Back to Top
Bìa 01 - Cây Gậy Của Người Chăn Bầy - Phần Giới Thiệu
Danh mục: Cây Gậy Của Người Chăn Bầy
Thư viện: Định dạng văn bản

Viết bởi Nguyễn Thiên Ý

MỤC LỤC

  1. Chương I. KINH THÁNH LÀ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
    1. A. QUYỂN SÁCH ĐẶC BIỆT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
    2. B. NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
    3. C. ĐÂY LÀ LỜI HỨA TUYỆT DIỆU NHẤT THẾ GIAN
    4. D. MỤC ĐÍCH CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
    5. E. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI SẢN SINH RA SỰ SỐNG
    6. F. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI GIỐNG NHƯ NƯỚC
      1. 1. Lời Chúa Tẩy Rửa:
      2. 2. Lời Chúa Làm Cho Lòng Trong Sạch
    7. G.LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ÁNH SÁNG CHO ĐỜI SỐNG
    8. H. LỜI CHÚA LÀ THỨC ĂN THUỘC LINH
    9. I. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ HẠT GIỐNG
    10. J. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI GIỐNG NHƯ THANH GƯƠM
    11. K. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI GIÚP CHÚNG TA CẦU NGUYỆN
    12. L. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI MẠNH MẼ TRONG CHÚNG TA
  2. A. CHÚA GIÊXU LÀ CON ĐỨC CHÚA TRỜI
  3. B. CHÚA GIÊXU ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN VÌ MỤC ĐÍCH ĐẶC BIỆT
    1. 1.Để Nhân Loại Thoát Khỏi Quyền Lực Satan
    2. 2. Để Phó Sự Sống Ngài Làm Giá Chuộc Lại Chúng Ta
    3. 3. Để Hủy Phá Công Việc Của Satan Trong Đời Sống Chúng Ta
    4. 4. Để Ban Cho Chúng Ta Sự Sống Đời Đời
    5. 5. Để Cho Chúng Ta Được Sinh Ra Trong Gia Đình Đức Chúa Trời
    6. 6. Để Phục Hồi Sự Thông Công Của Chúng Ta Với Đức Chúa Cha
  4. C. ĐỨC CHÚA GIÊXU ĐÃ ĐẾN ĐỂ BÀY TỎ ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ AI
    1. 1. Ngài Bày Tỏ Tình Yêu Của Đức Chúa Trời
    2. 2. Ngài Bày Tỏ Quyền Năng Của Đức Chúa Trời
          1. a. Ngài Chữa Lành Kẻ Đau Ốm, Người Què Và Người Đui.
          2. b. Ngài Trục Xuất Các Tà Linh.
          3. c. Ngài làm các phép lạ
          4. d. Ngài Khiến Kẻ Chết Sống Lại
  5. D. ĐỨC CHÚA GIÊXU ĐÃ CHIA SẺ SỰ ĐAU KHỔ CỦA CHÚNG TA TRONG ĐỜI SỐNG NGÀI.
  6. E. ĐỨC CHÚA GIÊXU ĐÃ CHẾT TRÊN THẬP TỰ GIÁ VÌ CHÚNG TA
  7. F. ĐỨC CHÚA GIÊXU ĐÃ SỐNG LẠI TỪ KẺ CHẾT VÌ CHÚNG TA
  8. G. ĐỨC CHÚA GIÊXU ĐÃ MỞ CỬA THIÊN ĐÀNG CHO CHÚNG TA
  9. TÔI HỨA NGUYỆN
  10. A. ĐỨC CHÚA TRỜI XỬ LÝ MỌI TỘI LỖI
    1. 1. Đức Chúa Trời Bày Tỏ Quyền Năng Của Ngài Qua Thập Tự Giá.
    2. 2. Đức Chúa Trời Bày Tỏ Tình Yêu Của Ngài Trên Thập Tự Giá.
    3. 3. Đức Chúa Trời Đã Cất Khỏi Sự Phiền Muộn Của Chúng Ta Trên Thập Tự Giá.
    4. 4. Đức Chúa Giêxu Đã Gánh Sự Đoán Phạt Vì Tội Lỗi Chúng Ta Trên Thập Tự Giá.
  11. B. MỐI LIÊN HỆ MỚI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI QUA THẬP TỰ GIÁ
    1. 1. Chúng Ta Được Đức Chúa Trời Chấp Nhận Qua Thập Tự Giá.
    2. 2. Chúng Ta Nhận Được Sự Tha Thứ Qua Thập Tự Giá.
    3. 3. Chúng Ta Trở Thành Thành Viên Của Gia Đình Đức Chúa Trời Qua Thập Tự Giá.
    4. 4. Phân Biệt Chủng Tộc Bị Phá Vỡ Qua Thập Tự Giá.
  12. C. SỰ TỰ DO QUA THẬP TỰ GIÁ
    1. 1. Sự Tự Do Khỏi Satan
    2. 2. Sự Tự Do Khỏi Tội Lỗi Quá Khứ.
    3. 3. Sự Tự Do Khỏi Tội Lỗi Hiện Tại.
    4. 4. Sự Tự Do Khỏi Bệnh Tật.
    5. 5. Tự Do Khỏi Sự Rủa Sả
    6. 6. Tự do Khỏi Sự Phán Xét.
    7. 7. Tự Do Khỏi Sự Chết Đời Đời
  13. D. TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ SỰ CÔNG NGHĨA HỘI NGỘ TẠI THẬP TỰ GIÁ.
  14. E. THẬP TỰ GIÁ LÀ TRUNG TÂM CỦA LỊCH SỬ
    1. CON HỨA NGUYỆN
  15. A. SỰ SỐNG Ở TRONG HUYẾT.
  16. B. TỘI LỖI GÂY RA ĐIỀU GÌ CHO CUỘC ĐỜI CHÚNG TA
    1. 1. Phân Rẽ Chúng Ta Khỏi Đức Chúa Trời
    2. 2. Khiến Chúng Ta Mang Mặc Cảm Tội Lỗi
    3. 3. Cho Phép Satan Kiện Cáo Chúng Ta.
    4. 4. Đòi Án Tử Hình.
  17. C. HUYẾT ĐỐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI.
    1. 1. Mối Thông Công Được Phục Hồi.
    2. 2. Chúng Ta Được Chuộc Lại (Được Mua Khỏi Kiếp Nô Lệ )
  18. D. HUYẾT ĐỐI VỚI LOÀI NGƯỜI.
    1. 1. Huyết Làm Sạch Mọi Tội Lỗi.
    2. 2. Huyết Thánh Hóa Chúng Ta.
    3. 3. Huyết Đem Chúng Ta Lại Gần Đức Chúa Trời.
    4. 4. Huyết Cho Chúng Ta Sự Dạn Dĩ Bước Vào Sự Hiện Diện Của Đức Chúa Trời
  19. E. HUYẾT ĐỐI VỚI MA QUỈ.
    1. 1. Huyết Đem Đức Chúa Trời Về Phía Con Người Chống Lại Ma Quỉ.
    2. 2. Huyết Giải Thể Quyền Sỡ Hữu Hợp Pháp Của Satan.
  20. F. NHỮNG ĐIỀU HUYẾT ĐEM LẠI CHO CHÚNG TA.
    1. 1. Sự Tinh Sạch Của Tấm Lòng.
    2. 2. Sự Sống Vĩnh Hằng.
    3. 3. Đến Gần Đức Chúa Trời.
    4. TÔI HỨA NGUYỆN
  21. A. ĐỨC CHÚA TRỜI KHIẾN ANH EM ĐỒNG SỐNG LẠI VỚI ĐẤNG CHRIST
    1. 1. Để Ban Cho Anh Em Sự Sống Mới
    2. 2. Để Ban Cho Anh Em Sự Sanh Lại Mới
    3. 3. Để Ban Cho Anh Em Một Khởi Điểm Mới
    4. 4. Để Ban Cho Anh Em:
          1. a. Sự Chiến Thắng Trên Satan:
          2. b. Uy Quyền Trên Satan.
          3. c. Năng Lực Trên Satan
    5. 5. Để Khiến Anh Em Trở Nên Con trai Và Kẻ Thừa Kế Trong Nước Đức Chúa Trời
  22. B.SỰ PHỤC SINH ĐÁP ỨNG TỪNG NHU CẦU CỦA ĐỜI SỐNG
    1. 1. Ấy là sự giải cứu của anh em khỏi QUÁ KHỨ
    2. 2. Ấy Là Sức Mạnh Của Anh Em Cho HIỆN TẠI.
    3. 3. Ấy Là Hy Vọng Của Anh Em Cho TƯƠNG LAI.
    4. TÔI HỨA NGUYỆN
  23. A. SỰ ĂN NĂN KHÔNG PHẢI LÀ:
    1. 1. Không Phải Chỉ Là Cảm Biết Tội Lỗi
    2. 2. Không Phải Chỉ Ân Hận Về Tội Lỗi Của Mình
    3. 3. Không Phải Chỉ Cố Gắng Trở Nên Một Người Tốt.
    4. 4. Không Phải Để Trở Nên Sùng Đạo
    5. 5. Không Phải Chỉ Biết Lẽ Thật
  24. B. SỰ ĂN NĂN THẬT LÀ
    1. 1. Buồn Rầu Trước Chúa Về Tội Lỗi Mình
    2. 2. Thành Thật Nhìn Nhận Tội Lỗi Mình.
    3. 3. Quay Khỏi Tội Lỗi Mình.
    4. 4. Ghét Tội Lỗi.
    5. 5. Khi Nào Có Thể, Hãy Trả Lại Cho Người Khác Điều Mình Đã Lấy.
  25. C. SỰ ĂN NĂN BAO GỒM
    1. 1. Quay khỏi Tội Lỗi.
    2. 2. Quay Khỏi Thế Gian.
    3. 3. Quay Khỏi Chính Mình.
    4. 4. Quay Khỏi Ma Quỉ
    5. 5. Quay Trở Lại Cùng Đức Chúa Trời
    6. 6. Quay Trở Lại Với Đời Sống Công Bình.
    7. TÔI HỨA NGUYỆN
  26. A. ĐỨC TIN LÀ GÌ?
  27. B. HAI LOẠI TRI THỨC
    1. 1. Sự Tri Thức Qua Cảm Quan
    2. 2. Sự Tri Thức Qua Mặc Khải
  28. C. NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN
    1. 1. Bản Tánh Của Đức Chúa Trời
          1. a. Ngài Không Thể Thay Đổi:
          2. b. Ngài Không Thể Thất Bại
          3. c. Ngài Không Thể Nói Dối
    2. 2. Công Tác Cứu Chuộc Của Con Đức Chúa Trời
    3. 3. Lời Đức Chúa Trời
  29. D. ĐỨC TIN HÀNH ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO.
    1. 1. Đức Chúa Trời Ban Đức Tin Cho Chúng Ta
    2. 2. Đức Tin Đến Bởi Nghe Một Lời Từ Đức Chúa Trời
    3. 3. Vâng Theo Lời Chúa
    4. 4. Sự Khủng Hoảng Hay "Thử thách" Của Đức Tin Chúng Ta
    5. 5. Kết Quả.
    6. TÔI HỨA NGUYỆN
  30. A. Ý NGHĨA CỦA ÂN ĐIỂN.
    1. 1. Ân Huệ Của Đức Chúa Trời Dành Cho Những Kẻ Bất Xứng
    2. 2. Quyền Năng Thêm Sức Của Đức Chúa Trời
  31. B. ÂN ĐIỂN ĐƯỢC BAN CHO NHỮNG ANH HÙNG ĐỨC TIN
  32. C. ÂN ĐIỂN TRONG CUỘC ĐỜI CỦA MÔI SE
  33. D. ÂN ĐIỂN TRONG CUỘC ĐỜI GHÊĐÊÔN
  34. E. ÂN ĐIỂN TRONG ĐỜI SỐNG SỨ ĐỒ PHAO LÔ
  35. F. ÂN ĐIỂN ĐƯỢC GIẢI THOÁT TRONG ĐỜI SỐNG CHÚNG TA
  36. G. HAI LỜI HỨA QUAN TRỌNG.
    1. 1. Chúng Ta Được Dạn Dĩ Đến Gần Ngôi Ân Điển
    2. 2. Đức Chúa Trời Có Khả Năng
    3. TÔI HỨA NGUYỆN
  37. A. HIỂU BIẾT VỀ PHÉP BÁP TÊM BẰNG NƯỚC
  38. B. CÔNG VIỆC CỦA ĐẤNG CHRIST ĐƯỢC PHÁT HỌA QUA BỐN GIAI ĐOẠN
    1. 1. Ngài Đã Chết... Tôi Đã Chết Trong Ngài
    2. 2. Ngài Đã Bị Chôn... Tôi Đã Chịu Chôn Với Ngài
    3. 3. Ngài Đã Sống Lại... Tôi Đã Có Một Đời Sống Mới Trong Ngài
    4. 4. Ngài Đã Ngự Lên... Tôi Đã Ngự Lên Trong Ngài
  39. C. PHÉP BÁP TÊM BẰNG NƯỚC LÀ...
    1. 1. Tang Lễ Của Bạn
    2. 2. Sự Sống Lại Của Bạn Trong Đời Mới!
  40. D. HAI VƯƠNG QUỐC.
  41. E. HAI DÒNG DÕI
    1. 1. Ađam Đầu Tiên
    2. 2. Ađam Sau Cùng
    3. 3. Con Người Thứ Hai
    4. 4. Tạo Vật Mới
    5. TÔI HỨA NGUYỆN
  42. A. ĐỨC THÁNH LINH LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI
  43. B. ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH.
  44. C. CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC THÁNH LINH.
    1. 1. Trong Đời Sống Cá Nhân Của Người Tín Đồ
          1. a. Ngài Chứng Nhận Mối Tương Quan Của Chúng Ta Với Đức Chúa Trời.
          2. b. Ngài Dạy Dỗ
          3. c. Ngài Dẫn Dắt
          4. d. Ngài Giúp Chúng Ta Sống Cuộc Đời Đẹp Lòng Đức Chúa Trời
          5. e. Ngài Giúp Chúng Ta Cầu Nguyện
          6. f. Ngài Ban Sự Sống Cho Thân Thể Chúng Ta
    2. 2. Ngài Giúp Đỡ Tín Hữu Trong Công Tác Phục Vụ
          1. a. Đức Thánh Linh Ban Quyền Năng Và Sự Dạn Dĩ Để Làm Chứng
          2. b. Ngài Giới Thiệu Lãnh Vực Siêu Nhiên
          3. c. Ngài Làm Chứng Rằng Chúa Giêxu Đang Sống
          4. d. Ngài Đem Lại Sự Hiểu Biết Tươi Mới Về Lời Đức Chúa Trời
          5. e. Ngài Làm Đầy Dẫy Tâm Linh Chúng Ta Với Sự Thờ Phượng Thật
          6. f. Ngài Tôn Vinh Chúa Giêxu
  45. D. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC BÁP TÊM TRONG THÁNH LINH
    1. 1. Ấy Là Một Ân Tứ Mà Đức Chúa Trời Hứa; Vậy Hãy Xin Điều Ấy
    2. 2. Hãy Khởi Sự Ngợi Khen Đức Chúa Trời Như Bạn Nhận Lãnh Trong Đức Tin
    3. 3. Bạn Có Thể Nói Bằng Một Ngôn Ngữ Siêu Nhiên
    4. TÔI HỨA NGUYỆN
  46. A. SATAN TẤN CÔNG
    1. 1. Sự Mê Tham Của Thế Gian.
    2. 2. Sự Ham Muốn Của Xác Thịt.
  47. B. CHIẾN THẮNG BAN ĐẦU CỦA SATAN.
      1. SO SÁNH SỰ CÁM DỖ CỦA ÊVA VỚI CÂU KINH THÁNH NÀY:
  48. C. SỰ CHIẾN THẮNG DO ĐẤNG CHRIST ĐẠT ĐƯỢC.
    1. 1. Qua Đời Sống Của Ngài
      1. SO SÁNH SỰ CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊXU VỚI CÂU KINH THÁNH NÀY
    2. 2. Qua Sự Chết Và Sự Sống Lại Của Ngài
  49. D. SỰ ĐẮC THẮNG LIÊN TỤC CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
    1. 1. Hãy biết sự đắc thắng đã được giành lấy rồi
    2. 2. Bước Từng Bước Với Thánh Linh
    3. 3. Nhìn Nhận Sự Cám Dỗ Là Gì
    4. 4. Hãy Hiểu Rằng Chúa Đã Cung Cấp Một Lối Thoát
    5. 5. Đeo Đuổi Mục Tiêu Phải Lẽ Của Đời Sống
    6. 6. Hãy Tránh xa Những Lãnh Vực Có Sự Cám Dỗ Rõ Ràng
    7. 7. Hãy Cảnh Giác Đối Với Âm Mưu Của Satan.
    8. TÔI HỨA NGUYỆN
  50. A. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ THÔNG CÔNG
    1. 1. Người Tín Đồ Được Khích Lệ Và Tăng Trưởng Trong Đấng Christ
    2. 2. Thế Gian Nhận Biết Rằng Chúa Giêxu Được Đức Chúa Trời Sai Đến
  51. B. ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ THÔNG CÔNG
    1. 1. Sự Kết Ước Bền Chặt Với Nhau
    2. 2. Sự Kết Ước Của Chúng Ta Phải Đặt Nền Trên Tình Yêu AGAPE.
    3. 3. Sự Thông Công Thật Là Lấy Đấng Christ Làm Trung Tâm
    4. 4. Bước Đi Trong Sự Sáng
    5. 5. Quan Tâm Chân Thật Đến Phúc Lợi Của Người Khác
    6. 6. Tình Nguyện Từ Bỏ Sự Sống Mình
  52. C. SỰ THÔNG CÔNG TRONG HỘI THÁNH CÓ NGHĨA LÀ...
    1. 1. Chia Sẻ Mọi Điều
    2. 2. Từ Bỏ Sự Sống Của Họ
    3. 3. Tận Tụy Phục Vụ Anh Em
    4. 4. Là Ống Dẫn Cho Việc Cung Ứng Nhu Cầu Của Người Khác
    5. 5. San Sẻ Trong Đau Khổ
    6. 6. Ban Cho Với Tinh Thần Hi Sinh
    7. 7. Ân Cần Tiếp Khách
    8. 8. Xây Dựng Và Khích Lệ Người Khác
  53. D. KẾT QUẢ CỦA SỰ THÔNG CÔNG
    1. TÔI HỨA NGUYỆN
  54. A. CÙNG CỘNG TÁC VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
    1. 1. Quyền Sở Hữu Thuộc Về Đức Chúa Trời
    2. 2. Quyền Quản Lý Thuộc Về Chúng Ta
  55. B. SỰ BAN CHO TRONG HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN
    1. 1. Hội Thánh Nâng Đỡ Người Có Nhu Cầu
    2. 2. Hội Thánh Đã Giúp Đỡ Lẫn Nhau Trong Tinh Thần Hi Sinh
    3. 3. Hội Thánh Nâng Đỡ Những Nhà Truyền Giáo Lưu Hành
    4. 4. Các Cơ Đốc Nhân Đã Làm Việc Để Có Thể Ban Cho
    5. 5. Sự Ban Cho Là Bằng Chứng Của Tình Yêu
  56. C. NGUYÊN TẮC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VỀ SỰ BAN CHO
    1. 1. Đức Chúa Trời Mong Chúng Ta Bắt Đầu Với Một Tỉ Lệ Phần Trăm
    2. 2. Chúng Ta Phải Dâng Hiến Cách Có Hệ Thống Và Đều Đặn
    3. 3. Chúng Ta Phải Dâng Hiến Cho Chúa Trước Và Dâng Điều Tốt Nhất
    4. TÔI HỨA NGUYỆN
  57. A. SỰ THAY ĐỔI UY QUYỀN (THẨM QUYỀN - AUTHORITY)
    1. 1. Cứu Chúa (Savior)
    2. 2. Chủ (Chúa - Lord )
  58. B. CÔNG DÂN GƯƠNG MẪU
  59. C. SỰ THUẬN PHỤC CỦA VỊ VUA
    1. 1. Trong Sự Nô Lệ, Có Sự Tự Do
    2. 2. Trong Phận Tôi Tớ, Có Sự Cao Trọng
    3. 3. Trong Sự Khiêm Nhường, Có Sự Tôn Cao
    4. 4. Trong Sự Thuận Phục, Có Uy Quyền
  60. D. BÔNG TRÁI CỦA VƯƠNG QUỐC
    1. TÔI HỨA NGUYỆN
  61. A. CHÚC TỤNG ĐỨC CHÚA TRỜI
  62. B. SỰ NGỢI KHEN
    1. 1. Tại Sao Chúng Ta Ngợi Khen Chúa?
          1. a. Bởi Vì Ngài Là Ai?
          2. b. Bởi Vì Những Việc Ngài Làm.
    2. 2. Ai Phải Ngợi Khen Chúa?
          1. a. Những Kẻ Tìm Kiếm Chúa.
          2. b. Mọi Loài Có Hơi Thở.
    3. 3. Chúng Ta Ngợi Khen Chúa Khi Nào?
          1. a. Vào Mọi Lúc.
          2. b. Trong Mọi Hoàn Cảnh
    4. 4. Chúng Ta Phải Ngợi Khen Chúa Ở Đâu?
          1. a. Được Vây Quanh Bởi Dân Sự Chúa.
          2. b. Giữa Các Dân Tộc.
          3. c. Ở trên giường mình.
  63. C. SỰ THỜ PHƯỢNG
    1. 1. Trong Tâm Thần
    2. 2. Trong Lẽ Thật
  64. D. NHỮNG BIỂU LỘ CỦA SỰ NGỢI KHEN VÀ THỜ PHƯỢNG TRONG KINH THÁNH.
    1. 1. Với Môi Miệng
    2. 2. Với Đôi Tay
    3. 3. Với Thân Thể
    4. TÔI HỨA NGUYỆN
  65. A. MỘT NƠI KÍN NHIỆM
  66. B. NĂM MẠNG LỊNH LIÊN HỆ TỚI CẦU NGUYỆN
    1. 1. Tỉnh Thức Và Cầu Nguyện Luôn Luôn
    2. 2. Cầu Nguyện Kẻo Sa Vào Chước Cám Dỗ
    3. 3. Cầu Nguyện Cho Các Người Làm Công
    4. 4. Cầu Nguyện Cho Những Nhà Cầm Quyền
    5. 5. Cầu nguyện cho kẻ thù
  67. C. CẦU NGUYỆN KHI NÀO
  68. D. CẦU NGUYỆN ĐIỀU GÌ
    1. 1. Cho Chính Mình
    2. 2. Cho Nhau
    3. 3. Cho Các Chức Vụ Trong Thân Thể Đấng Christ
    4. 4. Cho Người Đau Ốm Và Khó Khăn
    5. 5. Cho Những Người Bị Rơi Vào Bẫy Của Tội Lỗi
  69. E. GIÚP ĐỠ TRONG SỰ CẦU NGUYỆN
  70. F. BẠN CÙNG CHUNG ÁCH (YOKE FELLOW)
  71. G. HỘI THÁNH CẦU NGUYỆN
    1. TÔI HỨA NGUYỆN
  72. A. THIÊN ĐÀNG LÀ GÌ?
    1. 1. Thiên Đàng Là Nơi Ngự Của Đức Chúa Trời
    2. 2. Thiên Đàng Là Ngai Của Đức Chúa Trời
    3. 3. Thiên Đàng Là Nơi Vinh Hiển Trọn Vẹn Của Đức Chúa Trời
    4. 4. Thiên Đàng Là Nhà Của Người Công Bình (người tin Chúa) Đã Chết
    5. 5. Thiên Đàng Là Nhà Tương Lai Của Tín Đồ
  73. B. TÍNH CHẤT CỦA THIÊN ĐÀNG
    1. 1. Một Nơi Của Sự Vinh Hiển Lớn Lao
    2. 2. Một Nơi Của Sự Thờ Phượng Liên Tục
    3. 3. Một Nơi Không Bao Giờ Có Kết Thúc
    4. 4. Một Nơi Không Bị Nhiễm Điều Ác
  74. C. MỐI LIÊN HỆ CỦA CHÚNG TA VỚI THIÊN ĐÀNG
    1. 1. Chúng Ta Thuộc Về Nơi Đó
    2. 2. Chúng Ta Được Ngồi Nơi Ngai Trên Trời
    3. 3. Nguồn Sự Sống Của Chúng Ta Ở Nơi Đó
    4. 4. Tên Chúng Ta Được Ghi Ở Đó
    5. 5. Đấng Sống Ở Nơi Đó Đã Gửi Chúng Ta Đến Trần Gian Nầy
    6. 6. Mắt Của Chúng Ta Chăm Xem Thiên Đàng
    7. 7. Cơ Nghiệp Của Chúng Ta Ở Đó
    8. 8. Chúng Ta Được Kêu Gọi Đến Thiên Đàng
    9. TÔI HỨA NGUYỆN
  75. A. LỜI HỨA VỀ SỰ TRỞ LẠI CỦA NGÀI
    1. 1. Chúa Giêxu Đã Nói Về Sự Trở Lại Của Ngài
    2. 2. Các thiên sứ đã nói trước về điều ấy
    3. 3. Các Cơ Đốc Nhân đầu Tiên Đã Lấy Lời Này Mà Khích Lệ Nhau
    4. 4. Đức Thánh Linh Mang Chứng Cớ Về Điều Ấy
  76. B. CHÚA SẼ ĐẾN NHƯ THẾ NÀO
    1. 1. Một Cách Bất Ngờ
    2. 2. Như Tia Chớp
    3. 3. Giống Như Cách Ngài Đã Được Cất Lên
    4. 4. Với Đại Quyền Và Đại Vinh
    5. 5. Trong sự chứng kiến của mọi người
  77. C. NHỮNG BIẾN CỐ ĐÁNG GHI NHỚ PHẢI XẢY RA
    1. 1. Sự Kín Nhiệm Của Các Thời Đại Sẽ Được Hoàn Tất
    2. 2. Dân Sự Chúa Sẽ Vào Trong Sự Vinh Hiển Trọn Vẹn
    3. 3. Kẻ chết trong Đấng Christ sẽ được sống lại
    4. 4. Những Tín Đồ Vẫn Còn Sống Sẽ Được Cất Lên Để Gặp Ngài
    5. 5. Tạo Vật Sẽ Được Buông Tha Khỏi Vòng Nô Lệ
    6. 6. Mọi Kẻ Thù Sẽ Bị Hủy Diệt
    7. 7. Satan Sẽ Bị Xiềng
    8. 8. Sự Phán Xét Sẽ Được Thi Hành
    9. 9. Một Vương Quốc Sẽ Được Thiết Lập Không Bao Giờ Bị Hủy Phá
    10. TÔI HỨA NGUYỆN
  78. A. ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ KÊU GỌI CHÚNG TA
    1. 1. Từ Khi Lập Nền Của Thế Giới
    2. 2. Để Biệt Riêng Ra Cho Ngài
    3. 3. Để Hoàn Thành Mục Đích Của Ngài
  79. B. SỰ KÊU GỌI CHÚNG TA TRÊN ĐẤT
    1. 1. Sự Kêu Gọi Tổng Quát
    2. 2. Sự Kêu Gọi Đặc Biệt "Được kêu gọi làm sứ đồ"
    3. 3. Sự Kêu Gọi Riêng Tư "Được Biệt Riêng Để Giảng Tin Lành"
  80. C. TẠI SAO NGÀI KÊU GỌI CHÚNG TA?
    1. 1. Vì Thế Gian Ở Trong Sự Tối Tăm
    2. 2. Bởi Vì Con Người Đang Đói Và Có Nhu Cầu
    3. 3. Để Chứng Tỏ Sự Khôn Sáng Của Ngài
    4. 4. Vì Thì Giờ Rất Ngắn Ngủi
  81. D. ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI CHÚNG TA ĐƯỢC GỌI?
    1. 1. Chúng Ta Được Ngài thiết lập
    2. 2. Chúng Ta Được Ngài Dạy Dỗ
    3. 3. Chúng Ta Được Ngài Sai Phái
    4. TÔI HỨA NGUYỆN


Chương I. KINH THÁNH LÀ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

A. QUYỂN SÁCH ĐẶC BIỆT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Lời Đức Chúa Trời là Thánh Kinh, là quyển sách đặc biệt của Đức Chúa Trời. Khác với những quyển sách khác, Thánh Kinh là một quyển sách siêu nhiên. Thánh Kinh được viết bởi những người khác nhau, họ đã viết bởi sự hà hơi của Đức Thánh Linh (xem IITi 3:16)

Thánh Kinh là quyển sách bán chạy nhất thế giới. Luôn luôn bán trội hơn bất kỳ quyển sách nào.

Thánh Kinh được phiên dịch nhiều thứ tiếng hơn bất kỳ quyển sách nào trên thế giới. Nguyên thủy, Thánh Kinh được viết bằng ba thứ tiếng: Hy-Bá, Aram và Hi Lạp. Cuốn Kinh Thánh mà bạn đang có được phiên dịch bởi những con người tận hiến để bạn có thể có Lời, Ý tưởng và chương trình của Đức Chúa Trời.

Thánh Kinh cũng là quyển sách cổ xưa nhất thế giới. Những phần cổ nhất của Kinh Thánh đã có cách đây gần 4.000 năm. Tuy nhiên hôm nay Kinh Thánh vẫn là quyển sách hợp thời nhất thế giới, vì trong đó chúng ta tìm thấy những câu giải đáp cho những vấn nạn lớn nhất của cuộc đời:

  • “Tôi từ đâu đến?”

  • “Tại sao tôi hiện hữu ở đây?”

  • “Tôi sẽ đi về đâu?”

Mặc dầu Thánh Kinh được hình thành từ sáu mươi sáu quyển sách nhỏ, Kinh Thánh vẫn chỉ có một đề tài chung: Kế hoạch yêu thương của Đức Chúa Trời nhằm giải cứu nhân loại.

Ngay trang đầu của Kinh Thánh, bạn sẽ bắt gặp được mục lục của sáu mươi sáu sách trong đó.

Thánh Kinh được chia làm hai phần:

  • Cựu Ước, và

    • Tân Ước

Cựu Ước nói cho chúng ta về công việc của Đức Chúa Trời đối với dân sự Ngài trước khi Chúa Giêxu giáng sanh.

Tân Ước cho chúng ta biết về sự giáng sinh của Chúa Giêxu, đời sống của Ngài, chức vụ của Ngài đối với sự chữa lành người bệnh, tha thứ cho tội nhân, sự chết của Ngài trên thập tự giá, sự sống lại từ kẻ chết và sự thăng thiên của Ngài (trở về trời).

Tân Ước cũng cho chúng ta biết sự nối tiếp chức vụ chữa lành và tha thứ của Chúa Giêxu qua những con người đã chứng kiến Ngài sau sự phục sinh. Những người đi theo sự dạy dỗ của Chúa làm những công việc lạ lùng y như Ngài đã phán họ sẽ làm (xem Giăng 14:12).

Sự dạy dỗ của những người đã thấy Chúa sau khi Ngài sống lại từ kẻ chết được chứa đựng trong các thư tín. Những thư tín nầy được viết trong vòng 50 năm sau Chúa phục sinh và hình thành gần một nữa Tân Ước.

B. NGHIÊN CỨU KINH THÁNH

Mối liên hệ quan yếu nhất mà bạn có thể có trong đời sống là mối liên hệ với Đức Chúa Trời. Sự đọc Kinh Thánh sẽ dẫn bạn đến sự hiểu biết Đức Chúa Trời, ý tưởng của Ngài, chương trình của Ngài và lời hứa của Ngài dành cho bạn như thế nào.

Mục lục ở trước quyển Kinh Thánh sẽ giúp bạn tìm thấy số trang của phần Kinh Thánh mà bạn muốn nghiên cứu. Để giúp bạn tìm những phần đặc biệt của Kinh Thánh, các dịch giả đã tổ chức bản văn thành:

  • Các Sách

  • Các đoạn trong các Sách, và

  • Các câu trong các đoạn.

Chẳng hạn bạn gặp một phần Kinh Thánh trưng dẫn “Sáng 3:15”, có nghĩa là:

  • Sách ấy là Sáng thế ký,

  • Đoạn ba, và

  • Câu mười lăm.

C. ĐÂY LÀ LỜI HỨA TUYỆT DIỆU NHẤT THẾ GIAN

"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời" (Giăng 3:16)

D. MỤC ĐÍCH CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

"...Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu rỗi bởi đức tin trong Đức Chúa Giêxu Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách sữa trị, dạy người trong sự công bình” (IITi 3:15, 16)

“Quyền phép của Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính, khiến chúng ta biết Đấng lấy sự vinh hiển mà gọi chúng ta, và bởi vinh hiển nhơn đức ấy”

“Ngài lại ban lời hứa rất quý, rất lớn cho chúng ta, hầu cho nhờ đó anh em được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên người dự phần bổn tánh Đức Chúa Trời” (IIPhi 1:3, 4)

E. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI SẢN SINH RA SỰ SỐNG

"...Những lời Ta phán cùng các ngươi đều là Thần Linh và sự sống" (Giăng 6:63)

1. Ấy là Lời Sáng tạo:

“Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giê-hô-va, cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có ”,“Vì Ngài phán thì việc liền có; Ngài biểu thì vật liền đứng vững bền” (Thi 33:6, 9) Cũng xem Hêb 11:13

F. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI GIỐNG NHƯ NƯỚC

1. Lời Chúa Tẩy Rửa:

Hết thảy chúng ta bắt đầu đời sống trong vương quốc Đức Chúa Trời đều được “tẩy sạch” bởi lời Đức Chúa Trời.

“Các ngươi đã được trong sạch, vì Lời Ta đã bảo cho” (Giăng 15:3) cũng xem Êph 5:25-27.

2. Lời Chúa Làm Cho Lòng Trong Sạch

Lời Chúa được trồng trong lòng chúng ta, giữ chúng ta tự do khỏi tội.

“Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch, phải cẩn thận theo Lời Chúa... Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi đặng tôi không phạm tội cùng Chúa ”(Thi 119:9, 11)

 

G.LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ÁNH SÁNG CHO ĐỜI SỐNG

“Nhơn đó, chúng tôi càng tin lời các Đấng tiên tri chắc chắn hơn, anh em nên chú ý lời đó, như cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc trong lòng anh em” (IIPhi 1:19).

1. Lời Chúa Cho Chúng Ta Sự Hiểu Biết Trong Một Thế Giới Tối Tăm

"...Điều răn của Đức Giê-hô-va trong sạch làm cho mắt sáng sủa” (Thi 19:8).

"Lời Chúa là ngọn đèn cho chơn tôi và là ánh sáng cho đường lối tôi... Sự giải bày lời Chúa, soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà” (119:105, 130)

H. LỜI CHÚA LÀ THỨC ĂN THUỘC LINH

“Đức Chúa Giêxu đáp: “Có lời chép rằng: người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời” Mat 4:4).

1. Lời Chúa Tạo Sự Tăng Trưởng Thuộc Linh

“Hỡi anh em, về phần tôi, tôi chẳng có thể nói với anh em như người thiêng liêng nhưng như người xác thịt, như với các con đỏ trong Đấng Christ vậy. Tôi lấy sữa nuôi anh em, chớ chẳng lấy đồ ăn cứng vì anh em không chịu nổi...” (ICôr 3:1, 2)

"...Hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn" (IPhi IPhi2:2).

Mục đích của Đức Chúa Trời cho mỗi chúng ta được bày tỏ trong Êph 4:12-15:

"...Cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong ân điển, hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ."

I. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ HẠT GIỐNG

Trong Lu 8:14, 15 Chúa Giêxu đã kể cho các môn đệ ẩn dụ về người gieo giống.

Trong câu 11, Ngài phán: "Hạt giống là lời Đức Chúa Trời". Ý muốn của Chúa cho đời sống chúng ta là sự kết quả (Thi 1:3)

“Đấng phát hột giống cho kẻ gieo giống và bánh để nuôi mình, cũng sẽ phát hột giống cho anh em và làm cho sanh hóa ra nhiều, Ngài lại sẽ thêm nhiều trái của sự công bình cho anh em nữa.” (IICôr 9:10)

J. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI GIỐNG NHƯ THANH GƯƠM

"Hãy... cầm gươm của Thánh Linh, là lời Đức Chúa Trời" Êph 6:17) cũng xem Hêb 4:12.

Hãy chú ý xem Đức Chúa Giêxu đã sử dụng "gươm" để chống lại Satan trong sự cám dỗ tại đồng vắng (Lu 4:1-14).

K. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI GIÚP CHÚNG TA CẦU NGUYỆN

"Ví bằng các ngươi cứ ở trong Ta và Lời Ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó" Giăng 15:7)”

“Cầu xin mọi điều mình muốn” đúng theo nguyên văn có nghĩa là “cầu xin như một người có quyền, với thẩm quyền (để ra lệnh)”. Bấy giờ lời của sự sáng tạo đang ở trong MIỆNG CHÚNG TA!.

L. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI MẠNH MẼ TRONG CHÚNG TA

“Vậy kẻ nào nghe và làm theo Lời Ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan xây cất nhà mình trên vầng đá. Có mưa sa, nước chảy, gió lay xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá” Mat 7:24,25). Cũng xem các câu Mat 7:26,27. Chúa Giêxu đã phán rằng người khôn ngoan xây nhà mình trên vầng đá là một hình ảnh của những ai nghe Lời Chúa và vâng theo. Lời Chúa xây dựng những bê tông cốt sắt trong đời sống chúng ta hầu cho chúng ta sẽ đứng vững không hề hấn gì đối với những điều nghịch xảy đến với mình.

Chương 2

ĐỨC CHÚA TRỜI

Đức Chúa Trời thật quá vĩ đại để chúng ta có thể hiểu Ngài cách đầy trọn. Ngài không có khởi nguyên và không có tận cùng. Không có nơi nào mà Ngài không thể hiện diện. Lời Chúa trong sách Gióp 11:7 có câu hỏi rằng

“Nếu ông dò xét, há có thể hiểu biết sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời, và thấu rõ Đấng Toàn Năng sao?”

Đức Chúa Trời sống trên thiên đàng và tể trị trên cả trái đất. Kinh Thánh nói với chúng ta:

“Đức Giê-hô-va phán như vầy: Trời là ngai Ta, đất là bệ chơn Ta” (Ês 66:1)

“Đức Chúa Trời cai trị các nước, Đức Chúa Trời ngự ngôi thánh Ngài” (Thi 47:8).

Trong bài nghiên cứu nầy chúng ta sẽ nhắm vào những chân lý đặc biệt về Đức Chúa Trời. Đây là những sự kiện về tính bất biến của Đức Chúa Trời. Qua những sự kiện nầy bạn sẽ hiểu biết thêm Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào. Bạn sẽ đến chỗ nhận biết Ngài và Ngài là Đấng chăm sóc đời sống của chính bạn ra sao.

 


A. ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG NHƯ THẾ NÀO?

 

1. Đức Chúa Trời Là Đấng Sáng Tạo Mọi Sự

“Ôi! chỉ một mình Chúa là Đức Giê-hô-va có một không hai; Chúa đã dựng nên các từng trời, và trời của các từng trời, cùng toàn cơ binh của nó, trái đất và các vật ở trên nó, biển và nuôn vật ở dưới nó; Chúa bảo tồn những vật ấy, và cơ binh của các từng trời đều thờ phượng Chúa ”Nê 9:6)

“Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi ” Thi 139:13)

2. Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Năng

"...ngươi là ai mà dám cải lại ý muốn của Đức Chúa Trời? ...Người thợ gốm há chẳng có quyền trên đất sét sao?!...” Rô 9:19-21

“Hỡi Đức Giê-hô-va! sự cao cả, quyền năng, vinh quang, toàn thắng và oai nghi đáng qui về Ngài; vì muôn vật trên trời dưới đất đều thuộc về Ngài. Đức Giê-hô-va ơi! nước thuộc về Ngài; Ngài được tôn cao làm Chúa tể của muôn vật” ISử 29:11

“Vả, Đức Chúa Trời bởi quyền lực cảm động chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin và suy tưởng” Êph 3:20

3. Đức Chúa Trời là Đấng Toàn tri

“Chẳng có vật nào được giấu kín trước mặt Chúa, nhưng thảy đều trần trụi và lộ ra trước mắt Đấng mà chúng ta phải thưa lại” Hêb 4:13

"...Đức Chúa Trời lại lớn hơn lòng mình nữa và biết hết mọi sự" IGiăng 3:20

4. Đức Chúa Trời là Đấng Thánh Khiết

“Chẳng có ai thánh như Đức Giê-hô-va; chẳng có Chúa nào khác hơn Ngài! Không có hòn đá nào như Đức Chúa Trời chúng ta” ISa 2:2

5. Đức Chúa Trời là Đấng Thần Linh

“Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy” (Giăng 4:24)

6. Đức Chúa Trời Là Một Thân Vị Bạn Có Thể Quen Biết

“Hãy đến gần Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ đến gần anh em...” Gia 4:8

“Đức Giê-hô-va ở gần mọi người cầu khẩn Ngài. Tức ở gần mọi người có lòng thành thực cầu khẩn Ngài.” Thi 145:18

7. Đức Chúa Trời Là Một Người Cha Yêu Thương

“Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ ra cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời; và chúng ta thật là con cái Ngài...” IGiăng 3:1)

B. CÁC ĐỀN THỜ KHÔNG THỂ CHỨA NỔI NGÀI

“Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, chẳng ngự tại đền thờ bởi tay người ta dựng nên đâu. Cũng không cần tay người ta phục dịch như thể Ngài cần điều gì. Vì Ngài là Đấng ban sự sống, hơi sống, và có, y như xưa một vài thi nhơn của các ngươi nói rằng: chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài” Công 17:24, 25, 28

C. CHÚNG TA ĐƯỢC:

1. Được Đức Chúa Trời Tạo Dựng

“Tôi cảm tạ Chúa vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm.”

“Khi tôi được dựng nên trong nơi kín, chịu nắn nên cách xảo tại nơi thấp của đất, thì các xương cốt tôi không giấu được Chúa. Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi; số các ngày định cho tôi, đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy” Thi 139:14-16.

2. Được Đức Chúa Trời Sở Hữu

“Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời" ICôr 6:19-20

3. Được Kêu Gọi Để Thờ Phượng Đức Chúa Trời

“Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn của Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên” Khải 4:11.

D. THỰC HIỆN MỘT QUYẾT ĐỊNH

“Đức Chúa Giêxu đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” Mat 22:37

Thánh Kinh cho chúng ta biết về một con người tên là Giôsuê. Ông là nhà lãnh đạo vĩ đại của quốc gia Ysơraên.

Dân sự đã lang thang bốn mươi năm trong đồng vắng, không có một xứ sở cho họ. Dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, Giôsuê đã đưa họ đến sự đắc thắng các quốc gia gian ác sống trên đất Canaan, và chiếm hữu xứ sở của họ cho một dân tộc vô gia cư.

Rồi Giôsuê đã thách thức toàn thể dân sự thực hiện một quyết định:

"...thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc là các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân Amôrít trong xứ mà các ngươi ở; NHƯNG TA VÀ NHÀ TA SẼ PHỤC SỰ ĐỨC GIÊHÔVA” Giô 24:15

Một thách thức tương tự đến với mỗi chúng ta. Ngày nay bạn có muốn thực hiện lời hứa nguyện tương tự như Giôsuê không?

LỜI CAM KẾT CỦA TÔI

Hôm nay tôi dành sự thờ phượng cho Đức Chúa Trời Có Một Và Thật của trời và đất, tôi xin đầu phục ý chí, cuộc đời và mọi sở hữu của tôi cho Ngài. Kể từ hôm nay tôi quyết định không bao giờ thờ phượng một thần nào khác. Sự thờ phượng của tôi chỉ dành cho Ngài mà thôi. Và tôi sẽ dạy cho người khác chân lý về Đức Chúa Trời.

MỘT LỜI CUỐI

Hãy nhớ đến luật sinh sôi nảy nở của nước Đức Chúa Trời. Đó là đến phiên bạn phải dạy cho người khác và dạy cho họ truyền đạt cho người khác nữa.

Chương 3. CON NGƯỜI VÀ SATAN

 

A. CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, ĐƯỢC TẠO DỰNG ĐỂ QUẢN TRỊ

Đức Chúa Trời có một lý do rất thật trong sự tạo dựng loài người (người nam và người nữ). Ngài có một kế hoạch và mục đích kỳ diệu cho họ. Bởi vì Chúa là tình yêu, Ngài khao khát có những hữu thể đồng tâm trí, đồng tấm lòng để có thể chia sẻ sự sống của Ngài cho họ... Ngài hiện hữu vì mọi sự ấy...loài người sẽ đồng trị trời đất với Ngài như các con trai của Ngài. Vậy nên Ngài đã dựng con người theo hình ảnh của Ngài

"Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng Ta hãy làm nên loài người như hình Ta và theo tượng Ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ" Sáng 1:26-27

 


 

B. LU-XI-PHE (LUCIFER )

 

Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên những điều kỳ diệu trước khi Ngài dựng nên trời và đất. Giữa vòng những điều ấy là các thiên sứ, những hữu thể thần linh (linh thể - spirit beings) mục đích của các thiên sứ ấy là để hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời. Các thiên sứ thờ phượng Đức Chúa Trời. Và phục vụ Ngài cách liên tục (Khải 5:11-14)

Tuy nhiên, khi Luxiphe, một trong những thiên sứ trưởng, đã hiểu biết chương trình của Đức Chúa Trời dựng nên loài người, thì nó đã dấy loạn nghịch với Đức Chúa Trời. Nó muốn vị trí và uy quyền mà Đức Chúa Trời đã dự định cho loài người. Nó muốn cầm quyền trên mọi loài thọ tạo từ trên Ngai Đức Chúa Trời trên thiên đàng.

Khi Luxiphe phản loạn, Đức Chúa Trời đã trục xuất nó khỏi thiên đàng. Đồng thời, một phần ba các thiên sứ đã tham gia vào cuộc tạo phản của nó đã bị trục xuất với nó (12:4).

"Hỡi sao mai (Luxiphe ),con trai của sáng sớm kia, tại sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ dày đạp các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào!

Ngươi vẫn bụng bảo dạ rằng: ta sẽ lên trời, ta sẽ nhắc ngôi ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương bắc. Ta sẽ lên cao hơn những đám mây, làm ra mình bằng Đấng rất cao" Ês 14:12-14

Luxiphe đã bị ném xuống đất, tại đây nó được biết với danh hiệu "Satan" hay là "ma quỷ". Bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời Đấng sáng tạo, nó đã mất đi vẻ đẹp và sáng láng mà một thời nó đã từng có (Êxê 28:11-17) trở nên gian ác và đầy sự tối tăm.

Các thiên sứ đã sa ngã với nó cũng mất sự vinh hiển và trở thành những ác linh (Evil spirits), trong thế giới tân tạo của Đức Chúa Trời. Nhưng, tham vọng gian ác của Satan vẫn không thay đổi. Và vì vậy nó thiết lập một kế hoạch khác để cố gắng và chiếm ngai Đức Chúa Trời...nó đã theo chân con người mà Chúa đã tạo dựng.

 

C. SỰ CÁM DỖ

Đức Chúa Trời đã ban cho người nam và người nữ đầu tiên (Ađam - Êva) uy quyền trên cả trái đất, và bảo họ hãy giữ uy quyền ấy đặt dưới quyền của Ngài. Để giữ họ an toàn khỏi Satan và các ác linh của nó, Đức Chúa Trời đã trồng hai cây đặc biệt trong vườn nơi Ađam và Êva sống. Đức Chúa Trời gọi là "cây biết điều thiện và điều ác" và "cây sự sống" (Sáng 2:9-17).

Cây sự sống tiêu biểu cho sự sống và Uy quyền của chính Đức Chúa Trời. Do đó ăn trái cây ấy, Ađam và Êva ngày càng đầy dẫy năng lực, tình yêu và vinh hiền của Đức Chúa Trời.

Cây biết điều thiện và điều ác tiêu biểu cho sự sống và quyền lực Satan, miễn là Ađam và Êva đừng ăn trái cây ấy thì họ sẽ được an toàn đối với các tà linh đầy dẫy trên đất. Quyền tể trị trên cả cuộc sáng tạo sẽ luôn luôn thuộc về họ. Nếu họ đã vâng lời Đấng Tạo Hóa yêu thương (Hêb 2:8).

"Đức Giê-hô-va đem người vào ở vườn Êđen để trồng và giữ vườn. Rồi Giê-hô-va phán dạy rằng:

Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết" Sáng 2:15-17

Tuy nhiên Satan đã dối gạt Êva. Nó bảo bà rằng thực ra cái cây biết điều thiện và điều ác không xấu đâu, đúng ra nó sẽ khiến ông bà giống các thần linh vậy. Bà đã tin lời dối gạt và ăn trái ấy. Ađam dầu biết đó là lời nói dối cũng cứ ăn. (ITi 2:14).

"Người nữ thấy trái cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn và trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa" Sáng 3:6.

 

D. HẬU QUẢ

Qua một hành động tội lỗi ấy, con người đã đánh mất sự vinh hiển cùng hình ảnh của Đức Chúa Trời và quyền tể trị trên cuộc sáng tạo. Thế rồi Satan chiếm lấy cái ngai vừa bị bỏ trống bởi Ađam và Êva thi hành thi hành quyền tể trị trên đất, và sự chết đầy tràn trên thế gian (Hêb 2:14-15).

"...như bởi một người mà tội lỗi đã vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết thì sự chết đã trãi qua trên hết thảy mọi người như vậy." Rô 5:12

Mọi thế hệ tiếp nối Ađam và Êva đã thừa kế bản chất sa ngã của ông bà. Tất cả đều bị ở dưới quyền lực và sự cai trị của Satan.

"Còn anh em đã chết vì lầm lạc và tội ác mình, đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch.

Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo xác thịt tư dục mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác" Êph 2:1-3

Ở mọi nơi, lòng người ta giờ đây đầy ắp với:

1. Sự thờ hình tượng

"Vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong ý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy dẫy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại; họ đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư nát, lấy hình tượng của loài người hay hư nát, hoặc của điểu thú, côn trùng" Rô 1:21-23.

2. Sự Vô Luân

"Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô uế theo lòng ham muốn mình, đến nỗi tự làm nhục thân thể mình nữa.

Vì họ đã đổi lẽ thật của Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và phục vụ loài thọ tạo thế cho Đấng Tạo Hoá, là Đấng đáng khen ngợi đời đời! A-men.

Ấy vì cớ đó mà Đức Chúa Trời đã phó họ cho sự tình dục xấu hổ; vì trong vòng họ, những người đờn bà đã đổi cách dùng tự nhiên ra cách khác nghịch với cách tự nhiên.

Những người đờn ông cũng vậy, bỏ cách dùng tự nhiên của người đờn bà mà un đúc tình dục người nầy với kẻ kia, đờn ông cùng đờn ông phạm sự xấu hổ, và chính mình họ phải chịu báo ứng xứng đáng với điều lầm lỗi của mình" 1:24-27.

3. Mọi Điều Ác

"Tại họ không lo nhìn biết Đức Chúa Trời nên Đức Chúa Trời đã phó họ cho lòng hư xấu, đặng phạm những sự chẳng xứng đáng.

Họ đầy dẫy mọi sự không công bình, độc ác, tham lam, hung dữ; hay gièm chê, chẳng tin kính, xấc xược, kiêu ngạo, khoe khoang, khôn khéo về sự làm dữ, không vâng lời cha mẹ; dại dột, trái lời giao ước, không có tình nghĩa tự nhiên, không có lòng thương xót.

Dầu họ biết mạng lệnh Đức Chúa Trời tỏ ra cùng những người phạm tội dường ấy là đáng chết, thế mà chẳng những họ tự làm thôi đâu, lại còn ưng thuận cho kẻ khác phạm các điều ấy nữa" 1:28-32.

 

E. KẾ HOẠCH VĨ ĐẠI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ PHỤC HỒI

Đức Chúa Trời đã không từ bỏ con người vì tội lỗi của họ. Không! Thay vì vậy, Ngài đã ra tay hành động một kế hoạch vĩ đại khác, kế hoạch để cứu loài người khỏi quyền lực Satan và phục hồi con người trở lại chương trình nguyên thủy của Ngài, để làm con cái Ngài và chia sẻ ngai của Ngài. Ngài đã bắt đầu chuẩn bị thế giới để Chúa Cứu Thế Giêxu có thể đến giữa loài người.

"Như trong Ađam mọi người đều chết thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại" ICôr 15:22.Kinh Thánh Tân Ước ký thuật về câu chuyện về Đấng Cứu Thế, Đấng phải đến để cứu chúng ta khỏi tội lỗi.

A. CHÚA GIÊXU LÀ CON ĐỨC CHÚA TRỜI

Hai ngàn năm trước, một con người đã xuất hiện trong lịch sử. Ngài đã sinh ra trong thế giới và đã lớn lên thành Đấng nam nhi y như mọi con người khác, nhưng con người này khác biệt với mọi người. Ngài không phải là một con người tầm thường.

Một trinh nữ đang chịu thai bởi Đức Thánh Linh để đưa Ngài vào đời. Ngài chính là con Đức Chúa Trời đến trần gian này trong hình thể loài người. Ngài là "Con ĐỨC CHÚA TRỜI" (Lu 1:26-35).

"Ban đầu có Ngôi Lời (Giê xu ),Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời... .Ngôi Lời đã trở nên xác thịt ở giữa chúng ta. Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, sự vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha, đầy ân phúc và chân lý" Giăng 1:1-14

 


B. CHÚA GIÊXU ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN VÌ MỤC ĐÍCH ĐẶC BIỆT

 

1.Để Nhân Loại Thoát Khỏi Quyền Lực Satan

"Vì Con Người đã đến để tìm và cứu kẻ bị hư mất" Lu 19:10 Cũng xem Cô 1:13.

2. Để Phó Sự Sống Ngài Làm Giá Chuộc Lại Chúng Ta

"Con Người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người" Mat 20:28.

3. Để Hủy Phá Công Việc Của Satan Trong Đời Sống Chúng Ta

"Kẻ nào phạm tội là thuộc về ma quỉ; vì ma quỉ phạm tội từ lúc ban đầu. Vả, Con Đức Chúa Trời đã hiện ra để hủy phá công việc của ma quỉ" IGiăng 3:8.

4. Để Ban Cho Chúng Ta Sự Sống Đời Đời

"Chứng ấy tức là Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài. Ai có Đức Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Đức Chúa Trời thì không có sự sống" 5:11, 12 Cũng xem Giăng 3:16,17; 10:10.

5. Để Cho Chúng Ta Được Sinh Ra Trong Gia Đình Đức Chúa Trời

Nhưng hễ ai đã nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin Danh Ngài "1:12) Cũng xem IGiăng 3:1, 2.

6. Để Phục Hồi Sự Thông Công Của Chúng Ta Với Đức Chúa Cha

"Chúng tôi lấy điều đã thấy, đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả chúng tôi cũng được giao thông với Đức Chúa Cha và với Con Ngài là Đức Chúa Giêxu Christ" 1:3.

C. ĐỨC CHÚA GIÊXU ĐÃ ĐẾN ĐỂ BÀY TỎ ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ AI

"Ví bằng các ngươi biết Ta (Jesus) thì cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết và đã thấy Ngài... .Ai đã thấy Ta, tức là thấy Cha. Sao các ngươi lại nói rằng: xin chỉ Cha cho chúng tôi? Ngươi há không tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta hay sao? Những lời Ta nói với các ngươi chẳng phải Ta tự nói; ấy là Cha ở trong Ta, chính Ngài làm trọn việc riêng của Ngài. Khi Ta nói rằng Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta, thì hãy tin Ta..." Giăng 14:7-11. Cũng xem 1:18.

1. Ngài Bày Tỏ Tình Yêu Của Đức Chúa Trời

"Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều này Đức Chúa Trời đã sai Con Một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống.

"Nầy sự yêu thương ở tại đây; ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta. "IGiăng 4:9, 10. Cũng xem Rô 5:8

2. Ngài Bày Tỏ Quyền Năng Của Đức Chúa Trời

a. Ngài Chữa Lành Kẻ Đau Ốm, Người Què Và Người Đui.

"Vậy danh tiếng Ngài đồn ra khắp cả xứ Xyri, người ta bèn đem cho Ngài mọi người đau ốm, hay là mắc bệnh nọ tật kia, những kẻ bị quỉ ám, điên cuồng, bại xuội, thì Ngài chữa lành cho được cả". Cũng Xem Giăng 9:1-17.

b. Ngài Trục Xuất Các Tà Linh.

"Ngài chữa lành nhiều kẻ đau các thứ bệnh, và đuổi nhiều thứ quỉ, chẳng cho phép các quỉ nói ra, vì chúng nó biết Ngài" Mác 1:34. Cũng xem 5:1-17.

c. Ngài làm các phép lạ

"Vả có cơn bão lớn nổi lên, sóng tạt vào thuyền đến nỗi gần đầy nước; ...Ngài bèn thức dậy quở gió và phán cùng biển rằng "Hãy im đi! lặng đi! Gió liền dứt và lặng như tờ... Các môn đồ kinh hãi lắm, nói với nhau rằng, Vậy thì người này là ai? Mà gió và biển đều vâng lệnh người" 4:37-4 Cũng xem Giăng 6:1-21.

d. Ngài Khiến Kẻ Chết Sống Lại

"Khi Ngài nói xong, bèn kêu một tiếng lớn rằng: Hỡi Laxarơ, hãy ra! Người chết đi ra, chơn tay buộc bằng vải liệm và mặt thì phủ khăn. Đức Chúa Giêxu phán cùng chúng rằng; hãy mở cho người và để người đi." (Giăng 11:43-44).

D. ĐỨC CHÚA GIÊXU ĐÃ CHIA SẺ SỰ ĐAU KHỔ CỦA CHÚNG TA TRONG ĐỜI SỐNG NGÀI.

Trong khi sống trên đất, Chúa Giêxu đã nếm trải nỗi khó khăn của cuộc đời mà chúng ta đối diện và vì vậy Ngài hiểu chúng ta cảm nhận như thế nào.

"Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội" (Hêb 4:15). Cũng xem Mat 8:17.

E. ĐỨC CHÚA GIÊXU ĐÃ CHẾT TRÊN THẬP TỰ GIÁ VÌ CHÚNG TA

Những người gian ác đã bắt Chúa Giêxu và hành hình Ngài trên cây gỗ như một phạm nhân. Ngài có thể tự cứu mình song không làm, vì chính qua sự chết của Ngài trên thập tự giá mà Đức Chúa Trời sẽ cứu thế gian. Chúa Giêxu đã chết vì chúng ta! (Đọc Mác 15:16-39) "Chính Ngài đã mang tội lỗi của chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta có thể chết đối với tội lỗi và sống cho sự công bình, bởi những thương tích Ngài anh em được chữa lành" (IPhi 2:23) Ês 53:5,6.

F. ĐỨC CHÚA GIÊXU ĐÃ SỐNG LẠI TỪ KẺ CHẾT VÌ CHÚNG TA

Sau ba ngày trong mộ, Đức Chúa Trời đã khiến Con Ngài sống lại từ kẻ chết! (Đọc Mat 28:1-20) Điều này cũng vì chúng ta!

"Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta... thì Ngài làm cho chúng ta đồng sống với Đấng Christ... .và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Giêxu Christ... " (Êph 2:4-6), cũng xem Rô 6:4.

G. ĐỨC CHÚA GIÊXU ĐÃ MỞ CỬA THIÊN ĐÀNG CHO CHÚNG TA

Khi công việc trên đất đã hoàn tất, Chúa Giêxu đã trở về thiên đàng để ở với Đức Chúa Trời là Cha Ngài. Nhưng điều này cũng vì chúng ta... vì Ngài đã mở cho chúng ta một con đường vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời, nơi chúng ta có thể sống bây giờ và mãi mãi!

"Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Giêxu được dạn dĩ vào nơi rất thánh, bởi đường mới và sự sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài... .

Nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn... mà đến gần Đức Chúa Trời..." (Hêb 10:19-22) cũng xem Giăng 14:1-3

TÔI HỨA NGUYỆN

Hôm nay con nhìn nhận rằng Đức Chúa Giêxu là Con Đức Chúa Trời và Ngài đã đến thế gian này để đáp ứng nhu cầu lớn lao của con về một Đấng cứu thế. Con sẽ nói cho người khác biết rằng Ngài đã đến thế gian này vì họ.

Khi Đức Chúa Giêxu bị định cho sự chết bởi sự đóng đinh vào thập tự giá thì những kẻ gian ác nghĩ rằng họ chỉ xử tử một người đã làm xáo trộn lối sống của họ. Họ không hề nhận biết rằng Thập tự giá đã được Đức Chúa Trời dự định từ buổi sáng thế.

A. ĐỨC CHÚA TRỜI XỬ LÝ MỌI TỘI LỖI

Qua sự chết của Con Ngài trên thập tự giá, Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa vĩ đại đang xử lý tội lỗi, sự đau khổ và phiền muộn của mỗi một con người. Đức Chúa Giêxu đã chết thế cho từng cá nhân trên thế gian. Tiếp nhận cách cá nhân những gì Ngài đã làm trên thập tự giá đem lại sự đáp lời cho mọi nhu cầu của chúng ta.

 

1. Đức Chúa Trời Bày Tỏ Quyền Năng Của Ngài Qua Thập Tự Giá.

 

"Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại, song về phần chúng ta là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời" (ICôr 1:18). Cũng xem trong Rô 1:16.

2. Đức Chúa Trời Bày Tỏ Tình Yêu Của Ngài Trên Thập Tự Giá.

"nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết" (5:8)

3. Đức Chúa Trời Đã Cất Khỏi Sự Phiền Muộn Của Chúng Ta Trên Thập Tự Giá.

"Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng Người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập và làm cho khốn khổ" (Ês Es53:4;).

4. Đức Chúa Giêxu Đã Gánh Sự Đoán Phạt Vì Tội Lỗi Chúng Ta Trên Thập Tự Giá.

"Nhưng Ngài đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt Ngài chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người chúng ta được lành bệnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho hết thảy tội lỗi chúng ta đều chất trên Ngài" (53:5,6;) cũng xem trong IPhi 2:24

B. MỐI LIÊN HỆ MỚI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI QUA THẬP TỰ GIÁ

Bởi vì Đức Chúa Trời rất thánh khiết và công nghĩa, nên tội lỗi phân rẽ chúng ta khỏi Ngài. Không ai có tội trong lòng lại có thể ở trong sự hiện diện của Ngài.

Vậy nên Đức Chúa Giêxu không chỉ chết thế trên thập tự giá vì cớ tội lỗi của chúng ta, mà Ngài còn khiến cho chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời cách cá nhân và kinh nghiệm tình yêu, sự bình an và vui mừng mà giúp chúng ta thông công với Ngài.

1. Chúng Ta Được Đức Chúa Trời Chấp Nhận Qua Thập Tự Giá.

"Đức Chúa Trời làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời" (IICôr 5:21)

2. Chúng Ta Nhận Được Sự Tha Thứ Qua Thập Tự Giá.

"Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài, trong Con đó chúng ta có sự Cứu chuộc, là sự tha tội." (Cô 1:13-14). Cũng xem trong IGiăng 2:1-2.

3. Chúng Ta Trở Thành Thành Viên Của Gia Đình Đức Chúa Trời Qua Thập Tự Giá.

"Vì Đấng làm nên Thánh và kẻ được nên Thánh, đều bởi một Cha mà ra. Cho nên Ngài không thẹn mà gọi những kẻ đó là anh em, Khi Ngài có phán: Ta sẽ truyền danh Chúa cho anh em và ngợi khen Chúa ở giữa hội "(Hêb 2:11-12) Cũng xem Giăng 1:12.

4. Phân Biệt Chủng Tộc Bị Phá Vỡ Qua Thập Tự Giá.

"Nhưng trong Đức Chúa Giêxu Christ, mà anh em là kẻ ngày trước cách xa, hiện nay đã nhờ huyết Đấng Christ được gần rồi. Vì ấy chính Ngài là sự hòa hiệp cả hai lại làm một, phá đổ bức tường ngăn cách, là sự thù nghịch đã phân rẽ ra, bởi vì Ngài đã đem thân hình mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ.

Như vậy, khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài, và vì bởi thập tự giá Ngài đã làm cho sự thù nghịch tiêu diệt, nên nhờ thập tự giá đó Ngài cả hai hiệp một thể mà làm hòa thuận với Đức Chúa Trời "(Êph 2:13-16)

C. SỰ TỰ DO QUA THẬP TỰ GIÁ

Sự chết của Đức Chúa Giêxu trên thập tự giá là sự đắc thắng vĩ đại đối với chúng ta. Bởi vì Đức Chúa Trời đã xử lý tội lỗi chúng ta trên thập tự giá, điều ấy cũng có nghĩa là mọi bất hạnh và đau khổ vốn là hậu quả của tội lỗi cũng được xử lý luôn.

Thập tự giá đã dành lấy sự tự do vĩ đại cho chúng ta!

1. Sự Tự Do Khỏi Satan

"Ngài đã truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó, và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ" (Cô 12:15) Cũng xem trong 1:13.

2. Sự Tự Do Khỏi Tội Lỗi Quá Khứ.

"Vậy nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật tự do" (Giăng 8:36)Cũng xem trong 2:13.

3. Sự Tự Do Khỏi Tội Lỗi Hiện Tại.

"Vì tội lỗi không cai trị trên anh em đâu; bởi anh em chẳng thuộc dưới luật pháp, mà thuộc dưới ân điển "(Rô 6:14).

4. Sự Tự Do Khỏi Bệnh Tật.

"vậy cho được ứng nghiệm lời của Đấng Tiên tri Esai đã nói rằng: Chính Ngài đã lấy tật quyền của chúng ta và gánh bệnh hoạn của chúng ta "Mat 8:17

5. Tự Do Khỏi Sự Rủa Sả

"Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã làm nên sự rủa sả vì chúng tôi, vì có lời chép rằng: Đáng rủa thay là kẻ bị treo trên cây gỗ "(Ga 3:13)Cũng xem Phục 28:15-68.

6. Tự do Khỏi Sự Phán Xét.

"Bằng chẳng vậy, thì từ buổi sáng thế đến nay, Ngài đã phải chịu khổ nhiều lần rồi. Nhưng hiện nay đến cuối cùng các thời đại, Ngài đã hiện ra chỉ một lần, dâng mình làm tế lễ để cất tội lỗi đi. Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét "(Hêb 9: 26-27)

7. Tự Do Khỏi Sự Chết Đời Đời

"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời "(Giăng 3:16)

D. TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ SỰ CÔNG NGHĨA HỘI NGỘ TẠI THẬP TỰ GIÁ.

Thập tự giá là nơi mà tình yêu thương và sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời gặp nhau. Sự phán xét công nghĩa của Ngài đòi hỏi án tử hình cho tội lỗi, tức là sự đổ huyết. Tình yêu của Ngài đáp ứng sự đòi hỏi của chính Ngài và Chúa Giêxu, Con Đức Chúa Trời, đã chết thế cho chúng ta.

"Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được chuộc khỏi cơn thạnh nộ là dường nào! Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà được hòa thuận cùng với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!

"Nào những thế thôi, chúng ta lại còn khoe mình trong Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, nhờ Ngài mà chúng ta hiện nay đã được hòa thuận "(Rô 5: 8-11).

E. THẬP TỰ GIÁ LÀ TRUNG TÂM CỦA LỊCH SỬ

Thập tự giá của Chúa Giêxu Christ là điểm trung tâm của sự tồn tại của nhân loại trên đất. Ngay từ khoảnh khắc người nam và người nữ đầu tiên phạm tội (Xem Sáng 3:1-24), Đức Chúa Trời đã lên kế hoạch trước rằng Chúa Giêxu sẽ chết trên thập tự giá.

Từ đó trở đi, trong niềm tin con người đã mong đợi điều mà Đức Chúa Trời đã hứa Ngài sẽ làm trên thập tự giá để cứu họ. Ngày nay, chúng ta nhìn lại và tin nơi điều Đức Chúa Giêxu đã làm cho chúng ta trên thập tự giá để nhận được sự tha thứ và đời sống mới.

CON HỨA NGUYỆN

Hôm nay con đặt trọn lòng tin nơi điều Đức Chúa Trời đã làm cho con khi Chúa Giêxu chịu chết trên thập tự giá. Con tin rằng Ngài đã gánh lấy sự sửa phạt vì tội của con. Con xin tiếp nhận sự tha thứ mà Đức Chúa Trời đã dành cho con. Và con xin cảm tạ Ngài vì mối tương giao với Ngài giờ đây được ban cho con. Hôm nay con quyết định sẽ sống mỗi ngày trong mối tương giao cá nhân với Đức Chúa Trời và xin dâng chính mình để chia sẻ chân lý này với những người khác.

Sự đổ huyết của Đức Chúa Giêxu trên thập tự giá là yếu tố để chúng ta nhận được sự tha thứ tội lỗi và được chấp nhận vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

"...Không đổ huyết thì không có sự tha thứ "(Hêb 9: 22).

A. SỰ SỐNG Ở TRONG HUYẾT.

"Vì sanh mạng của xác thịt ở trong huyết; Ta đã cho các ngươi huyết rưới trên bàn thờ đặng làm lễ chuộc tội cho linh hồn mình; vì nhờ sanh mạng mà huyết mới chuộc tội được "(Lê 17:11).

Khi phạm tội, chúng ta nhận lãnh sự chết. "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết "(Rô 6:23). Chúa Giêxu đã trả án này cho chúng ta bằng sự đổ huyết của Ngài (Ngài chết thế cho chúng ta).

Sự chuộc tội (Atonement- At-one-ment) nghĩa là được làm NÊN MỘT với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Giêxu đã phó sự sống mình (đổ huyết Ngài ra) trên thập tự giá vì sự chuộc tội chúng ta. Điều này khiến cho chúng ta có thể trở NÊN MỘT với Đức Chúa Trời. Huyết của Đức Chúa Giêxu có nghĩa rằng chúng ta không còn là kẻ thù mà là bạn hữu của Ngài, là con trai, con gái của Ngài. Bởi đức tin chúng ta tiếp nhận điều Ngài đã làm cho chúng ta.

B. TỘI LỖI GÂY RA ĐIỀU GÌ CHO CUỘC ĐỜI CHÚNG TA

1. Phân Rẽ Chúng Ta Khỏi Đức Chúa Trời

"Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi đã làm xa cách mình với Đức Chúa Trời, và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa "(Ês 59:2).

2. Khiến Chúng Ta Mang Mặc Cảm Tội Lỗi

"Vì sự gian ác tôi vượt quá đầu tôi; nó nặng quá cho tôi khác nào một gánh nặng. "( Thi 38:4).

3. Cho Phép Satan Kiện Cáo Chúng Ta.

"...Vì kẻ kiện cáo anh em chúng ta, kẻ ngày đêm kiện cáo anh em chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời... "(Khải 12:10).

4. Đòi Án Tử Hình.

"...Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết "(Êxê 18:4).

Huyết Chúa Giêxu đáp ứng mọi nhu cầu chúng ta.

C. HUYẾT ĐỐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI.

Huyết Đấng Christ đáp ứng trọn vẹn luật pháp Đức Chúa Trời, là luật pháp vốn đòi hỏi một án tử hình cho việc phạm pháp. IGiăng 3:4: " và tội lỗi tức là... trái luật pháp. "

Huyết che chở chúng ta khỏi án phạt vi phạm luật pháp (sự chết).

Trong Xuất 12:1-50, Đức Chúa Trời truyền lệnh cho dân Ysơraên phải bôi huyết chiên con nơi ngạch cửa nhà của họ để bảo vệ họ khỏi kẻ hủy diệt, tức là người sẽ giết mọi con đầu lòng.

Chiên này là hình ảnh của Chiên Con, Chúa Cứu Thế, Đấng sẽ đến sau này. Đức Chúa Trời phán:

"..Khi nhìn thấy huyết, Ta sẽ vượt qua (bảo vệ) các ngươi "(Xuất 12:3)

1. Mối Thông Công Được Phục Hồi.

"Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay các ngươi nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào. "(Rô 5:8-9).

2. Chúng Ta Được Chuộc Lại (Được Mua Khỏi Kiếp Nô Lệ )

"Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội theo sự dư dật của ân điển Ngài "(Êph 1:7).

D. HUYẾT ĐỐI VỚI LOÀI NGƯỜI.

Huyết đã làm hài lòng Đức Chúa Trời; giờ đây huyết làm thỏa mãn chúng ta trong sự tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi tội lỗi.

1. Huyết Làm Sạch Mọi Tội Lỗi.

"Huống chi huyết của Đấng Christ, là Đấng nhờ Thánh Linh Đời Đời, dâng chính mình không tì vít cho Đức Chúa Trời, thì sẽ làm sạch lương tâm anh em khỏi công việc chết, đặng hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống là dường nào! (Hêb 9:14).

2. Huyết Thánh Hóa Chúng Ta.

"Ấy vì đó mà chính mình Đức Chúa Giêxu đã chịu khổ tại ngoài cửa thành để lấy huyết mình làm cho dân nên thánh "(13:12).

3. Huyết Đem Chúng Ta Lại Gần Đức Chúa Trời.

"...Và bởi huyết Ngài trên thập tự giá thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất, trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời. Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời và là thù nghịch cùng Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình "

Nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã khiến anh em hòa thuận... "(Cô 1: 20-22).

4. Huyết Cho Chúng Ta Sự Dạn Dĩ Bước Vào Sự Hiện Diện Của Đức Chúa Trời

"Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Giêxu được dạn dĩ vào nơi rất thánh, bởi đường mới và sự sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài...

nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa. "(Hêb 10:19-22).

5. Huyết Hoàn Thiện Chúng Ta Trong Cái Nhìn Của Đức Chúa Trời.

"...Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ. Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời "(10:14).

E. HUYẾT ĐỐI VỚI MA QUỈ.

Hoạt động cực kỳ chiến lược của Satan trong thời đại này là như kẻ kiện cáo anh em (Khải 12:10) và chính điều này mà Chúa phải đương đầu trong chức vụ đặc biệt của Ngài với tư cách Thầy Tế Lễ Thượng phẩm qua chính huyết mình (Hêb 9:11-14).

1. Huyết Đem Đức Chúa Trời Về Phía Con Người Chống Lại Ma Quỉ.

"...Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta thì ai còn nghịch với chúng ta? ...Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời?

Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư?Đức Chúa Giêxu Chirst là Đấng đã chết và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời cầu nguyện thế cho chúng ta "(Rô 8:31,33,34).

Ma quỉ không có chỗ đứng để kiện cáo nghịch cùng những ai đã tiếp nhận công việc đổ huyết của Đấng Christ cho họ.

2. Huyết Giải Thể Quyền Sỡ Hữu Hợp Pháp Của Satan.

"..trong Con đó chúng ta có sự cứu chuộc, là sự tha tội "(Cô 1:14).

Chữ "Cứu Chuộc" có nghĩa là "mua lại". Chúng ta ở dưới một chủ quyền mới, và cái giá để trả cho chúng ta là huyết của Chúa Giêxu.

"...Hội Thánh của Đức Chúa Trời mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình "(Công 20:28)Cũng xem ICôr 6:19, 20; ITi 2:6.

F. NHỮNG ĐIỀU HUYẾT ĐEM LẠI CHO CHÚNG TA.

1. Sự Tinh Sạch Của Tấm Lòng.

"Nhưng nếu chúng ta đi trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau, và huyết Đức Chúa Giêxu, Con Ngài, làm sạch mọi tội lỗi chúng ta "(IGiăng 1:7).

2. Sự Sống Vĩnh Hằng.

"Đức Chúa Giêxu bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu.

Ai ăn thịt và uống huyết Ta thì có sự sống đời đời, nơi ngày sau rốt ta sẽ khiến người đó sống lại "(Giăng 6:53-54).

3. Đến Gần Đức Chúa Trời.

"Nhưng trong Đức Chúa Giêxu Christ, anh em là kẻ ngày trước cách xa, hiện nay đã nhờ huyết Đấng Christ mà được gần rồi "(Êph 2:13).

TÔI HỨA NGUYỆN

Giờ đây con hiểu được sự đổ huyết của Chúa Giêxu có ý nghĩa như thế nào đối với Đức Chúa Trời, đối với Satan và đối với con. Con xin kết ước để chia sẻ cho những người khác lẽ thật về huyết Đấng Christ. Con sẽ luôn nhắc nhở chính mình về giao ước Đức Chúa Trời đã lập với con để tha thứ và làm sạch tội lỗi cùng bảo vệ con khỏi sự tổn hại của Satan.

Sau sự chết trên thập tự giá, Đức Chúa Giêxu đã ở trong phần mộ ba ngày (Mat 12:40). Và rồi Đức Chúa Trời đã khiến Con Ngài từ kẻ chết sống lại. (Đọc 28:1-20).

"Theo Thần Linh của Thánh Đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Giêxu (Rô 1:4)

A. ĐỨC CHÚA TRỜI KHIẾN ANH EM ĐỒNG SỐNG LẠI VỚI ĐẤNG CHRIST

Sự chết của Chúa Jesus là dành cho chúng ta. Ngài cũng chính là sự sống lại!

Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung...

Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta nên đang khi chúng ta chết vì tội mình thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ. ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Giêxu Christ "(Êph 2:1-6; Cô 3:1-3).

1. Để Ban Cho Anh Em Sự Sống Mới

"Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài đã định, theo ân điển đã ban cho chúng ta trong Đức Chúa Giêxu Christ từ trước muôn đời vô cùng, mà bây giờ mới bày ra bởi sự hiện ra của Đức Chúa Giêxu Christ, Cứu Chúa chúng ta, Ngài đã phá hủy sự chết, dâng Tin Lành phô bày sự sống và sự không hề chết ra cho rõ ràng "(IITi 1:9, 10).

2. Để Ban Cho Anh Em Sự Sanh Lại Mới

"Ngợi khen Đức Chúa Trời là Cha Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ Đức Chúa Giêxu Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống "(IPhi 1:3)

3. Để Ban Cho Anh Em Một Khởi Điểm Mới

"Cho nên nếu ai ở trong Đấng Christ thì nấy là người dựng nên mới, mọi sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới "(IICôr 5:17).

4. Để Ban Cho Anh Em:

a. Sự Chiến Thắng Trên Satan:

"Hỡi các con cái bé mọn, phần các con là thuộc về Đức Chúa Trời, đã thắng họ rồi, vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian (Satan)...vì hễ sự gì sah bởi Đức Chúa Trời thì thắng hơn thế gian và sự thắng hơn thế gian ấy là đức tin của chúng ta. Ai là người thắng hơn thế gian, há chẳng phải kẻ tin Chúa Giêxu là con Đức Chúa Trời hay sao? "(Giăng 4:4; 5:4, 5)cũng xem trong Cô 2:13-15.

b. Uy Quyền Trên Satan.

Sau sự sống lại của Ngài "...Đức Chúa Giêxu Christ là Đấng đã được lên trời, nay ngự bên hữu Đức Chúa Trời, các thiên sứ, các vương hầu, các quyền thế thảy đều phục Ngài "IPhi 3:21, 22)cũng xem trong Lu 10:17-19.

c. Năng Lực Trên Satan

"Tôi cũng cầu nguyện... để con mắt lòng anh em được sáng hầu cho biết... quyền vô hạn của Ngài và Ngài đối với chúng ta có lòng tin, là lớn dường nào y theo phép tối thượng của năng lực mình mà Ngài đã tỏ ra trong Đấng Christ, khi khiến Đấng Christ từ kẻ chết sống lại và làm cho ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời, cao hơn hết mọi quyền, mọi phép, mọi thế lực, mọi quân chủ cùng mọi danh vang ra: không những trong đời nầy mà cũng trong đời hầu đến nữa.

Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chơn Đấng Christ, và ban cho Đấng Christ làm đầu Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ, tức là sự đầy đủ của Đấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài. "(Êph 1:18-23) cũng xem Mác 16:15-18; Công 1:8; 4:33.

5. Để Khiến Anh Em Trở Nên Con trai Và Kẻ Thừa Kế Trong Nước Đức Chúa Trời

"Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba, Cha! Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài "(Rô 8:14-17).

B.SỰ PHỤC SINH ĐÁP ỨNG TỪNG NHU CẦU CỦA ĐỜI SỐNG

1. Ấy là sự giải cứu của anh em khỏi QUÁ KHỨ

Đời sống tội lỗi cũ đã bị chết trên Thập Tự Giá với Chúa Giêxu, và bị chôn với Ngài trong mồ mả. Thế rồi, khi Chúa Giêxu được làm cho sống lại, anh em cũng được làm cho sống lại với Ngài như một sự sáng tạo mới bỏ lại đàng sau đời sống củ của mình trong huyệt mả của Chúa Giêxu!.

"Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép Báp tem trong sự chết với Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào thì thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy... .Vì nếu Ngài đã chết, ấy là chết cho tội lỗi một lần đủ cả; nhưng hiện nay Ngài sống, ấy là sống cho Đức Chúa Trời. Vậy anh em hãy coi mình như chết đối với tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giêxu Christ "(6:4-11) cũng xem Êph 2:1-7 và Cô 2:12-15.

2. Ấy Là Sức Mạnh Của Anh Em Cho HIỆN TẠI.

Bởi vì Chúa Giêxu ĐANG SỐNG nên bây giờ chúng ta nhận được quyền năng của Thánh Linh Ngài để sống một đời sống đắc thắng trên tội lỗi và trên tất cả các cuộc tấn công của Satan chống lại chúng ta.

"Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho thì Ngài há cũng chẳng sẽ ban mọi sự luôn với Con Ấy cho chúng ta sao?

Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình cho những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Giêxu Christ là Đấng đã chết và cũng đã sống lại, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta.

Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm hay là gươm giáo chăng?

"Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần... ..."(Rô 8:31-39).

3. Ấy Là Hy Vọng Của Anh Em Cho TƯƠNG LAI.

Sự phục sinh của Chúa Giêxu ban cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao cho tương lai. Ngài được gọi là:"Đấng sanh trứơc nhất từ trong những kẻ chết "(Cô 1:18) Trong sự phục sanh, Ngài mở một con đường cho tất cả những ai sẽ tin nhận và bước theo Ngài - để cũng sẽ được sống lại từ kẻ chết!.

Vào một ngày kỳ diệu trong tương lai, Chúa Giêxu Christ sẽ trở lại trái đất nầy một lần nữa- lần này không như một em bé, nhưng bày tỏ cho cả thế gian biết Ngài thực sự LÀ AI - Đức Chúa Trời vinh hiển và Đấng cầm quyền của mọi sự sáng tạo. Lúc ấy, tất cả những kẻ chết đã tin nơi Ngài sẽ được làm cho sống trở lại!.

"Và nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích, anh em còn ở trong tội lỗi mình. Vậy những kẻ ngủ trong Đấng Christ cũng phải hư mất đời đời. Nếu chúng ta chỉ có sự trông cậy trong Đấng Christ về đời nầy mà thôi, thì trong cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết.

Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ.

Và, vì chưng bởi một người mà có sự chết, thì cũng bởi một người mà có sự sống lại của những kẻ chết.

Như trong Ađam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại, nhưng mỗi người theo thứ tự riêng của mình: Đấng Christ là trái đầu mùa; rồi tới ngày Đấng Christ đến, những kẻ thuộc về Ngài sẽ sống lại "(ICôr 15:17-23)cũng xem 15:50-57; ITê 4:13-18.

TÔI HỨA NGUYỆN

Bởi vì sự sống lại của Đấng Christ, hôm nay con xin kết ước để nhận lấy sự đầy trọn của đời sống mới của con và sự giải phóng trong Ngài. Con sẽ đứng vững trong lẽ thật nầy và chia sẻ cho mọi người.

Sự ăn năn là bước đầu tiên chúng ta thực hiện để tiếp nhận ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trong Chúa Cứu Thế Giêxu.

"...Vậy cả nhà Ysơraên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Giêxu nầy mà các ngươi đã đóng đinh trên Thập Tự Giá, làm Chúa và Đấng Christ. Chúng nghe bấy nhiêu lời rồi, trong lòng cảm động, bèn hỏi Phierơ cùng các sứ đồ khác rằng: Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi? Phierơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhơn danh Đức Chúa Giêxu chịu phép Báp tem để được tha tội mình... "(ICôr 2:36-38)cũng xem Công 17:30.

A. SỰ ĂN NĂN KHÔNG PHẢI LÀ:

1. Không Phải Chỉ Là Cảm Biết Tội Lỗi

Sự cảm biết tội lỗi về sự phạm tội của chúng ta đến trước sự ăn năn, nhưng không phải là sự ăn năn. Không có ai ăn năn trừ phi trước tiên họ cảm biết tội lỗi mình làm, nhưng không phải tất cả những ai cảm biết tội lỗi đều ăn năn thật sự.

"Nhưng khi Phao lô nói về sự công bình, sự tiết độ và sự phán xét ngày sau, thì Phê- rít run sợ, nói rằng: Bây giờ ngươi hãy lui; đợi khi nào rảnh ta sẽ gọi lại "(24:25).Phê- rít cảm biết tội nhưng không ăn năn.

2. Không Phải Chỉ Ân Hận Về Tội Lỗi Của Mình

Nhiều người rất ân hận bởi vì hậu quả tội lỗi của mình, hoặc bởi vì họ đã bị bắt quả tang. Nhiều người ân hận không phải vì những việc sai trái họ đã làm nhưng vì hậu quả họ phải nhận lấy khi bị bắt quả tang.

"Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải và sự hối cải dẫn đến sự cứu rỗi linh hồn... còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết "(IICôr 7:10).

3. Không Phải Chỉ Cố Gắng Trở Nên Một Người Tốt.

Nhiều người cố gắng trong sức riêng để trở nên một người tốt hơn va thay đổi lối sống của họ. Bất cứ sự tự cố gắng riêng nào cũng có một gốc rễ của sự công bình riêng ở trong đó, điều ấy không thừa nhận nhu cầu của sự ăn năn khỏi tội lỗi.

"Chúng tôi đã hết thảy trở nên như một vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa đi "(Ês 64:6).

4. Không Phải Để Trở Nên Sùng Đạo

Những người Pharisi trong Kinh Thánh rất sùng đạo trong cung cách và tập tục của họ. Họ kiêng ăn, cầu nguyện và có rất nhiều nghi lễ tôn giáo, nhưng không bao giờ ăn năn.

"Bởi Giăng thấy nhiều người dòng Pharisi và Suđusê đến chịu phép Báptêm mình, thì bảo họ rằng: Hỡi dòng dõi rắn lục kia, ai đã dạy các ngươi tránh khỏi cơn giận ngày sau? Vậy các ngươi hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn, và đừng tự khoe rằng: Ápraham là tổ phụ chúng ta; vì ta nói cho các ngươi rằng Đức Chúa Trời có thể khiến đá này sanh ra con cái cho Ápraham được. Bây giờ cái búa đã để kề gốc cây; vậy hễ cây nào không sanh trái tốt thì phải đốn và quăng vào trong lửa. "(Mat 3:7-10).Cũng xem 5:20.

5. Không Phải Chỉ Biết Lẽ Thật

Có một cái đầu thông hiểu về tri thức lẽ thật không nhất thiết đảm bảo rằng lẽ thật đó trở thành một thực tại sống động trong đời sống một người. Tri thức của cái đầu rất khác với niềm tin của tấm lòng (Xem Rô 10:10)

"Ngươi tin rằng chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi, ngươi tin phải; ma quỉ cũng tin như vậy và run sợ. Nhưng hỡi kẻ dại dột kia, ngươi muốn biết chắc rằng đức tin không có việc làm là đức tin chết chăng? "(Giăng 2:19,20)

B. SỰ ĂN NĂN THẬT LÀ

1. Buồn Rầu Trước Chúa Về Tội Lỗi Mình

Sự ăn năn thật là sự buồn rầu không phải chỉ hướng về mình hoặc người khác, nhưng trước tiên và trên hết là sự buồn rầu chân thật hướng về Đức Chúa Trời.

"Đức Chúa Trời ôi! xin hãy thương xót tôi tùy lòng nhơn từ của Chúa; Xin hãy xóa các sự vi phạm tôi theo sự từ bi rất lớn của Chúa. Xin hãy rửa tôi cho sạch hết trọi gian ác, và làm cho tôi được thánh khiết về các tội lỗi tôi. Vì tôi nhận biết sự vi phạm tôi, tội lỗi hằng ở trước mặt tôi. Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa... "( Thi 51:1-4)Cũng xem 38:8

2. Thành Thật Nhìn Nhận Tội Lỗi Mình.

"Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; tôi nói: tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; còn Chúa tha tội ác của tôi "( 32:5)Cũng xem IGiăng 1:9.

3. Quay Khỏi Tội Lỗi Mình.

"Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn; nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót "(Châm 28:13)

4. Ghét Tội Lỗi.

"Chúa ưa điều công bình, ghét điều gian ác, cho nên... Đức Chúa Trời... .đã xức dầu... ."(Hêb 1:9)

"...sẽ tự chán ngán trước mắt mình, vì cớ mọi sự dữ mình đã phạm... "(Êxê 20:43, 44).

5. Khi Nào Có Thể, Hãy Trả Lại Cho Người Khác Điều Mình Đã Lấy.

"Song Xachê đứng trước mặt Chúa, thưa rằng: lạy Chúa, nầy tôi lấy nửa gia tài mình mà chia cho kẻ nghèo, và nếu có làm thiệt hại ai bất kỳ việc gì, tôi sẽ đền gấp tư "(Lu 19:8)Cũng xem Lê 6:1-7.

C. SỰ ĂN NĂN BAO GỒM

1. Quay khỏi Tội Lỗi.

"Chớ như tổ phụ các ngươi, các tiên tri xưa kia đã kêu họ mà rằng: Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: bây giờ, khá xây bỏ đường dữ và việc làm dữ của các ngươi; nhưng họ chẳng nghe, chẳng hề để ý đến...."(Xa 1:4).Cũng xem Ga 5:19-21; Êph 5:5.

2. Quay Khỏi Thế Gian.

"Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy "(IGiăng 2:15)Cũng xem Gia 4:4

3. Quay Khỏi Chính Mình.

"Lại Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình "(IICôr 5:15)Cũng xem Lu 14:26.

4. Quay Khỏi Ma Quỉ

"Đặng mở mắt họ, hầu cho họ từ tối tăm mà qua sáng láng, từ quyền lực của quỉ Satan mà đến Đức Chúa Trời... "( Công 26:18) Cũng xem Cô 1:13.

5. Quay Trở Lại Cùng Đức Chúa Trời

Vậy ngươi khá nói cùng chúng rằng: Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy. Hãy trở lại cùng ta, Đức Giê-hô-va phán, thì ta sẽ trở lại cùng các ngươi, Đức Giê-hô-va phán như vậy "( Xa 1:3)

6. Quay Trở Lại Với Đời Sống Công Bình.

"Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình "( Rô 6:3).

TÔI HỨA NGUYỆN

Hôm nay con quyết định ăn năn và cứ tiếp tục sẽ lánh khỏi tội lỗi như Đức Chúa Trời bày tỏ những việc làm sai trái cho con.

Đức tin luôn luôn là dấu hiệu của một môn đệ Đấng Christ. Những môn đệ đầu tiên được biết dưới danh hiệu "TÍN ĐỒ "(BELIEVERS ).Chúa Giêxu đã phán: "...kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả "( Mác 9:23).

Đức tin có nghĩa là hoàn toàn lệ thuộc, nương dựa vào Đức Chúa Trời. Khi Ađam phạm tội thì ông đã bước ra khỏi sự nương cậy Đức Chúa Trời và bước vào sự độc lập, nương vào chính mình (mà đó là sự vô tín). Đây là lý do Đức Chúa Trời đã đặt đức tin vào vị trí ưu tiên. Đức tin là con đường bước trở lại vào trong mối tương quan với Đức Chúa Trời (sự nương dựa Đức Chúa Trời).

Sự lệ thuộc vào Đức Chúa Trời này gọi là đức tin. Đức tin nâng bạn ra khỏi ngũ quan nhìn, nghe, nếm, ngửi và sờ chạm. Đức tin giải phóng bạn khỏi những khả năng giới hạn. Bởi đức tin bạn di chuyển từ sự bất khả năng đến những gì Đức Chúa Trời có thể làm cho bạn. Đây là sự bước đi bởi đức tin mà mỗi chúng ta được kêu gọi đến chỗ "..không gì không thể làm được... "( Mat 17:20).

A. ĐỨC TIN LÀ GÌ?

Đức tin là hành động vâng lời để đáp ứng những gì Đức Chúa Trời đã phán. Một đức tin thật được bày tỏ trong 1) sự vâng lời và 2) hành động, để đáp ứng với 3) Tiếng phán của Đức Chúa Trời.

"Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy "( Hêb 11:1).

Đức tin có nghĩa là tin cậy, tin chắc hay xác tín nơi một người nào hay nơi lời nói của người ấy. Có đức tin nơi Đức Chúa Trời bao hàm một sự hoán đổi của lòng tự tin vào mình với sự tin cậy vào Chúa. Chúng ta thôi tin cậy vào chính mình mà tin cậy vào Chúa. Chúng ta từ bỏ nương dựa nguồn tri thức bị hạn chế của mình và bắt đầu tiếp nhận nguồn vô hạn của Ngài.

B. HAI LOẠI TRI THỨC

"Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài giảng thuyết khéo léo của sự khôn ngoan, nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép hầu cho anh em chớ lập đức tin mình trên sự khôn ngoan loài người, bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời.

Dầu vậy chúng tôi giảng sự khôn ngoan cho những kẻ trọn vẹn, song chẳng phải sự khôn ngoan thuộc về đời này, cũng không phải của các người quản trị đời này, là kẻ sẽ bị hư mất.

Chúng tôi giảng sự KHÔN NGOAN BÍ MẬT của Đức Chúa Trời, là sự mầu nhiệm kín dấu, mà từ trước các đời, Đức Chúa Trời đã định sẵn cho sự vinh hiển chúng ta "( ICôr 2:4-7)cũng xem các câu 816.

1. Sự Tri Thức Qua Cảm Quan

Tất cả những sự tri thức đều đến với con người thiên nhiên qua ngũ quan như thấy, nghe, nếm, ngửi, sờ. Đây là sự tri thức giới hạn, được mô tả là "sự khôn ngoan của loài người".

2. Sự Tri Thức Qua Mặc Khải

Sự tri thức này không dựa vào ngũ quan, cũng không dựa vào sự lí luận thiên nhiên nhưng dựa vào một nguồn duy nhất (alternative source) đó là CHÂN LÝ của lời Đức Chúa Trời. Được tiếp thụ qua tâm linh của con người, và được mô tả là "Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời ", vì "Chúng ta sống bởi ĐỨC TIN chớ không phải bởi mắt thấy "( IICôr 5:7).

C. NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN

Nền tảng của việc có đức tin nơi Đức Chúa Trời nằm ở trong ba thực tại quan trọng:

1. Bản Tánh Của Đức Chúa Trời

"Khi Đức Chúa Trời hứa cùng Abraham, và vì không thể chỉ Đấng nào lớn hơn, nên Ngài chỉ chính mình mà thề với người rằng... "(Hêb 6:13).

a. Ngài Không Thể Thay Đổi:

"Ta, Chúa Hằng Hữu, chẳng hề thay đổi... " (Mal 3:6)cũng xem Gia 1:17.

b. Ngài Không Thể Thất Bại

"Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự, chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm "( Gióp 42:2)cũng xem ISử 28:20.

c. Ngài Không Thể Nói Dối

"Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, cũng chẳng phải là con loài người để hối cải. Điều Ngài đã nói, Ngài há sẽ chẳng làm ư?Điều Ngài đã phán, Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao? "( Dân 23:19)cũng xem Tít 1:2.

2. Công Tác Cứu Chuộc Của Con Đức Chúa Trời

"Nhìn xem Đức Chúa Giêxu là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên Hữu Ngai Đức Chúa Trời. "( Hêb 12:2).

Đấng Christ đã trở nên nguồn của đức tin chúng ta nơi Đức Chúa Trời. Sự kiện Chúa chết và sống lại cung ứng nền tảng cho đức tin chúng ta.

"...Giêxu Chirst... đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự nên thánh và sự cứu chuộc cho chúng ta " (ICôr 1:30)cũng xem Rô 5:1, 2.

3. Lời Đức Chúa Trời

"Trời đất sẽ qua đi nhưng lời ta nói sẽ không bao giờ qua đi "( Mat 24:35)cũng xem Ês 40:8.

"Đức Giê-hô-va bèn phán: "...Ta sẽ tỉnh thức, giữ lời phán ta đặng làm trọn "( Giê 1:12).

Lời của Ngài mãi mãi là chơn thật. Đức tin đến khi Đức Chúa Trời đem một lời thật cụ thể vào chính hoàn cảnh của chúng ta, và lời ấy đến giữa tất cả những lời Ngài đã từng phán. Khi Lời Chúa đến với chúng ta theo cách này, lời ấy sẽ trở nên sinh động trong chúng ta, nẩy sinh ra đức tin của chúng ta.

D. ĐỨC TIN HÀNH ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO.

Nguyên tắc của đức tin trong (Rô 3:27) là vận hành trong chúng ta cách liên tục, dầu hoàn cảnh có ra sao đi chăng nữa (Xem IICôr 5:7; Gia 1:5, 6). Đức tin hành động theo những cách sau:

1. Đức Chúa Trời Ban Đức Tin Cho Chúng Ta

"Vì trong Tin Lành này có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin "(1:17; Ha 2:4).

Người công bình sống bởi đức tin, đó là đức tin mà Ngài ban cho chúng ta như là một ân tứ.

"Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu... (đức tin ấy) là sự ban cho của Đức Chúa Trời "( Êph 2:8, 9) "...y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người "( Rô 12:3).

2. Đức Tin Đến Bởi Nghe Một Lời Từ Đức Chúa Trời

Trước hết Đức Chúa Trời khích lệ chúng ta bằng cách phán một "lời" thích nghi với hoàn cảnh của chúng ta.

Điều này có thể đến khi bạn đọc Kinh Thánh hay khi bạn nghe tiếng nói của Thánh Linh bên trong tâm linh mình. "...Đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe là khi lời của Đấng Christ được rao giảng "( Rô 10:17)cũng xem Sáng 5:17, 15, 2; Giô 1:8.

3. Vâng Theo Lời Chúa

Để đức tin có thể vận hành trong tình trạng của chúng ta, chúng ta phải vâng theo Lời ấy. Đức tin phải NĂNG ĐỘNG chớ không phải thụ động. Phần lớn các Lời hứa của Đức Chúa Trời đều có điều kiện. Ngài sẽ làm phần của Ngài nếu chúng ta làm phần của chúng ta.

"...Đức tin không có việc làm là đức tin chết "( Gia 2:17)cũng xem Sáng 1:22-25 Mat 7:24-27.

4. Sự Khủng Hoảng Hay "Thử thách" Của Đức Tin Chúng Ta

Đây là một giai đoạn thử thách. Mọi sự xảy ra chung quanh xem ra trái với những gì Đức Chúa Trời đã phán và dường như chẳng có bằng chứng tự nhiên nào cho niềm tin của chúng ta. Ở điểm này, đức tin chúng ta hoàn toàn yên nghỉ trên Lời Đức Chúa Trời (những gì Ngài đã phán cho chúng ta).

"Anh em vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ích lâu; hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Giêxu Chirst hiện ra. "( IPhi 1:6, 7)cũng xem Rô 4:16-21; Thi 105:17-19.

Trong đức tin, chúng ta ném mình vào SỰ THÀNH TÍN CỦA NGÀI.

Trong những lúc chúng ta hoài nghi và vật vã, Đức Chúa Trời là thành tín, vì Ngài không bỏ chúng ta "(IITi 2:13).

Ngài đã thành tín với Thôma và Phierơ khi đức tin của họ bị thử thách. Chúa Giêxu đã không từ bỏ họ. "Ngài sẽ chẳng bao giờ rời chúng ta hay bỏ quên chúng ta " (Hê-bơ-rơ).

5. Kết Quả.

Kết quả sau cùng là luôn luôn phần thắng thuộc về kẻ tin, đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời (Xem Gia 1:2-4,12; Sáng 21:1-3; Thi 105:9-22; Công 3:16; Hêb 6:13-15)

"...Vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời thì thắng hơn thế gian, và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta "( IGiăng 5:4).

TÔI HỨA NGUYỆN

Hôm nay con quyết định sống bởi đức tin và tin cậy Đức Chúa Trời trong mọi lãnh vực của đời sống. Con thừa nhận nhu cầu của con hoàn toàn lệ thuộc vào Đức Chúa Trời, đó là đức tin trong hành động. Trong những nan đề, những thách thức và khó khăn con sẽ nương dựa vào sự thành tín của Ngài. Sự đáp ứng của Đức Chúa Trời sẽ là ân điển của Ngài, quyền năng khả thi của Ngài. Con cũng sẽ dạy người khác nương dựa nơi sự thành tín của Đức Chúa Trời và bước đi với đức tin nơi Đức Chúa Trời.

"Các sứ đồ lại lấy quyền phép rất lớn mà làm chứng về sự sống lại của Đức Chúa Giêxu Christ; và hết thảy đều được PHƯỚC LỚN "(Công 4:33).

"Từ Áttali hai người chạy buồm về thành Antiốt, là chỗ mình đã ra đi, ĐƯỢC GIAO PHÓ CHO ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI, để làm công việc mình vừa mới làm xong" (Công 14:26).

Tại sao Ân điển của Đức Chúa Trời lại quá quan trọng trong từng trải của các Cơ Đốc Nhân của Hội thánh đầu tiên như vậy? Tại sao Hội Thánh tại Antiốt đã cầu nguyện để Ân điển của Đức Chúa Trời được ở trên Phaolô, Banaba, và Sila khi họ khởi sự các cuộc hành trình truyền giáo?

A. Ý NGHĨA CỦA ÂN ĐIỂN.

Sự hiểu biết thông thường nhất của chữ "ân điển" là " Ân huệ của Đức Chúa Trời dành cho kẻ không xứng đáng" (God's unmerited favour) nghĩa là, dù chúng ta là những tội nhân, đáng bị đoán phạt, thì Đức Chúa Trời đã nhìn chúng ta trong sự yêu thương và đã tha thứ cho chúng ta. Tuy nhiên, đây chỉ có một nửa ý mà thôi. Từ ngữ ấy còn có ý nghĩa là " QUYỀN NĂNG THÊM SỨC CỦA Đức Chúa Trời " (God's enabling power).

"Nguyền xin chính Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, và Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là Đấng đã yêu thương chúng ta, và đã lấy ân điển Ngài mà ban cho chúng ta sự yên ủi đời đời và sự trông cậy tốt lành, yên ủi lòng anh em, khiến anh em được bền vững trong mọi việc lành cùng mọi lời nói lành" (IITê 2:16-17).

Ân điển Chúa không những chỉ khiến chúng ta được chấp nhận vào gia đình của Đức Chúa Trời mà còn cung ứng cho chúng ta năng lực có cần để sống một cuộc đời Cơ Đốc. Có hai phân đoạn Kinh Thánh nói lên hai phương diện của ân điển Đức Chúa Trời trong mỗi người tín đồ.

1. Ân Huệ Của Đức Chúa Trời Dành Cho Những Kẻ Bất Xứng

"Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình "(Êph 2:8-9).

2. Quyền Năng Thêm Sức Của Đức Chúa Trời

"...Bởi sự yêu thương của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Giêxu Christ, theo ý tốt của Ngài để ngợi khen sự vinh hiển của ân điển Ngài đã ban cho chúng ta cách nhưng không trong con yêu dấu của Ngài! "(Êph 1:4-6)

Xin cũng đọc cả phân đoạn, vì phân đoạn này mô tả mọi điều chúng ta đã nhận bởi ân điển Ngài (bởi quyền năng thêm sức của Ngài).

Không phải ân điển của Ngài dành cho kẻ bất xứng chỉ bày tỏ trong sự cứu rỗi mà thôi (tức là trong đó chúng ta nhận được sự tha thứ và được phục hồi lại mối tương giao với Ngài, mặc dù chúng ta không xứng đáng với điều ấy), nhưng quyền năng thêm sức của Ngài cũng được bày tỏ, vì chỉ nhờ sức mạnh của Ngài mà chúng ta mới có thể được biến đổi.

"Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ thì nấy là người dựng nên mới, những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới "(IICôr 5:17).

Nguyên tắc về ân điển này được tiếp tục suốt cuộc hành trình của chúng ta với Đức Chúa Trời. Trong mọi lãnh vực của đời sống Cơ Đốc chúng ta, chính ân điển của Đức Chúa Trời khiến chúng ta lớn lên và mạnh mẽ. Quyền năng thêm sức của Đức Chúa Trời được ban cho chúng ta mà không có một chút gì xứng đáng về phần chúng ta.

"Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa "(IIPhi 3:18).

B. ÂN ĐIỂN ĐƯỢC BAN CHO NHỮNG ANH HÙNG ĐỨC TIN

Năng lực vận hành của ân điển này được bày tỏ trong đời sống của những người nam và nữ qua suốt cả Thánh Kinh. Mỗi vị anh hùng đức tin đã bắt đầu bước đi với Đức Chúa Trời đều ý thức được sự yếu đuối và bất năng của mình.

Chỉ qua người ấy mà ân điển Đức Chúa Trời, tức là quyền năng thêm sức của Ngài được phép hoạt động trong đời sống của họ để họ có thể trở thành loại người mà Đức Chúa Trời muốn, và để hoàn thành chương trình và mục đích mà Đức Chúa Trời đã dành cho họ.

C. ÂN ĐIỂN TRONG CUỘC ĐỜI CỦA MÔI SE

Đọc Xuất 3:11-13;4:1-13. Mạng lịnh mà Chúa Hằng Hữu đã ban cho Môi se không phải là sứ mạng nhỏ. Ai cập là một đế quốc đương quyền vào thời ấy. Đó là một quốc gia tàn ác, và Pharaôn, nhà lãnh đạo quỉ quyệt nắm uy quyền tự mệnh danh là thần thánh. Mỗi quốc gia trong thế giới thời ấy đã sống trong sự sợ hãi vua Pharaôn này.

Khi Đức Chúa Trời bảo Môi se xuống Ai cập và bảo Pharaôn hãy để cho ba triệu dân của Ngài được ra đi tự do khỏi sự nô lệ. Môi se lập tức đáp lời, và lời ấy thốt ra từ sự yếu đuối và bất năng như sau:

Xu 3:11 "Tôi là ai? "

Xu 3:13 "Ngài là ai? "

Xu 4:1 "Họ sẽ không tin tôi! "

Xu 4:10 "Tôi không có tài hùng biện "

Xu 4:13 "Lạy Chúa, xin sai phái một người khác "

Nhưng với ân điển Chúa, Môise đã đi xuống Ai cập, cùng với dấu kỳ và phép lạ ông đã đem dân Ysơraên ra theo như lời Chúa bảo ông.

D. ÂN ĐIỂN TRONG CUỘC ĐỜI GHÊĐÊÔN

Đọc Quan 6:1-24. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đã đến với Ghêđêôn để giải cứu dân sự Ngài khỏi những đạo quân chinh phục của người Madian. Trong nhiều năm rồi Ysơraên chỉ biết có bại trận mà thôi. Sự đáp lời của Ghêđêôn đối với lời Đức Chúa Trời trong câu 13 biểu lộ sự vô tín lúc đầu của ông:

"Ôi Chúa, nếu Đức Giê-hô-va ở cùng chúng tôi, sao các điều này xảy đến cho chúng tôi? Các phép lạ kia ở đâu mà tổ phụ tôi đã thuật lại rằng: Đức Giê-hô-va há chẳng còn đem chúng ta ra khỏi xứ Êdíptô sao? Vì bây giờ Đức Giê-hô-va từ bỏ chúng tôi, và phó chúng tôi vào tay dân Mađian."

Ngay khi Chúa Hằng Hữu khích lệ và hứa sẽ ở với ông, Ghêđêôn đã trả lời "Làm sao tôi có thể cứu Ysơraên? Tôi là người nhỏ nhất trong chi phái chúng tôi "(xem Quan 6:15 ).

Nhưng bất chấp nỗi sợ hãi và sự bất năng của ông, với ân điển Đức Chúa Trời (quyền năng thêm sức) Ghêđêôn đã cứu dân Ysơraên, và ông đã thực hiện điều ấy với chỉ một nhóm người nhỏ. Chính ÂN ĐIỂN đã làm nên sự thay đổi lớn.

E. ÂN ĐIỂN TRONG ĐỜI SỐNG SỨ ĐỒ PHAO LÔ

Đọc Công 15:40. Trước khi Phaolô và Sila khởi hành cuộc truyền giáo với nhau, Hội Thánh ở Antiốt đã cầu nguyện cho họ và "Giao phó (họ)... cho ân điển của Chúa " với công việc đang đặt phía trước họ.

Bạn hãy đọc phần ký thuật của Phaolô về từng trãi của ông trong IICôr 11:22,33. Chúng ta có thể hiểu rằng ông được giao phó cho ân điển của Chúa trước hết!

Ông cần ân điển ấy để sống còn! Sự trả lời của Chúa cho lời thú nhận của Phaolô về sự yếu đuối của ông, cũng là lời hứa của Ngài cho chúng ta:

"...Ân điển ta đủ cho ngươi rồi vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối ngươi... "(IICo 12:9)

F. ÂN ĐIỂN ĐƯỢC GIẢI THOÁT TRONG ĐỜI SỐNG CHÚNG TA

Trong mối tương quan với Đức Chúa Trời, khi bước đi với Ngài mỗi ngày, chúng ta thường xuyên gặp những tình trạng, hoàn cảnh như muốn lấn lướt, nhận chìm chúng ta. Sự đáp ứng của chúng ta với Đức Chúa Trời là sự tin cậy vào lời Ngài. Chúng ta bày tỏ sự tin cậy qua sự vâng lời.

Điều này chứng tỏ chúng ta tin vào những gì Chúa phán bất chấp hoàn cảnh ra sao. Sự đáp ứng của Chúa đối với đức tin chúng ta là ân điển Ngài, là quyền năng thêm sức của Ngài để khiến chúng ta đắc thắng trên mọi cảnh ngộ.

G. HAI LỜI HỨA QUAN TRỌNG.

1. Chúng Ta Được Dạn Dĩ Đến Gần Ngôi Ân Điển

"Vậy chúng ta phải vững lòng đến gần ngôi ơn phước (ân điển),hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng" (Hêb 4:16)

2. Đức Chúa Trời Có Khả Năng

Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em ĐỦ MỌI THỨ ơn ĐẦY DẪY, hầu cho anh em HẰNG ĐỦ điều cần dùng TRONG MỌI SỰ, lại còn có rời rộng nữa để làm các thứ việc lành" (IICôr 9:8).

TÔI HỨA NGUYỆN

Hôm nay con tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời, là quyền năng thêm sức của Ngài, vào mọi lãnh vực và nan đề dấy lên trong đời sống con, và dạy những người khác cũng làm giống như vậy.

 

Đức Chúa Giêxu đã đòi hỏi mọi người tin nhận Ngài phải chịu Báp têm bằng nước.

"Đức Chúa Giêxu đến gần phán cùng môn đồ như vầy: Hết thảy quyền phép trên Trời dưới đất đã giao cho ta.

Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép Báp têm cho họ" (Mat 28:18, 19)cũng xem Công 2:38-41.

Được "Báp têm " có nghĩa là được "nhận chìm hoàn toàn ". Khi một người ăn năn tội mình và tin Chúa Giêxu đã chết thế cho mình, trước mặt nhiều nhân chứng, anh (chị) ấy được đem đến chỗ có nước, được nhận chìm ngay vào nước và được đem lên trở lại. Tại sao Đức Chúa Giêxu lại ra lệnh cho những tín đồ của Ngài phải làm một việc lạ lùng như thế?

A. HIỂU BIẾT VỀ PHÉP BÁP TÊM BẰNG NƯỚC

Hiểu được tất cả những gì về Báp têm bằng nước là chìa khóa dẫn đến một đời sống Cơ Đốc đắc thắng và được giảp phóng. Hành động dìm xuống nước và lên khỏi nước là một hình ảnh nói lên những gì đã xảy đến cho người tín đồ.

B. CÔNG VIỆC CỦA ĐẤNG CHRIST ĐƯỢC PHÁT HỌA QUA BỐN GIAI ĐOẠN

1. Ngài Đã Chết... Tôi Đã Chết Trong Ngài

"Vì biết rõ rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi đã bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa. Vì ai đã chết thì được thoát khỏi tội lỗi! " (Rô 6:6, 7).

2. Ngài Đã Bị Chôn... Tôi Đã Chịu Chôn Với Ngài

"Hay là anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép Báp têm trong Đức Chúa Giêxu Christ, tức là chịu Báp têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép Báp têm trong sự chết Ngài..." (Rô 6:3, 4).

3. Ngài Đã Sống Lại... Tôi Đã Có Một Đời Sống Mới Trong Ngài

"...Hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. Vì nếu chúng ta làm một (liên hiệp) cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau" (Rô 6:4,5).

4. Ngài Đã Ngự Lên... Tôi Đã Ngự Lên Trong Ngài

"Và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Giêxu Christ" (Êph 2:6).cũng xem Cô 3:1.

C. PHÉP BÁP TÊM BẰNG NƯỚC LÀ...

1. Tang Lễ Của Bạn

Lễ mai táng không phải là công việc giết đi một người. Nghi lễ ấy chỉ được thực hiện khi một người đã chết rồi. Cũng vậy, vì bạn" đã chết " trong Christ, bạn hãy chôn đời sống cũ của bạn trong phép Báp têm bằng nước.

2. Sự Sống Lại Của Bạn Trong Đời Mới!

Bạn ra khỏi nước chứng minh và công bố rằng bạn là một tạo vật mới trong Đấng Christ!

"Và nếu chúng ta đã cùng chết với Đấng Christ, thì chúng ta tin rằng mình cũng sẽ cùng sống với Ngài, bởi biết rằng Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, thì chẳng chết nữa; sự chết không còn cai trị trên Ngài.

Vì nếu Ngài đã chết, ấy là chết cho tội lỗi một lần đủ cả; nhưng hiện nay Ngài sống, ấy là sống cho Đức Chúa Trời. Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giêxu Christ" (Rô 6:8-11).

D. HAI VƯƠNG QUỐC.

"Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài" (Cô 1:13).

Mọi người nam và nữ ra đời trong thế gian này đều được sanh vào vương quốc của sự tối tăm; được sanh ra làm nô lệ cho kẻ độc tài Satan. Không có cách nào để thoát ra khỏi vương quốc này ngoại trừ SỰ CHẾT, và không có cách nào để vào vương quốc của Đức Chúa Trời ngoại trừ cách được SANH RA. Và như thế, Chúa Giêxu đã trở nên cả sự chết lẫn sự sanh lại của chúng ta, và đó là điều chúng ta công bố trong phép Báp têm bằng nước!

E. HAI DÒNG DÕI

Vì có hai vương quốc, vậy nên trong mỗi vương quốc là một dòng dõi khác nhau. Dòng dõi Ađam sống trong vương quốc tối tăm, và dòng Tân Tạo (New Creation) cư trú trong vương quốc Đức Chúa Trời.

1. Ađam Đầu Tiên

"Vì như trong A-đam mọi người đều chết... "(ICôr 15:22)cũng xem Rô 5:12.

Ađam là cha của tất cả chúng ta, cả dòng dõi loài người. Tội lỗi của Ađam làm chúng ta xa cách Đức Chúa Trời. Bởi vì tội lỗi của Ađam, tất cả chúng ta đều thừa hưởng bản chất phản loạn và bệnh hoạn của ông và trở nên suy phục sự chết. Hậu tự của Ađam gọi là "Dòng dõi Ađam".

2. Ađam Sau Cùng

"Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội "( Rô 5:6).

Không có cách nào để Đức Chúa Trời có thể thay đổi dòng A-đam đã bị sa ngã. Ngài đã phải chấm dứt dòng dõi ấy và đặt một khởi điểm cho dòng dõi nhân loại mới. Đức Chúa Giêxu là Ađam sau cùng. Ngài đã đến như người sanh ra sau cùng của dòng dõi Ađam và người sanh ra đầu hết của một dòng dõi mới.

Khi Ngài bị treo trên thập tự giá thì Ngài đã treo tại đó như một Ađam sau cùng, tức là người sanh ra cuối cùng của dòng dõi A-đam. Khi Ngài chết trên thập tự giá thì dòng dõi A-đam cùng với bản chất tội lỗi của Ađam bị chết.

Đức Chúa Trời đã làm cho dòng dõi sa ngã bị chết trong Ngài. Dòng dõi A-đam đã chết trong Đấng Christ.

3. Con Người Thứ Hai

"...cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại "(ICôr 15:22) Chúa Giêxu đã đến như một người mới của Đức Chúa Trời, qua đó một dòng dõi mới sẽ được dựng nên. Chúa Giêxu đã sống lại từ kẻ chết, không như A-đam sau cùng, nhưng với tư cách Con Người Thứ Hai, Cái Đầu của Tạo Vật Mới.

"Ấy vậy có lời chép rằng: Người thứ nhất là A-đam đã nên linh hồn sống. A-đam sau hết (Christ) là thần ban sự sống... .người thứ nhất bởi đất mà ra là thuộc về đất, người thứ hai bởi trời mà ra. Người thuộc về đất thể nào thì những kẻ thuộc về đất cũng thể ấy; người thuộc về trời thể nào, thì những kẻ thuộc về trời cũng thể ấy. Như chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của người thuộc về trời. "(ICôr 15:45-49).

4. Tạo Vật Mới

"Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; mọi sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới" (IICôr 5:17) cũng xem Êph 2:10.

Trong phép Báp têm bằng nước chúng ta công bố cho tất cả thân bằng quyến thuộc rằng chúng ta không còn là phần tử của dòng dõi A-đam và vương quốc của tối tăm nữa. Chúng ta là tạo vật mới trong Đấng Christ, thuộc về vương quốc Đức Chúa Trời!

TÔI HỨA NGUYỆN

Qua bài học này giờ đây con nhận biết rằng cuộc đời cũ cùng với tội lỗi và sự phán xét của nó đã bị chết trong sự chết của Chúa Giêxu, và bây giờ nhờ sự sống lại của Chúa Giêxu con có cả một cuộc đời mới để sống. Bởi vì phép Báp têm bằng nước phác họa lên điều này nên con xin kết ước chịu Báp têm bằng nước và để chia sẻ lẽ thật này cho những người khác.

Sau khi sống lại từ kẻ chết, Chúa Giêxu đã hiện ra cho các môn đệ Ngài trong vòng bốn mươi ngày. Rồi, khi tất cả họ nhóm nhau lại quanh Ngài trên đỉnh một ngọn đồi cao, Ngài đã được cất lên trời trước mắt họ (Đọc Công 1:1-11). Tuy nhiên, trước khi rời họ, Chúa Giêxu đã ban cho các môn đệ Ngài một lời hứa rất đặc biệt và kỳ diệu:

"...Ta sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên ủi khác, để ở với các ngươi đời đời, tức là Thần Lẽ Thật... .dầu vậy Ta nói thật cùng các ngươi: Ta đi là lợi ích cho các ngươi; ví nếu ta không đi, Đấng Yên Ủi sẽ không đến cùng các ngươi; song nếu Ta đi, thì Ta sẽ sai Ngài đến... "(Giăng 14:16-18; 16:5, 7).

Chúa Giêxu không để chúng ta đơn độc trong thế giới này. Ngài đã gởi Đức Thánh Linh đến với chúng ta.

A. ĐỨC THÁNH LINH LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI

Điều trước hết chúng ta cần phải hiểu về Đức Thánh Linh ấy là Ngài thực là Thượng Đế.

"Phierơ bèn nói với người rằng: hỡi A-na- nia, sao quỉ Satan đã đầy dẫy lòng người, đến nỗi ngươi nói dối cùng Đức Thánh Linh... .Ấy chẳng phải ngươi nói dối loài người, bèn là nói dối Đức Chúa Trời... "(Công 5:3, 4).Cũng xem IICôr 3:17

Đức Chúa Trời đã chọn để bày tỏ chính Ngài cho loài người với tư cách là CHA, là CON và là ĐỨC THÁNH LINH. Đây là cách diễn tả về ba Thân vị riêng biệt, tuy nhiên cả BA ấy là Một.

B. ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH.

Đức Thánh Linh là món quà của Đức Chúa Trời cho mỗi người tín đồ. Khi một người tin Chúa Giêxu và tiếp nhận ơn cứu rỗi Ngài ban cho, thì Đức Thánh Linh đến để sống trong người ấy, truyền cho họ sự sống thuộc linh.

"Phierơ trả lời rằng: hãy hối cải, ai nấy phải nhơn danh Đức Chúa Giêxu chịu phép Báp têm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi "(Công 2:38, 39)Cũng xem Giăng 7:37-39.

C. CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC THÁNH LINH.

1. Trong Đời Sống Cá Nhân Của Người Tín Đồ

Đức Thánh Linh đến cư trú trong người tín đồ để giúp đỡ người ấy một cách riêng tư:

a. Ngài Chứng Nhận Mối Tương Quan Của Chúng Ta Với Đức Chúa Trời.

"Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời" (Rô 8:16). Cũng xem IGiăng 3:24.

b. Ngài Dạy Dỗ

"Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhơn danh Ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều Ta đã phán cùng các ngươi. (Giăng 14:26).

c. Ngài Dẫn Dắt

Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đều là con của Đức Chúa Trời (Rô 8:14).

d. Ngài Giúp Chúng Ta Sống Cuộc Đời Đẹp Lòng Đức Chúa Trời

"Vậy tôi nói rằng: Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt (Ga 5:16).Cũng xem các câu 17-25.

e. Ngài Giúp Chúng Ta Cầu Nguyện

"Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối của chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự than thở không có thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta (Rô 8:26).

f. Ngài Ban Sự Sống Cho Thân Thể Chúng Ta

"Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Giêxu Christ sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Giêxu Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống (Rô 8:11).

2. Ngài Giúp Đỡ Tín Hữu Trong Công Tác Phục Vụ

Không những ban Thánh Linh để ở trong tín hữu, Đức Chúa Trời cũng muốn làm cho tín hữu được đầy dẫy và được báp têm Đức Thánh Linh để khiến người ấy có quyền năng mà hầu việc và tôn vinh Chúa trong thế gian.

a. Đức Thánh Linh Ban Quyền Năng Và Sự Dạn Dĩ Để Làm Chứng

"Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về Ta tại thành Giêrusalem, xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất (Công 1:8).Cũng xem 2:14-40.

b. Ngài Giới Thiệu Lãnh Vực Siêu Nhiên

"Vả, có các sự ban cho khác nhau nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh... .

Vả, người này nhờ Đức Chúa Trời được nói lời khôn ngoan; kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy mà nói lời tri thức. Bởi một Đức Thánh Linh cho người này được đức tin; cũng bởi một Đức Thánh Linh, cho kẻ kia được ơn chữa tật bệnh; người thì được phép lạ, kẻ thì nói tiên tri, người thì phân biệt các thần, kẻ thì được nói nhiều thứ tiếng khác nhau, người thì được thông giải các thứ tiếng ấy (ICôr 8:1-10:33).Cũng xem Công 2:4; 10:46; 19:6.

c. Ngài Làm Chứng Rằng Chúa Giêxu Đang Sống

Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng ta đã khiến Đức Chúa Giêxu sống lại... .Còn chúng ta đây là kẻ làm chứng mọi việc đó, cũng như Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho kẻ vâng lời người vậy (5:30-32)Cũng xem 4:31-33.

d. Ngài Đem Lại Sự Hiểu Biết Tươi Mới Về Lời Đức Chúa Trời

"...Song le như có chép rằng: ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng chưa hề nghĩ đến, nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài. Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa ( ICôr 2:9, 10).Cũng xem Giăng 16:13;.

e. Ngài Làm Đầy Dẫy Tâm Linh Chúng Ta Với Sự Thờ Phượng Thật

...Nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh. Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa. (Êph 5:18, 19).Cũng xem Giăng 4:24.

f. Ngài Tôn Vinh Chúa Giêxu

"Lúc nào Thần Lẽ Thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật ".

"Vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi mọi sự sẽ đến. Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi. Mọi sự Cha có đều là của ta; nên ta nói rằng Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi vậy (16:13-15).Cũng xem 15:26.

D. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC BÁP TÊM TRONG THÁNH LINH

Đức Chúa Trời muốn Thánh Linh của Ngài là Đấng vốn ở trong anh em làm cho anh em được đầy dẫy năng lực mà hầu việc Ngài bởi vì anh em là người tin vào Chúa Giêxu. (Êph 5:18).

1. Ấy Là Một Ân Tứ Mà Đức Chúa Trời Hứa; Vậy Hãy Xin Điều Ấy

...Huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Thánh Linh cho người xin Ngài! (Lu 11:13).Cũng xem các câu 9-12.

2. Hãy Khởi Sự Ngợi Khen Đức Chúa Trời Như Bạn Nhận Lãnh Trong Đức Tin

Môn đồ thờ lạy Ngài rồi trở về thành Jerusalem, mừng rỡ lắm. Môn đồ cứ ở trong đền thờ luôn, ngợi khen Đức Chúa Trời (24:52, 53).

3. Bạn Có Thể Nói Bằng Một Ngôn Ngữ Siêu Nhiên

"...Đức Thánh Linh giáng trên họ, cho nói tiếng ngoại quốc... (Công 19:6) Cũng xem Mác 16:17; Công 2:4; 10:45, 46; ICôr 14:15, 18.

TÔI HỨA NGUYỆN

Con cảm tạ Đức Chúa Trời về Ân tứ Đức Thánh Linh trong đời sống con. Hôm nay con quyết định đáp lại sự thôi thúc và điều khiển của Đức Thánh Linh. Con quyết định học tập lắng nghe tiếng Thánh Linh trong lòng con. Con xin chọn được đầy dẫy Thánh Linh. Bây giờ con xin rộng mở tâm linh để được đầy dẫy Thánh Linh.

A. SATAN TẤN CÔNG

Satan tấn công từng tín hữu phần lớn là qua sự cám dỗ. Và nó đã tập trung vào cuộc xung kích này trong hai mặt:

1. Sự Mê Tham Của Thế Gian.

Nó tìm cách cám dỗ người tín đồ để họ bị cuốn hút vào hệ thống thế gian:

* Làm cho ơn phước vật chất mà thế gian đem lại trở thành một khao khát chính yếu.

* Làm cho sự tôn trọng và sự công nhận của đời trở thành mục tiêu quan trọng.

* Làm cho nếp sống tiện nghi như người thế gian trở thành căn bản của sự an ninh.

Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy (IGiăng 2:15).Cũng xem Gia 4:1-4; ITi 6:6-11.

2. Sự Ham Muốn Của Xác Thịt.

Qua công việc của Đấng Christ trên thập tự giá, người Cơ Đốc chân chính được giải thoát khỏi hậu quả và sức mạnh của tội lỗi (Rô 6:6-14). Nhưng người ấy vẫn còn sống trong một thân thể vật lý bị suy phục bởi những đòi hỏi và ham muốn tự nhiên. Satan sẽ dùng những điều này để thử thách và làm cho Cơ Đốc Nhân quan trọng hóa những điều ấy hơn là sự thôi thúc của Đức Thánh Linh bên trong mình (8:5-9) Cũng xem Ga 1:4; Êph 2:3.

B. CHIẾN THẮNG BAN ĐẦU CỦA SATAN.

Satan đã đoạt được chiến thắng ban đầu trong sự cám dỗ người nam và người nữ đầu tiên trong chính lĩnh vực thế gian và xác thịt, và hôm nay đây vẫn là chiến lược của nó.

Vì mọi sự trong thế gian, như sự MÊ THAM CỦA XÁC THỊT (Thèm muốn sự thỏa mãn nhục dục ),sự MÊ THAM CỦA MẮT (những sự thèm muốn mãnh liệt của tâm trí) và sự KIÊU NGẠO CỦA ĐỜI (sự an ninh của những nguồn tài nguyên của người ta hay trong sự bền vững của những sự thuộc về đất) đều không đến từ Cha, nhưng từ (chính) thế gian mà ra (IGiăng 2:16).

SO SÁNH SỰ CÁM DỖ CỦA ÊVA VỚI CÂU KINH THÁNH NÀY:

Sáng 3:6 IGiăng 2:16

BỘ ĂN NGON "Mê tham của xác thịt"

Lại ĐẸP MẮT "Mê tham của mắt"

Và quí vì ĐỂ MỞ TRÍ KHÔN "Sự kiêu ngạo của đời"

Kể từ khi Ađam và Êva sa ngã, mọi người đều bị xác thịt cai trị mình theo (ba điều đã nói ở trên).

Xác thịt cũng bị hủy hoại bởi bản chất tội lỗi (Ga 5:19-21).

C. SỰ CHIẾN THẮNG DO ĐẤNG CHRIST ĐẠT ĐƯỢC.

1. Qua Đời Sống Của Ngài

Chúa Giêxu đã bị cám dỗ trong mọi sự, y như chúng ta, tuy nhiên Ngài không hề phạm tội (Hêb 4:15).

SO SÁNH SỰ CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊXU VỚI CÂU KINH THÁNH NÀY

Lu 4:1-3

Hóa đá thành bánh

Các nước thế gian

Trên nóc đền thờ

2. Qua Sự Chết Và Sự Sống Lại Của Ngài

Ai có niềm tin nắm chặt vào công lao của Đấng Christ thì người ấy sẽ được giải thoát khỏi quyền lực và sự cai trị mà tội lỗi đặt trên họ (Rô 8:9).

Giờ đây người ấy được tự chọn lựa bước đi trong sự vâng phục Chúa. (6:8-14).

"Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho luật pháp ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài vì cớ tội lỗi sai chính Con mình lấy xác thịt giống xác thịt tội lỗi chúng ta... hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn cho chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh (Rô 8:3, 4).

D. SỰ ĐẮC THẮNG LIÊN TỤC CỦA CƠ ĐỐC NHÂN

Trên nền tảng của sự chiến thắng vĩ đại mà Đấng Christ đã dành được cho chúng ta, giờ đây Cơ Đốc Nhân có thể đánh bại mọi cuộc tấn công của kẻ thù. Đây là bảy chìa khóa đắc thắng liên tục.

1. Hãy biết sự đắc thắng đã được giành lấy rồi

Vì bị đánh bại tại Thập tự giá, sức mạnh duy nhất của ma quỉ giờ đây là dựa vào sự thiếu hiểu biết của Cơ Đốc Nhân (Ôs 4:6). Nhưng khi một Cơ Đốc Nhân biết công việc hoàn tất của Thập tự giá và sự phục sanh trong đời sống mình, thì ma quỉ đã bị tước lột mọi khí giới để chống lại người ấy.

2. Bước Từng Bước Với Thánh Linh

Một quyền năng mới đặt vào bên trong Cơ Đốc Nhân, đó là chính Đức Thánh Linh. Chúng ta phải bước đi trong sự vâng lời theo sự thôi thúc bên trong của Ngài từng ngày một (Ga 5:22-25).

3. Nhìn Nhận Sự Cám Dỗ Là Gì

Sự cám dỗ KHÔNG phải là tội lỗi. Nhưng CHỊU THUA (nhượng bộ) sự cám dỗ mới là tội! (Gia 1:15). Xem Sáng 4:6, 7.

4. Hãy Hiểu Rằng Chúa Đã Cung Cấp Một Lối Thoát

Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được (ICôr 10:13).

Gia 4:7 chỉ cho chúng ta biết chi tiết của lối thoát: Đầu phục Đức Chúa Trời, kháng cự ma quỉ và nó sẽ tháo chạy!

5. Đeo Đuổi Mục Tiêu Phải Lẽ Của Đời Sống

"Vì anh em được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm các sự ở trên trời, là nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất (Cô 3:1-3).Cũng xem Phil 4:8; IITi 6:1-2; IIPhi 3:11-13.

6. Hãy Tránh xa Những Lãnh Vực Có Sự Cám Dỗ Rõ Ràng

"Tôi sẽ chẳng để điều gì đê mạt ở trước mặt tôi (Thi 1:1-6)Cũng xem ITi 6:9-11)

7. Hãy Cảnh Giác Đối Với Âm Mưu Của Satan.

Biết được chiến lược của kẻ thù dùng để chống lại chúng ta là điều vô cùng quan trọng để khỏi bị kẻ thù đánh bại (IICôr 2:11).

a. Nó Là Kẻ Nói Dối (Giăng 8:44)

b. Nó Là Kẻ Vu Khống Và Kiện Cáo (Khải 12:10)

c. Nó Là Kẻ Gạt Gẫm (12:9)

d. Nó là kẻ cám dỗ (Mat 4:1-11)

e. Nó Là Ke Áp Bức (Công 10:38)

f. Nó Là Kẻ Cản Trở (ITê 2:18)

g. Nó Là Sư Tử Rống (IPhi 5:8)

h. Nó Có Thể Biến Thành Thiên Sứ Sáng Láng (IICôr 11:14)

Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta được gọi đến để sống trong ĐẮC THẮNG! Qua Đấng Christ, đắc thắng này thuộc về chúng ta:

TÔI HỨA NGUYỆN

Con cảm tạ Đức Chúa Trời vì lời hứa của Ngài ban cho con trong kỳ cám dỗ. Con phó thác chính mình để đáp ứng sự giúp đỡ thích đáng của Ngài trong mọi lúc, để con có thể sống trong đắc thắng. Con cũng sẽ chia sẻ lẽ thật này cho người khác nữa.

A. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ THÔNG CÔNG

Sự thông công của các Cơ Đốc Nhân với nhau là rất quan trọng, vì chính trong sự hiệp nhất của chúng ta với nhau mà...

1. Người Tín Đồ Được Khích Lệ Và Tăng Trưởng Trong Đấng Christ

"Thật vậy, tôi rất mong mỏi đến thăm anh em, đặng thông đồng với sự ban cho thiêng liêng cùng anh em, (để chúng ta cùng nhau giục lòng mạnh mẽ) hầu cho anh em được vững vàng, tức là tôi ở giữa anh em, để chúng ta cùng nhau giục lòng mạnh mẽ bởi đức tin chung của chúng ta, nghĩa là của anh em và của tôi. (Rô 1:11-12).

2. Thế Gian Nhận Biết Rằng Chúa Giêxu Được Đức Chúa Trời Sai Đến

Con đã ban cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để cho họ được toàn vẹn hiệp làm một. .và cho thế gian biết chính Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu thương họ cũng như Cha đã yêu thương Con (Giăng 17:22, 23).

B. ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ THÔNG CÔNG

1. Sự Kết Ước Bền Chặt Với Nhau

"Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em; hãy lấy lẽ kính nhường nhau (Rô 12:10).

Không có một lòng tin làm nền tảng thì không thể có sự thông công. Chiều sâu của mối thông công sẽ thay đổi theo chiều sâu của sự kết ước.

2. Sự Kết Ước Của Chúng Ta Phải Đặt Nền Trên Tình Yêu AGAPE.

Agape là tình yêu một chiều, đó là tình yêu mặc dầu chớ không phải là tình yêu vì hoặc nếu. Một sự kết ước như thế sẽ không bị ảnh hưởng bởi thái độ bất nhất của người khác.

Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau: như Ta đã yêu các ngươi thể nào thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy (Giăng 13:34).

3. Sự Thông Công Thật Là Lấy Đấng Christ Làm Trung Tâm

Sự thông công của chúng ta với người khác được đặt nền trên sự kết ước chung của chúng ta với Đấng Christ.

Vả chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Giêxu Christ (IGiăng 1:3).Cũng xem Phil 2:1, 2

4. Bước Đi Trong Sự Sáng

Sự thông công của chúng ta bao gồm nhu cầu cởi mở, chân thành và chân thật với người khác. Và đôi lúc những điều này có nghĩa là:

a. Xưng Tội Lỗi Riêng Của Mình Với Người Khác, Hay Là Lấy Tình Yêu Thương Che Đậy Tội Lỗi Của Người Khác.

Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật. Nhưng nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau và huyết Đức Chúa Giêxu, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta (IGiăng 1:6, 7).Cũng xem Mat 18:15.

b. Vâng Theo Sự Sáng

Tức là vâng theo những mạng lệnh chung và mạng lệnh cụ thể mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta.

c. Cất Bỏ Tất Cả Mặt Nạ Hay Sự Che Đậy Giả Tạo

Thế gian này đầy dẫy những sự thông công giả hình, chỉ đóng kịch bề ngoài mà không chân chính.

"Anh em đã vâng theo lẽ thật làm sạch lòng mình, đặng có lòng yêu thương anh em cách thật thà, nên hãy yêu nhau sốt sắng hết lòng "(IPhi 1:22).

5. Quan Tâm Chân Thật Đến Phúc Lợi Của Người Khác

Không nên có những động cơ ẩn kín của tư lợi. Mong muốn của chúng ta là cho chứ không phải là nhận.

Chớ làm việc chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình; nhưng hãy chăm về lợi kẻ khác nữa (IPhi 1:1-24; Phil 2:3, 4)

6. Tình Nguyện Từ Bỏ Sự Sống Mình

Điều răn của Ta đây nầy: các ngươi hãy yêu nhau, cũng như Ta đã yêu các ngươi. Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình (Giăng 15:12, 13).

Đời sống này còn bao gồm nhiều điều chứ không phải chỉ có sự sống của thân thể này mà thôi. Đời sống ấy còn bao gồm sự sở hữu vật chất, quyền lợi và sở thích cá nhân của chúng ta, v.v.. (Gia 2:15,16). Điều này cũng có ý nghĩa là một sự tình nguyện chia sẻ cách rộng rãi chính mình. Chúng ta chỉ có thể biết người ta tùy theo mức độ họ được chuẩn bị để bày tỏ chính mình.

C. SỰ THÔNG CÔNG TRONG HỘI THÁNH CÓ NGHĨA LÀ...

1. Chia Sẻ Mọi Điều

Trong Công 4:32 có ba bước phát triển trong mối thông công của Hội thánh đầu tiên. Trước hết, họ có cùng một lòng (tâm linh), kế đến là cùng một ý (linh hồn) và rồi kế đến là sự bày tỏ bên ngoài, họ xem mọi sự là của chung.

Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người (2:44, 45).

2. Từ Bỏ Sự Sống Của Họ

"Hãy chào Bêritsin và Aquila, kẻ cùng làm việc với tôi trong Đức Chúa Giêxu Christ, là hai người liều chết để cứu sống tôi; ấy chẳng phải một mình tôi tạ ơn hai người, nhưng cả hội thánh của dân ngoại nữa (Rô 4:1-25)

3. Tận Tụy Phục Vụ Anh Em

Anh em biết rằng nhà Sêphana là trái đầu mùa của xứ Achai, và biết rằng nhà ấy hết lòng hầu việc các thánh đồ (ICôr 16:15).

4. Là Ống Dẫn Cho Việc Cung Ứng Nhu Cầu Của Người Khác

Theo cảnh bây giờ, anh em có dư thì bù cho họ lúc túng thiếu, hầu cho họ có dư cũng bù lại lúc túng thiếu cho anh em, như vậy là bằng nhau (ICôr 8:14).Cũng xem 16:17.

5. San Sẻ Trong Đau Khổ

Nhưng anh em giúp tôi cơn hoạn nạn thì đã làm điều thiện (Phil 4:14)

6. Ban Cho Với Tinh Thần Hi Sinh

Đang khi họ chịu nhiều hoạn nạn thử thách, thì lòng quá vui mừng, và cơn rất nghèo khó của họ đã rãi rộng ra sự dư dật của lòng rộng rãi mình. Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ đã tự ý quyên tiền theo sức mình, hoặc cũng quá sức nữa (IICôr 8:2, 3).

7. Ân Cần Tiếp Khách

"Hỡi kẻ rất yêu dấu, anh em ăn ở trung tín trong mọi điều làm cho các anh em, và cũng cho các anh em ở trọ nữa (IIIGi 3Ga 1:5)Cũng xem Hêb.

8. Xây Dựng Và Khích Lệ Người Khác

Vậy, vì lòng rất yêu thương của chúng tôi đối với anh em, nên ước ao ban cho anh em, không những Tin Lành Đức Chúa Trời thôi đâu, song cả đến sự sống chúng tôi nữa, bởi anh em đã trở nên thiết nghĩa với chúng tôi là bao (ITê 2:8).Cũng xem IITi 3:10-14.

D. KẾT QUẢ CỦA SỰ THÔNG CÔNG

Kết quả của sự thông công trong Hội Thánh đầu tiên là:

  • Một sự kính sợ Đức Chúa Trời (Công 2:43)
  • Sự vui mừng (2:46)
  • Làm đẹp lòng mọi người (2:47)
  • Thêm người mới (2:47)
  • Mọi nhu cầu được cung ứng (Phil 4:19)
  • Dấy lên người lãnh đạo (ICôr 16:15, 16)

TÔI HỨA NGUYỆN

Qua bài học này, hôm nay con hiểu được tầm quan trọng của sự thông công liên tục với những Cơ Đốc Nhân khác. Hôm nay, con xin tự kết ước để làm một phần tử của một nhóm tín hữu mà con sẽ trung thành, yêu thương và phục vụ.

Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm. Ngày này giảng cho ngày kia, đêm này tỏ sự tri thức cho đêm nọ (Thi 19:1, 2)Cũng đọc câu 3,4.

Từ Thi thiên này, chúng ta học biết rằng Sự sáng tạo của Đức Chúa Trời (bầu trời và trái đất):

  • RAO TRUYỀN sự vinh hiển của Đức Chúa Trời
  • GIÃI TỎ công việc của tay Ngài
  • GIẢNG RA lời,
  • BÀY TỎ sự tri thức

Chúng ta có thể học được từ nơi sự sáng tạo của Đức Chúa Trời nếu như xem xét công cuộc sáng tạo ấy cách kỹ lưỡng. Vì có những định luật vật lý đem sự trật tự ra khỏi sự hỗn độn trong vũ trụ này thế nào, thì Đức Chúa Trời cũng đặt vào những định luật thuộc linh sinh động để cai trị sự sống thế ấy. Một trong những định luật này là LUẬT CỦA SỰ RỘNG RỜI (hay rộng lượng, rộng rãi, hào phóng..). Luật này dạy chúng ta rằng:

Hễ ai gieo nhiều thì gặt nhiều (IICôr 9:6).

A. CÙNG CỘNG TÁC VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI

Là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời (ICôr 3:9; IICôr 5:20; 6:10), thật quan trọng biết bao khi chúng ta hiểu những trách nhiệm nằm ở đâu:

1. Quyền Sở Hữu Thuộc Về Đức Chúa Trời

Đất và muôn vật trên đất, thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giê-hô-va (Thi 24:1).Cũng xem Thi 89:11; Gióp 41:11; ISử 29:10-14.

Chúng ta không phải là chủ nhân, nhưng là người quản lý. Mọi quyền sở hữu đều thuộc về Chúa. Mỗi một tạo vật, có sự sống hay không, đều hoàn toàn thuộc về Ngài, bao gồm cả mọi vật chất hay phi vật chất mà chúng ta có thể sở hữu riêng tư trong đời này: của cải, nghề nghiệp, gia đình.

Ngài đã ban mọi điều này cho chúng ta hưởng thụ (ITi 6:17) và khi chúng ta công nhận rằng chúng vẫn thuộc về Đức Chúa Trời, thì chúng ta có thể yên nghỉ trong sự an ninh mà Đức Chúa Trời cũng có trách nhiệm tối hậu đối với chúng.

2. Quyền Quản Lý Thuộc Về Chúng Ta

Chúng ta không phải là chủ nhân, nhưng là người quản lý. Một người quản lý thì quản trị và coi sóc những gì thuộc về người khác. Đức Chúa Trời sở hữu mọi sự; nhưng là người quản lý, chúng ta quản trị và chăm sóc điều ấy cho Ngài. Chúng ta có một bổn phận là phải trung tín trong chức vụ quản lý này.

Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải trả lời về trách nhiệm quản trị và coi ngó đặc biệt những gì Ngài ban cho chúng ta (Đọc Mat 25:14-30). Khi chúng ta hiểu được mối tương quan giữa chủ và người quản lý, và hiểu rằng chúng ta cùng hưởng sự giàu có của Đức Chúa Trời, thì việc ban cho sẽ trở nên dễ dàng đối với chúng ta.

Trước mặt Đức Chúa Trời, sự quản lý bao gồm mỗi một điều thuộc về chúng ta:

a. Sự Sống Của Chúng Ta (Công 17:25; ICôr 6:19; Ga 2:20; Gióp 33:4).

b. Thì Giờ Của Chúng Ta (Thi 90:12; Êph 5:15,16; Cô 4:5).

c. Ân Tứ Và Khả Năng Của Chúng Ta (IPhi 4:40; ICôr 12:4-7, 11).

d. Gia Sản Của Chúng Ta (Mat 6:19-21; Cô 3:1,2).

e. Tiền bạc của chúng ta (ITi 6:6-10, 17-19; Mat 6:24).

f. Sứ Điệp Phúc Âm (ICôr 4:1; 9:16, 17; ITi 6:20).

Dầu vậy, nhiều Cơ Đốc Nhân vẫn phải tranh chiến trong vấn đề dâng hiến (phần mười), dầu dâng bao nhiêu họ cũng vẫn cứ tranh chiến.

Những hành động để giải phóng một tín hữu vào ơn phước trọn vẹn của chức vụ quản lý giỏi là ĐẦU PHỤC, tức là sự thuận phục không giữ lại bất cứ điều gì cho đời sống mình, giao nộp của cải cùng những kế hoạch cho ý chỉ và mục đích của Đức Chúa Trời. Chỉ khi nào chúng ta dâng CHÍNH MÌNH thì chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của việc dâng phần nào gia sản (tiền bạc) mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta.

B. SỰ BAN CHO TRONG HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN

Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người... .chẳng ai kể của mình là của riêng; nhưng kể mọi vật là của chung (Công 2:44, 45; 4:32).

Thái độ căn bản này của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã đặt nền móng cho từng biểu hiện của sự ban cho về sau.

Khi con số của những Cơ Đốc Nhân gia tăng, thì những phương pháp khác nhau của sự ban cho đã xuất hiện. Nhưng tất cả sự ban cho của họ được biểu lộ sự hiểu biết về vai trò QUẢN LÝ, ấy là mọi sự hoàn toàn thuộc về Chúa.

1. Hội Thánh Nâng Đỡ Người Có Nhu Cầu

Trong Hội Thánh ban đầu, những người đặc biệt được chọn để phục vụ là các chấp sự, tức là người giúp việc trong sự phân phát của dâng và tặng phẩm đến những quả phụ và người có cần (Xem Công 6:1-3).

Những người này đã biến việc ấy trở thành chức vụ của họ để phân phối những tặng phẩm đến chỗ có nhu cầu thực tế.

2. Hội Thánh Đã Giúp Đỡ Lẫn Nhau Trong Tinh Thần Hi Sinh

Khi những Cơ Đốc Nhân Do Thái ở thành Giêrusalem lâm vào cơn đói thì Hội Thánh người ngoại quốc nghèo nàn và đang chịu khổ đã giúp đỡ họ.

"Đang khi họ đang chịu nhiều thử thách, thì lòng quá vui mừng, và cơn rất nghèo khó của họ đã rải ra sự dư dật của lòng rộng rãi mình. Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ đã tự ý quyên tiền theo sức mình, hoặc cũng quá sức họ nữa "(IICôr 8:2, 3).Cũng xem câu 8:1,4.

3. Hội Thánh Nâng Đỡ Những Nhà Truyền Giáo Lưu Hành

Sứ đồ Phaolô đã lưu hành từ nơi này đến nơi khác lập nhiều Hội Thánh mới. Trong vài trường hợp ông đã dùng chính tay mình làm việc để cung cấp nhu cầu của chính mình (Công 18:3; IITê 3:7-9).

Trong vài trường hợp khác, Hội Thánh Phi líp đã thể hiện tinh thần đúng nghĩa của sự ban cho mà Đức Chúa Trời đòi hỏi, bằng cách hỗ trợ những nhà truyền giáo lưu hành chẳng hạn như Phaolô.

Vậy tôi đã nhận được hết, và đương dư dật; tôi được đầy dẫy vì đã nhận được tặng phẩm... .như một thức hương có mùi thơm, tức là một của lễ Đức Chúa Trời đáng nhận và đẹp lòng Ngài (Phil 4:18)cũng xem 4:15-17.

4. Các Cơ Đốc Nhân Đã Làm Việc Để Có Thể Ban Cho

Kẻ hay trộm cắp, chớ trộm cắp nữa; nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm nghề lương thiện, đặng có vật chi giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn. (Êph 4:28)

5. Sự Ban Cho Là Bằng Chứng Của Tình Yêu

Theo cảnh bây giờ, anh em có dư thì bù cho họ lúc túng thiếu... .vậy. .hãy tỏ (bằng sự ban cho) bằng chứng của tình yêu thương mình. .(IICôr 8:14, 24).Cũng xem 8:7-15, ICôr 2:1-16; IGiăng 3:17, 18.

C. NGUYÊN TẮC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VỀ SỰ BAN CHO

Trong ICôr 10:11, chúng ta được bảo hãy học tập nơi bài học của dân Ysơraên. Chúng ta phải áp dụng nguyên tắc Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Đồng thời hãy tránh lỗi lầm của Ysơraên (và các nhà lãnh đạo) đã mắc phải trong đồng vắng. Trong lãnh vực của sự ban cho, chúng ta tìm được vài hướng dẫn tuyệt vời để giúp cho chúng ta biết ban cho:

1. Đức Chúa Trời Mong Chúng Ta Bắt Đầu Với Một Tỉ Lệ Phần Trăm

Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta; và từ nay các ngươi khá lấy điều này để thử ta, Đức Giê-hô-va Vạn quân phán, xem ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng (Mal 3:10).

2. Chúng Ta Phải Dâng Hiến Cách Có Hệ Thống Và Đều Đặn

Exêchia truyền dọn dẹp các phòng trong đền Đức Giê-hô-va; người ta bèn dọn dẹp, rồi đem vào cách ngay thẳng các lễ vật, thuế một phần mười, và các vật thánh... (ISử 31:11, 12).

3. Chúng Ta Phải Dâng Hiến Cho Chúa Trước Và Dâng Điều Tốt Nhất

Hãy lấy tài vật và huê lợi đầu mùa của con mà tôn vinh Đức Giê-hô-va. Vậy, các vựa lẫm con sẽ đầy dư dật, và những thùng của con sẽ tràn rượu mới (Châm 3:9, 10)

TÔI HỨA NGUYỆN

Qua bài học này, con nhận biết tầm quan trọng để có một tấm lòng rộng rãi và thái độ hào phóng đối với người khác. Hôm nay con xin kết ước bắt đầu một đời sống dâng hiến bằng sự dâng một phần mười. (1/10 lợi tức cho công việc Chúa). Con cũng sẽ khích lệ người khác làm như vậy.

Nhưng anh em là dòng dõi được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhơn đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài. (IPhi 2:9).

A. SỰ THAY ĐỔI UY QUYỀN (THẨM QUYỀN - AUTHORITY)

Chúng ta đã được giải thoát khỏi quyền thống trị của Satan (quyền cai trị hay quyền cầm đầu). Giờ đây chúng ta ở dưới một uy quyền mới, đó là Chúa Giêxu.

Khi một tín đồ lớn lên trong đời sống mới với Chúa Giêxu, người ấy sẽ sớm khám phá rằng cách duy nhất để vui hưởng đời sống trong nước Đức Chúa Trời là ở trong MỐI TƯƠNG QUAN ĐÚNG ĐẮN VỚI CHÚA JÊSUS (Êph 1:17; Phil 3:10.)

Ngay khi bắt đầu đời sống mới của chúng ta với Đức Chúa Trời, sự tương quan nầy mang hai hình thức rõ rệt:

1. Cứu Chúa (Savior)

Đây chính là mối tương quan đầu tiên chúng ta có thể có với Chúa. Chúng ta không thể biết Đức Chúa Trời như Cha hay bạn hữu cho đến chừng thoạt tiên nhận được sự mặc khải về Giêxu là Chúa Cứu Thế, Đấng đã chết vì chúng ta và giải cứu chúng ta khỏi nước Satan. Chúa Giêxu đã cứu chúng ta khỏi:

a. Sự phán xét của Đức Chúa Trời (ITê 1:10; 5:9; Rô 5:9).

b. quyền lực Satan (Công 26:28; Cô 1:13; Hêb 2:14; IGiăng 3:8).

c. Bản ngã của chúng ta (Phil 3:19; ICôr 5:5; Tít 3:3-6; IPhi 1:18)

"Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, và sau khi đã được làm nên trọn vẹn rồi, thì trở nên cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài " (Hêb 5:8, 9)Cũng xem 2:10; IITi 1:10.

2. Chủ (Chúa - Lord )

Biết Chúa Giêxu là Cứu Chúa đem chúng ta vào nước Đức Chúa Trời, tuy nhiên mối tương quan của chúng ta với Ngài không kết thúc tại đó. Một khi chúng ta ở trong vương quốc của Ngài, mối tương quan ấy chuyển qua những thay đổi mới mẻ xúc động. Bây giờ chúng ta không chỉ biết Ngài là Cứu Chúa mà thôi, mà Ngài còn là CHỦ của chúng ta! Ngài là VUA trong vương quốc của Ngài (Cô 2:6).

"Bởi đó tôi tỏ cùng anh em, chẳng ai cảm Thánh Linh của Đức Chúa Trời mà nói rằng "Đức Chúa Giêxu đáng nguyền rủa! Nếu không cảm Đức Thánh Linh, cũng chẳng ai xưng Đức Chúa Giêxu là Chúa "(ICôr 12:3)Cũng xem Giăng 13:3; Rô 1:4; ICôr 8:6; 4:5.

Khi chúng ta bước vào vương quốc của sự sáng, chúng ta có thể hưởng lấy điều được dành cho chúng ta, tức là mọi quan hệ yêu thương với Chúa. Bởi lẽ ấy, khi Chúa Giêxu trở thành CHỦ của chúng ta, chúng ta thấy rằng sự cai trị của Ngài trong đời sống đã đem chúng ta ra khỏi sự hỗn độn của tội lỗi để vào trật tự và bình an thiên thượng. Xem Cô 2:9, 10; ICôr 8:6.

B. CÔNG DÂN GƯƠNG MẪU

"Thái độ của anh em đối với đời phải là thái độ của chính Chúa Giêxu "(Phil 2:5)

Dầu là Vua của vương quốc, Chúa Giêxu đã trở nên một đầy tớ. Ngài là gương mẫu của công dân đích thực trong vương quốc Ngài.

"Các ngươi gọi ta bằng Thầy, bằng Chúa; các ngươi nói phải, vì ta thật vậy. Vậy nếu ta là Chúa, là Thầy, mà đã rửa chơn cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chơn lẫn cho nhau. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi "(Giăng 13:13-15).Cũng xem 13:5-17; Mat 20:26-28; Lu 22:27.

C. SỰ THUẬN PHỤC CỦA VỊ VUA

Là những thần dân trong vương quốc Đấng Christ, chúng ta bước vào trong mối quan hệ CHỦ-TỚ với Ngài (Mat 6:24).

Chúa Giêxu đã đến để làm theo ý muốn của Cha Ngài Hêb 10:5-9). Trong cuộc sống hằng ngày của Ngài, Chúa đã thể hiện hoàn toàn cách sống của vương quốc: sống để làm vừa lòng Đức Chúa Trời (Êph 5:8-10). Chúng ta phải có tấm lòng tôi tớ, y như Ngài đã có tấm lòng của một tôi tớ.

Nhiều Cơ Đốc Nhân không thích ý niệm làm đầy tớ bởi vì dường như ý niệm ấy khiến cho một người trở nên thấp kém hơn người khác. Nhưng trong Kinh Thánh chúng ta gặp bốn nghịch lý thích thú:

1. Trong Sự Nô Lệ, Có Sự Tự Do

"Nhưng bây giờ anh em đã được buông tha khỏi tội lỗi và trở nên tôi mọi của Đức Chúa Trời rồi, thì anh em được lấy sự nên thánh làm kết quả, và sự sống đời đời làm cuối cùng " (Rô 6:22)Cũng đọc các câu 6:16-23; 12:1; ICôr 7:22; IICôr 3:17; Êph 6:6, 7; IPhi 2:16.

2. Trong Phận Tôi Tớ, Có Sự Cao Trọng

"Song ai lớn hơn hết trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi. Kẻ nào tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống, kẻ nào hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên "(Mat 23:11, 12).Cũng xem 20:26, 27; Mác 9:35; 10:43; Giăng 12:26.

3. Trong Sự Khiêm Nhường, Có Sự Tôn Cao

"Vậy ai trở nên khiêm nhường như đứa trẻ này, sẽ là lớn hơn hết trong nước Thiên đàng "(Mat 18:4).Cũng xem Lu 18:14; Châm 29:23; Gia 4:10; IPhi 5:5, 6; Mat 19:30.

4. Trong Sự Thuận Phục, Có Uy Quyền

Thầy đội người La mã (người lãnh đạo quân đội trên 100 binh sĩ) đến với Chúa Giêxu đã hiểu nguyên tắc này"..

Tôi cũng nghĩ mình không đáng đến cùng Chúa; song xin phán một lời, thì đầy tớ tôi sẽ được lành. Vì chính tôi là người thuộc dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có quân lính ở dưới quyền tôi; tôi biểu tên này rằng: Hãy đi, thì nó đi; biểu tên khác rằng: hãy đến, thì nó đến; và biểu đầy tớ tôi rằng: Hãy làm việc này! Thì nó làm (Lu 8:7, 8).

Bởi vì viên Thầy Đội ấy ở dưới uy quyền, ông đã có thể thực hành uy quyền, và ông đã thuần phục uy quyền của Chúa Giêxu cách sẵn sàng. Cũng đọc các câu 1-10, Gia 4:7.

Cách sống của vương quốc Đức Chúa Trời là một thái độ THUẬN PHỤC và VÂNG LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI (Xem Mat 12:50; Êph 6:6; Hêb 13:21; IGiăng 2:17; ITê 4:1).

Chúng ta tự thuận phục ý chỉ Đức Chúa Trời, không phải cách miễn cưỡng, vì sợ hay bổn phận, nhưng đúng hơn là:

a. Bởi Vì Mọi Sự Chúa Đã Làm Cho Chúng Ta (Rô 12:1; Êph 4:1; Tít 3:4-7).

b. Bởi Vì Khi Làm Như Thế Chúng Ta Được Vui Mừng (Thi 40:8).

c. Bởi Vì Tình Yêu (Giăng 14:15; IGiăng 5:3).

D. BÔNG TRÁI CỦA VƯƠNG QUỐC

Anh em cũng biết rằng chúng tôi đối đãi với mỗi người trong anh em như cha đối với con, khuyên lơn, an ủi và nài xin anh em ĂN Ở MỘT CÁCH XỨNG ĐÁNG VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI, là Đấng đã gọi anh em đến nước Ngài và sự vinh hiển Ngài "(ITê 2:11, 12)Cũng xem IITê 1:5.

Trong Mat 21:43, Chúa Giêxu đã phán rằng nước trời sẽ thuộc về những kẻ "sinh sản ra bông trái". Bông trái của nước trời được giải thích trong một số phân đoạn Kinh Thánh:

Vì chúng ta đã được dựng nên bởi Đức Chúa Trời, cho nên chúng ta cũng được dựng nên vì vương quốc Ngài và theo cách sống của vương quốc ấy.

Bông trái của nước trời đơn giản chỉ là sự thể hiện tự nhiên phép lạ của sự tái sinh mà Đức Thánh Linh đã thực hiện trong chúng ta (Ga 5:22)

Là công dân của nước trời, trách nhiệm của chúng ta là hãy sống đúng như con người mà Chúa kêu gọi (IPhi 2:11).

"Hầu cho anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa, đặng đẹp lòng Ngài mọi đàng, nẩy ra đủ các việc lành, càng thêm lên trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời (Cô 1:10).Cũng xem 2:6; Êph 4:1; 6:8-10.

TÔI HỨA NGUYỆN

Sau khi học về đời sống trong vương quốc, con nhận biết rằng mình phải dâng đời sống này để phục vụ người khác, như Chúa Giêxu đã làm. Con xin kết ước để làm một đầy tớ tự nguyện, vui mừng của Đấng Christ và tha nhân.

A. CHÚC TỤNG ĐỨC CHÚA TRỜI

"Hỡi linh hồn ta, khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta hãy ca tụng Danh Thánh của Ngài "(Thi 103:1).

Thật đáng kinh ngạc khi nhận biết rằng chúng ta có khả năng chúc tụng Đấng Tạo Hoá mình, và nhiều lần trong Thánh Kinh chúng ta được thúc giục làm chính điều ấy. Chúng ta chúc tụng Ngài qua sự ngợi khen và thờ phượng. Xem 34:1-3.

B. SỰ NGỢI KHEN

Ngợi khen là bày tỏ sự thán phục và tán thưởng. Khi chúng ta ngợi khen ai đó, thì chúng ta nói với họ rằng chúng ta nghĩ về họ thật tuyệt vời, kỳ diệu biết bao! hay là họ có thể làm được những việc vĩ đại biết bao. Với Chúa cũng như thế. Sự ngợi khen là thừa nhận bản tính và năng lực của Đức Chúa Trời.

"Vì sự nhơn từ tốt hơn mạng sống; Môi tôi sẽ ngợi khen Chúa. Như vậy tôi sẽ chúc phước Chúa trọn đời tôi; Nhơn danh Chúa tôi sẽ giơ tay lên "(Thi 63:3, 4).

1. Tại Sao Chúng Ta Ngợi Khen Chúa?

a. Bởi Vì Ngài Là Ai?

"Hãy hát ngợi khen Đức Chúa Trời, khá hát đi; Hãy hát ngợi khen Vua chúng tôi, khá hát đi; Vì Đức Chúa Trời là Vua của cả trái đất; hãy hát ngợi khen cách thông hiểu "(47:6, 7).

b. Bởi Vì Những Việc Ngài Làm.

"Hỡi linh hồn ta khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta hãy ca tụng Danh Thánh của Ngài! Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, chớ quên các ân huệ của Ngài. Ấy là Ngài tha thứ các tội ác ngươi, chữa lành mọi tật bệnh ngươi, cứu chuộc mạng sống ngươi khỏi chốn hư nát, lấy sự nhơn từ và sự thương xót mà làm mão triều đội cho ngươi, Ngài cho miệng ngươi được thỏa các vật ngon, tuổi đang thì của ngươi trở lại như của chim phụng hoàng "(Thi 103:1-5).

2. Ai Phải Ngợi Khen Chúa?

a. Những Kẻ Tìm Kiếm Chúa.

"...Những người tìm Đức Giê-hô-va sẽ ngợi khen Ngài. ." (22:26).

b. Mọi Loài Có Hơi Thở.

"Phàm vật chi thở hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va! Halêlugia. "(Thi 150:6).

3. Chúng Ta Ngợi Khen Chúa Khi Nào?

a. Vào Mọi Lúc.

"Tôi sẽ chúc tụng Đức Giê-hô-va luôn luôn, sự ngợi khen Ngài hằng ở nơi miệng tôi "(34:1).

b. Trong Mọi Hoàn Cảnh

"Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi; phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa, vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giêxu Christ đối với anh em là như vậy "(ITê 5:16-18).

4. Chúng Ta Phải Ngợi Khen Chúa Ở Đâu?

a. Được Vây Quanh Bởi Dân Sự Chúa.

"Ngài (Chúa Giêxu) có phán: Tôi sẽ truyền danh Chúa cho anh em tôi; và ngợi khen Chúa ở giữa hội "(Hêb 2:12).

b. Giữa Các Dân Tộc.

"Hỡi Chúa, tôi sẽ cảm tạ Chúa giữa các dân, hát ngợi khen Chúa giữa các nước "(Thi 57:9).

c. Ở trên giường mình.

"Như vậy tôi sẽ chúc phước Chúa trọn đời... tôi sẽ lấy môi vui vẻ mà ngợi khen Chúa. Khi trên giường tôi nhớ đến Chúa, bèn suy gẫm về Chúa trọn các canh đêm "(63:4-6).

C. SỰ THỜ PHƯỢNG

Trong khi ngợi khen là sự bày tỏ lòng thán phục và tán thưởng, thì Thờ phượng là sự bày tỏ lòng yêu thương và tôn kính. Chúng ta có thể thán phục ai đó và tán thưởng những việc họ làm mà không hề yêu thương họ. Một cách tương tự, sự thờ phượng phải thực hiện với tình yêu của chúng ta đối với Chúa. Sự thờ phượng chỉ có thể được bày tỏ qua sự dâng hiến cả tấm lòng và đời sống chúng ta cho Ngài.

"Thật phải kính mến Cha hết lòng, hết trí, hết sức và yêu kẻ lân cận như mình, ấy là hơn mọi của lễ thiêu cùng hết thảy các của lễ "(Mác 12:33).

Những nghi lễ và hình thức tôn giáo của dân Ysơraên trong thời Cựu Ước đã trở nên đáng ghét đối với Chúa và lòng họ đã xa cách Ngài (Ês 1:10-15; 29:13). Cũng vậy, hôm nay Đức Chúa Trời chỉ thích sự thờ phượng thành thật và chân chính đến từ tấm lòng.

"Nhưng giờ hầu đến và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy, Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy "(Giăng 4:23, 24)

1. Trong Tâm Thần

Tâm thần của chúng ta được gọi là "con người bề trong "(Êph 3:16). Sự thờ phượng thật xảy ra khi con người bề trong, đáp lại sự thôi thúc của Thánh Linh Đức Chúa Trời, biểu hiện tình yêu và sự tôn kính Đức Chúa Trời. Điều này có thể mang hình thức của những lời được bày tỏ ra, một bài ca yêu Chúa, hay là sự tôn thờ yên lặng.

Sự thờ phượng thật đòi hỏi sự tác động của Thánh Linh trong tâm thần. Vậy nên chỉ những ai đã được "sanh lại trong Thánh Linh " qua đức tin nơi Chúa Giêxu Christ mới có thể thờ phượng cách thành thật. (Giăng 3:5-8).

2. Trong Lẽ Thật

Thờ phượng Đức Chúa Trời trong lẽ thật là thờ phượng Ngài theo như Thánh Kinh dạy bảo. Nađáp và Abihu (các con của thầy tế lễ thượng phẩm) đã dâng lửa lạ trước mặt Chúa và bị chết (Dân 3:4; 26:61). Sự cảnh cáo nghiêm trang này cho thấy chúng ta cần nghiên cứu chương trình của Đức Chúa Trời (đền tạm của Môi se) cho chức vụ tế lễ.

Có sự riêng biệt, tẩy sạch, xức dầu và trang phục trước khi thờ phượng (Xuất 30:17-38).

Như bạn thấy trong Khải 1:5, 6 rằng chúng ta được

"...tẩy khỏi mỗi tội lỗi mình trong chính huyết Ngài "trước khi được làm "...thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời ".

Một người vừa là sứ đồ, vừa là giáo sư ở Mỹ đã huấn luyện nhiều nhà lãnh đạo cách chữa bệnh và làm phép lạ.

Một nữ tiên tri đã nói với ông: "Chúa phán với ông, làm sao ông dám dạy những người bất khiết này làm công việc của ta! Hãy dừng lại ngay!"

Phải chuẩn bị nhiều cho các thầy tế lễ trước khi họ có thể đi vào nơi Thánh để thờ phượng Chúa. Không hiểu biết về những đòi buộc cơ bản của chức vụ là mối hiểm họa. Chúng ta phải thờ phượng theo lẽ thật, trong đường lối của Thánh Kinh.

D. NHỮNG BIỂU LỘ CỦA SỰ NGỢI KHEN VÀ THỜ PHƯỢNG TRONG KINH THÁNH.

1. Với Môi Miệng

a. Hát Ca (Thi 9:2,11)

b. Ngợi Khen (Thi 103:1)

c. Reo Vui (47:1)

2. Với Đôi Tay

a. Giơ Lên (63:4)

b. Vỗ tay (47:1)

c. Các Nhạc Khí (150:1-5)

3. Với Thân Thể

a. Đứng (134:1)

b. Quì, sấp mình (95:6)

c. Nhảy múa vì vui mừng (30:11)

"Hỡi Đức Giê-hô-va, trong vòng các thần, ai giống như Ngài? Trong sự thánh khiết, ai được vinh hiển? đáng sợ, đáng khen, hay làm các phép lạ? ...Hãy ca tụng Đức Giê-hô-va vì Ngài rất vinh hiển oai nghiêm..." (Xuất 15:11, 21)

"Chúa ôi! Trong vòng các thần không có ai giống như Chúa; cũng chẳng có công việc gì giống như công việc Chúa... Vì Chúa là rất lớn, làm những sự lạ lùng: Chỉ một mình Chúa là Đức Chúa Trời mà thôi... Hỡi Chúa là Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ hết lòng ngợi khen Chúa, tôn vinh danh Chúa đến mãi mãi "(Thi 86:8, 10, 12).

TÔI HỨA NGUYỆN

Điều lớn lao nhất mà con sẽ làm mãi trong đời này hay trong cõi vĩnh hằng là tôn thờ Đức Chúa Trời. Hôm nay con quyết định trở thành người thờ phượng chân thật và biến điều này thành mục tiêu tối thượng trong cả cuộc đời của con. Con cũng sẽ dạy người khác đường lối sống động này.

"Người sẽ kêu cầu Ta, Ta sẽ đáp lời người... Và chỉ cho người thấy sự cứu rỗi của Ta " (Thi 91:15, 16).

Thời gian chúng ta trải qua với Chúa trong sự cầu nguyện có thể giải phóng ra năng lực mạnh mẽ nhất, đó là quyền năng thay đổi dòng lịch sử mà thế giới chưa từng biết.

Kinh Thánh mô tả nhiều sự vận hành khác nhau của sự cầu nguyện, nhưng trong bài này, chúng ta sẽ nhìn vào sự cầu nguyện trước hết với tư cách cá nhân. Sự cầu nguyện với tính cách một THÂN THỂ có thể mạnh mẽ y như thì giờ riêng tư của chúng ta với Chúa.

A. MỘT NƠI KÍN NHIỆM

"Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện với Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và Cha ngươi là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi "(Mat 6:6).

Chúng ta được chính Chúa mời đến trong sự cầu nguyện thân thiết. Loại cầu nguyện nơi kín nhiệm này hàm ý và bảo đảm:

1. Những Động Cơ Đúng đắn (6:5)

2. Mối Quan Hệ Đúng Đắn Với Đức Chúa Trời Là Cha (Lu 11:11-13)

3. Một Sự Tin Cậy Thật Vào Chúa (Thi 55:16,17)

4. Loại Bỏ Bề Ngoài Giả Tạo (Mác 7:6, 7)

Khi chúng ta bày tỏ những cảm xúc và gánh nặng của mình trong sự đối thoại với Đức Chúa Trời, điều ấy có thể ở trong hình thức tôn kính (Thi 34:1-4), xưng tội (IGiăng 1:9), thỉnh cầu (Mat 7:7) hay là tạ ơn (Êph 5:4-20).

B. NĂM MẠNG LỊNH LIÊN HỆ TỚI CẦU NGUYỆN

1. Tỉnh Thức Và Cầu Nguyện Luôn Luôn

"Vậy, hãy tỉnh thức luôn và cầu nguyện, để các ngươi được tránh khỏi các tai nạn đã xảy ra, và đứng trước mặt Con người "(Lu 21:36)Cũng xem Mác 13:35-37.

2. Cầu Nguyện Kẻo Sa Vào Chước Cám Dỗ

"Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm song xác thịt thì yếu đuối "(Mat 26:41).

3. Cầu Nguyện Cho Các Người Làm Công

"Ngài phán cùng môn đồ rằng: Mùa gặt thì trúng, song con gặt thì ít. Vậy hãy xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa của mình "(Lu 10:2).

4. Cầu Nguyện Cho Những Nhà Cầm Quyền

"Vậy trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người, cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều thành thật, nhơn đức mà ở đời cho bình tịnh yên ổn "(ITi 2:1, 2).

5. Cầu nguyện cho kẻ thù

"Hãy chúc phước cho kẻ rủa sả mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình "(Lu 6:28).

C. CẦU NGUYỆN KHI NÀO

Kinh Thánh cho chúng ta nhiều gương mẫu của người cầu nguyện (ISử 4:10). Nhiều anh hùng đức tin đã có những thời gian trong ngày được biệt riêng ra đặc biệt cho sự cầu nguyện, thường là ba lần mỗi ngày, vào buổi sáng, trưa và chiều tối.

"Còn tôi kêu cầu cùng Đức Chúa Trời, Đức Giê-hô-va ắt sẽ cứu tôi. Buổi chiều, buổi sáng, ban trưa, tôi sẽ than thở rên siết; Ngài ắt sẽ nghe tiếng tôi " (Thi 55:16, 17).Cũng xem Đa 6:10.Gương mẫu tốt nhất về đời sống cầu nguyện đều đặn hàng ngày, hết lòng, tức là sự cầu nguyện tránh nghi thức tôn giáo vô nghĩa có thể tìm thấy trong chính Chúa Giêxu:

1. Lúc sáng sớm (Mác 1:35)

2. Thâu đêm (Lu 6:12)

3. Trước mỗi bữa ăn (Mác 6:41)

D. CẦU NGUYỆN ĐIỀU GÌ

1. Cho Chính Mình

"Giabê khấn nguyện với Đức Chúa Trời của Ysơraên rằng: chớ chi Chúa ban phước cho tôi, mở bờ cõi tôi rộng lớn; nguyện tay Chúa phù giúp tôi, giữ cho tôi được khỏi sự dữ, hầu cho tôi chẳng buồn rầu! Đức Chúa Trời bèn ban cho y như sự người cầu nguyện "(ISử 4:10).

2. Cho Nhau

"Vậy, hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện cho nhau "(Gia 5:16).

3. Cho Các Chức Vụ Trong Thân Thể Đấng Christ

"Vả lại hỡi anh em, hãy cầu nguyện cho chúng tôi, hầu cho đạo Chúa được đồn ra và được sáng danh, như thể ở trong anh em "(IITê 3:1).

4. Cho Người Đau Ốm Và Khó Khăn

"Trong anh em có ai bị khổ chăng? Người ấy hãy cầu nguyện... có ai đau ốm chăng? Hãy mời các trưởng lão Hội Thánh đến, sau khi nhơn danh Chúa xức dầu cho người bịnh đoạn, thì các trưởng lão hãy cầu nguyện cho người. Sự cầu nguyện bởi đức tin sẽ cứu kẻ bịnh, Chúa sẽ đỡ kẻ ấy dậy; nếu kẻ bệnh có phạm tội, cũng sẽ được tha "(Gia 5:13-16)

5. Cho Những Người Bị Rơi Vào Bẫy Của Tội Lỗi

"Ví có kẻ thấy anh em mình phạm tội, mà không đến nỗi chết, thì hãy cầu xin, và Đức Chúa Trời sẽ ban sự sống cho... ."(IGiăng 5:16).

E. GIÚP ĐỠ TRONG SỰ CẦU NGUYỆN

"Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta "(Rô 8:26).

Một phần của mục tiêu của Đức Thánh Linh là dạy dỗ chúng ta (Lu 12:12), hướng dẫn chúng ta trong sự cầu nguyện (Rô 8:27), và để giúp đỡ chúng ta trong đức tin (Êph 3:16, 17).

Đôi khi Đức Thánh Linh xức dầu trên sự cầu nguyện của người tín đồ theo cách rất đặc biệt, và điều này được gọi là "cầu nguyện trong Thánh Linh (Giu 1:20; Êph 6:18)

Để giúp đỡ chúng ta trong sự cầu nguyện, Đức Thánh Linh cũng ban một ân tứ đặc biệt cho tín đồ:

Ân tứ tiếng mới, tức là nói bằng một thứ ngôn ngữ khác với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện. Xem ICôr 12:4-11.

"...Lời cầu nguyện của kẻ ngay thẳng được đẹp lòng Ngài... Ngài nghe lời cầu nguyện của người công bình "(Châm 15:8, 29).

F. BẠN CÙNG CHUNG ÁCH (YOKE FELLOW)

Hai người hiệp với nhau trong sự cầu nguyện đem lại nhiều lợi ích rất thiết thực:

"Quả thật ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc gì, thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ "(Mat 18:19).

G. HỘI THÁNH CẦU NGUYỆN

Nếu khi hai người cầu nguyện mà có được một quyền năng phi thường, thì cả hội chúng của dân sự Đức Chúa Trời cầu nguyện sẽ ra sao? Xem Công 4:24.

Ngày nay Đức Chúa Trời đang kêu gọi dân sự Ngài cầu nguyện! Sứ mạng của Hội Thánh là thay đổi đời sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, các đô thị và quốc gia qua sự cầu nguyện!

TÔI HỨA NGUYỆN

Qua bài học này con nhận biết những cơ hội diệu kỳ của sự cầu nguyện không những chỉ ở trong mối tương quan của con với Chúa, nhưng cũng trong những kết quả siêu nhiên. Con xin dâng chính mình để cầu nguyện luôn luôn là ưu tiên trong đời sống con.

"...Đức Chúa Trời ở trên trời, còn ngươi ở dưới đất... song ngươi hãy kính sợ Đức Chúa Trời "(Truyền 5:2, 7).

A. THIÊN ĐÀNG LÀ GÌ?

1. Thiên Đàng Là Nơi Ngự Của Đức Chúa Trời

"Đức Chúa Trời há chẳng phải cao như các từng trời kia sao? Hãy xem chót các ngôi sao: cao biết bao nhiêu! "(Gióp 22:12)Cũng xem Phục 26:15.

2. Thiên Đàng Là Ngai Của Đức Chúa Trời

"Đức Giê-hô-va đã lập ngôi Ngài trên các từng trời, nước Ngài cai trị trên muôn vật. "(Thi 103:19).Cũng xem Ês 66:1.

3. Thiên Đàng Là Nơi Vinh Hiển Trọn Vẹn Của Đức Chúa Trời

"Ta nhìn xem cho đến chừng các ngôi đã đặt, và có Đấng Thượng Cổ ngồi ở trên. Áo Ngài trắng như tuyết, và tóc trên đầu Ngài như lông chiên sạch. Ngôi Ngài là những ngọn lửa, và các bánh xe là lửa hừng. Trước mặt Ngài, một sông lửa chảy ra và tràn lan... ."(Đa 7:9, 10).Cũng xem Công 7:55.

4. Thiên Đàng Là Nhà Của Người Công Bình (người tin Chúa) Đã Chết

"Và, chúng ta biết rằng nếu nhà tạm của chúng ta đổ nát, thì chúng ta lại có nhà đời đời tại trên trời, bởi Đức Chúa Trời, không phải bởi tay người làm ra "(IICôr 5:1).

5. Thiên Đàng Là Nhà Tương Lai Của Tín Đồ

"Sự ấy đoạn, tôi nhìn xem, thấy vô số người, không ai đếm được, bởi mọi nước mọi chi phái mọi dân tộc, mọi tiếng mà ra; chúng đứng trước ngôi và trước CHIÊN CON, mặc áo dài trắng, tay cầm nhành chà là, cất tiếng lớn kêu rằng: Sự cứu rỗi thuộc về Đức Chúa Trời ta, là Đấng ngự trên ngôi và thuộc về Chiên Con. "(Khải 7:9, 10).

B. TÍNH CHẤT CỦA THIÊN ĐÀNG

Thiên đàng là nơi vượt trên mọi điều chúng ta có thể suy tưởng (ICôr 2:9; 13:12). Thiên đàng giống như một nơi thánh khiết, đầy sự vinh hiển và vô cùng tận. Nhưng dầu không mô tả mọi chi tiết về thiên đàng, Thánh Kinh hé cho chúng ta một chút về tính chất của nơi ấy. Đó là:

1. Một Nơi Của Sự Vinh Hiển Lớn Lao

"Khi ấy những người công bình sẽ chói rạng như mặt trời trong nước của Cha mình... "(Mat 13:43).

2. Một Nơi Của Sự Thờ Phượng Liên Tục

"Sự đó đoạn, tôi nghe ở trên trời như có tiếng lớn của lũ đông lắm mà rằng: Ha- lê- lu- gia! Sự cứu chuộc vinh hiển quyền phép thuộc về Đức Chúa Trời chúng ta... Đoạn tôi lại nghe có tiếng như một đám đông vô số người khác nào tiếng lớn hoặc như tiếng sấm dữ mà rằng: Alêlugia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta, là Đấng Toàn Năng, đã cầm quyền cai trị "(Khải 19:1-6).Cũng xem 5:11, 12.

3. Một Nơi Không Bao Giờ Có Kết Thúc

"...dường ấy, anh em sẽ được cho vào cách rộng rãi trong nước đời đời của Đức Chúa Giêxu Christ là Chúa và Cứu Chúa của chúng ta "(IIPhi 1:11).Cũng xem IPhi 1:4.

4. Một Nơi Không Bị Nhiễm Điều Ác

"Kẻ ô uế, người làm điều gớm ghiếc và nói dối không hề được vào thành; nhưng chỉ có những kẻ đã biên tên nơi sách sự sống của Chiên Con ".(21:27).Cũng xem Êph 5:5.

Sách Khải huyền mô tả Giêrusalem mới, ra từ thiên đàng, là một nơi không có:

a. Ban đêm (Khải 22:5)

b. Rủa sả (22:3)

c. Đau đớn (21:4)

d. Kêu la, sầu muộn (21:4)

e. Sự chết (21:4)

Vì tính chất của Thiên đàng là sản phẩm của bản tính Đức Chúa Trời. Vì Thiên đàng là sự thể hiện trọn vẹn của sự hiện diện Ngài, Ngài vốn như vậy. Thiên đàng giống như một nơi của sự thánh khiết, đầy vinh hiển và vô tận.

C. MỐI LIÊN HỆ CỦA CHÚNG TA VỚI THIÊN ĐÀNG

Là những tín hữu, giờ đây chúng ta sống cuộc đời mình trong mối tương quan đặc biệt với Thiên đàng, bởi vì:

1. Chúng Ta Thuộc Về Nơi Đó

"Nhưng anh em đã đến gần... .Giêrusalem trên trời, thành của Đức Chúa Trời hằng sống, gần muôn vàn thiên sứ nhóm lại, gần Hội Thánh của những con trưởng được ghi tên trong các từng trời. ." (Hêb 12:22, 23)Cũng xe m Phil 3:20.

2. Chúng Ta Được Ngồi Nơi Ngai Trên Trời

"Và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Giêxu Christ "(Êph 2:6).

3. Nguồn Sự Sống Của Chúng Ta Ở Nơi Đó

"Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, Ngài xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời "(1:3).Cũng xem Cô 3:1-4.

4. Tên Chúng Ta Được Ghi Ở Đó

"Dầu vậy, chớ mừng vì quỉ phục các ngươi; nhưng hãy mừng vì tên các ngươi đã được ghi trên thiên đàng "(Lu 10:20).Xem Hêb 12:23.

5. Đấng Sống Ở Nơi Đó Đã Gửi Chúng Ta Đến Trần Gian Nầy

"Họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian... Như Cha đã sai Con trong thế gian, thì cũng sai họ trong thế gian "(Giăng 17:16, 18).Cũng xem IICôr 5:20.

6. Mắt Của Chúng Ta Chăm Xem Thiên Đàng

"Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời vô lượng, vô biên, bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được nhưng chăm sự không thấy được là đời đời không cùng vậy "(IICôr 4:17, 18) Cũng xem Hêb 11:9, 10.

7. Cơ Nghiệp Của Chúng Ta Ở Đó

...Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh... mà có sự hy vọng sống, là cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các từng trời cho anh em "(IPhi 1:3, 4).Cũng xem Mat 6:19-21.

8. Chúng Ta Được Kêu Gọi Đến Thiên Đàng

"...Nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng mọi sự ở đằng sau mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy để giựt giải về sự kêu gọi ở trên trời trong Đức Chúa Giêxu Christ "(Phil 3:13, 14)

Trước khi trở về trời, chính Chúa Giêxu đã ban một lời hứa rất đặc biệt cho mỗi tín đồ:

"Lòng các con chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy ta đã nói cho các con rồi. Ta đi sắm sẵn cho các Con một chỗ. Khi Ta đã đi và đã sắm sẵn cho các Con một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các con đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các con cũng ở đó với Ta "(Giăng 14:1-3).Cũng xem 17:24.

TÔI HỨA NGUYỆN

Hôm nay con quyết định đặt lòng yêu mến của con vào những sự trên trời, không phải trên những điều thuộc về đất. Con nhận biết sự sống của con trên đất chỉ là tạm thời, vậy nên con sẽ sống bằng những sự ưu tiên thiết lập bởi lẽ thật. Con sẽ chia sẻ với người khác tin mừng về nhà đời đời kỳ diệu mà Chúa Giêxu ban cho tất cả những ai sẽ tin nơi Ngài.

 

Ấy vậy mỗi lần anh em ăn bánh, uống chén này, thì rao sự chết của Chúa cho tới LÚC NGÀI ĐẾN "(ICôr 11:26).

A. LỜI HỨA VỀ SỰ TRỞ LẠI CỦA NGÀI

Sự tái lâm của Đức Chúa Giêxu trên đất là một trong những đề tài quan trọng nhất đối với Cơ Đốc Nhân. Các trước giả Tân Ước đã bàn về đề tài này hơn 300 lần, và ngôn ngữ được dùng hầu như luôn luôn có tính cách cấp bách. Điều đầu tiên chúng ta cần phải biết về sự tái lâm ấy là đó là điều CHẮC CHẮN!

1. Chúa Giêxu Đã Nói Về Sự Trở Lại Của Ngài

"Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc ở dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con Trời lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây mà xuống "(Mat 24:30).Cũng xem Giăng 3:1-36.

2. Các thiên sứ đã nói trước về điều ấy

"Các người đó đương ngó chăm lên trời trong lúc Ngài ngự lên, xảy có hai người nam mặc áo trắng hiện đến trước mặt, và nói rằng: Hỡi người Galilê, sao các ngươi đứng ngóng lên trời làm chi! Giêxu này đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy "(Công 1:10, 11).

3. Các Cơ Đốc Nhân đầu Tiên Đã Lấy Lời Này Mà Khích Lệ Nhau

"Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết ở trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy ở giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. Thế thì anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau "(ITê 4:16-18).

4. Đức Thánh Linh Mang Chứng Cớ Về Điều Ấy

"Đấng đã gây dựng chúng ta cho được sự ấy, ấy là Đức Chúa Trời, đã ban của tin của Đức Chúa Trời cho chúng ta "(IICôr 5:5)

"Hỡi anh em, vậy hãy nhịn nhục cho đến kỳ Chúa đến. Hãy xem kẻ làm ruộng: Họ bền lòng chờ đợi sản vật quí báu dưới đất cho đến chừng được mưa đầu mùa và cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy nhịn nhục và bền lòng; vì kỳ Chúa đã gần rồi "(Gia 5:7, 8).Cũng xem Hêb 10:37.

B. CHÚA SẼ ĐẾN NHƯ THẾ NÀO

1. Một Cách Bất Ngờ

"Hỡi anh em, về thời và kỳ thì không cần viết cho anh em; vì chính anh em biết rõ lắm rằng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong ban đêm vậy. Khi người ta nói rằng: Bình hòa và yên ổn, thì tai họa thình lình vụt đến như sự đau đớn xảy đến cho người đàn bà có nghén. ."(ITê 5:1-3)Cũng xem 5:4-11.

2. Như Tia Chớp

"Vì như chớp ra từ phương đông, nháng đến từ phương tây, thì sự Con Người đến cũng thể ấy "(Mat 24:27)Cũng xem Lu 17:24.

3. Giống Như Cách Ngài Đã Được Cất Lên

"...Giêxu này đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy "(Công 1:10, 11)

4. Với Đại Quyền Và Đại Vinh

"Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người dùng đại quyền đại vinh mà ngự đến trên đám mây "(Lu 21:27).

5. Trong sự chứng kiến của mọi người

"Kìa Ngài đến giữa những đám mây, mọi mắt sẽ trông thấy, cả đến những kẻ đâm Ngài cũng trông thấy; hết thảy các chi họ trong thế gian sẽ than khóc vì cớ Ngài. Quả thật vậy. Amen "(Khải 1:7).

C. NHỮNG BIẾN CỐ ĐÁNG GHI NHỚ PHẢI XẢY RA

1. Sự Kín Nhiệm Của Các Thời Đại Sẽ Được Hoàn Tất

"...không còn có thì giờ nào nữa; nhưng đến ngày mà vị thiên sứ thứ bảy cho nghe tiếng mình và thổi loa, thì sự mầu nhiệm Đức Chúa Trời sẽ nên trọn, như Ngài đã phán cùng các tôi tớ Ngài, là các Đấng tiên tri (7:1-17)Cũng xem Rô 16:25, 26.

2. Dân Sự Chúa Sẽ Vào Trong Sự Vinh Hiển Trọn Vẹn

"Nhưng chúng ta là công dân trên trời... .Ngài sẽ hóa thân thể hèn mạt của chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật "(Phil 3:20, 21).Cũng xem ICôr 15:35-53.

3. Kẻ chết trong Đấng Christ sẽ được sống lại

"Vì biết rằng Đấng đã khiến Đức Chúa Giêxu sống lại, cũng sẽ làm cho chúng ta sống lại với Đức Chúa Giêxu, và làm cho chúng tôi ứng hầu với anh em trước mặt Ngài "(IICôr 4:14)cũng xem Giăng 6:40; 11:25.

4. Những Tín Đồ Vẫn Còn Sống Sẽ Được Cất Lên Để Gặp Ngài

"Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia "(Mat 24:31)

5. Tạo Vật Sẽ Được Buông Tha Khỏi Vòng Nô Lệ

"Thật thế muôn vật ước ao nóng nảy mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ ra. Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình bèn là bởi cớ Đấng bắt phục. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời "(Rô 8:19-21)Cũng đọc câu 22 và Ês 7:1-25.

6. Mọi Kẻ Thù Sẽ Bị Hủy Diệt

"Kế đó sự cuối cùng sẽ đến, là lúc Ngài sẽ giao nước lại cho Đức Chúa Trời là Cha, sau khi Ngài đã phá diệt mọi đế quốc, mọi quyền cai trị và mọi thế lực, vì Ngài phải cầm quyền cho đến chừng đặt những kẻ thù nghịch dưới chơn mình "(ICôr 15:24, 25).Cũng xem IITê 1:7-10; 2:8.

7. Satan Sẽ Bị Xiềng

"Đoạn tôi thấy một vị thiên sứ trên trời xuống, tay cầm chìa khóa vực sâu và một cái xiềng lớn. Người bắt con rồng, tức là con rắn đời xưa, là ma quỉ, là Satan mà xiềng nó lại đến ngàn năm "(Khải 2:1-29)Cũng xem câu 3,7-10.

8. Sự Phán Xét Sẽ Được Thi Hành

"Vả theo sự công bình của Đức Chúa Trời, thì ắt là Ngài lấy điều khổ báo những kẻ làm khổ anh em... .Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài "(ITê 1:6-9).

9. Một Vương Quốc Sẽ Được Thiết Lập Không Bao Giờ Bị Hủy Phá

"Trong đời các vua này, Chúa trên trời sẽ dựng nên một nước không bao giờ sẽ bị hủy diệt, quyền nước ấy không bao giờ để cho một dân tộc khác; song nó sẽ đánh tan và hủy diệt hết các nước trước kia, mà mình thì đứng đời đời "(Đa 2:44).Cũng xem Khải 19:15, 16.

TÔI HỨA NGUYỆN

Sự Tái Lâm của Chúa Giêxu là niềm hy vọng lớn cho tương lai của con. Tùy khả năng, con sẽ nói về Chúa Giêxu, Cứu Chúa của con cho nhiều người trước khi Ngài trở lại. Con cũng xin kết ước với Ngài và vui mừng mong đợi ngày Ngài trở lại.

Đức Chúa Trời có một chương trình cho đời sống của mỗi cá nhân tín hữu trong Chúa Giêxu Christ. Sự kêu gọi của Ngài không những chỉ xoay quanh một mục đích kỳ diệu cho chúng ta qua suốt cõi đời đời, nhưng lời Chúa cũng bày tỏ mục đích của sự kêu gọi ấy trên ngay trên đất này nữa.

"Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh... theo mục đích riêng và ân điển của Ngài... "(IITi 1:9)

"Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự, kẻ kế tự Đức Chúa Trời và kẻ đồng kế tự với Đấng Christ... Vả chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ ĐƯỢC GỌI THEO Ý MUỐN (MỤC ĐÍCH) Ngài đã định. "(Rô 8:17, 28)Cũng xem câu 29,30.

A. ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ KÊU GỌI CHÚNG TA

1. Từ Khi Lập Nền Của Thế Giới

"Trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời, bởi sự yêu thương của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Giêxu Christ, theo ý tốt của Ngài "(Êph 1:4, 5)Cũng xem 2:10 Mat 25:34.

2. Để Biệt Riêng Ra Cho Ngài

"Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, tức là thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời hầu cho anh em rao giảng nhơn đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài "(Phil 2:9)cũng xem Rô 9:23-26.

3. Để Hoàn Thành Mục Đích Của Ngài

"Vậy con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta... ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng (mục đích) Ngài đã định, theo ân điển Ngài... "(IITi 1:8, 9).Cũng xem Phil 3:14.

B. SỰ KÊU GỌI CHÚNG TA TRÊN ĐẤT

"Phaolô, tôi tớ (nô lệ) của Đức Chúa Giêxu Christ, được gọi làm sứ đồ để riêng ra đặng giảng Tin Lành Đức Chúa Trời "(Rô 1:1).

Trong sự mô tả chức vụ mình, sứ đồ Phaolô cho chúng ta một khuôn mẫu về sự kêu gọi trên MỖI MỘT tín hữu. Sự kêy gọi ấy có ba phương diện:

1. Sự Kêu Gọi Tổng Quát

Trở Thành "Một nô lệ của Đấng Christ"

Chúa Giêxu đã trả một giá cao cho chúng ta là sự sống của Ngài.

"Vì kẻ tôi mọi được Chúa gọi, ấy là kẻ Chúa đã buông tha; cũng một lẽ ấy, ai đương tự do mà được gọi, thì làm tôi mọi của Đấng Christ. Anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi... "(ICôr 7:22, 23).Cũng xem 6:19, 20.

Khi sứ đồ Phaolô gọi mình là nô lệ của Đức Chúa Giêxu Christ, thì ông đang nhắm vào một ý nghĩa sâu xa hơn nữa. Theo phong tục đương thời, nếu một người nô lệ đến kỳ được trả tự do, nhưng vì yêu chủ mình không muốn chọn sự tự do, thì người ấy chọn một dấu đâm qua lỗ tai mình (hình thức sỏ lỗ tai). Đây là dấu hiệu để tỏ rằng người ấy là một "nô lệ yêu thương " đối với chủ mình suốt cả đời (Xuất 21:5, 6; Phục 15:16,17). Bởi sự chọn lựa, Sứ đồ Phaolô đã tuyên bố mình là một "nô lệ yêu thương " của Chúa Giêxu.

2. Sự Kêu Gọi Đặc Biệt "Được kêu gọi làm sứ đồ"

Như Phaolô đã nhận sự kêu gọi đặc biệt trên đời sống mình, thì mỗi một tín hữu cũng vậy. Phaolô được kêu gọi làm một sứ đồ, nhưng có nhiều sự kêu gọi khác nhau trong thân thể Đấng Christ. Xem Rô 12:3-8; Êph 4:7-16. Phần mầu nhiệm đặc biệt mà Chúa dành cho chúng ta sẽ được bày tỏ khi chúng ta hết lòng tìm kiếm ý chỉ Ngài.

3. Sự Kêu Gọi Riêng Tư "Được Biệt Riêng Để Giảng Tin Lành"

Trong mỗi sự kêu gọi đặc biệt đều có một sự kêu gọi cụ thể. Chẳng hạn, Phierơ và Phaolô đều là sứ đồ, nhưng một người là sứ đồ của dân Do Thái, một người là sứ đồ cho dân ngoại. Xem Rô 11:13; ITi 2:7; ICôr 12:4-11.

Chúng ta bước vào sự kêu gọi đặc biệt và riêng tư chỉ khi nào chúng ta tự chứng tỏ là một "nô lệ yêu thương", vì trước hết chúng ta cần phải học tập hoàn toàn ở dưới uy quyền của Đấng Christ trước khi có thể được Ngài SAI PHÁI. Xem Mat 28:18,19.

C. TẠI SAO NGÀI KÊU GỌI CHÚNG TA?

1. Vì Thế Gian Ở Trong Sự Tối Tăm

"Chúng ta biết mình thuộc về Đức Chúa Trời, còn cả thế gian thuộc về ma quỉ "(IGiăng 1:19).Cũng xem Êph 6:12; Cô 1:13.

2. Bởi Vì Con Người Đang Đói Và Có Nhu Cầu

"Khi Ngài thấy những đám đông, thì động lòng thương xót, vì họ khốn cùng và tan lạc như chiên không có kẻ chăn "(Mat 9:36).

3. Để Chứng Tỏ Sự Khôn Sáng Của Ngài

"Ấy vậy, hiện nay sự khôn sáng mọi đường của Đức Chúa Trời cậy Hội Thánh mà bày tỏ ra cho những kẻ cầm đầu và những kẻ cầm quyền trong các nơi trên trời, theo ý định đời đời của Ngài đã làm xong trong Đức Chúa Giêxu Christ, Chúa chúng ta "(3:10, 11).

4. Vì Thì Giờ Rất Ngắn Ngủi

"Các ngươi há chẳng nói rằng còn bốn tháng nữa thì tới mùa gặt sao? Song ta nói với các ngươi: Hãy nhướng mắt lên và xem đồng ruộng đã vàng "(Giăng 4:35).Cũng 9:4.

D. ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI CHÚNG TA ĐƯỢC GỌI?

1. Chúng Ta Được Ngài thiết lập

"Ngài phán... ."Hãy đến mà theo ta ",Chúa Giêxu phán, "Và TA SẼ KHIẾN CÁC NGƯƠI nên tay đánh lưới người "(Mat 4:19).Cũng xem Giê 18:1-10.

2. Chúng Ta Được Ngài Dạy Dỗ

"Nhưng Đấng yên ủi, tức là Đức Thánh Linh, mà Cha sẽ nhơn Danh Ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều Ta đã phán cùng các ngươi "(Giăng 14:26).Cũng xem ICôr 2:12; Giăng 2:27.

3. Chúng Ta Được Ngài Sai Phái

"Như Cha đã sai con trong thế gian, thì Con cũng sai họ trong thế gian "(17:18). Mác 16:15.

Khi Đức Chúa Trời kêu gọi, thì Ngài đến và làm gián đoạn đời sống chúng ta. Vài ví dụ về điều này trong Kinh Thánh là: Môise (một người chăn chiên trong đồng vắng): "Hãy đi, giải phóng dân ta " (Xuất 3:1-12)

Samuên (một thiếu niên đang phục vụ đền thờ): "Hãy thức dậy, phát ngôn cho Ta "(ISa 3:1-19)

Êxêchiên (một người làm phu tù trên đất ngoại quốc): "Hãy đứng dậy, Ta sai ngươi "(Êxê 2:1-7)

Các môn đồ (Thương gia, ngư phủ): "hãy đến, theo Ta " (Lu 5:27, 28; Mat 4:18-22). Saulơ (một kẻ thù của Hội Thánh): "Hãy đi, ta sẽ bảo cho ngươi những điều ngươi phải làm "(Công 9:1-9).

TÔI HỨA NGUYỆN

Bây giờ con nhận biết rằng Đức Chúa Trời đã có một chương trình cho cuộc đời con ngay từ khi sáng thế, giờ đây con xin kết ước hoàn toàn với chương trình này và sẽ theo chân của Chúa trên mọi lối. Con cũng sẽ dạy cho người khác về sự kêu gọi của Chúa cho cuộc đời họ.