Back to Top
Bìa 13 - NĂM ÂN TỨ LÃNH ĐẠO - PHẦN C5
Danh mục: Cây Gậy Của Người Chăn Bầy
Thư viện: Định dạng văn bản

Viết bởi Nguyễn Thiên Ý

MỤC LỤC

  1. PHẦN C5: NĂM ÂN TỨ LÃNH ĐẠO
    1. CÁC ÂN TỨ LÃNH ĐẠO MÀ CHÚA GIÊXU ĐÃ ĐẶT VÀO HỘI THÁNH
  2. A. TẠI SAO CHÚA GIÊXU BAN CÁC ÂN TỨ LÃNH ĐẠO CHO HỘI THÁNH?
    1. 1. Hầu Việc Chúa (Công 19:1)
    2. 2. Hầu Việc Nhau (2:44-46)
    3. 3. Hầu Việc Thế Giới (2:47; Mác 16:15-20)
  3. B. MÔ TẢ NĂM ÂN TỨ LÃNH ĐẠO
    1. 1. Các Sứ Đồ:
      1. a. Có Ba Nhóm:
      2. b. Các Dấu Hiệu Của Sứ Đồ Thật
      3. c. Ngày Nay Các Sứ Đồ Vẫn Còn Đây:
    2. 2. Các Tiên Tri
      1. a. Làm Việc Với Các Sứ Đồ.
      2. b. Tiên Tri Các Sự Kiện Và Cảnh Báo Về Mối Hiểm Nguy.
      3. c. Xác Nhận Điều Đức Chúa Trời Đã Phán:
      4. d. Nên Kiểm Tra Lại Lời Của Họ.
    3. 3. Người Giảng Tin Lành
      1. a. Các Dấu Hiệu Của Một Người Giảng Tin Lành:
    4. 4. Mục Sư
    5. 5. Giáo Sư
  4. C. TÓM TẮT
    1. 1. Năm Chữ "G"
    2. 2. Chúa Giêxu, Khuôn Mẫu Của Chúng Ta
    3. 3. Mô Tả Về Công Việc, Chứ Không Phải Là Danh Hiệu.


PHẦN C5: NĂM ÂN TỨ LÃNH ĐẠO

(Bài viết của Ralph Mahoney)

CÁC ÂN TỨ LÃNH ĐẠO MÀ CHÚA GIÊXU ĐÃ ĐẶT VÀO HỘI THÁNH

A. TẠI SAO CHÚA GIÊXU BAN CÁC ÂN TỨ LÃNH ĐẠO CHO HỘI THÁNH?

Sau khi chết thay tội lỗi chúng ta trên thập tự giá, Chúa Giêxu đã thăng thiên về trời ngồi bên hữu của Cha Thiên thượng chúng ta (Công 1:9-11; Êph 1:20-22). Từ chốn có thẩm quyền đó, Ngài đã ban các ân tứ lãnh đạo cho Hội thánh. Ngài ban cho các sứ đồ, tiên tri, người giảng Tin lành, Mục sư và giáo sư để kiện toàn (trang bị) các thánh đồ (4:6, 11)

Tiếng Hylạp dịch chữ "kiện toàn" (perfecting) trong 4:12 là "sửa chữa" những thiệt hại tìm thấy nơi các tân tín hữu (do tội lỗi gây ra) là "sửa soạn" (prepare) và "trang bị" (equip) cho các tín đồ để làm công tác phục vụ trong Hội thánh. Các nhà lãnh đạo huấn luyện các thành viên trong Hội thánh để họ có thể thi hành chức vụ và nhờ vậy làm trọn ý muốn của Đấng Christ cho Hội thánh. Các lãnh đạo sẽ trang bị (huấn luyện) cho các thành viên để:

1. Hầu Việc Chúa (Công 19:1)

2. Hầu Việc Nhau (2:44-46)

3. Hầu Việc Thế Giới (2:47; Mác 16:15-20)

Điều này bảo đảm cho sự tăng trưởng về mặt thuộc linh lẫn số lượng của Hội thánh.

B. MÔ TẢ NĂM ÂN TỨ LÃNH ĐẠO

1. Các Sứ Đồ:

a. Có Ba Nhóm:

Tân Ước định rõ ba nhóm sứ đồ:

1) "Mười hai sứ đồ của Chiên Con" (Mat 10:1-5; Khải 21:14) có liên hệ đặc biệt đến quốc gia Ysơraên (Khải 21:12). Ở thời đại sẽ đến, họ sẽ ngồi trên 12 ngôi cai trị Ysơraên (Mat 19:28).

2) "Các sứ đồ Sau Thăng Thiên" (Ascension Apostles) có liên hệ đặc biệt đối với Hội thánh người ngoại. Những người này được kể đến trong Tân Ước. Đó là Phaolô và Banaba (Công 14:14), Antrônicơ và Giunia (Rô 16:7), Giacơ (Ga 1:19), Sila và Timôthê (ITê 1:1; 2:6) cùng những người khác (ICôr 9:5; IICôr 8:23).

3) "Các Sứ Đồ Giả Mạo" Là những kẻ khoe khoang giữa chốn công cộng, xưng là những sứ đồ (11:13)"...đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà không phải là sứ đồ, ngươi đã rõ ràng chúng nó giả dối " (Khải 2:2). Dấu hiệu về một sứ đồ giả là sự tự xưng đầy khoe khoang rằng mình là sứ đồ. Một sứ đồ thật sẽ không quan tâm đến việc mình có được công nhận là sứ đồ hay không, nhưng sẽ hạ mình phục vụ như một nô lệ (tiếng Hylạp là drulas) của Chúa Giêxu (Rô 1:1; ICôr 1:1).

b. Các Dấu Hiệu Của Sứ Đồ Thật

1) Tính Cách Tin Kính (IICôr 12:12)

2) Dấu Kỳ Và Phép Lạ: Các dấu kỳ, phép lạ đi đôi với công tác truyền giảng Tin lành và khai phá Hội thánh mới (Công 2:43; 4:30; 5:12; 14:3; Hêb 2:2-4).

3) Rao Giảng Phúc Âm: Sự cam kết rao giảng Phúc Âm cho những người chưa được nghe Phúc Âm (Rô 15:20; IICôr 10:11)

4) Sẵn Sàng Chịu Khổ: Họ sẵn sàng chịu khổ, chịu bắt bớ và lao nhọc, thậm chí chết cho Chúa (Công 9:16; ITi 1:16; IICôr 11:18-28).

Nhóm các sứ đồ (tập thể) chịu trách nhiệm về giáo lý của Hội thánh (Công 2:42; 15:1-35; ICôr 14:37), những việc làm đúng đắn trong Hội thánh, sự sống thuộc linh và sự thánh sạch của Hội thánh. Tuy nhiên, sự dạy dỗ của họ phải tuân theo sự chia sẽ trong Kinh Thánh và sẽ bị loại bỏ nếu không đúng Kinh Thánh (Công 17:10, 11)

Các sứ đồ được "đặt" trong Hội thánh cùng với các tiên tri, giáo sư, người cai quản và các ân tứ Thánh Linh khác (ICôr 12:28), giống như các chi thể được "đặt" vào trong Thân Thể của Đấng Christ vậy (tức Hội thánh 12:18).

Tiếng Hylạp, chữ "đặt" (set) (tinemi) được dịch trong Hêb 1:2 là "lập nên" (appointed)."Rồi đến những ngày sau rốt này, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là con mà Ngài đã lập nên (đặt để hoặc thiết lập -set or establish) kế tự muôn vật... " Người ta có thể thấy rằng sự "lập nên" của Chúa Giêxu làm kế tự không phải là sự nhất thời, nhưng là vĩnh viễn.

c. Ngày Nay Các Sứ Đồ Vẫn Còn Đây:

Không phải sự "lập nên" hoặc "đặt để" năm ân tứ phục vụ (bao gồm các sứ đồ và các tiên tri) chỉ là hiện tượng nhất thời của thế kỷ thứ nhất như một vài nhà thần học đã tuyên bố đâu.

Chẳng có nền tảng Kinh Thánh nào cho sự dạy dỗ rằng chức vụ "sứ đồ" và "tiên tri" đã chấm dứt sau thế kỷ thứ nhất của lịch sử Hội thánh. Hoàn toàn ngược lại, lịch sử Hội thánh đầy dẫy các điển hình về chức vụ sứ đồ.

Hơn nữa, tác giả đã du hành trên 150 quốc gia trong thế kỷ 20 này và đã chứng kiến công tác của nhiều "vị sứ đồ sai thăng thiên" (ascension apostle) trong nhiều nhóm Hội thánh khác nhau trên toàn thế giới.

2. Các Tiên Tri

a. Làm Việc Với Các Sứ Đồ.

Những câu Kinh Thánh sau dường như ám chỉ rằng sứ đồ và tiên tri thường làm việc sát cánh với nhau.

"...Ta sẽ sai đấng tiên tri cùng sứ đồ đến cùng chúng nó... "(Lu 11:49)."Đức Chúa Trời đã lập trong Hội thánh, thứ nhất là sứ đồ, thứ nhì là đấng tiên tri... "(ICôr 12:28).

"...được dựng nên lên trên nền của các vị sứ đồ cùng các đấng tiên tri... " (Êph 2:20). "... Các sứ đồ các tiên tri cũng hãy mừng rỡ đi, vì Đức Chúa Trời đã xử công bình cho các ngươi trong khi Ngài đoán xét nó..." (Khải 18:20). Chức vụ tiên tri được giữ cân đối khi làm việc với sứ đồ.

b. Tiên Tri Các Sự Kiện Và Cảnh Báo Về Mối Hiểm Nguy.

Nhờ sự bày tỏ của Thánh Linh (Giăng 16:13), các tiên tri Tân Ước như A-gu-bút đã nói trước về các sự kiện trước khi chúng xảy ra (Công 11:28) và đã đưa ra những lời tiên tri có minh chứng để cảnh báo về những mối hiểm nguy sẽ đến (21:10, 11). Những tiên tri Tân Ước khác là Giuđe và Sila (15:32).

c. Xác Nhận Điều Đức Chúa Trời Đã Phán:

Phaolô bảo chúng ta không nên xem thường lời tiên tri (ITê 5:20). Tuy nhiên, ông không chịu để cho các tiên tri hay lời tiên tri cai quản hoặc dắt dẫn mình (Công 20:23; 21:4, 11-14). Chức vụ đầu tiên của các tiên tri thời Tân Ước là xác nhận điều mà Đức Chúa Trời ĐÃ phán với từng cá nhân tín đồ "... Hãy để riêng Banaba và Saulơ, đặng làm công việc ta đã gọi làm " (Công 13:1, 2). Đức Chúa Trời đã kêu gọi họ rồi. Các tiên tri chỉ xác nhận lại lời kêu gọi này.

d. Nên Kiểm Tra Lại Lời Của Họ.

Vì vậy, nên cẩn thận kiểm tra lại lời của các tiên tri (Phục 18:22; Giê 28:9; ICôr 14:29; ITê 5:19-21) vì có thể lời ấy không đúng. Nếu lời tiên tri nói ra không hợp với lời đã được viết trong Kinh Thánh thì phải loại bỏ những lời của tiên tri ấy (Phục 13:1-5). Hãy chú ý ICôr 12:1-31 và 14:1-40 (các ân tứ Thánh Linh) giải thích về sự khác biệt giữa lời tiên tri và chức vụ tiên tri.

3. Người Giảng Tin Lành

Là những cá nhân được ban cho ân tứ trong việc giảng Tin lành và giúp người khác tiếp nhận Chúa Giêxu làm Cứu Chúa. Philíp là người duy nhất chứng tỏ là một nhà giảng Tin lành trong Tân Ước, do đó, chúng ta có thể kết luận ông là "kiểu mẫu về người giảng Tin lành" (Công 8:5-13, 26-40; 21:8).

a. Các Dấu Hiệu Của Một Người Giảng Tin Lành:

1) Các Chuyến Du Hành: Ông đi đến nhiều nơi và giảng về Đấng Christ (8:5) với các

2) Dấu Kỳ Và Phép Lạ: (8:6-13)

3) Những Buổi Nhóm Khắp Thành Phố: Ông tổ chức những buổi nhóm khắp thành phố (8:5)

4) Cá Nhân Chứng Đạo: Ông thực hiện công tác cá nhân chứng đạo (một người cho một người) (8:26-40).

5) Trang Bị Cho Các Tín Đồ: Ông (cùng với bốn ân tứ lãnh đạo khác) trang bị cho các thành viên trong Hội thánh làm công tác phục vụ (Êph 4:11, 12).

4. Mục Sư

Từ mục sư đồng nghĩa với người chăn bầy. Mục sư (giống kẻ chăn) canh gác, dẫn dắt, và cho chiên ăn. Mục sư săn sóc, tập rèn, cầu thay, yêu thương và hầu việc hội chúng địa phương gồm các tín đồ mà mục sư có trách nhiệm (Công 20:28). Mục sư nên hội đủ các điều kiện trong ITi 3:1-13 và Tít 1:5-9.

5. Giáo Sư

Các giáo sư được Đức Thánh Linh ban cho khả năng để giúp người khác hiểu được lời của Đức Chúa Trời (Kinh Thánh) và hiểu kế hoạch của Đức Chúa Trời. Ân tứ dạy dỗ thường kết hợp với vai trò của mục sư hay trưởng lão (ITi 3:2; Tít 1:9).

C. TÓM TẮT

1. Năm Chữ "G"

a. Sứ Đồ GIỮ (GUARD) Hội thánh khỏi những tín lý và việc làm sai trật

b. Tiên Tri DẪN DẮT (GUIDE) Hội thánh trong công tác truyền giáo và mở mang Hội Thánh.

c. Người Giảng Tin Lành NHÓM HỢP (GATHER) những người chưa tin Chúa lại qua việc rao giảng lời Chúa cùng với sự chữa bệnh, đuổi quỷ cùng các phép lạ.

d. Các Mục Sư GÂY DỰNG (GROW) các tín đồ cho đến khi họ đạt đến mức trưởng thành thuộc linh.

e. Các Giáo Sư ĐẶT NỀN TẢNG (GROUND) cho các tín hữu trên vầng đá vững bền là Đức Chúa Giêxu Christ.

2. Chúa Giêxu, Khuôn Mẫu Của Chúng Ta

Về tất cả những điều này, Chúa Giêxu là khuôn mẫu của chúng ta. Ngài được xưng là:

a. Sứ Đồ (Hêb 3:1)

b. Tiên Tri (Lu 24:19; Giăng 4:19; Công 3:22-26).

c. Người Giảng Tin Lành (Lu 4:18).

d. Mục Sư (Giăng 10:2; Hêb 13:20; IPhi 5:4).

e. Giáo Sư (Giăng 3:2)

3. Mô Tả Về Công Việc, Chứ Không Phải Là Danh Hiệu.

Các nhà lãnh đạo Hội thánh có thể là những người có đầy đủ những ân tứ trên. Có người là mục sư truyền giảng Tin lành, có người là mục sư-tiên tri. Cũng có người có thể là mục sư-giáo sư hoặc là mục sư-sứ đồ.

Trong Tân Ước, những thuật ngữ ấy không dùng để chỉ danh hiệu mà được dùng để mô tả công việc, mô tả chức năng hoặc ân tứ mà một người có được. Chúng được dùng như cách chúng ta thường mô tả một thợ mộc, thợ sơn, thợ điện, hoặc một nhà nông.

Các nhà lãnh đạo Hội thánh phải tránh việc gán cho mình những danh vị tôn trọng như vậy (Mat 23:8-12). Những ai được kêu gọi vào chức vụ lãnh đạo Hội thánh thì chỉ là những đầy tớ của Chúa và của bầy của Ngài (Rô 1:1; Tít 1:1).

Chúng ta hãy theo gương của Phierơ, "cũng như Phaolô, anh rất yêu dấu của chúng ta, đã đem sự khôn ngoan được ban cho mình mà viết thơ cho anh em vậy... " (IIPhi 3:15). Ông đã chọn lời lẽ cách khôn ngoan khi nói về Phaolô như "anh Phaolô" chứ không phải "sứ đồ Phaolô", chúng ta há chẳng làm được giống như vậy sao?