Back to Top
Bìa 12 - CÁC DẤU KỲ PHÉP LẠ NGÀY NAY - PHẦN C4
Danh mục: Cây Gậy Của Người Chăn Bầy
Thư viện: Định dạng văn bản

Viết bởi Nguyễn Thiên Ý

MỤC LỤC

  1. C4.1 Phải Chăng Các Dấu Kỳ Và Phép Lạ Đều Có Tính Nhất Thời?
    1. Chương I: CÓ PHẢI DẤU KỲ VÀ PHÉP LẠ CHỈ CÓ TÍNH NHẤT THỜI?
  2. Dẫn Nhập
  3. A. LÝ THUYẾT VỀ THỜI KỲ CHẤM DỨT (Cessation) VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC.
    1. 1. Những Dấu Kỳ Phép Lạ Đã Chấm Dứt Vào Cuối Thời Kỳ Các Sứ Đồ.
    2. 2. Các Dấu Kỳ Phép Lạ Chấm Dứt Bởi Vì Chúng Chỉ Thuộc Về Những Thế Kỷ Đầu Tiên Của Hội Thánh Mà Thôi.
    3. 3. Các Dấu Kỳ Và Phép Lạ Tàn Lụi Đi Khi Các Bậc Lãnh Đạo Của Tổ Chức Hội Thánh Đè Ép Chúng.
    4. 4. Chưa Từng Có Dấu Kỳ, Phép Lạ.
    5. 5. Các Dấu Kỳ Phép Lạ Chưa Từng Chấm Dứt.
  4. B. CÓ PHẢI THUYẾT VỀ THỜI KỲ CHẤM DỨT NÀY SAI KHÔNG?
    1. 1. Nền Tảng Kinh Thánh Của Thuyết
      1. a. Điều Gì Sẽ Xảy Ra?
      2. b. Khi Nào Điều Này Sẽ Xảy Ra?
      3. c. Kết Luận:
    2. 2. Lý Thuyết Này Có Gì Không Ổn?
      1. a. Điều Gì Sẽ Xảy Ra?
      2. b. Khi Nào Điều Này Sẽ Xảy Ra? Khi"sự trọn lành đến... "
      3. c. Kết Luận:
    3. 3. Các Sứ Đồ Đã Nghĩ Gì?
      1. a. Các Ân Tứ Vẫn Tồn Tại Cho Đến Khi Chúa Giêxu Trở Lại.
      2. b. Kết Luận:
  5. C. PHÁI TIN LÀNH BẢO THỦ NGHĨ GÌ? (Conservaion Evangelicals)
    1. 1. "Sự trọn lành" = Kinh Thánh
      1. a. Lý Do Có Các Ân Tứ.
      2. b. Lý Do Vì Sao Gọi "Sự Trọn Lành " = Kinh Thánh.
        1. 1) Danh từ trung tính:
        2. 2) Ngữ Cảnh:
    2. 2. Điểm Yếu Của Quan Điểm Này
      1. a. Giáo Lý Được Xây Dựng Trên Một Phân Đoạn Kinh Thánh.
      2. b. Danh Từ Trung Tính Không Nhất Thiết Có Giới Hạn.
      3. c. Bỏ Qua Ngữ Cảnh Khi Giải Thích.
    3. 3. Một Lối Giải Thích Có Vẻ Hợp Lý Hơn
  6. Kết Luận:
  7. C4.2 Các Dấu Kỳ Và Phép Lạ Trong Lịch Sử Hội Thánh
  8. Chương II:
    1. DẤU KỲ, PHÉP LẠ TRONG LỊCH SỬ HỘI THÁNH
  9. Dẫn Nhập
  10. A. KỶ NGUYÊN CÁC GIÁM MỤC, 100-600 SAU C.N
    1. 1. Justin Martyr (vào khoảng 100-165)
      1. a. Sử Dụng Các Ân Tứ Thuộc Linh
    2. 2. Iremaeus (khoảng140-203)
      1. a. Lý Lẽ Về Các Ân Tứ Thuộc Linh:
        1. 1) Đức Thánh Linh Giáng Lâm Là Hiển Nhiên.
        2. 2) Yếu Tố Cơ Bản:
        3. 3) Tội Lỗi Không Thể Tha Thứ:
    3. 3. Montanism (khoảng 120-175 S.C)
      1. a. Kinh Nghiệm Lễ Ngũ Tuần:
    4. 4. Tertullian (khoảng 160-220 S.C)
    5. 5. Novatian (khoảng 210-280)
    6. 6. Antony (khoảng 251-365)
    7. 7. Hilarion (khoảng 291-371)
    8. 8. Macrina The Younger (khoảng 328-380)
    9. 9. Ambrose (khoảng 339-397)
    10. 10. Augustine (khoảng 354-430)
      1. a. Liệt Kê Các Phép Lạ:
      2. b. Chống Lại Thuyết Chấm Dứt (Cessation)
    11. 11. Gregory Thành Tours (khoảng 538-594)
    12. 12. Gergory I (The Great) (540-604)
  11. B. THỜI KỲ TRUNG CỔ, 600-1500
    1. 1. Thánh Vladimir- Hoàng Tử Xứ Rus (khoảng 988)
    2. 2. Thánh Francis Xứ Assisi (1181-1226)
    3. 3. Cộng Đồng Waldensian
    4. 4. Vicent Ferrer (1350-1419)
    5. 5. Colette Xứ Corbi (1447)
  12. C. THỜI KỲ CẢI CHÁNH VÀ KỶ NGUYÊN HIỆN ĐẠI (1500-1900)
    1. 1. Martin Luther (1483-1546)
    2. 2. Ignatius Thành Loyola (1941-1556)
    3. 3. Teresa Xứ Avila (1515-1582)
    4. 4. Nhóm Huguenots (về hình thức được thành lập vào năm 1559)
      1. a. Calvin Bảo Vệ Tiếng lạ. Calvin khi đề cập đến tiếng lạ đã viết:
    5. 5. Valentine Greatlakes (1638)
    6. 6. Các Tín Đồ Quakers (1640 đến hiện nay)
    7. 7. Nhóm Moravians (khoảng 1700-1760)
      1. a. Báp Têm Trong Thánh Linh.
    8. 8. Phái Jansenists (khoảng 1731)
    9. 9. John Wesley (1703-1791)
      1. a. Các Ân Tứ Là Dành Cho Ngày Nay.
    10. 10.Phái Báp-tít (khoảng 1740)
    11. 11. Những Nhà Truyền Giảng Trứ Danh (khoảng 1820-1920)
      1. a. Chales Finney:
      2. b. Charles H. Spurgeon.
      3. c. Dwight L.Moody.
        1. 1) Báp Têm Trong Thánh Linh.
    12. 12. Phố Azusa (1906)


C4.1 Phải Chăng Các Dấu Kỳ Và Phép Lạ Đều Có Tính Nhất Thời?

(Khảo cứu /hiệu đính bởi Ralph Mahoney và từ nhiều nguồn)

Chương I: CÓ PHẢI DẤU KỲ VÀ PHÉP LẠ CHỈ CÓ TÍNH NHẤT THỜI?

Dẫn Nhập

Từ thế kỷ thứ tư sau C.N, vài nhà thần học và tu sĩ đã dạy rằng "ÂN TỨ" (CHARISMATA) (khả năng siêu nhiên của Thánh Linh, được đề cặp đến như các "ân tứ thuộc linh" trong ICôr 12:1) chỉ dành cho "thời đại các sứ đồ".

Trong vòng các nhà thần học và các sử gia, chúng ta tìm thấy những cái nhìn muôn màu muôn vẻ về lý thuyết này.

Các Cơ-Đốc Nhân hiện đại chủ trương là có ít nhất bốn hoặc năm quan điểm về dấu kỳ và phép lạ trong lịch sử hậu Kinh Thánh

A. LÝ THUYẾT VỀ THỜI KỲ CHẤM DỨT (Cessation) VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC.

1. Những Dấu Kỳ Phép Lạ Đã Chấm Dứt Vào Cuối Thời Kỳ Các Sứ Đồ.

Một số người cho rằng thuyết "Thời kỳ các sứ đồ" đã chấm dứt vào khoảng 100 năm sau C.N với cái chết của sứ đồ Giăng, người sống sót cuối cùng trong "mười hai sứ đồ của Chiên Con " (Khải 21:14).

Một nhà thần học "Cách Tân" lại nghĩ rằng các ân tứ siêu nhiên "đã được trao riêng trong thời kỳ các sứ đồ, và sau đó chỉ giao cho một nhóm người hạn hẹp".

Mục đích của họ là để thiết lập lại uy quyền của các sứ đồ, và một khi đã hoàn thành rồi, thì sẽ gạt bỏ các ân tứ đi.

Theo luận điểm này thì các dấu kỳ phép lạ được tường thuật lại sau thời kỳ đó chỉ là giả dối, hoặc không xảy ra bằng những biện pháp đến từ trên cao.

Đây là một lập luận "lẩn quẩn" mà trong đó những đánh giá thần học cho rằng các dấu kỳ phép lạ không thể xảy ra được sau thế kỷ thứ nhất, đưa đến một kết luận rằng bằng chứng lịch sử là giả dối.

Yếu điểm lớn nhất trong quan điểm ấy là: hoàn toàn không có câu Kinh Thánh nào làm nền tảng cho luận điệu bảo rằng các phép lạ Thiên Thượng đã chấm dứt tại cái chết của mười hai sứ đồ của Chiên Con cùng thế hệ của họ. Không có đoạn hay câu Kinh Thánh nào nói ra hay ám chỉ ý tưởng này cả (Thảo luận ICôr 13:10, xem bên dưới).

2. Các Dấu Kỳ Phép Lạ Chấm Dứt Bởi Vì Chúng Chỉ Thuộc Về Những Thế Kỷ Đầu Tiên Của Hội Thánh Mà Thôi.

Theo như thuyết này thì những dấu kỳ phép lạ không còn cần thiết để củng cố Phúc Âm nữa. Một khi Hội Thánh đã được thiết lập rộng rãi và được chính thức thừa nhận, thì đã đủ để chứng minh tính xác thật trong sứ điệp đạo Cơ Đốc. Thời điểm chấm dứt này được quy định vào thời gian hoàn tất Kinh Thánh kinh điển, và thường được nhìn nhận tại Hội Đồng Carthage vào năm 397.

Luận điểm này chấp nhận tài liệu về dấu kỳ phép lạ ở thế kỷ thứ hai và thứ ba, đồng thời tự ý phân định thời kỳ chấm dứt đó (early Cessation). Nhưng tại sao lại có thời điểm được cho là chấm dứt đó?

Khi nào thì giáo hội mới được thiết lập cách rộng rãi và được chính thức thừa nhận? Có phải năm 397 là thời gian Kinh Thánh kinh điển bị đóng lại không? (nhiều sử gia Hội thánh thường tranh luận về kết luận này). Chỗ nào trong Kinh Thánh dạy điều này? Luận điểm này được để lại mà không có sự hỗ trợ của Kinh Thánh hoặc sự kiện lịch sử nào.

3. Các Dấu Kỳ Và Phép Lạ Tàn Lụi Đi Khi Các Bậc Lãnh Đạo Của Tổ Chức Hội Thánh Đè Ép Chúng.

Quan điểm này, trái ngược với thuyết thiết lập Hội thánh ở trên, có ít nhiều chỗ đáng tin. Thực tế, khi đức tin dành cho phép lạ bị suy yếu đi giữa vòng các vị lãnh đạo Hội thánh, thì các phép lạ giảm xuống lần. Cũng như khi các dấu kỳ phép lạ xảy ra, thì điều này thường đe dọa "các vua chúa và các bậc cầm quyền" trong giới chức sắc của Hội thánh. Vì lý do này nên hàng lãnh đạo Hội thánh có khuynh hướng áp đảo chúng.

Như sẽ được chứng minh sau đây, suốt lịch sử Hội thánh đã từng có những làn sóng dấu kỳ phép lạ và hàng ngũ chức sắc đã thi nhau cản trở hoặc khuyến khích cho sự tàn lụi hoặc phát triển của những phép lạ này.

Điểm chính trong lập luận này là các ân tứ đã chấm dứt hoàn toàn, không thể tồn tại nỗi trước sự kiểm nghiệm của lịch sử. Nhưng thật ra không một tư liệu nào cho thấy các ân tứ đã chấm dứt trong bất cứ thời điểm đặc biệt nào của lịch sử Hội thánh, mà đặc biệt là điều ấy lại càng không thể xảy ra cho ngày hôm nay. Vì các phép lạ trong Hội thánh ngày nay đã trở nên quá thông thường trên khắp thế giới.

4. Chưa Từng Có Dấu Kỳ, Phép Lạ.

Sau khi chủ nghĩa tự do về thần học của thế kỷ mười chín ra đời, các nhà lãnh đạo Hội thánh đã chống đối lại dấu kỳ và phép lạ. Họ phủ nhận khả năng can thiệp siêu nhiên trong công cuộc sáng tạo. Những "người theo chủ nghĩa thế tục về thần học" này chối bỏ ngay cả khả năng có các dấu kỳ phép lạ ở thế kỷ thứ nhất. Buồn thay, họ là "các tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé "(Mat 7:15; Công 20:29), là những người theo chủ nghĩa vật chất khoác áo triết lý của mình bằng ngôn ngữ tôn giáo.

5. Các Dấu Kỳ Phép Lạ Chưa Từng Chấm Dứt.

Chúng được xảy ra từ thời kỳ các sứ đồ đến nay, mà mức độ rất đa dạng. Quan điểm sau cùng này có Kinh Thánh và lịch sử Hội thánh làm nền tảng.

B. CÓ PHẢI THUYẾT VỀ THỜI KỲ CHẤM DỨT NÀY SAI KHÔNG?

Chúng ta hãy khảo sát điều này trên hai nền tảng:

  • Bằng chứng của Kinh Thánh.
  • Các sự kiện lịch sử về những dữ kiện trong Hội thánh.

1. Nền Tảng Kinh Thánh Của Thuyết

Những người chủ trương sự chấm dứt này thường hay sử dụng đoạn Kinh Thánh ICôr 13:8-10.

"Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ. Các lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông biết hầu bị bỏ. Vì chưng chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn, nói tiên tri cũng chưa trọn vẹn, song lúc sự trọn lành đã đến, thì sự chưa trọn lành sẽ bị bỏ ".

Người ta giải thích những câu Kinh Thánh trên như sau:

a. Điều Gì Sẽ Xảy Ra?

1) Các lời tiên tri sẽ hết

2) Các tiếng lạ sẽ thôi

b. Khi Nào Điều Này Sẽ Xảy Ra?

1) "..khi nào sự trọn lành đến..." "...Sự trọn lành..." đó là KINH THÁNH. Khi chúng ta có Kinh Thánh, thì lời tiên tri sẽ hết và các tiếng lạ sẽ thôi.

c. Kết Luận:

Vì bây giờ chúng ta đã có Kinh Thánh, nên những người tin vào thuyết này bảo rằng tiếng lạ và các "ÂN TỨ" khác (CHARISMATA) đã bị loại bỏ khỏi Hội thánh.

2. Lý Thuyết Này Có Gì Không Ổn?

Thuyết này không đứng vững khi đặt vấn đề xem xét kỹ càng ngữ cảnh đoạn Kinh Thánh. Chúng ta hãy kiểm tra lại lời giải thích này trong cái nhìn của ngữ cảnh:

a. Điều Gì Sẽ Xảy Ra?

(CHÚ Ý: Phao-lô nói BA điều sẽ xảy ra)

1) Các lời tiên tri sẽ hết

2) Tiếng lạ sẽ chấm dứt

3) Sự thông biết hầu bị bỏ

Nếu chúng ta cứ khăng khăng với sự giải thích của mình, thì rồi chúng ta phải kết luận rằng cuốn Kinh Thánh kinh điển đã hoàn tất, tức là sự THÔNG BIẾT cùng với lời tiên tri và tiếng lạ, đã bị loại bỏ khỏi Hội thánh.

Tuy nhiên, không ai chấp nhận việc Hội thánh tồn tại trong sự "KHÔNG HIỂU BIẾT" cả. Nhưng một điều rất mâu thuẫn là các nhà thần học này lại dựa trên sự "không hiểu biết" của chính mình khi minh chứng cho luận thuyết không có sức thuyết phục và không dựa trên Kinh Thánh này.

b. Khi Nào Điều Này Sẽ Xảy Ra? Khi"sự trọn lành đến... "

"Điều trọn lành..." đó KHÔNG ám chỉ đến Kinh Thánh. Trong mạch văn "...sự trọn lành" không phải là một vật (Object) (như Kinh Thánh), nhưng mà là một hoàn cảnh (Condition) mà bạn và tôi, với tư cách là những tín đồ, sẽ kinh nghiệm như là kết quả của sự đến lần thứ hai của Chúa.

"Nhưng khi chúng ta đã được làm cho hoàn thiện và trọn lành rồi, thì nhu cầu phải có những ân tứ đặc biệt chưa thỏa đáng này sẽ chấm dứt, chúng ta sẽ biến mất... nhưng một ngày nọ chúng ta sẽ thấy được NGÀI trong sự trọn lành của Ngài, thấy mặt đối mặt" (câu 10, 12) "...nhưng một khi sự trọn vẹn đã đến thì tất cả những gì chưa trọn vẹn sẽ biến đi ". (Bản The Jerusalem Bible).

c. Kết Luận:

Tiếng lạ, lời tiên tri và sự hiểu biết hạn hẹp của con người không còn tiếp tục có giá trị nữa khi Chúa Giêxu hiện ra và chúng ta thấy Ngài mặt đối mặt. Đó là khi những điều ấy, tiếng lạ, lời tiên tri và sự thông biết, sẽ biến đi, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ BIẾN ĐI TRƯỚC ĐÓ.

3. Các Sứ Đồ Đã Nghĩ Gì?

"...anh em sẽ không thiếu một ân tứ Thánh Linh nào khi anh em đang trông đợi Chúa Giêxu Christ chúng ta đến... "(ICôr 1:7 -Bản The Jerusalem Bible).

"...mọi ân điển và phước hạnh, mọi ân tứ thuộc linh và quyền năng để làm theo ý của Ngài, đều là của anh em trong suốt thời gian anh em chờ đợi sự trở lại của Chúa Giêxu Christ chúng ta "

"Rồi Phierơ nói với họ, hãy ăn năn và chịu báp têm... và sẽ được nhận ân tứ của Thánh Linh. Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi "(Công 2:38, 39).

a. Các Ân Tứ Vẫn Tồn Tại Cho Đến Khi Chúa Giêxu Trở Lại.

Những lời hứa của Kinh Thánh này không hề ám chỉ rằng công việc và quyền năng của Thánh Linh là một hiện tượng nhất thời giới hạn ở Hội thánh đầu tiên. Hơn thế, chúng ta còn xác định rằng các ân tứ ấy là cho "nhiều người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi".

b. Kết Luận:

Các sứ đồ trông mong rằng mọi ân tứ thuộc linh cứ tồn tại trong Hội Thánh cho đến khi Đức Chúa Giêxu Christ của chúng ta trở lại. Vậy chúng ta có nên mong chờ ít hơn điều ấy không?

C. PHÁI TIN LÀNH BẢO THỦ NGHĨ GÌ? (Conservaion Evangelicals)

Như chúng tôi đã đề cập ở phần trước, phân đoạn Kinh Thánh mà thuyết về thời kỳ chấm dứt nhất của phái Tin Lành Bảo Thủ thường hay dựa vào để giải thích là ICôr 13:10 "...nhưng khi sự trọn lành đến, thì sự chưa trọn lành sẽ bị bỏ "

1. "Sự trọn lành" = Kinh Thánh

Phái Tin Lành Bảo Thủ dạy rằng "sự trọn lành" trong câu này nói về sự hoàn tất cuốn Kinh Thánh kinh điển (Tân Ước) được công nhận tại hội đồng Carthege năm 397.

"Sự chưa trọn lành " nói đến các ân tứ, và các ân tứ này đã "biến mất" hay chấm dứt rồi.

a. Lý Do Có Các Ân Tứ.

Một tác giả đã viết như sau khi nói đến các ân tứ siêu nhiên:

(Những phép lạ, sự chữa bệnh, tiếng lạ, và sự thông giải tiếng lạ) đã được ban cho một số tín đồ nào đó ở Hội thánh đầu tiên.

"Trước lúc Kinh Thánh được viết ra thì mục đích là phải xác thực và làm vững lời của Đức Chúa Trời khi được công bố ra. Những dấu kỳ ân tứ này chỉ có tính cách tạm thời ... một khi Lời của Đức Chúa Trời đã được in ra, thì các dấu kỳ ân tứ này không còn cần thiết nữa và chúng biến mất"

b. Lý Do Vì Sao Gọi "Sự Trọn Lành " = Kinh Thánh.

Luận điểm cho "sự trọn lành" bằng với sự kiện hoàn tất bản Kinh Thánh Tân Ước gồm có hai phần:

1) Danh từ trung tính:

chữ "sự trọn lành" trong tiếng Hy-lạp là một danh từ trung tính (Neuter noun), và ám chỉ đến một vật chứ không phải là một người. Vì "Kinh Thánh" là một vật và xét về giống thì lại là trung tính, kéo theo đó điều "trọn lành" mà Phao-lô nói đến chính là Kinh Thánh.

2) Ngữ Cảnh:

Họ cam đoan rằng sự giải thích này rất khớp với câu 8, 9, 11 và 12 của cùng phân đoạn 1Cô-rinh-tô 13:

"...Sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi... khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ... ngày nay tôi biết chưa hết, đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy... "

Với cách lý luận này, tiếng mới giống như trẻ con, còn Kinh Thánh là trưởng thành.

2. Điểm Yếu Của Quan Điểm Này

a. Giáo Lý Được Xây Dựng Trên Một Phân Đoạn Kinh Thánh.

Có nhiều điểm yếu trong cách giải thích này, không bao giờ có chuyện: một giáo lý trọng yếu lại được xây dựng trên một phân đoạn Kinh Thánh mà ý nghĩa lại chưa được rõ ràng. Có chỗ nào khác trong Kinh Thánh ám chỉ đến giáo lý này không? Không hề.

b. Danh Từ Trung Tính Không Nhất Thiết Có Giới Hạn.

Hơn nữa, trong khi từ "sự trọn lành" (trong tiếng Hy-lạp là teleios) là một danh từ trung tính, trong tiếng Hy-lạp không có giới hạn khi nói về một danh từ trung tính.

Một danh từ hoặc đại từ trung tính có thể sử dụng để mô tả những vật giống đực hay giống cái hay nói về con người.

Ví Dụ

1) Teleios: Trong Êph 4:13; Phil 3:15; Cô 1:20 và Gia 1:4; 3:2, cũng từ đó (Teleios) được dùng để nói về tình trạng trưởng thành mà Đức Chúa Trời kêu gọi các tín đồ vươn lên để đạt được.

2) Teknon: Hãy kiểm tra từ "con trẻ" được dịch trong tiếng Hy-lạp (Teknon). Mặc dầu xét về giống thì là một danh từ trung tính, nhưng tiếng danh từ này có thể mô tả một cô gái hay một cậu con trai nhỏ. Điểm cần nói là trong tiếng Hy-lạp, rất giống tiếng Anh, giống chỉ có tính cách văn phạm chứ không nói về giới tính.

3) Pneuma: Từ "Thánh Linh" (Pneuma) cũng là một danh từ trung tính, nhưng Kinh Thánh xác định rằng Thánh Linh không phải là một vật mà là ngôi ba trong ba ngôi Đức Chúa Trời.

c. Bỏ Qua Ngữ Cảnh Khi Giải Thích.

Có lẽ một lỗi lầm còn lớn hơn nữa là lối giải thích này đòi hỏi phải bỏ qua ngữ cảnh cận nhất của 1Cô-rinh-tô 13 để xác định cho được lai lịch của chữ "sự trọn lành".

Thay vào đó, họ đã nhảy đến IITi 3:15, 16, trong phần này chữ "Kinh Thánh" là một danh từ trung tính. Đây quả là một việc nhảy tùy tiện.

3. Một Lối Giải Thích Có Vẻ Hợp Lý Hơn

Học giả người Anh F.F.Bruce đã đưa ra một lối giải thích có vẻ hợp lý hơn về ý nghĩa của chữ "sự trọn lành". Đó là nói đến việc trở lại của Đấng Christ. Lối giải thích có vẻ thích hợp với ngữ cảnh toàn bộ của sách 1Cô-rinh-tô, đặc biệt là trong ICôr 1:7"Anh em đang trông đợi kỳ Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta hiện đến, cũng chẳng thiếu một ơn nào "

Kết Luận:

Chúa Giêxu Christ trở lại là thời điểm mà tiếng lạ, lời tiên tri cùng các ân tứ thuộc linh khác sẽ chấm dứt, chứ không phải là chấm dứt mãi cho đến lúc đó. Đây chính là sự mong đợi của Phao-lô, mà cũng là của các tín đồ nữa.

C4.2 Các Dấu Kỳ Và Phép Lạ Trong Lịch Sử Hội Thánh

Chương II:

DẤU KỲ, PHÉP LẠ TRONG LỊCH SỬ HỘI THÁNH

Dẫn Nhập

Dầu những tài liệu sau đây chỉ là những trường hợp đơn cử, nhưng cũng là những tư liệu nói lên được các dấu kỳ và phép lạ trong suốt lịch sử Hội thánh. Chúng tôi đã giới hạn những nguồn tài liệu này trong phạm vi những nhân vật và phong trào chính yếu, kèm với một ít minh họa cho những nhân vật ít nổi danh.

Với bài phân tích này thì lịch sử Hội thánh được phân ra làm bốn giai đoạn: thời kỳ các giám mục, thời kỳ trung cổ, thời kỳ cải chánh và thế kỷ hai mươi.

A. KỶ NGUYÊN CÁC GIÁM MỤC, 100-600 SAU C.N

1. Justin Martyr (vào khoảng 100-165)

Justin là một nhà biện giáo Cơ Đốc, đã học hết tất cả những triết lý lớn vào thời của ông. Trong cuốn "Sự biện giải thứ nhì" (Second Apology) (153), khi nói về các danh xưng, ý nghĩa và quyền năng của Đức Chúa Trời cùng Đấng Christ, Justine đã viết những điều có liên quan đến sự đuổi quỉ và chữa bệnh.

"Đối với vô số trường hợp quỷ ám trên khắp thế giới và trong thành phố của các bạn, thì nhiều người Cơ Đốc đã đuổi được chúng trong danh của Chúa Giêxu Christ... đã chữa lành và thật chữa lành, vô hiệu hóa và đuổi những quỷ ám ra khỏi người bệnh, cho dầu những thầy đuổi quỷ khác và những kẻ sử dụng bùa chú cùng thuốc thang đã không chữa lành được cho họ. 1

a. Sử Dụng Các Ân Tứ Thuộc Linh

Trong cuốn "Đàm thoại với Trypho" (Một người Do Thái uyên bác), Justin đã đề cập đến việc sử dụng các ân tứ thuộc linh đang phổ biến lúc đó:

Các ân tứ tiên tri vẫn còn giữa chúng ta cho tới ngày nay. Vì vậy, bạn nên hiểu rằng các ân tứ trước đây vốn của quốc gia bạn đã được chuyển sang cho chúng tôi.

...Như tôi đã nói rằng đã có lời tiên tri nói điều này sẽ được Ngài thực hiện sau khi về trời. Như có lời chép rằng: "Ngài đã lên nơi cao, dẫn theo hàng ngàn phu tù, Ngài ban các ân tứ cho con cái loài người "

Và một lần nữa, một lời tiên tri khác đã nói: "Trong những ngày sau rốt, Ta sẽ đổ Thần Ta trên khắp mọi xác thịt, các con trai và con gái các ngươi đều sẽ nói tiên tri ".

Bây giờ, có thể thấy trong vòng người nam và nữ của chúng tôi có những kẻ được ân tứ của Thánh Linh Đức Chúa Trời... 2

Vào (khoảng) năm 150, Justin Martyr đã thành lập một trường huấn luyện môn đồ trên một ngôi nhà ở Rô-ma và sắp xếp lại tài liệu về các "dấu kỳ phép lạ" hiện thời (đuổi quỷ, chữa bệnh và nói tiên tri), Ông viết:

"Các sứ đồ đầu tiên, tổng số là mười hai trong năng quyền của Đức Chúa Trời đã đi ra và công bố về Đấng Christ cho mọi chủng tộc.

Không phải mười hai người ấy chỉ rao truyền cho một một chủng tộc mà thôi, dầu là người dã man, người Hy-lạp hoặc bất kể những con người được gọi là gì, kẻ du mục hay lang bạt, hay người chăn chiên ngụ trong túp lều, nói chung họ rao truyền Tin lành giữa vòng những người còn chưa biết dâng lời cầu nguyện và ngợi khen lên trong danh của Chúa Giêxu chịu đóng đinh".

Justin Martyr tử đạo tại thành Rô-ma. 3

2. Iremaeus (khoảng140-203)

Irenaeus là Giám mục thành Lyons. Ông đã sắp xếp lại những tài liệu về ân tứ mới nhất (đuổi quỷ, khải tượng, lời tiên tri), cùng dạy dỗ giáo lý rằng AntiChrist sẽ là một người Do Thái thuộc chi phái Đan, và Đấng Christ sẽ khởi đầu cai trị thời hoàng kim 1000 năm.

a. Lý Lẽ Về Các Ân Tứ Thuộc Linh:

Năm sách "Phản bác dị giáo" (Against Heresier) của ông là dành cho Ngộ Giáo (Gnosticism). Để phản bác lại dị giáo này, ông nói:

Có những người biết trước những điều sẽ đến: họ thấy những khải tượng, và thốt ra những lời tiên tri. Lại có những người đã chữa lành người bệnh bằng cách đặt tay trên họ, và người bệnh được lành". 4

Sử gia Eusebius đã trích lời của Irenaeus:

"Thật ra, hầu hết tín đồ thực sự có quyền năng đuổi quỷ, và thường xuyên có rất nhiều người được giải thoát khỏi các linh xấu xa, sau đó họ tin và được tiếp nhận vào giáo hội.

Và hơn nữa, như chúng tôi đã nói trước đây, ngay cả kẻ chết cũng được sống lại và còn tiếp tục sống với chúng tôi trong nhiều năm nữa...

Chúng tôi cũng nghe nhiều người trong Hội Thánh có ơn nói tiên tri và nói tiếng mới trong Thánh Linh. Có người khác vì lợi ích đã giải bày những bí mật và lý giải những điều huyền bí của Đức Chúa Trời ". 5

Để quở trách những người chống đối thuyết Phrygianism (hay những người Motanists), Irenaeus đã viết:

"Với mong muốn chống lại các Ân tứ Thuộc linh đã được tuôn đổ ra theo sự ưng thuận của Đức Chúa Cha trên giòng dõi loài người trong thời gian này, họ không chấp nhận khía cạnh (phân định trong Phúc Âm) đã được trình bày trong Tin lành Giăng, qua đó Chúa hứa rằng Ngài sẽ gởi Đấng Yên Ủi đến; trái lại, cùng lúc họ gạt sang một bên, vừa Phúc Âm, vừa Linh tiên tri.

Thật là những con người khốn khổ! Đáng mỉa mai khi họ ước ao làm những tiên tri giả mà lại loại bỏ đi các ân tứ tiên tri ra khỏi Hội thánh... "

"Vì, trong thư tín gởi thư cho người Cô- rinh- tô, Phao- lô đã nói rõ ràng về các ân tứ tiên tri, và đã công nhận những người nam cùng người nữ đang nói tiên tri trong Hội thánh. Tuy nhiên, trong tất cả các tội, thì tội chống lại Thánh Linh của Đức Chúa Trời, là tội không thể tha thứ được.

1) Đức Thánh Linh Giáng Lâm Là Hiển Nhiên.

Lý luận của Irenaeus trong đoạn trích này đặc biệt có thể ứng dụng vào sự tranh cải đương thời về việc thực hành thuyết tâm linh (pneumatika) đương thời

Trước hết, ông lý luận bằng cách nói rằng sự giáng lâm của Thánh Linh đã được tiên tri trong Giăng 14:1-15:27, không chỉ là một lời hứa về một kinh nghiệm cá nhân, riêng tư lặng lẽ sâu kín trong lòng mỗi người. Hơn thế, Irenaeus chỉ ra rằng có một điều gì đó nhìn thấy được về sự giáng xuống của Thánh Linh, rất năng quyền, rất rõ ràng và được xác minh bằng sách Công-vụ các sứ đồ.

2) Yếu Tố Cơ Bản:

Thứ nhì, Irenaeus lý luận từ thư tín 1Cô-rinh-tô rằng kinh nghiệm về Thánh Linh, đặc biệt trong ơn tiên tri, là yếu tố cơ bản cho sự sống của Hội thánh.

Thơ 1Cô-rinh-tô được công nhận là có uy quyền, và điều Phao-lô viết được công nhận là có giá trị. Ông không cố thanh minh điều gì cả.

3) Tội Lỗi Không Thể Tha Thứ:

Thứ ba, Irenaeus đã nối kết việc chối bỏ công tác siêu nhiên của Thánh Linh và tội lỗi không thể tha thứ được có ghi trong Mat 12:31, lời ông nói đi đôi một cách chính xác với lời dạy dỗ của Chúa Giêxu về đề tài này. Chính bản thân ông, giống như những người theo chủ nghĩa Phrygianism (Motanists), cũng bị kết án là đã thực hiện phép lạ bởi một linh lạ.

Ngày nay chúng ta cũng đang nghe vang dội lại những thanh âm tương tự của việc chối bỏ thuyết tâm linh (Pneunatika): "Nói tiếng lạ là thuộc về ma quỷ".

3. Montanism (khoảng 120-175 S.C)

Phong trào Motanism do một tân tín hữu tên là Montanus (khoảng 156) ở Phrygia dấy lên. Đó là phong trào đạo đức thanh sạch, tin lời tiên tri, các ân tứ, kỷ nguyên ngàn năm bình an, và tin sách Khải-huyền, họ tuyên bố là đã được kêu gọi để khởi xướng một thời đại mới của năng quyền Thánh Linh.

a. Kinh Nghiệm Lễ Ngũ Tuần:

Montanus đã có một kinh nghiệm lễ Ngũ Tuần lúc ông chịu báp têm bằng nước: Ông đã nói tiếng mới và khởi sự nói tiên tri, tuyên bố rằng Đấng Yên Ủi, tức là Thánh Linh được hứa ban trong sách Tin lành Giăng, đang sử dụng ông làm phát ngôn viên của Ngài.

Năm 206, Tertullian gia nhập với những người Montanist. Năm 230 phong trào này bị dứt phép thông công do hội nghị tôn giáo của Iconium, nhưng cho dầu bị bắt bớ, phong trào vẫn tiếp tục tồn tại như một phong trào thầm lặng mãi đến năm 880. 6

Wesley cùng với nhiều người khác ở những thế kỷ về sau, đã tin rằng phong trào Montanists là một "phong trào phục hưng" chân chính nhưng bị bôi nhọ quá nhiều bởi các lãnh đạo Hội thánh thời đó đầy lòng ganh ghét, nhẫn tâm và bội nghịch, là những người đã chống đối sự bày tỏ năng quyền của Thánh Linh (xem phần John Wesley bên dưới).

4. Tertullian (khoảng 160-220 S.C)

Người ta không biết nhiều về các chi tiết có liên quan đến cuộc đời của Tertullian. Ông lớn lên trong nền văn hóa tà giáo của thành Cathage. Ông trở thành một Cơ-Đốc Nhân và gia nhập nhóm Montanist vào khoảng năm 206. Ông là một nhà văn có nhiều tác phẩm. Trong tác phẩm "To Scapula", ở chương 5, ông đã ký thuật lại việc đuổi quỷ chữa bệnh.

"Tất cả những điều này có lẽ được các ông chính thức chú ý đến và ngay chính các luật sư mà bản thân họ cũng phải mang ơn chúng tôi. Mặc dầu ở tòa họ cũng chỉ dùng giọng điệu thích hợp. Một trong những thư ký trong bọn họ đáng lẽ bị ác linh quăng xuống đất, nay đã được giải thoát mọi khổ đau và người thân của một người khác, là một cậu bé lên ba cũng được giải thoát như vậy.

Có biết bao người có địa vị (nghĩa là không tính đến đám dân đen) đã được giải cứu khỏi ma quỷ và được lành bệnh! Ngay cả, bản thân của Severus, cha của Antonine, cũng có lòng lo lắng cho các Cơ Đốc Nhân và tìm kiếm một người Cơ Đốc tên là Proculus, hiệu là Torpation, làm quản gia cho Euthodias; và do lòng biết ơn vì có lần anh ta đã chữa bệnh cho ông bằng sự xức dầu, nên ông đã giữ anh lại trong cung điện của mình cho đến ngày anh qua đời. 7

Ông cũng viết rằng "Đấng Christ đã ra lệnh cho họ phải đi dạy dỗ muôn dân. cũng cấp bách y như các sứ đồ vậy". "Huyết của những người tử đạo là những hạt giống". Đến khi mọi quốc gia đều thực sự là những quốc gia Cơ Đốc. 8

5. Novatian (khoảng 210-280)

Novatian, người Rô-ma, được nổi danh nhờ hai lý do: ông là vị giáo hoàng đắc cử của nhóm thanh sạch trong Hội thánh, và ông đã cung ứng cho giáo hội Tây Phương cách xử lý trọn vẹn đầu tiên về vấn đề giáo lý Ba ngôi. Trong chương 29 của "Luận thuyết liên quan đến Ba Ngôi", ông viết về Thánh Linh như sau:

"Chính Ngài đã đặt các tiên tri vào Hội thánh, hướng dẫn các giáo sư, điều khiển tiếng mới, ban năng quyền và sự chữa lành, làm những công tác kỳ diệu, giúp phân biệt các linh, ban cho uy quyền lãnh đạo, khải đạo, định đoạt và sắp xếp bất kỳ ân tứ nào thuộc về Charismata, và như thế Ngài khiến cho Hội thánh của Chúa ở khắp mọi nơi, được kiện toàn và hoàn hảo. 9

6. Antony (khoảng 251-365)

Sự hiểu biết của chúng ta về Antony phần lớn dựa vào tiểu sử được Anthanous viết. Chương 40 của tiểu sử này đã cho thấy công việc của Antony có liên quan đến siêu nhiên, đặc biệt là trong vấn đề đuổi quỷ.

Một lần kia khi một người to con bị quỷ ám xuất hiện và la to lên: "Ta là quyền năng của Đức Chúa Trời, ta theo lệnh Ngài. Các ngươi muốn ta sẽ ban cho điều gì?", thì tôi liền hà hơi vào nó, nhơn danh Đấng Christ, và cố tấn công nó. Hình như tôi đã thành công vì ngay lập tức, bầy quỷ trong con người to lớn của người đó biến mất trong danh Đấng Christ.

7. Hilarion (khoảng 291-371)

Hilation là một nhà tu khổ hạnh, được học hành và trở lại đạo tại thành Alexandria. Vào thời gian ở trong đồng vắng 22 năm, danh tiếng ông nổi khắp các thành phố xứ Palestine. Trong tác phẩm "Cuộc đời của Hilarion", Jerome đã thuật lại một số phép lạ, sự chữa bệnh và đuổi quỷ trong chức vụ của Hilarion:

"Facidia là một vùng ngoại ô nhỏ của thành Rhinocorura, một thành phố thuộc Ai-cập. Một người đàn bà ở làng này, bị mù đã mười năm được người ta mang đến cho Hilarion chúc phước. Được các anh em (lúc bấy giờ chỗ ông cũng có nhiều tu sĩ rồi) đem đến chỗ ông. Bà kể cho ông biết bà đã tiêu hết của cải cho các thầy thuốc.

Vị thánh đáp rằng: "Nếu bà đem của cải đã mất nơi các thầy thuốc đó mà cho người nghèo, thì Giêxu, danh y chân thật đã chữa lành cho bà rồi!". Nghe vậy, bà òa khóc và cầu xin ông thương xót. Sau đó, theo gương của Cứu Chúa, ông đã bôi nước bọt lên mắt bà và lập tức bà được chữa lành. 10

Jerome kết luận phần dành cho cuộc đời của Hilarion bằng cách phát biểu như sau:

"Tôi sẽ không có đủ thời gian để nói hết các dấu kỳ và phép lạ mà Hilarion đã làm cho các bạn nghe..." 11

8. Macrina The Younger (khoảng 328-380)

Macrina là em gái của Basil, giám mục thành Caesaera, và cũng là em gái của Gregory, giám mục thành Nyssa. Gregory kể về sự chữa lành như sau:

"Con gái nhỏ của chúng tôi khổ sở vì bệnh đau mắt do nhiễm trùng gây ra. Thật là kinh khủng và tội nghiệp khi thấy màng con ngươi của nó phồng lên và trắng bệch vì bệnh tật.

Lần nọ tôi đi đến khu các ông do anh Peter của anh làm đội trưởng, còn vợ tôi đến khu các bà là nơi có thánh Macrina. Sau một lúc, chúng tôi sửa soạn ra về, nhưng một bà phước không để cho vợ tôi đi, và nói rằng bà sẽ không bỏ rơi cháu là người bà đang ôm ấp trong vòng tay, cho đến khi bà mời họ dùng cơm tối và cho họ một "của cải triết lý".

Bà hôn đứa nhỏ thật thắm thiết và đặt môi lên mắt nó, và khi chú ý thấy con ngươi bị bệnh, bà nói: "Nếu anh chị ở lại dùng bữa tối thì tôi sẽ đền đáp tương xứng với vinh hạnh này". Khi mẹ đứa trẻ hỏi đó là gì, thì người phụ nữ vĩ đại đó đáp: "Tôi có ít thuốc đặc biệt chữa bệnh mắt rất công hiệu"

Chúng tôi rất vui ở lại và sau đó trở về nhà, rất vui vẻ, hạnh phước. Trên đường về, mỗi người chúng tôi kể lại câu chuyện theo cách riêng của mình. Vợ tôi thuật lại mọi thứ theo thứ tự, giống như làm một luận thuyết vậy, và khi đến chỗ hứa cho thuốc thì nàng cắt ngang lối văn tường thuật và bảo: "Chúng ta đã làm gì vậy? Làm sao chúng ta lại quên bẵng đi lời hứa, quên vị thuốc chữa mắt cho được nhỉ?"

Tôi cảm thấy bực bội về sự vô tâm của chúng tôi, nên đã lập tức sai người quay trở lại để xin thuốc. Trong lúc ấy, đứa nhỏ đang ở trong lòng người vú, tình cờ nhìn mẹ nó, và người mẹ nhìn thật kỹ vào mắt con gái và nói: "Thôi đừng bối rối vì sự bất cẩn của chúng ta nữa". Nàng nói to câu này một cách vui mừng lẫn sợ hãi.

"Chẳng có phần nào trong lời hứa đó bị bỏ sót cả, bởi vì thật đã có một vị thuốc để chữa lành, sự chữa lành ấy là đến từ lời cầu nguyện. Đây là điều mà bà ấy đã cho chúng ta, và đã được thực hiện rồi; bệnh mắt đã hoàn toàn biến mất".

Khi nói những điều này, nàng mang đứa con nhỏ đặt vào lòng tôi, và tôi cũng hiểu được các phép lạ trong Phúc Âm mà trước đây tôi đã không tin. Tôi nói: "Thật là tuyệt vời khi thị giác được phục hồi cho người mù bởi bàn tay của Đức Chúa Trời. Nếu ngày nay một tớ gái của Ngài đã làm được một sự chữa lành và thực hiện được một việc như thế bởi đức tin vào Ngài, thì sự ấy không kém phần nổi bật so với những phép lạ trong Phúc Âm này".

9. Ambrose (khoảng 339-397)

Là một người bình thường, nhưng Ambrose đã được tôn lên làm giám mục thành Milan nhờ những đồng môn nhiệt tình của ông. Khi được phong chức giám mục, hành động đầu tiên của ông là phân phát của cải cho những người nghèo. Ông là người giảng đạo và là giáo sư xuất sắc và là người thẳng thắn. Trong tác phẩm "Đức Thánh Linh" (Các Giáo Phụ của Hội thánh), Ambrose nói rằng ân tứ chữa bịnh và nói tiếng lạ vẫn được Đức Chúa Trời ban cho.

Trong bài viết của mình, ông đã minh chứng sự chữa bịnh và nói tiếng lạ bởi Thánh Linh lúc bấy giờ (glossolalia). Sau đó ông dạy rằng trước sự tái lâm của Đấng Christ sẽ có sự hủy diệt thành Rô-ma và sự xuất hiện của AntiChrist trên đất.12

"Anh em yêu dấu ơi, Cha đã lập nên các giáo sư, Đấng Christ cũng đã lập họ trong các Hội thánh và Cha đã ban ân điển chữa lành thể nào thì con cũng ban thể ấy; Cha đã ban ân tứ tiếng lạ thể nào thì Con cũng ban cho thể ấy".13

10. Augustine (khoảng 354-430)

AUGUSTINE là người nổi tiếng nhất trong tất cả các giáo phụ ở Hội thánh đầu tiên đã viết:

"Chúng tôi vẫn đang thực hiện điều mà các sứ đồ đã làm khi họ đặt tay trên người Samari và kêu cầu Thánh Linh giáng xuống trên những người này. Người ta mong rằng những tín đồ mới cũng nói tiếng lạ". 14

Augustine đã hầu việc trên tư cách là Giám mục thành Hippo. Ông được Giám mục Ambrose làm phép báp têm ở thành phố Milan ở Easter vào năm 387. Vào cuối đời, Ông viết tác phẩm "Thành phố của Đức Chúa Trời" (khoảng 413-427). Ông lý luận rằng những gì đã xảy ra và được chép lại trong Tân Ước là "hoàn toàn đáng tin". Sau đó, ông viết trong tác phẩm Sách 22, chương 28, nói về các phép lạ đang xảy ra trong thời đại của ông:

Đôi khi người ta phản bác rằng các phép lạ mà các Cơ Đốc Nhân tuyên bố là đã xảy ra, thì ngày nay không còn nữa. Sự thật là ngay cả đến hôm nay các phép lạ vẫn còn được thực hiện trong Danh của Đấng Christ, đôi khi chúng xảy ra trong các Thánh lễ, và đôi khi qua sự cầu thay của các thánh đồ.

a. Liệt Kê Các Phép Lạ:

Sau đó, Augustine kể về những phép lạ đã xảy ra: 15

Một người mù được phục hồi thị giác. 16

Giám mục Innocent của thành Carthage được chữa lành bệnh đường ruột.17

Innocentia ở thành Carthage được lành ung thư vú.18

Một bác sĩ ở Carthage được lành bệnh gút.19

Một cựu bầu gánh xiếc ở Curcubis được lành bệnh bại và thoát vị ở bìu dái.20

Hesperrus, một người hàng xóm của Augustine được chữa lành những bệnh do "ác linh" gây ra. 21

Một cậu bé bị quỷ ám đã được chữa lành sau khi bị con quỷ xé toạt mắt ra và để treo lủng lẳng bằng một tĩnh mạch nhỏ xíu như một cái rễ và con ngươi chuyển từ đen thành trắng.22

Một thiếu nữ ở Hippo được giải cứu khỏi tà ma.23

Florentius ở Hippo cầu xin một số tiền và đã nhận được.24

Sự sống sót của một nữ tu. 25

Con trai của người bạn của Augustine được sống lại từ trong kẻ chết.26

Augustine kết thúc phần tường thuật về các phép lạ bằng cách nói với độc giả rằng có nhiều phép lạ quá đến nỗi ông kể ra không xiết. "Thật giản đơn", ông viết, "là thậm chí trong thời đại chúng ta cũng không thiếu các phép lạ. Và Đức Chúa Trời là Đấng thực hiện các phép lạ mà chúng ta đọc được trong Kinh Thánh, đã sử dụng nhiều phương tiện và cách thức khác nhau tùy Ngài lựa chọn".

b. Chống Lại Thuyết Chấm Dứt (Cessation)

Ông chống lại thuyết về sự chấm dứt các Ân tứ mới nổi lên thời ấy, như là một phản ứng quá trớn đối với điều mà có người cho là sự quá mấu của phong trào Montanism. Ông chống lại ý tưởng cho rằng các phép lạ và các ân tứ (của Thánh Linh như trong 1Cô-rinh-tô 23 đề cập) đã chấm dứt theo thời đại của các sứ đồ. 27

11. Gregory Thành Tours (khoảng 538-594)

Gregory là một giám mục và là sử gia. Ông viết rất nhiều, có những tác phẩm cung cấp những kiến thức vô giá về sự sống của Hội thánh ở thế kỷ thứ sáu. 28

Có rất nhiều bài ký thuật về sự chữa lành xảy ra trong thời của Gregory, được tìm thấy trong tác phẩm "Những Lời Đối Thoại" (Dialogues) của ông. Trong đó ông đã thuật lại việc đuổi quỷ và sự chữa lành cho chính ông.

Eleutherius mà tôi có nói đến trước đây, là cha tu viện trưởng của tu viện Thánh Mark the Evangelist, ở sát vách với Spoleto là người sống chung với tôi trong suốt một thời gian dài trong tu viện ở Rô-ma và qua đời cũng tại đó. Các môn đồ của ông bảo rằng ông đã khiến cho người chết sống lại bằng năng lực cầu nguyện của mình. Ông rất nổi tiếng vì sự đơn sơ và tấm lòng ăn năn, và rõ ràng rằng qua những dòng nước mắt mà linh hồn khiêm cung, như con trẻ này đã được Đức Chúa Trời Toàn năng ban ơn rất nhiều.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một phép lạ mà ông đã kể lại cho tôi nghe bằng chính những lời lẽ đơn sơ của ông. Một lần nọ, ông đang du hành, và bóng đêm đến rồi mà ông vẫn chưa tìm được chỗ trọ qua đêm, cho nên ông đã dừng chân tại một nữ tu viện nọ. Trong tu viện có một cậu bé cứ mỗi tối lại bị một ác linh hành hại. Cho nên, sau khi đón mời người của Đức Chúa Trời vào tu viện thì các nữ tu sĩ xin ông giữ thằng bé bên cạnh ông tối nay. Ông đồng ý và để đứa bé nghỉ gần bên ông.

Sáng hôm sau, các nữ tu rất quan tâm, đến và hỏi là ông có làm gì cho đứa bé tối qua không? Ngạc nhiên vì bị hỏi, ông đáp: "Không". Sau đó, họ cho ông biết về tình trạng đứa nhỏ, là chẳng có đêm nào mà không bị ác linh quấy rối. Vậy, Eleutherius làm ơn đem nó về tu viện của ông vì họ không thể nào chịu nổi cảnh nó đau khổ nữa. Người của Đức Chúa Trời đồng ý làm như vậy.

Đứa bé ở lại trong tu viện nam một thời gian dài mà không bị quấy rối chút nào. Vì tình trạng sức khỏe của đứa bé được phục hồi, người tu viện trưởng già nua này vui mừng quá độ.

Ông bèn nói với các tu sĩ khác rằng: "Anh em ơi, ma quỷ đã đùa giỡn với các chị em nữ tu đó, nhưng một khi đã gặp đầy tớ thật của Đức Chúa Trời thì nó không dám đến gần đứa nhỏ này nữa". Ngay lúc ấy, hầu như không đợi Eleutherius dứt câu, thì quỷ bắt đầu xâm chiếm đứa nhỏ trở lại, và hành hại nó ngay trước mắt mọi người.

Cảnh tượng đó làm tâm hồn ông già tràn ngập đau khổ, và khi các tu sĩ cố sức an ủi ông thì ông nói: "Theo lệnh ta! Không một ai trong các cha được nếm một miếng bánh mì ngày hôm nay cho đến khi đứa bé này được đem ra khỏi quyền lực của ma quỷ".

Ông và tất cả các tu sĩ phủ phục xuống cầu nguyện và cứ cầu nguyện cho đến khi đứa nhỏ được giải cứu khỏi quyền lực của ma quỷ. Sự chữa lành rất trọn vẹn và ma quỷ chẳng dám quấy rối nó nữa.

Ông còn đặt kế hoạch tỉ mỉ để truyền giáo một cách có tổ chức cho tất cả những người ngoại trong các mục tiêu chính của ông vì cớ ngày phán xét cuối cùng sẽ đến. 29

12. Gergory I (The Great) (540-604)

Gregory the Great là giáo hoàng từ năm 590 đến 504. Tác phẩm "Dialogues" (593-94) được chính tác giả kể lại những câu chuyện về "những phép lạ mà Đức Chúa Cha đã thực hiện ở Ý)

"Dialogues" chứa dựng những câu chuyện siêu nhiên, được phân chia chặt chẽ thành ba nhóm: chuyện các khải tượng, chuyện về những lời tiên tri, và chuyện về các phép lạ.

Đoạn sau đây tóm tắt một trong những câu chuyện của Gregory được trích từ tác phẩm dang dở của Frederick Dudden về cuộc đời của Gregory:

"Một ngày nọ tại Subiaco, một tiểu linh mục tên Placidus, vị sứ đồ tương lai theo dòng Gregory ở Sicily, đi đến hồ múc nước nhưng bị mất thăng bằng và té xuống.

Benedict lúc ấy đang ngồi trong căn lều của mình, tự nhiên biết được điều xảy ra một cách siêu nhiên, và vội vã kêu môn đệ Maurus của mình: "Chạy mau, anh Maurus, vì có một đứa nhỏ đi lấy nước đã rơi xuống hồ, và dòng nước đã đưa nó đi xa rồi". Maurus bèn chạy xuống bờ hồ và, "vẫn cho rằng mình đang đi trên đất, ông đã chạy trên mặt nước", chộp tóc cậu bé đang trôi lềnh bềnh và mang cậu ta an toàn vào bờ.

Chỉ khi đứng vững trên mặt đất rồi, Maurus mới hiểu ra rằng một phép lạ đã xảy ra và "quá sức kinh ngạc, ông tự hỏi làm sao mình đã làm được một việc mà nếu ý thức được hẳn ông đã không dám mạo hiểm như vậy". 30

B. THỜI KỲ TRUNG CỔ, 600-1500

1. Thánh Vladimir- Hoàng Tử Xứ Rus (khoảng 988)

Đoạn ký thuật sau mô tả làm thế nào một phép lạ đã khiến cho Vladimir, hoàng tử của xứ Rus (sau này là Nga) tin đạo và làm phép báp têm. Những sự kiện này xảy ra vào khoảng cuối thời kỳ hoàng kim đầu tiên của Cơ đốc giáo.

"Bởi Thiên ý, Vladimir hiện chịu khổ sở vì bệnh đau mắt và chẳng thấy gì cả. Ông đang ở trong tình trạng rất khốn khổ. Công chúa đã công bố với ông rằng nếu ông muốn được lành bệnh mắt, thì nên chịu báp têm ngay, bằng không ông không thể lành được.

Khi Vladimir nghe sứ điệp này, ông nói: "Nếu chuyện thật như vậy thì lớn lao thay là Đức Chúa Trời của người Cơ đốc giáo", và ông ra lệnh làm phép báp têm. Giám mục thành Kherson cùng với các thầy tư tế của công chúa, sau khi đã công bố Tin Lành xong, liền làm báp têm cho Vladimir, khi người giám mục đặt tay trên ông, lập tức ông được sáng mắt lại".

Trải qua sự chữa lành lạ lùng này, Vladimir đã tôn vinh Đức Chúa Trời rằng: "Nay tôi đã hiểu được chỉ có một Đức Chúa Trời chân thật". Khi những kẻ theo ông chứng kiến phép lạ này thì nhiều người cũng chịu báp têm. 31

2. Thánh Francis Xứ Assisi (1181-1226)

Thánh Francis là người sáng lập ra dòng tu Francisco. Chức vụ của ông là chức vụ chữa lành lớn lao. Những đoạn chọn lọc dưới đây chỉ là một phần trong vô số các phép lạ xảy ra trong chức vụ của Francis

"Lần nọ, khi người thánh của Đức Chúa Trời là Francis đang đi qua nhiều miền khác nhau để giảng về nước của Đức Chúa Trời, thì tới một thành phố nọ tên là Toscanella.

Ở đó, theo thường lệ, ông gieo giống sự sống. Đang lúc ấy, có một người lính trong thành phố tỏ ra hiếu khách đối với ông. Người lính này có một đứa con trai bị què, cơ thể yếu đuối. Và mặc dầu còn nhỏ nhưng đã thôi bú, nhưng bây giờ vẫn còn phải nằm trong nôi.

Khi cha đứa bé nhìn thấy vị thánh của Đức Chúa Trời, liền quăng mình dưới chân Francis và van xin ông ban cho đứa con mình sự khỏe mạnh.

Nhưng Francis, cho mình là vô dụng và không đáng với quyền năng vinh hiển dường ấy, đã từ chối rất lâu, không chịu làm điều này. Nhưng cuối cùng bị thuyết phục bởi lời cầu xin kiên trì của người lính, ông đã cầu nguyện và đặt tay lên đứa nhỏ, chúc phước cho, nâng nó dậy. Lập tức dưới sự hiện diện của tất cả những người đang theo dõi đầy vui mừng, đứa nhỏ đã ngồi dậy, lành bệnh hoàn toàn và bắt đầu đi quanh nhà.

Một lần khác, khi người của Đức Chúa Trời là Thánh Francis đến Narmi và ở tại đó vài ngày, một người dân của thành phố tên là Peter bị bại phải nằm liệt giường. Trong cả năm tháng trời, tứ chi bị bại đến nỗi không thể ngồi dậy hoặc nhúc nhích chút nào. Và hoàn toàn mất khả năng sử dụng tay, chân, và đầu, thậm chí lưỡi cũng không hoạt động và cũng không mở mắt nổi.

Khi nghe tin Francis đến Narmi, ông bèn sai người đến xin vị giám mục của thành phố, vì tình yêu của Chúa, gởi đầy tớ của Đức Chúa Trời tối cao đến cho ông, với lòng tin tưởng rằng ông sẽ được giải cứu khỏi bệnh tật khổ sở bấy lâu nay khi có mặt của Francis.

Và quả thật vậy, khi người được phước là Thánh Francis đến và làm dấu thánh giá từ chân đến đầu của ông thì lập tức ông được chữa lành và lấy lại sức khỏe trước đây. 32

3. Cộng Đồng Waldensian

Đây là một phong trào thời Trung Cổ, với nét đặc trưng là sự vâng lời giảng đạo theo kinh Phúc Âm, sốt sắng khổ hạnh, không thích nhìn nhận chức vụ của những tu sĩ không xứng đáng, tin vào các khải tượng, các lời tiên tri và Thánh Linh. 33

A.J.Gordon trong cuốn "Chức Vụ Chữa Lành" đã trích dẫn học thuyết Waldensians như sau:

Vì vậy, về việc sự xức dầu cho kẻ đau, chúng tôi cho rằng đó là một điều khoản của đức tin và lòng thành thực xưng nhận, chúng ta cho rằng người bệnh khi hỏi xin điều đó, thì đã chính thức có thể được xức dầu, bởi người cùng với họ trong sự cầu nguyện có hiệu nghiệm cho việc chữa lành thân thể, theo như kiểu mẫu, mục đích và kết quả đã được các sứ đồ nói đến. Chúng tôi thiết tưởng một sự xức dầu như vậy, được tiến hành theo như khuôn mẫu và sự thực hành của các sứ đồ, sẽ được chữa lành và làm ích lợi. 34

4. Vicent Ferrer (1350-1419)

Vicent là nhà giảng đạo dòng Dominican, sinh trưởng ở Valencia. Nổi danh như "Thiên thần của sự phán xét", ông đã giảng đạo khắp Châu Âu trong gần hai mươi năm. Tự điển bách khoa Công giáo "New Catholic Encyclopedia" ký thuật như sau:

"Vicent vỡ mộng hẳn. Ông trở nên đau ốm trầm trọng. Trong một khải tượng, ông được Chúa giao thác... "đi khắp trái đất giảng về Đấng Christ". Sau một năm thì dòng Benedict đã cho phép ông ra đi.

Vào tháng mười một năm 1399, ông khởi hành từ Avignon và trải qua hai mươi năm làm công tác sứ đồ. Khi được Thánh Linh cảm động hoặc do được yêu cầu, ông đã đi thăm và viếng thăm lại nhiều nơi khắp đất nước Tây Ban Nha, miền Nam nước Pháp, Lombardy, Thụy Sĩ, miền Bắc nước Pháp và các quốc gia phía dưới.

Với tài hùng biện nóng cháy, ông đã giảng về việc con người cần phải ăn năn vì sự phán xét sẽ đến. Hiếm khi nào ông ở lại một chỗ nào quá một ngày, chỉ trừ khi người dân ở đó đã nguội lạnh quá lâu hoặc khi tà giáo đã lan tràn. Tự nhiên các phép lạ đi kèm theo bước chân ông. 35

Quyển Bách Khoa Tự Điển Của Công Giáo cũng chép rằng: "Ông được phán bởi người có ân tứ tiếng mới" 36

5. Colette Xứ Corbi (1447)

Đoạn dưới đây tường thuật về Colette, trích trong "Cuộc đời các Thánh".

Năm 1410, bà thiết lập một hiệp ước tại Besancon. Năm 1415, bà đưa sự cải cách vào nữ tu viện Cordeliers tại Dok, và lần lượt vào hầu hết các nữ tu viện ở Lorraire, Champagne và Picardy. Năm 1416, bà sáng lập một ngôi nhà cho dòng tu của bà tại Poligny, ở chân đồi Jura và một cái nữa ở Auxonne.

"Tôi rất đỗi tò mò muốn biết bà Colette tuyệt vời này, người đã làm kẻ chết sống lại", nữ công tước dòng họ Bourbon đã viết như vậy vào thời ấy. Vì cớ danh tiếng về các phép lạ và việc làm của cô gái con người thợ mộc này đã được đồn khắp nơi. 37

C. THỜI KỲ CẢI CHÁNH VÀ KỶ NGUYÊN HIỆN ĐẠI (1500-1900)

1. Martin Luther (1483-1546)

Trong cuốn "Luther: các lá thư của Hội Đồng Tâm Linh", lá thư của Luther đã ghi lại như sau:

"Người thâu thuế ở Torgau và viên hội đồng ở Belgern đã viết thư nhờ tôi khuyên bảo và giúp đỡ người chồng tội nghiệp của bà John Korrer. Tôi chẳng có gì trên đời để giúp. Một khi các thầy thuốc không còn phương chữa trị, thì bạn có thể biết chắc rằng đây không phải là một trường hợp đau khổ bình thường. Đúng hơn đây là một tai ương đến từ ma quỷ, và phải được chống lại bởi quyền năng của Đấng Christ qua lời cầu nguyện bằng đức tin.

Đây là điều chúng tôi làm và thường làm. Như một người làm đồ mỹ nghệ cũng đã chịu đau khổ tương tự vì chứng điên loạn, và chúng tôi đã chữa lành anh bằng lời cầu nguyện trong danh của Đấng Christ.

Theo đó, bạn có thể tiến hành như sau: Hãy đi với một chấp sự cùng hai hay ba người nữa. Hãy chắc rằng, bạn với tư cách là mục sư của vùng đó, đã được trang bị đủ thẩm quyền của chức vụ mình. Đặt tay lên anh ta và nói:

"Anh em yêu dấu, nguyện xin sự bình an từ Đức Chúa Cha chúng ta và từ Chúa Giêxu Christ ở cùng anh em".

Cũng vậy, hãy lập lại bài tín điều các sứ đồ và bài cầu nguyện chung trên anh ta bằng một giọng rõ ràng, rồi kết thúc với những lời này: "Hỡi Đức Chúa Trời, Cha quyền năng, là Đấng đã nói với chúng con qua Con của Ngài rằng "Quả thật, quả thật, Ta nói cùng ngươi, bất cứ người nhân danh Ta xin Cha điều chi thì sẽ được". Ngài là Đấng đang ra lệnh và khuyến khích chúng con cầu nguyện trong Danh Ngài, "Hãy xin, sẽ được"; và là Đấng cũng bằng cách ấy đã phán: "Hãy kêu cầu Ta trong thì gian truân, Ta sẽ giải cứu ngươi và ngươi sẽ tôn vinh Ta".

...chúng con, những tội nhân không ra chi, trông cậy vào lời và mệnh lệnh của Ngài nay cầu xin lòng thương xót của Ngài với hết cả đức tin như vậy. Xin thương xót, đoái đến người này và giải cứu anh ta khỏi ma quỷ và làm ra hư không công việc của Sa-tan thực hiện trên anh ta. Xin hãy tôn vinh danh Ngài và làm mạnh mẽ đức tin của các tín đồ; qua Chúa Giêxu Christ, Con của Ngài, và là Chúa chúng con, Đấng sống và trị vì với Ngài, đời đời vô cùng. A-men".

Rồi, khi ra về, hãy đặt tay lên người bệnh một lần nữa và nói, "những dấu hiệu này sẽ đi kèm theo kẻ tin, họ sẽ đặt tay lên kẻ đau, và kẻ đau được lành". Làm điều này ba lần, mỗi ngày một lần trong ba ngày liên tiếp. 38

Trong cuốn "Luther’s Works", liên quan đến lời tiên tri, ông nói: "Nếu các bạn mong ước nói tiên tri thì hãy làm sao cho điều ấy không vượt quá đức tin để việc tiên tri của bạn được hòa hợp với lượng đức tin riêng của bạn ". Ông viết tiếp: "Một người có thể nói tiên tri những điều mới mẻ, nhưng chẳng có điều gì vượt trên giới hạn của đức tin" 39 .

"Tiến sĩ Martin Luther là một tiên tri, một người giảng Tin lành, nói tiếng mới, và là người thông giải, được ban cho mọi ân tứ Thánh Linh. Ông cầu nguyện cho người bệnh và đuổi các quỷ. Ông là người phái Luther Ngũ Tuần". (Pentecostal Lutheran). 40

2. Ignatius Thành Loyola (1941-1556)

Ignatius là người sáng lập cộng đồng của Chúa Giêxu (Society of Jesus). Ông bị thương trong quân đội Tây Ban Nha năm 1521. Khi đang bình phục, Ông đọc tác phẩm "Đời sống Đấng Christ" của Ludolph xứ Saxony. Tác phẩm này đã cảm động ông trở thành một "người lính" cho Đấng Christ. Ông đã về tu viện và trải qua gần một năm thực hiện sự khổ tu. Tại đây, ông sáng tác phần chính yếu của tác phẩm "Spiritual Exercises" (Rèn Luyện Tâm Linh). Trong đó, ông viết như sau về Đức Thánh Linh:

"Thánh Linh của Đức Chúa Trời thổi nơi đâu tùy ý Ngài, Ngài không xin phép chúng ta; Ngài đáp ứng chúng ta theo điều kiện của Ngài và phân phát ân tứ của Ngài tùy thích. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức và sẵn sàng; chúng ta phải mềm mại để Ngài có thể sử dụng chúng ta trong những công việc mới.

Chúng ta không thể đặt luật cho Thánh Linh của Đức Chúa Trời! Ngài chỉ hiện diện cùng với ân tứ của Ngài ở những nơi nào Ngài biết rằng người ta hiệp với tính đa dạng của ân tứ trong cùng một Hội thánh. Tất cả những ân tứ của Hội Thánh xuất phát từ một nguồn là Đức Chúa Trời.

Điều Phaolô nói trong chương 12 của thư tín 1Côrinhtô ngày nay vẫn còn đúng! Điều này sẽ cho chúng ta sức mạnh để đắc thắng mọi hình thức ghen tị trong hàng giáo phẩm, nghi ngờ nhau, nắm giữ quyền hành và việc ngăn chặn những người khác có những ân tứ Thánh Linh, đi theo cách thức riêng của họ.

Đó chính là điều mà Thánh Linh muốn nơi chúng ta. Ngài không quá hẹp hòi như chúng ta đôi khi vẫn hẹp hòi với những công thức của mình? Ngài có thể dùng những cách thức riêng, và Ngài muốn hướng dẫn Hội thánh qua sự đa dạng về chức năng, vị trí của ân tứ.

Hội thánh không phải là trường quân đội, mà trong đó mọi thứ đều là đồng phục, nhưng Hội Thánh là Thân Thể của Đấng Christ mà trong đó Ngài là Thánh Linh duy nhất, Ngài sẽ tác động cách năng quyền lên mọi tín đồ. Mỗi một thành viên sẽ chứng tỏ mình thực sự là chi thể trong Thân Thể bằng cách hãy để cho những chi thể khác được là chính chi thể đó" 41

3. Teresa Xứ Avila (1515-1582)

Teresa là một người cải chánh dòng Carmelite, một nhà văn và là nhà thần bí, sinh ở Tây Ban Nha và được các nữ tu dòng Augustine dạy dỗ. Trong cuốn tiểu sử tự thuật của mình, thường xuyên có những trang ký thuật về trạng thái xuất thần mà cô kinh nghiệm được từ nơi Đức Chúa Trời. Trong đó, cô viết:

"Lời nói của tôi chẳng thể lên đến ngai của Đức Chúa Trời nếu Ngài không nhấc người ấy vào chỗ kinh nghiệm ngôn ngữ của Thánh Linh. Người nào đã có chút kinh nghiệm rồi hẳn sẽ hiểu tôi, vì tôi không biết mô tả thế nào về việc được cất lên này nếu như không được hiểu qua kinh nghiệm". 42

Cô đã đề cập đến ngôn ngữ này một lần nữa khi nói về sự cầu nguyện: 43

"Tôi không biết một thuật ngữ nào khác để mô tả điều này, hoặc giải thích như thế nào nữa. Cũng như linh hồn không biết phải làm gì bởi vì không biết lúc nào nói, lúc nào im lặng, lúc nào khóc và lúc nào thì cười. Lời cầu nguyện là một sự rồ dại vinh hiển, một sự điên dại của thiên đàng, nơi phải học hỏi sự khôn ngoan thật; và đó là cách linh hồn vui thích nhất. Thật vậy, năm hoặc ngay cả sáu năm trước, Chúa đã cho tôi dư dật lời cầu nguyện, và tôi đã không hiểu được, cũng không biết nói về điều đó như thế nào nữa.

4. Nhóm Huguenots (về hình thức được thành lập vào năm 1559)

Huguenots là tên riêng để chỉ người Pháp theo phái Calvin. Trong tác phẩm "The Huguenots", Herry Baird đã viết như sau về một số hiện tượng của nhóm tôn giáo này:

"Nói về biểu hiện bên ngoài thì có rất ít sự khác biệt về bạn bè và kẻ thù. Những người bị ảnh hưởng là những người nam, người nữ, người già, và người trẻ. Cũng có rất nhiều trẻ em, các bé trai, bé gái khoảng chín, mười tuổi.

Kẻ thù của họ nói rằng họ từ tầng lớp dân mà ra- từ cặn bã của quần chúng - ngu dốt và kém văn hóa; vì phần lớn đều không biết đọc, biết viết, và trong cuộc sống hằng ngày họ nói những thổ ngữ riêng của họ.

Những người này hay đột nhiên té ngửa ra đằng sau, và nằm dài trên đất rồi thì phải chịu sự biến dạng lạ lùng và rõ ràng không phải do cố ý mà được: ngực của họ như phập phồng và bụng thì phình lên. Và khi tình trạng này dần dần hết đi, dường như họ có được tài ăn nói.

Thường thường họ bắt đầu bằng một giọng đứt quãng bởi những tiếng nức nở, rồi chút sau họ tuôn ra một tràng lời nói- kêu xin sự thương xót, kêu gọi sự ăn năn, kêu gọi những người đứng nghe chấm dứt việc lui tới đám đông, tố cáo giáo hội La-mã, tiên tri về sự phán xét sẽ đến.

Từ môi miệng của những kẻ chỉ lớn hơn các em bé một chút tuôn ra những đoạn Kinh Thánh, và nói bằng một tiếng Pháp hay, dễ hiểu mà họ chưa bao giờ dùng đến trong những giờ tỉnh táo.

Khi trạng thái xuất thần chấm dứt, họ tuyên bố là không nhớ những gì đã xảy ra, hoặc về những gì mà họ đã nói. Có một vài trường hợp hiếm hoi là họ còn giữ lại một ấn tượng chung chung, mù mờ, chỉ vậy thôi. Không hề có biểu hiện dối gạt hoặc mưu toan trong ấy, và trong những lời tiên đoán họ thốt ra, liên quan đến những sự kiện sẽ đến, không thấy có chút tư tưởng e dè hoặc nghi ngờ nào đối với lẽ thật mà họ nói trước".

Ngay cả Brueys, người chống đối thâm căn cố đế nhất, cũng phải có cái nhìn tích cực về điểm này như những kẻ chứng kiến có thiện cảm nhiều đối với họ. Ông ta nói: "Những tên điên khùng tội nghiệp này tin rằng chúng thật sự được Thánh Linh cảm thúc. Chúng nói tiên tri không theo kiểu mẫu nào, không chút tà ý, và chẳng chút e dè, chúng luôn luôn xác định dạn dĩ ngày giờ, nơi chốn và các nhân vật mà chúng đề cập đến trong lời tiên đoán của chúng". 44

a. Calvin Bảo Vệ Tiếng lạ. Calvin khi đề cập đến tiếng lạ đã viết:

"Hiện nay những nhà thần học lớn... đang chống lại tiếng lạ với nhiệt tình nóng bỏng. Nhưng chắc chắn là Đức Thánh Linh đã tôn trọng việc sử dụng tiếng mới bằng sự ngợi khen không dứt, thì chúng ta cũng có thể dễ dàng nhóm họp lại, loại linh nào đã thúc đẩy những người cải chánh này, là những người đã sang bằng những lời sỉ nhục cứ đeo đuổi họ.

Tuy nhiên Phao-lô đã bình luận về việc sử dụng tiếng mới. Ông chẳng đời nào mong họ diệt trừ hoặc loại bỏ cả. 45

5. Valentine Greatlakes (1638)

David Robertson đã viết trong bài báo của ông: "Từ Epidauros đến Lourdes: Lịch sử về sự Chữa Lành Bởi Đức Tin" nói về một người Ailen tên là Greatlakes:

"Anh là một người Tin Lành trong xứ Ailen Công Giáo và chạy đến Anh Quốc khi cuộc bạo loạn Ailen nổ ra. Có một thời gian anh đã phục vụ dưới trướng của Cromwell. Vào năm 1661, sau một giai đoạn bị tuyệt vọng, anh đi đến chỗ tin rằng mặc dầu chỉ là một thường dân nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho anh quyền năng để chữa bệnh tràng nhạc.

Khi anh ta bắt đầu nỗ lực chữa bệnh cho nhà vua, bạn bè và những người quen biết của anh kinh ngạc khi thấy rằng dường như bệnh tình của vua có giảm đi.

Thành quả đáng kinh ngạc này dẫn anh ta đến chỗ đặt tay vào những căn bệnh khác như động kinh, bại liệt, điếc, lở loét và rối loạn thần kinh đa dạng, và anh nhận thấy rằng khi anh đặt tay vào thì những trường hợp này cũng có kết quả.

Chẳng bao lâu, tiếng đồn về khả năng của anh ta lan rộng khắp nơi và anh ta bị bao vây bởi vô số những người bệnh. Đám đông đến với anh quá đông đảo đến nỗi thậm chí anh có làm việc từ sáu giờ sáng đến sáu giờ chiều cũng không thể giải quyết hết mọi trường hợp 46

6. Các Tín Đồ Quakers (1640 đến hiện nay)

Về nguồn gốc phái Quaker, ta phải truy về với phái Thanh giáo Anh vào thập niên năm 1640. Vị lãnh tụ đầu tiên là George Fox, người đã giảng một sứ điệp về thời đại mới của Thánh Linh. Họ bị cả Thanh giáo lẫn Anh giáo chống đối.

Buổi nhóm tiêu biểu của người Quaker có nét đặc trưng là cảnh người ta chờ đợi Thánh Linh nói qua họ và cảnh người ta "run rẩy" (quaking) khi Đức Chúa Trời vận hành giữa họ. Sau đây là một ít trích đoạn từ cuốn "Fox’s Journal".

Năm 1648, khi tôi đang ngồi ở nhà một người bạn tại Nottinghamshire (vào thời gian này quyền năng của Đức Chúa Trời đã mở lòng của một số người khiến họ tiếp nhận lời sự sống và sự phục hòa), thì thấy có một một vết nứt lan trên đất, và một đám khói lớn lan ra cùng vết nứt, và rồi, sau sự nứt là một cơn rung chuyển lớn. Đây chính là đất trong tấm lòng người ta, là đất bị rung chuyển trước khi hạt giống của Đức Chúa Trời ló lên.

Và đúng như vậy: vì quyền năng của Chúa đã bắt đầu lay chuyển người ta và chúng tôi bắt đầu có những buổi nhóm lớn. Quyền năng và công việc lớn lao của Đức Chúa Trời ở giữa vòng nhiều người, khiến dân sự lẫn những thầy tế lễ phải kinh ngạc.

7. Nhóm Moravians (khoảng 1700-1760)

Bá tước Van Zinzeadorf đã thành lập một thành phố ẩn náu gần Dresden, nước Đức, gọi là Herrnhutt. Các Cơ-Đốc Nhân bị bắt bớ khắp Âu Châu đã đến đây và cư ngụ tại đây.

Sau đây là một đoạn ký thuật ngắn về sự thăm viếng đặc biệt của Đức Thánh Linh xảy ra vào mùa hè năm 1727 ở làng này. Từ đây, một buổi nhóm cầu nguyện đã được bắt đầu và kéo dài không ngừng, 24 tiếng một ngày, trong suốt hơn 100 năm.

a. Báp Têm Trong Thánh Linh.

Tin quyết rằng đây là ý muốn của Đức Chúa Trời, nên Zinzendorf đã bắt đầu hàn gắn lại những nhóm di trú khác biệt về giáo phái thành một hội chúng chứng đạo hiệp nhất. Nhưng suốt mùa hè năm đó người ta dường như trông đợi và chuẩn bị cho một cuộc viếng thăm của Chúa.

"Chúa nhật, ngày 2 tháng 7 thật là một ngày phước hạnh. Bá tước giảng ở Herrnhutt... Toàn vùng lân cận tưng bừng với sự cảm tạ Đức Chúa Trời...

Vào ngày 16 tháng 7, ông cầu nguyện với thanh niên. Ngoài các canh đêm bắt buộc, các nhóm nhỏ phái anh em còn tổ chức những buổi thức trọn đêm để cầu nguyện và suy gẫm. Những điều này biểu hiện một sự nghỉ ngơi thật sự trong Chúa và Zinzendorf cũng thường tham gia.

Từ 22 tháng 7 đến mồng 4 tháng 8, Zinzendorf lên đường đi thăm nam tước Gersdorf ở Silesia. Ở thư viện, ông tình cờ tìm thấy cuốn "Ratio Disciplinae" và đọc được phần "Lời nói đầu" về khải tượng Hội thánh toàn thế giới lần đầu của Hội thánh Ailen cổ.

Ông rút ra phần trích bằng tiếng Đức từ cuốn "The Ratio", và khi quay về ông trao cho các đội ngũ cầu nguyện ở Herrnhutt. Lập tức, họ nhận ra sự tương tự giữa Hội thánh này với điều mà Đức Chúa Trời đang thực hiện giữa họ.

Một người Moravian đã viết: "Chúng tôi đã khám phá ra ngón tay của Đức Chúa Trời, và thấy mình được báp têm dưới đám mây của ông cha của chúng tôi, trong thánh linh của họ.

Bởi vì thánh linh đó đã đậu trên chúng tôi, và các dấu kỳ phép lạ đã được thực hiện giữa vùng nhóm anh em trong những ngày này, và ân điển lớn lao đã bày tỏ giữa chúng tôi và trên toàn thể đất nước".

Thực sự đã có một ân điển lớn lao khắp làng Herrnhut. Một sự trông đợi thánh đã lây lan khắp nơi. Như thể người dân ở Herrnhut đang được dẫn dắt một cách khôn cường, từng bước một, đến lễ Ngũ Tuần của ngày 13 tháng 8. Đó chính là vương niệm cho mùa hè óng ả đó. Sự hiệp nhất Cơ-Đốc hiển vinh sẽ tiếp theo sau.

Trong khi đang hướng dẫn buổi nhóm chiều tại Herrnhut vào ngày 10 tháng 8, Roth như đã lịm đi trong sự gần gũi Đức Chúa Trời đến nỗi ông phục xuống đất trước mặt mình. Toàn thể hội chúng làm theo kiểu của mục sư họ, và cứ tiếp tục như vậy cho đến nửa đêm, cứ ngợi khen Đức Chúa Trời và lập giao ước cùng nhau, trong nước mắt và khẩn nài thiết tha, rằng sẽ sống với nhau trong yêu thương và hiệp một". 47

8. Phái Jansenists (khoảng 1731)

"Sự trông đợi các phép lạ và những dấu hiệu siêu nhiên khác đã hầu như trở thành một phần tổng thể của thế giới quan của nhóm Janserist vào cuối thế kỷ mười bảy", Robert Kreiser đã viết như thế trong cuốn "Miracles, Convulsions and Ecclesiastical Politics in Early Eighteeth Century Paris".

Và ông đã ký thuật lại một phép lạ về sự chữa lành cho cháu gái của Pascal vào tháng 3 năm 1656. Marguerite đã khổ sở một thời gian dài vì tuyến mắt bị rò ở khóe mắt.

Cô đã được lành bệnh khi một cái gai thánh chạm đến mắt cô. Phép lạ này được bằng cớ y học có giá trị hậu thuẫn và tạo nên một ấn tượng sâu sắc trong dân chúng.

9. John Wesley (1703-1791)

John Wesley là người sáng lập Hội thánh Giám lý. Trong nhật ký ông viết:

"Thứ tư, 15/8/1750- suy gẫm một cuốn sách kỳ lạ mà tôi đọc được trong cuộc hành trình này tựa là "The General Delusion of Chrisrtan with regard to Prophercy", tôi hoàn toàn tin chắc vào điều mà có lần tôi đã nghi ngờ:

• Rằng người Montanists vào thế kỷ thứ hai và thứ ba là những Cơ-Đốc Nhân thật sự, làm theo Kinh Thánh, và

• Lý do lớn nhất khiến cho các ân tứ diệu kỳ lại sớm mất đi chẳng phải bởi đức tin và sự thánh khiết đã bị mất đi, mà do những con người chính thống khô khan, hình thức đã giễu cợt bất cứ ân tứ mà họ không có , và còn phỉ báng những ân tứ này như là sự điên cuồng hoặc dối gạt".

a. Các Ân Tứ Là Dành Cho Ngày Nay.

Wesley đã viết một lá thư cho Hội thánh Thomas vào tháng sáu 1746, ông nói:

"Dầu vậy, tôi biết Đức Chúa Trời không có cách nào tự hạn chế khi sử dụng quyền năng tối thượng của Ngài trong việc thực hiện những phép lạ, hay trong bất cứ hình thức nào trong bất cứ thời đại nào cho đến cùng thế giới.

Tôi không nhớ có câu Kinh Thánh nào dạy chúng ta rằng phép lạ sẽ hạn chế trong thời đại các sứ đồ hoặc thời đại Cyprianic, hoặc bất cứ giai đoạn nào... Tôi không hề thấy một loại ám chỉ nào như thế trong Tân Ước, hoặc trong Cựu Ước.

Thánh Phao-lô thật ra đã có lần nói về hai ân tứ phép lạ của Thánh Linh (cho nên, tôi nghĩ, đoạn Kinh Thánh đó đã được người ta hiểu rồi). "Lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi".

Nhưng ông không nói rằng những ân tứ này hoặc bất cứ phép lạ nào khác sẽ chấm dứt, đức tin và hy vọng sẽ chấm dứt cho đến lúc tất cả những điều này đều tan biến trong khải tượng về Đức Chúa Trời... 48

Cầu nguyện cho một cô gái bị quỷ ám:

"Chúng tôi ngắt lời cô bằng cách cầu khẩn Đức Chúa Trời... Chúng tôi tiếp tục trong sự cầu nguyện cho đến qua mười một giờ, lúc ấy Đức Chúa Trời phút chốc phán bảo bình an cho linh hồn... Cô ta cũng hát ngợi khen Ngài theo chúng tôi, Ngài, Đấng khiến cho kẻ thù và kẻ báo thù phải nín lặng".

Trang 130, "Tôi kêu cửa tại nhà của William Shalwood. Ông ấy và vợ đều bị bệnh nằm trong giường, và cả hai đều ít hy vọng lành bệnh. Tuy nhiên (sau khi cầu nguyện) tôi tin rằng họ sẽ không chết, nhưng sẽ sống và công bố lòng nhân từ và yêu thương của Chúa. Lần sau khi tôi gọi cửa thì ông đang ngồi dưới lầu, còn bà vợ thì đã có thể đi ra ngoài".

Trang 116, "Khi tôi rời Smelon ra về, thì con ngựa của tôi bị què nặng, hầu như không đặt vó xuống đất được. Đi bảy dặm đường, tôi hoàn toàn mệt mỏi và đầu tôi đau nhức búa bổ. Sau đó tôi suy nghĩ "Đức Chúa Trời há không thể chữa lành cho con người cũng như thú vật sao?. Lập tức sự mệt mỏi và cơn đau đầu trong tôi tan biến và sự què của con ngựa cũng tan biến sau đó. Nó cũng không ngừng lại trong những ngày sau đó. 49

10.Phái Báp-tít (khoảng 1740)

Từ Anh quốc đến, những người phái Báp-Tít Hoa-Kỳ nhận được truyền thống đặt tay sau khi báp têm bằng nước "để được nhận sự ban cho lớn hơn về Đức Thánh Linh như đã hứa, hoặc để được ban thêm ân điển của Thánh Linh...", vì cớ "toàn bộ Phúc âm đã được thừa nhận trong thời kỳ đầu, bởi các dấu kỳ phép lạ và ân tứ Thánh Linh nói chung".

Sử gia phái Báp-Tít là Edward Hiscox đã trưng dẫn tài liệu đầu tiên của Hội liên hiệp Philadelphia, có những chỗ đề cập bằng các ân tứ Thánh Linh khác nhau đã cùng vận hành trong các hội thánh của vùng vào khoảng năm 1743.

11. Những Nhà Truyền Giảng Trứ Danh (khoảng 1820-1920)

Những trường hợp nói tiếng lạ vào thế kỷ mười chín có thể được truy ra tại cuộc phục hưng ở thành phố Port Glasgow, xứ Tô Cách Lan, do James và Gieorge Maccabees Donald hướng dẫn là những người không thể chê trách được.

Năm 1830, Tiến sĩ Thompsom, một thành viên không chính thức của Hội Thánh Trưởng Lão (Regent’s Square Presbyterien Church) ở Luân Đôn, đã mang tin tức về cuộc phục hưng này đến cho mục sư của ông là Edward Irving. Tín đồ trong Hội thánh của Irving đã tìm kiếm và nhận được kinh nghiệm Lễ Ngũ Tuần về vấn đề báp têm bằng Thánh Linh, và họ bắt đầu nói tiếng lạ và nói tiên tri trong những buổi nhóm chung

Cuộc phục hưng lan đến Thụy Điển, Ai-len và Ác-mê-nia. Giáo đoàn ở Luân Đôn chẳng bao lâu phân rẽ bởi những tranh cãi và buộc phải thành lập một giáo phái mới là Hội thánh Catholic Apostolic Church. "Những sứ đồ và tiên tri" tự phong chẳng bao lâu đã đoạt quyền của Irving và cắt đứt sự giảng dạy cùng phép thông công của ông.

a. Chales Finney:

Chales Finney tuyên bố: "Tôi đã nhận được phép báp têm cách mạnh mẽ của Thánh Linh mà không lời nào có thể tả được tình yêu thương diệu kỳ tuôn chảy trong lòng tôi. Tôi đã khóc với sự vui mừng và tình yêu thương, tôi không hiểu nhưng tôi phải nói rằng mình đã hét lên những nỗi niềm không thể thốt thành lời trong lòng của tôi".

b. Charles H. Spurgeon.

Trích từ cuốn "Cuộc đời của Charles Spurgeon" của Rusell H. Conwell: 50

Trang 77: Những ngày tiên tri không phải đã qua, cũng như thời kỳ của những phép lạ không phải đã hết.

Trang 102: Ông dạy một lớp Trường Chúa Nhật, mà lớp trở nên quá đông đúc so với phần còn lại của trường, nhưng ông đã giảm xuống bằng cách thúc giục các học viên đi ra và trở thành những người giảng Tin Lành, phân phát các truyền đạo đơn, chăm sóc người nghèo và cầu nguyện cho kẻ đau.

Trang 173: Khi được hỏi ông có tin rằng tất cả mọi người đều có thể được chữa lành bởi những lời cầu nguyện chân thành của những đời sống công chính và tin vào Đấng Christ không, thì ông tuyên bố, "không có người nào ở Anh hay ở Hoa Kỳ trong thế kỷ này (19) lại chữa lành cho nhiều người như ông Spurgeon đã làm, mặc dầu ông không phải là một danh y".

Hàng ngàn trường hợp đã được chữa lành khi lời cầu nguyện được nhậm, trong số đó có những trường hợp liệt bán thân, thấp khớp, thần kinh và sốt lan. Ông cho mình chỉ là người đại diện của quyền năng thiên thượng và trong hai trường hợp, ông đã nói về mình như là người nắm giữ không xứng đáng ân tứ chữa lành.

c. Dwight L.Moody.

Sau đây là đoạn trích từ cuốn "Cuộc đời của Dwight L.Moody" của con trai ông: 51

"Nỗi khao khát cực độ về năng quyền tâm linh đã trỗi dậy trong ông nhờ hai người phụ nữ thường hay ngồi hàng ghế đằng trước trong buổi nhóm

Vào cuối buổi nhóm họ thường nói với ông rằng: chúng tôi hằng cầu nguyện cho ông". Và Moody trả lời: "Tại sao các bà không cầu nguyện cho dân sự?". Họ đáp: "Bởi vì ông cần đến quyền năng của Thánh Linh".

Mấy năm sau, khi kể về sự cố này, ông Moody nói rằng: "Tôi cần quyền năng ư? Tôi nghĩ tôi đã có quyền năng rồi! Tôi có một hội chúng lớn nhất ở Chicago, và có rất nhiều người tin Chúa. Nhưng hai người phụ nữ tin kính này vẫn tiếp tục cầu nguyện cho tôi, và việc họ nói một cách thiết tha về sự xức dầu đối với buổi nhóm đã khiến tôi phải suy nghĩ.

Tôi đã xin họ đến trò chuyện với tôi, và họ đã dốc lòng trong sự cầu nguyện để tôi được đầy dẫy Thánh Linh. Và có sự khát khao lớn trong linh hồn tôi nhưng tôi không hiểu đó là điều gì nữa.

Và tôi bắt đầu khóc lớn tiếng mà trước đây chưa bao giờ làm cả. Tôi thực sự cảm thấy mình không muốn sống nữa nếu không có được quyền năng này cho buổi nhóm

Trong khi Moody đang ở trong tình trạng này thì thành phố Chicago đang nằm trong tro tàn vì một vụ hỏa hoạn gần như thiêu hủy cả thành phố. Hội thánh của ông bị cháy rụi. Rồi ngọn lửa lan qua sông và Moody đã phải trốn chạy trong đêm đó khi ngọn lửa nhấn chìm cả ngôi nhà của ông.

Ngay khi vợ và gia đình ông được an toàn nơi chỗ bạn bè rồi thì Moody dâng mình cho công tác cứu trợ. Ông đi tới miền đông quyên tiền cho những người vô gia cư và cũng cho Hội thánh mới nữa.

Suốt thời gian này, sự khao khát có được quyền năng hơn về mặt thuộc linh vẫn ở trong Moody. "Tấm lòng của tôi không đặt trong việc xin tiền này". Ông bảo: "Tôi không thể kêu xin được, lúc nào tôi cũng khóc xin Đức Chúa Trời cho tôi được đầy dẫy Thánh Linh của Ngài".

1) Báp Têm Trong Thánh Linh.

"Một ngày nọ, ở thành phố New York- ôi, thật là một ngày tuyệt vời làm sao! Tôi không thể tả được, tôi ít khi nào nói về điều đó vì hầu như là một kinh nghiệm quá thiêng liêng đến nỗi không thể đặt tên được. Phao-lô đã có một từng trải khiến ông không nói ra được trong mười bốn năm trời.

Tôi chỉ có thể nói rằng Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài cho tôi, và tôi đã được biết tình yêu của Ngài đến nỗi tôi đã xin được ở bên Ngài.

Tôi đi giảng trở lại. Các bài giảng vẫn không có gì, vì tôi không thể đưa ra một lẽ thật mới nào, mà hàng trăm người vẫn tin Chúa. Bây giờ nếu bạn cho tôi cả thế giới này thì tôi cũng sẽ không quay lui trở lại chỗ trước khi xảy ra kinh nghiệm phước hạnh đó đâu- vì cả thế giới này cũng như một hạt bụi trên bàn cân vậy".

Trong cuốn "SỰ THỬ THÁCH VÀ ĐẮC THẮNG CỦA ĐỨC TIN, 1875" 52 , tiến sĩ Richard Boyd, một người bạn của Moody đã viết:

"Khi đến căn phòng của Y.M.C.A, tôi thấy buổi nhóm đang nóng cháy. Các thanh niên đang nói tiếng mới và nói tiên tri. Thế nghĩa là gì đây? đơn giản là Moody đã có mặt ở đó và đang giảng cho họ"

Trích từ tác phẩm "MOODY VÀ CHỨC VỤ CỦA ÔNG"; 53

"Trong một buổi nhóm ở Los Angeles, tiến sĩ Torrey đã kể lại một trong những buổi thờ phượng lớn của Moody ở Luân Đôn, khi ông đứng dậy đọc Kinh Thánh ông đã nói ra những lời mà cả ông lẫn hội chúng đều không hiểu".

12. Phố Azusa (1906)

Năm 1905, Charles Parham chuyển trường từ thành phố Topeka, bang Kansas, đến thành phố Houston, bang Tesxas. Ở đó có William J.Seymour, một nhà giảng Tin Lành người da đen cũng tham dự với trường chịu trách nhiệm "dạy về tiếng mới" mà ở Hoston ông lại chưa kinh nghiệm được điều đó.

Năm 1906, Seymour được mời nói chuyện trong một Hội Thánh da đen nhỏ là hội Nazarene Church tại Los Angeles. Vào ngày 1 tháng 4, 1906, Seymour nói tiếng mới. Chẳng bao lâu nhóm nhỏ nầy đông quá sức chứa của ngôi nhà nhỏ ỏ đường Bonnie Brac, nên họ chuyển đến một chuồng ngựa cũ tại số 312 đường Azusa.

Seymour là nhân vật trung tâm của cuộc phục hưng ở phố Azusa. Cuộc phục hưng này cứ tiếp diễn suốt ba năm rưỡi tại phố Azusa. Các buổi nhóm tổ chức một ngày ba lần sáng, chiều và tối.

Nói tiếng mới là sự thu hút trọng tâm, nhưng sự chữa lành bệnh tật cũng không thua kém. Seynour là mục sư của hội chúng này, gồm người da đen, da trắng lẫn lộn, cho đến khi ông qua đời năm 1929. Rất thường có người hành hương đến Azusa, và họ đến từ nhiều miền trên thế giới. 54

Ở đây, chúng tôi đã làm chứng về Irenaeus, Augustine, Luther, Wesley, Finney, Spurgeon, Moody và nhiều người khác. Tất cả những điều này đã chứng tỏ lý thuyết về sự chấm dứt (cessation) là không đúng.

Hãy xem phần E4 về vấn đề "CHINH PHỤC LINH HỒN" để thấy làm sao có được dấu kỳ, phép lạ trong chức vụ của bạn .