Tìm kiếm

(aberrant Beliefs)

Đã xem xét những phong trào tôn giáo chính của thế giới trong các bài học trước, chúng ta quay về với bài học kết thúc nầy để xem xét một số sự lệch lạc từ đức tin mà đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi (Giu-đe 1:3). Những niềm tin phi Kinh Thánh, từ những sự tranh luận nhỏ đến những rạn nứt lớn giữa các hệ phái, đã gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Không phải tất cả niềm tin đó đều hoàn toàn sai lạc nhưng chúng ta cần phân biệt giữa sự thật (chân lý) và sự sai lầm.

Khi chúng ta bàn đến những niềm tin tẻ tách, chúng ta có thể có sự bất đồng ý, nhưng chúng ta không nên giữ tinh thần chỉ trích hoặc có ác ý, Chúng ta có thể học hỏi từ những phía khác, nhưng đồng thời, sự phơi bày những sai lạc của họ sẽ lập chân lý trong chính tấm lòng của chúng ta. Khi bạn nghiên cứu bài học nầy, bạn sẽ thấy rằng nhiều niềm tin sai lạc đã bắt nguồn từ những người đi tìm kiếm một từng trải thuộc linh hoặc cố sức học nhiều hơn về Lời của Đức Chúa Trời. Thay vì để Thánh Linh hướng dẫn họ trong một sự tra xem tường tận Kinh Thánh, họ lại để cho những sự thông giải của loài người hoặc ước muốn tự tôn hướng dẫn họ vào chỗ sai lầm.

Nếu bạn không biết phải tin điều gì về một số vấn đề phát sinh, bài học nầy có thể giúp bạn hiểu cách để tra xét Kinh Thánh và đi đến những kết luận đúng đắn. Ngoài ra, bạn sẽ thấy một số khuynh hướng thường hay có đối với tất cả những niềm tin tẻ tách. Sự hiểu biết nầy sẽ chứng tỏ là một phương sách có giá trị khi bạn đối đầu với những người bị trói buộc vào những niềm tin phi Kinh Thánh. Nó có thể giúp bạn đem họ trở về với lẽ thật. Chúng tôi cầu mong rằng điều nầy có thể xảy ra.

Dàn Bài

Làm quen với sự xu hướng.

Những điều cơ bản của Cơ Đốc Giáo.

Đặc tính của các giáo phái tẻ tách.

Mô tả hai đức tin tẻ tách.

Đánh giá về sự tiếp cận của chúng ta.

LÀM QUEN VỚI SỰ TẺ HƯỚNG

Để bắt đầu, chúng ta cần hiểu những danh từ được sử dụng trong bài nghiên cứu của chúng ta. Tựa đề của bài học nầy bao trùm một số các niềm tin, một số trong đó thì không hòa hợp với lẽ thật, một số khác thì hoàn toàn tẻ tách khỏi lẽ thật. Chúng sẽ được mô tả khi chúng ta nghiên cứu đến. Nhưng để bắt đầu, chúng ta hãy học biết một số từ ngữ.

Tà Giáo (Hay Tà Thuyết)

Một tà thuyết là một ý kiến không hòa hợp với những giáo lý chủ yếu của Kinh Thánh. Nó chứa những mầm mống chia rẽ và bất hòa. Như chúng ta đã thấy trong bài học trước, Hội Thánh thời trung cổ xem như có quyền lực rất lớn trên đời sống con người và những người bị ngờ vực là tà giáo đều bị dứt phép thông công hoặc thậm chí bị sát hại. Nếu có ai có ý chống lại sự bất công, thì hoặc người đó phải giữ im lặng, hoặc họ phải rất cẩn thận về cách bày tỏ ý kiến của mình. Một tà thuyết có thể phát triển thành một nhóm phái (cult) hoặc một giáo phái (sect) rồi sau đó có thể trở thành một hệ phái (denomination) hay một giáo hội.

Nhóm Phái (Cult)

Phát xuất từ chữ Cultus, Cult (nhóm phái) có nghĩa là “sùng bái” hay “thờ phượng”. Ví dụ như những thành viên nhóm phái mặt trời thì họ thờ mặt trời. Các tín đồ của một niềm tin tôn giáo giả hay không chính thống thì gọi là những người sùng bái (hay theo nhóm phái). Thường thường, một người để cho một tư tưởng hay một ý kiến phi Kinh Thánh mọc rễ trong lòng mình. Khi người đó để cho niềm tin nầy phát triển thì người đó có thể ly khai khỏi Hội Thánh (nếu người đó đã sinh hoạt với một Hội Thánh). Nếu họ là một người năng động, một người sáng lập có ơn ban (hay có ân tứ- Chatisma) thì người đó có thể lôi kéo nhiều người theo mình, và khi người ta ủng hộ ý kiến của người đó, thì nhóm phái sẽ phát sinh.

Giáo Phái (Sect)

Một giáo phái thì tương tự như một nhóm phái, chỉ có điều khác là giáo phái đề xướng “một sự chia rẽ” với hội mẹ. Một giáo phái thường lớn hơn một nhóm phái và có thể phát triển thành một hệ phái. Một số những người không thuộc phái Ngũ Tuần trước kia xem những người Ngũ Tuần là một giáo phái, nhưng ngày nay, phái Ngũ Tuần là thành phần phát triển lớn nhất và nhanh nhất của Hội Thánh.

Gần đây, sự truyền nhiễm của các nhóm phái, các giáo phái và các tà thuyết đã lan rộng khắp thế giới. Một số phái xuất hiện dưới thể loại các tôn giáo Cơ Đốc giả hiệu (psendo -- Christian Religions), chẳng hạn như phái Mormon, Cơ Đốc Khoa Học, Chứng Nhân Giê-hô-va, Giáo hội Thống Nhất (Unification Church), Quốc tế Đạo (The Way International), Con cái Đức Chúa Trời (Children of God) và nhiều phái khác nữa. Một số các mục sư trình bày những quan niệm về tâm lý của họ trong các Hội Thánh đã thành lập như thể chúng là con đường dẫn đến Đức Chúa Trời. Những quan niệm nầy bao gồm những niềm tin như là thuyết nhân bản, sự suy tư khả dĩ và tích cực, sự xưng nhận tích cực, và sự thịnh vượng của Tin Lành. Dầu một số người chủ trương những quan niệm nầy vẫn ở lại trong Hội Thánh, nhưng nhiều Cơ Đốc nhân xem họ là không tốt hoặc cho xem họ như là những “kẻ trộm cướp trèo vào từ nơi khác” (Giăng 10:1).

Những nhóm phái sùng bái nhân cách không hẳn là tôn giáo gồm có phái Hare Krishna, EST, Phái Suy Tư Siêu Việt (Transcendental Meditation). Hội Thần Quang (Divine Light Mission), Phái Bhagwan Shree Bagneesh, Thông thiên học (Theosophy), Tri thức học (Scientology), Thông linh học (Spiritism), Phái Yoga, Phái Baha’i và nhiều giáo phái khác xuất xứ từ Ấn độ. Trong khi phương pháp và những động cơ tìm kiếm sự giàu có và những vui thú thuộc thể của chúng ta đã bị giáo hội cũng như xã hội phê phán, chúng vẫn được dung nhượng và phát triển nhanh chóng.

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CỦA CƠ ĐỐC GIÁO

Các giáo phái gây chia rẽ có thói quen chọn những khúc Kinh Thánh làm bằng chứng để hổ trợ cho những sự tuyên bố sai lạc, hoặc họ bỏ qua tính mạch văn của các câu Kinh Thánh, hoặc họ vặn vẹo các câu Kinh Thánh khỏi ý nghĩa nguyên thủy của chúng. Do đó, người Cơ Đốc phải đặt các câu Kinh Thánh theo “đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (Giu-đe 1:3). Bạn phải có thể “sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em” (2Phi-e-rơ 3:15). Kinh Thánh không bảo chúng ta phải cãi vả với họ hay tranh luận với họ, mà phải giúp đỡ họ. Những người theo các nhóm phái thường bóp méo một số lẽ thật Kinh Thánh căn bản. Để giúp chúng ta nhận biết những lẽ thật đó, chúng ta có thể đặt chúng vào cái được đặt tên là tám điểm về giáo lý chánh đáng.

Ba Ngôi Hiệp Một Đức Chúa Trời

Một trong những giáo lý hàng đầu mà những người theo nhóm phái bóp méo là giáo lý Ba Ngôi. Tín điều Nicene năm 325 S.C đã thiết lập sự bình đẳng giữa Đức Chúa Con với Đức Chúa Cha và cũng là giáo lý về Ba Ngôi. Cả hai mặt của một vấn đề đã được chấp nhận, nói rõ ra, có Ba Ngôi trong yếu tính của Đức Chúa Trời (God Head) và Đức Chúa Trời được mặt khải ra trong ba thân vị. Kinh Thánh đã tán trợ giáo lý Ba Ngôi bao gồm như sau:

· “Vả bây giờ, Chúa Giê-hô-va và Thần của Ngài sai đến” (Ê-sai 48:16). Đức Chúa Con nói Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh sai Ngài đến.

· “Tức thì có tiếng từ trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường” (Ma-thi-ơ 3:17). Ở đây Chúa Jesus chịu phép báp tem, Đức Thánh Linh giáng xuống và Đức Chúa Cha đã phán.

· “Hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ” (Ma-thi-ơ 28:19).

· “Chỉ có một Đức Chúa Trời và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jesus Christ, là người” (1Ti-mô-thê 2:5).

Đức Chúa Trời Là Duy Nhất (Có Một)

Những người theo các nhóm phái không chỉ bóp méo sự dạy dỗ của kinh Thánh về Ba Ngôi mà còn lẫn lộn sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời nữa. Một trong những giáo lý quan trọng trong Kinh Thánh là bản thể của Đức Chúa Trời, là không thể phân chia được. Ngài không phải do nhiều phần tử kết hợp lại. Bản thể của Ngài là đơn chiếc và chỉ có một. Trái lại, con người là một hữu thể phức hợp, gồm có phần vật chất (thân xác) và phần hi vật chất (hồn và linh). Trong sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời, có thể phân biệt từng thân vị theo thần tính. Trong bản thể của Đức Chúa Trời có ba thân vị rõ ràng như đã nhận thấy ở phần trên. Cuối cùng, sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời tỏ cho thấy rõ rằng Ngài không phải là một trong số các vị thần; Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất!

· “Hỡi Y sơ ra ên! Hãy nghe: Giê hô va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê hô va có một không hai” (Phục truyền 6:4).

· “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời và chỉ có một Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jesus Christ, là người” (1Ti-mô-thê 4:35).

· “... Giê hô va, ấy là Đức Chúa Trời, chớ không ai khác hơn Ngài” (Phục truyền 4:35).

· “... Giê hô va ấy là Đức Chúa Trời trên trời cao kia và dưới đất thấp nầy: chẳng có ai khác” (Phục truyền 4:39).

Chúa Jesus Christ Là Con Đức Chúa Trời

Điều quan trọng là Chúa Jesus, Đấng gánh tội lỗi của chúng ta, là sinh tế toàn vẹn, có thể trả đủ sự hình phạt cho tội lỗi của nhân loại. Ngài không chỉ là một người thiện lành, Ngài chính là Đức Chúa Trời.

· “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha” (Giăng 1:1,Giăng 1:14).

· “Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em ma nu ên” (Ê-sai 7:14).

· “Theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 1:4).

Đức Thánh Linh Là Đấng Yên Ủi Của Chúng Ta

Người tín đồ phải có thể sống một đời sống vừa lòng Đức Chúa Trời. Nhất thiết người đó nhờ Đấng cư trú trong lòng mình ban cho quyền năng để sống cách công chính và để thực thi mục đích của Đức Chúa Trời.

· “Khi nào Đấng Yên Ủi sẽ đến...Ngài sẽ làm chứng về Ta”. “Ngài sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình về sự phán xét... Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật” (Giăng 15:26; 16:8, 13).

· “Nhưng các ngươi... Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự” (14:17, 26).

· “Đến ngày Lễ Ngũ Tuần... hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác theo như Đức Thánh Linh cho mình nói” (Công vụ 2:1-4).

· “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép và làm chứng về ta tại thành Giê ru sa lem, cả xứ Giu đê, sứ Sa ma ri, cho đến cùng trái đất” (1:8).

Mọi Người Đều Phạm Tội

Nếu người ta muốn đáp ứng sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho thì họ phải nhìn nhận rằng mọi người đều đứng trong chỗ bị đoán phạt trước mặt Đức Chúa Trời và họ cần có một Cứu Chúa. Như vậy mọi người đều có tội trước mặt Đức Chúa Trời.

· “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không... Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:10, 23).

· “Phàm làm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi” (14:23).

· “Ai phạm tội tức là trái luật pháp và sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp” (1Giăng 3:4). “Mọi sự không công bình đều là tội” (5:17).

Có Sự Cứu Chuộc Qua Huyết Báu Của Đấng Christ

Vì Chúa Jesus đã trả giá đền tội cho loài người nên đòi hỏi mọi người phải tiếp nhận sự dự bị (ơn thần hựu) của Ngài. Điều nầy đòi hỏi họ phải ăn năn tội của họ và tin rằng Đức Chúa Trời tha thứ cho họ.

· “Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được sự cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội” (Ê-phê-sô 1:7).

· “Bởi huyết Ngài trên thập tự giá thì đã làm nên hòa bình... nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời” (Cô-lô-se 1:20).

· “Còn như Đấng nầy, đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 10:12).

Được Cứu Nhờ Ân Điển

Điều tuyệt đối cần thiết là người ta phải nhận rằng mình không xứng đáng để được cứu rỗi. Đức Chúa Trời tha thứ căn cứ theo lòng thương xót của Ngài và sự hi sinh của Đấng Christ. Do đó, một khi người ta nhận được sự tha thứ thì họ chứng tỏ tình yêu thương của họ bằng cách hành xử của họ.

· “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép để trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài” (Giăng 1:12).

· “Ai tin Con thì được sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy” (Giăng 3:36).

· “Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, đều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 2:8).

Sau Khi Chết Còn Có Sự Phán Xét

Con người là một hữu thể có đạo đức trong một vũ trụ có đạo đức. Như vậy, họ phải khai trình cho Đức Chúa Trời về cuộc đời mà mình đã sống và sự đáp ứng mà họ đã làm trước sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho. Chắc chắn con người hay chết nầy sẽ qua đi, dầu vậy, họ phải trả lời cho Đức Chúa Trời về cuộc đời mà họ đã sống như thế nào.

· “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).

· “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét...” (Hê-bơ-rơ 9:27).

· “Khi Đức Chúa Jesus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, báo thù những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời và không vâng phục Tin Lành của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời xa cách mặt Chúa...” (2Tê-sa-lô-ni-ca 1:7-9).

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG GIÁO PHÁI TẺ TÁCH

Thật đáng ngạc nhiên khi thấy có nhiều giáo phái bóp méo những lẽ thật hoặc những sự thực hành đặc biệt. Nếu học viên lưu ý đến những điểm nầy khi suy nghĩ đến những người thuộc các giáo phái thì người đó có thể biện luận những chỗ sai lạc của họ. Chúng tôi đề nghị ra đây một số điểm phân biệt thông thường về các nhóm phái mà chúng tôi gọi là dấu hiệu nhận dạng sai lầm ( The earmarks of error).

Đời Sống Của Người Sáng Lập

Chúng ta nên đặt những câu hỏi về người sáng lập, chẳng hạn như: Người đó có tự tấn phong cho mình giữ một địa vị cao như là một tiên tri, một sứ đồ, một bậc cao sư, hay ngay cả là một Đấng Mê si không? Người đó có phải là một nhà thần bí, một nhà tâm linh học, là những người hay xuất thần, thấy dị tượng hay là thấy chiêm bao không? Người đó có bệnh ảo giác không? Nếu câu trả lời là “có” cho những câu hỏi nầy thì đáng nên ngờ vực về nhóm phái đó. Nhiều người theo các nhóm phái đã tuyên bố người lãnh đạo của họ là được ơn trên soi dẫn, hoặc họ xem người đó là ngang hàng với Đức Chúa Trời.

Quan Niệm Về Đức Chúa Trời

Một điểm khác để chất vấn những người thuộc về một giáo phái là niềm tin của họ về Ba Ngôi. Một số người quan niệm Đức Chúa Trời như là một sức mạnh, hoặc một người chuyên chế hay là một hữu thể vô vị cách. Họ có thể tôn kính ảnh hay tượng của các thánh và thậm chí thờ lạy họ nữa. Những nghi lễ là quan trọng đối với sự thờ phượng của họ. Chúa Jesus Christ có thể được gọi là một giáo sư, một tiên tri hay là một hiện thân (sự nhập thể) của một thánh khác. Đức Thánh Linh thường bị cực tiểu hóa hoặc là những sự bày tỏ của Ngài thường bị bắt chước (giả mạo).

Thay Đổi Kinh Thánh

Một điểm nhận dạng nổi bật về các thành viên giáo phái là cuốn sách mà họ xem là thiêng liêng. Họ có đặt cuốn sách nào khác ngang hàng với Thánh Kinh không? Người sáng lập có viết ra cuốn sách đó không và nó có cần thiết cho việc thông giải Thánh Kinh không? Cuốn sách đó đã tồn tại như thế nào? Có thể kiểm chứng nguồn gốc của nó không? Những người theo nhóm phái thường nói rằng Đức Chúa Trời đã ban cho một sự khải thị mới kể từ khi kinh Tân Ước được viết ra. Họ dùng môi miếng phục tùng Kinh Thánh nhưng họ đặt lòng tin tưởng nhiều hơn nơi các cuốn sách riêng của họ. Trong cái nhìn của chúng ta, bất cứ tác phẩm nào được cho là thiêng liêng hơn Kinh Thánh đều đáng bị ngi ngờ, và nếu nó không thể kích thích các học giả độc lập (riêng rẽ) khảo sát thì nó đáng bị bác bỏ (Khải Huyền 22:18-19).

Những Lời Tuyên Bố Độc Hữu Đối Với Lẽ Thật

Một số người theo các nhóm phái tuyên bố họ có sự hiểu biết độc hữu về Đức Chúa Trời. Đối với họ, tất cả các phái khác đều đã xuyên tạc lẽ thật và chỉ có họ mà thôi mới có toàn vẹn lẽ thật. Đối với cách suy nghĩ của họ, những nhu cầu thực tế nhân bản sẽ chỉ được đáp ứng trong giáo phái của họ mà thôi. Ngoài nhóm phái của họ, tất cả chỉ là ảo vọng, là tối tăm, là tội lỗi, bên trong họ là thực tại, là sự sáng và tự do. Hầu hết các nhóm phái đó có khuynh hướng hỗn thành hóa Cơ Đốc giáo với các lễ nghi và những sự dạy dỗ của dân ngoại.

Những Thói Tục Của Nếp Sống Khả Nghi

Giữa vòng các nhóm phái và các giáo phái có tất cả các loại quá độ về thuộc thể và những tập tục phi Cơ Đốc giáo. Những người theo nhóm phái thường xử dụng đồ trang hoàng và áo lễ, chuỗi hạt, biểu tượng, gậy và dây. Họ có thể thực hành các vũ điệu dâm đãng, xử dụng việc đánh trống, bùa chú, linh phù, thậm chí sử dụng các sinh hoạt bùa phép trong các buổi thờ phượng của họ. Một số người lãnh đạo của họ thực hành chế độ đa thê và cho phép sống chung không phân biệt phái tính giữa vòng các thành viên của họ.

Nhấn Mạnh Về Đặc Tính Riêng Của Nhóm

Trong vòng nhiều giáo phái có một cảm giác về sự ưu việt của nhóm. Các thành viên của các giáo phái thường dùng những từ ngữ đặc biệt riêng cho họ. Họ bày tỏ sự nâng đỡ và yêu thương đối với các hội viên mới để cho những người nầy cái cảm giác thấy mình là quan trọng. Họ nghênh tiếp sự bách hại để làm gia tăng cảm giác về đặc tính riêng của nhóm. Có giáo phái kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh sinh sống của các hội viên và áp dụng luật nghiêm khắc. Các hội viên phải phục tùng những người lãnh đạo của mình mà không được thắc mắc, họ dùng nhiều giờ cho sinh hoạt truyền giáo và cống hiến trọn thì giờ cho sinh hoạt của giáo phái. Thư tín của họ bị kiểm duyệt. Họ được bảo phải mặc những áo quần nào, phải kết hôn với ai. Có một sự sợ hãi khủng khiếp về sự khiếm khuyết (sự vi phạm giáo luật). Họ có khuynh hướng xâm lăng trong nổ lực mở rộng những niềm tin của họ. Thường thường, họ chia rẽ các gia đình và các Hội Thánh; họ chống đối tổ chức. Ví dụ về những giáp phái nầy là Hội Thần Quang, Hội Gia Đình Tình Thương (Family of Love) và Giáo hội Thống Nhất (Unification Church).

Phương Tiện Cứu Rỗi

Hầu hết các người nhóm phái cố đạt được sự cứu rỗi bằng nổ lực của con người. Điều nầy có thể nằm dưới hình thức bao gồm một số nghi thức hay nghi lễ nào đó hoặc là tự từ bỏ mình để chịu khổ hạnh. Một nét thông thường của con người là muốn tranh đấu để được hoặc tìm kiếm một sự ban thưởng nào đó. Những người theo nhóm phái cũng dành những ban thưởng đặc biệt cho những người thành công trong việc chinh phục người khác trở về với chính nghĩa của họ. Một số người trong vòng họ cho rằng mình có một kinh nghiệm thuộc linh đặc biệt mà họ gọi là sự cứu rỗi. Họ tuyên bố rằng chỉ có những người trong giáo phái họ mới có thể nhận được sự cứu rỗi đó, họ thường có một buổi lễ khởi đầu gia nhập vào nhóm. Do đó, toàn bộ tư tưởng của họ là một tư tưởng về sự tự cứu mình.

MÔ TẢ HAI ĐỨC TIN TẺ TÁCH

Giờ đây, chúng ta hãy xem xét hai niềm tin tẻ tách nổi bật hơn cả mà chúng ta có thể gọi chúng là các giáo phái. Mục đích của chúng ta ở đây là trình bày những niềm tin và tập tục của họ đã lệch lạc khỏi tiêu chuẩn của Kinh Thánh như thế nào. Chúng ta sẽ xem xét đến nguồn gốc, các kinh văn và những sự tẻ tách về giáo lý của từng giáo phái một.

Giáo Phái Mormon (Mormonism)

Nếu lòng sốt sắng truyền giáo là tiêu chuẩn để phán xét một giáo phái thì giáo phái Mormon với mười tám ngàn giáo sĩ chắc sẽ đoạt giải thưởng! Những thanh niên củahọ đòi hỏi phải mất hai năm sử dụng trọn thì giờ để tuyên truyền giáo lý của họ. Kết quả là họ đã có khoảng bốn triệu tín đồ ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Giáo hội nầy có những lợi tức kinh doanh lớn và rất giàu có vì mọi tín đồ của họ đều trung tín dâng phần mười và dâng hiến vượt phần mười nữa. Họ được gọi là phái Mormon theo tên của sách Mormon.

Sự Thành Lập Giáo Phái Mormon

Người sáng lập giáo phái Mormon là ông Joseph Smith, ông ra đời tại Sharon, Vermont, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vào năm 1805. Ông là một thanh niên ít học thức và hay mơ mộng, ông rất băn khoăn về việc có quá nhiều giáo hội tồn tại. Vào đêm 21 tháng 9 năm 1823, ông thấy một thiên sứ mà ông gọi là Moroni chỉ cho ông nơi để tìm thấy một bộ đĩa bằng vàng mà chúng có chứa Lời Đức Chúa Trời và lịch sử của Mỹ Châu thời cổ. Các chữ viết nầy được cho là loại chữ cải cách của người Ai cập mà ông Smith nói rằng ông có thể đọc được chúng nhờ hai viên thủy tinh mà ông gọi là U-rim và Thu-mim. Trong khi ông phiên dịch thì có một người trợ tá chép xuống, người nầy được cách ly với ông bằng một tấm màn. Vào độ tuổi hai mươi lăm, Smith bắt đầu cáimà ông gọi là Hội Thánh thật, tức sự phục hồi Hội Thánh mà Chúa Jesus đã khởi đầu khi Ngài còn sống trên đất.

Ông Smith phát triển giáo thuyết của mình tại Illinois, nhưng tại đó ông liên can đến các kế hoạch khả nghi và thực hành chế độ đa thê. Trong một thời gian ngắn, ông đã bị bắt vì gian lận về vấn đề tiền bạc và về việc đa thê (người ta nói rằng ông đã có ít nhất là bốn mươi tám vợ). Dân chúng phẫn nộ đã tràn vào tù và giết chết Joseph cùng em của ông là Hyrum vào ngày 27 tháng 6 năm 1844. Những giáo hội nầy đã gọi họ là những người tuận đạo vì chính nghĩa của phái Mormon. Người kế nhiệm Smith là Brigham Young, ông đã cảm nhận được sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời để đi chuyển hàng trăm người Mormon trong một hành trình cam go để đến Utah. Khi đến tại thung lũng Salt Lake (Hồ nước mặn), ông Young đã tuyên bố: “Đây chính là nơi ở”. Tại đó họ xây cất thành phố và nhà thờ của họ. Khi ông Young qua đời vào năm 1877, số tín đồ của họ lên đến 150.000 người.

Kinh Sách Của Phái Mormon

Giáo hội Mormon nhìn nhận bốn cuốn sách thánh: Sách Mormon, cuốn giáo lý và giao ước, cuốn Viên ngọc Vô giá và cuốn Thánh Kinh. Họ cho rằng Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời chỉ khi nào nó được phiên dịch đúng đắn. Nhưng ai là người phán xét xem bản dịch đó đúng hay không đúng? Dĩ nhiên là giáo hội Mormon! Người Mormon nói rằng khó có bất cứ câu nào trong cuốn Kinh Thánh tránh khỏi sự vấy bẩn. Do đó, họ đặc hoàn toàn sự tin cậy nơi ba cuốn sách kia là những cuốn sách đã tránh khỏi được sự vấy bẩn.

Sách Mormon. Được cho là do số người viết ra vào khoảng từ năm 600 T.C đến năm 428 S.C. Sách nầy thuật về một cuộc di dân của người thời cổ từ tháp Ba bên đi đến vùng Trung Mỹ; và một cuộc di dân khác của người Do Thái trước khi bị phu tù tại Ba-by-lôn, họ cũng đến vùng Nam Mỹ. Một bộ tộc của những người di dân, là bộ tộc Nephite, được cho là đã viết ra những sự mặc khải từ Đức Chúa Trời trên các đĩa bằng vàng vào năm 428 S.C và họ đã chôn giấu chúng. Do đó, 1400 năm sau, Joseph Smith bảo rằng mình đã khám phá ra những chiếc đĩa đó.

Có những vấn nạn nghiêm trọng xung quanh Sách Mormon. Mặc dầu Smith đã nói rằng sách nầy được chôn giấu vào năm 428 S.C, nhưng nó lại chứa khoảng 25000 từ ngữ lấy ra từ bản dịch Anh ngữ Kinh James của Kinh Thánh, ấn hành vào năm 1611 S.C. Đây là một sai lầm đến những 1200 năm! Một cuốn sách mà nó làm giãn nở chân lý đến như vậy thì không bao giờ có thể được soi dẫn bởi Đức Chúa Trời. Cũng vậy, những nhân vật trong sách đó, là những người sống nhiều thế kỷ trước Chúa Jesus Christ, lại được cho rằng họ nói những lời của Chúa Jesus, của Phi e rơ, của Phao lô và của Giăng, tất cả những lời nói đó đều có trong bản Kinh Thánh Anh ngữ Kinh James. Cuốn sách Mormon nầy chứa đầy những sai lầm về lịch sử và sự kiện. Loại chữ Ai Cập Hình Tự Cải Cách (Reformed Egyptian Microglyphics) không thấy tồn tại bên ngoài sự tuyên bố của phái Mormon và chắc chắn thứ ngôn ngữ đó không được những người Nam Mỹ thời xưa sử dụng. Có hơn 2000 sự thay đổi đã được thực hiện trong Sách Mormon kể từ lần xuất bản năm 1830, và nó vẫn còn chứa nhiều sai lầm. Tuy nhiên, Smith vẫn tuyên bố sách của ông là được ban cho từ thiên thượng, và người Mormon tôn kính nó hơn cả Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời.

Những Sự Tẻ Tách Về Giáo Lý

Giáo Lý Về Đức Chúa Trời Của Mormon Phái. Theo cuốn Viên ngọc vô giá (The Pearl of Great Price) tức là sách tín điều của phái Mormon, người Mormon tin nơi Đức Chúa Trời gồm Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, họ tin có nhiều thần và chính Đức Chúa Trời cũng từng có lần là một con người. Ngoài ra, người Mormon cũng có thể trở thành các thần. Có lần Smith đã nói rằng: “Con người thể nào thì Đức Chúa Trời thể ấy, Đức Chúa Trời thể nào thì con người có thể trở nên thể ấy”. Điều đó có nghĩa là Đức Chúa Trời có một thân thể bằng xương bằng thịt như con người và chỉ là một con người được tôn cao mà thôi, ngoài ra, con người có thể trở thành một vị thần.

Chúa Jesus Christ. Thần tính của Chúa Jesus Christ bị người Mormon làm giảm thiểu. Họ tin Ngài là vĩnh hằng nhưng cũng chỉ như mọi người là vĩnh hằng. Họ nói rằng các thần đã sinh ra những con cái thuộc linh từ cõi vĩnh hằng, nhưng các con cái thuộc linh nầy phải chờ đợi để nhập thể, con người cung cấp thân xác cho họ qua sự sinh sản. Đấng Christ xưa kia là một trong số các con cái thuộc linh nầy, Ngài đã nhận được một thân xác và bây giờ được ban cho thần tánh, do đó Ngài được xem là người anh cả của chúng ta. Họ muốn chúng ta tin rằng Chúa Jesus là con tự nhiên của Ma-ri và của Đức Chúa Trời A-đam, vị thần của thế giới chúng ta, chớ không phải bởi Đức Thánh Linh. Ê va trong vườn Ê đen xưa là một trong những người vợ trên trời của Đức Chúa Trời. Họ cũng tuyên bố rằng Đấng Christ là một người đa thê, hai bà Ma ri và bà Ma thê là những người vợ của Ngài, và Ngài cũng đã có con cái. Ông Smith tin rằng tiệc cưới tại Ca na là tiệc cưới của Chúa Jesus.

Sự Cứu Rỗi. Tất cả những người theo nhóm phái có một niềm tin méo mó về sự cứu rỗi. Với người Mormon, sự cứu rỗi là tiến trình để trở thành một vị thần. Họ cố gắng dung hòa ân điển với việc làm, họ nói rằng cả hai đều cần thiết cho sự cứu rỗi. Trong số các việc làm nầy có việc dâng phần mười, làm chứng đạo và chịu phép báp tem. Phép báp tem của họ có giá trị làm tái sinh nhờ báp tem, nghĩa là một người được cứu nhờ việc dìm vào nước. Họ dạy rằng phép báp tem cứu rỗi một người trong đời nầy và người đó có thể chịu báp tem thế cho những người bà con quá cố của mình nữa. Vì lý do nầy, người Mormon đã viết một gia phổ dài của những người tổ tiên ngoại bang của họ (tức những người không thuộc Mormon phái) và làm báp tem cho những người quá cố nầy qua người đại diện. Đề cố biện minh cho tập tục nầy, họ dùng những lời trog 1Cô-rinh-tô 15:29: “Nếu kẻ chết quả thật không sống lại, thì sao họ vì những kẻ ấy mà chịu phép báp tem?” Đây là một điển hình về sự vặn vẹo Kinh Thánh của họ.

Phao lô không hề có ý nói làm báp tem qua người đại diện và Hội Thánh ban đầu cũng chưa từng làm báp tem cho những người đã xa lìa người thân yêu của mình. Trong mạch văn của những câu nầy, Phao lô đang bênh vực cho sự sống lại. Đối với ông, phép báp tem là làm hình bóng cho đức tin của người tín đồ. Người ấy chết trong Đấng Christ và đã được sống lại với Đấng Christ nhờ đức tin. Cũng vậy, trong thời đó, các tín đồ đã đối diện với khả năng có thể chịu chết vì tuận đạo, vì vậy, họ đã chịu báp tem cho (để ám chỉ đến hoặc làm biểu tượng về) sự tuận đạo nầy, để họ có thể được sống lại giống như sự phục sinh của Chúa Jesus. Theo ý nghĩa đó, họ đã chịu báp tem cho kẻ chết. Giáo lý nầy là một mưu mẹo của người Mormon để đem lại một sự hi vọng giả tạo cho những người thân yêu chưa được cứu của dân sự. Ý tưởng về một cơ hội thứ hai như vậy không phù hợp với Kinh Thánh. Kinh Thánh đã nói rõ rằng chắc chắn con người đã bị định phải chết một lần thể nào thì sự phán xét sau khi chết cũng chắc chắn thể ấy, chớ không còn cơ hội nào khác (Hê-bơ-rơ 9:27; Rô-ma 6:23).

Thiên Đàng Và Địa Ngục. Người Mormon tin nơi ba thiên đàng dành cho ba hạng người khác nhau. Có một thiên đàng ở trên trời dành cho kẻ trung tín, có một thiên đàng ở dưới đất dành cho một số người với một cơ hội khác trong thế giới thần linh, và một thiên đàng ở xa dành cho kẻ ô uế là những người sẽ chịu hình phạt vì tội lỗi của họ trong một thời gian. Số người còn lại sẽ bị đi vào chỗ tối tăm bên ngoài. Nhưng đối với người Mormon, không có địa ngục với sự khổ hình đời đời. Do đó, họ mời gọi mọi người cứ hưởng thú vui đời nầy đừng sợ sự phán xét gì trong đời sau. hãy ăn, uống và vui vẻ vì ngày mai chúng ta sẽ chết!

Nói tóm lại, giáo phái Mormon giải thích sai lạc mọi giáo lý quan trọng của đức tin Cơ Đốc. Nó đặc những điều viết ra của Joseph Smith lên chỗ cao hơn Kinh Thánh. Nó phủ nhận sự xưng công nghĩa bởi đức tin và nó cung cấp một hệ thống việc làm mà trong đó sự cứu rỗi chỉ là tiến đến chỗ trở thành thần linh. Không có sự đảm bảo nào về sự sống đời đời. Người Mormon không biết họ có vào thiên đàng hay không cho đến lúc chết họ mới biết được, nhưng khi đó thì đã quá trễ! Thật vĩ đại biết bao khi biết rằng nhờ ân điển của Chúa Jesus mà giờ đây bạn đã có sự sống đời đời và suốt cả cõi vĩnh hằng nữa.

Phái Chứng Nhân Giê hô va (Jehovah’s Witnesses).

Phái Chứng Nhân Giê hô và là một nhóm phái tấn kích. Nhiều người trong số họ đã dùng năm hay sáu buổi chiều mỗi tuần để đi từ nhà nầy đến nhà kia, bán sách và nài ép giáo lý của họ trên những người khác. Họ chận người ta ở ngoài đường, họ níu kéo người ta ở các phố chợ. Họ cho mọi sự dạy dỗ khác là sai lạc. Họ chỉ kính trọng nước Đức Chúa Trời và họ không chào bất kỳ quốc kỳ nào của các nước thế gian. “Hãy để cho Đức Chúa Trời là đúng còn người ta là giả dối” là tiếng kêu chiến đấu của người sáng lập của họ. Họ đã xuất bản hàng triệu tờ Watchtower (Tháp canh), tờ báo thường kỳ của họ, bằng nhiều thứ tiếng. Họ hội họp trong Phòng Nước Trời (hay Hành lang Vương quốc -- Kingdom Halls) để học hỏi và tiếp thu những quan điểm của họ. Giáo phái nầy thường được gọi là phái Russell (Russellism), Phái Tháp Canh, Phái Millienial Dawn (Bình minh Thiên hy niên) và Chứng Nhân Giê hô va. Ngày nay giáo phái nầy có hơn bốn triệu tín đồ trên toàn thế giới.

Sự Thành Lập Giáo Phái Chứng Nhân Giê-hô-va

Tổ chức nầy do C.T Russell (1852-1916) thành lập tại Pennsylvania ở Hoa kỳ. Ông được trưỡng dưỡng trong giáo hội Hội chúng (Congretional Church), nơi đây ông đã dạy các lớp Kinh Thánh vào năm 1879 và đã viết một số bài tranh luận. Ông rất sợ hãi địa ngục cho đến khi ông tiếp xúc với sự dạy dỗ của Hội An Tức Nhựt (Hội Sa-bát) về sự hiện ra của Đấng Christ, và ông đã công nhận một số niềm tin của họ. Ông đã thành lập hội Truyền đơn Tháp canh (Watchtower Tract Society) năm 1896 và đặt trụ sở của mình tại Brooklyn, Nữu Ước vào năm 1908. Ông đã viết nhiều bài vở, sử dụng một số giáo lý của hội Sa bát. Nhiều bài viết của ông đã được đóng lại thành một bộ bảy cuốn sách được gọi là Các Bài Học Trong Thánh Kinh (Studies In The Scriptures). Ông chấp nhận giáo lý của Hội Sa bát cho rằng Đấng Christ đã ngự vào đền thờ của Ngài vào năm 1874. Ông thêm vào đó tư tưởng của mình, cho rằng Thời Kỳ Dân Ngoại sẽ chấm dứt vào năm 1914.

Russell có một bản tính khoe khoang khác thường và ông có những lời tuyên bố phi lý về khả năng và các bài viết của mình. Ông đặt các bài viết của mình ngang hàng với các bài viết của Phao lô, của Wyclif và của Luther. Có một lần ông tuyên bố rằng nếu người ra chọn lựa giữa Kinh Thánh và các sách của ông thì tốt hơn nên chọn các sách của ông. Vợ ông kiện ông để được ly dị vì tội ngoại tình, tội lừa dối và tội độc đoán vào năm 1913. Ông nắm giữ tài chính của Hội Tháp Canh, nhưng bị một tờ báo tố cáo là gian lận. Ông đã tuyên bố với tòa là ông biết tiếng Hi lạp nhưng khi người ta đòi ông nhận diện các mẫu tự thì ông chẳng làm được. Năm 1916, ông Russell đã chết khi đi công việc trên một chuyến xe lửa tại Texas.

Joseph F.Rutherford (1870-1942), là một luật sư và là một trợ lý thẩm phán, đã trở thành người lãnh đạo của tổ chức nầy. Ông cũng đã huênh hoang nhiều uy quyền và trừ khử bất cứ người nào nghi vấn ông. Năm 1931 ông đặt tên nhóm là Chứng Nhân Giê hô va rút ra từ Ê-sai 43:10. Do đó họ đã xóa bỏ dấu tích của danh hiệu người phái Russell, nhưng họ chẳng bao giờ xa rời khỏi các giáo thuyết của Russell. Rutherford đã tố cáo mọi tôn giáo khác, sự thù địch nầy đã trở thành dấu hiệu nhận dạng của nhóm phái nầy. Rutherford ít làm chức vụ nơi công cộng, ưu điểm của ông là trong việc quản trị. Ông còn là người viết nhiều bài hơn cả Russell nữa và đã lưu hành các tác phẩm của mình đến hàng triệu cuốn. Sau khi ông qua đời vào năm 1942, những người lãnh đạo Hội Tháp Canh ít được biết đến và các bài viết của họ giử vai trò vô danh nhiều hơn.

Kinh Thánh Của Phái Chứng Nhân Giê-hô-va

Phái Chứng Nhân Giê hô va chỉ phục sự Kinh Thánh bằng môi miếng. Họ tin rằng nó đáng tin cậy chỉ khi nào nó được phiên dịch chính xác. Vì lý do nầy, chỉ có một mình họ mới thông giải Kinh Thánh được thôi. Điều nầy có nghĩa là họ cảm thấy sách vở của họ mới trình bày quan điểm đúng, không thể có quan điểm nào khác. Do đó, họ đã tạo ra một bản kịch Kinh Thánh riêng của họ, đó là bản New World Translation, nó cho họ tự do vặn vẹo và co giãn những giáo lý của Kinh Thánh tùy ý họ. Ví dụ như từ ngữ chỉ về “Đức Chúa Trời” trong Kinh Thánh Tân Ước được dịch thành “Giê hô va”, mà chữ nầy không hề tìm thấy trong các thủ bản Hi lạp, nhưng nó được dịch để tạo ra giáo thuyết sai lạc của riêng họ.

Những Giáo Lý Khác Lạ Của Phái Chứng Nhân Giê-hô-va

Phái Chứng Nhân Giê hô va phủ nhận hầu hết các giáo thuyết của Cơ Đốc giáo có trong lịch sử. Họ bác bỏ bất cứ niềm tin nào vượt xa khỏi sự hiểu biết của con người. Điều nầy áp dụng đặc biệt cho giáo lý Ba Ngôi mà họ nói là nó phát sinh do Sa tan. Họ chống đối mạnh mẽ chiến tranh và từ chối chào bất kỳ lá quốc kỳ nào. Họ từ chối sự truyền máu vì luật pháp Môi se cấm ăn huyết.

Thần Tính Của Đấng Christ. Phái Chứng Nhân Giê hô va tin rằng Chúa Jesus Christ là một người được tạo dựng nên, và vì vậy Ngài kém hơn Đức Chúa Trời. Để biện minh cho niềm tin của họ, họ đã thay đổi lời Kinh Thánh. Trong Giăng 1:1 của bản dịch New World Translation, họ nói rằng: “Nguyên thủy có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là một vị thần”. Họ không tin Chúa Jesus sống lại, nhưng cho rằng thân thể Ngài, hoặc bốc thành hơi, hoặc được bảo tồn ở đâu đó trên mặt đất. Còn về sự hiện ra của Chúa Jesus và Ngài bảo Thô ma rờ tay vào cái vết thương ở sườn Ngài và tay Ngài thì sao? Phái Chứng Nhân Giê hô va trả lời rằng vào những lúc đó Chúa Jesus đã vật chất hóa chính mình Ngài vì cớ các môn đồ Ngài. Rõ ràng đây là một sự bóp méo Thánh Kinh (1Cô-rinh-tô 15:3-8).

Quan Niệm Về Sự Cứu Rỗi. Phái Chứng Nhân Giê hô va không tin một người có thể được sanh lại và hưởng sự sống đời đời cho tới khi nào người đó từ kẻ chết sống lại. Ngoài ra, họ cảm thấy mình phải kiếm được sự cứu rỗi cho mình bằng việc làm chứng thường xuyên từ nhà nầy sang nhà khác của mình. Nhưng Thánh Kinh tuyên bố rõ ràng chúng ta được xưng công bình một cách nhưng không nhờ ân điển của Ngài (Rô-ma 3:24-26). Lòng sốt sắng và năng lực là quan trọng đối với Cơ Đốc giáo, nhưng nó không phải là phương tiện đem lại sự cứu rỗi mà chỉ là kết quả của sự được cứu rỗi. Ngay cả bản dịch của chính họ cũng lên án họ vì bản dịch của họ về Ê-phê-sô 2:8-9 rất gần với nguyên bản. 1Giăng 5:11-13 nói về sự cứu rỗi hiện tại của chúng ta.

Lai Thế Học. Hầu hết những niềm tin lầm lẫn của phái Chứng Nhân Giê hô va là những lời tiên tri về sự tái lâm của Đấng Christ. Họ đã nói tiên tri rằng sẽ có tận thế vào năm 1914, 1918, 1920, 1925 và 1941. Rồi các chứng nhân đã cộng thêm 6000 năm và năm 4026 T.C mà họ định đó là năm sáng tạo và đã tiên đoán là sẽ có tận thế vào năm 1975 S.C. Khi các nhật kỳ đó đã qua đi, hàng ngàn người đã rời bỏ giáo phái nầy. Các tín đồ giáo phái nầy hiện đang chờ đợi trận chiến Ha-ma-ghê-đôn và sự sống lại của 144.000 chứng nhân. Những người nầy được cho là đã được đóng ấn ở trên trời vào năm 1914 để làm thánh đồ, làm vua và làm thầy tế lễ. Tuy nhiên, đọc cẩn thận sách Khải huyền sẽ cho chúng ta thấy rằng số 144.000 người ám chỉ đến dân Do Thái, gồm 12.000 người trong mỗi chi phái.

Phái Chứng Nhân Giê hô va tin nơi linh hồn ngủ, họ phủ nhận có một địa ngục theo nghĩa đen và họ dạy về sự tiêu hủy kẻ ác. Trong khi một địa ngục cháy bừng bừng có vẻ như trái ngược với tình yêu thương của Đức Chúa Trời thì phái Chứng Nhân Giê hô va đã không lên án tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong việc cho phép Chúa Jesus chịu đau khổ và chịu chết trên thập tự giá. Ngoài ra, địa ngục không mâu thuẫn với công lý của Đức Chúa Trời, khi một người đã nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đã ban cho mỗi người quyền lựa chọn đặt đức tin nơi Đấng Christ hay ở mãi mãi trong địa ngục. Người ta không thể đòi hỏi sự sống đời đời dành cho người tín đồ trừ phi họ đòi hỏi sự hình phạt đời đời dành cho kẻ vô tín.

Vì Phái Chứng Nhân Giê hô va phủ nhận nhiều sự dạy dỗ cơ bản của Kinh Thánh nên họ không thể được gọi là các Cơ Đốc Nhân theo ý nghĩa của Kinh Thánh. Họ dạy dỗ lời tiên tri giả, thần đạo học phản Kinh Thánh và sự trình bày sai lạc về lẽ thật. Lòng sốt sắng và sự thành khẩn của họ không thể hoán đổi cho ý chỉ của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi nhờ ân điển của Ngài. Giống như những người Do Thái của thời Phao lô, họ “có lòng sống sắng về Đức Chúa Trời, nhưng lòng sốt sắng đó không phải là theo trí khôn” (sự hiểu biết) (Rô-ma 10:2).

ĐÁNH GIÁ VỀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA CHÚNG TA

Giờ đây chúng ta đã hoàn tất nghiên cứu của chúng ta về một số các tôn giáo trên thế giới và những đức tin Cơ Đốc giả hiệu. Chúng tôi tin rằng bạn đã đi đến sự tin tưởng hay là những kết luận quan trọng sau đây:

· Một sự nhận định rằng Đức Chúa Trời tể trị trên vũ trụ; rằng Chúa Jesus Christ là Con Đức Chúa Trời, Ngài đang sống, đang cầu thay cho các tín đồ và Ngài sẽ tái lâm.

· Một sự thông công với Chúa, tức là sự cứu rỗi nhờ ân điển chớ không phải bởi việc làm qua công tác của Đức Thánh Linh.

· Một trách nhiệm đối với những người khác, là những người bị Sa tan làm cho đui mù, không hiểu biết và lơ là về các lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh điểm cuối cùng nầy để kết thúc khóa trình nầy. Chúng ta nên tiếp cận với những người không tin đúng như điều chúng ta tin như thế nào? Những người cộng tác với Nê hê mi đã cho chúng ta một gương tốt. Họ một tay cầm bay và một tay cầm gươm. Là những Cơ Đốc Nhân, chúng ta cần xây dựng Hội Thánh và bảo vệ đức tin. “Anh em hãy tự lập trên nền đức tin rất thánh của mình” (Giu-đe 1:20) và “vì đạo mà tranh chiến, là đạo mà đã truyền cho cách thánh một lần đủ rồi” (1:3). Chúng ta phải thâu góp mùa gặt và đồng thời phải bảo vệ nó.

Giu đe bảo chúng ta, trong câu 21 đến 23, dùng những phương pháp khác nhau cho những loại người khác nhau. Chúng ta cần phải giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời và sự trông đợi, hãy thương xót những kẻ hay nghi ngờ, hãy cứu vớt những kẻ kia, rút họ ra khỏi lửa, còn đối với kẻ khác hãy có lòng yêu thương lẫn với sợ. Bây giờ, chúng ta hãy giải rộng những điều nầy thành một số cách tiếp cận đặc thù.

· Chứng tỏ một tấm lòng yêu thương. Sự chỉ trích tạo ra những rào cản nhưng tình yêu thương thì chinh phục. Bạn có thể thắng một cuộc tranh luận nhưng làm mất đi một linh hồn. Chiên lạc cần sự săn sóc yêu thương của người chăn chứ không cần một thanh gươm của kiếm sĩ (2Ti-mô-thê 2:25).

· Trình bày một lời làm chứng tích cực. Chân lý tích cực cản ngăn sự lầm lạc. Kinh nghiệm cá nhân là một lời chứng tích cực và đây uy lực. Sự thông công vui mừng thường xuyên của bạn với Chúa nói lên còn to lớn hơn cả 10.000 lời lên án.

· Quen thuộc với những sự kiện. Hãy nhớ kỹ những niên hiệu, những sự thay đổi đã xảy ra. Lúc đầu người Mormon có nhiều vợ nhưng bây giờ điều đó đã vi phạm luật pháp của một số quốc gia. Biết những sự kiện sẽ ngăn cản được những sự xét đoán có giá trị.

· Nhấn mạnh đến sự thỏa lòng lớn hơn. Ít người khi sinh ra là đã ở trong một nhóm phái, đa số gia nhập là do họ lựa chọn. Họ thấy được một số sự thỏa lòng trong đó. Mọi người đều hỏi “Trong đó có gì dành cho tôi?”. Bạn phải trình bày một sự thỏa lòng lớn hơn trong Đấng Christ.

· Giữ vững mục tiêu của bạn. Bạn hãy nhắm vào mục đích -- chinh phục các linh hồn cho Nước trời -- và đừng nản lòng. Sự kiên trì thường được trả đủ vào giờ thứ mười một. Việc giúp người ta tiến đến một quyết định sẽ có tác dụng cho sự tiếp cận của bạn, sự nói chuyện của bạn và những kết quả của bạn.

Chinh phục về cho Đấng Christ những người bị trói buộc bởi các đạo giả hoặc một đức tin bị bóp méo là một chức vụ đòi hỏi cả tâm trí và tấm lòng. Nó đòi hỏi sự khôn sáng của Thánh Linh, sự yêu thương của Đức Chúa Trời và ân điển của Chúa Jesus. Nhưng khi bạn đã thành công thì chẳng có điều gì thỏa lòng hơn. Bạn đang thực sự rút những linh hồn “ra khỏi lửa” (Xa-cha-ri 3:2).