên giường một cô gái, và khi các cô khác đến để dập tắt lửa thì mới khám phá ra đó là lửa của Thánh Linh, y như Môise thấy bụi gai cháy không tàn vậy.

Những cô gái đạo Hồi đã nhận được Thánh Linh này đều nói tiếng mới theo như Đức Thánh Linh ban cho. Một cô nói tiếng Anh (mà cô chưa hề học), và đây là sứ điệp được nói qua cô: "Chúa Giêxu không bao lâu sẽ trở lại, hãy sẵn sàng để gặp Ngài".

Và cơn phục hưng cứ lan ra mãi. Đức Thánh Linh cùng lúc đã đổ ra ở Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Châu Phi, Trung Hoa và các đảo vùng biển.

Chưa bao giờ người ta được thấy cơn phục hưng khắp thế giới lại lan ra một cách nhanh chóng và cùng lúc như vậy. Đức Thánh Linh đổ ra trên những người cầu nguyện ở những nơi không kể xiết mà trước đây họ chưa từng nghe về sự đầy dẫy Thánh Linh.

Ở mọi trường hợp, không trông đợi trước, những người nhận Thánh Linh đều nói tiếng lạ y như những người nhận Thánh Linh trong thời Kinh Thánh vậy. Cơn mưa cuối mùa đang rơi trên đất.

Để nhận Thánh Linh, một người chỉ cần dốc đổ và hạ mình. Người giàu hoặc nghèo, da đen hay da trắng, chủ hay tớ đều nhận Thánh Linh như nhau khi họ hạ mình và tìm kiếm với tất cả tấm lòng.

Những ai nhận lãnh Đức Thánh Linh đều ca ngợi Chúa và tán dương Danh Ngài như các thánh đồ được đầy dẫy Thánh Linh vậy.

Các làn sóng vinh hiển, cơn lũ ngợi khen đã quét qua các hội chúng nhận lãnh Thánh Linh. Dường như không làm sao ngăn được cơn phục hưng lớn này.

3. Việc Tuôn Đổ Đức Thánh Linh Bị Lên Án.

Ma quỷ và con người đã chống lại cơn phục hưng trong những năm bị châu chấu và sâu keo ăn thể nào, thì chúng cũng chống lại cách mạnh mẽ cơn phục hưng trong những năm bị cào cào ăn thể ấy.

Lịch sử đã được lập lại, và các thánh đồ ở mức thấp hơn, đã không sẵn lòng hạ mình mà còn chống đối những người đã đi được một bước cao hơn. Nhiều người đã từ chối bước đi trong sự sáng.

Họ không thể nhận ra Đức Chúa Trời thật sự muốn nói điều gì khi Ngài hứa sẽ phục hồi lại "TẤT CẢ" những gì bị mất.

Họ không thấy sự kiện Chúa đang đến để tạo dựng một Hội thánh hoàn hảo, mặc lấy quyền năng và vinh hiển của Thánh Linh.

Có những người còn thậm chí tuyên bố rằng việc Báp têm Thánh Linh không còn dành cho ngày nay nữa. Họ không hiểu rằng chúng ta đang sống trong sự phân định của Thánh Linh và sẽ như thế cho đến khi Chúa Giêxu đến.

Các nhà giảng đạo đã nhảy lên bục giảng và bắt đầu kết án những ai nhận lãnh Thánh Linh theo cách thức của Kinh Thánh. Họ hét lên: Chất ăn lan! Chủ nghĩa duy cảm! Bị mê hoặc! Sự dạy dỗ sai lạc!" tất cả các loại danh hiệu này được ném vào mặt những người đầy dẫy Thánh Linh.

Ôi, những kẻ bắt bớ như những kẻ đui mù mới đáng thương làm sao! Chính họ là những kẻ mà bản thân đã từng bị bắt bớ vì ánh sáng và lẽ thật được phục hồi vài năm trước đây, thì giờ đây chính họ lại đang bắt bớ những người đang tiến tới một ánh sáng lớn hơn.

Sách vở được in ra để lên án sự tuôn đổ của Thánh Linh, các diễn giả lớn leo lên các bục giảng và chối bỏ điều ấy, nhưng họ không thể ngăn Đức Chúa Trời thôi không phục hồi việc Báp têm bằng Thánh Linh và đổ ra cơn mưa cuối mùa, như những kẻ bắt bớ trước đây đã từng ngăn chận sự phục hồi về lẽ thật cứu rỗi và nên thánh đối với Đức Chúa Trời.

Những kẻ chống lại Thánh Linh đã chặn cửa hay giương dù cho sự vô tín. Lập tức, họ bắt đầu khô cạn về mặt thuộc linh. Giây phút mà các hội chúng và các nhà thờ - vốn đã có lần nóng cháy cho Đức Chúa Trời khi giảng, "nếu không nên thánh thì không ai được thấy Đức Chúa Trời "(Hêb 12:14) - giây phút họ chối bỏ Thánh Linh thì họ bắt đầu mất đi quyền năng.

Ô, tại sao họ không thể thấy sự tuôn đổ cơn mưa cuối mùa Thánh Linh này vốn là điều mà họ đã cần và từng cầu xin? Tại sao họ không thể hạ mình và để Thánh Linh, Đấng "ở " với họ, được đến "trong "họ giờ đây, và biến họ thành đền thờ của Thánh Linh? (Giăng 14:17).

4. Sự Tuôn Đổ Thánh Linh Không Thể Bị Ngăn Chặn

Dầu vậy, sự chống đối và bắt bớ không thể dập tắt sự tuôn đổ của Thánh Linh trên những người thiết tha tìm cầu với tấm lòng trong sạch và khiêm nhường.

Chống lại sự tuôn đổ của Thánh Linh thì cũng giống như một người cầm chổi trong tay hăm hở quét lui những đợt thủy triều lên của biển Thái Bình Dương. Trong khi anh ta quét lui ở một nơi thì các cơn sóng đang tràn vào ở vô số nơi khác.

Hơn nữa, nếu anh ta cứ ở lại lâu quá nơi những đợt thủy triều đang lăn vô, mà không chịu rút lui, thì các con sóng chẳng bao lâu sẽ ập lên anh ta và anh ta sẽ trở nên "một trong những con sóng". Halêlugia!

Nếu một cái chổi không thể ngăn được thủy triều của biển cả, thì sự chống đối cũng không thể giữ được cơn mưa cuối mùa rơi, vì Đức Chúa Trời đã phán: "Vào ngày sau rốt, Ta sẽ đổ Thần Ta lên mọi loài xác thịt ". Hãy ngưng chống đối Đức Chúa Trời và mở tấm lòng của bạn ra để nhận lãnh và hoan nghênh quà tặng của Ngài là Đức Thánh Linh.

Suốt chín mươi năm qua, hàng trăm triệu người khao khát tìm kiếm đã được báp têm bằng Thánh Linh.

Như vậy trong vòng tròn IX ở họa đồ, trong khải tượng tôi thấy các lá cây đã bị cào cào ăn nay lại mọc lại trên cành.

Cũng như nhiều kẻ trong vòng tròn VII và VIII đã tin rằng khi Chúa đã hồi phục sự cứu rỗi và nên thánh trọn vẹn cho họ, tức là họ đã có tất cả mọi thứ rồi, thì nay nhiều người nhận báp têm Thánh Linh cũng tin rằng họ đã có tất cả mọi thứ của Chúa rồi.

Họ thật tình tin rằng một khi đã được đầy dẫy Thánh Linh và nói tiếng mới rồi, thì họ thật sự đã có mọi thứ của Chúa, và ngưng không tìm kiếm nữa.

Tuy nhiên, chừng này chưa phải là tất cả mọi thứ mà Hội thánh đã đánh mất, và như vậy không phải là phục hồi tất cả.

J. VÒNG TRÒN X - NHỮNG NĂM SÂU KEO ĂN ĐƯỢC PHỤC HỒI

"Và Ta sẽ đền bù cho các ngươi những năm mà... sâu keo đã ăn... "(Giôên 2:25).

1. Phục Hồi Các Trái Và Ân Tứ.

Như Cha đã ban Con một của Ngài là Chúa Giêxu như một món quà cho thế gian, và như Chúa Giêxu đã ban cho món quà Thánh Linh, Lời hứa của Cha cho các tín đồ thì bây giờ đến lượt Thánh Linh cũng có các ân tứ tặng cho những kẻ tiếp nhận Ngài.

Chín ân tứ và các trái Thánh Linh thấy trong vòng tròn I được phục hồi trở lại cho cây. Nhiều con cái phước hạnh của Chúa đã ngưng lại ở sự cứu rỗi và nên thánh nên không thể nhận lãnh Đức Thánh Linh.

2. Tìm Kiếm Các Ân Tứ.

Cũng thế, nhiều người đã tiếp nhận Đức Thánh Linh và sau đó không "ước ao sự ban cho lớn hơn hết ". (ICôr 12:31)

Trong việc tìm kiếm nhiều hơn ý muốn Đức Chúa Trời thực hiện trong đời sống chúng ta sau khi đã nhận được Thánh Linh, các bạn đừng hỏi xin thêm Thánh Linh nữa, vì nếu bạn đã nhận được Ngài rồi tức là đã nhận được trọn vẹn Thánh Linh. Ngài đâu có bị phân thân.

Hoặc là bạn đã nhận được, hoặc là chưa nhận, thế thôi. Do đó, nếu Ngài đã ngự vào và chiếm lấy nơi cư ngụ của Ngài, và nói qua bạn bằng tiếng mới như trong Công 2:4 rồi, thì hãy xin được thuận phục Thánh Linh hơn - là Đấng đang ngự trong bạn.

Có người bảo: "Ồ, đừng tìm kiếm ân tứ, mà hãy tìm kiếm Đấng ban cho ân tứ". Nhưng anh em yêu dấu ơi, nếu bạn đã tiếp nhận Thánh Linh, tức là đã tiếp nhận Đấng ban cho ân tứ rồi. Phaolô nói:"Hãy ước ao được sự ban cho lớn hơn hết... nôn nả ước ao... cho được dư dật đặng gây dựng Hội thánh... kẻ nói tiếng lạ hãy cầu nguyện để được thông giải tiếng ấy... hãy trông mong ơn nói tiên tri... " (ICôr 12:31; 14:12, 13, 39).

Có một ân tứ tiên tri chân thật, cho dù kẻ thù có cố giả mạo ơn đó. Sự phân biệt các linh rất cần thiết. Ân tứ chữa lành cùng mọi ân tứ khác nên được tỏ ra trong các buổi nhóm của Hội thánh.

Các ân tứ và các trái đang xuất hiện trở lại trên cây ấy.

"Vả, người này nhờ Đức Thánh Linh được lời nói khôn ngoan, kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy cũng được lời nói tri thức.

Bởi Đức Thánh Linh, cho người này được đức tin; cũng bởi một Đức Thánh Linh, cho kẻ kia được ơn chữa tật bệnh.

Người thì được làm phép lạ, kẻ thì được nói tiên tri, người thì được phân biệt các thần; kẻ thì được nói nhiều thứ tiếng khác nhau; người thì được thông giải các thứ tiếng ấy.

Mọi điều đó là công việc của đồng một Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người "(ICôr 12:8-11).

Trong vòng tròn 10, chúng ta thấy các trái chưa chín đủ. Nhưng khi chúng ta cầu nguyện và đầu phục Đức Thánh Linh, Ngài sẽ phân phát các ân tứ cho mỗi thành viên của Hội thánh theo như sự lựa chọn của Thánh Linh, Ngài sẽ khiến các ân tứ và trái của Thánh Linh được biểu hiện trong vòng chúng ta.

3. Hãy Tấn Tới Trong Sự Trọn Vẹn.

Chẳng bao lâu Chúa Jêsus sẽ đến, đến với một Hội thánh hoàn hảo được bao phủ bởi quyền năng và vinh hiển. Chúa Jêsus sẽ đến với một cây hoàn hảo với mọi ân tứ và trái thơm ngon, được phát triển hoàn hảo trên các cành.

Chúng ta hãy thức dậy và vội mau đến sự hoàn hảo! Mùa đông đã qua và đi rồi, mùa xuân với cơn mưa đầu mùa cũng đã qua, mùa hạ đang qua dần và cơn mưa cuối mùa chẳng bao lâu nữa sẽ rơi xuống. Mùa gặt kề bên và Chủ Mùa Gặt đang tìm kiếm những trái chín, trái đang chín.

Ngợi khen Đức Chúa Trời vì rễ và thân của sự cứu rỗi! Ngợi khen Chúa vì các nhánh, càng nên nhánh vững mạnh! Ngợi khen Chúa vì các lá xanh tươi của Thánh Linh. Nhưng Chủ Mùa Gặt đòi hỏi phải có trái nơi cây của Ngài trong những ngày sau rốt, trước khi Ngài đến. Không phải trái xanh, không chín, mà là trái hoàn hảo. Ngay bây giờ Ngài đang thì thầm: "Ta sẽ phục hồi lại tất cả những năm tháng đã bị ăn nuốt ".

Hỡi những kẻ rất yêu dấu, trước mặt chúng ta có một vùng đất cần được chiếm hữu. Hãy để cho trái của tình yêu được hình thành trong đời sống của bạn cùng với sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.

Chúng ta hãy trở lại Lễ Ngũ Tuần, và tiến tới sự đầy trọn của quyền năng và vinh hiển được ghi chép trong lời của Đức Chúa Trời, vì Chúa Giêxu sẽ chóng trở lại, rất chóng, vì cớ Hội thánh toàn vẹn, đang chờ đợi của Ngài, vì cớ cô dâu của Ngài, không bị vấy bẩn với thế gian. Chúa Giêxu sẽ đến vì cớ cây với trái trọn vẹn, không tì vít của Ngài.

Chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ nhấc chúng ta lên và trồng chúng ta lại trên vườn Thiên đàng, là nơi lá của chúng ta sẽ không tàn héo, trái cũng không hư.

Mũi tên hiện nay gần như đã lên tới đỉnh. Giờ khắc mà Chúa Giêxu xé tan các tầng trời đầy sao để xuống với kẻ yêu dấu của Ngài cũng sát cạnh chúng ta rồi đấy. Chiếc đồng hồ thời gian vĩ đại hầu như đã đến giờ được định.

Đừng để điều gì ngăn trở công việc sửa soạn trong đời sống bạn. Chúng ta hãy cẩn thận đừng để mình dập tắt Đức Thánh Linh.

Hãy canh chừng đừng để rơi vào bẫy tương tự như những người trước đây được Đức Chúa Trời sử dụng đã rơi vào: bẫy hình thức, bẫy nguội lạnh và tổ chức, bẫy của sự xây dựng bức tường quanh bản thân và không thể nhận ra những chi thể khác của thân thể chúng ta, là những người "đều đã chịu báp têm chung một Thánh Linh để hiệp làm MỘT THÂN ". (12:13)

Nếu có bao giờ chúng ta dựng nên những bức tường và rơi vào các bẫy hình thức, thì Đức Chúa Trời sẽ bước qua các bức tường ấy và chắc chắn sẽ chọn một người khác như Ngài đã làm trước đây.

Vì vậy, hãy tấn tới trong sự trọn vẹn; đừng ngăn chận điều tốt đẹp nhất của Đức Chúa Trời. Nếu bạn đặt vương miện của bạn xuống, thì một người khác sẽ nhặt nó lên, và con số sẽ được hoàn tất, sẽ không bị thiếu người đâu; chỉ có những kẻ nào bươn trọn con đường đến tiêu chuẩn của Ngài mới được cất lên.

Nếu bạn đang nghi ngờ Đức Chúa Trời, thì đừng nghi ngờ nữa. Ngài đang chờ để phục hồi tất cả những năm tháng bị ăn nuốt, và khiến cho bạn đứng thẳng trong "nhóm cây hoàn hảo" đầy hiển vinh, hãy sẵn sàng và chờ đợi Chúa Giêxu.